Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƢU HỒNG MINH

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI MỚI
TẠI HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƢU HỒNG MINH

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI MỚI
TẠI HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Viết Hƣng

Thái Nguyên - 2016



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận
văn là hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Mọi trích dẫn trong luận văn đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng bảo vệ luận văn, trƣớc phòng
quản lý sau đại học và nhà trƣờng về các thông tin, số liệu trong đề tài.
Tác giả luận văn

Lưu Hồng Minh


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ của
Thầy giáo hƣớng dẫn, các tập thể và cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn
PGS.TS. Nguyễn Viết Hƣng – Trƣởng khoa Nông học trƣờng Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên với cƣơng vị ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã tận tâm hƣớng
dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Phòng Đào tạo, Khoa
Nông học trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, những ngƣời đã truyền
thụ cho tôi những kiến thức và phƣơng pháp nghiên cứu quý báu trong suốt
thời gian tôi học tập tại trƣờng.
Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, cơ quan,
bạn bè những ngƣời luôn quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt
thời gian học tập và nghiên cứu vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 07 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn


Lưu Hồng Minh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
M Ở Đ Ầ U ........................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ..................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................... 3
4.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam.................................. 5
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới ....................................................... 5
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam ........................................................ 8
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Yên Bái .............................................. 14
1.3. Tình hình nghiên cứu về giống ngô trên thế giới và ở Việt Nam ............ 16
1.3.1. Tình hình nghiên cứu giống ngô trên thế giới ...................................... 16
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về giống ngô ở Việt Nam .................................. 20
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 28
2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 28
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 29

2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 30
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 30
2.4.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 30


iv

2.4.2. Quy trình kỹ thuật ................................................................................. 31
2.4.3. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi, đánh giá ................................... 32
2.4.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 36
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 37
3.1. Các thời kỳ phát dục và thời gian sinh trƣởng của các giống ngô tham gia thí
nghiệm vụ Hè Thu 2015 và vụ Xuân 2016 tại Văn Yên – Yên Bái .................... 37
3.1.1. Giai đoạn tung phấn, phun râu .............................................................. 38
3.1.2. Giai đoạn chín sinh lý ........................................................................... 39
3.2. Một số đặc điểm hình thái, sinh lý của các giống ngô thí nghiệm vụ Hè
Thu 2015 và vụ Xuân 2016 tại Văn Yên – Yên Bái ....................................... 40
3.2.1. Chiều cao cây ........................................................................................ 41
3.2.2. Chiều cao đóng bắp ............................................................................... 41
3.2.3. Số lá ....................................................................................................... 42
3.2.4. Chỉ số diện tích lá .................................................................................. 44
3.3. Khả năng chống chịu của các giống ngô thí nghiệm vụ Hè Thu 2015 và
vụ Xuân 2016 tại Văn Yên – Yên Bái ............................................................ 45
3.3.1. Sâu đục thân (Ostrinia nubilalis hubner) .............................................. 46
3.3.2. Sâu đục bắp (Heliothis armigera).......................................................... 46
3.3.3. Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Kuhn) ............................................. 47
3.3.4. Tỷ lệ đổ gãy ........................................................................................... 48
3.4. Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ che kín bắp của các giống ngô tham
gia thí nghiệm tại Văn Yên – Yên Bái ........................................................... 49
3.4.1. Trạng thái cây ........................................................................................ 50

3.4.2. Trạng thái bắp ....................................................................................... 50
3.4.3. Độ che kín bắp ...................................................................................... 51
3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô thí nghiệm
tại Văn Yên – Yên Bái .................................................................................... 51
3.5.1. Số bắp trên cây ...................................................................................... 53


v

3.5.2. Chiều dài bắp......................................................................................... 54
3.5.3. Đƣờng kính bắp ..................................................................................... 54
3.5.4. Số hàng trên bắp .................................................................................... 55
3.5.5. Số hạt trên hàng ..................................................................................... 56
3.5.6. Khối lƣợng nghìn hạt (P1000 hạt) ........................................................... 56
3.5.7. Năng suất lý thuyết................................................................................ 57
3.5.8. Năng suất thực thu................................................................................. 59
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 60
1. Kết luận ....................................................................................................... 60
2. Đề nghị ........................................................................................................ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 61


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCC

: Chiều cao cây

CCĐB


: Chiều cao đóng bắp

CIMMYT

: International Maize and Wheat Improvement Center
(Trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ Quốc tế)

cs

: Cộng sự

CSDTL

: Chỉ số diện tích lá

CV

: Coefficient of Variantion (Hệ số biến động)

Đ/c

: Đối chứng

FAO

: Food and Agriculture Organization of the United Nations
(Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc)

IPRI


: International Rice Research Institute (Viện nghiên cứu
lúa quốc tế)

LSD.05

: Least Significant Difference (Sai khác nhỏ nhất có ý
nghĩa ở mức 95%)

NS

: Năng suất

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

P

: Probability (xác suất)

P1000 hạt

: Khối lƣợng 1000 hạt

PTNT


: Phát triển nông thôn

QPM

: Quality Protein Maize (ngô chất lƣợng Protein cao)

HT15

: Hè Thu 2015

USDA

: United State Department of Agriculture
(Bộ Nông nghiệp Mỹ)

X16

: Xuân 2016

Nt

: Nhƣ trên


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lƣợng của một số cây có hạt trên thế .... 5
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2003 - 2014 ............ 6

Bảng 1.3. Sản xuất ngô của một số vùng trên thế giới năm 2014 .................... 7
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 2005- 2015 ... 10
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất ngô ở các vùng năm 2015 ................................ 11
Bảng 1.6. Sản xuất ngô của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 - 2015 ................... 14
Bảng 2.1 Nguồn gốc các tổ hợp lai thí nghiệm............................................... 28
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trƣởng, phát dục của các giống ngô thí
nghiệm tại Văn Yên – Yên Bái ....................................................................... 38
Bảng 3.2. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí nghiệm tại
Văn Yên – Yên Bái ......................................................................................... 40
Bảng 3.3. Số lá và chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm tại
Văn Yên – Yên Bái ......................................................................................... 43
Bảng 3.4. Tình hình nhiễm sâu bệnh hại của các giống ngô thí nghiệm tại Văn
Yên – Yên Bái ................................................................................................. 45
Bảng 3.5. Khả năng chống đổ của các giống ngô thí nghiệm tại
Văn Yên - Yên Bái .......................................................................................... 48
Bảng 3.6. Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ che kín bắp của các giống ngô
thí nghiệm tại Văn Yên – Yên Bái .................................................................. 50
Bảng 3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất ngô thí nghiệm vụ Hè Thu 2015 tại
Văn Yên – Yên Bái ......................................................................................... 52
Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất ngô thí nghiệm vụ Xuân 2016 tại
Văn Yên – Yên Bái ......................................................................................... 53
Bảng 3.9. Năng suất của các giống ngô thí nghiệm tại Văn Yên - Yên Bái... 58


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trên thế giới cây ngô (Zea mays L.) là một trong ba cây lƣơng thực quan
trọng, cung cấp lƣơng thực cho con ngƣời và thức ăn cho vật nuôi, nguồn
nguyên liệu cho ngành công nghiệp. Hiện nay, ngô đang đƣợc quan tâm đặc

biệt với vai trò là nguồn nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học. Với ý
nghĩa quan trọng trong nền kinh tế, cùng với tính thích ứng rộng và tiềm năng
năng suất cao, cây ngô đƣợc hầu hết các quốc gia trên thế giới gieo trồng (166
nƣớc) và diện tích ngày càng mở rộng. Năm 2013, diện tích ngô thế giới là
184,2 triệu ha, năng suất đạt 52,2 tạ/ha (FAOSTAT, 2015) [42].
Ở Việt Nam, ngô tuy chỉ chiếm 12,9% diện tích cây lƣơng thực có hạt,
nhƣng có ý nghĩa quan trọng thứ hai sau cây lúa. Diện tích trồng ngô của nƣớc
ta chủ yếu tập trung ở vùng núi nơi có độ dốc cao, không chủ động nƣớc tƣới
và ít thâm canh. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc đƣợc xem là vùng trồng
ngô lớn nhất, chiếm 43,14% diện tích ngô của cả nƣớc (Tổng cục thống kê,
2015) [29]. Tuy nhiên, năng suất ngô lại thấp so với tiềm năng năng suất của
giống và không ổn định, dễ mất mùa khi gặp hạn và mƣa lũ. Năng suất ngô
trung bình của nƣớc ta năm 2013 đạt 44,3 tạ/ha chỉ bằng 80,3% năng suất ngô
bình quân thế giới (FAOSTAT, 2015) [42].
Văn Yên là một huyện miền núi của tỉnh Yên Bái, nằm trong vùng
nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mƣa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm: từ 22 –
230C, nhiệt độ cao nhất: 38,90C, thấp nhất: 3,30C. Lƣợng mƣa trung bình hàng
năm là 2.135 mm. Trên địa bàn huyện, cây ngô đƣợc trồng trong cả 3 vụ: vụ
Xuân, vụ Hè và vụ Đông; thích hợp trên nhiều chân đất: đất soi bãi ven sông,
đất màu đồi, đất lúa 2 vụ sau thu hoạch lúa mùa, đất 1 vụ. Diện tích ngô hàng
năm ổn định khoảng 5.400 - 5.600 ha/năm, trong đó cây ngô vụ Đông diện
tích từ 900 - 1.000 ha (chiếm khoảng 50%); năng suất ngô không ngừng đƣợc
nâng lên, tuy nhiên vẫn còn thấp so với bình quân của cả nƣớc. Đến năm


2
2015 diện tích ngô của huyện là 5.518,5 ha năng suất 36,4 ta/ha sản lƣợng đạt
20.112,5 tấn.
Trong giai đoạn hiện nay cần tập trung nghiên cứu, phát triển các giống
ngô lai mới theo hƣớng năng suất cao, chất lƣợng tốt, có khả năng thích nghi

với điều kiện khô hạn và bất thuận khác thƣờng gặp tại các tỉnh, hiểu rõ mối
quan hệ giữa các yếu tố sinh trƣởng, phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất
với năng suất để có những hƣớng cụ thể từ khi chọn vật liệu lai tạo giống đến
sử dụng các biện pháp canh tác phù hợp, phát huy tối đa tiềm năng của từng
giống, tại mỗi vùng sinh thái.
Để góp phần làm tăng năng suất cũng nhƣ sản lƣợng ngô ngoài việc áp
dụng các biện pháp kỹ thuật, thì việc lựa chọn giống ngô phù hợp là điều cần
thiết. Nghiên cứu tuyển chọn các giống ngô lai mới là một đòi hỏi tất yếu trong
những năm gần đây và tƣơng lai. Việc sử dụng các giống ngô lai mới có năng
suất cao sẽ tăng năng suất, sản lƣợng ngô, góp phần phát triển sản xuất và ổn
định đời sống cho ngƣời nông dân.
Đối với huyện Văn Yên trong những năm qua có rất nhiều nhà cung cấp
giống ngô đƣa vào địa bàn để thực hiện các mô hình trình diễn, qua một số vụ
thực hiện tại địa phƣơng cơ bản các giông ngô đều sinh trƣởng và phát triển tốt.
Tuy nhiên tốt hơn cả và đƣợc sự chấp nhận của ngƣời dân là giống DK6919 của
Công ty TNHH Dekalb Việt Nam là đƣợc lựa chọn nhiều nhất, để làm sinh động
và có nhiều lựa chọn cho ngƣời dân về giống ngô.
Xuất phát từ lợi ích và nhu cầu thực tế hiện nay, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số
giống ngô lai mới tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Báí
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
Lựa chọn đƣợc 1 - 2 giống ngô lai mới của DeKald có năng suất cao
thích ứng với điều kiện đất đai, khí hậu của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái để
giới thiệu cho sản xuất.


3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm sinh trƣởng của các giống ngô lai thí nghiệm trong

vụ Hè Thu năm 2015 và vụ Xuân 2016 tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
- Đánh giá một số đặc điểm hình thái sinh lý của các giống ngô thí nghiệm.
- Theo dõi tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô
thí nghiệm.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Tại xã Đông Cuông huyện Văn yên tỉnh Yên Bái
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở bƣớc đầu cho việc chọn giống
ngô phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng.
- Bổ sung thêm dữ liệu khoa học về các giống ngô lai phù hợp với điều
kiện sinh thái vùng Tây Bắc.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho các nhà quản lý, cán bộ kỹ
thuật có định hƣớng, qui hoạch phát triển và chỉ đạo sản xuất ngô ở địa
phƣơng.
- Góp phần làm đa dạng tập đoàn giống ngô phù hợp với điều kiện sinh
thái tại Yên Bái.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây
trồng, tăng năng suất và hiệu quả sản xuất ngô, khai thác tiềm năng đất đai, góp
phần xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho các hộ nông dân vùng miền núi.


4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Giống là nhân tố quan trọng quyết định năng suất, chất lƣợng sản phẩm
của ngành trồng trọt. Việc nghiên cứu, xác định các giống ngô lai có khả năng

sinh trƣởng phát triển tốt, cho năng suất cao sẽ khắc phục đƣợc tình trạng suy
giảm năng suất do diễn biến thời tiết ngày càng bất lợi cho sản xuất, nhất là
hạn hán và rét đậm. Vì vậy, muốn phát huy hiệu quả tối đa của giống, cần tiến
hành nghiên cứu và đánh giá khả năng thích ứng cũng nhƣ tiềm năng năng
suất của các giống mới trƣớc khi đƣa ra sản xuất đại trà, từ đó tìm ra những
giống thích hợp nhất đối với từng vùng sinh thái.
Việc chọn tạo và đƣa vào thử nghiệm những giống ngô lai mới có năng
suất cao, ổn định và thích nghi với những vùng sinh thái khác nhau là vấn đề
rất quan trọng góp phần đƣa các giống ngô tốt vào sản xuất đại trà nhằm nâng
cao năng suất, sản lƣợng ngô.
Trong công tác chọn tạo giống cây trồng nói chung và cây ngô nói
riêng, việc tạo ra những dòng, giống có khả năng chống chịu với điều kiện
ngoại cảnh bất thuận là cần thiết. Sau khi chọn tạo ra bất kỳ một dòng, giống
mới nào thì công việc khảo nghiệm và đánh giá các đặc tính nông sinh học
của các giống mới đó đƣợc xem là một khâu quan trọng trƣớc khi đƣa vào sản
xuất đại trà. Việc đánh giá biểu hiện của một số giống thƣờng bắt đầu từ việc
đánh giá các đặc tính sinh học, đánh giá sự sinh trƣởng, phát triển, tiềm năng
năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất lợi, phân tích
mối tƣơng quan giữa một số chỉ tiêu đến năng suất cây trồng.
Xuất phát từ những cơ sở khoa học trên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài,
để xác định đƣợc những giống ngô lai có triển vọng đƣa vào sản xuất đại trà,
góp phần làm tăng năng suất và sản lƣợng ngô của huyện và tỉnh.


5
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Ngô là cây ngũ cốc lâu đời và phổ biến nhất trên thế giới mà không
cây trồng nào sánh kịp về tiềm năng năng suất hạt, về quy mô và hiệu quả
ƣu thế lai.

Ngô còn là cây điển hình đƣợc ứng dụng nhiều thành tựu khoa học về
các lĩnh vực di truyền học, chọn giống, công nghệ sinh học, cơ giới hoá, điện
khí hoá và tin học... vào công tác nghiên cứu và sản xuất (trích theo Ngô Hữu
Tình và cs, 1997) [25]. Cùng với những thành tựu mới trong chọn tạo giống
ngô lai nhờ kết hợp phƣơng pháp truyền thống với công nghệ sinh học thì
việc ứng dụng công nghệ cao trong canh tác cây ngô đã góp phần đƣa sản
lƣợng ngô thế giới vƣợt lên trên lúa mì và lúa nƣớc.
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lƣợng của một số cây có hạt trên thế
giới giai đoạn 2005 – 2014
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2010

2014 2005 2010 2014 2005

2010

Năm

2005


Ngô

148,2 163,8 183,3 48,2

51,9

56,6 713,6 849,7 1038,3

155,1 161,7 163,2 40,9

43,4

45,4 634,4 701,0

740,9

219,6 217,1 221,6 28,5

30,0

32,9 626,7 651,9

729,0

Lúa
nƣớc
Lúa mỳ

2014


(Nguồn: FAOSTAT, 2015) [42]
Theo bảng 1.1 cho thấy từ năm 2005 - 2014, diện tích trồng ngô đã liên
tục tăng, từ 148,2 lên 183,3 triệu ha. Năm 2005, diện tích ngô còn thấp hơn so
với lúa mỳ và lúa nƣớc, nhƣng đến năm 2014 đã vƣợt so với lúa nƣớc là 20,1
triệu ha. Năng suất bình quân của ngô luôn vƣợt trên lúa nƣớc và cao hơn
nhiều so với lúa mỳ. Năm 2014, năng suất ngô đạt 56,6 tạ/ha, lúa nƣớc là 45,4


6
tạ/ha và lúa mỳ là 32,9 tạ/ha. Sản lƣợng ngô năm 2005 đạt hơn 700 triệu tấn,
đến năm 2014 đã vƣợt ngƣỡng 1 tỷ tấn. So sánh với mức tăng của ngô thì lúa
nƣớc năm 2005 sản lƣợng đạt hơn 600 triệu tấn, đến năm 2014 tăng thêm hơn
1 triệu tấn. Có thể nói cây ngô đã và đang chiếm vị thế quan trọng so với các
cây có hạt trên thế giới nhờ vào những ƣu thế vƣợt trội của nó.
Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2003 - 2014 đƣợc trình
bày trong bảng 1.2.
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới giai đoạn 2003 - 2014
Chỉ tiêu

Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(triệu ha)

(tạ/ha)


(triệu tấn)

2003

114,7

44,6

645,2

2004

147,5

49,5

729,2

2005

148,2

48,2

713,6

2006

148,6


47,5

706,3

2007

158,6

49,6

788,1

2008

161,0

51,1

822,7

2009

156,9

50,0

790,2

2010


163,8

51,9

849,7

2011

170,4

51,8

883,5

2012

177,4

49,2

872,1

2013

184,2

55,2

1016,4


2014

183,3

56,6

1038,3

Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2015) [42]
Từ bảng 1.2 cho thấy, năm 2003, diện tích ngô trên toàn thế giới 114,7
triệu ha, thì sau 6 năm con số này đã tăng hơn 46 triệu ha, lên 161 triệu ha.
Năm 2009 thì lại giảm xuống hơn 4 triệu ha, còn 156,9 triệu ha. Đến năm
2013 so với năm 2003 thì diện tích trồng ngô trên thế giới tăng hơn 69,6 triệu


7
ha lên 184,2 triệu ha, năm 2014 diện trồng ngô giảm còn 183,3 triệu ha .
Năng suất nhìn chung là tăng năm 2003 là 44,60 tạ/ha đến năm 2014 là 56,64
tạ/ha tăng lên hơn 12 tạ/ha. So sánh giữa sản lƣợng và diện tích thì ta thấy, từ
năm 2003 tới năm 2014 thì diện tích tăng hơn 68,65 triệu ha, thì sản lƣợng
tăng hơn 393 triệu tấn. Năm 2012 năng suất và sản lƣợng ngô trên thế giới
đều giảm nhẹ so với năm 2011 khi đạt 49,16 tạ/ha và 872,06 triệu tấn. Năm
2014 diện tích trồng ngô trên thế giới giảm so với năm 2013 nhƣng năng suất và
sản lƣợng đều tăng. Chính từ điều nay mà càng khẳng định thêm vai trò và vị trí
của cây ngô. Trên thế giới vẫn còn có nhiều quốc gia, châu lục trồng ngô.
Cây ngô đƣợc trồng rộng rãi trên toàn thế giới, nhƣng có sự phân bố không
đồng đều giữa các châu lục. Do trình độ khoa học kỹ thuật và khả năng đầu tƣ
kinh tế vào sản xuất ngô của mỗi châu lục là khác nhau nên diện tích, năng suất,

sản lƣợng ngô giữa các châu lục trên thế giới có sự chênh lệch rất lớn.
Bảng 1.3. Sản xuất ngô của một số vùng trên thế giới năm 2014
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

Châu Mỹ

68,4

77,0

526,7

Châu Á

59,1

51,5

304,0


Châu Âu

18,8

69,0

129,4

Châu Phi

37,0

21,0

78,0

Châu lục

Nguồn: FAOSTAT, 2015 [42]
Châu Mỹ tiếp tục dẫn đầu về diện tích (68,4 triệu ha), năng suất (77,0
tạ/ha) và sản lƣợng ngô (526,7 triệu tấn). Nhờ quá trình cơ giới hóa sản xuất
và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khâu chọn, tạo giống, đặc biệt là
ngô chuyển gen. Tiếp đến là Châu Á, với diện tích ngô năm 2014 đạt 59,1
triệu ha, tuy nhiên năng suất chỉ đứng thứ 3 (hơn Châu Phi) đạt 51,5 tạ/ha.
Diện tích trồng ngô của châu Phi khá lớn, đứng thứ 3 sau châu Mỹ và châu Á,


8
đạt 37,0 triệu ha, nhƣng năng suất còn ở ngƣỡng khá thấp (21,0 tạ/ha), nguyên
nhân là do trình độ canh tác còn lạc hậu, điều kiện kinh tế khó khăn nên khả

năng ứng dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất còn hạn chế, năng suất
ngô chỉ bằng 27,3% năng suất so với Châu Mỹ.
Theo số liệu của tổ chức Nông nghiệp và Lƣơng thực Liên Hợp Quốc
(FAO), việc sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới đang có sự mất cân đối giữa
cung và cầu dẫn đến tình trạng các nƣớc nhập khẩu ngô tăng dần, các nƣớc xuất
khẩu ngô giảm dần từ nay đến những năm đầu thế kỷ XXI. Xuất khẩu ngô đã
đem lại nguồn lợi lớn cho các nƣớc lớn sản xuất ngô nhƣ Mỹ, Trung Quốc,
Brazil (Ngô Hữu Tình, 2003) [27].
Trên thị trƣờng quốc tế ngô đứng đầu trong danh sách những mặt hàng có
giá trị khối lƣợng hàng hóa giao dịch ngày càng tăng, tỷ trọng lƣu thông lớn, thị
trƣờng tiêu thụ rộng và nhu cầu ngày càng cao. Sở dĩ nhu cầu ngô tăng mạnh là
do dân số thế giới tăng nên nhu cầu về thịt, cá, trứng, sữa tăng mạnh dẫn đến đòi
hỏi lƣợng ngô dùng trong chăn nuôi tăng. Hơn nữa trong những năm gần đây khi
nguồn dầu mỏ đang cạn kiệt thì ngô đƣợc coi là nguồn nguyên liệu chính để chế
biến ethanol, một loại nhiên liệu sạch dùng để thay thế một phần nguyên liệu
xăng dầu. Trong bối cảnh giá xăng dầu đang liên tiếp lập những kỷ lục mới,
nhiên liệu sinh học đang trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Tại Mỹ, nƣớc sản
xuất ethanol lớn nhất thế giới, 1/4 sản lƣợng ngô đƣợc dùng để sản xuất
ethanol, nhƣ vậy chỉ riêng lƣợng ngô dùng cho chƣơng trình ethanol của Mỹ
đã tƣơng đƣơng hơn một nửa nhu cầu ngũ cốc của thế giới.
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Cây ngô đƣợc đƣa vào Việt Nam khoảng 300 năm và đã trở thành một
trong những cây trồng quan trọng trong hệ thống cây lƣơng thực quốc gia
(Ngô Hữu Tình và cs, 1997) [25]. Cây ngô đã khẳng định vị trí trong sản xuất
nông nghiệp và trở thành cây lƣơng thực quan trọng đứng thứ hai sau cây lúa
đồng thời là cây mầu số một.


9
Với điều kiện tự nhiên phong phú, cây ngô sinh trƣởng phát triển và

phổ biến khắp các vùng trên cả nƣớc. Cùng với sự tiến bộ của toàn thế giới
trong phát triển sản xuất ngô trong thế kỷ 20 thì vài thập kỷ cuối sản xuất ngô
ở Việt Nam đã thu đƣợc những kết quả quan trọng. Đạt đƣợc thành tựu lớn
trong sản xuất ngô ở nƣớc ta trong những năm gần đây là nhờ có những chính
sách khuyến khích của Đảng và Nhà nƣớc trong việc áp dụng thành công
những tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác vào sản xuất nên
cây ngô đã có những bƣớc tiến mạnh về diện tích, năng suất và sản lƣợng.
Tình hình sản xuất ngô ở nƣớc ta qua các giai đoạn lịch sử phát triển có
nhiều biến động, năng suất ngô Việt Nam những năm 1960 chỉ đạt trên 10
tạ/ha, với diện tích hơn 200 nghìn ha. Đến đầu những năm 1980, năng suất
cũng chỉ đạt 11 tạ/ha và sản lƣợng hơn 400 nghìn tấn, nguyên nhân là do
trồng các giống ngô địa phƣơng với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Từ giữa những
năm 1980 nhờ hợp tác với Trung tâm cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế
(CIMMYT), nhiều giống ngô cải tiến đã đƣợc đƣa vào trồng ở nƣớc ta góp
phần tăng năng suất lên gần 1,5 tấn/ha vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên
ngành sản xuất ngô nƣớc ta thực sự có những bƣớc tiến nhảy vọt là từ đầu
những năm 1990 đến nay.
Năng suất ngô nƣớc ta tăng nhanh liên tục với tốc độ cao hơn trung
bình thế giới. Năm 1980, năng suất ngô nƣớc ta chỉ bằng 34% so với trung
bình thế giới, năm 1990 bằng 42%, năm 2000 bằng 59,8%, năm 2005 bằng
74,4% và năm 2013 đạt 80,3%. Năm 1990, sản lƣợng ngô vƣợt ngƣỡng 1
triệu tấn, năm 2000 vƣợt ngƣỡng 2 triệu tấn, và đến năm 2013 Việt Nam sản
lƣợng ngô vƣợt 5 triệu tấn (5.193,5 triệu tấn)


10
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam trong giai đoạn 2005- 2015
Diện tích

Năng suất


Sản lƣợng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tần)

2005

1.052,6

36,0

3.787,1

2006

1.033,1

37,3

3.854,6

2007

1.096,1

39,3


4.303,2

2008

1.140,2

40,1

4.573,1

2009

1.089,2

40,1

4.371,7

2010

1.125,7

41,1

4.625,7

2011

1.121,3


43,1

4.835,6

2012

1.156,6

43,0

4.973,6

2013

1.170,4

44,4

5.191,2

2014

1.179,0

44,1

5.202,3

2015


1.250,1

45,0

5.625,4

Năm

Nguồn: FAOSTAT, 2015 [42]
Số liệu bảng 1.4 cho thấy sản xuất ngô của nƣớc ta tăng nhanh về diện
tích, năng suất và sản lƣợng. Năm 2005, diện tích đạt 1.052,6 nghìn ha, năng
suất đạt 36,0 tạ/ha và sản lƣợng là 3.787,1 nghìn tấn. Năm 2015, cả nƣớc
trồng đƣợc 1.250,1 nghìn ha, năng suất 45 tạ/ha và sản lƣợng 5.625,4 nghìn
tấn. Việc tăng cƣờng sử dụng giống ngô lai cho năng suất cao kết hợp với các
biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, áp dụng những thành tựu khoa học đã
khiến cho năng suất ngô liên tục tăng trong giai đoạn 2006 - 2015 (từ 36,0
tạ/ha lên 45 tạ/ha) tăng 124,4%. Tuy diện tích, năng suất và sản lƣợng ngô
của chúng ta đều tăng nhanh nhƣng so với bình quân chung của thế giới và
khu vực nhƣng năng suất ngô của nƣớc ta còn rất thấp chỉ bằng 77,9% năng
suất bình quân của thế giới (năm 2014). Do vậy đến năm 2015 nhờ vào sự vào


11
cuộc tích cực của các cơ quan, các nhà khoa học đã khiến cho diện tích, năng
suất và sản lƣợng ngô của Việt Nam đều tăng hơn so với năm 2014.
Mặt khác nhu cầu sử dụng ngô của Việt Nam ngày càng lớn, điều này đặt
ra cho ngành sản xuất ngô Việt Nam những thách thức và khó khăn to lớn,
đặc biệt là trong xu thế hội nhập và phát triển nhƣ hiện nay. Đòi hỏi đội ngũ
chuyên môn cũng nhƣ các nhà khoa học trong cả nƣớc tiếp tục lỗ lực, nghiên

cứu ra những giống ngô và biện pháp kỹ thuật canh tác hiệu quả để nâng cao
năng suất, chất lƣợng của sản xuất ngô Việt Nam, góp phần vào sự phát triển
của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Nhƣ vậy để cây ngô Việt Nam phát triển một cách bền vững, đáp ứng
trên 80% nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi và mang lại hiệu quả
kinh tế cao cho ngƣời sản xuất, việc đánh giá đúng thực trạng sản xuất
ngô, đƣa ra các giải pháp cụ thể nhằm mở rộng diện tích trồng ngô, quy
hoạch vùng sản xuất ngô tập trung, sản xuất phải theo hƣớng hàng hóa.
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất ngô ở các vùng năm 2015
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

Đồng bằng sông Hồng

91,3

48,0

438,1

Trung du và miền núi phía Bắc


519,3

36,8

1.909,7

Bắc Trung Bộ

210,4

44,0

925,2

Tây nguyên

240,9

53,7

1.293,9

Đông Nam Bộ

79,3

61,7

488,9


ĐB sông Cửu Long

38,1

59,1

225,2

Vùng

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2015) [29]
Diện tích, năng suất, sản lƣợng ngô phân bố không đều giữa các
vùng trong cả nƣớc, qua bảng 1.5 cho thấy: Vùng Trung du và miền núi phía


12
Bắc là vùng có diện tích ngô lớn nhất đạt: 519,3 nghìn ha nhƣng năng suất lại
thấp nhất trong cả nƣớc (36,8 tạ/ha). Ngƣợc lại, vùng Đông Nam Bộ diện tích
sản xuất nhỏ (79,3 nghìn ha) nhƣng lại cho năng suất cao nhất đạt 61,3 tạ/ha.
Sự trái ngƣợc này có thể đƣợc giải thích do nhiều nguyên nhân: Vùng
Trung du và miền núi phía Bắc tuy có diện tích lớn song chủ yếu tập trung ở các
vùng miền núi, diện tích trồng chủ yếu trên đất dốc, ít đƣợc đầu tƣ, chăm sóc
thuộc các vùng dân tộc ít ngƣời. Ngƣời dân thiếu đầu tƣ về vốn cũng nhƣ các
biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp mà chủ yếu canh tác theo lối truyền thống
và các giống ngô trồng vẫn còn một số diện tích là giống địa phƣơng. Thêm vào
đó là các điều kiện đất đai nghèo dinh dƣỡng, thời tiết thay đổi nhiều với hạn hán
và rét kéo dài vào mùa đông, lƣợng mƣa phân bố không đều trong năm dẫn tới
năng suất thấp. Tuy nhiên, với ƣu thế về diện tích chiếm 43,1% diện tích của cả
nƣớc nên sản lƣợng chung của vùng vẫn cao hơn các vùng khác, đạt 1.909,7

nghìn tấn (năm 2015) chiếm 36,7% sản lƣợng của cả nƣớc và trở thành một
trong những vùng sản xuất ngô trọng điểm cung cấp lƣợng ngô lớn nhất cả nƣớc.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích thấp nhất cả nƣớc đạt
38,1 nghìn ha, nhƣng năng suất bình quân đạt 59,1 tạ/ha, chỉ sau Đông Nam
Bộ (61,3 tạ/ha) do vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp với yêu cầu
sinh trƣởng, phát triển của cây ngô nhƣ: Nhiệt độ bình quân cao 25 - 30oC,
nguồn ánh sáng dồi dào, hệ thống thủy lợi đảm bảo nhu cầu tƣới tiêu, nền đất
có độ phì nhiêu cao, ngoài ra ngƣời nông dân có trình độ, có khả năng đầu tƣ,
sản xuất tập trung. Tất cả các điều kiện trên đã làm cho năng suất ngô tăng
vọt so với năng suất trung bình của cả nƣớc, bằng 126,7%.
Tây Nguyên cũng đƣợc xem là trọng điểm sản xuất ngô của cả nƣớc
với diện tích đứng thứ 2 sau Trung du và miền núi phía Bắc, với 240,9 nghìn
ha, năng suất trung bình đạt 53,7 tạ/ha, đứng thứ 3 sau vùng Đông Nam Bộ và
Đồng bằng sông Cửu Long. Do có diện tích và năng suất khá cao nên sản


13
lƣợng ngô năm 2015 thu đƣợc là 1.293,9 nghìn tấn, chiếm 25,1% sản lƣợng
ngô của cả nƣớc.
Mặc dù có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng sản xuất ngô ở
Việt Nam nhƣng từ những kết quả đã đạt đƣợc chúng ta vẫn có thể khẳng
định sản xuất ngô của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới, từ năm 1985 - 2015
đã có sự phát triển vƣợt bậc. Sở dĩ chúng ta đạt đƣợc những thành quả to lớn
trong phát triển sản xuất ngô là do Đảng, Nhà nƣớc và Bộ Nông Nghiệp và
Phát triển nông thôn thấy đƣợc vai trò của cây ngô trong nền kinh tế và kịp
thời đƣa ra những chính sách, biện pháp phù hợp nhằm khuyến khích sản
xuất. Các nhà khoa học đã nhạy bén đƣa những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc
biệt về giống mới vào sản xuất.
Từng thế hệ giống tốt thay thế nhau qua từng giai đoạn lịch sử: giống thụ
phấn tự do tốt thay thế cho các giống địa phƣơng năng suất thấp, giống lai

quy ƣớc thay cho các giống lai không quy ƣớc, lai đơn thay dần cho lai kép,
lai ba và không thể không kể đến vai trò của những ngƣời nông dân có trình
độ về kỹ thuật đã tiếp thu và ứng dụng nhanh chóng những tiến bộ KHKT mới
với những cải tiến rất hiệu quả, phù hợp với địa phƣơng và điều kiện cụ thể của
mình làm tăng thêm sự ƣu việt của tiến bộ KHKT.
Nhiều vấn đề đặt ra cho ngành sản xuất ngô thế giới nói chung và nƣớc
ta nói riêng đó là: Khí hậu toàn cầu đang biến đổi phức tạp, đặc biệt là lũ lụt,
hạn hán ngày càng nặng nề hơn, nhiều sâu bệnh mới xuất hiện, sản xuất ngô
nhiều nơi gây nên tình trạng xói mòn, rửa trôi đất, giá công ngày càng cao,
cạnh tranh gay gắt giữa ngô với cây trồng khác.
Với công tác chọn tạo giống, bộ giống ngô thực sự chịu hạn và với các
điều kiện bất thuận nhƣ đất xấu, đất chua phèn, kháng sâu bệnh… nhằm nâng
cao năng suất và hiệu quả cho ngƣời sản xuất vẫn chƣa nhiều. Do đó đòi hỏi
việc đầu tƣ nghiên cứu chọn tạo giống ngô đáp ứng với những yêu cầu thực
tiễn đăt ra.


14

1.2.3. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Yên Bái
Yên Bái là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm của 15 tỉnh miền núi phía
Bắc, nằm trên giao điểm của tuyến giao thông chính Đông Bắc và Tây Bắc,
Hà Nội - Lào Cai. Vị trí của Yên Bái là một lợi thế rất lớn cho khả năng giao
lƣu và phát triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hƣớng
tăng tỷ trọng của giá trị công nghiệp, dịch vụ và từng bƣớc hình thành các sản
phẩm hàng hoá chiến lƣợc với quy mô ngày càng lớn. Sự chuyển dịch trên
mang nhiều yếu tố tích cực nó tác động thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế
phát triển trong đó có sản xuất nông, lâm nghiệp.
Là một trong những tỉnh có diện tích trồng ngô lớn của vùng Trung du
và miền núi phía Bắc, Yên Bái đã và đang không ngừng đầu tƣ phát triển cho

cây trồng này nhằm giúp nông dân xóa đói, giảm nghèo bền vững. Nhờ ứng
dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất ngô, cho nên diện tích, năng suất và
sản lƣợng ngô trên địa bàn toàn tỉnh liên tục tăng và tăng nhanh trong những
năm gần đây, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của giống mới.
Bảng 1.6. Sản xuất ngô của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 - 2015
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015

Diện tích
Năng suất
Sản lƣợng
(nghìn ha)
(tạ/ha)
(nghìn tấn)
15,3
25
38,3
15,8
25,2
40,0
17,4

26,0
45,2
18,5
26,7
49,4
22,6
28,6
64,7
25,0
29,2
72,8
24,7
30,6
75,5
26,7
31,6
84,5
28,5
29,3
83,6
28,2
32,9
92,9
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái, 2015[21]


15
Qua bảng 1.6 cho thấy: Từ năm 2006 - 2015 diện tích, năng suất, sản
lƣợng ngô của tỉnh liên tục tăng, từ 15,3 nghìn ha lên 28,2 nghìn ha. Năng suất
ngô tăng đều từ 25,0 tạ/ha năm 2006 lên 32,9 tạ/ha năm 2015, tăng 7,9 tạ/ha so

với năm 2006. Năm 2006, sản lƣợng là 38,3 nghìn tấn đến năm 2015 tăng lên
92,9 nghìn tấn, tăng 54,6 nghìn tấn so với năm 2006.
Trong những năm gần đây cây ngô đã đƣợc Đảng bộ và chính quyền tỉnh
Yên Bái đặc biệt chú trọng quan tâm và đầu tƣ phát triển, để đạt đƣợc những
thành tựu nhƣ vậy đó chính là nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới
vào sản xuất ngô nhƣ: Sử dụng các giống mới, kỹ thuật canh tác… Tuy nhiên
sản xuất ngô ở Yên Bái cần đƣợc quan tâm và đầu tƣ phát triển nhiều hơn,
mạnh hơn nữa nhƣ: Tăng diện tích gieo trồng ngô xuống ruộng 1 vụ, ruộng 2
vụ, gieo trồng ngô trên đất đồi, đất bãi ở vụ Hè Thu. Sử dụng giống mới, thâm
canh tăng năng suất nhằm khai thác tối đa tiềm năng đất sẵn có của tỉnh đặc
biệt là những huyện vùng thấp.
Trong giai đoạn 2010 - 2015, với xu thế chung của cả nƣớc là diện tích
canh tác cây lƣơng thực giảm dần do chuyển mục đích sử dụng sang đất ở,
xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu. Đại hội Đảng bộ huyện Văn Yên
lần thứ XIV( năm 2010) tiếp tục xác định với tiềm năng lợi thế sẵn có, cần tập
trung chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp theo các chƣơng trình nông nghiệp
trọng điểm, trong đó chƣơng trình phát triển cây lƣơng thực đƣợc ƣu tiên để
đảm bảo an ninh lƣơng thực trên địa bàn. Mục tiêu đặt ra năm 2015, diện tích
cây lƣơng thực ổn định là 9.000 ha, sản lƣợng lƣơng thực đạt 51.286 ngàn
tấn. Trong đó, diện tích ngô toàn huyện ổn định ở 6.000 ha, năng suất đạt 34,4
tạ/ha, sản lƣợng đạt 20.640 tấn.
Nhìn chung sản xuất ngô của tỉnh có những bƣớc phát triển mạnh mẽ, tuy
nhiên so với cả nƣớc thì còn ở mức thấp. Năng suất ngô hiện tại của tỉnh chỉ
bằng 67% năng suất ngô của cả nƣớc. Tuy nhiên, cây ngô lại đóng vai trò hết
sức quan trọng trong cơ cấu cây trồng của tỉnh, góp phần nâng cao kinh tế của


16
một bộ phận lớn đồng bào dân tộc sinh sống tại các vùng sâu, vùng xa. Ngoài
việc thâm canh ngô lai ở những vùng thuận lợi, cần tăng cƣờng sử dụng các

giống ngô thụ phấn tự do cải tiến ở những vùng khó khăn, nhằm tăng năng
suất, sản lƣợng và chất lƣợng ngô, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói
giảm nghèo cho nông dân.
Nhƣ vậy để có năng suất và sản lƣợng ngô cao và ổn định chúng ta cần
đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu và chọn tạo các giống ngô năng suất
cao, khả năng chống chịu tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng.
Đƣa các giống ngô lai có năng suất, chất lƣợng tốt vào sản xuất, chú trọng sử
dụng các giống ngô ngắn ngày, có khả năng chịu hạn tốt. Trong những năm
gần đây Yên Bái đã chuyển đổi cơ cấu giống, sử dụng các giống ngô lai năng
suất cao nhƣ: LVN10, LVN11, LVN12, LVN99… ngoài ra còn một số giống
ngô nhập nội nhƣ: DK 6919, Bioseed 9698, CP989, CP888, CP999, NK4300,
NK66, NK67, NK7328, các giống này đã đƣợc áp dụng và đƣa vào sản xuất
trên địa bàn toàn tỉnh.
Trên địa bàn huyện Văn Yên, cây ngô đƣợc trồng trong cả 3 vụ: vụ
Xuân, vụ Hè và vụ Đông; thích hợp trên nhiều chân đất: đất soi bãi ven sông,
đất màu đồi, đất lúa 2 vụ sau thu hoạch lúa mùa, đất 1 vụ. Diện tích ngô hàng
năm ổn định khoảng 5.400 - 5.600 ha/năm, trong đó cây ngô vụ Đông diện
tích từ 900 - 1.000 ha (chiếm khoảng 50%); năng suất ngô không ngừng đƣợc
nâng lên, tuy nhiên vẫn còn thấp so với bình quân của cả nƣớc. Đến năm
2015 diện tích ngô của huyện là 5.518,5 ha năng suất 36,4 ta/ha sản lƣợng đạt
20.112,5 tấn.
1.3. Tình hình nghiên cứu về giống ngô trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu giống ngô trên thế giới
Từ xa xƣa những ngƣời thổ dân da đỏ ở Châu Mỹ đã biết cách gieo các
giống ngô khác nhau bên cạnh nhau, cho lai tự nhiên để nâng cao năng suất.


×