Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Skkn một số biện pháp rèn tính tự lập cho trẻ 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.82 KB, 12 trang )

SKKN CẤP HUYỆN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN TÍNH TỰ LẬP
CHO TRẺ 5-6 TUỔI. TÁC GIẢ: NGUYỄN THỊ BÔNG.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
RÈN KHẢ NĂNG TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ NĂM TUỔI

1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Như chúng ta đã biết ngay từ tuổi ấu thơ trẻ đã có khả năng tự lập, dần dần nhận biết được
những người thân yêu của mình, sau đó trẻ phân biệt được mối quan hệ giữa những người
xung quanh và vị trí của mình trong gia đình, đó là bản năng sinh tồn mà con người sinh ra
đã có. Trong từng lứa tuổi, khả năng tự lập được hình thành và phát triển đồng thời phát
huy được những năng lực vốn có của trí tuệ nhờ đó trẻ có thể tự mình làm một việc gì đó
mà không cần sự trợ giúp của người khác.
Để tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện, mục đích của giáo dục mầm non là định
hướng tất cả khả năng tự lập của trẻ, góp phần hình thành cho trẻ những cơ sở chuẩn mực
ban đầu về tính cách, phẩm chất cần thiết như: mạnh dạn, tự tin, tự lập, sáng tạo, linh
hoạt, tự giác…đưa trẻ tham gia vào các hoạt động trong đời sống hằng ngày. Từ những biểu
hiện của trẻ chúng ta nhận thấy khả năng tự lập có ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp đến trí
tuệ, cảm xúc và trong các hoạt động. Trẻ tự tin, tự kiểm soát, điều khiển hành vi của mình.
Tính tự lập quyết định việc hình thành nhân cách, trí tuệ, cảm xúc của trẻ. Bởi vậy giáo dục
khả năng tự lập cho trẻ ở cấp học mầm non là một nhiệm vụ hết sức cần thiết, bởi tính tự
lập là một trong những tính cách cơ bản, đóng vai trò quan trọng giúp trẻ khi trưởng thành
có thể bản lĩnh hơn, tự tin hơn, vững vàng hơn, thành công hơn trong cuộc sống và đặc biệt
là trẻ có thể tự lo cho mình thật tốt dù không có bố mẹ, người lớn bên cạnh hay gặp bất kỳ
tính huống khó khăn nào. Giáo dục khả năng tự lập cho trẻ có ý nghĩa quan trọng trong mọi
giai đoạn hình thành nhân cách, đặc biệt là trong lứa tuổi chuẩn bị bước vào bậc tiểu học,
sẽ góp phần đặt nền tảng vững chắc đầu tiên về phát triển thể lực, trí tuệ để đào tạo những
chủ nhân tương lai cho đất nước.
Là một Giáo viên mầm non, tôi nhận thấy được tầm quan trọng tính tự lập của trẻ và quyết
định chọn đề tài “Một số biện pháp rèn khả năng tính tự lập cho trẻ năm tuổi ”nhằm giúp



trẻ phát triển tốt về tình cảm, xã hội, kỹ năng của cuộc sống và thích nghi với môi trường
xung quanh.
Đề tài này thực hiện tại lớp Mẫu giáo lớn 1, Trường Mầm non Đại Cường.
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Mục tiêu của chương trình giáo dục Mầm non hiện nay đóng vai trò quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm
“lấy trẻ làm trung tâm” nhằm phát huy tính tích cực, tính sáng tạo, khả năng tự lập của trẻ,
phát huy những năng lực vốn có của trẻ về mặt tinh thần, nhờ khả năng đó trẻ có thể tự
mình làm một việc gì đấy mà không phải dựa dẫm, nhờ vào người khác.
Tính tự lập là bản năng sẵn có ở trẻ song thao tác còn rất vụng về, có lúc
chưa làm được, Vì vậy nhờ sự giáo dục đúng đắn của người lớn, tạo cơ hội để trẻ được trãi
nghiệm và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cách tốt nhất để phát triển tính tự tin, tự lập
cho trẻ là tạo cơ hội cho trẻ phát huy khả năng của mình, khen ngợi, động viên khuyến
khích của người lớn đối với trẻ.
Với khả năng tự lập, trẻ biết vị trí của mình trong gia đình, trong lớp học, sau đó trẻ mới tìm
hiểu mối quan hệ giữa những người xung quanh. Phát triển năng lực thực hiện những nhiệm
vụ nhận thức một cách có kế hoạch. Từ những biểu hiện trên của trẻ chúng ta nhận thấy
khả năng tự lập có ảnh hưởng mạnh mẽ trực tiếp đến trí tuệ, xúc cảm của trẻ; Bởi khi trẻ tự
làm một việc gì thì trẻ thể hiện sự tự tin vào khả năng thực hiện, và kiểm tra công việc của
mình sau khi làm; Như vậy tự lập quyết định việc hình thành và phát triển trí tuệ, xúc cảm
của trẻ.
Hơn thế nữa, khi trẻ bước vào trường tiểu học, đó là một bước ngoặc trong đời sống của
trẻ, là sự chuyển biến về tâm sinh lý và một địa vị mới trong xã hội hoàn toàn mới mẽ. Khả
năng tự lập sẽ giúp trẻ có tính chủ động, bền bỉ và sự nổ lực của ý chí trong quá trình hành
động. Tuân theo nội dung của nhà trường và thực hiện những yêu cầu của giáo viên hay tập
thể lớp đề ra. Khả năng tự lập giúp trẻ có niềm tin vào bản thân để kiên trì theo đuổi các
mục đích học tập và tiếp nhận những tri thức khoa học có hệ thống. Khả năng tự lập là một
phẩm chất nhân cách, giúp trẻ nhanh chóng gia nhập vào tập thể lớp, trẻ luôn ý thức được
công việc của mình, giải quyết công việc đó một cách chủ động, sáng tạo. Nếu trẻ không có
tính tự lập trẻ sẽ rụt rè, nhút nhát khi vào lớp một, nên rất cần rèn khả năng tự lập cho trẻ

ngay trong những năm học ở trường, lớp mầm non.


III. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Rèn khả năng tính tự lập cho trẻ năm tuổi hiện nay có nhiều giáo viên mầm non thực hiện,
song hiệu quả đạt được còn phụ thuộc vào cách thức tổ chức hoạt động giáo dục ở trường,
lớp mầm non, nếu hoạt động giáo dục tổ chức còn cứng nhắc, cô giáo chỉ ôm đồm về kiến
thức thì sẽ không phát huy được tính tự lập ở trẻ.
Đầu năm học, tôi tiến hành khảo sát để nắm được tình hình của lớp, đặc điểm của đối
tượng và có hướng giáo dục, rèn luyện thích hợp giúp các cháu phát triển khả năng tính tự
lập.
Qua khảo sát thực tế các cháu ở lớp lớn 1 tôi đang đảm nhận: Đa số các cháu tích cực tham
gia các hoạt động của lớp, biết giúp cô kê bàn ghế trong giờ ăn, giờ học… Tuy nhiên cũng
còn không ít cháu chưa có thói quen tự phục vụ, lười lao động, hay trốn tránh. Chưa thể
hiện được vai chơi ở các góc, chưa hòa đồng cùng bạn trong vui chơi…
* Kết quả: Tổng số trẻ được khảo sát: 30/30 trẻ.
Nội dung khảo sát
Trẻ thích nghi với trường lớp Mầm non.
Năng động, sáng tạo, tự tìm hiểu, khám phá và giải quyết công
việc một cách hứng thú, hợp lý, khách quan.
Tự giác tham gia lao động có kỹ năng và cảm xúc của trẻ phát

Kết quả đạt
Số lượng
Tỷ lệ
26
87%
14

47%


20

70%

triển tốt như: (Bê ghế, trãi khăn bàn, rửa tay, rửa mặt trước và
sau khi ăn; Lau bàn ăn, sắp xếp bàn ghế, lấy và cất gối chiếu
đúng nơi qui định. Biết yêu thiên nhiên, thích chăm sóc vườn
hoa cây cảnh, nhặt lá rụng, sắp xếp ngăn nắp đồ dùng, đồ chơi
vệ sinh cá nhân trước khi ra về. Yêu thích các con vật, đồ vật,
cây cỏ gần gũi xung quanh mình,
Trong giáo dục mầm non việc phát triển tình cảm – xã hội là tiền đề quan trọng cho việc học
và phát triển toàn diện cho trẻ. Giáo dục phát triển tình cảm – xã hội chính là hình thành và
phát triển ở trẻ năng lực cá nhân, những hành vi tích cực giúp trẻ tham gia vào cuộc sống
hàng ngày, đó là yếu tố vô cùng thiết yếu giúp trẻ học tập tốt ở trường phổ thông sau này.
Nói cách khác giáo dục phát triển tình cảm – xã hội là trang bị cho trẻ kỹ năng sống để giúp
trẻ hòa nhập vào cộng đồng xã hội. Phát triển tình cảm – xã hội là nguồn động lực thúc đẩy
sự phát triển khác như nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, thẩm mỹ và ngược lại. Chính vì vậy


tôi quan tâm giáo dục trẻ phát triển ở lĩnh vực này trước. Song muốn trẻ có một khả năng
tự lập tốt thì trước hết phải cho trẻ thích nghi với môi trường sống của trẻ.
1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Ở nước ta, nhất là trong thời kỳ đổi mới toàn diện về nội dung, hình thức, phương pháp tổ
chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non, vấn đề khả năng tự lập của trẻ ở lứa tuổi đã
được quan tâm nhiều. Từ năm 2009 đến nay, nhiều nhà khoa học đi sâu, nghiên cứu sự
phát triển khả năng tự lập của trẻ và kết luận, những trẻ có tính tự lập tốt, khi lớn lên trẻ sẽ
tự xây dựng lấy cuộc sống cho mình không ỷ lại hoặc nhờ vả người khác. Khả năng tự lập là
những khả năng vốn có về mặt tinh thần của trẻ. Chính vì thế mà tôi đưa ra một số biện
pháp sau:

1. Rèn khả năng tính tự lập qua hoạt động lao động:

Đối với mẫu giáo lớn ngay từ những ngày đầu đến lớp, khi thực hiện các hoạt động đa số
trẻ đã có thói quen lao động tự phục vụ như giúp cô sắp xếp bàn ghế, đồ dùng, đồ chơi, tự
rửa mặt, tay hoặc làm một số việc khác do cô giáo đưa ra. Tuy nhiên trong quá trình trẻ
làm thao tác còn vụng về, rơi vải, chưa gọn gàng, chưa ngăn nắp; Một số trẻ còn chây
lười, trốn đi chỗ khác hoặc đứng nhìn bạn làm xong thì đến. Những buổi hoạt động sau
tôi thường chú ý nhắc nhở những trẻ đứng ngoài đến tham gia làm với các bạn, động viên
khen ngợi khi cháu này làm hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đồng thời chú ý quan sát
nhắc nhở cháu làm đúng yêu cầu của cô như sắp xếp đồ dùng đúng chỗ, đúng nơi. Giờ ăn
khen những cháu ăn không rơi vải, mặc áo gài cúc áo đúng. Dần dần tạo cho trẻ thói quen
ngăn nắp, gọn gàng. Đồng thời để tạo sự hưng phấn cho trẻ cũng có lúc tôi tổ chức tiết
học ngoài trời để trẻ được hít thở không khí trong lành như dạy bài hát “ Em yêu cây
xanh”, thông qua bài hát tôi cho trẻ chơi trò chơi nhặt lá rơi và đếm số lá mà trẻ đã nhặt
được khi bỏ vào sọt rác, rửa tay sau tiết học, thi xem ai rửa tay đúng, rửa tay sạch… từ đó
tôi quan sát động viên khen ngợi những trẻ làm đúng và hướng dẫn thêm những trẻ làm
chưa thành thạo rèn kỹ năng thực hiện công việc của trẻ.


( Hình ảnh trẻ thực hiện vệ sinh rửa tay sau tiết học)
Cũng có lúc tôi cho trẻ chơi trò chơi: “Thổi bóng” “Bắt bướm” “Nhặt lá rụng” “Nhổ cỏ” “Bắt
sâu”. Thông qua các trò chơi này dần dần trẻ càng thân thiện với nhau hơn, thân thiện với
môi trường, lại vừa hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường, yêu mến cảnh vật thiên
nhiên và nâng cao ý thức, kỹ năng lao động. Hơn nữa, khi trẻ tự mình làm hoàn thành tốt
nhiệm vụ do người lớn giao và được khen tức là tạo cho trẻ lòng tự tin vào bản thân, trẻ trở
nên năng động tích cực tham gia các hoạt động của lớp, do đó trẻ trải nghiệm được nhiều
điều và chính điều này phát triển tình cảm, trí tuệ cho trẻ. Cách này được 100% giáo viên
trong trường học tập, thực hiện và tính tự lập ở trẻ đạt đến 65%
2. Thông qua hoạt động vui chơi để rèn luyện tính tự lập cho trẻ:
Vui chơi – nhất là trò chơi phân vai chính là một hoạt động phản ánh thực cuộc sống xã hội

thu nhỏ. Khi tham gia chơi thì trẻ được đứng ở vị trí chủ thể của hành động chơi, trẻ có thể
được tự mình quyết định làm lấy những gì mà mình thích chứ không phải là những gì người
khác ép buộc. Vì vậy, trong khi chơi xuất hiện ở trẻ sự tích cực tự nguyện. Hoạt động vui
chơi đối với trẻ là hoạt động để rèn luyện các chức năng tâm lý, sinh lý. Chơi là để phát
triển các mặt thể chất và tinh thấn. Chơi là để học hỏi làm người là để phát triển nhân cách
một cách toàn diện. Với những ý nghĩ to lớn đó, có thể khẳng định rằng: Chơi cũng lá cách
để rèn luyện và phát huy khả năng tự lập. Hơn bất cứ hoạt động nào, trong trò chơi, trẻ
được thể hiện khả năng tự lập của mình. Trẻ luôn luôn mong muốn mình được tự giải quyết
lấy mọi tình huống, chúng có xu hướng tự hoạt động mà không cần sự giúp đỡ của ai. Trẻ
có thể tự tiến hành trò chơi và chơi một cách vui vẻ, hăng say, thích thú.


Ví dụ: Trong chủ đề: “Ngành nghề” hoạt động vui chơi có nhiều góc chơi, trong mỗi góc lại
có nhiều nhóm chơi nhỏ. Khi cô giới thiệu các góc chơi, nhiệm vụ của từng vai chơi, trẻ bắt
đầu tự chọn hoạt động của mình. Có trẻ chọn góc phân vai, có trẻ chọn góc xây dựng…Lần
đầu tiên cháu được đóng làm chú công nhân, được đóng vai bố, mẹ, vai y tá, bác sĩ,…Làm
chú công nhân phải xây nhà, xây hàng rào và xây nhiều công trình khác. Khi đó trẻ sẽ nghĩ
ra cách làm cho đẹp, cho nhanh. Được đóng vai bố, mẹ trẻ sẽ tự làm công việc của bố là đi
làm hoặc là làm công nhân hoặc là một nông dân chăm sóc cây trong vườn hoặc đưa trẻ đi

học, đi chơi công viên… làm mẹ là biết bế em, cho bé ăn, quét dọn nhà cửa,nấu cơm…
Làm y tá, bác sĩ trẻ sẽ khám bệnh, kê đơn thuốc, tiêm thuốc… Khi trẻ hoạt động cô giáo
tạo tình huống để trẻ giải quyết. Đồng thời gợi ý, hướng dẫn thêm để mở rộng vốn hiểu
biết cho trẻ trong lúc chơi.

(Hình ảnh trẻ đóng vai bác sĩ đang khám bệnh cho bệnh nhân)
Ví dụ: Khi trẻ đóng vai làm bác sĩ, cô làm bệnh nhân, ôm bụng kêu la đau chỗ này, đau chỗ
kia để trẻ tự giải quyết.
Hoặc khi trẻ bán hàng, cô đóng giả người đi mua hàng, đưa tiền thừa để trẻ tính thối lại tức
giúp trẻ bết tính toán, tự giải quyết vấn đề.

Hoạt động vui chơi có tác dụng thúc đẩy phát triển tốt khả năng tự lập cho trẻ nhưng bên
cạnh đó hoạt động học cũng góp phần không nhỏ nếu giáo viên linh hoạt chủ động lựa
chọn, sắp xếp các nội dung diễn ra một cách nhẹ nhàng và trẻ được hoạt động một cách


tích cực nhất. Để làm được điều này, theo tôi thì vai trò của cô giáo rất quan trọng trong
việc rèn luyện, phát triển tính tự lập cho trẻ nên tôi tiến hành biện pháp 3.
3. Giáo dục, rèn luyện tính tự lập cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi:
Phần lớn trẻ 5 tuổi tính tự lập đã phát triển. Trẻ thường thích tự làm mọi việc, Tuy nhiên các
thao tác còn vụng về, lúng túng dễ làm hỏng việc, cần phải có sự hướng dẫn trẻ trong công
việc để trẻ làm đúng theo yêu cầu của người lớn. Bản thân người lớn cần tạo điều kiện trẻ
hoạt động một cách tự lập tức là tạo cho trẻ tự tin thực hiện. Ông bà thường nói “ có hư rồi
mới có nên” Trẻ làm hư người lớn chỉ dẫn trẻ làm lại thì sẽ được, có như vậy trẻ mới được
trải nghiệm cái được, cái chưa được. Người lớn ở đây là cô giáo là cha mẹ và những người
thân trong gia đình gần gũi với trẻ. Cô giáo có thể giúp đỡ bằng các câu hỏi gợi ý, khuyến
khích trẻ tích cực hoạt động và sử dụng những kinh nghiệm sẵn có của mình vào trong quá
trình hoạt động. Việc làm này được lặp đi, lặp lại trong ngày, dần dần khả năng tự lập của
trẻ càng phát triển. Chính vì vậy tôi đặc bệt quan tâm.

1. Cho trẻ thường xuyên tập các hoạt động vừa sức: Quét dọn, xếp đồ dùng, đồ chơi,
tưới cây, lau đồ dùng đồ chơi…
2. Cho phép trẻ tự quyết định làm mọi việc trẻ thích. Cô là người gợi ý trẻ làm theo chủ
điểm.
3. Để trẻ tự làm việc và quyết định giải quyết những việc có thể.
Trong quá trình trẻ thực hiện cô theo dõi, giám sát và cho trẻ tự giải quyết một số tình
huống xảy ra như: có vài bạn không tự giác lao động, vứt rác không đúng nơi, thao tác vệ
sinh không gọn gàng…Cô gợi ý cho trẻ giải quyết bằng cách nhắc nhở lẫn nhau nhưng tuyệt
đối tránh tình trạng “Thủ lĩnh”. Nếu được bạn góp ý mà trẻ không xoay chuyển thì cô mới
giải quyết.
4. Giáo viên tạo điều kiện cho trẻ để trẻ cùng làm việc với cô:

– Chúng tôi tạo ra nhiều tình huống để kiểm tra và giáo dục trẻ như:
* Khi dạo chơi cùng trẻ ngoài sân, nhìn thấy mảnh giấy tôi hỏi trẻ:
– Giấy rác này thường nằm ở đâu các con?
– Tôi nhận được nhiều cách trả lời khác nhau:


+ Số trẻ trả lời bằng lời: Thưa cô! Ở trong sọt rác ạ.
+ Số trẻ khác trả lời bằng hành động: Liền nhặt mảnh giấy và chạy đến bỏ vào sọt rác. Tôi
khen ngợi “Bạn Hòa rất nhanh nhẹn, nhặt rác bỏ vào sọt rác, các con bắt chước bạn Hòa
nhé!
Qua biểu hiện trên của trẻ tôi đánh giá được trẻ nào có nhận thức tốt, tinh thần tự giác cao.
* Đến thăm vườn hoa tôi hỏi:
– Các con có nhận xét gì về vườn hoa?
– Trẻ trả lời: Con thấy hoa rất đẹp.
– Cô cũng thấy vườn hoa rất đẹp nhưng cũng rất tội nghiệp, các con có biết vì sao không?
– Vì những chiếc lá bàng to này đè lên làm dập cánh hoa. Để cứu những bông hoa các con
làm gì?
– Lúc đầu 1- 2 cháu sau đó tất cả các cháu thi đua nhau nhặt lá trong vườn hoa, bỏ vào sọt
rác.
* Trên đường đi đến sân chơi giao thông tôi bảo trẻ quan sát xem sân trường có sạch, đẹp
không? Cô thấy ở góc sân đằng kia có một vỏ hộp sữa làm cho sân trường chưa sạch, chưa
đẹp, chắc là các em lớp bé chưa hiểu lời cô dạy nên vứt không đúng chỗ, các cháu lớn hơn
phải làm gì để giúp các em nhỏ làm cho sân trường sạch, đẹp?
– Sau gợi ý của tôi có rất nhiều cháu chạy đến nhặt vỏ hộp sữa bỏ vào thùng rác.
– Biện pháp này không những giúp tôi kiểm tra được tính tự giác của các cá nhân mà còn có
tác động rất lớn đến việc giáo dục những trẻ còn thờ ơ, chưa quan tâm đến nhiệm vụ hay
chỉ thực hiện một cách miễn cưỡng.
– Ở độ tuổi mầm non, tình cảm luôn chi phối trong mọi hoạt động của trẻ. Sự chậm phát
triển ở lĩnh vực này có thể dẫn đến sự chậm phát triển ở lĩnh vực khác và ngược lại. Vì vậy
giáo dục phát triển tình cảm – xã hội cho trẻ trong trường mầm non được tiến hành trong

một tổng thể bao gồm cả giáo dục phát triển thể lực, phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận
thức và thẩm mỹ. Các lĩnh vực này có mối quan hệ khắng khít với nhau trong quá trình phát
triển của trẻ. Hơn thế nữa mục tiêu của chương trình Giáo dục mầm non, trẻ đóng vai trò là
chủ thể, trẻ tự tìm tòi, khám phá tạo ra các sản phẩm để phục vụ hoạt động học và chơi, từ
đó trẻ trãi nghiệm và hình thành được kỹ năng trong từng hoạt động. Muốn đạt mục tiêu


trên thì đòi hỏi trẻ phải có khả năng tự lập tốt, để rèn luyện khả năng tự lập cho trẻ trong
hoạt động học tập tôi tiến hành:
5. Giao nhiệm vụ trực nhật hàng ngày cho từng cá nhân, hay từng nhóm.
* Ví dụ: Phân công mỗi tổ trực 1 ngày thực hiện các hoạt động trong ngày như: lau chùi,
sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp, kiểm tra vệ sinh cá nhân (rửa mặt, rửa tay, lau mặt),
lao động nhặt lá rụng…Các tổ còn lại có nhiệm vụ theo dõi, nhận xét.
Hàng ngày trong giờ hoạt động nêu gương tổ trực được lớp nhắc nhở nhiệm vụ, cuối ngày
cho trẻ tự nhận xét, cô đánh giá, kết luận và khen thưởng cho các tập thể tổ và cá nhân
thực hiện tốt, cháu nào thực hiện chưa tốt thì cô nhẹ nhàng nhắc nhở.
4. Rèn tính tự lập qua hoạt động làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo bằng các
nguyên vật liệu tự nhiên:
– Nguyên vật liệu tự nhiên là phương tiện phát huy tính tự lập, sáng tạo của trẻ rất cao nên
tôi tìm kiếm, sưu tầm nhiều nguyên vật liệu đa dạng nhưng đảm bảo an toàn, nhỏ, nhẹ như:
Hột hạt, vỏ trứng, ống hút, vải vụn, giấy, xốp, cành cây khô…
– Cho trẻ tự do hoạt động vào 2 buổi chiều trong tuần.
+ Với các nguyên vật liệu đa dạng trẻ thoải mái suy nghĩ, sáng tạo ra nhiều sản phẩm theo
ý tưởng của trẻ như: Ghép các cành khô tạo thành các cây với các tư thế khác nhau, thắt nơ
từ vải vụn, thắt hoa từ ống hút, tạo nhà từ vải vụn, sắp xếp xen kẻ các hình ảnh theo sự lặp
đi lặp lại để làm khung tranh, làm dây xúc xích, tạo hoa từ hột hạt, quả bầu, quả bí từ các
bình lọ có dạng giống, khảm lọ hoa từ vỏ trứng…
+ Cô chỉ gợi ý để trẻ sáng tạo thêm như: con tạo ra các cây có tư thế rất đẹp nhưng đây là
các cây khô con hãy làm thế nào để biến thành cây có sức sống (sau gợi ý của tôi trẻ trang
trí thêm lá, quả, làm cho cây tươi tắn hẳn lên)

– Các kỹ năng này góp phần thành công rất lớn trong việc tổ chức các hoạt động có chủ
đích.
– Khi thực hiện các biện pháp trên tôi luôn khen thưởng kịp thời cho các cháu có tính tự
giác, tự lập tốt.
1. KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU:


Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi nhận thấy trẻ lớp tôi có tính tự lập tốt:
– Năng động, sáng tạo, tự tìm hiểu, khám phá và giải quyết công việc một
cách hứng thú, hợp lý, khách quan.
– Tự giác thực hiện có nề nếp các công việc thường ngày ở lớp: Bê ghế, trải khăn bàn, rửa
tay trước khi ăn, rửa tay khi bị bẩn, rửa mặt, lau mặt, lau bàn ăn, sắp xếp bàn ghế sau khi
ăn xong, lấy và cất gối chiếu đúng nơi qui định, lao động chăm sóc vườn hoa cây cảnh, nhặt
lá rụng, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, vệ sinh cá nhân trước khi ra về.
– Cảm xúc của trẻ phát triển tốt, yêu thiên nhiên, có kỹ năng hoạt động với đồ vật để tạo
ra những đồ dùng đồ chơi mà mình yêu thích. Vui vẻ, hồn nhiên trong các hoạt động, biết
giúp đỡ bạn…
– Quá trình tổ chức các hoạt động, khảo sát đánh giá sự phát triển của trẻ đến nay trẻ lớp
tôi có tiến bộ rõ rệt:
* Kết quả: Tổng số trẻ được khảo sát: 30/30 trẻ.
Nội dung khảo sát
Trẻ thích nghi với trường lớp Mầm non.
Năng động, sáng tạo, tự tìm hiểu, khám phá và giải quyết công
việc một cách hứng thú, hợp lý, khách quan.
Tự giác tham gia lao động có kỹ năng và cảm xúc của trẻ phát

Kết quả đạt
Số lượng
Tỷ lệ
30

100%
26

87%

28

93%

triển tốt như: (Bê ghế, trãi khăn bàn, rửa tay, rửa mặt trước và
sau khi ăn; Lau bàn ăn, sắp xếp bàn ghế, lấy và cất gối chiếu
đúng nơi qui định. Biết yêu thiên nhiên, thích chăm sóc vườn
hoa cây cảnh, nhặt lá rụng, sắp xếp ngăn nắp đồ dùng, đồ chơi
vệ sinh cá nhân trước khi ra về. Yêu thích các con vật, đồ vật,
cây cỏ gần gũi xung quanh mình,
Qua bảng khảo sát cho chúng ta thấy được: Nếu mỗi cô giáo chúng ta biết vận dụng và thực
hiện một cách có sáng tạo phương pháp tổ chức trong các hoạt động giáo dục là cô giáo
chúng ta đã tạo được rất nhiều cơ hội cho trẻ phát triển được khả năng tự lập và sẽ góp
phần đặt nền tảng vững chắc đầu tiên về phát triển thể lực, trí tuệ để đào tạo những chủ
nhân tương lai cho đất nước.
1. KẾT LUẬN:


Giáo dục khả năng tính tự lập cho trẻ mầm non 5 tuổi là một vấn đề quan trọng, mà mỗi
giáo viên cần phải có những biện pháp thực hiện giáo dục lồng ghép thông qua các hoạt
động trong chương trình giáo dục mầm non. Trong đó hoạt động lao động vệ sinh góp phần
rèn luyện khả năng tự phục vụ, đặc biệt trò chơi phân vai theo chủ đề là một hoạt động
phản ánh cuộc sống của xã hội được thu nhỏ mà hàng ngày trẻ được tái tạo lại, đây là cơ
hội để cô giáo rèn luyện tính tự lập cho trẻ thông qua các vai chơi, lúc đầu thao tác bế em,
nấu ăn, khám bệnh cho bệnh nhân rất vụng về, song công việc này được lặp đi, lặp lại có sự

hướng dẫn, gợi ý của cô giáo, dần dần, thao tác của trẻ thành thạo hơn, nhanh nhẹn hơn,
trẻ biết làm một công việc đến nơi, đến chốn.
Giáo dục, rèn luyện khả năng tự lập cho trẻ là nhiệm vụ trọng tâm của cấp học mầm non
hiện nay. Vì vậy mỗi cô giáo chúng ta phải biết tạo mọi cơ hội cho trẻ được trãi nghiệm
nhiều ở mọi lúc, mọi nơi, từ đó trẻ tự giác thực hiện nhiệm vụ một cách tích cực.
Khả năng tự lập phát triển tốt, trẻ sẽ tự tin vào khả năng tự điều khiển, tự kiểm soát được
mình, tự lập quyết định việc hình thành và phát triển trí tuệ, xúc cảm, tư duy sáng tạo, tính
thẩm mỹ, đồng thời quyết đoán được những công việc, dần dần phát triển toàn diện về
nhân cách để trở thành người hữu ích cho gia đình và xã hội tương lai.
VII. ĐỀ NGHỊ:
– Trên đây là một số kinh nghiệm rèn khả năng tính tự lập cho trẻ mầm non năm tuổi tại lớp
lớn 1 Trường mầm non Đại Cường. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học các cấp.

Đại Cường, ngày 15 tháng 03 năm 2016
NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Bông


VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
– Bộ chuẩn phát triển trẻ năm tuổi
– Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm: 20132014; 2014-1015.



×