Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Xác định một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của lợn mẹo nuôi tại huyện kỳ sơn, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM VĂN SƠN

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC,
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN MẸO
NUÔI TẠI HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60 62 01 05

THÁI NGUYÊN, 8/2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM VĂN SƠN

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC,
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN MẸO
NUÔI TẠI HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60 62 01 05


LUẬN VĂN THẠC SỸ
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Hữu Cƣờng
PGS.TS. Trần Huê Viên

THÁI NGUYÊN, 8/2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin đảm bảo rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 19 tháng 08 năm 2015
Tác giả luận văn

Phạm Văn Sơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





iii

LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành bản luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám
Hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên nơi tôi được đào tạo để trưởng thành cũng như tạo điều kiện thuận
lợi tốt nhất cho tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tôi xin cảm ơn các đơn vị sau đây
đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
- Ban Giám Đốc Viện Chăn nuôi, các đơn vị trong Viện Chăn nuôi (Bộ môn Di
truyền Giống, phòng Khoa học và HTQT, phòng Đạo tạo và thông tin..) nơi tôi công
tác đã tạo mọi điều kiện về thời gian và đề tài cho tôi trong quá trình học tập, cũng như
trong giai đoạn thực hiện đề tài;
- Trạm thú y huyện Kỳ Sơn, các hộ dân của các xã Nậm Càn, Tây Sơn, Mường
Lống, Na Noi huyện Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An là nơi tôi triển khai, thực hiện đề tài đã tạo
điều kiện và giúp đỡ về nhân lực, vật lực tốt nhất để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Để hoàn thành bản luận văn này tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.
Nguyễn Hữu Cường, PGS.TS. Trần Huê Viên là người thầy hướng dẫn về khoa học,
đã giúp đỡ tôi tận tình và có trách nhiệm trong quá trình nghiên cứu cũng như hoàn
thiện bản luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình
xây dựng đề cương và hoàn thành bản luận văn này. Nhân dịp này, cho phép tôi được
bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới gia đình đã tận tình giúp đỡ, động viên khích lệ để tôi vượt
qua mọi khó khăn hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, ngày 19 tháng 08 năm 2015
Tác giả luận văn

Phạm Văn Sơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





iv

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Lời cảm ơn................................................................................................................. ....i
Lời càm đoan.............................................................................................................

...ii

Mục lục...................................................................................................................... ..iii
Danh mục từ viết tắt..................................................................................................

..vi

Danh mục các bảng...................................................................................................

.vii

Danh mục các hình....................................................................................................

viii

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài ...................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................................... 2
CHƢƠNG 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ......................................................................................... 3
1.1.1. Các điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội hình thành giống lợn ................................ 3
1.1.1.1. Nguồn gốc các giống lợn nhà ............................................................................. 3
1.1.1.2. Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tới việc hình thành giống
lợn nước ta. ....................................................................................................................... 4
1.1.2. Bảo tồn quỹ gen vật nuôi ....................................................................................... 4
1.1.2.1. Sự suy giảm giống vật nuôi và sự đa dạng sinh học .......................................... 4
1.1.2.2. Lý do phải bảo tồn nguồn gen vật nuôi ............................................................ 5
1.1.2.3. Các phương pháp bảo tồn nguồn gen vật nuôi ................................................ 6
1.1.2.4. Vấn đề bảo tồn gen vật nuôi ở nước ta ............................................................. 7
1.1.3. Cơ sở khoa học về sự sinh trưởng và khả năng cho thịt của lợn ........................... 7
1.1.3.1. Sự sinh trưởng, phát dục của lợn ........................................................................ 7
1.1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục và khả năng sản xuất thịt của lợn . 8
1.1.4. Cơ sở khoa học của nghiên cứu về sinh lý sinh dục và khả năng sinh sản ................. 11
1.1.4.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn .................................................................... 11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v

1.1.4.2. Khả năng sinh sản của lợn ................................................................................ 15

1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................................. 21
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................................... 21
1.2.1.1. Đánh giá chung ................................................................................................. 21
1.2.1.2. Kết quả nghiên cứu một số giống lợn nội Việt Nam ........................................ 22
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ....................................................................... 23
1.2.3. Nghiên cứu về chất lượng thịt. ............................................................................. 24
1.2.4. Nghiên cứu về gen liên quan đến chất lượng thịt.................................................... 26
1.3.Vài nét về điều kiện tự nhiên xã hội huyện Kỳ Sơn................................................ 28

CHƢƠNG 2.
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 30
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................................... 30
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................................ 30
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................... 30
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .................................................................... 30
2.3.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 30
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 30
2.3.2.1. Điều tra tình hình chăn nuôi lợn Mẹo tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An .......... 30
2.3.2.2. Đánh giá một số đặc điểm ngoại hình của lợn Mẹo ......................................... 31
2.3.2.3. Đánh giá khả năng sinh sản của lợn Mẹo ......................................................... 31
2.3.2.4. Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn Mẹo ..................................................... 32
2.3.2.5. Mổ khảo sát đánh giá khả năng cho thịt và chất lượng thịt lợn Mẹo .................. 32
2.3.2.7. Phương pháp xác định kiểu gen ........................................................................ 33
2.4. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................... 36
CHƢƠNG 3.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn tại huyện Kỳ Sơn.................................................... 37
3.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại huyện Kỳ Sơn .......................................................... 37
3.1.2. Số lượng và cơ cấu đàn lợn Mẹo nuôi tại huyện Kỳ Sơn .................................... 38

3.1.3. Phương thức chăn nuôi lợn .................................................................................. 39

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi

3.1.4. Các loại thức ăn sử dụng trong chăn nuôi lợn Mẹo ............................................. 41
3.1.5. Vệ sinh, phòng bệnh trong chăn nuôi lợn ............................................................ 42
3.1.5.1. Công tác vệ sinh phòng bệnh ............................................................................. 42
3.1.5.2. Phòng bệnh bằng Vaccine .................................................................................. 42
3.2. Đặc điểm ngoại hình lợn Mẹo ................................................................................. 43
3.3. Đặc điểm sinh lý sinh dục và khả năng sinh sản của lợn Mẹo ..................................... 45
3.3.1. Đặc diểm sinh lý sinh dục .................................................................................... 45
3.3.2. Kết quả sinh sản của lợn nái Mẹo ........................................................................ 48
3.4. Khả năng sinh trưởng của lợn Mẹo ......................................................................... 51
3.4.1. Sinh trưởng tích lũy của lợn ................................................................................. 51
3.4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn Mẹo ...................................................................... 53
3.4.3. Sinh trưởng tương đối của lợn Mẹo ...................................................................... 54
3.5. Khả năng cho thịt và chất lượng thịt của lợn Mẹo ..................................................... 56
3.5.1. Kết quả khảo sát thân thịt lợn Mẹo. ..................................................................... 56
3.5.2. Kết quả phân tích thành phần hóa học và tính chất lý hóa của thịt lợn Mẹo ....... 58
3.5.2.1. Thành phần hóa học của thịt lợn Mẹo............................................................... 58
3.5.2.2. Tính chất lý hóa học của thịt lợn Mẹo .............................................................. 59
3.6. Kết quả xác định kiểu gen H-FABP và gen PRKAG3 trên lợn Mẹo ................................. 62
3.7. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn Mẹo ............................................................. 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận ...................................................................................................................... 65

2. Đề nghị ....................................................................................................................... 65
PHỤ LỤC.................................................................................................................. ..ix
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ ĐÊ TÀI NGHIÊN CỨU.................................................. xiii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CS

Cộng sự

ĐVT

Đơn vị tính

FSH

Folliculine Stimuline Hormone

GRH

Ganadotropin Release Hormone

H-FABP


heart-fatty acid binding protein

LH

Lutein Hormone

LR

Landrad

NST

Nhiễm sắc thể

PL

Prolactin

PRKAG3

Evidence for new alleles in the protein kinase
adenosine monophosphate-activated gamma3

SL

Số lượng

STT


Số thứ tự

TB

Trung bình

TCN

Trước công nguyên

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TTTĂ/kgTT Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng
VCK

Vật chất khô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Nội dung

Trang


Bảng 3.1: Số lượng và sự phân bố đàn lợn qua các năm............................................... 36
Bảng 3.2: Tình hình phát triển chăn nuôi lợn Mẹo tại địa phương................................ 37
Bảng 3.3:Số lượng và cơ cấu đàn lợn Mẹo tại địa phương............................................ 38
Bảng 3.4: Phương thức nuôi lợn Mẹo............................................................................ 39
Bảng 3.5: Các loại thức ăn được sử dụng chăn nuôi lợn Mẹo...................................... 40
Bảng 3.6: Đặc điểm ngoại hình lợn Mẹo....................................................................... 42
Bảng 3.7: Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục lợn nái Mẹo................................................ 45
Bảng 3.8: Năng suất sinh sản của lợn nái Mẹo.............................................................. 47
Bảng 3.9: Khối lượng lợn Mẹo qua các tháng tuổi........................................................ 50
Bảng 3.10: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn Mẹo.............................................................. 52
Bảng 3.11: Sinh trưởng tương đối của lợn Mẹo qua các tháng tuổi.............................. 54
Bảng 3.12: Kết quả mổ khảo sát.................................................................................... 55
Bảng 3.13: Thành phần hóa học của thịt lợn Mẹo......................................................... 57
Bảng 3.14: Tính chất lý hóa của thịt lợn Mẹo............................................................... 69
Bảng 3.15: Kết quả xác định kiểu gen H-FABP và gen PRKAG3................................ 61
Bảng 3.16: Sơ bộ hoạch toán kinh tế trong chăn nuôi lợn Mẹo hướng thịt......................... 62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Nội dung

Trang


Hình 1.1: Sơ đồ sự giao lưu giữa các giống lợn nhà...................................................... ..3
Hình 1.2: Sơ đồ tóm tắt cơ chế điều hoà chu kỳ tính của lợn cái................................. 13
Hình 3.1: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của lợn Mẹo qua các tháng tuổi...................... 51
Hình 3.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn Mẹo qua các tháng tuổi.................... 53
Hình 3.3: Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn Mẹo qua các tháng tuổi..................

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



54


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam được đánh giá là một trong những nước giàu có về nguồn gen quý,
trong số đó có rất nhiều giống Lợn bản địa. Với đặc thù là nền văn minh lúa nước thì con
Lợn được nuôi phổ biến ở tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp, đặc biệt tập trung
nhiều ở vùng đồng bằng sông Hồng, vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
Trong những năm qua, cũng từ trào lưu phát triển chăn nuôi theo sản xuất hàng
hóa, nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng thịt lợn cho thị trường chúng ta đã vô tình
quên lãng và làm mất đi một số nguồn gen giống vật nuôi bản địa. Đây là một tổn thất
không thể bù đắp vì việc phát hiện, bảo tồn giống nói chung, giống lợn nói riêng không
chỉ có ý nghĩa là sự bảo tồn nguồn gen mà còn có ý nghĩa là bảo tồn bản sắc văn hóa.
Khai thác nguồn gen bản địa nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trước mắt và cho
công tác tạo giống trong tương lai. Vì vậy, con giống luôn được coi là “Quốc bảo”.
Theo hướng này, trong những năm qua chúng ta đã rà soát quỹ gen giống lợn Việt

Nam, đã phát hiện và đưa vào bảo tồn, khai thác nhiều giống lợn bản địa như lợn Táp
Ná (Cao Bằng), Lợn cỏ (Tây Nguyên), lợn Hung (Hà Giang)…
Kỳ Sơn là huyện nằm ở phía Tây tỉnh Nghệ An với diện tích: 207.291ha, dân số
62.300 người (chủ yếu là các dân tộc thiểu số như Lào-Thái, Khơ Mú và H’ Mông), cũng
như một số huyện khác trong tỉnh, Kỳ Sơn là một huyện với nền kinh tế nông nghiệp chủ
yếu là trồng trọt và chăn nuôi, đồng thời Kỳ Sơn cũng là huyện còn nghèo về kinh tế của
tỉnh cũng như của cả nước (huyện Kỳ Sơn là một trong số 09 huyện nghèo nhất của cả
nước). Từ xa xưa, trong quá trình phát triển chăn nuôi người dân Kỳ Sơn đã nuôi dưỡng
nhiều giống vật nuôi, có những giống còn được lưu giữ và nuôi dưỡng cho đến nay, trong
đó có giống lợn Mẹo. Lợn Mẹo Nghệ An là một nhóm giống lợn bản địa được người
dân chăn nuôi từ lâu đời. Mặc dù còn một số hạn chế về năng suất song giống lợn này
cũng có mang những đặc điểm quý của các giống lợn nội. Đặc biệt là chất lượng thịt
thơm ngon, rất được ưa chuộng. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có các nghiên cứu
nhằm đánh giá một cách toàn diện về lợn Mẹo. Năm 2012 Bộ Khoa học và Công nghệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2

cho triển khai đề tài cấp Nhà nước “ Nghiên cứu đánh giá tiềm năng di tuyền của một
số giống lợn nội” (từ 2012 – 2016), trong đó có con lợn Mẹo nuôi tại huyện Kỳ Sơn
tỉnh Nghệ An. Để có các số liệu khoa học phục vụ cho đề tài cấp Nhà nước, phục vụ
công tác bảo tồn, khai thác nguồn gen lợn Mẹo cũng như hoạch định các chính sách
phát triển chăn nuôi địa phương, việc nghiên cứu cơ bản về con lợn Mẹo là cần thiết,
có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến
hành đề tài “Xác định một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của lợn Mẹo
nuôi tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An”
2. Mục đích của đề tài

- Xác định được một số đặc điểm sinh học của lợn Mẹo, từ đó làm căn cứ bảo
tồn, khai thác và phát triển giống lợn này.
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng và sinh sản để đề xuất các giải pháp kỹ
thuật nâng cao năng suất cũng như hướng khai thác đạt hiệu quả kinh tế cao khi chăn
nuôi lợn Mẹo.
- Xác định được chất lượng, tính chất lý hóa của thịt lợn Mẹo.
- Xác định kiểu gen của một số gen liên quan đến chất lượng thịt của giống lợn
Mẹo, từ đấy có hướng nghiên cứu tạo hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi lợn Mẹo.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học:
Đề tài cung cấp các số liệu, thông tin khoa học về đặc điểm, tính năng sản xuất,
chất lượng, tính chất lý hóa của thịt, đồng thời cung cấp một số thông tin về gen liên
quan đến chất lượng thịt của giống lợn Mẹo cho đề tài cấp Nhà nước, kết quả đề tài cũng
làm cơ sở để xây dựng và triển khai đề án phát triển chăn nuôi lợn Mẹo tại địa phương.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả đề tài góp phần thúc đẩy sản xuất chăn nuôi và khai thác sản phẩm lợn
Mẹo tại địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3

Chƣơng 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Các điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội hình thành giống lợn
1.1.1.1. Nguồn gốc các giống lợn nhà

Theo Võ Trọng Hốt và cs (2005) [25]: Lợn nhà có 2 nguồn gốc chính. Đó là lợn rừng
Châu Âu (Sus serofaferus) và lợn rừng Châu Á (Sus orientalis, Sus cristatus sus
vittatus) được con người thuần hoá trong thời gian dài mà thành.
Lợn rừng Châu Âu

Lợn rừng Châu Á

(Sus serofaferus)

(S. orientalis,S. cristatus, S. vittatus)

Giống gốc Châu Âu

Giống gốc Châu Á
Giống gốc xa xưa pha trộn

Các giống lợn hiện đại ngày nay
Hình 1.1 : Sơ đồ sự giao lƣu giữa các giống lợn nhà
Con lợn được thuần hoá từ thời kì đồ đá (khoảng 2000 năm TCN) và phát triển từ
thời kì đồ đồng. Như vậy, lợn đã được thuần hoá cách đây khoảng 5000 năm.
Cho đến thế kỉ 19, các giống lợn nguyên thuỷ, địa phương và kể cả những giống
đã được pha tạp qua di cư, giao lưu buôn bán chiếm vùng địa lí lớn ở châu Âu. Tuy
nhiên, do các điều kiện sinh thái của các vùng, các nước khác nhau đó đã có ảnh hưởng
nhất định tới tầm vóc, màu sắc lông và sức sản xuất của từng loại lợn.
Trong thế kỉ 19 một số nước ở Châu Âu như: Nga, Thuỵ Điển, Na Uy, Đan Mạch,
Hà Lan, một số nước ở Châu Á: Trung Quốc, Thái Lan, Mianma, .. đã cho lai tạo các loại
lợn khác nhau để tạo nên những giống lợn mới như Berkshire (đen) và Yorkshire (trắng)
tạo nên sự xuất hiện các giống cao sản đầu tiên. Dần dần các giống nguyên thuỷ, giống địa
phương bị thu hẹp lại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





4

1.1.1.2. Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tới việc hình thành
giống lợn nước ta.
Trong điều kiện của nền văn minh nông nghiệp lúa nước, các giống lợn ít được
tác động chọn lọc, cải tạo nên tầm vóc nhỏ, năng suất thấp, ít biến đổi di truyền nên
tính thích nghi hẹp. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường với sự phát triển nhanh
của khoa học kỹ thuật thì giống lợn chịu nhiều tác động chọn lọc của con người nên có
sự thay đổi lớn về tầm vóc, tốc độ sinh trưởng, khả năng cho thịt và hiệu quả chuyển
hóa thức ăn cao. Nước ta trong quá trình giao lưu kinh tế thế giới ở các thời kỳ, thì
giống lợn nuôi ở Việt Nam cũng chịu khá nhiều tác động biến đổi.
Vào những thập kỷ 20, trong từng thời kỳ khác nhau, ở cả hai miền Nam, Bắc
chúng ta đã nhập nhiều giống lợn cao sản. Ở miền Nam từ những năm 1950 đã nhập
các giống Berkshire, Yorkshire, Larrge white, Landrace…
Ở miền Bắc từ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước nhập hàng loạt lợn Tân Kim,
Tân Cương… từ Trung Quốc. Sau khi nước nhà thống nhất vào những năm 70 - 80 đã
nhập các giống có tỷ lệ nạc cao như: Landrace, Yorkshire, Larrge white… và vài chục
năm nay nhập các dòng Hybrid, các tổ hợp lai siêu nạc từ các nước Đông Âu, Tây Âu,
Mỹ… để phát triển lợn lai các loại. Các giống lợn cao sản thường được dùng để cho lai
với các giống lợn địa phương như: Đại Bạch x Ỉ, Landrace x Móng Cái, Yorkshire x Ba
Xuyên… hoặc để pha máu cho các loại dòng lợn cao sản khác.
1.1.2. Bảo tồn quỹ gen vật nuôi
1.1.2.1. Sự suy giảm giống vật nuôi và sự đa dạng sinh học
Theo thống kê của tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), trên thế giới có
khoảng 5000 giống vật nuôi trong đó có khoảng 1500-1600 giống đang có nguy cơ bị
tuyệt chủng. Hàng năm có 50 giống bị tuyệt chủng, nghĩa là cứ trung bình 1 tuần lại có

một giống bị tuyệt chủng. Theo FAO, sự suy giảm giống vật nuôi như trên là do những
nguyên nhân sau đây:
+ Sự du nhập nguyên liệu di truyền mới.
+ Do chính sách nông nghiệp không hợp lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5

+ Việc tạo giống mới gặp nhiều hạn chế.
+ Hệ thống kinh tế địa phương bị suy giảm.
+ Sự tàn phá của thiên nhiên.
+ Hệ thống chính trị không ổn định.
Trước tình hình đó, nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đều xây dựng chiến
lược bảo tồn nguồn gen động vật và đa dạng sinh học. Mục tiêu của bảo tồn là:
+ Bảo vệ các giống khỏi tình trạng nguy hiểm, bảo vệ nguồn gen, đáp ứng
nhu cầu tương lai về nguồn đa dạng di truyền.
+ Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các chương trình giống.
+ Duy trì đa dạng trong hệ thống chăn nuôi bền vững, phục vụ cho kinh tế,
giáo dục, sinh thái trong hiện tại và cho tương lai.
Số lượng các giống vật nuôi thể hiện tính đa dạng sinh học của vật nuôi. Vì
vậy, bảo tồn nguồn gen chính là bảo tồn tính đa dạng sinh học của vật nuôi.
1.1.2.2. Lý do phải bảo tồn nguồn gen vật nuôi
Có hai lý do sau đây:
- Lý do về văn hoá: Chúng ta thừa nhận các giống vật nuôi là sản phẩm của
quá trình thuần hoá, một quá trình lao động sáng tạo xảy ra vào thời tiền sử của văn
minh nhân loại. Tiếp đó là quá trình nuôi dưỡng lâu dài gắn liền với quá trình phát
triển của con người, rõ ràng rằng giống vật nuôi là sản phẩm của văn minh nhân

loại. Mỗi giống vật nuôi là một sản phẩm văn hoá của một quốc gia, của một dân
tộc, của một địa phương. Chính vì vậy, bảo tồn giống vật nuôi chính là bảo vệ văn
phẩm văn hoá của địa phương đó. Giống vật nuôi gắn liền với nông thôn, vì vậy bảo
vệ giống vật nuôi chính là giữ gìn bản sắc dân tộc của một địa phương đó.
- Lý do kỹ thuật: Con người chưa thể biết được nhu cầu của mình về sản phẩm
vật nuôi trong tương lai. Có thể sản phẩm đó không phù hợp với hiện tại nhưng lại
có ích trong tương lai. Vì vậy, bảo tồn nguồn gen vật nuôi chính là bảo vệ tiềm
năng cho tương lai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6

Các giống vật nuôi địa phương thường thích nghi với điều kiện khí hậu, phong
tục, tập quán canh tác, khả năng chống chịu bệnh tốt. Vì vậy, mà người ta thường sử
dụng con đực có năng suất cao lai với con cái của giống địa phương, hiệu quả của
phương thức lai này đem lại là rất cao. Nhiều vùng điều kiện thiên nhiên khắc
nghiệt chỉ có những giống địa phương mới có khả năng tồn tại.
Như vậy, để phát triển được một nền nông nghiệp hữu cơ, tạo ra những giống vật
nuôi có giá trị cao thì các giống địa phương là đối tượng được chú ý đặc biệt. Những sản
phẩm được ưa thích như: gà Ri, lợn Bản.... là minh chứng cho vấn đề trên.
1.1.2.3. Các phương pháp bảo tồn nguồn gen vật nuôi
Theo FAO có hai phương pháp bảo vệ nguồn gen vật nuôi.
* Phương pháp lưu giữ Insitu: Là phương pháp nuôi giữ con vật sống trong điều
kiện thiên nhiên mà chúng sống. Như vậy, phương pháp này chủ yếu áp dụng việc lưu
giữ nguồn gen động vật hoang dã.
* Phương pháp lưu giữ Exsitu: Là phương pháp bảo tồn trứng, phôi, tinh dịch,

ADN của giống vật nuôi cần bảo vệ trong điều kiện đặc biệt nhằm duy trì nguồn
gen của chúng. Phương pháp này thường đòi hỏi có những phương tiện bảo vệ
trứng, phôi, ADN ở trong môi trường đặc biệt như nitơ lỏng.
Hai phương pháp trên đều có những ưu nhược điểm sau:
- Phương pháp "Insitu" đòi hỏi cung cấp đầy đủ điều kiện chăn nuôi đối với
quần thể vật nuôi (như chuồng trại, thức ăn.....). Trong khi đó sản phẩm của chúng
lại không phù hợp nhu cầu thị trường hiện tại. Vì vậy, phương pháp này tốn kém
trong khi đó "Exsitu" chỉ cần một lượng mẫu nhỏ. Đồng thời "Exsitu" không chỉ lưu
giữ vật liệu di truyền trong phòng thí nghiệm mà còn có cách khác đó là: di chuyển
những giống vật nuôi bản địa khỏi nơi nó sinh sống nhiều đời, để có thể nhân giống
tốt hơn.
- Đàn vật nuôi theo phương pháp "Insitu" có thể bị các bất lợi điều kiện sống
hoặc bệnh tật đe dọa. Nhưng trong quá trình chống chịu lại những điều kiện đó làm cho
tính thích nghi và khả năng kháng bệnh được tăng cường. Những điều kiện này không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7

xảy ra trong phương pháp bảo tồn "Exsitu". Tuy nhiên, phương pháp "Exsitu" chỉ cần
sự bất cẩn của con người là có thể bị huỷ hoại.
Từ những ưu nhược điểm trên chúng ta cần bảo tồn nguồn gen động vật kết
hợp song song cả hai phương pháp "Insitu" và "Exsitu".
1.1.2.4. Vấn đề bảo tồn gen vật nuôi ở nước ta
Năm 1997, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quy chế Quản lý và
Bảo tồn nguồn gen động vật, thực vật và vi sinh vật. Quy chế đã được triển khai
trong giai đoạn 1996-2000, với sự tham gia của 78 đơn vị cơ quan thuộc 6 Bộ,
Ngành. Đề án Bảo tồn quỹ gen vật nuôi của Việt Nam gồm các nội dung sau đây:

- Điều tra xác định các giống, phương pháp mức độ ưu tiên cho từng đối
tượng, bảo tồn các giống có nguy cơ đang bị tuyệt chủng.
- Coi trọng phương pháp bảo tồn "Insitu".
- Tạo điều kiện cơ sở vật chất cho phương pháp bảo tồn "Exsitu".
- Coi trọng cả bảo tồn và phát triển, tạo thị trường tiêu thụ, tác động vào con
đực để cải tiến phẩm chất.
- Coi trọng hợp tác quốc tế để trao đổi kinh nghiệm và trao đổi thông tin và
xây dựng hệ thống tư liệu về các giống vật nuôi địa phương.
- Huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội tham gia công tác bảo tồn.
1.1.3. Cơ sở khoa học về sự sinh trƣởng và khả năng cho thịt của lợn
1.1.3.1. Sự sinh trưởng, phát dục của lợn
Theo Trần Đình Miên và cs (1975) [35], sinh trưởng là một quá trình tích luỹ các
chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng về chiều dài, bề ngang, thể tích, khối lượng
của các bộ phận và toàn cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trước. Sinh
trưởng mang tính chất giai đoạn, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Khi nói đến sự
sinh trưởng có nghĩa là nói đến sự phát dục vì 2 quá trình này đồng thời diễn ra trong cơ
thể sinh vật, nếu như sinh trưởng là sự tích luỹ về lượng thì phát dục là sự thay đổi về chất.
* Các giai đoạn sinh trưởng và phát dục của lợn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8

Quá trình sinh trưởng phát dục của gia súc nói chung cũng như ở lợn nói riêng
đều tuân theo các quy luật:
- Quy luật sinh trưởng và phát dục không đồng đều. Quy luật này thể hiện ở chỗ
cường độ sinh trưởng và tốc độ tăng trọng thay đổi theo tuổi.

- Quy luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn, quy luật này được chia ra làm 2
giai đoạn đó là giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài cơ thể mẹ.
Giai đoạn trong thai gồm: Thời kỳ phôi thai từ 1 - 22 ngày, thời kỳ tiền phôi thai
từ 23 - 38 ngày, thời kỳ thai nhi từ 39 - 114 ngày.
Trong thực tế sản xuất người ta chia ra lợn chửa kỳ I là bắt đầu từ khi thụ thai đến 1
tháng trước khi đẻ. Lợn chửa kỳ II là 1 tháng trước khi đẻ, gia đoạn này rất quan trọng.
Vì nó ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng sơ sinh và tỷ lệ nuôi sống, 3/4 khối lượng sơ
sinh được sinh trưởng ở giai đoạn chửa kỳ II. Nếu lợn chửa kỳ II mà nuôi dưỡng kém,
sau khi sinh dù nuôi dưỡng tốt vẫn chậm lớn, ảnh hưởng đến khối lượng cai sữa và thời
gian nuôi cho đến khối lượng xuất chuồng.
Giai đoạn ngoài cơ thể mẹ gồm: Thời kỳ bú sữa, thời kỳ thành thục, thời kỳ
trưởng thành, thời kỳ già cỗi.
* Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng
- Sinh trưởng tích luỹ: Là khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo tăng lên sau
một thời gian sinh trưởng.
- Sinh trưởng tuyệt đối: Là khối lượng, kích thước của cơ thể gia súc tăng lên trong
một đơn vị thời gian đối với lợn, thường bằng ngày. Sinh trưởng tuyệt đối cho biết mỗi
con lợn, mỗi ngày tăng được bao nhiêu gam? Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì
hiệu quả kinh tế càng lớn.
- Sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ % của khối lượng cơ thể hay kích thước các
chiều đo tăng lên của lần khảo sát sau so với lần khảo sát trước.
1.1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục và khả năng sản xuất thịt của lợn

Các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài.
* Các yếu tố bên trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





9

- Yếu tố di truyền (giống)
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [40] cho biết: Yếu tố di truyền là một trong
những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của lợn.
Quá trình sinh trưởng phát dục của lợn tuân theo các quy luật sinh học, nhưng chịu ảnh
hưởng của các giống lợn khác nhau. Sự khác nhau này không những chỉ khác nhau về
cấu trúc tổng thể của cơ thể mà còn khác nhau ở sự hình thành nên các tế bào, các bộ
phận của cơ thể và đã hình thành nên các giống lợn có hướng sản xuất khác nhau như:
giống lợn hướng nạc, hướng mỡ.
Thực tế cho thấy rằng, các giống lợn ngoại nuôi trong điều kiện dùng thức ăn hỗn
hợp để nuôi thì tăng trọng nhanh, thời gian nuôi ngắn, tiêu tốn ít thức ăn để tăng 1 kg
khối lượng, ngược lại nếu dùng nhiều thức ăn thô xanh thì lợn ngoại tăng trọng chậm
hơn lợn nội. Dùng lợn để nuôi thịt thì tốt nhất là dùng lợn lai kinh tế vì lợi dụng được
ưu thế lai, sức sống mạnh, lợi dụng thức ăn tốt, thời gian nuôi thịt ngắn hơn.
- Yếu tố tính biệt
Lợn cái, lợn đực hay lợn đực thiến đều có tốc độ phát triển và cấu thành của cơ
thể khác nhau. Lợn đực có khối lượng nạc cao hơn lợn cái và đực thiến. Tuy nhiên, nhu
cầu về năng lượng cho duy trì của lợn đực cũng cao hơn lợn cái và lợn đực thiến. Một
số công trình nghiên cứu khác lại cho rằng lợn đực thiến có mức độ tăng trọng cao hơn,
tiêu tốn thức ăn thấp hơn (Campell và cs, 1985) [64].
- Yếu tố tuổi và khối lượng giết mổ
Khả năng sản xuất và chất lượng thịt cũng phụ thuộc vào tuổi và khối lượng lúc giết
thịt. Giết thịt ở độ tuổi lớn hơn thì chất lượng thịt sẽ tốt hơn do sự tăng lên của các mô ở
giai đoạn cuối của thời kỳ trưởng thành. Song, không nên giết thịt ở tuổi quá cao vì lợn sau
6 tháng tuổi khả năng tích lũy mỡ lớn, tỷ lệ nạc sẽ thấp và hiệu quả kinh tế kém. Theo
nghiên cứu của Perez, Desmoulin (1975) [83]. Mô cơ phát triển rất mạnh ngay từ khi
còn nhỏ nhưng tốc độ giảm dần, còn mô mỡ tốc độ tích lũy ngày càng tăng. Tính từ khi
sinh ra đến 7 tháng tuổi khối lượng lợn tăng khoảng 100 lần, trong đó mô xương chỉ
tăng khoảng 30 lần, mô cơ tăng 81 lần còn mô mỡ tăng tới 675 lần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10

- Yếu tố sức khỏe và khối lượng sơ sinh
Thực tiễn đã chứng minh, những lợn con có khối lượng sơ sinh cao, trong điều
kiện chăm sóc như nhau đem so sánh với những lợn con có khối lượng sơ sinh thấp
hơn, sau thời gian kết thúc nuôi thịt, lợn con có khối lượng sơ sinh cao sẽ tăng trọng
nhanh hơn.
Theo Nguyễn Văn Đồng (1995) [15], khối lượng sơ sinh càng cao thì khối lượng
lợn ở các giai đoạn phát triển sau đó càng lớn, song quá trình tăng khối lượng giảm dần.
Hệ số tương quan giữa khối lượng sơ sinh và khối lượng lúc 21; 28; 35; 100; 180 ngày
tuổi giảm dần từ 0,55 (lúc 21 ngày tuổi) xuống chỉ còn 0,19 (lúc 180 ngày tuổi), rõ ràng
khối lượng sơ sinh có ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của lợn ở các giai đoạn lứa
tuổi tiếp theo và ở mức độ khác nhau.
* Các yếu tố bên ngoài
Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển cơ thể
lợn bao gồm dinh dưỡng, nhiệt độ môi trường, ánh sáng và các yếu tố khác.
- Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố ngoại cảnh chi phối đến
sinh trưởng và sức cho thịt của lợn. Trần Văn Phùng và cs (2004) [40] cho rằng: Các
yếu tố di truyền không thể phát huy tối đa nếu không có một môi trường dinh dưỡng và
thức ăn hoàn chỉnh. Một số thí nghiệm đã chứng minh rằng, nếu nuôi lợn ở hai tháng
cuối mà sử dụng thức ăn thực vật có 4% dầu mỡ trở lên thì mỡ sẽ bị mềm và nhão. Nếu
chăn nuôi lợn dùng nhiều gluxit, protein thì phần mỡ được tổng hợp lên sẽ chắc. Vì
vậy, trong giai đoạn vỗ béo, ta dùng thức ăn có nhiều gluxid. Mỡ trong thức ăn không
chỉ ảnh hưởng tới mỡ lợn mà còn ảnh hưởng đến cả thịt lợn.
Theo Vũ Duy Giảng và cs (1999) [18], thức ăn rất quan trọng đối với khả năng sinh

trưởng của lợn, ví dụ: thiếu các axit amin quan trọng sẽ làm giảm tính thèm ăn và khả năng
sử dụng thức ăn, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất trong cơ thể gia súc, dẫn đến giảm sự
phát triển của gia súc nói chung và lợn nói riêng.
- Nhiệt độ và ẩm độ môi trường: Nhiệt độ môi trường không chỉ ảnh hưởng đến
tình trạng sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cơ thể. Một số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11

công trình nghiên cứu chứng minh rằng khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (dưới
5,50C) thì lợn con bú sữa có nhu cầu về vitamin B2 cao hơn rất nhiều khi nhiệt độ môi
trường là 29,50C.
Tác giả Nguyễn Thiện và cs (2005) [48] cho biết, ở điều kiện nhiệt độ và ẩm độ
cao lợn phải tăng cường quá trình tỏa nhiệt thông qua quá trình hô hấp (vì lợn rất ít có
tuyến mồ hôi) để duy trì thăng bằng thân nhiệt. Ngoài ra, khi nhiệt độ cao sẽ cho khả
năng thu nhận thức ăn của lợn hàng ngày giảm. Do đó, tăng khối lượng bị ảnh hưởng
và khả năng chuyển hóa thức ăn kém dẫn đến sự sinh trưởng, phát dục của lợn bị giảm.
Nhiệt độ thích hợp cho lợn nuôi béo từ 15 - 180C, cho lợn sinh sản không thấp hơn 10 120C. Nhiệt độ chuồng nuôi có liên quan mật thiết với ẩm độ không khí, ẩm độ không
khí thích hợp cho lợn ở vào khoảng 70%, (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [40].
Ánh sáng mặt trời có thể tăng cường hoạt động sống và quá trình sinh lý của cơ
thể vật nuôi. Dưới ánh sáng mặt trời, cơ thể phát sinh những phản ứng bên trong và bên
ngoài có lợi, tăng cường sinh trưởng phát dục, hồi phục cơ thể. Tuy nhiên, ánh sáng
gay gắt cũng làm mỡ của những vật nuôi béo bị oxy hoá mạnh. Do vậy, khi trời nóng
bức không nên để vật nuôi làm việc nặng dưới trời nắng lâu. Ngoài các yếu tố ảnh
hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn đã nêu trên còn có các yếu tố khác như:
Chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, tiểu khí hậu chuồng nuôi...
1.1.4. Cơ sở khoa học của nghiên cứu về sinh lý sinh dục và khả năng sinh sản

1.1.4.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn
* Tuổi động dục lần đầu
Tuỳ theo giống, tuổi động dục lần đầu tiên có khác nhau. Lợn nội tuổi động dục
lần đầu sớm hơn lợn ngoại, ở lợn nái lai tuổi động lần đầu muộn hơn so với lợn nái nội
thuần (Hoàng Toàn Thắng và cs, 2006) [46]. Lợn Ỉ 120 - 135 ngày, Lợn Móng Cái 130
- 140 ngày, lợn Đại Bạch nhập vào Việt Nam từ 203 - 208 ngày, lợn Landrace từ 208 209 ngày. Ở lợn nội có tuổi động dục sớm, mà khả năng tăng khối lượng thấp, khối
lượng khi động dục lần đầu đạt từ 20 - 25 kg. Vì vậy, không nên phối giống ở thời kỳ
này, vì cơ thể lợn chưa phát triển đầy đủ, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh. Để đạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12

được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con nái bền lâu, cần bỏ qua 1 - 2 chu kỳ động dục
rồi mới phối giống (Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ, 1996) [12].
Tuổi động dục lần đầu còn phụ thuộc vào mùa vụ và chịu ảnh hưởng của ngoại
cảnh, thời gian chiếu sáng, nhiệt độ môi trường cũng như chế độ dinh dưỡng, mức độ
sinh trưởng trước và sau cai sữa (Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Duy Hoan, 1998) [1].
* Tuổi phối giống lần đầu
Thời điểm phối giống lần đầu cho lợn là rất quan trọng, vì chọn đúng thời điểm
về tuổi và khối lượng của lợn cái thì làm tăng hiệu của kinh tế và hiệu quả sử dụng lợn
nái. Thực tế đã chứng minh rằng nếu phối giống quá muộn sẽ gây lãng phí kinh tế, ảnh
hưởng đến sinh trưởng phát dục của lợn cũng như hoạt động về tính của nó (Nguyễn
Khánh Quắc và cs, 1995) [41].
Thông thường người ta phối giống cho lợn vào lúc 6 - 7 tháng tuổi khi khối lượng
đạt 40 - 50 kg, đối với lợn ngoại do khối lượng động dục lần đầu lớn, cho nên có thể
phối giống từ lần động dục đầu tiên. Lợn lai phối giống vào lúc 8 tháng tuổi với khối
lượng không dưới 65 - 70 kg và lợn ngoại phối giống vào lúc 9 tháng tuổi với khối

lượng không dưới 80 kg.
* Tuổi đẻ lứa đầu
Sau khi phối giống, lợn có chửa từ 112 - 116 ngày. Lợn nái nội (Ỉ, Móng Cái)
trong sản xuất, tuổi đẻ lứa đầu thường 11- 12 tháng. Lợn nái lai và lợn nái ngoại nên
cho đẻ lứa đầu lúc 12 - 13 tháng tuổi (Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 1996) [12].
* Chu kỳ động dục của lợn nái và động dục trở lại sau đẻ
Chu kỳ động dục của lợn nái thường kéo dài 17 - 27 ngày, nếu chưa phối giống
hoặc phối giống chưa có chửa thì chu kỳ sau sẽ được nhắc lại.
Sau cai sữa 3 - 5 ngày (lúc lợn con 45 - 50 ngày tuổi) lợn nái động dục trở lại.
Cho phối lúc này lợn sẽ thụ thai, trứng rụng nhiều đạt số lượng con cao, trong chăn
nuôi công nghiệp có thể gây động dục đồng loạt bằng cách cai sữa đồng thời ở một
nhóm lợn mẹ (John R. Diehl và cs, 1996) [28].
* Đặc điểm động dục của lợn nái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13

Là sự phát triển mạnh của cơ quan sinh dục lợn cái đặc biệt là buồng trứng và tử
cung xảy ra ở độ tuổi 6 - 9 tháng với lợn ngoại, 4 - 5 tháng với lợn nội.

Vỏ não

Hypothalamus

GRH

+


+

-

H
Thuú tr-íc tuyÕn
yªn
PL

FSH

LH

Buång trøng
Estrogen
ThÓ vµng
Trøng rông

Progesteron

TuyÕn
s÷a

Sõng tö

Protagladine

CUcccung


Hình 1.2: Sơ đồ tóm tắt cơ chế điều hoà chu kỳ tính của lợn cái
Ghi chú:

-

GRH: Gonadotropin Release Hormone

- PL: Prolactin
- LH: Lutein Hormone
-

FSH: Folliculine Stimuline Hormon

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14

Quá trình động dục của lợn được điều khiển bằng các hormone của vùng dưới đồi
(hypothalamus), tuyến yên và buồng trứng theo cơ chế điều hoà ngược. Dưới tác dụng
kích thích của hormone này nó sẽ kích thích thuỳ trước tuyến yên giải phóng ra GRH
(Ganadotropin Release Hormone), GRH kích thích thuỳ trước tuyến yên giải phóng
FSH và LH (Lutein Hormone). FSH (Folliculine Stimuline Hormone) kích thích sự
phát triển của trứng và tiết kích tố Ostrogen. Còn LH (Lutein Hormone) kích thích quá
trình thải trứng và hình thành thể vàng.
FSH và LH luôn có một tỷ lệ ổn định, FSH tiết ra trước và LH tiết ra sau, khi bao
noãn chín nó sẽ tiết ra hormone oestrogen khi đó hàm lượng oestrogen trong máu tăng lên
64 mg% đến 112 mg%, gây kích thích toàn thân và biểu hiện động dục. Sau khi trứng rụng

tại đó mạch quản và sắc tố vàng phát triển hình thành thể vàng và thể vàng tiết ra
progesteron giúp cho quá trình chuẩn bị tiếp nhận hợp tử ở sừng tử cung và ức chế sự sinh
ra FSH, LH của tuyến yên do đó ức chế quá trình phát triển bao noãn, từ đó con cái không
động dục. Như vậy hormone này được coi như là hormone bảo vệ sự mang thai. Khi trứng
rụng không được thụ tinh thì thể vàng ở ngày thứ 15 đến 17 sẽ bị tiêu biến, quá trình này là
do hoạt động của prolactin sừng tử cung và tiếp tục một chu kỳ mới.
* Các giai đoạn của thời gian động dục: Được chia làm các giai đoạn
- Giai đoạn trước động dục (Pooestrus) (trước chịu đực): Đặc điểm chung của lợn
cái bắt đầu động dục là thay đổi tính nết. Thường kêu rít, kém ăn hoặc bỏ ăn, phá
máng, có dáng băn khoăn, nhảy lên lưng con khác, không cho con khác nhảy. Âm hộ
sưng, xung huyết, đỏ, hơi phù, bóng ướt, dịch nhầy chảy ra, buồng trứng phát triển to
hơn bình thường, cổ tử cung hé mở, các tuyến sinh dục tăng cường hoạt động, giai
đoạn này con vật chưa có tính hưng phấn cao, bao noãn phát triển và chín, trứng được
tách ra. Giai đoạn này kéo dài từ 1-2 ngày. Ở giai đoạn này không nên cho lợn phối
ngay vì sự thụ thai chỉ thể hiện sau khi có các hiện tượng trên từ 35 - 40 giờ đối với lợn
ngoại và 25 - 30 giờ đối với lợn nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15

- Giai đoạn động dục (Oestrus) (chịu đực): Còn gọi là giai đoạn mê ì, sờ lên lưng thì
lợn đứng yên, đuôi cong lên, hai chân choãi rộng ra, lưng võng xuống, có hiện tượng đái
són, âm hộ chuyển màu sẫm hoặc màu mận chín và cho con khác nhảy lên lưng.
- Giai đoạn sau chịu đực (kết thúc): Các dấu hiệu động dục giảm dần, lợn trở lại
bình thường, ăn uống như cũ. Âm hộ giảm bớt độ mở, se nhỏ, thâm, niêm dịch chảy ra
ít, trắng đục và rất dễ đứt. Với lợn nái không được thụ tinh, lại tiếp tục chu kỳ sinh dục

mới. Lợn nái đã được thụ tinh thì thể vàng tồn tại và chu kỳ động dục sẽ mất đi.
Để lợn nái đạt tỷ lệ thụ tinh cao, số con đẻ ra nhiều, cần phối giống đúng thời
điểm. Theo các kết quả nghiên cứu, quá trình rụng trứng bắt đầu lúc 30 - 40 giờ sau khi
xuất hiện phản xạ mê ì. Như vậy, phối giống tốt nhất là giai đoạn giữa chịu đực: Nái lai và
nái ngoại cho phối vào cuối ngày thứ 3 và sáng ngày thứ 4, lợn nái nội cho phối vào cuối
ngày thứ 2 và sáng ngày thứ 3, nếu tính từ lúc bắt đầu động dục. Trong sản xuất, thụ tinh
nhân tạo khi lợn có triệu chứng chịu đực buổi sớm thì buổi chiều cho phối, nếu có triệu
chứng vào buổi chiều thì sớm hôm sau phối, (Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 1996) [12].
1.1.4.2. Khả năng sinh sản của lợn
Kết quả hoạt động sinh sản của lợn nái là tổng hợp của các chỉ tiêu về sinh lý sinh
dục và khả năng sinh sản gồm: tuổi động dục đầu, phối giống đầu, chu kỳ động dục,
thời gian mang thai, khả năng đẻ con, nuôi con, số lứa đẻ trong năm, số con sơ sinh, số
con cai sữa, khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa, thời gian cai sữa.
* Quá trình mang thai và đẻ
Thụ thai là sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng tạo thành hợp tử, hay nói cụ thể hơn
là quá trình đồng hoá giữa trứng (n NST) và tinh trùng (n NST) để tạo thành hợp tử (2n
NST) có bản chất hoàn toàn mới và có khả năng phân chia nguyên nhiễm liên tiếp tạo
thành phôi. Đó là kết quả của sự tái tổ hợp các gen từ 2 nguồn gen khác nhau (Hoàng
Toàn Thắng và Cao Văn, 2006) [46]. Sau quá trình thụ thai thì hợp tử làm tổ ở sừng tử
cung và phát triển thành phôi, giữa phôi và tử cung sẽ tạo lên sự liên hệ trao đổi các vật
chất dinh dưỡng hình thành nhau thai. Sự phát triển của phôi thai gồm 2 giai đoạn chính:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×