Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Phương pháp lặp hiện cho một lớp bất đẳng thức biến phân trong không gian banach (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.65 KB, 36 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
——————–o0o——————–

NGUYỄN THỊ KIM ĐỖ

PHƯƠNG PHÁP LẶP HIỆN CHO MỘT LỚP BẤT ĐẲNG
THỨC BIẾN PHÂN TRONG KHÔNG GIAN BANACH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
——————–o0o——————–

NGUYỄN THỊ KIM ĐỖ

PHƯƠNG PHÁP LẶP HIỆN CHO MỘT LỚP BẤT ĐẲNG
THỨC BIẾN PHÂN TRONG KHÔNG GIAN BANACH

Chuyên ngành: TOÁN ỨNG DỤNG
Mã số: 60 46 01 12

LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Bường

Thái Nguyên - 2015




Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
mở đầu

1

1 Một số khái niệm cơ bản
1.1

1.2

iii

4

Không gian Banach . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

4

1.1.1

Không gian Banach phản xạ, lồi chặt và trơn . .

4

1.1.2

Ánh xạ đối ngẫu chuẩn tắc . . . . . . . . . . . .


7

1.1.3

Ánh xạ j -đơn điệu . . . . . . . . . . . . . . . . .

8

Bất đẳng thức biến phân trên tập điểm bất động của ánh
xạ không giãn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

14

1.2.1

Bất đẳng thức biến phân trong không gian Hilbert 14

1.2.2

Bất đẳng thức biến phân trong không gian Banach 16

2 Phương pháp lặp hiện cho một lớp bất đẳng thức biến
phân trong không gian Banach

18

2.1

Một số phương pháp lặp giải bất đẳng thức biến phân .


19

2.2

Một số mệnh đề và bổ đề bổ trợ . . . . . . . . . . . . .

21

i


2.3

Phương pháp lặp hiện giải bất đẳng thức biến phân trên
tập điểm bất động của một họ vô hạn những ánh xạ không
giãn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

22

2.3.1

Mô tả phương pháp . . . . . . . . . . . . . . . .

22

2.3.2

Định lý hội tụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


23

Tài liệu tham khảo

31

ii


Danh mục các ký hiệu,
các chữ viết tắt
E

không gian Banach

E∗

không gian liên hợp của E

D(A)

miền xác định của toán tử A

R(A)

miền giá trị của toán tử A

H

không gian Hilbert


C

tập con lồi đóng của H

I

ánh xạ đơn vị

PC

phép chiếu mêtric H lên tập con lồi đóng C của H

xn → x

dãy {xn } hội tụ mạnh tới x

xn

dãy {xn } hội tụ yếu tới x

x

iii


Mở đầu
Bất đẳng thức biến phân được Stampacchia và các cộng sự đưa ra
nghiên cứu vào những năm đầu của thập kỷ 60 trong khi nghiên cứu
bài toán biên của phương trình đạo hàm riêng. Từ đó phương pháp bất

đẳng thức biến phân được quan tâm nghiên cứu rộng rãi và trở thành
một công cụ hữu hiệu trong việc xây dựng các kỹ thuật để giải số các
bài toán cân bằng trong kinh tế tài chính, bài toán vận tải, lý thuyết trò
chơi và nhiều bài toán thuộc lĩnh vực vật lý và kỹ thuật. Nhiều bài toán
trong toán học được phát triển dưới dạng bất đẳng thức biến phân như
bài toán bù phi tuyến, bài toán cân bằng, bài toán tối ưu, bài toán điểm
bất động....Do vậy việc nghiên cứu bất đẳng thức biến phân và phương
pháp giải bài toán này luôn là đề tài thời sự, được nhiều nhà toán học
quan tâm nghiên cứu.
Một trong những phương pháp giải bất đẳng thức biến phân là dựa
trên cách tiếp cận thông qua điểm bất động. Nội dung của phương pháp
này là đưa bất đẳng thức biến phân về bài toán tìm điểm bất động của
một ánh xạ nghiệm thích hợp. Phương pháp chiếu gradient là một kết
quả theo hướng tiếp cận này bằng cách sử dụng phép chiếu mêtric PC
để xây dựng một dãy lặp hội tụ mạnh đến nghiệm của bất đẳng thức
biến phân. Phương pháp này có ưu điểm là dễ lập trình và tốc độ hội tụ
nhanh. Tuy nhiên với phương pháp này thì việc tính toán ánh xạ chiếu
mêtric PC không đơn giản vì sự phức tạp của tập con lồi đóng bất kỳ C .
Để khắc phục khó khăn này, Yamada đã đề xuất phương pháp lai đường

1


dốc nhất vào năm 2001 để giải bài toán bất đẳng thức biến phân trên
tập điểm bất động của ánh xạ không giãn trong không gian Hilbert. Từ
đó đến nay đã có nhiều công trình nhằm mở rộng hướng nghiên cứu của
Yamada để giải bất đẳng thức biến phân trên tập điểm bất động của
ánh xạ không giãn.
Mục đích của đề tài luận văn là nghiên cứu kết quả mới đây trong


[4] về phương pháp lặp hiện giải bất đẳng thức biến phân trên tập điểm
bất động chung của một họ vô hạn các ánh xạ không giãn trong không
gian Banach lồi chặt, phản xạ, thực với chuẩn khả vi Gâteaux.
Nội dung của luận văn gồm hai chương:
Chương 1: Một số khái niệm cơ bản. Chương này đề cập tới một
số khái niệm của không gian Banach, ánh xạ j-đơn điệu, ánh xạ đối ngẫu
chuẩn tắc, ánh xạ không giãn, ánh xạ co rút không giãn theo tia, bài
toán bất đẳng thức biến phân trong không gian Hilbert và bài toán bất
đẳng thức biến phân trong không gian Banach.
Chương 2: Phương pháp lặp hiện cho một lớp bất đẳng thức
biến phân trong không gian Banach. Chương này trình bày hai
phương pháp lặp hiện mới.
Thông qua việc hoàn thành luận văn, tác giả nhận thấy rằng các vấn
đề được đề cập trong luận văn là rất rộng lớn mà trong khuôn khổ của
luận văn chỉ thể hiện được một phần nào. Tuy nhiên những vấn đề được
trình bày trong luận văn sẽ là những kiến thức khởi đầu định hướng cho
tác giả tiếp cận các vấn đề sau này.
Luận văn này được hoàn thành tại trường Đại học Khoa học, Đại
học Thái Nguyên dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của GS.TS
Nguyễn Bường. Qua đây, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới Thầy, người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để hướng
dẫn và tạo điều kiện cho tác giả trong suốt thời gian làm luận văn.
Trong quá trình học tập và làm luận văn, từ bài giảng của các Giáo

2


sư, Phó Giáo sư công tác tại Viện Toán học, Viện Công nghệ Thông tin,
các thầy cô trong trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên, tác
giả đã trau dồi thêm rất nhiều kiến thức phục vụ cho việc nghiên cứu

và công tác của bản thân. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
các thầy cô.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, lãnh đạo
đơn vị công tác và đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo điều
kiện tốt nhất cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm
luận văn.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Học viên
Nguyễn Thị Kim Đỗ

3


Chương 1

Một số khái niệm cơ
bản
Trong chương này, chúng tôi trình bày một số khái niệm và kết quả
về ánh xạ j -đơn điệu, ánh xạ đối ngẫu chuẩn tắc, ánh xạ không giãn và
bài toán bất đẳng thức biến phân trên tập điểm bất động của một họ
vô hạn các ánh xạ không giãn. Nội dung của chương này được viết dựa
trên các tài liệu [1]-[2] và một số tài liệu trích dẫn trong đó.

1.1
1.1.1

Không gian Banach
Không gian Banach phản xạ, lồi chặt và trơn

Định nghĩa 1.1. Nếu không gian tuyến tính định chuẩn E là một không

gian metric đầy đủ (với khoảng cách d (x, y) = x − y ) thì E được gọi
là không gian Banach hay không gian tuyến tính định chuẩn đầy đủ.

E là một không gian Banach với không gian đối ngẫu là E ∗ , tức là
4


không gian các phiếm hàm tuyến tính liên tục trên E . Để đơn giản trong
việc trình bày, chuẩn của E và E ∗ được kí hiệu là . . Chúng tôi viết
x, x∗ thay vì viết x∗ (x) với x∗ ∈ E ∗ và x ∈ E . Ký hiệu 2E là một họ
các tập con khác rỗng của E . Cho T là một ánh xạ với miền xác định
là D (T ) và miền giá trị là R (T ) và F ix (T ) là tập điểm bất động của
ánh xạ T , nghĩa là

F ix (T ) = {x ∈ D (T ) : T (x) = x} .
Ký hiệu mặt cầu đơn vị của E là SE , trong đó SE = {x ∈ E : x = 1} .
Trước hết ta nhắc lại rằng một không gian Banach E được gọi là
không gian phản xạ, nếu với mọi phần tử x∗∗ của không gian liên hợp
thứ hai E ∗∗ của E , đều tồn tại phần tử x ∈ E sao cho

x∗ (x) = x∗∗ (x∗ ) , với mọi x∗ ∈ E ∗ .
Định nghĩa 1.2. Không gian Banach E được gọi là lồi chặt nếu với
mọi x, y ∈ E, x = y mà x = 1, y = 1 ta có

x+y
< 1.
2
Định nghĩa 1.2 còn có thể phát biểu dưới các dạng tương đương sau:
Không gian Banach E được gọi là lồi chặt nếu với mọi x, y ∈ SE thỏa
x+y

= 1 suy ra x = y hoặc với mọi x, y ∈ SE và x = y ta có
mãn
2
tx + (1 − t) y < 1 với mọi t ∈ (0, 1).
Định nghĩa 1.3. Không gian Banach E được gọi là lồi đều nếu với mọi
ε > 0, tồn tại δ (ε) > 0 sao cho với mọi x, y ∈ E , x = 1, y = 1,

x − y ≥ ε ta luôn có
x+y
≤ 1 − δ (ε) .
2

5


Dễ thấy rằng nếu E là một không gian Banach lồi đều thì nó là
không gian Banach lồi chặt và phản xạ. Tuy nhiên điều ngược lại không
đúng.
Để đo tính lồi của không gian Banach E , người ta đưa vào khái niệm
sau: Môđun lồi của không gian Banach E là hàm số

δE (ε) = inf 1 −

x+y
:
2

x ≤ 1, y ≤ 1, x − y ≥ ε .

Nhận xét 1.1. Môđun lồi của không gian Banach E là hàm số xác

định, liên tục và tăng trên đoạn [0; 2]. Không gian Banach E lồi chặt
khi và chỉ khi δE (2) = 1. Ngoài ra, không gian Banach E là lồi đều khi
và chỉ khi δE (ε) > 0, ∀ε > 0.
Mệnh đề 1.1. Mọi không gian Banach lồi đều bất kì là không gian phản
xạ.
Định nghĩa 1.4. Không gian Banach E được gọi là trơn nếu với mỗi
x ∈ SE , tồn tại duy nhất fx ∈ E ∗ sao cho x, fx = x và fx = 1.
Định nghĩa 1.5. Cho E là một không gian tuyến tính định chuẩn,
chuẩn trên E được gọi là khả vi Gâteaux tại điểm x0 ∈ SE nếu với mỗi

y ∈ SE , tồn tại giới hạn
d
x0 + ty − x0
( x0 + ty )t=0 = lim
.
t→0
dt
t

(1.1)

Định nghĩa 1.6. Cho E là một không gian tuyến tính định chuẩn. Khi
đó:
a) Chuẩn trên E được gọi là khả vi Gâteaux nếu nó khả vi tại mọi
x ∈ SE .
b) Chuẩn trên E được gọi là khả vi Gâteaux đều nếu với mọi y ∈ SE
giới hạn (1.1) tồn tại đều với mọi x ∈ SE .
Định lý 1.1. Cho E là một không gian Banach. Khi đó, ta có các khẳng
định sau:


6


a) Nếu E ∗ là không gian lồi chặt thì E là không gian trơn.
b) Nếu E ∗ là không gian trơn thì E là không gian lồi chặt.
Định nghĩa 1.7. Mô đun trơn của không gian Banach E là hàm số xác
định bởi

ρE (τ ) = sup 2−1 ( x + y + x − y ) − 1 :

x = 1, y = τ .

Nhận xét 1.2. Môđun trơn của không gian Banach E là hàm số xác
định, liên tục và tăng trên khoảng [0; +∞) .
Định nghĩa 1.8. Không gian Banach E được gọi là trơn đều nếu

ρE (τ )
= 0.
τ →0
τ
lim

Định nghĩa 1.9. Không gian Banach E được gọi là trơn đều cấp q nếu
tồn tại hằng số c > 0 sao cho ρE (t) ≤ ctq , với mọi t > 0.
Từ định nghĩa 1.9 ta có định lý dưới đây:
Định lý 1.2. Cho q là một số thực với 1 < q ≤ 2 và E là một không
gian Banach. Khi đó E trơn đều cấp q nếu và chỉ nếu tồn tại một hằng
số k ≥ 1 thỏa mãn

1

( x+y
2

q

− x − y q) ≤ x

q

+ kx q , với mọi x, y ∈ E.

Hằng số k trong Định lý 1.2 được gọi là hằng số trơn cấp q .
1.1.2

Ánh xạ đối ngẫu chuẩn tắc

Định nghĩa 1.10. Cho E là một không gian tuyến tính định chuẩn,
ánh xạ đa trị J từ E vào E ∗ , thỏa mãn điều kiện:

J (x) = {x∗ ∈ E ∗ : x, x∗ = x

x∗ và x∗ = x } ,

được gọi là ánh xạ đối ngẫu chuẩn tắc của không gian E .

7


Trong không gian Hilbert, ánh xạ đối ngẫu chuẩn tắc trùng với ánh
xạ đồng nhất I .

Nhận xét 1.3. Trong không gian tuyến tính định chuẩn bất kì E , ta
luôn có J (x) = ∅ với mọi x ∈ E , điều này suy ra trực tiếp từ hệ quả
của Định lý Hahn - Banach.
Mệnh đề dưới đây đề cập đến một số tính chất đơn giản của ánh xạ
đối ngẫu chuẩn tắc J của không gian tuyến tính định chuẩn E .
Mệnh đề 1.2. Cho E là một không gian tuyến tính định chuẩn và J là
ánh xạ đối ngẫu chuẩn tắc của nó. Khi đó,
(i) J là một ánh xạ lẻ, tức là J (−x) = −J (x) , ∀x ∈ E;
(ii) J là thuần nhất dương, tức là J (λx) = λJ (x) , ∀λ > 0, ∀x ∈ E;
(iii) J bị chặn, tức là nếu D là một tập con bị chặn của E thì J (D) là
một tập hợp bị chặn trong E ∗ ;
(iv) Nếu E ∗ là lồi chặt thì J là đơn trị;
(v) J là đơn trị và liên tục đều trên mỗi tập con bị chặn của E khi và
chỉ khi E là không gian Banach trơn đều.
Trong trường hợp ánh xạ đối ngẫu chuẩn tắc là đơn trị thì ta kí hiệu
nó bởi j .
1.1.3

Ánh xạ j -đơn điệu

Định nghĩa 1.11. Ánh xạ A : E → E được gọi là
(i) j -đơn điệu (accretive) nếu tồn tại j (x − y) ∈ J (x − y) sao cho

A (x) − A (y) , j (x − y) ≥ 0,
8

∀x, y ∈ D (A) ;


(ii) j -đơn điệu ngặt nếu dấu bằng ở bất đẳng thức trên chỉ đạt được khi


x = y;
(iii) j -đơn điệu đều nếu tồn tại một hàm tăng γ (t) , t ≥ 0, γ (0) = 0,
và j (x − y) ∈ J (x − y) sao cho

A (x) − A (y) , j (x − y) ≥ γ ( x − y ) ,

∀x, y ∈ D (A) ;

(iv) η -j -đơn điệu mạnh nếu γ (t) = ηt2 , η > 0 là một hằng số;
(v) không giãn nếu

A (x) − A (y) ≤ x − y ,

∀x, y ∈ D (A) .

Ví dụ 1.1. Ánh xạ đồng nhất I : E → E, trong đó E là không gian
Hilbert là ánh xạ j -đơn điệu.
Thật vậy với mọi x, y ∈ E, x = y ta có

I (x) − I (y) , j (x − y) = x − y, j (x − y) .
Vì x − y, j (x − y) = x − y

2

nên I là ánh xạ j -đơn điệu.

Định nghĩa 1.12. Cho T : D (T ) ⊂ E → E là một ánh xạ. Ánh xạ

T được gọi là liên tục Lipschitz với hằng số Lipschitz L nếu với mọi

x, y ∈ D (T ) ta có
T (x) − T (y) ≤ L x − y .
Nếu 0 ≤ L < 1 thì ta có định nghĩa ánh xạ co, nếu L = 1 thì ta có
định nghĩa ánh xạ không giãn.
Định nghĩa 1.13. Ánh xạ A được gọi là giả co nếu

A (x) − A (y)

2

≤ x−y

2

+ (I − A) (x) − (I − A) (y) 2 ,

với mọi x, y ∈ D (A) , trong đó I là ánh xạ đồng nhất.

9

(1.2)


Dễ thấy, mọi ánh xạ giả co đều là ánh xạ không giãn.
Định nghĩa 1.14. Ánh xạ A : E → E được gọi là ánh xạ λ-giả co chặt
nếu với mỗi x, y ∈ D (A), tồn tại j (x − y) ∈ J (x − y) sao cho

Ax − Ay, j (x − y) ≤ x − y

2


− λ x − y − (Ax − Ay) 2 ,

(1.3)

với mỗi λ ∈ (0, 1) .
Ta thấy (1.3) có thể được viết lại như sau:

(I − A) (x) − (I − A) (y) , j (x − y) ≥ λ (I − A) (x) − (I − A) (y) 2 .
(1.4)
Rõ ràng, từ (1.3), kéo theo A (x) − A (y) ≤ L x − y với

L = 1 + γ1 .
Nếu A thỏa mãn (1.3) với γ = 0, thì nó được gọi là ánh xạ giả co.
Mọi ánh xạ không giãn đều là ánh xạ giả co.
Ta có mối liên hệ giữa ánh xạ j -đơn điệu và giả co như sau.
Bổ đề 1.1. Cho T : D (T ) ⊂ E → E là một ánh xạ. Khi đó, T là ánh
xạ j -đơn điệu khi và chỉ khi I − T là ánh xạ giả co, ở đây I là ánh xạ
đơn vị trong E .
Sau đây là định nghĩa ánh xạ đơn điệu.
Định nghĩa 1.15. Cho A : D (A) ⊂ X → X ∗ , ánh xạ A được gọi là
(i) Ánh xạ đơn điệu nếu

A (x) − A (y) , x − y ≥ 0,

∀x, y ∈ D (A) ;

(ii) η -đơn điệu mạnh nếu

A (x) − A (y) , x − y ≥ η x − y 2 ,

10

∀x, y ∈ D (A) .


Bổ đề 1.2. Cho E là một không gian Banach trơn thực và A : E → E
là một ánh xạ.
(i) Nếu A là ánh xạ λ-giả co chặt thì A là ánh xạ liên tục Lipschitz
1
.
với hằng số 1 +
λ
(ii) Nếu A là ánh xạ δ -j -đơn điệu mạnh và λ-giả co chặt với δ + λ > 1
1−δ
thì I − A là ánh xạ co với hằng số
.
λ
(iii) Nếu A là ánh xạ δ -j -đơn điệu mạnh và λ-giả co chặt với δ + λ > 1
thì với số cố định bất kỳ τ ∈ (0, 1), I − τ A là ánh xạ co với hằng
1−δ
số I − τ I −
.
λ
Chứng minh. i) Từ (1.4) ta nhận được

λ (I − A) (x) − (I − A) (y)

2

≤ (I − A) (x) − (I − A) (y) , J (x − y)

≤ (I − A) (x) − (I − A) (y) x − y ,

từ đó suy ra

(I − A) (x) − (I − A) (y) ≤

1
x−y .
λ

Nên

A (x) − A (y) ≤ (I − A) (x) − (I − A) (y) + x − y + x − y
1
≤ 1+
x−y ,
λ
và do đó A liên tục Lipschitz với hằng số

1+

1
.
λ

ii) Từ (1.3) và (1.4), ta có
λ (I − A) (x) − (I − A) (y)

2


≤ x − y 2 − A (x) − A (y) , J (x − y)
≤ (1 − δ) x − y 2 .
11


Vì δ + λ > 1 ⇔

1−δ
∈ (0, 1) , nên
λ

(I − A) (x) − (I − A) (y) ≤

1−δ
λ

và vì vậy I − A là ánh xạ co với hằng số co

iii) Vì I − A là ánh xạ co với hằng số co

x−y ,

1−δ
.
λ
1−δ
, nên với mỗi số cố
λ

định τ ∈ (0, 1) ta có


x − y − τ (A (x) − A (y))
= (1 − τ ) (x − y) + τ [(I − A) (x) − (I − A) (y)]
≤ (1 − τ ) x − y + τ (I − A) (x) − (I − A) (y)
1−δ
≤ (1 − τ ) x − y + τ
x−y
λ
=

1−τ

1−δ
λ

x−y .

Từ đây, suy ra I − τ A là ánh xạ co với hằng số 1 − τ

1−δ
.
λ

Dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến khái niệm ánh xạ co rút không
giãn theo tia cùng với một số tính chất cơ bản của nó.
Định nghĩa 1.16. Cho E là một không gian Banach và C là một tập
con lồi đóng của E . Một ánh xạ QC : E → C được gọi là
a) co rút nếu Q2C (x) = QC (x) ,

∀x ∈ E;


b) co rút không giãn nếu QC là co rút và là một ánh xạ không giãn,
tức là

QC (x) − QC (y) ≤ x − y ,

12

∀x, y ∈ E;


c) co rút không giãn theo tia nếu QC là một co rút không giãn và
thỏa mãn tính chất

QC (QC (x) + t (x − QC (x))) = QC (x) ,

∀x ∈ E, t ∈ (0; 1) .

Định nghĩa 1.17. Một tập con lồi đóng C của không gian Banach E
được gọi là:
a) co rút của E nếu tồn tại một ánh xạ co rút từ E lên C ;
b) co rút không giãn của E nếu tồn tại một ánh xạ co rút không
giãn từ E lên C ;
c) co rút không giãn theo tia của E nếu tồn tại một ánh xạ co rút
không giãn theo tia từ E lên C .
Mệnh đề 1.3. Cho E là một không gian Banach lồi đều. Khi đó, mọi
tập con lồi đóng khác rỗng C của E đều là tập co rút của E .
Ánh xạ co rút từ E lên C trong Mệnh đề 1.3 chính là phép chiếu
mêtric PC : E → C được xác định bởi


c − PC (x) = inf x − u , với mọi x ∈ C.
u∈C

Mệnh đề dưới đây khẳng định sự tồn tại ánh xạ co rút không giãn
từ không gian Banach E lên tập con lồi đóng của nó.
Mệnh đề 1.4. Cho E là một không gian Banach trơn với dim (E) ≥ 3.
Khi đó, mọi tập con lồi đóng C của E với int (C) = ∅, đều là tập con
co rút không giãn của E .
Dễ thấy rằng nếu C là một tập con lồi và đóng trong không gian
Hilbert H , thì phép chiếu mêtric PC : H → C xác định bởi x − PC x =

inf x − u với mọi x ∈ H là một ánh xạ co rút không giãn theo tia từ

u∈C

H lên C . Tuy nhiên điều này không còn đúng trong không gian Banach.
Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một số kết quả về lớp ánh xạ co rút
không giãn theo tia trên không gian Banach.
13


Mệnh đề 1.5. Mọi tập con lồi đóng khác rỗng của không gian Banach
2 chiều E , đều là tập co rút không giãn theo tia của E .
Mệnh đề 1.6. Cho E là một không gian Banach phản xạ với chuẩn khả
vi Gâteaux đều. Nếu C là một tập con co rút không giãn của E , thì C
là tập con co rút không giãn theo tia của E .
Mệnh đề 1.7. Cho E là một không gian Banach trơn và cho C là một
tập con lồi và đóng của E . Một ánh xạ QC : E → C là co rút không
giãn theo tia khi và chỉ khi


x − QC (x) , j (ξ − QC (x)) ≤ 0,

∀x ∈ E, ∀ξ ∈ C.

Nhận xét 1.4. Từ Mệnh đề 1.7 suy ra, nếu E là một không gian Banach
trơn và C là tập con co rút không giãn theo tia của E , thì ánh xạ co
rút không giãn theo tia QC : E → C là duy nhất.
Cuối cùng trong mục này, chúng tôi đề cập đến khái niệm α-đồng
bức.
Định nghĩa 1.18. Cho C là một tập con đóng, lồi, khác rỗng của không
gian Banach E . Với α > 0, một ánh xạ A : C → E được gọi là α-đồng
bức nếu với mọi x, y ∈ C , ta có

Ax − Ay, J (x − y) ≥ α Ax − Ay 2 .

1.2

Bất đẳng thức biến phân trên tập
điểm bất động của ánh xạ không giãn

1.2.1

Bất đẳng thức biến phân trong không gian Hilbert

Cho H là một không gian Hilbert thực với tích vô hướng ., . và
chuẩn . , C là một tập con lồi, đóng, khác rỗng của H , và F : H → H

14



là một ánh xạ phi tuyến. Bài toán bất đẳng thức biến phân được phát
biểu như sau: Tìm điểm u∗ ∈ C sao cho

V I (F, C) : F (u∗ ) , v − u∗ ≥ 0, ∀v ∈ C.
Nếu F là ánh xạ đơn điệu mạnh và liên tục Lipschitz trên C , thì bài
toán V I (F, C) có nghiệm duy nhất. Bài toán V I (F, C) tương đương
với phương trình điểm bất động

u∗ = PC (u∗ − µF (u∗ )) ,

(1.5)

trong đó PC là phép chiếu mêtric từ H lên C và µ > 0 là hằng số tùy ý.
Nếu F là ánh xạ đơn điệu mạnh và liên tục Lipschitz trên C và µ > 0
đủ nhỏ, thì ánh xạ được xác định bởi vế phải của (1.5) là ánh xạ co. Do
đó, nguyên lý ánh xạ co Banach bảo đảm rằng dãy lặp Picard

xn+1 = PC (xn − µF (xn )) ,
hội tụ mạnh tới nghiệm duy nhất của bài toán V I (F, C). Phương pháp
này được gọi là phương pháp chiếu. Tuy nhiên phương pháp này lại
không dễ dàng thực thi vì sự phức tạp của tập lồi C bất kỳ.
Để khắc phục nhược điểm này, Yamada đã đưa ra phương pháp
lai đường dốc nhất để giải bài toán V I (F, C). Ý tưởng của ông được
trình bày như sau: Cho C là tập điểm bất động của ánh xạ không giãn
T : H → H, tức là C = {x ∈ H : T (x) = x} . Giả sử F là ánh xạ

η -đơn điệu mạnh và κ-liên tục Lipschitz trên C . Lấy một số cố định
µ ∈ 0; 2η κ2 và dãy số thực {λn } trong (0, 1) thỏa mãn các điều kiện
sau:
(L1 ) lim λn = 0,

n

λn = ∞,

(L2 )
n

(λn − λn+1 )
= 0.
n→∞
λ2n+1

(L3 ) lim

15


Xuất phát từ một điểm ban đầu u0 ∈ H tùy ý, xác định dãy lặp {un }
bởi thuật toán:

un+1 := T un − λn+1 µF (T un ) ,

(1.6)

Yamada đã chứng minh rằng dãy {un } xác định bởi (1.6) hội tụ mạnh
tới nghiệm duy nhất của bài toán V I (F, C). Một ví dụ về dãy {λn }
thỏa mãn các điều kiện (L1 ) − (L3 ) là

λn =
1.2.2


1
,


0 < σ ≤ 1.

Bất đẳng thức biến phân trong không gian Banach


Cho E là không gian Banach thực và J : E → 2E là ánh xạ đối
ngẫu chuẩn tắc của E . Cho F : E → E là một ánh xạ. Bài toán bất
đẳng thức biến phân trong không gian Banach được nghiên cứu trong
đề tài này phát biểu như sau: tìm điểm p∗ ∈ C sao cho

F (p∗ ) , j (p∗ − p) ≤ 0 ∀p ∈ C,

(1.7)

với C = ∩∞
i=1 F ix (Ti ) và {Ti : i ≥ 1} là một họ vô hạn đếm được những
ánh xạ không giãn trong không gian Banach lồi đều E có chuẩn khả vi
Gâteaux đều.
Bài toán (1.7) với C = F ix (T ) và F : C → E ∗ là ánh xạ j ngược-đơn điệu mạnh, C là một tập con lồi đóng khác rỗng của không
gian Banach trơn E đã được Aoyama và các đồng nghiệp nghiên cứu.
Nếu đặt F = I − S , trong đó S : E → E là ánh xạ co thì bài toán

(1.7) (V I ∗ (F, F ix (T ))) có dạng V I ∗ (I − S, F ix (T )). Một ví dụ cho
bài toán (1.7) có thể kể đến, chẳng hạn, ta có thể phân tích bài toán
V I ∗ (I − S, F ix (T )), trong đó S : E → E là ánh xạ co, bài toán tìm

không điểm của toán tử j -đơn điệu, bài toán điểm bất động . . . .
Định lý 1.3. Cho E là một không gian Banach lồi đều, trơn đều cấp 2
và C là một tập con đóng, lồi, khác rỗng của E . Cho QC là một ánh xạ

16


co rút không giãn theo tia từ E vào C , cho α > 0 và A là một ánh xạ

j -đơn điệu với α−đồng bức của C với S (C, A) = ∅. Giả sử x1 = x ∈ C
và dãy (xn ) xác định bởi
xn+1 = αn xn + (1 − αn ) QC (xn − λn Axn ) ,
với mọi n = 1, 2, · · · , ở đây (λn ) là một dãy số thực dương và (αn ) là
một dãy trong [0, 1]. Nếu (λn ) và (αn ) được chọn sao cho λn ∈ a, α k 2
với một số a > 0 và αn ∈ [b, c] cho một số b, c với 0 < b < c < 1. Khi
đó {xn } hội tụ yếu đến phần tử z của S (C, A), ở đây k là hằng số trơn
cấp 2 của E .

17


Chương 2

Phương pháp lặp hiện
cho một lớp bất đẳng
thức biến phân trong
không gian Banach
Chương này nghiên cứu một số phương pháp lặp hiện giải bất đẳng
thức biến phân trên tập điểm bất động của một họ vô hạn các ánh xạ
không giãn trong không gian Banach. Các kiến thức của chương này

được viết từ bài báo [3]-[4] và một số tài liệu trích dẫn trong đó.

18


2.1

Một số phương pháp lặp giải bất đẳng
thức biến phân

Chúng ta nhắc lại bài toán bất đẳng thức biến phân được đề cập ở
Chương 1: tìm điểm p∗ ∈ C sao cho:

F (p∗ ) , j (p∗ − p) ≤ 0 ∀p ∈ C,

(2.1)

với j (p∗ − p) ∈ J (p∗ − p) .
Trong trường hợp F là ánh xạ η -j -đơn điệu mạnh và γ -giả co chặt
với η +γ > 1 và {Ti }∞
i=1 là một họ vô hạn đếm được những ánh xạ không
giãn trên không gian Banach E lồi chặt, phản xạ, thực với chuẩn khả
vi Gâteaux đều, chúng tôi trình bày phương pháp hiệu chỉnh và phương
pháp lặp ẩn để giải (2.1) với

C = ∩∞
i=1 F ix (Ti ) .

(2.2)


Trong các phương pháp này, ta xét một ánh xạ Vk được xác định
như sau

Vk = Vk1 , Vki = T i T i+1 · · · T k , T i = (1 − αi ) I + αi Ti ,
với mỗi i ≤ k , và {αi }∞
i=1 thỏa mãn những điều kiện:


αi ∈ (0, 1) và

αi < ∞.
i=1

Khi E ≡ H là một không gian Hilbert, và C = ∩N
i=1 F ix (Ti ) là họ
hữu hạn những ánh xạ không giãn Ti trên H , Bường và Dương đã đề
xuất thuật toán hội tụ mạnh sau:

xk+1 = 1 − βk0 xk + βk0 T0k Vk xk , x1 ∈ E, Vk = TNk TNk −1 · · · T1k , (2.3)
19


ở đây T0k = I − µλk F, số µ cố định và λk ∈ (0, 1) thỏa mãn những điều
kiện sau đây:

(L1)
(L2)

lim λk = 0;


k→∞


k=1

λk = ∞;

Tik = 1 − βki I+βki Ti , với i = 1, 2, · · · , N ; βki ∈ (α, β) trong đó α, β ∈
i
(0, 1) , k ≥ 0; i = 0, 1, · · · , N và βk+1
− βki → 0 khi k → ∞ với
i = 1, 2, · · · , N .
Trong trường hợp C = ∩N
i=1 F ix (Ti ), sử dụng ánh xạ Wk của Takahashi, được xây dựng bởi Tk , Tk−1 , · · · , T1 và các số thực α1 , α2 , ..., αk
với 0 < αi ≤ b < 1, i ≥ 1 sau:

Uk,k+1 = I,
Uk,k = αk Tk Uk,k+1 + (1 − αk ) I,
Uk,k−1 = αk−1 Tk−1 Uk,k + (1 − αk−1 ) I,
······ ··· ··················
Uk,2 = α2 T2 Uk,3 + (1 − α2 ) I,
Wk = Uk,1 = α1 T1 Uk,2 + (1 − α1 ) I,
Yao và các cộng sự đã nhận được kết quả sau:
Định lý 2.1. Cho H là một không gian Hilbert thực và F : H → H
là một ánh xạ L-liên tục Lipschitz và η -đơn điệu mạnh với hằng số

L, η > 0. Cho {Ti }∞
i=1 là một dãy vô hạn các ánh xạ không giãn trên H .
Giả sử λk ∈ (0, 1), thỏa mãn các điều kiện (L1) , (L2), và γk ∈ [γ, 1/2]
với một số γ dương nào đó. Khi đó, dãy {xk }∞

k=1 xác định bởi
xk+1 = (1 − γk ) Fk (xk ) + γk Wk Fk (xk ) ,

(2.4)

hội tụ mạnh đến nghiệm p∗ của bài toán (2.1)-(2.2) với điều kiện C = ∅
và Fk = I − λk F.

20


×