Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHNN – PTNT chi nhánh thị xã từ sơn – tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (740.45 KB, 27 trang )

Báo cáo thực tập

Báo cáo thực tập
\\

Đơn vị thực tập:
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chi nhánh Thị xã Từ Sơn - Tỉnh Bắc Ninh

Họ và tên

: Nguyễn Duy Tùng

MSSV

: 09A03513n

Lớp

: TD 14 - 07

SVTH: Nguyễn Duy Tùng

1

MSSV: 09A03513N


Báo cáo thực tập

MỤC LỤC


Báo cáo thực tập..................................................................................................1
Họ và tên : Nguyễn Duy Tùng............................................................................1

SVTH: Nguyễn Duy Tùng

2

MSSV: 09A03513N


Báo cáo thực tập

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Báo cáo thực tập..................................................................................................1
Họ và tên : Nguyễn Duy Tùng............................................................................1
Báo cáo thực tập..................................................................................................1
Họ và tên : Nguyễn Duy Tùng............................................................................1

SVTH: Nguyễn Duy Tùng

3

MSSV: 09A03513N


Báo cáo thực tập

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
NHNN - PTNT


NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

NHTM
NH
TH - DH
SX
KH
HĐKD
RRTD
HĐDV
SXKD
DSCV
DSTN
CP
LN
NHNN

TRIỂN NÔNG THÔN
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
NGẮN HẠN
DÀI HẠN
SẢN XUẤT
KHÁCH HÀNG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
RỦI RO TÍN DỤNG
HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
SẢN XUẤT KINH DOANH
DOANH SỐ CHO VAY
DOANH SỐ THU NỢ
CHI PHÍ

LỢI NHUẬN
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

SVTH: Nguyễn Duy Tùng

4

MSSV: 09A03513N


Báo cáo thực tập

LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ với nhiệm vụ chủ yếu
và thường xuyên là huy động tiền gửi vơí trách nhiệm hoàn trả và cho vay thực hiện
nghiệp vụ chiết khấu làm phương tiện thanh toán.
Ngân hàng được coi là huyết mạch của nền kinh tế, hoạt động của nó bao trùm
lên tất cả các hoạt động kinh tế xã hội, đây là hoạt động trung gian gắn liên với sự vận
động của toàn bộ nền kinh tế. Kinh doanh Ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc
biệt với đối tượng là tiền tệ. Ngân hàng là trung gian tài chính giữa người gửi tiền và
người vay vì vậy Ngân hàng sẽ là công cụ điều tiết hữu hiệu nền kinh tế cũng như một
số lĩnh vực phi kinh tế.Mặc dù không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế,
song với đặc điểm hoạt động riêng có của mình ngành Ngân hàng giữ một vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Cùng với sự phát triển của hệ thống Ngân hàng, NHNN & PTNT chi nhánh thị xã Từ
Sơn – tỉnh Bắc Ninh đang từng bước góp công sức của mình vào công cuộc xây dựng và
đổi mới đất nước. NHNN Từ Sơn kinh doanh theo cơ chế thị trường mở và hạch toán độc
lập trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của khách hàng, chính vì vậy khách hàng hoàn toàn có
thể yên tâm về sự an toàn và thuận tiện khi đến giao dịch tại Ngân hàng.
Là sinh viên khoa Tài chính của trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà

Nội, sau khi thực tập tại NHNN chi nhánh thị xã Từ Sơn em đã được học hỏi rất nhiều
về các văn bản quy định về hoạt động tín dụng hiện hành cũng như các nghiệp vụ tín
dụng tại Ngân hàng và bên cạnh đó em đã được vận dụng những kiến thức lý thuyết
trên ghế nhà trường vào thực tế. Trong báo cáo thực tập nà em xin trình bày những nội
dung chính sau:
Phần 1: Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi
nhánh thị xã Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh
Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHNN – PTNT chi nhánh thị xã
Từ Sơn – Tỉnh Bắc Ninh
Phần 3: Đánh giá chung, phương hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động trong thời gian tới của NHNN & PTNT chi nhánh thị xã Từ Sơn trong thời
gian tới

SVTH: Nguyễn Duy Tùng

5

MSSV: 09A03513N


Báo cáo thực tập

Phần 1: Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi
nhánh thị xã Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Agribank – Chi nhánh thị
xã Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh
NHNN – PTNT chi nhánh thị xã Từ Sơn, tiền thân là chi nhánh NHNN huyện
Tiên Sơn trực thuộc NHNN tỉnh Hà Bắc ( cũ ) theo chỉ thị 218/CT ngày 13/7/1987 của
HĐBT với nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của HĐBT. Hệ thống ngân hàng Việt
Nam đã chính thức chuyển sang hệ thống ngân hàng hai cấp là NHNN và ngân hàng

chuyên doanh. Khi đó NHNN huyện Tiên Sơn ( cũ ) được chuyển thành chi nhánh
NHNN – PTNT huyện Tiên Sơn và đặt trụ sở tại thị trấn Lim.
Thực hiện QĐ số 172/NHNN – PTNT của tổng giám đốc NHNN – PTNT Việt
Nam về việc thành lập NHNN – PTNT khu vực huyện Từ Sơn đã đi vào hoạt động.
NHNN – PTNT chi nhánh thị xã Từ Sơn là một ngân hàng quốc doanh độc lập được
phép kinh doanh trên lĩnh vực tín dụng, tiền tệ, thanh toán và dịch vụ ngân hàng, có trụ
sở đặt tại số 31, đường Trần Phú, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Tính đến thời điểm 31/12/2011 thì tổng nguồn vốn của NHNN & PTNT chi
nhánh thị xã Từ Sơn – Tỉnh Bắc Ninh lên đến 753 tỷ đồng và có tất cả 35 nhân viên
cán bộ Ngân hàng đang làm việc tại đây.
1.2. Chức năng của Ngân hàng Agribank – Chi nhánh thị xã Từ Sơn – tỉnh Bắc
Ninh
1.2.1. Trung gian tín dụng
Hoạt động của NHNN – PTNT, một mặt tập trung các khoản tiền nhàn rỗi trong
xã hội bao gồm tền của các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân và cả các cơ quan nhà
nước. Mặt khác ngân hàng dùng số tiền đó cho vay đối với các thành phần kinh tế
trong xã hội để lấy lãi. Đó chính là hoạt động trung gian tài chính quan trọng để
chuyển vốn từ người thừa vốn sang người thiếu vốn.
Chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của
NHNN – PTNT.
SVTH: Nguyễn Duy Tùng

6

MSSV: 09A03513N


Báo cáo thực tập
1.2.2. Trung gian thanh toán
Với chức năng trung gian thanh toán của mình, NHNN – PTNT đứng ra thanh

toán hộ cho khách hàng bằng cách chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác
theo yêu cầu của họ. Thông qua chức năng này Ngân hàng đóng vai trò là người “ thủ
quỹ “ cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là người giữ tiền của khách
hàng, chi tiền hộ cho khách hàng. Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì chức nằng
này của ngân hàng ngày càng được mở rộng.
Chức năng này cũng chính là cơ sở để hình thành chức năng tạo tiền của Ngân
hàng thương mại.
1.2.3. Nguồn tạo tiền
Đây là hệ quả của hai chức năng trên trong hoạt động ngân hàng: Từ một số dự
trữ ban đầu thông qua quá trình cho vay và thanh toán bằng chuyển khoản của ngân
hàng thì lượng tiền gửi mói được tạo ra và nó lớn hơn so với dự tế ban đầu gấp nhiều
lần, gọi là quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng.
Một ngân hàng sau khi nhận được một món tiền gửi, trên tài khoản tiền gửi của
khách hàng tại ngân hàng sẽ có số dư. Với số tiền này sau khi đã để lại một khoản dự
trữ bắt buộc, ngân hàng sẽ đem đi đầu tư, cho vay từ đó nó sẽ chuyển sang vốn tiền
gửi ngân hàng khác. Với vòng quay của vốn thông qua chức năng tín dụng và thanh
toán của ngân hàng thì chức năng tạo tiền của NHTM được thực hiện.
1.3. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Agribank – Chi nhánh thị xã Từ Sơn
Cơ cấu của NHNo & PTNT chi nhánh Từ Sơn được thể hiện thông qua sơ đồ :

SVTH: Nguyễn Duy Tùng

7

MSSV: 09A03513N


Báo cáo thực tập
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Agribank- Chi nhánh thị xã Từ Sơn


( Nguồn : phòng hành chính và nhân sự - Agribank Từ Sơn)
Giám đốc:
Giám đốc là người đứng đầu thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn của mình theo
đúng quy định của Pháp Luật, điều lệ của NHNN&PTNT Việt Nam, là người quyết
định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày, thực thi kế hoạch kinh
doanh hàng năm được NHNN&PTNT Việt Nam (Trụ sở chính) giao.
Phó giám đốc:
Là người giúp việc Giám đốc điều hành chung hoạt động của Chi nhánh, trực tiếp
phụ trách một số lĩnh vực nghiệp vụ theo sự phân công, uỷ quyền của Giám đốc (có
văn bản riêng) và thực hiện giải quyết công việc đột xuất do Giám đốc giao
Phòng Kế hoạch – kinh doanh.
Tham mưu cho ban Giám đốc về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh,
nghiên cứu ứng dụng các sản phậm dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh,trực tiếp quản lý

SVTH: Nguyễn Duy Tùng

8

MSSV: 09A03513N


Báo cáo thực tập
và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về kế hoạch, huy động vốn, cấp tín dụng. Hướng
dẫn và kiểm tra chuyên đề theo chỉ đạo của Ban giám đốc.
Phòng kế toán – ngân quỹ.
Tham mưu cho Ban giám đốc về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh, tổ
chức quản lý về tài chính, kế toán, ngân quỹ trong Chi nhánh.Quản lý khả năng thanh
toán, lãi suất; quản lý hoạt động thu chi về tài chính hay nghiệp vụ kinh tế của Chi
nhánh
Phòng hành chính – nhân sự.

Tham mưu cho Ban giám đốc các vấn đề về chiến lược, kế hoạch kinh doanh,
chiến lược phát triển nguồn nhân lực, các nghiệp vụ về tổ chức , nhân sự, tiền lương,
thi đua, khen thưởng và công tác hậu cần tại Chi nhánh
Phòng Dịch vụ - Marketing.
Tham mưu cho ban giám đốc về: chiến lược, kế hoạch phát triển và áp dụng các
sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh, quản lý, theo dõi và tổ chức thực hiện các
SPDV đó
Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ.
Là bộ phận chuyên trách, hoạt động độc lập, giúp Giám đốc điều hành đúng
pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng; hạn chế rủi ro trong kinh doanh,
đảm bảo tính chuẩn xác của số liệu hạch toán. Trực tiếp triển khai tác nghiệp các
nghiệp vụ về kiểm tra kiểm toán.
Các phòng giao dịch trực thuộc Ngân hàng Agribank - Chi nhánh Từ Sơn.
Chi nhánh có 03 phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh: Phòng giao dịch Đông
Ngàn, phòng giao dịch Châu Khê và phòng giao dịch Đồng Kỵ. Đây là nơi trực tiếp
gặp gỡ khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng.

Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHNN – PTNT chi
nhánh thị xã Từ Sơn – Tỉnh Bắc Ninh

SVTH: Nguyễn Duy Tùng

9

MSSV: 09A03513N


Báo cáo thực tập
2.1. Thực trạng công tác tín dụng của NHNN & PTNT chi nhánh thị xã Từ Sơn
Cũng như các chi nhánh khác của NHNN & PTNT, hoạt động chính của NHNN &NT

Từ Sơn là thực hiện huy động vốn và cho vay, bên cạnh đó NHNN &NT Từ Sơn còn
thực hiện hoạt động đầu tư và một số dịch vụ khác
2.1.1. Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn tạo ra nguồn vốn cho Ngân hàng, quyết định tới sự
phát triển và chất lượng hoạt động chung của Ngân hàng. Do đó, NHNN &NT Từ Sơn
thức hiện các hoạt động: Huy động vốn từ dân cư , doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, xã
hội và cả của các tổ chức tín dụng khác dưới dạng tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kì
hạn, tiền gửi tiết kiệm bao gồm tiền gửi có kì hạn và tiền gửi tiết kiệm không kì hạn,
kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi...
Tình hình huy động vốn trong giai đoạn 2009-2011 của NHNN & PTNN chi
nhánh Từ Sơn được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn trong giai đoạn 2009-2011 của NHNN &
PTNN chi nhánh Từ Sơn
Đơn vị: Tỷ đồng

SVTH: Nguyễn Duy Tùng

10

MSSV: 09A03513N


Báo cáo thực tập

Năm 2011
Chỉ tiêu

Tổng vốn
huy động


Số
tiền

Tỷ
trọng
(%)

753

100

Năm 2010
Số
tiền

651

Năm 2009

Tỷ
trọng
(%)

100

Số
tiền

485


2010/2009

2011/2010

Tỷ
trọng
(%)

Số
tiền

Tỷ lệ
(%)

Số
tiền

Tỷ lệ
(%)

100

166

134.23

102

115.67


Phân theo thành phần kinh tế
Tổ chức
kinh tế

194

25.76

100

15.36

57

11.75

43

175.44

94

194

Dân cư

559

74.24


551

84.64

428

88.25

123

128.74

8

104.45

Phân theo thời hạn
Không kỳ
hạn

104

13.81

105

16.13

86


17.73

19

122.09

-1

99.05

Có kỳ hạn

649

86.19

546

83.87

399

82.27

147

136.84

103


118.86

Phân theo loại tiền
VND

720

95.62

599

92.01

453

93.4

146

132.23

121

120.2

Ngoại tệ

33


4.38

52

7.99

32

6.6

20

163.5

-19

63.46

( Nguồn: báo cáo cân đối kế toán của chi nhánh NHNo & PTNT Từ Sơn)
Trong giai đoạn này việc huy động vốn của NHNN & PTNT chi nhánh thị xã
Từ Sơn diễn ra khá hiệu quả với tốc độc tăng trưởng nguồn vốn nhanh, tập trung chủ
yếu vào tiền gửi từ dân cư với thời hạn dài để đảm bảo tính ổn định vào lâu dài cho
nguồn vốn:
-

Năm 2009,tổng nguồn vốn huy động được của chi nhánh là 485 (tỷ đồng). Năm

2010,con số này tăng lên 651 (tỷ đồng), tức là tăng trưởng 34.2%. Kết thúc năm 2011,
tổng nguốn vốn chi nhánh huy động được tiếp tục tăng 15.6% lên con số 753 (tỷ
đồng).

-

Theo thời gian : lượng tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn đều tăng.

Tiền gửi có kỳ hạn tăng từ 399 (tỷ đồng) năm 2009 lên mức 546 (tỷ đồng) năm 2011.

SVTH: Nguyễn Duy Tùng

11

MSSV: 09A03513N


Báo cáo thực tập
Tiền gửi không kỳ hạn tăng từ 86 (tỷ đồng) năm 2009 lên mức 105 (tỷ đồng) năm
2011. Với mục tiêu đảm bảo tính ổn định nhưng với xu hướng tỷ trọng tiền gửi có kỳ
hạn tăng dần.
-

Theo thời gian: số lượng các loại tiền gửi đều tăng, tỷ trọng tiền gửi từ dân cứ

luôn chênh lệch khá lớn so với tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, nhưng sự chênh lệch về
tỷ trọng có xu hương giảm dần( thể hiện rõ ở bảng 2.1) . Điều này có thể giải thích là
do Từ Sơn đang trong quá trình phát triển rất mạnh,các tổ chức kinh tế,các khu công
nghiệp xuất hiện rất nhiều,nên việc tăng lên về tỷ trọng của lượng tiền gửi từ các tổ
chức kinh tế là điều sễ hiểu.
-

Phân loại tiền tệ : Lượng tiền gửi nội tệ luôn chiếm tỷ trọng rất lớn và tăng


trưởng đều qua các năm trong khi lượng tiền gửi ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu
hướng giảm dần. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này,thị trường có nhiều biến
động,ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế,làm phát tăng,đồng Việt Nam mất giá,do đó
người dân có tâm lý găm giữ ngoại tệ và ít gửi vào Ngân hàng hơn.
Nguồn vốn huy động của NHNN & PTNT chi nhánh Từ Sơn liên tục tăng trong
các năm vừa qua với tốc độ tăng trưởng khá nhanh là tín hiệu tốt cho thấy Chi nhánh
đang đi đúng hướng trong việc thực hiện các chính sách huy động vốn của mình. Với
mục tiêu tăng trưởng bền vững và lâu dài, Chi nhánh nên liên tục tiếp cận các khách
hàng mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và nắm bắt xu thế mới để thu hút thêm được
nhiều khách hàng
2.1.2. Hoạt động cho vay
Ở NHNN & PTNT, hoạt động cho vay chủ yếu diễn ra đối với khách hàng cá
nhân, chủ yếu cho vay với mục đích phát triển kinh tế gia đình và tiêu dùng. Đối với
khách hàng doanh nghiệp, hoạt động cho vay chủ yếu để doanh nghiệp thực hiện sản
xuất kinh doanh,đầu tư...
Dư âm của khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn còn kéo dài, các Ngân hàng đều
gặp những khó khăn nhất định. Không nằm ngoài tình hình chung đó, Chi nhánh
NHNN&PTNT thị xã Từ Sơn cũng gặp những vướng mắc, khó khăn nhất định. Hơn
nữa, thời điểm hiện tại, thị trường ngân hàng có dấu hiệu trở nên bão hòa, tính cạnh

SVTH: Nguyễn Duy Tùng

12

MSSV: 09A03513N


Báo cáo thực tập
tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt. Tuy vậy Chi nhánh cũng đạt được một
số thành tựu đáng được khích lệ trong công tác tín dụng.

Trong giai đoạn 2009-2011, do có sự chuyển biến lớn về cơ cấu doanh nghiệp
khi chuyển đổi sang Chi nhánh cấp I trực thuộc NHNN&PTNT Việt Nam, nên hoạt
động kinh doanh của Chi nhánh được cải thiện đáng kể. Cụ thể: Từ một Chi nhánh loại
3 trực thuộc NHNN tỉnh, bị hạn chế về chức năng, nhiệm vụ và khả năng kinh doanh,
đặc biệt là các dịch vụ NH hiện đại và quyền phán quyết tín dụng, nên dư nợ chỉ dừng
lại ở cho vay Hộ gia đình, cá nhân. Khi được nâng cấp lên Chi nhánh cấp I, trực thuộc
NHNo Việt Nam, để tạo điều kiện bước đầu cho Chi nhánh thâm nhập vào các Doanh
nghiệp, Tổ chức kinh tế trong các khu, cum Công nghiệp, NHNN&PTNT Việt Nam đã
đẩy mạnh việc hỗ trợ nguồn vốn để mở rộng tín dụng, gắn với phát triển các dịch vụ
ngân hàng hiện đại như: cho vay Xuất – Nhập khẩu, thanh toán quốc tế... . Mặt khác
với lợi thế của một NH có thâm niên lâu nhất trên địa bàn, với mối quan hệ mật thiết
với Chính quyền các cấp sở tại, NHNN&PTNT từ Sơn đã chiếm trọn lòng tin của các
Doanh nghiệp, hộ SX và nhân dân địa phương, việc điều tra cơ bản, phân tích thị
trường tiềm năng đã giúp định hướng kinh doanh của Ngân hàng luôn đi kịp với sự
phát triển của kinh tế địa phương, với phương châm: “Ngân hàng là bạn hàng của
Doanh nghiệp”. Quy mô dư nợ năm sau luôn tăng cao hơn so với năm trước, đáp ứng
ngày càng tốt nhu cầu vốn của khách hàng.

Tình hình sử dụng vốn trong giai đoạn 2009-2011 của NHNN & PTNN chi nhánh
Từ Sơn được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn trong giai đoạn 2009-2011 của NHNN & PTNN
chi nhánh Từ Sơn

SVTH: Nguyễn Duy Tùng

13

MSSV: 09A03513N



Báo cáo thực tập
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2011
Chỉ tiêu

Số
tiền

Tổng dư 1.191
nợ

Năm 2010

Tỷ
trọng
(%)

100

Số
tiền

1.116

Năm 2009

Tỷ
trọng
(%)


Số
tiền

Tỷ
trọng
(%)

100

496

100

2010/2009
Số
tiền
620

2011/2010

Tỷ lệ
(%)

Số
tiền

Tỷ lệ
(%)

225


75

106.72

Phân theo thành phần kinh tế
Tổ chức
kinh tế

357

29.97

396

35.48

82

16.53

314

482.93

-39

90.15

Cá nhân


834

70.03

720

64.52

414

83.47

306

173.91

114

115.83

Phân theo thời hạn
Ngắn
hạn

915

76.83

900


80.65

418

84.27

482

215.31

15

101.67

Trung &
dài hạn

276

23.17

216

19.35

78

15.73


138

276.92

60

127.78

Phân theo loại tiền
VND

1.092

91.69

946

84.77

478

96.37

468

197.91

146

115.43


Ngoại tệ

99

8.31

170

15.23

18

3.63

152

944.44

-71

58.24

( Nguồn: báo cáo cân đối kế toán của chi nhánh NHNo & PTNT Từ Sơn)
-

Tổng dư nợ của Chi nhánh tăng đều qua các năm. Tổng dư nợ năm 2009 đạt 496

(tỷ), năm 2010 tăng trưởng rất mạnh: 125% lên mức 1.116 (tỷ). Năm 2011 tiếp tực
tăng trưởng thêm 6.72% lên mức 1.191 (tỷ).

-

Phân theo thời gian: Trong giai đoạn 2009-2011, dư nợ ngắn hạn và dư nợ

trung,dài hạn đều tăng theo thời gian. Tuy nhiên dư nợ trung,dài hạn chiếm tỷ trọng
ngày càng lớn trong tổng nợ: từ 15.73% năm 2009 lên 19.35% năm 2010 và 23.17%
năm 2011

SVTH: Nguyễn Duy Tùng

14

MSSV: 09A03513N


Báo cáo thực tập
- Phân theo đối tượng kinh tế: mặc dù dư nợ từ dân cư luôn chiếm số lượng lớn và tỷ
trọng áp đảo. Tuy nhiên, dư nợ ở các tổ chức kinh tế cũng dần dần tăng về tỷ trọng
trong tổng dư nợ. Điều này cũng được giải thích là do khu vực Từ Sơn đang phát
triển,nhiều tổ chức kinh tế được mọc lên. Do đó, nhu cầu vay nợ từ các tổ chức kinh tế
ngày càng tăng
-

Theo đối tượng tiền tệ: dư nợ ngoại tệ luôn chiếm tỷ trọng nhỏ,tăng lên vào năm

2010,nhưng có xu hướng giảm vào năm 2011.
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa
đổi qui định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt
động ngân hàng các khoản nợ được chia làm 5 nhóm, mỗi nhóm có một tiêu chí định
tính và định lượng riêng. Dưới đây là bẳng tổng hết các nhóm nợ trong thời gian qua

của NHNN&PTNN Từ Sơn:
Bảng 2.3: Cơ cấu nợ theo nhóm giai đoạn 2009-2011 của NHNo&PTNN Từ Sơn
Đơn vị: tỷ đồng
Dư nợ

Năm 2011

Năm 2010

Năm 2009

Nhóm 1

1024.483

1101.185

490.387

Nhóm 2

151.9

9.892

0.517

Nhóm 3

1.011


0.02

4.814

Nhóm 4

0.183

0.04

0.03

Nhóm 5

13.423

4.863

0.252

Tổng cộng
Nợ xấu ( Nhóm 3,4,5)

1191
14.617

1116
4.923


496
5.096

Tỷ lệ nợ xấu

1.23%

0.44%

1.03%

(Nguồn: báo cáo tổng kết hàng năm của NHNo&PTNN Từ Sơn)
Bảng tổng kết trên cho thấy số dư các nhóm nợ từ nhóm 2 cho đến nhóm 5 là khá
thấp so với tổng dư nợ. Nhóm 2 là nhóm chiếm tỷ trọng cao thứ 2. Tuy chiếm tỷ trọng
nhỏ trong tổng dư nợ nhưng có một điều đang chú ý đó là tổng số dư các nhóm nợ từ 2
đến 5 đều tăng lên theo qua các năm, đây là điều đáng nghi ngại đối với ngân hàng.
Năm 2009 nợ nhóm 2 là 0.517 (tỷ ) thì đến năm 2010, con số này là 9.892 ( tỷ), và
năm 2011 tăng lên 151.9 tỷ. Cũng như vậy, dư nợ nhóm 5 cũng tăng lên khá nhiều, từ
0.252 (tỷ) năm 2009 tăng lên 4.863 (tỷ) năm 2010 và 13.423 ( tỷ) năm 2011. Điều này
SVTH: Nguyễn Duy Tùng

15

MSSV: 09A03513N


Báo cáo thực tập
được giải thích là do hậu quả khó khăn chung của nền kinh tế, hậu quả của lạm phát và
tiếp đến là suy giảm kinh tế. Thêm vào đó cũng một phần do sự thiếu cẩn trọng trong
công tác cho vay cũng như giám sát các khoản vay của khách hàng.

Trong giai đoạn qua, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng luôn được duy trì trong mức an
toàn, với một tỷ lệ khá thấp. Trong khi tỷ lệ nợ xấu ở mức không quá 3% được coi là
ngưỡng khá tốt trong hoạt động của ngân hàng thì nợ xấu của NHNo&PTNT Từ Sơn
năm 2009 là 5.096( tỷ) -chiếm 1.03%, năm 2010 là 4.923 (tỷ) – chỉ chiếm 0.44%. Đến
cuối năm 2011, tổng nợ xấu của ngân hàng tăng lên 14.617( tỷ), nhưng cùng với sự
tăng lên của tổng lượng tín dụng, tỷ lệ xấu chỉ chiếm 1.23% trong tổng dư nợ, một tỷ
lệ khá thấp, đáp ứng được các qui định hiện hành và đảm bảo tính an toàn cho an toàn
của ngân hàng..
2.2 . Thực trạng về hoạt động cung cấp dịch vụ của Chi nhánh.
2.2.1.Kinh doanh ngoại tệ và Thanh toán quốc tế:
Với thế mạnh nền tảng từ NHNN&PTNT tỉnh Bắc Ninh về nghiệp vụ kinh doanh
ngoại tệ và thanh toán quốc tế, nên ngay sau khi được nâng cấp, Chi nhánh thành lập
ngay bộ phận Kinh doanh ngoại hối thuộc phòng Dịch vụ Marketing, cộng với thuận lợi
từ địa bàn thị xã Từ Sơn nhỏ nhưng có 8 cụm công nghiệp, lãng nghề tập trung với gần
12.000 Doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng phát triển nên việc kinh doanh ngoại hối
và thanh toán quốc tế cho các nhu cầu về trao đổi, xuất - nhập khẩu là một trong những
hoạt động không thể thiếu. Mảng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của Chi
nhánh trong giai đoạn 2009 – 2011 đã đạt được những kết quả rất đáng chú ý:
- Tổng giá trị LC phát hành và thanh toán: 35.9 triệu USD và 17.8 triệu EUR.
- Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 36.233 ngàn USD và 1.5 triệu EUR.
2.2.2. Phát triển các sản phẩm mới:
- Dịch vụ thẻ: Tổng số thẻ phát hành đến 30/09/2011 đạt 10.732 thẻ,số dư tài khoản
đạt trên 22 (tỷ) . Thực hiện trả lương qua thẻ cho nhiều Doanh nghiệp, trong đó có
doanh nghiệp trên 600 công nhân. Phí thu từ dịch vụ này tuy không cao, nhưng đã
giúp Chi nhánh thường xuyên duy trì được một lượng tiền gửi không nhỏ từ các đối
tượng này, đồng thời giảm dần thói quen cất giữ và chi tiêu bằng tiền mặt của người
dân.

SVTH: Nguyễn Duy Tùng


16

MSSV: 09A03513N


Báo cáo thực tập
- Phát triển 10 nhóm sản phẩm mới bao gồm 150 sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện
đại. Dịch vụ Mobibanking đạt 1.144 khách hàng, tăng 913 khách hàng.
2.2.3. Hoạt động dịch vụ khác
- Triển khai đại lý bán bảo hiểm cho Công ty bảo hiểm ABIC gồm bán bảo hiểm xe
cơ giới, bảo an tín dụng năm 2011, doanh thu đạt 3 tỷ đồng.
- Đến 31/12/2011 chi nhánh đã lắp đặt 5 POS thanh toán tại các của hàng, siêu thị,
doanh số qua POS đạt 1 tỷ đồng.

2.3 Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.4.Tình hình Kết quả hoạt động kinh doanh của NH NN & PTNT chi
nhánh thị xã Từ Sơn giai đoạn 2009 – 2011.
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu

Năm

SVTH: Nguyễn Duy Tùng

Năm

Năm

17


2011/2010

2010/2009

MSSV: 09A03513N


Báo cáo thực tập

2011
1.Thu nhập lãi &
các khoản thu nhập
tương tự
2.CP lãi & các CP
tương tự
I.Thu nhập lãi
thuần
(I) = (1) – (2)
3.Thu nhập từ
HĐDV
4.CP HĐDV
II.Lãi/lỗ thuần từ
HĐDV (II) = (3)(4)
III.CP HĐ
IV.Lợi nhuận từ
HĐKD trước CP
dự phòng RRTD
(IV) = (I)+(II)-(III)
V.CP dự phòng
RRTD

VI.Tổng LN trước
thuế (VI)= (IV)(V)
VII.CP thuế thu
nhập DN
VIII.LN sau thuế
(VIII) = (VI) –
(VII)

2010

2009

Số
tiền

Tỷ lệ
(%)

Số
tiền

Tỷ lệ
(%)

207

115

75


92

180%

40

153.33%

170

103

70

67

165.05% 33

147.14%

37

8

5

29

462.5%


3

160%

12.66

7.62

5.27

5.04

60.2%

2.38

69.16%

9.5

5.89

3.14

3.61

62%

2.75


53.31%

3.16

1.73

2.13

1.43

182.66% -0.4

81.22%

2.75

1.89

1.24

0.86

145.5%

0.65

152.42%

37.41


7.84

5.89

29.57 477.17% 1.95

133.11%

5.12

3.69

1.88

1.43

138.75% 1.81

196.28%

32.29

4.15

4.01

28.14 778.07% 0.14

103.49%


8.07

1.04

1

7.03

104%

24.22

3.11

3.01

21.11 778.78% 0.1

775.96% 0.04

103.32%

(Nguồn: báo cáo tổng kết hàng năm của NHNo&PTNN Từ Sơn.)
Qua bảng trên ta có thể nhận thấy kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
trong 2 năm 2009 và 2010 khá ổn định với mức lợi nhuận sau thuế ở mức trên 3 tỷ
đồng. Sang đến năm 2011 thì con số này tăng vọt lên gấp gần 8 lần so với năm trước
đó, chủ yếu là do sự tăng lên rất nhiều của phần thu nhập từ lãi và các khoản thu tương
tự trong năm này. Điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng của chi nhánh ngày càng phát
triển và đạt hiệu quả cao.


SVTH: Nguyễn Duy Tùng

18

MSSV: 09A03513N


Báo cáo thực tập
Ngoài ra, ở cả ba năm thì thu từ lãi và các khoản thu tương tự luôn là nguồn
nhập chủ yếu của chi nhánh. Điều này cũng phần nào chứng tỏ tầm quan trọng của
hoạt động tín dụng đối với sự phát triển và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

2.4

Quy trình cho vay và bảo lãnh của Ngân Hàng

Đối tượng được Ngân hàng bảo lãnh vay vốn là doanh nghiệp nhỏ và vừa (trừ
doanh nghiệp siêu nhỏ) theo quy định của Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày
30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Doanh nghiệp được bảo lãnh vay vốn phải đảm bảo các điều kiện sau: Thuộc
đối tượng được bảo lãnh vay vốn; Có dự án đầu tư có hiệu quả, có khả năng hoàn trả
vốn vay, dự án đầu tư được Ngân hàng thẩm định và quyết định bảo lãnh theo quy
định tại Quy chế này; Có tối thiểu 15% vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư đồng
thời tại thời điểm đề nghị bảo lãnh không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.
Về phạm vi bảo lãnh vay vốn, Ngân hàng có thể bảo lãnh một phần hoặc toàn
bộ khoản vay của doanh nghiệp tại NHTM (tối đa 85% tổng mức vốn đầu tư dự án)
trên cơ sở kết quả thẩm định dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng
tài chính của các bên; bảo lãnh của Ngân hàng bao gồm nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi khoản
vay của doanh nghiệp tại NHTM.
Giới hạn bảo lãnh vay vốn được quy định cụ thể là: Mức bảo lãnh vay vốn cho

một doanh nghiệp tối đa không vượt quá 5% vốn điều lệ thực có của Ngân hàng. Đồng
thời, tổng mức bảo lãnh vay vốn của Ngân hàng cho các doanh nghiệp tối đa không
vượt quá 5 lần so với vốn điều lệ thực có của Ngân hàng.
Phí bảo lãnh vay vốn bao gồm: Phí thẩm định hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn
500.000 đồng cho một hồ sơ và được nộp cho Ngân hàng cùng với hồ sơ đề nghị; Phí
bảo lãnh vay vốn 0,5%/năm tính trên số tiền được bảo lãnh. Ngân hàng sử dụng số tiền
phí bảo lãnh thu được cụ thể là trích 75% để hình thành quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh
vay vốn và trích 25% vào thu nhập của Ngân hàng.
Về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, khi đến hạn, doanh nghiệp không trả hoặc
trả nợ không đầy đủ, NHTM xác định rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp thu
hồi nợ theo quy định. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn trả nợ mà
doanh nghiệp không trả được nợ hoặc trả không đầy đủ, đúng hạn đối với khoản vay

SVTH: Nguyễn Duy Tùng

19

MSSV: 09A03513N


Báo cáo thực tập
đang được bảo lãnh, NHTM phải có văn bản yêu cầu Ngân hàng để thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh. Sau khi nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trong thời hạn tối đa
30 ngày Ngân hàng phối hợp với NHTM áp dụng các biện pháp thu hồi và thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh theo các thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng, chứng thư bảo lãnh.
Ngoài ra, Quy chế cũng hướng dẫn các thủ tục về thời hạn hiệu lực của bảo lãnh vay
vốn, hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn, biện pháp bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh vay
vốn, trình tự và thủ tục bảo lãnh vay vốn, hợp đồng bảo lãnh vay vốn, chứng thư bảo
lãnh, chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh vay vốn, hoàn trả nợ cho Ngân hàng… Bên cạnh đó,
Quy chế quy định rõ quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng, các doanh nghiệp, NHTM

cũng như trách nhiệm của các cơ quan: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam trong việc tổ chức thực hiện.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/02/2011 và thay thế các Quyết định
số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009, số 60/2009/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Thủ
tướng Chính phủ về ban hành quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại NHTM.
Đối với các khoản bảo lãnh đã được phát hành chứng thư trước ngày Quyết định này
có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện các cam kết trong chứng thư đã ký.

Phần 3: Đánh giá chung, phương hướng và một số giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động trong thời gian tới của NHNN & PTNT chi nhánh
thị xã Từ Sơn trong thời gian tới
3.1.

Đánh giá chung

3.1.1. Kết quả đạt được:
- Đa dạng các hình thức huy động nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế và nguồn vốn dân
cư, tuyên truyền, tổ chức quảng cáo rộng rãi các hình thức huy đồng nguồn vốn của
Ngân hàng tại các điểm giao dịch.
- Thường xuyên nắm bắt tình hình diễn biến lãi suất của các Ngân hàng thương mại
trên địa bàn để điều chỉnh lãi suất huy động phù hợp, chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo

SVTH: Nguyễn Duy Tùng

20

MSSV: 09A03513N


Báo cáo thực tập

về lãi suất huy động, cho vay của NHNN, NHNN Việt Nam, nghiêm túc chấp hành sự
đồng thuận về mặt bằng lãi suất huy động trên địa bàn .
- Thực hiện khoán nguồn vốn đến các phòng, cán bộ công nhân viên chức trong toàn
Chi nhánh. Động viên khuyến khích kịp thời những cán bộ co thành tích trong huy
động vốn.
- Công tác trong năm qua được đánh giá là an toàn và có hiệu quả, qua kiểm tra đối
chiếu không có sai sót lớn, không có khách hàng sử dụng sai mục đích, không có
trường hợp cho vay vượt quá khả năng, hồ sơ cho vay được đảm bảo.
- Về công tác thu hồi nợ, thu lãi cũng được duy trì nghiêm túc, kịp thời không để nợ
xấu phát sinh.
- Việc áp dụng lãi suất cho vay được tiến hành Linh hoạt điều chỉnh kịp thời, đảm bảo
hiệu quả kinh doanh.
- Hoạt động dịch vụ đã đi vào ổn định, khẳng định được chất lượng phục vụ và đã mở
rộng được sản phẩm và khách hàng.
3.1.2. Tồn tại hạn chế:
- Nguồn vốn tăng trưởng nhưng không ổn định, nhất là tiền gửi dân cư trong năm
2011 chủ yếu huy động từ các dự án đền bù, giải phóng mặt bằng với thời gian ngắn.
- Nguồn vốn huy động ngoại tệ giảm là do lãi xuất huy động quá thấp không hấp dẫn
người gửi tiền.
- Về xử lý thu hồi nợ xấu chưa đạt yêu cầu và kế hoạch đề ra.
- Về hồ sơ cho vay một số trường hợp chưa chặt chẽ, thiếu tính logic.
- Việc áp dụng phương thức cho vay còn một vài trường hợp không phù hợp với đối
tượng, một số trường hợp định kỳ trả nợ chưa phù hợp.
- Chưa chủ động được nguồn vốn ngoại tệ để đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán quốc tế.
3.1.3. Nguyên nhân:
- Một số cán bộ tín dụng thiếu sâu sát, thẩm định chưa kỹ, thiếu sự tính tóan, nể nang
khách hàng.
- Nợ xấu phát sinh do một số khách hàng lâm vào khó khăn, hàng hoá chưa tiêu thụ
được và tài khác cũng chưa có người mua.
- Do địa bàn hẹp ít đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ hiện đại.

- Do thói quen tiêu dùng tiền mặt dẫn đến việc mở rộng dịch vụ còn khó khăn.
- Nguồn vốn huy động ngoại tệ giảm do lãi suất thấp nên không đáp ứng được nhu
cầu mở L/C của khách hàng đã ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế
3.2. Phương hướng phát triển

SVTH: Nguyễn Duy Tùng

21

MSSV: 09A03513N


Báo cáo thực tập
- Nguồn vốn:
+ Nguồn vốn nội tệ tăng trưởng 15% so đầu năm; trong đó nguồn vốn huy
động từ dân cư chiếm tỷ trọng 90%, tăng 19% so với năm 2011.
+ Nguồn vốn ngoại tệ tăng giảm 8% so đầu năm.
- Dư nợ:
+ Dư nợ nội tệ tăng trưởng từ 8% đến 10% so với đầu năm; trong đó tỷ lệ cho
vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng 22%/Tổng dư nợ.
+ Dư nợ ngoại tệ giảm 45% so với đầu năm.
+ Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt tối thiểu 75%/Tổng dư nợ.
- Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%/Tổng dư nợ.
- Thu ngoài tín dụng tăng 20%/ so với năm 2011.
- Tiền lương phấn đấu đủ cho người lao động theo quy định.
- Trích lập quĩ dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định.

3.3. Giải pháp chủ yếu thực hiện mục tiêu kinh doanh năm 2012:
3.3.1. Về nguồn vốn:
- Tập trung chỉ đạo mạnh mẽ về công tác huy động nguồn vốn, đặc biệt nguồn

vốn huy động từ dân cư, tiền gửi ngoại tệ ; Tiếp cận với các tổ chức kinh tế, tổ chức xã
hội trong và ngoài địa bàn có nguồn vốn lớn để huy động vốn.
- Thực hiện khoán chỉ tiêu huy động vốn đến tất cả các cán bộ và sử dụng kết
quả thực hiện chỉ tiêu này gắn với việc chi trả tiền lương kinh doanh V2.
- Thực hiện tốt kế hoạch triển khai đề án phát triển các sản phẩm dịch vụ Ngân
hàng nhằm phát triển thị phần, nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh, tăng thu
ngoài tín dụng và thu hút các loại nguồn vốn có lãi suất thấp.
- Thực hiện thường xuyên các chương trình dự thưởng bằng nhiều hình thức tại
chi nhánh đảm bảo ổn định được nguồn vốn huy động từ dân cư.
- Triển khai thực hiện nghiêm túc các đợt huy động dự thưởng của NHNN Việt
nam.

SVTH: Nguyễn Duy Tùng

22

MSSV: 09A03513N


Báo cáo thực tập
- Linh hoạt và kịp thời trong điều hành các hình thức huy động vốn, lãi suất huy
động, cho vay phù hợp với thị trường.
3.3.2. Về tín dụng:
- Tập trung nâng cao chất lượng tín dụng là nhiệm vụ trọng tâm năm 2012; tăng
cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ vốn đã cho vay, bảo đảm an toàn và hiệu quả vốn
đầu tư.
- Thực hiện nghiêm túc việc phân tích chất lượng tín dụng, phân tích nợ xấu,
nợ đã xử lý rủi ro, lãi tồn đọng để có biện pháp thu hồi triệt để kịp thời.
- Ưu tiên cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn, các Doanh nghiệp vừa và
nhỏ có dự án, phương án khả thi, hiệu quả kinh doanh cao, giảm dần cho vay lĩnh vực

phi sản xuất.
- Xử lý nghiêm cán bộ để sảy ra sai sót làm thất thoát vốn.
- Duy trì hoạt động của Ban thu hồi nợ tồn đọng, phân tích thực trạng nợ xấu,
xây dựng phương án xử lý cụ thể, giao chỉ tiêu thu hồi nợ tồn đọng (nợ tiềm ẩn, nợ
xấu, nợ đã xử lý rủi ro) cho từng phòng, cán bộ.
3.3.3. Phát triển sản phẩm dịch vụ:
- Tập trung nâng cao chất lượng các sản phẩm kết hợp với phát triển dịch vụ để
thu hút khách hàng.
- Tiếp tục tổ chức tuyên truyền và quảng bá sản phẩm dịch vụ mới thông qua các
hình thức phù hợp.
- Tổ chức triển khai kết nối, liên kết thanh toán với Kho Bạc nhà nước, Bảo hiểm
xã hội, Thuế, Hải quan.....qua đó để thu hút nguồn vốn, phát triển sản phẩm dịch vụ.
- Thực hiện khoán tài chính đối với các khoản thu dịch vụ.
- Động viên, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong
việc tổ chức và thực hiện phát triển sản phẩm dịch vụ.
3.3.4. Về tài chính:
- Trong thanh toán sử dụng tối đa nguồn vốn kinh doanh, tiết giảm chi phí đầu vào.
- Thực hiện giao chỉ tiêu khoán, trả lương khoán theo tháng, tập trung thu lãi theo
tháng, ổn định thu nhập, tăng nguồn vốn và đảm bảo thanh khoản.

SVTH: Nguyễn Duy Tùng

23

MSSV: 09A03513N


Báo cáo thực tập
- Thu triệt để các khoản nợ đã xử lý rủi ro năm 2011, lãi nợ tồn đọng nhằm tăng
thu nhập.

- Thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu, chống lãng phí. Nghiêm túc thực hiện chương
trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của chi nhánh đã đề ra.
3.3.5. Công tác kiểm tra, kiểm soát:
- Tiếp tục nâng cao kỷ cương, kỷ luật trong quản lý và điều hành, hạn chế xảy
ra tình trạng rủi ro trong quản lý và điều hành.
- Trong công tác tín dụng phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát trước, trong và
sau khi cho vay, nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của NHNN Việt Nam về kiểm soát,
quản lý, lưu giữ chứng từ chứng minh mục đích vay vốn.
- Thực hiện kế hoạch kiểm tra năm 2012 của NHNN Việt Nam, chi nhánh đề ra,
chấn chỉnh nghiêm túc các sai phạm sau thanh tra, kiểm tra nhất là những tồn tại trong
thẩm định các dự án và quản lý vốn vay.
- Gắn trách nhiệm đối với đội ngũ cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ trong việc
thực hiện nhiệm vụ.
3.3.6. Công nghệ thông tin:
- Nâng cao chất lượng quản trị mạng tại chi nhánh, PGD coi trọng công tác an toàn
thông tin và truyền thông.
- Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát người sử dụng trên hệ thống IPCAS
nhằm đảm bảo an toàn hệ thống.
3.3.7. Phong trào thi đua:
- Phát động các phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, năm 2011 trong toàn Chi nhánh,
khen thưởng kịp thời cho tập thể và cá nhân hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đã đề ra.
- Tổ chức sơ kết các phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, biểu dương, tuyên truyền
các gương điển hình tiên tiến.
- Động viên cán bộ công nhân viên thực hiện tốt công tác từ thiện xã hội do NHNN
Việt Nam và các tổ chức xã hội phát động.
- Làm tốt công tác thi đua khen thưởng.

SVTH: Nguyễn Duy Tùng

24


MSSV: 09A03513N


Báo cáo thực tập

KẾT LUẬN
Thị xã Từ Sơn vốn là huyện nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh nằm cận Thủ đô Hà
Nội. Nhiều đời nay các làng xã của Từ Sơn rất năng động trong mở mang nghề để phát
triển kinh tế. Ở Ðồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc có nghề làm đồ gỗ mỹ nghệ. Xã Châu
Khê, Ðình Bảng có nghề gia công sắt thép. Nghề dệt ở Tân Hồng, nghề xây dựng ở
Ðồng Nguyên, Tương Giang...
Ðến nay, trên địa bàn thị xã đã có 14 cụm công nghiệp, làng nghề và đa nghề
với tổng diện tích gần 400 ha. Có 464 doanh nghiệp đang sản xuất ổn định thu hút 18
nghìn lao động tại chỗ và các tỉnh lân cận. Sự hình thành và phát triển các cụm công
nghiệp, làng nghề ở Từ Sơn góp phần thúc đẩy, mở rộng quy mô sản xuất cả chiều
rộng và chiều sâu.
Điều này cho thấy nhu cầu vốn để phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh của
các làng nghề là rất lớn. Nên tín dụng với các làng nghề hiện nay thể hiện là một thị
trường đầy tiềm năng mà các tổ chức tín dụng trong tỉnh cần hướng tới. Với định
hướng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã Từ Sơn là
luôn đa dạng đối tượng tín dụng để từ đó chiếm lĩnh thị trường tín dụng trong tỉnh.
Nên mở rộng tín dụng làng nghề được chi nhánh rất quan tâm.
Với định hướng đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công
nghiệp, để mục tiêu trở thành hiện thực Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm. Đóng
góp chung vào sự phát triển của nền công nghiệp nước nhà, có một phần không nhỏ
của các làng nghề truyền thống, chính vì vậy trong những năm qua ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh đã không ngừng
mở rộng tín dụng đối với làng nghề truyền thống trong địa bàn tỉnh, góp phần đáng kể
vào sự phát triển chung của nước nhà. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, nên em đã mạnh

dạn viết đề tài: “Phát triển cho vay làng nghề truyền thống tại chi nhánh ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh.”

SVTH: Nguyễn Duy Tùng

25

MSSV: 09A03513N


×