Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần tự động hóa tân phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.91 KB, 19 trang )

Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Phần 1
Tổng quát chung về Công ty Cổ phần Tự động hóa Tân Phát.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Tên gọi doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Tự động hóa Tân Phát.
Tên giao dịch quốc tế: Tan Phat automation joint stock company.
Tên viết tắt: TAN PHAT.SJC
Địa chỉ trụ sở chính: Km 2 + 500 đường Phan Trọng Tuệ - Tam Hiệp –
Thanh Trì – Hà Nội.
Điện thoại: (04) 36857776

Fax: 0436857775

Website: www.tanphat.com

Email:

Giấy chứng nhận kinh doanh số: 0102051282 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư
Phát Triển thành phố Hà Nội cấp ngày 16/ 10/ 2006
Vốn điều lệ: 6.000.000.000 đồng
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
1.2.1. Ngành nghề kinh doanh của công ty
Tư vấn, thiết kế,cung cấp thiết bị, chuyển giao công nghệ cho đến các dịch
vụ bảo hành, bảo trì các thiết bị ô tô, xe máy dài hạn theo hệ thống quản lý chất
lượng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000 và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường ISO
14000:2004.
Danh mục các ngành của công ty:
+ Thoát nước và xử lý nước thải


+ Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
+ Sản xuất thiết bị dây dẫn các loại.
+ Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí
+ Hoàn thiện các công trình xây dựng
+ Thiết bị đào tạo, dạy nghề: thủy lực- khí nén, điện lanh, CNTT, máy điện
và điện công suất, điện dân dụng và tự động hóa, điện – điện tử, truyền thông và
mạng, điện công nghiệp, cơ điện tử và điều khiển quá trình.....

SV: Đinh Thị Thơm

1

Mã SV : 09D13010N


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

1.2.2. Tình hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty ( phụ lục số 1)
-

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty bao gồm:
Giám đốc Công ty:là người giữ vai trò lãnh đạo chung toàn công ty, chịu

trách nhiệm trước Nhà Nước và pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và
hoạt động tài chính của công ty.
Phó giám đốc:Tham mưu, tư vấn cho giám đốc về các dự án phát triển
kinh doanh trước mắt và lâu dài.
Các phòng ban gồm:

- Phòng hành chính tổng hợp: Phụ trách việc hành chính sự nghiệp như
quản lý con dấu, hồ sơ chứng từ.
- Phòng kinh tế - kế hoạch đầu tư: có chức năng trợ giúp cho tổng giám đốc
trong công tác quản lý kế hoạch, công tác và quản lý kinh tế trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng hành chính - nhân sự: có chức năng tham mưu cho tổng giám đốc
về công tác: tổ chức bộ máy kinh doanh, công tác cán bộ, lao động…Quản lý thực
hiện công tác hành chính, quản trị và phục vụ tạo điều kiện thuận lợi cho các
phòng ban đơn vị.
- Phòng kế toán: có chức năng giúp việc cho giám tổng giám đốc về tổ chức
quản lý thực hiện công tác hạch toán kế toán, tài chính, thống kê theo quy định của
Nhà nước. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của công
ty theo pháp luật.
- Cửa hàng giới thiệu sản phẩm: có nhiệm vụ phát triển hệ thống cung cấp
của công ty rộng khắp trong thành phố và mở rộng ra các tỉnh, thành phố lân cận,
thiết kế và triển khai các dự án quảng cáo, mở rộng thương hiệu.
1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm (2011,
2012):
Nhìn vào bảng kết qua hoạt động sản xuất kinh doanh( phụ lục số 2) ta thấy:
Doanh thu của công ty trong 2 năm 2011 và năm 2012 liên tục tăng lên, chứng tỏ
tình hình kinh doanh – dịch vụ của công ty có xu hướng ngày càng đi lên mặc dù
nền kinh tế của thế giới có những biến động mạnh. Doanh thu năm 2012 là
25.060.800.000 tăng 74,4% so với doanh thu năm 2011.Tổng lợi nhuận trước
SV: Đinh Thị Thơm

2

Mã SV : 09D13010N



Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

thuế năm 2012 là 9.732.945.280 tăng 77,5% so với năm 2011. Lợi nhuận sau thuế
TNDN năm 2012 là 7.287.440.800 tăng 86,6% so với năm 2011.
Từ những số liệu phân tích trên, chúng ta đều nhận thấy tình hình kinh
doanh của công ty ngày một tăng trưởng và phát triển hơn. Đó là việc mở rộng quy
mô hoạt động, trang bị các thiết bị máy móc mới để nâng cao chất lượng sản phẩm
và đặc biệt là nhờ sự quản lý hiệu quả của Ban giám đốc mà lợi nhuận tăng, đời
sống của cán bộ công nhân viên đươc nâng cao. Công ty ngày một phát triển,
không ngừng trau dồi kỹ thuật mới. Đây là một điều đáng hoan nghênh.

SV: Đinh Thị Thơm

3

Mã SV : 09D13010N


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Phần 2
Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán tại
công ty cổ phần tự động hóa Tân Phát
2.1 Tổ chức công tác kế toán tại công ty ( phụ lục số 3)
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung tức là
toàn bộ công tác kế toán được tập trung tại phòng kế toán của công ty.



Kế toán trưởng: Là người có quyền cao nhất tại phòng kế toán, giúp

giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính của công ty ; kí
duyệt các kế hoạch, quyết toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm và chịu trách
nhiệm trước giám đốc về số liệu có liên quan.


Kế toán viên: Có nhiệm vụ ghi chép phản ánh kịp thời và chính xác

tình hình kinh doanh của công ty. Chịu trách nhiệm kế toán chi tiết, cập nhật chứng
từ hàng ngày có liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phản ánh tình hình
hiện có và biến động tăng giảm trong kì của các nghiệp vụ kế toán.


Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm nắm giữ và cấp phát tài chính của công ty;

có nhiệm vụ chi tiền mặt khi có quyết định của lãnh đạo và thu tiền vốn vay của
các đơn vị; theo dõi ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình tăng
giảm và tồn trong quỹ.


Thủ kho: Thực hiện toàn bộ công việc kế toán phát sinh tại kho hàng

công ty, hàng tháng lập báo cáo kế toán gửi về phòng kế toán của công ty.
2.2 Đặc điểm của công tác kế toán tại công ty
Chế độ kế toán: công ty áp dụng quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày
14/09/2006 của Bộ tài chính.
Hình thức kế toán: công ty đang sử dụng hình thức “ Sổ nhật ký chung”.

(Phụ lục số 4)
Hình thức tổ chức kế toán: tập trung.
Kỳ kế toán: hoạt động dịch vụ của công ty diễn ra thường xuyên, liên tục do
đó kỳ hạch toán là quý nhưng trong 1 số đơn đặt hàng kết thúc sớm nên kỳ kế toán
là tháng.

SV: Đinh Thị Thơm

4

Mã SV : 09D13010N


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường
xuyên, trị gía hàng xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
Phương pháp khấu hao TSCĐ: công ty áp dụng thông tư 203/200/TT-BTC
khấu hao TSCĐ ban hành ngày 20 tháng 10 năm 2009. Khấu hao theo phương
pháp đường thẳng.
Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
Đơn vị tiền tệ sử dụng hạch toán là: VNĐ
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc là ngày 31/12 dương lịch
hàng năm.
2.3 Tổ chức công tác kế toán và phương pháp kế toán các phần hành kế toán
chủ yếu
2.3.1 Kế toán vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền là một bộ phận sản xuất kinh doanh thuộc tài sản lưu động
của công ty được hình thành chủ yếu trong quá trình bán hàng và trong các quan hệ
thanh toán.
Theo chế độ kế toán hiện hành, kế toán vốn bằng tiền sử dụng các chứng từ
sau:
- Phiếu thu

- giấy báo có

- Phiếu chi

- giấy thanh toán tạm ứng

- giấy báo nợ

- giấy đề nghị thanh toán tạm ứng

TK sử dụng:
- TK 111: “ tiền mặt” phản ánh thu, chi và hiện có của tiền mặt tại công ty.
- TK 112: “ tiền gửi ngân hàng” theo dõi toàn bộ các khoản tiền mà công ty
gửi tại ngân hàng, kho bạc nhà nước hoặc các công ty tài chính.
Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản liên quan như TK 152, 153, 156,….
2.3.1.1 Phương pháp kế toán chi tiết tiền mặt
* Kế toán biến động tình hình tăng tiền mặt

SV: Đinh Thị Thơm

5

Mã SV : 09D13010N



Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

VD: Phiếu thu số 03 ngày 17/03/2012, thu hồi khoản vốn đầu tư ngắn hạn
cho phân xưởng tư nhân Toàn Thắng số tiền 1.000.000 VND. Kế toán hạch toán
như sau:
Nợ TK 111: 1.000.000
Có TK 121: 1.000.000
*Kế toán tình hình giảm tiền mặt
VD: Phiếu chi tiền mặt ngày 10/07/2012 xuất quỹ để mua 500m dây thép
định hình để dùng cho sản xuất với số tiền 10.768.000 VNĐ, VAT 10%. Kế toán
hạch toán như sau:
Nợ TK 154:

10.768.000

Nợ TK 133(1):

1.076.800

Có TK 111:

11.844.800

2.3.1.2 Phương pháp kế toán chi tiết TGNH
VD: Ngày 03/08/2012 công ty trả cho KH 13.000.000 đ bằng TGNH nhưng
chưa nhận được giấy báo Có của NH. Kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 113: 13.000.000
Có TK 112: 13.000.000
2.3.2 Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
Vật tư của DN là loại tài sản dự trữ thuộc tài sản ngắn hạn được sử dụng cho
hoạt động sản xuất kinh doanh như nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, phụ
tùng thay thế…
- NVL là đối tượng lao lao động, thuộc tài sản dự trữ được dùng cho sản
xuất kinh doanh của DN.
- CCDC là những tư liệu lao động chưa đủ tiêu chuẩn để xếp vào TSCĐ.
Theo chế độ kế toán hiện hành, kế toán NVL và CCDC sử dụng các chứng
từ sau:
- Phiếu nhập kho

- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm.

- Phiếu xuất kho

- Bảng kê mua hàng

- Giấy đề nghị xuất kho

- Hóa đơn GTGT

SV: Đinh Thị Thơm

6

Mã SV : 09D13010N



Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

• K ế toán chi tiết NVL, CCDC
Kế toán chi tiết NVL, CCDC theo phương pháp thẻ song song
- Tại kho: thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất vật tư,
CCDC về số lượng.
- Tại phòng kế toán: kế toán mở thẻ kế toán chi tiết cho từng vật liệu,
CCDC. Thẻ này tương tự thẻ kho nhưng theo dõi cả về mặt giá trị.
2.3.2.1 Kế toán nhập kho NVL, CCDC
Tài khoản sử dụng:
- TK 151: Hàng mua đang đi đường
- TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
- TK 153: Công cụ, dụng cụ
VD: Ngày 25/03/2012 công ty nhập kho 20 mạch điện tử của công ty Mai
Hưng tổng thanh toán là 22.000.000 VND, thuế suất 10% đơn vị chưa trả tiền.
Ngày 01/04/2012 công ty kiểm kê nhập kho đầy dủ và thanh toán cho công ty Mai
Hưng. Kế toán hạch toán như sau:
+ Vì cuối tháng 4/2012 hàng chưa về:
Nợ TK 151: 20.000.000
Nợ TK 133(1): 2.000.000
Có TK 331( Mai Hưng): 22.000.000
+ 01/04/2012 hàng về nhập kho:
Nợ TK 152: 20.000.000
Có TK 151: 20.000.000
+ Kế toán phản ánh số tiền đã thanh toán cho công ty Mai Hưng:
Nợ TK 331( Mai Hưng): 22.000.000
Có TK 111:


22.000.000

2.3.2.2 Kế toán xuất kho NVL, CCDC
NVL: Công ty tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước – xuất trước.
Giá xuất kho NVL = ( Giá NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ) / ( Lượng gốc
NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ).

SV: Đinh Thị Thơm

7

Mã SV : 09D13010N


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

VD: Ngày 05/05/2012 xuất kho 10 máy diều hòa không khí cho Big C Long
Biên với trị giá là 100.098.000 VND. Kế toán hạch toán:
Nợ TK 154(1): 100.098.000
Có TK 152: 100.098.000
CCDC:
- Đối với CCDC dùng 1 lần cho SXKD kế toán hạch toán vào TK 154(4)
- Đối với CCDC được phân bổ nhiều lần, kế toán hạch toán vào bên Nợ TK
142 ( trong 1 năm tài chính), TK 242 ( liên quan tới 2 năm tài chính). Tất cả ghi Có
TK 153.
VD: Công ty xuất 100 ốc vít để lắp đặt máy điều hòa cho khách sạn Hoa
Hồng trị giá là 1.092.000 VND. Kế toán hạch toán:
Nợ TK 154(4) : 1.092.000

Có TK 153: 1.092.000
2.3.3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Hiện nay công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Cuối tháng, căn
cứ vào số ngày làm việc thực tế của các nhân viên trong công ty, kế toán thành lập
bảng lương cho từng người:
Lương cơ bản = Ltt x hệ số lương

Tiền lương tháng = đơn giá tiền lương x Ntt
Lương thực lĩnh = tiền lương + các khoản phụ cấp – các khoản giảm trừ
Trong đó: Ltt : Mức lương tối thiểu ( Ltt = 1.050.000đ)
Ntt : số ngày công làm việc thực tế
- TK sử dụng: + TK 334: Phải trả cho người lao động
+ TK 338: Phải trả phải nộp khác
- Chứng từ sư dụng: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, phiếu chi
hưởng BHXH, bảng thanh toán BHXH……

SV: Đinh Thị Thơm

8

Mã SV : 09D13010N


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

VD: Ngày 30/10/2012, công ty thanh toán tiền lương cho chị Đặng Mai
Quỳnh – nhân viên phòng kế toán.
Lương cơ bản: 1.050.000 x 2,34 = 2.457.000 đ/tháng

Lương phụ cấp: 300.000 đ
Đơn giá lương 2.457.000 / 26 = 94.500 đ/ ngày
Số ngày làm việc thực tế : 26 công
Như vậy tổng thu nhập thực tế trong tháng 10 của chị Quỳnh là:
94.500 x 26 + 300.000 = 2.757.000 đ
Kế toán định khoản:
Nợ TK 642(1) : 2.757.000
Có TK 334: 2.757.000
- Các khoản trích theo lương:
+ BHXH: - 17% x lương cơ bản, tính vào chi phí kinh doanh của DN
- 7% x lương cơ bản, trừ vào lương công nhân viên
+ BHYT: - 3% x lương cơ bản, tính vào chi phí kinh doanh của DN
- 1,5% x lương cơ bản, trừ vào lương công nhân viên.
+ BHTN: - 1% x lương cơ bản, tính vào chi phí kinh doanh của DN
- 1% x lương cơ bản, trừ vào lương công nhân viên
+ KPCD: trích 2% trên lương thực tế, tính vào chi phí kinh doanh của DN.
Theo ví dụ trên các khoản mà chị Quỳnh phải nộp là:
BHXH = 2,34 x 1.050.000 x 7% = 171.990
BHYT = 2,34 x 1.050.000 x 1,5% = 36.855
BHTN = 2,34 x 1.050.000 x 1% = 24.570
Kế toán định khoản:
Nợ TK 642(1) :

565.110

Nợ TK 334:

233.415

Có TK 338:


798.525

2.3.4 Kế toán tài sản cố định
TSCĐ của công ty bao gồm:

SV: Đinh Thị Thơm

9

Mã SV : 09D13010N


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

- TSCĐ dùng cho văn phòng: máy vi tính, máy in, bàn ghế,...
- TSCĐ dùng cho sản xuất: máy tiện, máy phun sơn…
Đánh giá TSCĐ: theo quy định hiện hành hạch toán TSCĐ phải phản ánh
theo ba chỉ tiêu sau: Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại.
Nguyên giá TSCĐ = Gía mua thực tế phải trả + các khoản thuế + các chi phí
liên quan.
Gía trị hao mòn: là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản do tham
gia sản xuất kinh doanh.
Gía trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ – Số hao mòn lũy kế của
TSCĐ.
Theo chế độ hiện hành, kế toán TSCĐ được sử dụng các chứng từ sau:
- Biên bản giao nhận TSCĐ


- Biên bản thanh lý TSCĐ

- Biên bản đánh giá lại TSCĐ

- Biên bản kiểm kê TSCĐ

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Tài khoản sử dụng:
- TK 211: TSCĐ hữu hình
- TK 213: TSCĐ vô hình
- TK 214: Khấu hao TSCĐ
• Phương pháp tính khấu hao: việc tính khấu hao được tính theo phương
pháp đường thẳng.
+ Mức trích khấu hao năm của TS = nguyên giá của TSCĐ: số năm sử dụng.
+ Mức trích khấu hao tháng của TSCĐ = Mức trích khấu hao của TSCĐ: 12
tháng.
• Kế toán chi tiết tăng TSCĐ:
VD: Tháng 09/2012, công ty mua 1 bộ máy tính để phục vụ cho phòng kế
toán, nguyên giá 10.500.000đ. Dự định sử dụng trong 5 năm, công ty đã thanh toán
bằng TGNH. Kế toán hạch toán:
BT1:

Nợ TK 211:

10.500.000

Nợ TK 133(2):

1.050.000


SV: Đinh Thị Thơm

10

Mã SV : 09D13010N


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Có TK 112: 11.550.000
Mức trích khấu hao = Nguyên giá TSCD/ Thời gian sử dụng ( Năm)
Mức trích khấu hao của xe máy tháng 9: 10.500.000 / ( 5x12) = 175.000đ
BT2:

Nợ TK 642(1) : 175.000
Có TK 214: 175.000



Kế toán chi tiết giảm TSCĐ:

TSCD của công ty giảm chủ yếu do nhượng bán và thanh lý.
VD: Ngày 05/07/ 2012 công ty nhượng bán 1 ô tô tải như sau: NG:
22.500.000đ, đã khấu hao hết 13.020.000đ. Công ty bán được 8.000.000đ( thuế
suất thuế GTGT 10%). Chi phí nhượng bán là 900.000đ, công ty đã trả bằng tiền
mặt. Kế toán định khoản:
+ Ghi giảm TSCD:


Nợ TK 214:

13.020.000

Nợ TK 811:

9.480.000

Có TK 211: 22.500.000
+ Chi phí phát sinh trong quá trình nhượng bán:
Nợ TK 811:

900.000

Nợ TK 133(1):

90.000

Có TK 111: 990.000
+ Thu do bán ô tô:

Nợ TK 111: 8.800.000
Có TK 711:

8.000.000

Có TK 333(1): 800.000
* Kế toán khấu hao TSCĐ:
Hao mòn TSCĐ là phần giảm sút trong quá trình sử dụng TSCĐ cả về
giá trị và gía trị sử dụng.

Có 3 phương pháp tính khấu hao TSCĐ:
+ Phương pháp khấu hao đường thẳng( Phương pháp bình quân, tuyến tính,
cố định)

SV: Đinh Thị Thơm

11

Mã SV : 09D13010N


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh( phương pháp
khấu hao nhanh)
+ Phương pháp khấu hao theo số lượng( sản lượng) sản phẩm.
VD: Hàng tháng, công ty trích khấu hao cho chiếc ô tô con mua ngày
26/03/2009 để phục vụ sản xuất kinh doanh số tiền là 3.256.123 VNĐ. Kế toán
định khoản:
Nợ TK 154(6) : 3.256.123
Có TK 214: 3.256.123
* Kế toán SCL TSCD:
SCL là để khôi phục lại năng lực sản xuất của TSCD do nó bị hỏng nặng,
hoặc để nâng cấp, cải tạo TSCD.
VD: DN trích trước chi phí SCL là 50.000.000đ để SCL TSCD dùng vào sản
xuất sản phẩm. Trong kỳ DN tiến hành SCL: CPNL 10.000.000đ, CPCCDC
5.000.000đ, CPNC 20.000.000đ, chi phí khác bằng tiền 10.000.000đ. Công việc
sửa chữa hoàn thành và bán cho bộ phận sản xuất: Kế toán hạch toán:

BT1:

Nợ TK 154:

50.000.000

Có TK 335:
BT2:

50.000.000

Nợ TK 241(3): 45.000.000
Có TK 152: 10.000.000
Có TK 153: 5.00.000
Có TK 334: 20.000.000
Có TK 111: 10.000.000

BT3.

Nợ TK 335: 45.000.000
Có TK 241(3): 45.000.000

BT4. Vì trích trước > chi phí thực tế:

Nợ TK 335: 5.000.000
Có TK 154: 5.000.000

SV: Đinh Thị Thơm

12


Mã SV : 09D13010N


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

2.3.5 Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm
Đối tượng kế toán tập hợp CPSX của công ty được xác định là: các đơn đặt
hàng của các công ty, các chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất sản phẩm. Toàn
bộ các chi phí phát sinh đó được mở sổ theo dõi chi tiết trên các TK 154.
2.3.5.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
VD: Phiếu chi ngày 16/04/2012 dùng để thanh toán tiền ốc vít phục vụ cho
sản xuất cầu nâng 4 trụ với số tiền 2.130.000 VNĐ, VAT 10%. Kế toán hạch toán:
Nợ TK 154(1):

2.130.000

Nợ TK 133(1):

213.000

Có TK 111: 2.343.000
2.3.5.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Việc trả lương được tiến hành trong tháng dựa trên số ngày làm việc thực tế
tại DN. Hàng ngày, kế toán tiền lương có nhiệm vụ theo dõi và chấm công cho
những công nhân sản xuất tại phân xưởng. Cuối tháng, kế toán tiền lương sẽ tính
lương để trả cho bộ phận công nhân sản xuất này.
VD: Cuối tháng 01/2012 theo bảng tính lương phải trả cho cán bộ công

nhân phân xưởng là 30.458.000 VNĐ. Kế toán định khoản:
BT1:

Nợ TK 154(2): 30.458.000
Có TK 334: 30.458.000

BT2:

Nợ TK 154(2): 7.005.340
Nợ TK 334: 2.893.510
Có TK 338: 9.898.850
- TK 338(2): 609.160
- TK 338(3): 7.309.920
- TK 338(4): 1.370.610
- TK 338(9): 609.160

2.3.5.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
- Chi phí nhân viên phân xưởng – TK 154(41): Bao gồm tiền lương, phụ
cấp, các khoản trích theo lương của cán bộ kỹ thuật,…

SV: Đinh Thị Thơm

13

Mã SV : 09D13010N


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội


- Chi phí dụng cụ sản xuất – TK 154(43): Bao gồm các chi phí về công cụ,
dụng cụ…
VD: Ngày 4/03/2012 xuất dùng 1 chiếc máy khoan dùng cho phân xưởng
sản xuất trị giá 1.243.000, phân bổ 6 tháng. Kế toán định khoản:
BT1:

Nợ TK 142: 1.243.000
Có TK 153: 1.243.000

BT2: Khi phân bổ chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 154(43): 207.167
Có TK 142: 207.167
-

Chi phí khấu hao TSCĐ: Đối tượng khấu hao là máy móc, thiết bị,

nhà cửa,….
VD: DN tính và phân bổ khấu hao cho chiếc máy cắt kim loại mua ngày
4/10/2010 trị giá 10.398.000 ( phân bổ khấu hao trong 1 năm):
Nợ TK 154(44): 866.500
Có TK 214: 866.500
-

Chi phí dịch vụ mua ngoài – TK 154(47): Bao gồm tiền điện, tiền

nước, tiền điện thoại….
VD: Căn cứ hóa đơn GTGT tháng 03/2012, tiền điện của phân xưởng sản
xuất là 3.498.000 VNĐ, VAT 10%, công ty thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán định
khoản như sau:

Nợ TK 154(47): 3.498.000
Nợ TK 133(1): 349.800
Có TK 111: 3.847.800
2.3.5.4 Kế toán tính gía thành sản phẩm
Khi tập hợp đầy đủ các chi phí, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm:
Tổng

giá

CP sản xuất

CP sản xuất

thành thực tế = của SPDD đầu + phát sinh trong -

CP sản xuất SPDD

cuối kỳ
của SP
kỳ
kỳ
Giá thành đơn vị thực tế = Tổng giá thành thực tế / Khối lượng( số lượng)
sản phẩm thực tế nhập kho.
SV: Đinh Thị Thơm

14

Mã SV : 09D13010N



Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

VD: Ngày 19/05/2012 Hợp đồng lắp đặt 50 máy điều hòa cho tòa nhà
Vincom Hà Nội được thanh toán với số tiền theo tổng giá thanh toán là
68.366.364( VAT 10%) & KH đã thanh toán qua TKNH để trả cho DN. Kế toán
căn cứ vào biên bản nghiệm thu, quyết toán được duyệt giữa 2 bên để hạch toán &
kết chuyển DT và các khoản chi phí phát sinh liên quan tới hợp đồng:
BT1: Nợ TK 131:

68.366.364

Có TK 511:

62.151.240

Có TK 333(11): 6.215.124
BT2:

+

Nợ TK 112: 68.366.364
Có TK 131: 68.366.364

+ Kết chuyển DT:

Nợ TK 511:
Có 911:


+ Kết chuyển giá vốn:

62.151.240
62.151.240

Nợ TK 911: 32.140.252
Có TK 632: 32.140.252

+ Kết chuyển chi phí QLDN: Nợ TK 911: 12.650.000
Có TK 642: 12.650.000
+ Kết chuyển lãi: Nợ TK 911: 17.360.000
Có TK 421: 17.360.000

SV: Đinh Thị Thơm

15

Mã SV : 09D13010N


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Phần 3
Thu hoạch, nhận xét và đề xuất về tổ chức công tác kế toán tại
công ty cổ phần tự động hóa Tân Phát.
3.1 Thu hoạch
Qua 2 tháng thực tập tại công ty CP tự động hóa Tân Phát đã đem lại cho e
thêm nhiều hiểu biết về thực tế công tác kế toán tại công ty cũng như các phương

pháp hạch toán và cách hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đối với loại hình
DN mà lâu nay em còn nhiều bỡ ngỡ.
3.2 Nhận xét
Với đội ngũ cán bộ gồm các kỹ sư, Kỹ thuật viên am hiểu về lĩnh vực thiết
kế máy các thiết bị kỹ thuật cùng với việc sử dụng công nghệ máy móc thiết bị
hiện đại. Công ty ngày đã càng khẳng định thế mạnh của mình trên thị trường: là
một nhà cung cấp thiết bị cơ khí, điện & viễn thông, đồ dùng học tập….và là đối
tác tin cậy của các hãng ô tô lớn trên khắp vùng, miền đất nước.
Là sinh viên thực tập tại phòng kế toán của công ty CP tự động hóa Tân
Phát trong thời gian thực tập không nhiều cũng với những kiến thức tiếp nhận được
trong nhà trường em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhận xét về ưu điểm,
nhược điểm cần khắc phục trong công tác kế toán:
3.2.1 Ưu điểm:
* Về hình thức sổ kế toán: công ty áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung. Đây
là hình thức tương đối đơn giản hơn nữa công ty đã sử dụng phần mềm kế toán
trên máy vi tính nên thuận tiện trong việc sử dụng và phù hợp với hoạt động sản
xuất của công ty.
* Về bộ máy kế toán: được tổ chức khoa học, mọi nghiệp vụ kế toán được
đưa về phòng kế toán xử lý, mỗi kế toán kiêm nhiệm một phần hành công việc cụ
thể từ đó có thể phát huy được tính chủ động, sáng tạo cho công việc.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức với một cơ cấu gọn nhẹ, chặt chẽ
xây dưng theo kiểu quan hệ trực tuyến.

SV: Đinh Thị Thơm

16

Mã SV : 09D13010N



Báo cáo thực tập



Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Về hệ thống chứng từ sổ sách: đầy đủ, hợp lý, hợp pháp. Hệ thống kế

toán trong công ty đã ứng dụng máy vi tính trong quá trình làm sổ sách bằng phần
mềm. Do đó giảm nhẹ khối lượng công việc ghi chép của nhân viên kế toán mà
vẫn cung cấp thông tin kịp thời chính xác, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh doanh.
3.2.2 Tồn tại
Ý kiến 1: Hiện nay công ty không thực hiện khoản trích trước dự phòng phải
thu khó đòi. Trong trường hợp nếu khách hàng không có khả năng thanh toán,
doanh nghiệp đã nhiều lần đòi nợ nhưng không đòi được thì sẽ làm giảm doanh thu
trong kỳ và có thể ảnh hưởng tới kế hoạch, chiến lược hoạt động kinh doanh của
công ty trong tương lai.
Ý kiến 2: Công ty chưa áp dụng chiết khấu thương mại đối với những khách
hàng mua với số lượng lớn và chiết khấu thanh toán đối với những khách hàng
thanh toán trước hạn.
3.3 Đề xuất:
* Để đảm bảo đúng chế độ ban hành về mức trích lập dự phòng, để không có
sự ảnh hưởng lớn tới doanh thu trong kỳ, công ty nên tiến hành trích trước khoản
dự phòng phải thu khó đòi.
- Cuối năm( cuối kỳ kế toán), căn cứ vào thực tế số Nợ phải thu khó đòi,
công ty trích lập dự phòng phải thu khó đòi:
Nợ TK 642(2)
Có TK 139
-


Cuối năm, mức trích lập được xác định:
Nợ TK 139
Có TK 711
Nếu doanh nghiệp đã dùng mọi biện pháp nhưng vẫn không thu hồi

được số nợ, DN xóa sổ khoản nợ khó đòi:
Nợ TK 139: nếu đã lập dự phòng.
Nợ TK 642: nếu chưa lập dự phòng
Có TK 131, 138 ( chi tiết cho từng đối tượng)
- Nếu DN đã xóa sổ nhưng khách hàng lại hoàn trả :
Nợ TK 111, 112
Có TK 711
SV: Đinh Thị Thơm

17

Mã SV : 09D13010N


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Đồng thời ghi đơn : Có TK 004
- Nếu DN quyết định bán khoản nợ cho công ty mua bán nợ :
Nợ TK 111, 112: số tiền thu được
Nợ TK 139:
phần chênh lệch chưa thu được
Có TK 131 ( Chi tiết cho từng đối tượng)
• Công ty cần thực hiện nhiều hơn về khoản chiết khấu thương mại cho

những khách hàng mua với số lượng lớn hoặc thanh toán trước hạn. Đó là 1 chiến
lược thu hút khách hàng và khuyến khích việc thanh toán tiền hàng trước hạn nhằm
tránh tình trạng chiếm dụng vốn và những rủi ro nợ khó đòi.
• Doanh nghiệp bố trí cho công nhân nghỉ phép đều đặn trong năm. Nên cần
trích trước một khoản tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất để đảm bảo cho
giá thành không bị đột biến.
- Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch tiến hành trích trước tiền lương nghỉ
phép cho công nhân sản xuất:
Nợ TK 642
Có TK 335
- Khi thực tế phát sinh tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân:
Nợ TK 335
Có TK 334
Cuối năm điều chỉnh số trích trước theo số thực tế phải trả.

SV: Đinh Thị Thơm

18

Mã SV : 09D13010N


Báo cáo thực tập

Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

MỤC LỤC
Phần 1.............................................................................................................................................1
Tổng quát chung về Công ty Cổ phần Tự động hóa Tân Phát..................................................1
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty....................................................................1

1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh...............................................................................1
1.2.1. Ngành nghề kinh doanh của công ty..............................................................................1
1.2.2. Tình hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty ( phụ lục số 1)..........................2
1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm (2011, 2012):................2
Phần 2.............................................................................................................................................4
Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán tại............................................................................4
công ty cổ phần tự động hóa Tân Phát........................................................................................4
2.1 Tổ chức công tác kế toán tại công ty ( phụ lục số 3)............................................................4
2.2 Đặc điểm của công tác kế toán tại công ty...........................................................................4
2.3 Tổ chức công tác kế toán và phương pháp kế toán các phần hành kế toán chủ yếu.............5
2.3.1 Kế toán vốn bằng tiền.................................................................................................5
2.3.1.1 Phương pháp kế toán chi tiết tiền mặt.....................................................................5
2.3.1.2 Phương pháp kế toán chi tiết TGNH......................................................................6
2.3.2 Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ..................................................................6
2.3.2.1 Kế toán nhập kho NVL, CCDC...............................................................................7
2.3.2.2 Kế toán xuất kho NVL, CCDC ...............................................................................7
2.3.3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. ........................................................8
2.3.4 Kế toán tài sản cố định....................................................................................................9
2.3.5 Kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm......................................................13
2.3.5.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .................................................13
2.3.5.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp..........................................................13
2.3.5.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung.................................................................13
2.3.5.4 Kế toán tính gía thành sản phẩm............................................................................14
Phần 3...........................................................................................................................................16
Thu hoạch, nhận xét và đề xuất về tổ chức công tác kế toán tại.............................................16
công ty cổ phần tự động hóa Tân Phát......................................................................................16
3.1 Thu hoạch...........................................................................................................................16
3.2 Nhận xét..............................................................................................................................16
3.2.1 Ưu điểm:.......................................................................................................................16
3.2.2 Tồn tại...........................................................................................................................17

3.3 Đề xuất:...............................................................................................................................17

SV: Đinh Thị Thơm

Mã SV : 09D13010N



×