Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

TÌNH HÌNH THỰC tế tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN và bộ máy kế TOÁN tại CÔNG TY cổ PHẦN MAY đáp cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.14 KB, 30 trang )

Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Báo cáo tốt nghiệp

PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐÁP CẦU
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần may Đáp Cầu.
1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty.
Tiền thân của Công ty may Đáp Cầu là Xí nghiệp may X – 200, được thành
lập ngày 2/2/1967. Từ việc sản xuất sản phẩm may mặc phục vụ cho Quốc phòng
chuyển sang sản xuất hàng may mặc xuất khẩu theo hướng gia công từ bông
vải...Xí nghiệp may X-200 đã từng bước phát triển cả về số lượng cũng như chất
lượng sản phẩm, quy mô sản xuất, nâng cấp thiết bị nhà xưởng và nâng cao trình
độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Ngày 31/1/1994 Xí nghiệp may X-200
được đổi tên thành Công ty cổ phần may Đáp Cầu. Với sự cố gắng vươn lên, Công
ty đã liên tục là đơn vị hoàn thành các chỉ tiêu nhà nước giao cho và đạt được một
số thành tích đáng kể. Trong dịp kỷ niệm 27 năm ngày thành lập, Công ty đã vinh
dự được đón nhận Huân chương lao động hạng nhì do nhà nước trao tặng. Ngày
24/12/2002 ngoài đón nhận chứng chỉ ISO 9001.Với những gì đã và đang đạt được
của Công ty ta có thể thấy được Công ty đã có sự phát triển nổi bật, sản lượng hàng
hoá hàng năm tăng nhanh, đời sống người lao động được nâng lên, bảo đảm việc
thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
Tên Công ty: Công ty cổ phần may Đáp Cầu
Mã số thuế: 2500427530
Địa chỉ: Thị Trấn Gia Khánh - Huyện Bình Xuyên - Tỉnh Vĩnh Phúc.
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần may Đáp Cầu.
Công ty cổ phần may Đáp Cầu chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc có
chất lượng cao theo đơn đặt hàng của khách hàng trong và ngoài nước. Trải qua 5
lần đổi tên, nhiều lần chuyển địa điểm, hôm nay Công ty cổ phần may Đáp Cầu đã
trưởng thành lớn mạnh, trở thành một thương hiệu mạnh trong ngành may mặc,
khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế, sản phẩm của Công ty đã


có mặt rộng khắp cả nước và xuất khẩu đi nhiều nước Châu Âu, Châu Mỹ, Nhật
Bản, Hàn Quốc...đóng góp tích cực vào ngành dệt may Việt Nam.
Kim Thị Hằng Nga – 8CD 10699 - KT 25


Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Báo cáo tốt nghiệp

1.2 Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm của Công ty cổ phần may
Đáp Cầu ( Phụ lục 01 )
Nguyên vật liệu chính nhận từ kho theo từng chủng loại mà phòng kỹ thuật
đã yêu cầu theo từng mặt hàng. Vải được đưa và nhà cắt, đánh dấu và cắt thành
bán sản phẩm sau đó chuyển cho bộ phận may. Tại đó các tổ may được chia thành
nhiều công đoạn: may cổ, may tay, ghép thân….Bước cuối cùng của dây chuyền
may là hoàn thành sản phẩm. Các sản phẩm may xong thì sử dụng nguyên vật liệu
phụ là: cúc, kim, chỉ…Khi đã hoàn thành các sản phẩm được chuyển xuống bộ
phận là và cuối cùng là đóng gói và nhập kho thành phẩm
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần may Đáp Cầu ( Phụ lục 02 )
* Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban.
● Tổng Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty, có nhiệm vụ điều hành chung mọi
hoạt động của Công ty. Tổng Giám Đốc là người có thẩm quyền cao nhất, chịu
trách nhiệm trước pháp luật, nhà nước về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.
● Giám đốc kỹ thuật: Phụ trách sản xuất kỹ thuật có nhiệm vụ tham mưu cho
Tổng Giám đốc việc vận hành chỉ đạo sản xuất, quản lý lao động, quản lý kỹ thuật
và chất lượng sản phẩm.
● Giám đốc tài chính: Có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng Giám đốc chỉ đạo công
tác tổ chức nhân sự, chỉ đạo công tác an ninh trật tự và an toàn trong doanh nghiệp.
● Phòng hành chính nhân sự: Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về công tác quản
lý lao động, thực hiện các chế độ đối với người lao động. Quản lý, sử dụng, cân đối

nguồn lao động hiện có của Công ty.
● Phòng Tài chính Kế toán: Tham mưu về các chế độ quản lý tài chính tiền tệ và
thực hiện công tác xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, hạch toán kế toán theo
hệ thống tài chính. Quản lý tài chính tiền tệ thu chi của Công ty.
● Phòng Kế hoạch & Đầu tư - xuất nhập khẩu: Tham mưu cho lãnh đạo Công
ty công tác đầu tư xuất nhập khẩu, xây dựng kế hoạch sản xuất. Thực hiện kế
hoạch điều độ sản xuất, tiến độ sản xuất và giao hàng.

Kim Thị Hằng Nga – 8CD 10699 - KT 25


Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Báo cáo tốt nghiệp

● Phòng Kỹ thuật công nghệ: Tham mưu cho Ban Giám đốc về các giải pháp để
thực hiện tốt công tác kỹ thuật trong từng công đoạn của quá trình sản xuất và các
biện pháp quản lý định mức tiêu hao nguyên vật liệu, vật tư. Thực hiện công nghệ
và áp dụng tiến bộ KH- KT trong nước và quốc tế.
● Phòng Quản lý chất lượng: Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về các biện pháp
nâng cao chất lượng sản phẩm. Lập kế hoạch quản lý chất lượng sản phẩm và
chương trình triển khai sản xuất, quá trình cắt may, hoàn thiện, đóng gói.
● Phân xưởng cơ điện: Tham mưu cho lãnh đạo Công ty các giải pháp đầu tư máy
móc thiết bị, xây dựng phương án về quản lý các quy trình kỹ thuật, an toàn thiết bị
có điện, hướng dẫn vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng và điều động máy móc, thiết bị.
1.4. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong hai năm 20112012 ( Phụ lục 03 )
Doanh thu bán hàng trong năm 2012 đã tăng lên 31% tương ứng
2.928.520.669 đồng, các khoản giảm trừ doanh thu trong năm 2012 không có
chứng tỏ sản phẩm của Công ty đạt chất lượng tốt, có uy tín. Lợi nhuận gộp về
bán hàng vì vậy mà tăng lên 136% tương ứng 1.632.732.613 đồng. Doanh thu hoạt

động tài chính là toàn bộ các khoản thu từ hoạt động tài chính. Tiền gửi ngân hàng
giảm xuống làm cho khoản lãi từ hoạt động này giảm, so với năm 2011 thì năm
2012 giảm 2% giảm đi 2.371.568 đồng. Trong khi đó năm 2011 các khoản chi phí
tài chính là 227.770.415 đồng thì tới năm 2012 đã giảm đi 77% tương đương
176.242.999 đồng. CPBH và CPQLDN cũng tăng lên do Công ty có thêm nhiều
đơn đặt hàng nên chi phí cho nhân công và bán hàng tăng. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh tăng 1030% tăng lên 23.827.027 đồng cho thấy việc kinh doanh
đang phát triển tốt của Công ty. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng từ 4.619.443 đồng
lên 30.834.891 đồng tăng lên 548% tức là 26.215.448 đồng. Công ty nên duy trì
việc kinh doanh đều đặn như hiện nay.

Kim Thị Hằng Nga – 8CD 10699 - KT 25


Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Báo cáo tốt nghiệp

PHẦN 2: TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ
TOÁN VÀ BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐÁP CẦU
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần may Đáp Cầu
2.1.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Xuất phát từ quy mô đặc điểm bố trí sản xuất Công ty áp dụng hình thức kế
toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại Phòng Tài chính kế toán
từ khâu ghi chép đến tổng hợp báo cáo, kiểm tra kế toán.
2.1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ( Phụ lục 04 )
● Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chỉ đạo hướng dẫn toàn bộ công tác kế toán
và cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế cho Phó Tổng Giám đốc kinh tế.
● Kế toán nguồn vốn, thanh toán: Hàng tháng tổng hợp các phiếu thu, phiếu chi,
giấy báo có, giấy báo nợ vào các sổ theo dõi. Quản lý việc thanh toán nội bộ, thanh

toán với khách hàng và là người đại diện bên giao dịch với ngân hàng.
● Kế toán vật tư, tính giá thành sản phẩm: Chịu trách nhiệm theo dõi các loại
nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, hàng ngày đối chiếu số liệu thu được với kho.
Tổng hợp các chi phí trong toàn Công ty, tính giá thành sản phẩm.
● Kế toán tiền lương và BHXH: Có nhiệm vụ thanh toán tiền lương và BHXH
theo đúng chế độ, hàng tháng lập bảng phân tích lương và bảng phân bổ.
● Kế toán TSCĐHH và khấu hao TSCĐHH: Theo dõi tình hình tăng, giảm
TSCĐHH, tính và trích khấu hao cho các đối tượng sử dụng.
● Thủ quỹ kiêm thủ kho: Trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý lượng tiền mặt có tại
quỹ của Công ty và số lượng vật tư hiện có tại kho.
2.2 Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại Công ty cổ phần may Đáp
Cầu.
- Công ty cổ phần may Đáp Cầu đang áp dụng theo quyết định số 15/2006 QĐ BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC.
- Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.
- Kỳ kế toán áp dụng: Theo quý
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt nam đồng ( VNĐ ).
Kim Thị Hằng Nga – 8CD 10699 - KT 25


Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Báo cáo tốt nghiệp

- Hình thức ghi sổ kế toán áp dụng: Theo hình thức Chứng từ ghi sổ. ( Phụ lục 05 )
- Phương pháp kê khai thuế giá trị gia tăng: Theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp xác định giá trị vật tư, thành phẩm hàng hóa xuất kho: Theo
phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
2.3 Tổ chức công tác kế toán và phương pháp kế toán một số phần hành kế

toán chủ yếu tại Công ty cổ phần may Đáp Cầu.
2.3.1 Kế toán vốn bằng tiền.
2.3.1.1 Kế toán tiền mặt.
● Chứng từ sử dụng:
- Phiếu thu, phiếu chi, bảng kiểm kê quỹ.
● Tài khoản sử dụng:
- TK 111 " Tiền mặt ". Ngoài ra còn các TK liên quan: TK 112, TK 152, TK 153…
● Sổ sách kế toán sử dụng:
- Sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết, chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái.
● Phương pháp kế toán
Ví dụ 1: Ngày 20/12/2012 PT 036 rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, số
tiền 130.000.000 đồng. Kế toán ghi ( Phụ lục 06 )
TK 111: 130.000.000 đ
Có TK 112: 130.000.000 đ
Ví dụ 2: Ngày 25/12/2012 PC 112 chi tạm ứng cho Ông Lê Văn Nam, phòng kỹ
thuật số tiền 200.000 đồng để sửa đường ống nước. Kế toán ghi ( Phụ lục 07 )
Nợ TK 141(Ông Nam): 200.000 đ
Có TK 111(Ông Nam): 200.000 đ
2.3.1.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng
● Chứng từ sử dụng:
- Giấy báo nợ, giấy báo có, bảng sao kê của Ngân hàng, các chứng từ gốc: Ủy
nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc chuyển khoản…
Kim Thị Hằng Nga – 8CD 10699 - KT 25


Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Báo cáo tốt nghiệp

● Tài khoản sử dụng:

- TK 112 " Tiền gửi ngân hàng ”. Ngoài ra, các TK liên quan:TK 111, TK 211,
TK133, TK 138, TK 331..
● Sổ sách kế toán sử dụng:
- Sổ chi tiết, sổ tiền gửi NH, chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái.
● Phương pháp kế toán
Ví dụ 1: Ngày 21/11/2012 giấy báo có số 5324, Công ty Mai Hoa thanh toán tiền
hàng, số tiền 233.218.000 đồng, kế toán ghi: ( Phụ lục 08 )
Nợ TK 112 (Cty mai Hoa): 233.218.000 đ
Có TK 131 (Cty mai Hoa): 233.218.000 đ
Ví dụ 2: Ngày 02/12/2012 Ủy nhiệm chi số 200, thanh toán tiền hàng cho Công ty
TNHH Pháp Việt, số tiền 115.690.000 đồng. Kế toán ghi ( Phụ lục 09 )
Nợ TK 331 (Cty Pháp Việt): 115.690.000 đ
Có TK 112 (Cty Pháp Việt): 115.690.000 đ
2.3.2 Kế toán nguyên vật liệu
2.3.2.1 Đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu
- Sản phẩm của Công ty rất đa dạng: Từ áo mơ mi, áo vest, áo khoác, quần áo trẻ
em do đó nguyên vật liệu của Công ty sử dụng rất đa dạng và phong phú. Nguyên
vật liệu được phân loại thành hai loại:
+ Nguyên vật liệu chính: Vải, bông, xốp
+ Nguyên vật liệu phụ: Chỉ may, cúc, kim, khóa
2.3.2.2 Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu
● Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho
Trị giá vốn

=

Giá mua

+


Chi phí vận

-

Các khoản

NVL nhập kho
( chưa thuế )
chuyển, bốc dỡ
chiết khấu
Ví dụ: Ngày 09/11/2012 Công ty mua 1000m vải thô của Công ty Hoa Mai, giá
mua chưa thuế GTGT là 25.000đ/m. Chi phí vận chuyển hàng về kho là 200.000
đồng đã trả bằng tiền mặt. Công ty chưa thanh toán tiền.
Trị giá nhập kho vải kaki = ( 1000 x 25000 ) + 200.000 = 25.200.000 đ
Kim Thị Hằng Nga – 8CD 10699 - KT 25


Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Báo cáo tốt nghiệp

● Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho
- Công ty áp dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ:
Đơn giá bình

=

quân cả kỳ dự trữ
Trị giá vốn thực tế


Giá thực tế tồn đầu kỳ + giá thực tế nhập trong kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ + số lượng nhập trong kỳ
=
Đơn giá bình quân
x
Số lượng vật tư

vật tư xuất kho
xuất kho
Ví dụ: Ngày 11/12/2012 Mua 2000m vải Kaki của Công ty TNHH Hải Minh, giá
mua chưa thuế GTGT 10% là 23.000 đồng. Công ty chưa thanh toán tiền hàng.
- Ngày 26/11/2012 Mua 3000m vải kaki của Công ty Dệt 8-3, giá mua chưa thuế
GTGT 10% là 22.000 đồng. Công ty chưa thanh toán tiền hàng
- Ngày 02/12/2012 Xuất 2000m vải kaki cho phân xưởng 1 để sản xuất sản phẩm.
Giá đơn vị bình

2000 x 23000 + 3000 x 22000
=
22.400 đ
2000 + 3000
quân vải kaki
Ngày 02/12: trị giá vật liệu xuất dùng = 2000 x 22.400 = 44.800.000 đ
=

2.3.2.3 Kế toán tổng hợp tăng giảm nguyên vật liệu
● Chứng từ kế toán sử dụng:
- Hóa đơn giá trị gia tăng, PNK, PXK, bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu.
● Tài khoản sử dụng:
- TK 152 " Nguyên liệu,vật liệu ". Ngoài ra còn các TK liên quan: TK 111, TK
133, TK 142, TK 621…

● Sổ sách kế toán sử dụng:
- Sổ chi tiết, chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái.
● Phương pháp kế toán:
* Kế toán tổng hợp tăng nguyên vật liệu:
Ví dụ: Ngày 06/11/2012 PNK 113, mua 3.500m vải kaki của Công ty TNHH Nam
Sơn, giá mua chưa thuế 19.600.000 đồng/m, thuế suất 10% . Công ty chưa thanh
toán tiền.Kế toán ghi: (Phụ lục 10)
Nợ TK 152: 75.000.000 đ
Nợ TK 1331: 7.500.000 đ

Kim Thị Hằng Nga – 8CD 10699 - KT 25


Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Báo cáo tốt nghiệp

Có TK 331 (Cty TNHH Nam Sơn): 82.500.000 đ
* Kế toán tổng hợp giảm nguyên vật liệu:
Ví dụ: Ngày 11/12/2012 PXK 017 xuất 1000 vải kaki cho phân xưởng 1 để sản
xuất sản phẩm. Kế toán ghi: ( Phụ lục 11 )
Nợ TK 621: 22.400.000 đ
Có TK 152: 22.400.000 đ
2.3.3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
2.3.3.1 Kế toán tiền lương
- Hình thức trả lương: Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian.
Lương tối thiểu + Phụ

Lương


cấp(nếu có)
Số ngày công thực
x
26
tế làm việc
Ví dụ: Tính lương tháng 11 cho nhân viên sản xuất Trần Hà My, phân xưởng 1. Số
tháng

=

ngày công thực tế làm việc 24 ngày. Lương cơ bản 2500.000.Không có phụ cấp.
Lương
tháng

=

2.500.000đ
26

x

24

=

2.307.692đ

● Chứng từ sử dụng:
- Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền lương,
bảng thanh toán tiền thưởng, giấy đi đường, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ.

● Tài khoản sử dụng:
- TK 334 " Phải trả người lao động’. Ngoài ra còn các TK liên quan: TK 111, TK
112, TK 622, TK 627, TK 641…
● Sổ sách sử dụng:
- Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết TK 334, sổ cái TK 334
● Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Ngày 30/12/2012 Tính lương cho bộ phận sản xuất PX1, số tiền
237.800.000 đồng. Kế toán ghi ( Phụ lục 12 )
Nợ TK 622: 237.800.000 đ
Kim Thị Hằng Nga – 8CD 10699 - KT 25


Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Báo cáo tốt nghiệp

Có TK 334: 237.800.000 đ
2.3.3.2 Kế toán các khoản trích theo lương
● Nội dung các khoản trích
- Tỷ lệ trích BHXH là 24%. Trong đó Công ty trích 17%, người lao động đóng 7%.
- Tỷ lệ trích BHYT là 4,5%. Công ty trích 3%, còn người lao động đóng góp 1,5%.
- Tỷ lệ trích KPCĐ là 2% được Công ty trích tính vào chi phí sản xuất.
- Tỷ lệ trích BHTN là 2%. Công ty trích 1% còn người lao động đóng 1%.
● Chứng từ sử dụng:
- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
● Tài khoản sử dụng:
- Kế toán sử dụng tài khoản 338 " Phải trả, phải nộp khác ".
Trong đó: TK 3382 " KPCĐ ", TK 3383 " BHXH ", TK 3384 " BHYT ", TK 3389
" BHTN "
- Ngoài ra còn các tài khoản liên quan: TK 111, TK 112, TK 622, TK 627…

● Sổ sách sử dụng:
- Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết TK 338, sổ cái TK 338.
● Phương pháp kế toán:
Ví dụ : Ngày 30/12/2012 tính BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN cho bộ phận sản xuất
PX1, Kế toán ghi: ( Phụ lục 12 )
BT1 : Nợ TK 622 : 54.694.000 đ
Có TK 338 : 54.694.000 đ
- TK 3382 : 4.756.000 đ
- TK 3383 : 40.426.000 đ
- TK 3384 : 7.134.000 đ
- TK 3389 : 2.378.000 đ
BT2 : Nợ TK 334 : 22.591.000 đ
Có TK 338 : 22.591.000 đ
- TK 3383 : 16.646.000 đ
Kim Thị Hằng Nga – 8CD 10699 - KT 25


Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Báo cáo tốt nghiệp

- TK 3384 : 3.567.000 đ
- TK 3389 : 2.378.000 đ
2.3.4 Kế toán tài sản cố định
2.3.4.1 Đặc điểm và phân loại TSCĐ
- TSCĐ trong Công ty chủ yếu là TSCĐHH như : Nhà xưởng, văn phòng, máy
móc thiết bị, máy may…phục vụ trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm.
2.3.4.2 Nguyên tắc đánh giá TSCĐ
- Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá TSCĐHH và theo giá trị còn lại của TSCĐHH.
● Đánh giá theo nguyên giá TSCĐHH

Nguyên giá
TSCĐHH

Giá mua chưa thuế
=

( đã trừ CKTM,

Các khoản thuế
+ không được hoàn lại

GGHB)

( nếu có )

Chi phí liên
+

quan trực
tiếp khác

Ví dụ 1: Ngày 25/11/2012, Công ty mua 5 bộ máy tính Pen IV 1.4 GB, giá mua ghi
trên hoá đơn GTGT (bao gồm cả thuế VAT 5%) là 38.111.640 đồng và 5 bộ Máy
tính Intel Celeson 733 GHZ là: 29.229.690 đồng. Chi phí vận chuyển 1.500.000đ
Nguyên giá TSCĐHH = 67.341.330 + 1500.000 = 68.841.330 đồng
● Đánh giá TSCĐHH theo giá trị còn lại
Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn
Ví dụ 2: Ngày 13/12/2012, Công ty thanh lý một máy là hơi. Nguyên giá
35.995.620 đồng, giá trị hao mòn luỹ kế là: 17.695.620 đồng
Giá trị còn lại = 35.995.620 - 17.695.620 = 18.300.0003 đồng

2.3.4.3 Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ
● Chứng từ sử dụng:
- Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản bàn giao TSCĐ sửa
chữa lớn hoàn thành, biên bản đánh giá lại TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ.
● Tài khoản sử dụng:
- TK 211 “ TSCĐHH ”. Ngoài ra còn các TK liên quan: TK 111, TK 112, TK 331..
● Sổ sách sử dụng:
Kim Thị Hằng Nga – 8CD 10699 - KT 25


Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Báo cáo tốt nghiệp

- Sổ chi tiết TSCĐHH, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, chứng từ ghi sổ, sổ cái.
● Phương pháp kế toán:
+ Kế toán tổng hợp tăng TSCĐHH:
Ví dụ 1: Ngày 25/12/2012 Mua xe nâng XG 75 của Công ty DT và TM Bách Gia,
đã trả bằng tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi: ( phụ lục 13 )
Nợ TK 211: 52.300.000 đ
Nợ TK 133(2): 5.230.000 đ
Có TK 112: 57.530.000 đ
+ Kế toán tổng hợp giảm TSCĐHH:
Ví dụ 2: Ngày 14/11/2012 Công ty nhượng bán 16 chiếc Bàn là treo HYS6.
Nguyên giá 59.396.448 đ, giá trị hao mòn luỹ kế: 35.061.720đ. Giá nhượng bán là:
18.000.000đ (gồm cả thuế GTGT 5%). Chi phí sửa chữa tân trang là 1.050.000đ cả
thuế GTGT 5%. Người mua trả bằng tiền gửi ngân hàng. Căn cứ vào biên bản
thanh lý số 05,phiếu chi số 1002, kế toán ghi:
BT1: Xoá sổ nhượng bán
Nợ TK 214: 35.061.720 đ

Nợ TK 811: 24.334.728 đ
Có TK 211: 59.396.448 đ
BT 2: Phản ánh số tiền thu hồi từ nhượng bán tài sản trên
Nợ TK 112: 18.000.000 đ
Có TK 711: 17.100.000 đ
Có TK 333(1): 900.000 đ
BT3: Chi phí nhượng bán, doanh nghiệp đã chi bằng tiền mặt
Nợ TK 811:

997.500 đ

Nợ TK 133(1): 52.500 đ
Có TK 111:

1.050.000 đ

2.3.4.4 Kế toán khấu hao TSCĐ
● Chứng từ sử dụng:
- Thẻ TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao.
Kim Thị Hằng Nga – 8CD 10699 - KT 25


Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Báo cáo tốt nghiệp

● Tài khoản sử dụng:
- TK 214 “ Hao mòn TSCĐ ” và các TK liên quan: TK 641, TK 642, TK 627…
● Phương pháp kế toán:
- Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng

Mức khấu hao bình
quân năm
Mức khấu hao bình
quân tháng

=

Giá trị phải trích khấu hao
Số năm sử dụng

=

Mức khấu hao bình quân năm
12 tháng

Ví dụ: Công ty mua một TSCĐ (mới 100%) với giá ghi trên hoá đơn là 120 triệu
đồng, chi phí vận chuyển 2 triệu đồng, chi phí lắp đặt 3 triệu đồng. Biết rằng
TSCĐ có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian sử dụng doanh nghiệp dự kiến là
10 năm. Tài sản được đưa vào sử dụng vào ngày 1/1/2013.
Nguyên giá tài sản cố định = 120 triệu + 2 triệu+ 3 triệu = 125 triệu đồng
Mức trích khấu hao trung bình năm = 125 triệu : 10 năm =12,5 triệu đồng
Mức trích KH trung bình tháng = 12,5 triệu đồng : 12 tháng = 1,04 triệu đồng
BT1: Nợ TK 211: 125.000.000 đ
Nợ TK 133(2): 12.500.000 đ
Có TK 331: 137.500.000 đ
BT2: Nợ TK 214: 1.040.000 đ
Có TK 627: 1.040.000 đ
2.3.5 Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
2.3.5.1 Kế toán doanh thu
● Chứng từ sử dụng:

- Hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu xuất kho, phiếu thu, các chứng từ thanh toán: Séc
chuyển khoản, séc thanh toán, ủy nhiệm thu…
● Tài khoản sử dụng:

Kim Thị Hằng Nga – 8CD 10699 - KT 25


Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Báo cáo tốt nghiệp

- TK 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ “. Ngoài ra còn các TK liên
quan: TK 111, TK 112, TK 131, TK 333…
● Sổ sách sử dụng:
- Sổ chi tiết bán hàng, sổ cái tài khoản, sổ chi tiết TK có liên quan.
● Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Ngày 26/11/2012 Bán quần kaki cho đại lý Mạnh Hải, theo HĐGTGT số
0001012 tổng giá thanh toán chưa thuế là 110.000.000 đồng, thuế GTGT 10%. Đại
lý Mạnh Hải chấp nhận thanh toán nhưng chưa trả tiền. Kế toán ghi: ( Phụ lục 14 )
Nợ TK 131 (MH): 110.000.000 đ
Có TK 511: 100.000.000 đ
Có TK 333(11): 10.000.000 đ
2.3.5.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
● Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho và các chứng từ liên quan
● Tài khoản sử dụng:
- TK 521 “ Giảm giá hàng bán ”, TK 532 “ Hàng bán bị trả lại ”, TK 521 “ Chiết
khấu thương mại ”. Ngoài ra còn các TK liên quan: TK 632, TK 333, TK 156…
● Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Ngày 05/12/2012 đại lý Mạnh Hải phát hiện một số sản phẩm bị lỗi không
đúng quy cách nhưng vẫn chấp nhận số hàng trên nếu Công ty giảm giá, trị giá lô

hàng 15.000.000 đồng. Công ty chấp nhận giảm giá cho Đại lý. Kế toán ghi:
Nợ TK 521: 15.000.000 đ
Nợ TK 333(11): 1.500.000 đ
Có TK 131: 16.500.000 đ
2.3.5.3 Kế toán giá vốn hàng bán
● Chứng từ sử dụng:
- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, phiếu giao hàng, thẻ kho.
● Tài khoản sử dụng:
- TK 632 “ giá vốn hàng bán”. Ngoài ra còn các TK liên quan: TK 152, TK 155…
● Sổ sách sử dụng:
Kim Thị Hằng Nga – 8CD 10699 - KT 25


Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Báo cáo tốt nghiệp

- Sổ chi tiết TK 632, sổ chi phí sản xuất kinh doanh, sổ cái TK 632.
● Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Ngày 26/11/2012 PXK 235 xuất quần kaki bán cho đại lý Mạnh Hải. Kế
toán ghi:
Nợ TK 632: 74.800.000 đ
Có TK 156: 74.800.000 đ
2.3.5.4 Kế toán chi phí bán hàng
● Chứng từ sử dụng:
- Phiếu chi, bảng thanh toán lương nhân viên, hóa đơn dịch vụ mua ngoài.
● Tài khoản sử dụng:
- TK 641 “ Chi phí bán hàng ”. Ngoài ra còn các TK liên quan: TK 152, TK 133…
● Sổ sách sử dụng:
- Sổ chi tiết TK 641, sổ cái TK 641, sổ chi phí sản xuất kinh doanh.

● Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Ngày 29/11/2012 tính khấu hao TSCĐ cho bộ phận bán hàng , số tiền
5.000.000. Kế toán ghi:
Nợ TK 641(4): 5.000.000 đ
Có TK 214: 5.000.000 đ
2.3.5.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
● Chứng từ sử dụng:
- Phiếu chi, bảng phân bổ tiền TL, bảng phân bổ KH, hóa đơn dịch vụ mua ngoài.
● Tài khoản sử dụng:
- TK 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp ” .Ngoài ra, các TK liên quan: TK 111,
TK 334, TK 214, TK 111…
● Sổ sách sử dụng:
- Sổ chi tiết tài khoản 642, sổ cái tài khoản 642, sổ chi phí sản xuất kinh doanh.
● Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Ngày 19/12/2012 PC 201 trả tiền tiếp khách , số tiền 6.600.000 đồng đã
bao gồm thuế GTGT 10%. Kế toán ghi:
Kim Thị Hằng Nga – 8CD 10699 - KT 25


Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Báo cáo tốt nghiệp

Nợ TK 642(8): 6.000.000 đ
Nợ TK 133(1):

600.000 đ

Có TK 111: 6.600.000 đ
2.3.5.6 Kế toán xác định kết quả bán hàng

● Tài khoản sử dụng:
- TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh ” .Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các TK
như: TK 421, TK 511, TK 632…
● Sổ sách sử dụng: Sổ cái tài khoản 911
- Xác định kết quả bán hàng
Kết quả
bán hàng

Doanh thu
=

thuần về bán

-

hàng
● Phương pháp kế toán:

Giá vốn
hàng bán

-

CPBH

-

CPQLDN

Ví dụ: Cuối tháng 11/2012, kế toán xác định kết quả bán hàng:

- Kết chuyển doanh thu thuần:

Nợ TK 511: 895.000.000đ
Có TK 911: 895.000.000đ

- Kết chuyển giá vốn hàng bán:

Nợ TK 911: 410.000.000đ
Có TK 632: 410.000.000đ

- Kết chuyển CPBH:

Nợ TK 911: 189.780.000đ
Có TK 641: 189.780.000đ

- Kết chuyển CPQLDN:

Nợ TK 911: 165.622.000đ
Có TK 642: 165.622.000đ

- Kết quả bán hàng = 895.000.000 - 410.000.000 – 189.780.000 – 165.622.000
= 129.598.000 đồng
- Cuối tháng kết chuyển lãi, lỗ :

Nợ TK 911: 129.598.000đ
Có TK 421: 129.598.000đ

PHẦN 3: THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT
3.1 Thu hoạch


Kim Thị Hằng Nga – 8CD 10699 - KT 25


Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Báo cáo tốt nghiệp

Qua thời gian thực tập và tìm hiểu công tác kế toán tại Công ty cổ phần may
Đáp Cầu, được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị phòng kế toán tài
vụ, em đã thu thập được khá nhiều kinh nghiệm thực tế hữu ích. Em biết được
dòng tiền vận động ra sao, những khoản nào là chi phí hợp lý, chi phí không hợp
lý. Mục đích của mọi doanh nghiệp nào cũng là tối đa hóa lợi nhuận một cách hợp
pháp, hơn nữa phải là hiệu quả cao, lãi càng nhiều càng tốt, qua đó em đã học hỏi
được những kinh nghiệm làm sao để tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp là những đơn vị kinh tế luôn luôn phải sáng tạo để đứng vững
trên thị trường. Muốn vậy, các nhà doanh nghiệp phải biết sử dụng các công cụ
quản lý tài chính sao cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Xuất phát từ nhu cầu
muốn khẳng định mình và đứng vững trên thị trường, kế toán đã trở thành công cụ
đắc lực trong việc quản lý, điều hành các hoạt động, tính toán và kiểm tra việc bảo
vệ, sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo tài chính cũng như chủ động
việc kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay.
3.2 Một số nhận xét
● Ưu điểm
- Thứ nhất về mặt tổ chức công tác kế toán: Công ty luôn đảm bảo thực hiện tốt
các nguyên tắc chế độ do Nhà nước quản lý. Công ty chọn hình thức Kế toán tập
chung kết hợp với xử lý số liệu bằng máy vi tính rất phù hợp với quy mô địa bàn
hoạt động. Tổ chức công tác kế toán gọn nhẹ, đảm bảo cung cấp tin tức kịp thời
cho nhà hoạch định chính sách cũng như đảm bảo cho quản lý nguồn vốn tại công
ty.
- Thứ hai về mặt chứng từ, tài khoản sử dụng: Công ty sử dụng các mẫu chứng từ,

biểu mẫu báo cáo theo đúng quy định của Nhà nước. Việc luân chuyển chứng từ
được tổ chức một cách khoa học, có sự phối hợp nhịp nhàng ăn khớp với nhau giữa
các bộ phận giúp cho Kế toán trưởng dễ dàng đối chiếu số liệu. Hệ thống sử dụng
tài khoản theo đúng quy định của Bộ tài chính
- Thứ ba về lực lượng lao động: Với một lực lượng nhân viên hành chính đã qua
đào tạo có hệ thống ở các trường Đại học, Cao đẳng thì việc nâng cao, bổ sung
kiến thức cho nhân viên tại Công ty có nhiều điều thuận lợi hơn.
Kim Thị Hằng Nga – 8CD 10699 - KT 25


Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Báo cáo tốt nghiệp

● Một số tồn tại về công tác kế toán tại Công ty
- Thứ nhất: Hiện nay Công ty có rất nhiều khách hàng, nhưng đại bộ phận khách
hàng khi mua hàng đều thanh toán trả chậm, nhận hàng trước rồi sau mới thanh
toán. Điều này giảm ứ đọng vốn trong Công ty, giảm lợi nhuận.
- Thứ hai: Kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán của một số nhân viên còn hạn chế
nên công việc chưa thực sự đạt hiệu quả cao.
- Thứ ba: Đa số nhân viên tổ trưởng, tổ phó trong Công ty chỉ tốt nhiệp Trung học
cơ sở và Trung học phổ thông nên kiến thức còn hạn chế, tình trạng hàng lỗi, sai
quy cách vẫn xảy ra thường xuyên.
- Thứ tư: Công ty vẫn chưa thực sự quan tâm và chăm sóc chu đáo cho những
khách hàng tiềm năng và lâu năm của mình.
3.3 Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác tại Công ty
- Thứ nhất: Công ty nên trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Nợ phải thu khó
đòi là các khoản phải thu mà vì một lý do nào đó người nợ không có khả năng
thanh toán đúng kỳ hạn và đầy đủ trong năm kế hoạch. Do doanh nghiệp thực hiện
nhiều phương thức thanh toán ngay, thanh toán trả chậm, thanh toán bằng séc,

chuyển khoản... nên dễ xảy ra trường hợp thu hồi vốn chậm hoặc vì lý do nào đó
mà doanh nghiệp không thu hồi được khoản nợ đó. Vì vậy, để đảm bảo nguyên tắc
thận trọng trong kế toán thì kế toán trích trước khoản dự phòng. Viêc lập dự phòng
phải thu khó đòi thực hiện vào cuối niên độ kế toán, trước khi lập báo cáo tài
chính. Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được và
được phép xóa nợ. Căn cứ vào quyết định xóa nợ về các khoản nợ phải thu khó
đòi, kế toán ghi:
Nợ TK 139: - Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng)
Nợ TK 642: - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa lập dự phòng)
Có TK 138: - Phải thu khác.
Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (TK ngoài bảng CĐKT).

Kim Thị Hằng Nga – 8CD 10699 - KT 25


Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Báo cáo tốt nghiệp

- Đối với những khoản ghi nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xóa nợ, nếu sau đó
lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, kế
toán ghi:
Nợ TK 111,112,…
Có TK 711: - Thu nhập khác.
Đồng thời ghi vào bên Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (TK ngoài bảng CĐKT).
- Thứ hai: Đối với phòng tài vụ cần nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
đồng thời đề xuất với lãnh đạo Công ty cho đào tạo về kế toán máy để kịp thời
phục vụ cho công tác kế toán được tốt hơn.
- Thứ ba: Công ty cũng cần quan tâm hơn nữa, theo dõi, tạo điều kiện cho các tổ
trưởng, tổ phó trong phân xưởng sản xuất đi đào tạo nâng cao tay nghề để tránh

tình trạng hàng hóa sai quy cách.
- Thứ tư: Công ty nên sát sao và phục vụ tốt hơn đối với những khách hàng lâu
năm và tiềm năng. Nên có những chính sách ưu đãi hoặc giảm giá cho những
khách hàng này.

Kim Thị Hằng Nga – 8CD 10699 - KT 25


Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Báo cáo tốt nghiệp

PHỤ LỤC 01: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
CHẾ TẠO SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY
Nguyên Vật liệu

Cắt

May



Hoàn Thành
Kiểm tra,
sửa lỗi
Đóng gói

Nhập kho

Kim Thị Hằng Nga – 8CD 10699 - KT 25



Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Báo cáo tốt nghiệp

PHỤ LỤC 03: TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG HAI NĂM 2011 - 2012
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Chênh lệch
Tuyệt đối

(%)

1.Tổng tài sản

94.859.759.959

116.685.589.202

21.825.829.243

23


- Vốn cố định

28.140.982.769

36.957.064.638

8.816.081.869

31,3

- Vốn lưu động

66.718.772.190

79.728.524.564

13.009.752.370

19,4

2. Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ

9.492.058.899

12.420.561.568

2.928.520.669

31


-

-

-

-

4. Doanh thu thuần

9.492.058.899

12.420.561.568

2.928.520.669

31

5.Giá vốn hàng bán

8.293.612.520

1.295.770.056

16

6. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ


1.198.446.379

2.831.178.992

1.632.732.613

136

106.012.558

103.640.990

(2.371.568)

(2)

227.770.415

51.527.416

(176.242.999)

(77)

494.260.730

1.342.370.250

848.109.520


172

579.558.157

1.514.225.654

934.667.479

161

( 2.869.635 )

26.696.662

23.827.027

1030

8.148.998

7.095.000

(1.053.998)

(13)

-

-


-

-

14. Lợi nhuận khác

8.148.998

7.095.000

(1.053.998)

(13)

15. Lợi nhuận trước thuế

5.279.363

33.791.662

28.512.299

540

659.920

2.956.771

2.296.851


368

17. Lợi nhuận sau thuế

4.619.443

30.834.891

26.215.448

548

18. Số công nhân viên

800

1000

500

50

19. Thu nhập bình quân
(1000đ/người/ tháng

2.000.000đ

2.500.000đ

500.000


25

3. Các khoản giảm trừ doanh thu

7. Doanh thu từ hoạt động tài chính
8. Chi phí tài chính ( bao gồm lãi
vay)
9. Chi phí bán hàng
10. Chi phí quản lý DN
11. Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh
12.Thu nhập khác
13. Chi phí khác

16. Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp

9.589.382.576

( Nguồn phòng kế toán )
Kim Thị Hằng Nga – 8CD 10699 - KT 25


Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Báo cáo tốt nghiệp

PHỤ LỤC 04: SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY


Kế toán trưởng

Kế toán
nguồn vốn,
công nợ

Kế toán vật
tư, tập hợp
chi phí và
tính giá
thành

Kế toán tài
sản cố định,
khấu hao
TSCĐ

Thủ kho các
phân xưởng

Kim Thị Hằng Nga – 8CD 10699 - KT 25

Kế toán tiền
lương và các
khoản trích
theo lương

Thống kê
các phân
xưởng


Thủ quỹ


Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Báo cáo tốt nghiệp

PHỤ LỤC 05: HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ
Sổ quỹ

Chứng từ kế toán

Sổ, thẻ kế toán
chi tiết

Bảng tổng hợp
CTKT cùng loại

Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ

Chứng từ ghi sổ

Sổ cái

Bảng cân đối số
phát sinh

Báo cáo tài chính


Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu

Kim Thị Hằng Nga – 8CD 10699 - KT 25

Bảng tổng hợp
chi tiết


Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Báo cáo tốt nghiệp

Phụ lục 07
Công ty cổ phần may Đáp Cầu
Gia Khánh – Bình Xuyên- Vĩnh Phúc

Mẫu số: 02 - TT
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

PHIẾU CHI
Ngày 25 tháng 12 năm 2012

Số: 112
Nợ: 141
Có: 111


Họ và tên người nhận tiền: Lê Văn Nam
Địa chỉ: Phòng kỹ thuật
Lý do chi: Sữa chữa đường ống nước
Số tiền: 200.000 VND
Viết bằng chữ : Hai trăm ngàn đồng chẵn.
Kèm theo: .................chứng từ gốc.
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Hai trăm ngàn đồng chẵn.
Ngày 25 tháng 12 năm 2012

Giám đốc

Kế toán trưởng

(Ký, đóng dấu)

(Ký, họ tên)

Thủ quỹ

( Ký, họ tên )

Phụ lục 06
Kim Thị Hằng Nga – 8CD 10699 - KT 25

Người lập

Người nhận

phiếu


tiền

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)


Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Công ty cổ phần may Đáp Cầu
Gia Khánh – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc

Báo cáo tốt nghiệp

Mẫu số: 01 - TT
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

PHIẾU THU
Ngày 20 tháng 12 năm 2012

Số: 036
Nợ: 111
Có: 112

Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Thị Huyền
Địa chỉ: Công ty cổ phần may Đáp Cầu
Lý do thu: Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ
Số tiền: 130.000.000 VND
Viết bằng chữ : Một trăm ba mươi triệu đồng chẵn.

Kèm theo: .................chứng từ gốc.
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Một trăm ba mươi triệu đồng chẵn.
Ngày 20 tháng 12 năm 2012

Giám đốc
(Ký, đóng
dấu)

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

Thủ quỹ
(Ký, họ tên)

\

Kim Thị Hằng Nga – 8CD 10699 - KT 25

Người lập
phiếu
(Ký, họ tên)

Người nhận tiền
(Ký, họ tên)


Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

Báo cáo tốt nghiệp


Phụ lục 18
Đơn vị: Công ty cổ phần may Đáp Cầu
Địa chỉ: Gia Khánh – BìnhXuyên – Vĩnh Phúc

Ngày,
Tháng
ghi sổ
A

Chứng từ ghi sổ
Số hiệu Ngày,
tháng
B

Mẫu số: S02c1-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

SỔ CÁI
Năm: 2012
Tên tài khoản: Nguyên liệu, vật liệu
Số hiệu: 152
Diễn giải
Số hiệu
Số tiền
TK
Nợ
đối ứng

C




D
E
1
2
- Số dư đầu kỳ
- Số P/S trong tháng
06/11 PNK 017 06/11 - Mua vật liệu của Công 331 75.000.000
ty TNHH Nam Sơn
- Mua vải thô của Công
9/11 PNK 95
9/11 ty Hoa Mai.
331 25.000.000
HĐGTGT
000941
- Xuất vải kaki cho phân
22.400.000
xưởng 1 để sản xuất sản 621
11/12 PXK 113 11/12
152
phẩm
- Cộng số phát sinh
x
100.000.000 22.400.000
tháng
- Số dư cuối tháng
x
…..

…..
- Cộng lũy kế từ đầu
x
…..
…..
quý
- Sổ này có 01 trang, đánh số từ trang sô 01 đến trang ....
- Ngày mở sổ: 01/01/2012
Ngày 30 tháng 11 năm 2012
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, đóng dấu)

Kim Thị Hằng Nga – 8CD 10699 - KT 25

Ghi
chú
G

x
x
x


×