Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TÌNH HÌNH và kết QUẢ sản XUẤT KINH DOANH của CÔNG TY TNHH NGỌC LINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.68 KB, 18 trang )

Báo cáo thực tập

GV: Th.S Đặng Lan Hương
MỤC LỤC

1
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245


Báo cáo thực tập

GV: Th.S Đặng Lan Hương

LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam cùng với những biến cố lịch sử là những bước thăng trầm của
nền kinh tế thị trường. Những năm trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung quan liêu bao cấp việc sản xuất sản phẩm gì? ở đâu? và tiêu thụ như thế
nào? lăi và lỗ đều do Nhà nước quản lý và gánh chịu nên đă tạo ra sự trì trệ trong quá
trình sản xuất kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp. Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển
sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, cơ chế quản lý kinh tế cũng chuyển từ cơ
chế hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Vì vậy,
các thành phần doanh nghiệp tiến hành sản xuất chịu sự tác động của quy luật giá trị,
quy luật cung cầu. Sự đổi mới căn bản của cơ chế quản lý này bắt buộc các doanh
nghiệp phải đảm bảo tự trang trải, tự phát triển, tự chịu trách nhiệm quyết định các
vấn đề về phương hướng kinh doanh, phương án tổ chức kinh doanh.
Khi nền kinh tế phát triển nhanh cả về quy mô lẫn tốc độ đòi hỏi các doanh
nghiệp phải luôn quan tâm đến mọi hoạt động kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, chú
trọng đến các chi phí bỏ ra, doanh số thu được và kết quả sản xuất kinh doanh
Cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế Công ty TNHH Ngọc


Linh - một đơn vị sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ… đă lựa chọn riêng cho mình một con đường phát triển . Tuy
nhiên, trước các thử thách của nền kinh tế thị trường, các nhà lănh đạo doanh
nghiệp phải không ngừng nâng cao tŕnh độ quản lý nhất là quản lý tài chính trong
doanh nghiệp để đưa ra những quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh
doanh, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Báo cáo tổng hợp của em ngoài lời nói đầu và kết luận bao gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về Công ty TNHH Ngọc Linh.
Phần 2: Tình hình và kết quả kinh doanh của công ty.
Phần 3: Một số đề xuất, kiến nghị.
Với trình độ và thời gian còn hạn chế nên bài viết không thể trách khỏi
những sai sót và tồn tại nhất định. Rất mong được sự lượng thứ, giúp đỡ và chỉ
bảo của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245


Báo cáo thực tập

GV: Th.S Đặng Lan Hương

PHẦN 1:
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH NGỌC LINH
Tổng quan về công ty TNHH Ngọc Linh

1.1.


Tên công ty:

CÔNG TY TNHH NGỌC LINH

Tên tiếng anh:

NGOC LINH COMPANY LIMITED

Tên viết tắt:

NGOC LINH CO.,LTD

Địa chỉ:

381 Giải Phóng, Phường Phương Liệt, Q Thanh Xuân, Hà Nội

ĐT:

(04) 36414513

Fax :

(04) 36414805

Website:



Mail :




Ngành nghề kinh doanh:

Thủ công mỹ nghệ

Mã số doanh nghiệp:

0100512315

Vốn điều lệ:

(04) 36414514

500.000.000.000 VND(năm trăm tỷ đồng)

Danh sách thành viên góp vốn:


Vũ Đức Tuấn:

Giá trị vốn góp: 499.900.000.000VND



Trần Thị Vui:

Giá trị vốn góp: 100.000.000VND

Người đại diện theo pháp luật:

Thị trường:
1.2.

Vũ Đức Tuấn – Giám Đốc

toàn quốc, quốc tế.

Quá trình ra đời và phát triển
Tiền thân của công ty TNHH Ngọc Linh là cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ,

đối tượng phục vụ chủ yếu là khách hàng trong nước. Năm 1990, Ông Vũ Đức
Tuấn – Giám đốc công ty đã quyết định mua khu xưởng rộng hơn 8000 m2 tại xã
Đại Kim – Thanh Trì – Hà Nội. Cơ sở cũ nay là 381 Giải Phóng được dùng làm
văn phòng giao dịch và trưng bày sản phẩm.
3
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245


Báo cáo thực tập

GV: Th.S Đặng Lan Hương

Do yêu cầu về mọi mặt, công ty TNHH Ngọc Linh được thành lập ngày
20/12/1993 với chức năng chính là sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Với đội ngũ thợ mỹ nghệ tài hoa được tuyển chọn từ các làng nghề có trình
độ tay nghề tinh xảo, các sản phẩm của công ty làm ra luôn thu hút được khách
hàng nhờ mẫu mã đẹp, sang trọng và có độ bền cao. Sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ
của công ty rất phong phú, đa dạng, bao gồm các sản phẩm nội thất gia đình, nội

thất công sở, bàn-tủ, đồ thờ…Qua đó góp phần tạo dựng và khẳng định được uy
tín của công ty trên thị trường đồ mỹ nghệ. Để tạo ra sự đa dạng của sảm phẩm
và tăng vị thế trên thị trường. Đến năm 1997, Công ty TNHH Ngọc Linh đã liên
kết với một số chuyên gia hóa chất để sản xuất ra một số loại hóa chất. Lợi nhuận
về sản xuất hóa chất đã đem lại cho công ty hàng tỷ đồng. Cũng năm 1997, công
ty đã liên kết với doanh nhân người Đài Loan để xây dựng phân xưởng cao su.
Song song với sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, Ban lãnh đạo
công ty cũng luôn quan tâm đến đời sống văn hóa, tinh thần của cán bộ công
nhân viên. Các hoạt động vui chơi, giải trí, tổ chức các tour du lịch được diễn ra
thường xuyên, mang lại không khí đoàn kết, phấn khởi, đồng thời góp phần thúc
đẩy tăng trưởng năng suất lao động.
Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của công ty TNHH Ngọc

1.3.

Linh
1.3.1.

Chức năng – nhiệm vụ
Hiện nay, chức năng chính của công ty TNHH Ngọc Linh là sản xuất đồ

mỹ nghệ nhằm:


Tạo công ăn việc làm cho lao động toàn quốc



Mở rộng thị trường nhằm tăng doanh thu – lợi nhuận cho công ty


Với một thời gian dài thành lập và phát triển, công ty TNHH Ngọc Linh đã có
những thành tựu đáng kể, tuy nhiên công ty vẫn không quên những nhiệm vụ của
mình là:


Báo cáo kết quả định kỳ với cơ quan quản lý cấp trên

4
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245


Báo cáo thực tập


GV: Th.S Đặng Lan Hương

Tuân thủ các quy đinh của pháp luật và chính sách của nhà nước về công
tác hoạt động kinh doanh



Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản đóng góp khác có liên quan.



Không ngừng nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, qua đó nâng cao
khả năng cạnh tranh của công ty mình.


1.3.2.

Ngành nghề, quy mô kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, thị trường.

Theo quyết định thành lập, công ty TNHH Ngọc Linh được phép kinh doanh
ngành nghề sản xuất sau:


Kinh doanh và lắp đặt thiết bị văn phòng phục vụ ngành giáo dục và thiết
bị y tế.



Kinh doanh và lắp đặt các thiết bị điện tử, điện lạnh, điện công nghiệp.



Chế biến, kinh doanh và xuất nhập khẩu khoáng sản(Trừ các loại khoáng
sản nhà nước cấm).



Mua bán, tái chế các loại phế liệu, phế thải.



Kinh doanh sắt thép các loại




Khai thác khoáng sản(Trừ các loại khoáng sản nhà nước cấm).



Xây dựng công trình công nghiệp, thủy lợi giao thông



Thi công xây lắp đường dây trạm biến áp 35KV, các trạm biến áp có dung
lượng đến 1500KV, dường dây cáp ngầm đến 24KV, các công trình điện
chiếu sáng, điện động lực phục vụ cho công nghiệp, dân dụng, thủy lợi.



Khai thác và kinh doanh than theo quy định của pháp luật hiện hành



Đại lý bảo hiểm



Sản xuất các thiết bị chịu áp lực trong nghành công nghiệp và thực phẩm
(chủ yếu là téc xăng, téc dầu, téc nước sạch, bình dưỡng khí, đựng khí gas)



Dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực cơ khí




Sửa chữa ô tô các loại, máy công trình, máy xây dựng



Khai thác sắt, đá, sỏi



Dịch vụ trông giữ xe ô tô, mô tô các loại



Kinh doanh dịch vụ ăn uống, rượu bia, nước giải khát

5
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245


Báo cáo thực tập

GV: Th.S Đặng Lan Hương



Kinh doanh khu bến bãi




Lắp ráp ô tô(Không bao gồm dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải)



Buôn bán thiết bj phụ tùng ô tô, máy nổ,máy công trình, máy xúc, máy
đào. Máy ủi, máy xây dựng, máy nghiền sàng đá, máy khoan đá, máy
khoan các loại



Đại lý mua bán ký gửi hàng hóa



Sản xuất silicat(phục vụ cho ngành cao su, hóa mỹ phẩm), sản xuất bột
màu chịu nhiệt, màu cho sơn.



Vận tải hàng hóa,vận chuyển hành khách( bao gồm cả vận chuyển khách
du lịch)



Mua bán máy móc thiết bị, phụ tùng thay thế



Tư vấn đầu tư(không bao gồm dịch vụ tư vấn luật)




Kinh doanh siêu thị, kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí(bong bàn, bi-a,
cầu long, tennis)



Kinh doanh nhà, kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng



Xây dựng dân dụng(kể cả hạ tầng kỹ thuật đô thị)



Sản xuất kinh doanh phụ gia chịu nước(gel chịu nước)



Sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ cao su



Sản xuất kinh doanh hóa chất cơ bản (bột nhôm sunfat đồng, ôxi đồng,
DOC)



Sản xuất hàng mỹ nghệ xuất khẩu




Hoạt động thăm dò địa chất và nguồn nước



Quy hoạch, thiết kế kiến trúc công trình



Thiết kế kiến trúc công trình dân dụng, công nghiệp



Giám sát thi công xây dựng: loại công trình dân dụng.

6
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245


Báo cáo thực tập
1.4.

GV: Th.S Đặng Lan Hương

Cơ cấu bộ máy quản lý


Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức
GIÁM ĐỐC

P.GIÁM ĐỐC 1

P.GIÁM ĐỐC 2

PHÒNG KỸ THUẬT

BỘ PHẬN GỖ

NGANG

BỘ PHẬN XÂY LẮP

TRẠM

P.GIÁM ĐỐC 3

PHÒNG KẾ TOÁN

CTY TNHH TRÀNG AN

HOÀN THIỆN

HÓA CHẤT

HÓA CHẤT 1

GRA ÔTÔ


HÓA CHẤT 2

(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Ngọc Linh)
Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:
Giám đốc: Là người nắm quyền hành, quản lý toàn công ty, là người ra
quyết định chủ yếu trong sản xuất kinh doanh. Ngoài việc quán xuyến chung hoạt
động của công ty, giám đốc còn trực tiếp chỉ đạo công tác của các phòng ban.
Đồng thời, là người chịu trách nhiệm đại diện trước pháp luật.
Phó giám đốc 1,2,3: Là người giúp việc cho giám đốc, được phân công phụ trách
theo từng mảng công việc khác nhau tuỳ theo năng lực của mỗi người.
Phòng kỹ thuật:Thiết kế kỹ thuật, chịu trách nhiệm về kỹ thuật các sản phẩm
Phòng kế toán: Tham mưu cho giám đốc về mặt tài chính, kế toán, thực hiện kế
toán kinh doanh, thanh quyết khách hàng.Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát
mọi hoạt động tài chính của Công ty theo đúng chế độ, chính sách của nhà nước
7
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245


Báo cáo thực tập

GV: Th.S Đặng Lan Hương

PHẦN 2:
TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH NGỌC LINH
2.1. Phân tích báo cáo tài chính của công ty TNHH Ngọc Linh
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng
TÀI SẢN
A. Tài sản ngắn
hạn
I. Tiền và các
khoản
tương
đương tiền
II. Các khoản đầu
tư tài chính ngắn
hạn

2010
179.462,98

2011

2012

210.490,85

264.881,80

A. Nợ phải trả

4.396,84

5.916,36

39.226,60


53,84

88,00

III. Các khoản
phải thu ngắn hạn

98.402,24

IV. Hàng tồn kho

71.385,62

V. Tài sản ngắn
hạn khác
B. Tài sản dài
hạn
I. Các khoản phải
thu dài hạn
II. Tài sản cố định
III. Bất động sản
đầu tư
IV. Các khoản
đầu tư tài chính
dài hạn
V. Tài sản dài
hạn khác

Tổng tài sản


5.224,44
44.501,80
36.135,46

3.654,26
4.712,08

223.964,78

2010
168.572,89

2011
204.105,8
9

2012
253.676,3
3

I. Nợ ngắn hạn

159.402,52

191.040,0

220.000,3
8


1.120,59

1. Vay và nợ
ngắn hạn

116.379,78

134.668,4
9

73.062,78

118.325,83

177.329,02

2. Phải trả người
bán

31.159,27

23.503,96

75.836,27

37.590,98

3. Người mua trả
trước


9.085,96

20.998,29

10.324,39

9.614,61

7.323,96

3.624,71

52.193,61

92.921,71

0.00

5,4

-

-

6.chi phí phải trả

1.559,19

3.303,77


44.275,41

67.642,33

7.phải trả, nộp
khác

7.243,13

95.501,47

-

-

II. Nợ dài hạn

13.065,89

33.675,95

3.750,18

5.800,41

1. Vay và nợ dài
hạn

13.065,89


33.605,47

4.168,02

19.478,97

-

70,48

262.684,46

357.803,51

NGUỒN VỐN

4. Thuế và các
khoản phải nộp
5. Phải trả người
lao động

29.409,76
5.037,14
2.389,99
3.2
890,49
5.292,16
9.174,37
9.174,37


2.Dự phòng trợ
cấp mất việc
B.Nguồn
vốn 55.391,89
CSH
55.275,57
I.Vốn CSH

58.578,57
58.436,69

II. Nguồn kinh
phí và quỹ khác

116,32

Tổng nguồn vốn

223.964,78

104.127,1
8
103.923,5
9

141,88

203,59

262.684,4

6

357.803,5
1

(Nguồn: Số liệu phòng kế toán công ty TNHH Ngọc Linh cung cấp)
8
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245


Báo cáo thực tập

GV: Th.S Đặng Lan Hương

Về cơ cấu tài sản đã có sự thay đổi: Tài sản ngắn hạn vào năm 2010
chiếm 76,98% tổng tài sản. Đến năm 2011, tài sản ngắn hạn tăng cả về số tương
đối và số tuyệt đối chiếm 80,13% tổng tài sản nhưng lại giảm còn 74.03% vào
năm 2012,tuy nhiên về số tuyệt đối tài sản ngắn hạn vẫn tăng 54.390,95 triệu
đồng. Trong khi đó tài sản dài hạn trong tổng tài sản qua các năm đã tăng cả số
tuyệt đối và tương đối từ 19,87% lên 25,87%. Tài sản ngắn hạn đến năm 2011
tăng 31.027,87 triệu đồng(17,89%) và tăng 54.390,95 triệu đồng (25,84%) vào
năm 2012. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do lượng vốn bằng tiền của doanh
nghiệp đã tăng 34.829,76 triệu đồng.( tăng gâp 7,92 lần so với năm 2010). Các
khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khá cao. Vào năm 2012, đầu tư tài chính ngắn
hạn đã đạt 1.120,59 triệu đồng, tăng 19,81 lần so với năm 2010. Tài sản ngắn hạn
tăng một nguyên nhân khác là do các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng
78.926,78 triệu đồng (tăng 80,21% so với năm 2010). Bên cạnh đó danh mục
hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác lại có chiều hướng giảm. Hàng tồn kho của

doanh nghiệp giảm đáng kể từ 71.385,62 triệu đồng từ năm 2010 xuống còn
37.590,98 triệu đồng vào năm 2012, giảm 47,34%. Tài sản ngắn hạn khác trong
năm 2010 tăng mạnh (tăng 97,62%) nhưng đến năm 2012 giảm nhẹ 709,78 triệu
đồng, giảm 6,87%. Qua đó ta thấy qui mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
tăng lên nhưng công ty vẫn giảm được mức tồn đọng tài sản lưu động bằng cách
giảm đáng kể lượng hàng tồn kho để tiết kiệm chi phí và đồng thời quản lý có
hiệu quả hơn nguồn tài sản ngắn hạn khác. Ngoài ra việc gia tăng tiền và các
khoản tương đương tiền sẽ giúp cho khả năng thanh toán tức thời của doanh
nghiệp hiệu quả hơn; việc tăng đầu tư ngắn hạn chứng tỏ doanh nghiệp đang đẩy
mạnh hoạt động đầu tư, các khoản này sẽ tạo nguồn lợi nhuận trong ngắn hạn cho
doanh nghiệp. Như vậy đây là biểu hiện tích cực về chuyển biến tài sản lưu động
trong kỳ góp phần hạn chế những ứ đọng vốn, tiết kiệm vốn để phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Tài sản dài hạn tăng 113,29% từ 44.501,80 triệu đồng trong năm 2010 lên
92.921,71 triệu đồng trong năm 2012. Trong khoản mục tài sản cố định, mặc dù
9
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245


Báo cáo thực tập

GV: Th.S Đặng Lan Hương

tài sản cố định hữu hình giảm 7.49% so với năm 2011. Còn tài sản cố định vô
hình không thay đổi giá trị nhưng khoản mục tài sản cố định vẫn tăng 23.366,92
triệu đồng (52.78%). Đó là do chi phí xây dựng dở dang của doanh nghiệp đã
tăng đột biến 26.599,87 triệu đồng, tăng 32.52 lần. Nguyên nhân chính là doanh
nghiệp đang đầu tư xây dựng cơ sở khai thác khoáng sản tại Bắc Cạn. Đồng thời

trong năm này doanh nghiệp cũng tiến mở rộng qui mô của xưởng sản xuất. Điều
này cũng thể hiện qua việc khoản mục tài sản dài hạn khác tăng 3.67 lần. Bên
cạnh đó, doanh nghiệp cũng tăng cường đầu tư cho các công ty liên kết liên
doanh do vậy các khoản đầu tư tài chính dài hạn đã tăng lên 54.68%.Như vậy,
trong năm 2012 cơ sở vật chất của công ty đã được tăng cường xây mới và sữa
chữa mở rộng. Việc gia tăng đầu tư dài hạn, đầu tư vào các công ty liên kết liên
doanh sẽ giúp doanh nghiệp thu được nguồn lợi nhuận trong tương lai.
Về cơ cấu nguồn vốn: Vào thời điểm đầu năm 2010 nợ phải trả chiếm
75.26% tổng nguồn vốn, con số này đã tăng lên 77,70% trong năm 2011 trong
khi nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 22.30%. Cuối năm cơ cấu nguồn vốn đã có
chuyển biến tích cực tuy nhiên tỷ lệ nợ đọng vẫn rất cao, giữ ở mức 70.90%.
Cuối năm 2012, nợ ngắn hạn chiếm 61.49% tổng nguồn vốn và nợ dài hạn chiếm
9.41%. Nợ ngắn hạn trong ba năm qua đã tăng từ 159.402,52 triệu đồng đến mức
220.000,38 triệu đồng, tương ứng với 38,01%. Trong nợ ngắn hạn, mặc dù mở
rộng sản xuất kinh doanh, các khoản vay ngắn hạn để thực hiện hợp đồng hay
tiền nợ các nhà cung cấp đều giảm nhưng khoản mục phải trả khác lại tăng gấp
12.19 lần. Từ năm 2010 đến năm 2012, nợ dài hạn cũng gia tăng đáng kể, tăng
24.501,58 triệu đồng (267,06%). Đây chính là khoản công ty vay nợ của ngân
hàng để mở rộng nhà xưởng sản xuất và đầu tư vào xây mới cơ sở vật chất.

2.2. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp năm 2010-2012
10
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245


Báo cáo thực tập


GV: Th.S Đặng Lan Hương
Đơn vị: Triệu đồng

CHỈ TIÊU
1. Doanh
thuần
2. Giá vốn

2010
thu

2011

2012

So sánh 2011 vs
2010
ST
%

So sánh 2012 vs 2011
ST

%

221.584,6

238.571,04


268.602,97

16.986,44

7,66

30.031,93

12,59

121.655,2

133.547,23

172.736,46

11.892,03

9,77

39.189,23

29,34

19.989,7

24.288,18

39.138,84


4.298,48

21,50

14.850,66

61,14

9.852,67

13.391,78

23.318,33

3.539,11

35,92

9.926,55

74,12

6.591,0

7.619,95

9.088,95

1.028,95


15,61

1.469,0

19,28

10.784,26

13.091,46

11.354,44

2.307,20

21,39

(1.737,2)

(13,27)

(4.999,2)

(5.471,51)

(2.265,48)

(472,31)

(9,44)


3.206,03

58,59

8. Thu nhập khác

332,0

407,15

40,04

75,15

22,63

(367,11)

(916,85)

9. Chi phí khác

291,56

116,77

1.084,90

(174,79)


(59,9)

968,13

829,09

10. Lợi
khác

40,44

290,38

(1.044,86)

(249,94)

(618)

(1.335,24)

(459,82)

3. Chi phí bán
hàng
4. Chi phí quản lý
doanh nghiệp
5. Thu nhập từ
hoạt động tài
chính

6. Chi phí hoạt
động tài chính
7. Doanh thu hoạt
động tài chính

nhuận

(Nguồn: Phòng kế toán công ty)
Từ năm 2010 đến năm 2012 giá vốn hàng bán tăng 29,34%. Trong khi
doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 12,59%. Hoạt động bán
hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp năm 2012 đã được mở rộng hơn so
với năm 2011 và tạo ra nhiều doanh thu hơn. Dù vậy chi phí bán hàng và quản lý
doanh nghiệp năm 2012 lại tăng cao đột biến ở mức 61.14% và 74.12% nên năm
2012 tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đã chiếm tới 9.78% doanh
thu thuần, tăng thêm 3.32%.
Hoạt động tài chính của doanh nghiệp không mang lại hiệu quả khi chi phí
hoạt động tài chính lớn hơn rất nhiều so với doanh thu. Hoạt động này có sự phát
triển tăng 58,59%, tuy nhiên đây vẫn là con số âm. Điều này có thể hiểu do nền
kinh tế lạm phát, lãi suất vay ngân hàng cao đã ảnh hưởng nhiều đến doanh
nghiệp.
- Công tác quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận:
11
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245


Báo cáo thực tập

GV: Th.S Đặng Lan Hương


Kể từ thời điểm kinh doanh có lãi, lợi nhuận được chia vào ngày 30 mỗi
tháng theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của từng thành viên khi đảm bảo các
điều kiện sau:
Đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy
định của pháp luật.
Đã trích nộp các quỹ gồm: quỹ dự trữ bắt buộc 5% lãi ròng dùng để tăng
vốn và bổ sung vồn phát triển sản xuất kinh doanh cho đến khi quỹ này bằng
10% vốn công ty, quỹ phúc lợi 10% tổng quỹ lương tháng, quỹ khen thưởng 5%
tổng quỹ lương tháng.
Ngay sau khi chia lợi nhuận, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và
các nghĩa vụ tài sản khác đã đến hạn trả.
2.3. Tình hình và kết quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
Bảng 2.3: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp năm 2010- 2012
CHỈ TIÊU
1.Số vòng quay vốn
lưu động
2.Thời gian một vòng
quay của vốn lưu
động
3.Số vòng quay hàng
tồn kho
4.Thời gian một vòng
quay hàng tồn kho

2010

2011

2012


So sánh 2011 vs
2010

So sánh 2012 vs
2011

ST

%

ST

%

31,667

30,002

14,229

(1,665)

(5,25)

(15,773)

(52,57)

11,368


11,999

25,301

0,631

5,55

13,302

110,85

7,640

7,036

15,236

(0,604)

7,91

8,2

116,54

47,12

51,169


23,628

4,049

8,59

(27,541)

(53,82)

(Nguồn: Phòng kế toán công ty)
- Số vòng quay vốn lưu động năm 2012 là 14.229, mỗi vòng là 25.301 ngày. So
với năm 2011 số vòng quay vốn lưu động giảm 15.773 vòng và tăng số ngày
quay vòng vốn lưu động; nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng không cao
trong khi vốn lưu động ròng được sử dụng tăng. Như vậy chứng tỏ hiệu quả sử
dụng vốn lưu động của công ty trong năm 2012 thấp hơn so với hai năm về trước.
12
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245


Báo cáo thực tập

GV: Th.S Đặng Lan Hương

Công ty cần có những biện pháp giải quyết việc ứ đọng vốn và các khoản dự trữ
để hiệu quả sử dụng vốn lưu động đựơc tốt hơn.
- Số vòng quay hàng tồn kho:Trong năm 2010 số vòng quay hàng tồn kho là

7.640, giảm nhẹ vào năm 2011, đến năm 2012 tăng lên mức 15.236 trong khi đó
số ngày tồn kho lại có chiều ngược lại, lần lượt là 47,12 năm 2010 tăng lên trong
năm 2011 là 51,619 vòng và 23.629 năm 2012. Nếu liên hệ số vòng quay hàng
tồn kho với hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh thì doanh
nghiệp còn có nhiều tài sản ứ đọng, tài sản tồn tại dưới dạng hàng tồn kho. Năm
2012 hàng tồn kho đã giảm 50.43% nên số vòng hàng tồn kho phần nào đã được
cải thiện.
2.4. Phân tích khả năng sinh lời của vốn trong doanh nghiệp
Bảng 2.4: Khả năng sinh lời của vốn
Đơn vị : %
CHỈ TIÊU

2010

2011

2012

So sánh 2011
vs 2010

So sánh 2012
vs 2011

ST

%

ST


%

0,01

0,82

(0,53
)

(75,71
)

(0,04
)

(23,5
)

(0,11
)

(183,3
)

1. LNTT & Lãi vay
2. Vốn KDBQ
3. ROI=(1)/(2)

60.975,45
49.979,8

1,22

56.981,59
46.326,4
1,23

26.788,6
38.269
0,7

4. LNST
5. Giá trị tổng TSBQ
6. ROA=(4)/(5)

45.731,6
212.375,8
0,21

42.736,2
243.324,6
0,17

20.091,5
310.243,9
0,06

7. Vốn CSHBQ
8. ROE=(4)/(7)

55.275,5

0,82

58.436,6
0,73

103.923,5
0,19

(0,09
)

(12,3
)

(0,54
)

(284,2
)

9. DTT
10. ROS=(4)/(9)

221.584,6
0,20

238.571,04 268.602,97
0,17
0,07
(0,03

)

(17,6
)

(0,1)

(142,8
)

(Nguồn: Phòng kế toán công ty cung cấp)
ROI:Tỷ suất lợi nhuận ròng:tỷ suất sinh lời vốn kinh doanh năm 2012 giảm
rất nhiều so với hai năm về trước, giảm 0.53% chỉ còn 0.7%. Điều này cho biết
khả năng tạo ra lợi nhuận ròng của 1 đồng doanh thu đã giảm 0.53%. Sở dĩ lợi
13
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245


Báo cáo thực tập

GV: Th.S Đặng Lan Hương

nhuận ròng giảm là do các chi phí khá tăng khá cao trong khi mức lợi nhận khác
năm 2012 lại là con số âm.
ROA: Tỷ suất sinh lời của tài sản năm 2010 là 0,21%, giảm nhẹ trong năm
2011 thì năm 2012 cũng giảm xuống chỉ còn 0.06%. Năm 2012 với 1 đồng đầu
vào tài sản chỉ tạo ra 0.0006 đồng lợi nhuận ròng. Rõ ràng hiệu quả quản lý và
phân phối các nguồn lực ở doanh nghiệp là rất thấp

ROE: Cũng như các tỷ suất sinh lời khác, ROE năm 2012 của doanh
nghiệp giảm đáng kể so với năm 2011, chỉ còn 0.19% cho biết khả năng sinh lời
trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu suy giảm qua 2 năm. ROA, vòng quay tài sản đều
giảm khiến ROE ở mức rất thấp. ROE cho thấy hầu như đồng vốn đầu tư của các
chủ sở hữu không mang lại hiệu quả.
ROS: Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp suy giảm qua 2 năm, năm 2011 là 0,17% nhưng năm 2012 chỉ còn 0.07%
cho thấy mỗi đồng doanh thu năm 2012 giảm hẳn 0.1 đồng so với năm trước.
Con số này cho thấy chi phí hoạt động của doanh nghiệp đã tăng khá cao trong
năm 2012. Như vậy, mặc dù doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng
nhưng chi phí hoạt động tăng nhanh hơn doanh thu đã làm mức lợi nhuận của
doanh nghiệp giảm.
2.5. Một số ý kiên đánh giá, nhận xét.
a. Những kết quả đã đạt được
Từ năm 2010 đến năm 2012 hoạt động kinh doanh của công ty đã có nhiều
chuyển biến, công ty đã từng bước mở rộng kinh doanh thể hiện ở mức tổng kim
ngạch xuất khẩu tăng 15,23% đạt 39,251,670 USD. Đó là vì các doanh nghiệp
Việt Nam nói chung và Ngọc Linh nói riêng có được rất nhiều thuận lợi sau khi
Việt Nam gia nhập WTO.
Bên cạnh đó, mặt hàng thủ công mỹ nghệ - một trong số ngành được đánh
giá là có nhiều tiềm năng phát triển bền vững, xuất khẩu lớn và có tỷ suất lợi
nhuận cao vì thủ công mỹ nghệ là ngành hàng xuất khẩu có tỷ lệ ngoại tệ lớn hơn
hẳn các ngành nghề khác, do chủ yếu sản xuất từ nguồn nguyên liệu sẵn có trong
nước.. Sản phẩm có mẫu mã đa dạng, chất lượng được đảm bảo tạo được uy tín
với khách hàng.

14
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245



Báo cáo thực tập

GV: Th.S Đặng Lan Hương

Thông qua việc phân tích tình hình tài chính của công ty chúng ta cũng
thấy được công ty đang nỗ lực giảm được mức tồn đọng tài sản lưu động bằng
cách giảm đáng kể lượng hàng tồn kho để tiết kiệm chi phí đồng thời gia tăng tiền
và các khoản tương đương tiền để cải thiện hơn nữa khả năng thanh toán.
Đặc biệt, công ty đang đầu tư xây dựng công ty khai thác khoáng sản, dự
kiến sẽ đẩy mạnh, phát triển quy mô công ty. Việc gia tăng đầu tư dài hạn, đầu tư
vào các công ty thành viên được công ty kỳ vọng tạo ra nguồn lợi nhuận lớn
trong tương lai đồng thời đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh của công ty.
b. Những hạn chế tồn tại cần khắc phục
Bên cạnh những điểm mạnh có được từ ngành nghề và môi trường kinh
doanh cũng như những nỗ lực trong thời gian qua của công ty, Ngọc Linh còn
phải đối mặt với hàng loạt các khó khăn.
Đầu tiên phải kể đến tình trạng công nợ quá cao dẫn đến mất cân đối
nguồn vốn của công ty. Mặc dù đã nỗ lực trong việc tăng tiền mặt, các khoản đầu
tư ngắn hạn và giảm lượng hàng tồn kho để cải thiện khả năng thanh toán nhưng
việc nợ ngắn hạn luôn ở mức cao khiến khả năng thanh toán của công ty là không
mấy sáng sủa. Đồng thời các khoản phải thu cũng ít hơn so với nợ phải trả. Mặc
dù đã cố gắng thu hồi nợ nhưng tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng tài sản lưu
động lại có xu hướng tăng cho thấy tình trạng thu hồi nợ khó đòi của công ty
chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.
Thứ hai là nỗ lực giảm mức tài sản lưu động bằng cách giảm lượng hàng
tồn kho để tiết kiệm chi phí nhưng công ty lại sử dụng không hiệu quả các nguồn
chi phí khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong năm
2012, 2 chi phí trên tăng cao khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm

đi đáng kể. Đồng thời, chi phí xây dựng cơ bản dở dang cũng tăng cao cùng với
sự gia tăng của chi phí khác cũng là một điểm đáng lưu ý.
Thứ ba, cũng vì lí do nợ cao nên khả năng trả nợ của công ty đang ở trong
tình trạng đáng báo động. Tỷ suất nợ luôn ở mức cao chứng tỏ doanh nghiệp đã
cố sử dụng đòn cân nợ để đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận. Việc sử dụng đòn
cân nợ làm mức độ rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp là rất cao.

15
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245


Báo cáo thực tập

GV: Th.S Đặng Lan Hương
PHẦN 3:
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

3.1. Đề xuất với công ty TNHH Ngọc Linh
Thứ nhất về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu: Ngọc Linh cần tập
trung khai thác hơn nữa các điểm mạnh của công ty. Đặc biệt với các sản phẩm
được ưa chuộng hiện nay là nội thất phòng họp, phòng giám đốc, phòng ngủ…
thì ngày càng phải làm mới mẫu mã sản phẩm và nâng cao chất lượng, giữ vững
uy tín với bạn hàng. Đối với các mặt hàng mà công ty phải đặt hàng tại các làng
nghề, cơ sở sản xuất – gia công…thì công ty cần chú ý khâu kiểm tra khi nhận
hàng; đảm bảo hàng đúng mẫu mã và đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó phải chú
trọng chọn nhà cung cấp có uy tín để đảm bảo tiến độ thực hiện hợp đồng, nhất là
với những hợp đồng đòi hỏi lượng hàng được giao lớn và đúng thời hạn.
Thứ hai đó là tình trạng công nợ,nợ khó đòi quá cao đang đẩy công ty vào

hàng loạt các khó khăn trong thanh toán và khả năng trả nợ. Trong năm 2012
công ty không vay thêm các khoản ngắn hạn hay dài hạn nào. Vì vậy, để giảm
tình trạng công nợ công ty không thể trông chờ vào các khoản vay. Trước mắt
công ty cần bán bớt lượng hàng tồn kho để giải phóng số vốn bị ứ đọng. Thêm
vào đó là việc thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn cần được nhanh chóng thực
hiện, đảm bảo việc quay vòng vốn cho sản xuất kinh doanh. Công ty cũng cần
đẩy nhanh việc thu hồi các khoản nợ của khách hàng. Để làm được việc này,
công ty cần điều chỉnh tỷ lệ giá trị hợp đồng được trả chậm, chỉ thực hiện toàn bộ
hợp đồng khi khách hàng đã thanh toán đầy đủ…
Thứ ba đó là việc giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Rõ ràng cùng với việc mở rộng sản xuất kinh doanh chi phí bán hàng và quản lý
của công ty cũng tăng cao, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm đi rõ
rệt. Điều đó cho thấy công ty đã chi phí vào những khoản không hợp lý. Công ty
đã xây dựng 1 trang web giới thiệu sản phẩm và đăng tải tin tức nhưng các mục
về mặt hàng còn chưa cụ thể về giá thành, phẩm chất…Nếu chú trọng xây dựng
chi tiết hơn mục này sẽ giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm sản
16
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245


Báo cáo thực tập

GV: Th.S Đặng Lan Hương

phẩm phù hợp. Cùng với đó việc bán hàng trên mạng và kí kết hợp đồng qua
Internet cũng là một xu hướng mới trong thời đại công nghệ thông tin mà doanh
nghiệp cần tìm hiểu và áp dụng đễ giảm tối đa chi phí. Công ty cần tận dụng triệt
để hiệu quả của quảng cáo trên các trang web để quảng bá được hình ảnh rộng

khắp với chi phí hợp lý và dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các đối tác, bạn hàng
và nhà cung cấp.
3.2. Kiến nghị đối với nhà trường.
Thực tập cuối khóa là một khâu quan trọng trong quá trình đào tạo nhằm
gắn liền học với hành , lý luận với thực tiễn, giúp sinh viên làm quen và tăng
cường kỹ năng thực tế, năng lực chuyên môn về ngành nghề được đào tạo.
Trong thời gian thực tập đã có những bỡ ngỡ giữa lý luận và thực tiễn. Nhà
trường đã xây dựng một hệ thống kiến thức để trang bị cho sinh viên hành trang
bước vào thực tiễn.Các môn học như “Tài Chính Doanh Nghiệp, Thẩm Định Báo
Cáo Tài Chính Doanh Nghiệp, Kỹ Năng Giao Tiếp…” đã bổ trợ rất nhiều cho em
trong công tác tiếp cận với thực tế.
Tuy nhiên giữa lý luận và thực tiễn luôn có những khoảng cách nhất định. Ngoài
những kiến thức sách vở, nhà trường nên đưa vào nhiều bài toán thực tế thường gặp
trong kinh doanh giúp sinh viên làm chủ được cả lý thuyết lẫn thực tế.

17
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245


Báo cáo thực tập

GV: Th.S Đặng Lan Hương

KẾT LUẬN
Công ty TNHH Ngọc Linh là một doanh nghiệp có quy mô lớn, góp phần
không nhỏ vào sự phát triển nền kinh tế quốc dân. Công ty đã thực hiện khá
nghiêm chỉnh quy định của nhà nước về kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
của mình với nhà nước. Tuy vẫn còn nhiều sai sót nhưng công ty luôn xem xét,

nghiên cứu để đưa ra những biện pháp hữu hiệu để tự hoàn thiện.
Qua thời gian thực tập tại Công Ty TNHH Ngọc Linh đã giúp em học
hỏi được nhiều kinh nghiệm mới mẻ, được ứng dụng trong thực tế về công tác kế
toán, tài chính, nó bổ trợ cho những kiến thức lý luận ở trường em đã được
học,như vậy đây là điều kiện thuận lợi để giúp em hệ thống hóa, và củng cố kiến
thức cơ bản về kinh tế, pháp lý và xã hội đã được trang bị, vận dụng vào thực tế
để phân tích các chính sách và giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh trong
hoạt động kinh doanh và quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh.
Trong thời gian ngắn thực tập và nghiên cứu viết báo cáo tổng hợp em đã
nhận được sự gúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ công nhân viên trong công ty để
hoàn thành bài báo cáo của mình.
Em xin chân thành cảm ơn Th.s Đặng Lan Hương đã tận tình truyền đạt
cho em những kiến thức và kinh nghiệm để em hoàn thiện bài báo cáo.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập cũng như đi sâu thực tế còn hạn chế, chắc
chắn báo cáo khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng
góp của thầy cô để bài viết hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày…..tháng…..năm 2013
Sinh viên
Trần Thị Quyên

18
SV: Trần Thị Quyên

MSV: 09D07245



×