Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tổ chức trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 29 trang )

Tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3.
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lí luận:
Ở Tiểu học, môn Tiếng Việt là môn học quan trọng, chiếm thời lượng
nhiều nhất trong chương trình học. Tiếng việt là môn học nền tảng, giúp học
sinh có kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tốt các môn khác. Trong môn Tiếng
việt có nhiều phân môn: Tập đọc, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Kể
chuyện, Tập làm văn. Mỗi phân môn đều có đặc điểm và vai trò riêng. Tìm biện
pháp để dạy tốt các phân môn đó là mục tiêu mà các giáo viên Tiểu học đều
hướng tới.
Trong giai đoạn thực hiện đổi mới cách đánh giá học sinh Tiểu học theo
thông tư 30, nhiệm vụ của giáo viên Tiểu học lại càng khó khăn hơn. Làm thế
nào để giảm áp lực học tập cho học sinh, tạo được không khí học tập thoải mái,
vui vẻ mà vẫn đảm bảo cho các con tiếp thu được nội dung kiến thức của bài?
Không chỉ đổi mới cách đánh giá mà phải đổi mới các hình thức tổ chức dạy học
để tạo được hứng thú học tập cho học sinh, phát huy được tính tích cực và khả
năng riêng của mỗi trò.
Bên cạnh mục tiêu trang bị kiến thức, giáo dục phổ thông cũng đang
chuyển hướng sang trang bị những năng lực cần thiết cho học sinh. Phương
pháp giáo dục cũng đang được đổi mới theo hướng tăng cường khả năng thực
hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui
và động cơ tích cực cho học sinh đối với việc học tập.
Học sinh Tiểu học còn nhỏ, hiếu động, trong khi học vẫn có nhu cầu được
vui chơi. Vì vậy, cần tổ chức được các giờ học vui - vui học để học sinh tham
gia vào việc tiếp thu kiến thức một cách tự giác và hứng thú. Tôi chọn đề tài:
“Tổ chức trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3” để góp phần
nâng cao hiệu quả các tiết học Luyện từ và câu ở lớp 3 tôi đang chủ nhiệm cũng
như góp phần thực hiện phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”.
- Để có tiết học tốt thì nội dung bài học và phương pháp dạy học cần có


sự gắn bó phù hợp. Trò chơi học tập là một phương pháp dạy học.
- Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung kiến thức gắn liền với nội dung
bài học, giúp học sinh khai thác vốn tri thức và kinh nghiệm của bản thân để
tham gia trò chơi. Thông qua hoạt động này, các con được củng cố, vận dụng
kiến thức đã học vào tình huống của trò chơi. Trò chơi học tập có tác dụng cả về
mặt rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và phẩm chất đạo đức. Qua trò chơi, giáo viên
1/27


Tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3.
có thể đánh giá học sinh về kiến thức nội dung bài học, năng lực và phẩm chất
đạo đức.
- Tham gia trò chơi học tập, học sinh được rèn luyện các kĩ năng: Giao
tiếp, hợp tác, ra quyết định, tìm kiếm sự giúp đỡ.... Qua trò chơi, học sinh sử
dụng vốn từ, kiến thức ngữ pháp trong diễn đạt. Cũng qua trò chơi, học sinh bộc
lộ được sở trường, năng lực bản thân, kích thích trí tò mò và khả năng tư duy
độc lập.
- Trò chơi học tập giúp cho tiết học trở nên vui vẻ, nhẹ nhàng, tạo ra môi
trường học tập thân thiện, gần gũi, giúp cho quá trình học tập trở thành một hoạt
động vui và hấp dẫn hơn, hình thức học tập đa dạng hơn.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
- Học sinh Tiểu học nói chung, học sinh lớp 3 nói riêng còn nhỏ, khả năng
tập trung chưa cao. Hơn nữa, các con thường hiếu động, ham vui nên có nhu cầu
vui chơi ngay cả trong những giờ học trên lớp.
- Học sinh Tiểu học hiếu động nhưng lại nhút nhát, chưa tích cực tham gia
vào các hoạt động chung. Bên cạnh đó, ngại diễn đạt là đặc điểm của nhiều học
sinh. Tổ chức trò chơi cho các con khắc phục các nhược điểm đó, để các con
mạnh dạn hơn, tích cực và chủ động hơn.
- Hiện nay, đời sống ngày càng cao, các phương tiện giải trí, vui chơi
ngày càng nhiều. Học sinh tiếp cận với nhiều trò giải trí hấp dẫn và các chương

trình truyền hình đa dạng nên những tiết học khô khan càng trở nên nặng nề,
căng thẳng với học sinh. Cải thiện không khí quá nghiêm túc của giờ học Luyện
từ và câu bằng những trò chơi vui vẻ là rất cần thiết.
- Tuy mỗi học sinh có những đặc điểm khác nhau nhưng các con đều ham
hiểu biết và mong muốn được thể hiện mình nên việc đưa các con vào hoạt động
chung, học và chơi cùng các bạn giúp các con phát huy được sở trường, năng lực
của bản thân. Qua đó, học sinh sẽ cố gắng vươn lên trong học tập, các con được
tương tác với bạn bè, học tập các bạn và thi đua cùng các bạn. Vì thế mà việc
tiếp nhận và vận dụng kiến thức về từ và câu trở nên dễ dàng hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng và đề xuất một số phương pháp tổ chức trò chơi học tập
trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: học sinh trường Tiểu học tôi đang công tác
- Đối tượng nghiên cứu: Một số phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong
phân môn luyện từ và câu lớp 3.
4. Giả thuyết khoa học
2/27


Tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3.
Nếu đưa ra được các biện pháp tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện
từ và câu thì học sinh sẽ tự vận dụng và củng cố kiến thức của bài học để tham gia
trò chơi, qua đó rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và phẩm chất đạo đức cho học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc tổ chức trò chơi học tập trong phận môn
luyện từ và câu lớp 3 .
- Nghiên cứu thực trạng của việc tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện
từ và câu lớp 3.
- Đề xuất và thực nghiệm các giải pháp để nâng cao chất lượng của việc tổ chức

trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Lĩnh vực nghiên cứu: Môn Tiếng việt
- Địa bàn nghiên cứu: Trường tiểu học tôi đang công tác
- Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: giáo viên, học sinh trường tiểu học
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016.
Đề tài này đi vào nghiên cứu tổng kết những biện pháp tổ chức trò chơi học tập
tring phân môn luyện từ và câu lớp 3 từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016.
Trong đó:
* Từ tháng 9/2015 đến tháng 4/2016, cụ thể:
- Tháng 9/2015: Chuẩn bị đối tượng, nội dung nghiên cứu.
- Tháng 10/2015: Nghiên cứu lí luận.
- Tháng 11/2015: Khảo sát thực trạng việc tổ chức trò chơi học tập trong phân
môn luyện từ và câu.
- Tháng 12/2015: Đề xuất một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập trong
phân môn luyện từ và câu lớp 3.
- Tháng 1,2,3/2016: Triển khai các biện pháp đề xuất thực nghiệm vào việc tổ
chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3.
- Tháng 4,5/2016: Tổng hợp kết quả rút kinh nghiệm sau thực nghiệm và
hoàn thiện báo cáo đề tài.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu giáo trình, các tài liệu sách
báo, phân tích - tổng hợp thông tin để rút ra các kết luận khoa học cần thiết.
- N hóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp quan sát sư phạm
+ Dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp
+ Dạy thực nghiệm.
3/27



Tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3.
+ Phương pháp kiểm tra đánh giá
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
- Nhóm phương pháp hỗ trợ
Qua nghiên cứu lí luận, thực trạng và đề ra một số biện pháp tổ chức trò chơi
học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3, đề tài tiến hành thử nghiệm và rút ra
kết luận về hiệu quả của các biện pháp nêu trên qua việc tổ chức các trò chơi học tập
trong phân môn luyện từ và câu cho học sinh ở trường tiểu học.

4/27


Tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
KHẢO SÁT THỰC TẾ VỀ VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG
PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3.

1. Nội dung của môn học:
Nội dung phân môn Luyện từ và câu lớp 3 gồm 31 tiết học và một số tiết
ôn tập giữa kỳ, cuối kỳ.
Phần từ: các con được mở rộng vốn từ về các chủ đề: Thiếu nhi, gia đình,
trường học, cộng đồng, quê hương, các dân tộc, thành thị, nông thôn, tổ quốc,
sáng tạo, nghệ thuật, lễ hội, thể thao, thiên nhiên.
Đồng thời các con được ôn tập và thực hành về: Từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt
động, trạng thái, từ chỉ đặc điểm và từ địa phương.
Phần câu: Các con được ôn tập, bổ sung kiến thức về câu: Ai là gì? Ai làm
gì? Ai thế nào? Tìm hiểu về hai bộ phận chính của câu và các bộ phận trả lời câu
hỏi: Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì? Bằng gì?

Kiến thức về câu gắn liền với các dấu câu cùng với hai biện pháp: So sánh
và nhân hóa. Chương trình Luyện từ và câu và câu lớp 3 được thể hiện qua hàng
trăm bài tập ứng dụng nhằm mở rộng, hệ thống hóa làm phong phú vốn từ cho
học sinh và cung cấp những kiến thức ban đầu về câu để học sinh lớp 3 có thể
nhận biết về từ và câu, sử dụng từ và câu vào việc đọc, viết câu văn, đoạn văn và
vận dụng vào giao tiếp hàng ngày.
2. Khảo sát thực tế
Thực tế, dạy Luyện từ và câu ở trường Tiểu học là một thử thách thực sự
đối với cả giáo viên và học sinh. Rất nhiều tiết Luyện từ và câu đơn điệu, chỉ là
việc đọc yêu cầu bài tập, trả lời các câu hỏi và nêu đáp án của giáo viên. Giáo
viên hướng dẫn và học sinh làm hết các bài tập trong tiết học. Vì thế mà học
sinh rất sợ tiết học Luyện từ và câu, nhiều học sinh làm bài để đối phó với thầy
cô và cha mẹ. Một số học sinh khác thì bỏ dở bài, làm việc riêng trong giờ học.
Một số khác thì chép lại bài làm trên bảng của cô giáo hoặc bạn cùng bàn. Việc
nghe giảng những kiến thức khô khan khiến giờ học trở nên nhàm chán. Còn các
học sinh, vì vốn từ chưa nhiều nên các con rụt rè, ngại phát biểu, ngại viết và
cảm thấy căng thẳng khi học phân môn này.
Trước thực trạng trên, tôi rất băn khoăn và trăn trở là làm thế nào để giờ
học Luyện từ và câu không tẻ nhạt, làm thế nào để các con có hứng thú và yêu
5/27


Tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3.
thích khi học Luyện từ và câu? Tôi thấy, cần tổ chức các hình thức dạy học phù
hợp với nội dung từng bài và mang không khí vui vẻ, thoải mái đến cho học sinh
qua các trò chơi học tập.

6/27



Tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3.
CHƯƠNG II
CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN VIỆC TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI HỌC TẬP
TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3 .
1. Thế nào là trò chơi học tập ?
Trò chơi học tập là trò chơi có luật chơi, trong đó nội dung trò chơi gắn liền
với nội dung bài học, yêu cầu học sinh khai thác vốn kiến thức và kinh nghiệm
của bản thân để tham gia chơi. Thông qua hoạt động đó các con được hình thành
kiến thức, kỹ năng cho mình và củng cố, vận dụng kiến thức đã học vào tình
huống cụ thể.
Trò chơi học tập có thể chia ra: Trò chơi tập thể, trò chơi nhóm, trò chơi
đôi bạn, trò chơi cá nhân. Trò chơi có thể là trò chơi vận động, trò chơi trí tuệ
cũng có thể kết hợp cả vận động và trí tuệ.
Trong trường Tiểu học, trò chơi có thể tổ chức như một hoạt động học tập,
hoạt động đó rất phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học, được học sinh hưởng
ứng và tích cực tham gia.
2. Những yêu cầu trong việc thiết kế trò chơi học tập:
Để tổ chức các trò chơi học tập trong giờ học Luyện từ và câu, cần dựa vào
nội dung bài học, thời gian giờ học để lựa chọn một hoặc vài trò chơi phù hợp.
Giáo viên cần định hướng, chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ để đảm bảo các yêu
cầu sau:
- Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu kiến thức: Có thể là kiến
thức cụ thể của một bài hoặc tổng hợp các kiến thức đã học.
- Mỗi trò chơi cần có luật chơi, cách chơi, có tính thi đua giữa những người
chơi. Luật chơi nên đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện.
- Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục, đảm bảo an toàn, lành mạnh.
- Trò chơi phải gây được hứng thú cho học sinh, tạo không khí hào hứng
thi đua sôi nổi trong lớp học.
- Trò chơi cần chú trọng rèn luyện kết hợp các kĩ năng học tập và kĩ năng
sống cho học sinh.

- Trò chơi phải phù hợp với năng lực và sức khoẻ của học sinh. Bởi trò
chơi quá khó thì các con sẽ không thực hiện được, trò chơi quá đơn giản sẽ gây
nhàm chán.
- Hình thức tổ chức trò chơi cần đa dạng, phong phú, luôn đổi mới.
- Các đồ dùng thiết kế sử dụng cho trò chơi cần phải dễ làm để tiết kiệm
thời gian cũng như công sức; nội dung rõ ràng, nổi bật.
3. Cấu trúc của một trò chơi học tập:
7/27


Tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3.
- Tên trò chơi:
- Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến
thức hay rèn kĩ năng nào. Mục đích trò chơi sẽ quy định hành động chơi được
thiết kế trong trò chơi.
- Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi.
- Luật chơi: Quy tắc trò chơi, cách chơi, quy định thắng thua.
- Số lượng người tham gia chơi.
4. Cách thức tổ chức và tiến hành trò chơi học tập:
- Nêu tên trò chơi
- Nêu luật chơi, thời gian chơi
- Hướng dẫn cách chơi
- Chia nhóm hoặc tạo đội chơi
- Chơi thử
- Chơi thật
- Nhận xét, phân định thắng - thua
- Thưởng sau khi chơi
- Chia sẻ sau khi chơi
Để tổ chức được trò chơi học tập với hiệu quả thực sự trong phạm vi thời
gian tiết học và khuôn khổ lớp học, vai trò của người giáo viên, người tổ chức

rất quan trọng, giáo viên cần:
- Nhiệt tình, hăng hái, tạo hứng thú cho người chơi và không khí vui vẻ,
thoải mái khi chơi.
- Có tác phong thu hút, lôi kéo người chơi vào hoạt động chơi.
- Diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu.
- Thưởng phạt công minh, đúng luật để người chơi chấp nhận thoải mái và
tự giác, làm cho trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích hứng thú học tập của học sinh.
Hình thức thưởng phạt nhẹ nhàng, đơn giản, chú trọng động viên, cổ vũ, tạo
động cơ thi đua ở lần chơi sau.
- Kiên trì tổ chức các trò chơi để hình thành thói quen và kĩ năng tham gia
trò chơi cho học sinh, làm cho các trò chơi học tập thực sự trở thành một hình
thức dạy học, một phương tiện dạy học hữu hiệu.

CHƯƠNG 3
THỰC NGHIỆM MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP
8/27


Tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3.
ÁP DỤNG TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3
1. Một số trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3.
1.1 Trò chơi: Rung chuông vàng:
* Mục đích: Củng cố kiến thức sau một bài học hay trong các tiết ôn tập
giữa kì, cuối kì của phân môn Luyện từ và câu.
- Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm
- Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp, kĩ năng quyết định, kĩ năng tự nhận thức.
- Tạo không khí thi đua sôi nổi.
* Chuẩn bị: - Bài giảng power point có các câu hỏi và đáp án.
- Bảng con và phấn cho học sinh viết đáp án trả lời.
- Chuông vàng dành cho học sinh trả lời được câu hỏi cuối, bảng thi đua

của lớp.
* Cách tổ chức:
- Giáo viên nêu câu hỏi hiển thị trên màn hình và các đáp án cho trước, học
sinh suy nghĩ, lựa chọn, ghi chữ cái A, B, C, D... trước câu trả lời mà mình chọn
vào bảng con. Giáo viên nêu đáp án đúng để học sinh đối chiếu. Học sinh trả lời
sai dừng chơi, các học sinh trả lời đúng tiếp tục chơi đến câu hỏi rung chuông và
nhận phần thưởng cùng với lời khen ngợi của cô giáo và các bạn. Người rung
được chuông vàng sẽ được ghi tên vào bảng thi đua của lớp.
* Trò chơi này rất phù hợp trong các tiết luyện tập sau khi học sinh đã học
một số đơn vị kiến thức. Qua trò chơi, học sinh được vận dụng, thực hành kiến
thức, thi đua với nhau trong tập thể tổ, nhóm. Giáo viên cũng kiểm tra được mức
độ nắm kiến thức của học sinh.

* Các ví dụ:
9/27


Tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3.
Ví dụ: Rung chuông vàng trong bài: Luyện tập tiết 8 - tuần 18
Câu hỏi 1: Đoạn văn “Đường vào bản” tả cảnh ở vùng nào?
A. Vùng núi
B. Vùng biển
C. Vùng đồng bằng
Câu hỏi 2: Mục đích của đoạn văn đó là tả cái gì?
A. Tả con suối
B. Tả con đường
C. Tả ngọn núi
Câu hỏi 3: Câu: “Bên đường là sườn núi thoai thoải” thuộc mẫu câu nào?
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?

C. Ai thế nào?
Câu hỏi 4: Trong câu: “Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi” , bộ phận
nào trả lời câu hỏi: làm gì?
A. Lên cao
B. Vươn mình lên cao
C. Cứ vươn mình lên cao, cao mãi
Câu hỏi 5: Đoạn văn trên có mấy hình ảnh so sánh:
A. Một hình ảnh
B. Hai hình ảnh
C. Ba hình ảnh
*Câu hỏi rung chuông: Trong các câu dưới đây, câu nào không có hình
ảnh so sánh:
A. Nước trườn qua kẽ đá...như trải thảm hoa đón mời khách gần xa về thăm
bản.
B. Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã
từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ.
C. Con đường men theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như
ống đũa.

10/27


Tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3.

Trò chơi: Rung chông vàng có thể áp dụng cho nhiều tiết học Luyện từ và câu

1.2. Trò chơi: Hái hoa dân chủ
* Mục đích: - Củng cố các kiến thức về từ và câu sau khi hoàn thành các
bài tập của tiết học Luyện từ và câu.
- Rèn kĩ năng diễn đạt, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng tư

duy sáng tạo, kĩ năng nghe.
- Tạo không khí thi đua sôi nổi
* Chuẩn bị: - Cây hoa, các câu hỏi và phần thưởng gắn vào các hoa hoặc
quả trên cây.
- Khi sử dụng bài giảng power point thì chuẩn bị câu hỏi trong các bông
hoa, các cánh hoa, các ngọn nến hay các ô cửa bí mật.
* Cách tổ chức:
- Học sinh xung phong giành quyền “hái hoa”. Học sinh tự nêu câu hỏi của
mình và trả lời câu hỏi. Trả lời đúng câu hỏi, học sinh đó sẽ nhận được phần quà
gắn kèm câu hỏi hoặc được cô giáo và các bạn vỗ tay khen ngợi. Nếu học sinh
đó không trả lời được hoặc trả lời chưa đúng thì các học sinh khác có thể xung
phong trả lời và nhận phần thưởng của câu hỏi đó.
Trò chơi này có thể áp dụng cho hầu hết các bài Luyện từ và câu trong
chương trình lớp 3. Trò chơi được học sinh yêu thích vì nó quen thuộc, dễ hiểu,
dễ chơi. Qua trò chơi, học sinh củng cố được kiến thức đã học và thể hiện
được khả năng, sở trường của bản thân.

11/27


Tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3.

Cây hoa và các câu hỏi

* Các ví dụ:
Ví dụ: Trò chơi: Hái hoa dân chủ trong bài: Nhân hóa - Tuần 25.
Câu hỏi 1: Trong câu thơ: “Đám mây trắng xốp như bông
Ngủ quên dưới đáy hồ trong lúc nào”
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Câu hỏi 2: Trong câu thơ: “Rừng cọ ơi, rừng cọ!

Lá đẹp, lá ngời ngời”
Tác giả đã nhân hóa sự vật bằng cách nào?
Câu hỏi 3: Con hãy đọc một khổ thơ có sử dụng biện pháp nhân hóa?
Câu hỏi 4: Con hãy hát một bài hát mà lời ca có sử dụng biện pháp nhân hóa.
1.3. Trò chơi: Ô chữ kì diệu
* Mục đích: Củng cố và mở rộng vốn từ cho học sinh trong các tiết học
mở rộng vốn từ của phân môn Luyện từ và câu.
- Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng ra quyết định, giải quyết
vấn đề, kĩ năng hợp tác.
- Tạo không khí thi đua sôi nổi
* Chuẩn bị: Tờ bìa cứng kẻ sẵn các ô chữ.
- Bài giảng power point có ô chữ phù hợp với nội dung bài học.
12/27


Tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3.
* Cách tổ chức:
- Giáo viên giới thiệu ô chữ: Số từ hàng ngang và một từ hàng dọc gọi là từ
chìa khóa.
- Chia học sinh thành các đội chơi.
- Quy ước: Các con phất cờ hoặc rung chuông giành quyền trả lời.
- Học sinh chọn cử đội trưởng thay mặt các bạn trong đội nêu câu trả lời.
- Các đội lần lượt chọn từ hàng ngang
- Hiển thị câu hỏi hoặc gợi ý về từ hàng ngang
- Các đội phất cờ hoặc rung chuông xin trả lời
- Ghi 10 điểm cho đội trả lời được mỗi từ hàng ngang
- Ghi 40 điểm cho đội trả lời được từ chìa khóa.
- Tổng hợp điểm, tuyên bố đội thắng cuộc.
- Khen thưởng đội thắng cuộc.
* Trò chơi: Ô chữ kì diệu có thể áp dụng được với hầu hết các tiết học mở

rộng vốn từ và diễn ra ngay từ đầu tiết học nên thường tạo được không khí vui
vẻ, hào hứng cho tiết học.
* Các ví dụ
Ví dụ 1: Trò chơi: Ô chữ kì diệu trong tiết: Từ ngữ về thành thị, nông thôn
- Tuần 16.
- Ô chữ kẻ trên bìa
- Câu gợi ý cho các từ hàng ngang:
1. Cửa hàng lớn bán thực phẩm và hàng hóa đủ loại, người mua tự chọn
hàng rồi ra quầy thanh toán. Từ có 7 chữ cái, bắt đầu bằng chữ S.
2. Nơi để cho mọi người ở tạm khi đi công tác, đi du lịch. Từ gồm có 8 chữ
cái, bắt đầu bằng chữ K.
3. Nơi ở của các gia đình. Từ gồm 6 chữ cái, bắt đầu bằng chữ N.
4. Vườn công cộng ở thành phố, nơi mọi người đến để vui chơi, thư giãn.
Từ gồm 8 chữ cái, bắt đầu bằng chữ C.
5. Nơi để học tập. Từ gồm 9 chữ cái, bắt đầu bằng chữ T.
6. Nơi xe cộ lưu thông, mọi người đi lại nhộn nhịp. Từ gồm 8 chữ cái bắt
đầu bằng chữ Đ.
7. Tủ hoặc giá quây quanh người bán hàng. Từ gồm 8 chữ cái, bắt đầu bằng
chữ Q .
8. Sự vật được gọi là lá phổi xanh của thành phố. Từ gồm 6 chữ cái, bắt
đầu bằng chữ C.

13/27


Tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3.
T
H
À
N

H
P
H

Đáp án các từ hàng ngang là: Siêu thị, khách sạn, nhà cửa, công viên,
trường học, đường phố, quầy hàng, cây cối.
Từ hàng dọc là chủ điểm đang học: Thành phố
Ví dụ 2: Ô chữ kì diệu trong tiết: Từ ngữ về trường học. Dấu phẩy Tuần 6.
Ô chữ trên phần mềm power point.
Câu gợi ý cho các từ hàng ngang:
1. Được học lên lớp trên. Từ gồm hai tiếng, 6 chữ cái, bắt đầu bằng chữ L
2. Đi thành hàng ngũ diễu qua lễ đài hoặc đường phố để biểu dương sức
mạnh. Từ gồm 2 tiếng, 8 chữ cái, bắt đầu bằng chữ D.
3. Sách dùng để dạy và học trong nhà trường. Từ gồm 3 tiếng, 12 chữ cái,
bắt đầu bằng chữ S.
4. Lịch học nhà trường. Từ gồm 3 tiếng, 12 chữ cái, bắt đầu bằng chữ T .
5. Những người thường được gọi là phụ huynh học sinh. Từ gồm 2 tiếng, 5
chữ cái bắt đầu bằng chữ C, .
6. Nghỉ giữa buổi học. Từ gồm 2 tiếng, 6 chữ cái, bắt đầu bằng chữ R.
7. Học trên mức khá. Từ gồm 2 tiếng, 7 chữ cái, bắt đầu bằng chữ H.
8. Có thói xấu này thì không thể học giỏi. Từ gồm 2 tiếng, 7 chữ cái, . bắt
đầu bằng chữ L.
9. Thầy cô nói cho học sinh hiểu bài. Từ gồm 2 tiếng, 8 chữ cái, bắt đầu
bằng chữ G .
10. Hiểu nhanh, tiếp thu nhanh, xử trí nhanh. Từ gồm 2 tiếng, 9 chữ cái, bắt
đầu bằng chữ T .
11. Người phụ nữ dạy học. Từ gồm 2 tiếng, 6 chữ cái, bắt đầu bằng chữ C.
14/27



Tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3.

Ô chữ kì diệu giúp cho việc mở rộng vốn từ trở nên nhẹ nhàng hơn

1.4. Trò chơi: Ô cửa bí mật
* Mục đích:
- Củng cố các kiến thức về từ và câu sau khi hoàn thành các bài tập của tiết
học Luyện từ và câu.
- Rèn kĩ năng diễn đạt, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng tư
duy sáng tạo, kĩ năng nghe.
- Tạo không khí thi đua sôi nổi
* Chuẩn bị:
- Bài giảng power point có câu hỏi trong các bông hoa, các cánh hoa, các
ngọn nến hay các ô cửa bí mật.
* Cách tổ chức:
- Học sinh xung phong giành quyền chọn ô cửa mình thích. Học sinh tự nêu
câu hỏi của mình và trả lời câu hỏi. Trả lời đúng câu hỏi, học sinh đó sẽ nhận
được phần quà gắn kèm câu hỏi hoặc được cô giáo và các bạn vỗ tay khen ngợi.
Nếu học sinh đó không trả lời được hoặc trả lời chưa đúng thì các học sinh khác
có thể xung phong trả lời và nhận phần thưởng của câu hỏi đó.
Trò chơi này có thể áp dụng cho hầu hết các bài Luyện từ và câu trong
chương trình lớp 3. Trò chơi được học sinh yêu thích vì nó quen thuộc, dễ hiểu,

15/27


Tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3.
dễ chơi. Qua trò chơi, học sinh củng cố được kiến thức đã học và thể hiện
được khả năng, sở trường của bản thân.
* Các ví dụ:

Ví dụ 1: Trò chơi: “Ô cửa bí mật” trong bài: So sánh - Tuần 5. Học sinh
chọn câu hỏi bằng cách chọn mở các ô cửa chứa bông hoa trên màn hình.
Hoa hồng: Trong phép so sánh ngang bằng, từ chỉ sự so sánh nào được sử
dụng nhiều nhất.
Hoa đào: Trong so sánh hơn - kém, chúng ta có thể sử dụng những từ chỉ
sự so sánh nào?
Hoa mai: Trong bài thơ: “Cây dừa”, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã so sánh
quả dừa với sự vật nào?
Hoa cúc: Theo con, có thể so sánh mặt trăng hôm rằm với sự vật nào?

Trò chơi: Ô cửa bí mật dưới dạng chọn hoa trên màn hình

Ví dụ 2: Trò chơi: “Ô cửa bí mật” trong bài: Từ ngữ về quê hương – Tuần
11 dưới dạng mở các ô cửa bí mật.
Ô cửa 1: Tìm từ điền vào chỗ ..... trong câu
“........................là chùm khế ngọt”
Ô cửa 2: Quê hương em có những đặc sản gì?
Ô cửa 3: Kể tên một số bài dân ca bắt đầu bằng chữ “Lý”
Ô cửa 4: Chiếc khăn truyền thống của người nông dân nam bộ có tên là gì?
Ô cửa 5: Nêu một số từ có thể thay thế cho từ: “quê hương”?
Ô cửa 6: Trang phục các liền anh, liền chị quan họ hay mặc là gì?
16/27


Tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3.

Ô cửa bí mật chứa những câu hỏi củng cố bài học Luyện từ và câu

1.5. Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.
* Mục đích:

- Củng cố kiến thức về từ và câu sau mỗi tiết học, vận dụng kiến thức đã
học vào thực hành, sử dụng từ và câu.
- Rèn kĩ năng hợp tác, thương lượng, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng ra
quyết định, giải quyết vấn đề.
- Tạo không khí vui vẻ, sôi nổi, thi đua
* Chuẩn bị:
- Tờ bìa ghi phần kiến thức trong bài học.
- Thẻ ghi từ phù hợp với nội dung trò chơi trên bài giảng power point.
* Cách tổ chức:
- Tổ chức trò chơi tùy theo từng bài hoặc phương tiện dạy học nhưng
thường trò chơi được tổ chức theo các bước sau:
- Giáo viên nêu tên trò chơi
- Giáo viên phổ biến cách chơi
- Chọn đội chơi
- Các đội thi đua thực hiện yêu cầu của trò chơi nhanh và đúng để giành
phần thắng.
- Giáo viên đưa đáp án.
17/27


Tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3.
- Đối chiếu kết quả của các đội chơi, xác định đội thắng cuộc.
- Khen, thưởng cho đội thắng trong trò chơi.

Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng có nhiều hình thức khác nhau và áp dụng cho nhiều bài.

* Trò chơi này được áp dụng dưới nhiều hình thức khác nhau. Nó thu hút
được học sinh chơi một cách hào hứng vì các con được thi đua và vận động, thể
hiện trí thông minh, sự nhanh nhạy và phát huy được khả năng sở trường của
học sinh. Ngay cả những học sinh còn nhút nhát cũng tham gia cùng các bạn.

* Các ví dụ:
Ví dụ 1: Điền dấu đúng và nhanh trong bài tập 3 - tuần 16.
Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng bào Kinh
hay Tày  Mường hay Dao  Gia - rai hay Ê - đê  Xơ - đăng hay Ba - na và
các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam đều là anh em ruột thịt 
Chúng ta sống chết có nhau sướng khổ có nhau  no đói giúp nhau 
Trò chơi này có thể chơi giữa các cá nhân hay các nhóm trên bảng phụ.
Nếu chơi giữa các đội thì dưới hình thức tiếp sức.
Ví dụ 2: Nêu tên các môn thể thao trong bài tập 1 - tuần 29
- Giáo viên trình chiếu trang power point có hình ảnh các môn thể thao, các
đội thi đua nhau ghi tên các môn thể thao nhanh và đúng.

18/27


Tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3.

Đáp án là: 1.chạy, 2.đá bóng, 3.đánh gôn,
4.trượt tuyết, 5.ten - nít, 6.bóng chày.

Ví dụ 3: Gắn thẻ ghi tên các thành phố ở nước ta. Bài tập 1- tuần 16.
Giáo viên trình chiếu trang power point có hình ảnh lược đồ Việt Nam. Vị
trí các thành phố trực thuộc trung ương khoanh màu đỏ, thành phố trực thuộc
tỉnh khoanh màu xanh. Học sinh thi đua nhau gắn thẻ ghi tên các thành phố lên
lược đồ Việt Nam gắn trên bảng lớp. Trò chơi này cũng thực hiện cho các đội
chơi tiếp sức. Giáo viên và học sinh cùng kiểm tra và đếm số thẻ gắn đúng của
các đội để xác định thắng - thua.

19/27



Tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3.

Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng rất phù hợp với hình thức chơi theo các đội, nhóm.

Ví dụ 4: Bài 1/Tuần 14: Ôn tập về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào?
Bài 1 : Tìm các từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ sau:
Em vẽ làng xóm
Tre xanh ,lúa xanh
Sông máng lượn quanh
Một dòng xanh mát
Trời mây bát ngát
Xanh ngắt mùa thu .
- Số đội chơi:2 đội.Mỗi đội gồm 5 em tham gia.(HS cả lớp cổ vũ và làm
trọng tài)
- Thời gian chơi từ 3-5 phút
- Cách chơi:
+ Mỗi đội chơi có một tờ giấy đã chép sẵn đoạn thơ trên: “Em vẽ làng
xóm…….mùa thu”
+ GV yêu cầu từng thành viên trong đội chơi lên gạch một gạch dưới các từ
chỉ đặc điểm trong khổ thơ.Em đầu tiên lên gạch một từ chỉ đặc điểm rồi đi
20/27


Tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3.
xuống đứng vào cuối hàng của đội mình, sau đó em thứ hai lên và cứ tiếp nối
cho đến em cuối cùng.Trong thời gian như nhau,đội nào xác định được đúng
nhiều từ nhất thì được điểm cao.Mỗi từ xác định đúng được tính 2 điểm(VD:
xanh,xanh, bát ngát,xanh mát,xanh ngắt),mỗi từ xác định sai bị trừ 2 điểm. Đội
nào được nhiều điểm thì đội đó thắng cuộc.

1.6. Trò chơi ghép đôi
* Mục đích: Củng cố, mở rộng vốn từ hoặc vận dụng kiến thức về từ và
câu cho học sinh.
- Rèn phản xạ nhanh, thao tác chính xác
- Rèn kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn
đề.
- Tạo không khí vui vẻ, sôi nổi, thi đua
* Chuẩn bị:
- Các thẻ ghi từ có gắn nam châm
- Bài giảng power point hiển thị yêu cầu và minh họa trò chơi.
* Cách thức tổ chức:
- Giáo viên nêu yêu cầu ghép đôi các thẻ ghi từ để có từ theo chủ đề hoặc
câu theo mẫu.
- Chọn đội chơi: Từ 4 - 6 học sinh.
- Học sinh thi đua ghép cặp thẻ theo yêu cầu bài tập ở khu vực của đội
mình trong thời gian 1 - 2 phút.
- Hết thời gian chơi, giáo viên và học sinh cả lớp kiểm tra các cặp thẻ và
đếm kết quả đúng.
- Xác định đội thắng - thua.
- Khen, thưởng đội thắng cuộc
* Trò chơi ghép đôi có thể áp dụng cho nhiều giờ học Luyện từ và câu mở
rộng vốn từ và ôn câu theo mẫu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Học sinh rất
hào hứng và tích cực tham gia trò chơi này vì các con vừa được phát huy tư duy
sáng tạo, vừa được vận động và hợp tác với các bạn trong không khí làm việc
vui vẻ, khẩn trương. Học sinh không trực tiếp tham gia chơi cũng nhiệt tình cổ
vũ các bạn chơi.

21/27



Tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3.

Ghép hai thẻ thích hợp để có từ hoặc câu theo yêu cầu bài tập

* Các ví dụ:
Ví dụ 1: Trò chơi ghép đôi trong tiết Luyện từ và câu: Từ ngữ về gia đình Tuần 4.
Với yêu cầu: Ghép đôi các thẻ để có các từ ngữ chỉ gộp những người trong
gia đình. Học sinh có thể ghép được các từ ngữ sau:
ông



chú

cháu



cháu

anh

chị

cha

mẹ

cha


chú

chị

em



chú

Cậu

Mợ

anh

em

Ví dụ 2: Trò chơi ghép đôi trong tiết Luyện từ và câu: Từ ngữ về thể thao Tuần 29
22/27


Tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3.
Với yêu cầu: Ghép đôi các thẻ để được tên các môn thể thao. Học sinh có
thể ghép được tên các môn thể thao như sau:
đá

ngựa

rổ

Bóng

voi

chuyền

Đua

bàn

thuyền

ném

ô tô

chày

nhảy

xe đạp

mô tô

cao

ngắn

xa


vượt rào

sào

chạy

ngựa

ma ra tông
tiếp sức

dây


Ví dụ 3: Trò chơi: Ghép đôi trong tiết Luyện từ và câu: Từ ngữ về thiếu
nhi. Ôn câu: Ai là gì? - Tuần 2
Với yêu cầu: Ghép đôi các thẻ để có câu theo mẫu: Ai là gì? Học sinh có
thể ghép được các câu sau:
Thiếu nhi

là tương lai của đất nước.
23/27


Tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3.

Chim én

Mẹ em


là người nội trợ đảm đang trong gia đình.

Cô giáo

là người mẹ thứ hai của em ở trường.

S ư tử

là chúa tể rừng xanh.

là sứ giả của mùa xuân.
Hoa hồng

là nàng công chúa kiêu sa.

2. Thực nghiệm khoa học và kết quả
2.1. Mục đích thực nghiệm
Kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất ở phần
trên để thấy được tác dụng của đề tài
2.2. Đối tượng thực nghiệm: Học sinh trường tiểu học
2.3. Kết quả thực nghiệm
* Đối với học sinh:
Qua việc tổ chức trò chơi học tập trong các tiết Luyện từ và câu ở lớp 3, tôi
nhận thấy:
- Học sinh tiếp thu kiến thức của bài một cách nhẹ nhàng, vui vẻ và tích
cực hơn. Vốn kiến thức về từ và câu của các con được bổ sung và khắc sâu. Các
con vận dụng vào nói và viết có hiệu quả cao.
- Học sinh không còn cảm giác sợ tiết học Luyện từ và câu, các con chú ý
hơn, tập trung hơn trong tiết học.
- Những trò chơi gần gũi, dễ chơi đã tạo được động cơ cho học sinh học tập

một cách tích cực, chủ động, tự giác hơn.
- Qua hoạt động chơi, mỗi học sinh phát huy được năng lực, năng khiếu, sở
trường của bản thân.
- Qua kết quả trò chơi, các em thắng cuộc có thêm sự tự tin, các em chưa
thắng sẽ mong chờ giờ học sau để cố gắng vươn lên so với các bạn. Đó cũng là
điều kiện để khuyến khích các con làm việc và học tập tốt hơn. Điều này rất phù
hợp với tinh thần của thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học.
- Trò chơi học tập giúp học sinh rèn luyện được các kĩ năng sống cần thiết,
củng cố tình bạn và tăng cường tinh thần kỉ luật trong tập thể.
24/27


Tổ chức trò chơi học tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3.
- Trò chơi giúp học sinh lớp 3 tiếp xúc với những kiến thức mở rộng, nâng
cao một cách nhẹ nhàng, không áp lực.
- Trò chơi còn giúp khắc phục tính nhút nhát thiếu tự tin của một số học
sinh. Các con hòa đồng và mạnh dạn hơn rất nhiều.
* Đối với giáo viên:
- Trò chơi học tập giúp giáo viên truyền thụ kiến thức, củng cố kiến thức
cho học sinh một cách linh hoạt.
- Không khí vui vẻ, thoải mái làm cho giáo viên gần gũi, gắn bó với học trò
hơn. Tạo được môi trường học tập thân thiện giữa thầy và trò.
- Thay cho việc truyền thụ kiến thức khô khan, nhàm chán, giáo viên sẽ
hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi một cách vui vẻ.
- Qua trò chơi, giáo viên đánh giá được về kiến thức, năng lực, phẩm chất
của học sinh theo thông tư 30 áp dụng cho năm học này.
- Giáo viên có thể phát huy sự sáng tạo của mình khi áp dụng trò chơi vào
mỗi bài học khác nhau.
- Rèn luyện cho giáo viên sự khéo léo, tính kiên trì, sáng tạo khi chuẩn bị
đồ dùng cho các trò chơi.

- Khi phương tiện dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu, máy hắt được
sử dụng hàng ngày thì việc tổ chức trò chơi trở nên dễ dàng và hấp dẫn hơn rất
nhiều.
* Thực tế, tôi đã nghiên cứu và áp dụng nhiều trò chơi học tập vào các giờ
học Luyện từ và câu, nhưng sáu trò chơi tôi trình bày ở trên là có hiệu quả rõ rệt
nhất. Mỗi trò chơi, giáo viên lại vận dụng sáng tạo và linh hoạt vào từng bài,
thay đổi tên gọi một chút để trò chơi hấp dẫn hơn. Đầu năm học, cần phổ biến
thật cụ thể và hướng dẫn chơi thử nhưng khi học sinh đã yêu thích và tham gia
chơi thường xuyên thì trò chơi học tập đúng là đã trở thành một hình thức giảng
dạy thật hiệu quả.

25/27


×