Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN NGỌC MINH

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI
HUYỆN ĐẢO CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN NGỌC MINH

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI
HUYỆN ĐẢO CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.34.04.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Công Toàn

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và
chƣa đƣợc dùng để bảo vệ một học vị nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc
hoàn thành luận văn đều đã đƣợc cảm ơn. Các thông tin, trích dẫn trong
luận văn đều đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc./.
Thái Nguyên, ngày … tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Minh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn tại huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh”, tôi đã nhận đƣợc sự
hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin đƣợc bày
tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn
Ph ng của Trƣờng Đại học

an Giám hiệu, Ph ng Đào tạo, các

hoa,

inh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái

Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hƣớng
dẫn TS. Phạm Công Toàn, ngƣời thầy đã giúp đỡ bản thân tôi rất nhiều
trong quá trình làm đề tài.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều
khoa học, các thầy, cô giáo trong Trƣờng Đại học

kiến qu báu của các nhà
inh tế và Quản trị

inh

doanh - Đại học Thái Nguyên.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi c n đƣợc sự giúp đỡ và cộng tác

của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành
nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ qu báu đó.
Thái Nguyên, ngày … tháng 6 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Minh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. vi
DANH MỤC CÁC ẢNG ................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC IỂU ĐỒ ........................................................................... viii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
5. ết cấu của luận văn ..................................................................................... 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở
NƢỚC TA ........................................................................................................ 5
1.1. Những l luận về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn .... 5
1.1.1. Nông thôn ................................................................................................ 5
1.1.2. Những vấn đề cơ bản về lao động và lao động nông thôn ...................... 5
1.1.3. Vai tr giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn ....................... 15
1.1.4. Đặc điểm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ......................... 16
1.1.5. Nội dung của giải quyết việc làm cho lao động nông thôn................... 19
1.1.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến giải quyết việc làm lao động nông thôn .. 21
1.2. Những bài học kinh nghiệm trong giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn ......................................................................................................... 29
1.2.1. inh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới .......................................... 29
1.2.2. inh nghiệm giải quyết việc làm lao động cho nông thôn tại Việt Nam ... 31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv
1.2.3. ài học kinh nghiệm rút ra cho huyện đảo Cô Tô ................................ 35
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN ĐẢO CÔ TÔ,
TỈNH QUẢNG NINH ................................................................................... 37
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 37
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 37
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin ............................................................ 37
2.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp xử l , số liệu .................................................... 38
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu .............................................................. 39
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 40
2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về quy mô lao động, việc làm ............... 40

2.3.2 . Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về chất lƣợng lao động, việc làm ......... 40
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN ĐẢO CÔ TÔ,
TỈNH QUẢNG NINH ................................................................................... 42
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu huyện Cô Tô – tỉnh Quảng Ninh .............. 42
3.1.1. Ðặc điểm điều kiện tự nhiên ................................................................. 42
3.1.2. Ðặc điểm kinh tế xã hội ........................................................................ 47
3.2. Thực trạng về lao động nông thôn và giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn tại huyện Cô Tô ..................................................................... 51
3.2.1. Thực trạng về lao động nông thôn tại huyện Cô Tô ............................. 51
3.2.2. Cơ cấu lao động trong các ngành sản xuất............................................ 54
3.2.3. Thực trạng về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện
Cô Tô - tỉnh Quảng Ninh ................................................................................ 55
3.3. Phân tích SWOT của huyện đảo Cô Tô với vấn đề việc làm nông thôn ....... 73
3.3.1. Điểm mạnh của huyện đảo .................................................................... 73
3.3.2. Điểm yếu của huyện đảo ....................................................................... 73
3.3.3. Cơ hội tạo việc làm cho lao động nông thôn của huyện đảo ................ 76
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v
3.3.4. Thách thức trong tạo việc làm cho lao động nông thôn của huyện đảo...... 77
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH
QUẢNG NINH............................................................................................... 79
4.1. Quan điểm về giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
tại huyện Cô Tô ............................................................................................... 79
4.1.1. Giải quyết việc làm phải gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh

tế - xã hội của địa phƣơng ............................................................................... 79
4.1.2. Giải quyết việc làm phải gắn với phát triển bền vững .......................... 79
4.1.3. Giải quyết việc làm phải gắn với không ngừng nâng cao chất lƣợng
lao động ........................................................................................................... 80
4.1.4. Giải quyết việc làm đồng thời phải nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của nông dân .................................................................................... 80
4.2. Mục tiêu phát triển lao động .................................................................... 80
4.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 80
4.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 81
4.3. Những giải pháp về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện .... 82
4.3.1. Giải pháp hỗ trợ, khuyến khích khu vực hộ gia đình và ngƣời lao
động nông thôn tự giải quyết việc làm ............................................................ 82
4.3.2. Giải pháp tạo việc làm thông qua phát triển doanh nghiệp và các tổ
chức hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp trong nông thôn .......................... 83
4.3.3. Giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trƣờng lao động nông thôn ............. 84
4.3.4. Các giải pháp khác ................................................................................ 85
4.4. iến nghị .................................................................................................. 88
KẾT LUẬN .................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 90
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 92

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN


: Công nghiệp

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
GTSX

: Giá trị sản xuất

HGĐ

: Hộ gia đình

KHCN

: hoa học công nghệ

KT - XH

: inh tế - Xã hội

LLLĐ

: Lực lƣợng lao động

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TLSX

: Tƣ liệu sản xuất


TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

XD

: Xây dựng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
ảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất 31/12/2013 huyện Cô Tô .......................... 46
ảng 3.2: Tình hình biến động dân số qua các năm huyện Cô Tô ................. 47
ảng 3.3: Giá trị sản xuất qua các năm huyện Cô Tô (giá 2010) ................... 50
ảng 3.4: Cơ cấu LLLĐ huyện Cô Tô theo tiêu chí thành thị - nông thôn
và nhóm tuổi ................................................................................... 52
ảng 3.5: Chất lƣợng LLLĐ huyện Cô Tô ..................................................... 53
ảng 3.6: Cơ cấu lao động trong các ngành huyện Cô Tô ............................... 54
ảng 3.7: Thực trạng lao động có việc làm theo khu vực và giơi tính ........... 60
ảng 3.8: Thực trạng việc làm lao động nông thôn theo trình độ học vấn..... 61
ảng 3.9: Thực trạng việc làm khu vực nông thôn trên với lao động
ngành nghề kinh doanh ................................................................... 62
ảng 3.10: Nhân khẩu – lao động và trình độ văn hóa các HGĐ điều tra .... 63
ảng 3.11: Thực trạng lao động tham gia các ngành nghề tại HGĐ .............. 67


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
iểu đồ 3.1. Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Cô giai đoạn 2010-2013 ......... 50
iểu đồ 3.2. Trình độ văn hóa của lao động 3 xã Đồng Tiến, Thanh Lân
và Thị trấn Cô Tô ............................................................................ 66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân số của Việt Nam hiện nay đã đạt ngƣỡng 90 triệu ngƣời. Trong
quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc số lƣợng ngƣời đang sống ở
nông thôn vẫn chiếm tới 70% và có khoảng 60% tổng số lao động có cuộc
sống gắn liền với ngành nông nghiệp do vậy vấn đề giải quyết việc làm cho
lao động nông thôn là hết sức cần thiết.
Hiện nay trong xu thế tịch thu ruộng đất nhƣờng chỗ cho công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nên ruộng đất bị thu hẹp về diện tích sản xuất và canh tác
chính vì vậy số lƣợng lao động truyền thống sản xuất trong lĩnh vực nông
nghiệp nay bị mất tƣ liệu sản xuất (TLSX) nhƣng lại không có khả năng và
trình độ sản xuất trong các lĩnh vực khác nhƣ thƣơng mại, dịch vụ hay công

nghiệp chính vì vậy bộ phận này sẽ dƣ thừa về sức lao động và do nhu cầu
thiết yếu của cuộc sống sẽ tạo thành nguồn di cƣ lên thành phố ảnh hƣởng
không nhỏ tới an ninh – xã hội.
Việt Nam có số lƣợng lao động ở nông thôn vốn dĩ đã rất nhiều hiện
nay do ảnh hƣởng của cuộc đại suy thoái toàn cầu số lƣợng lao động thất
nghiệp trở về nông thôn lại càng có xu hƣớng tăng thêm chính vì vậy vấn đề
việc làm tại nông thôn lại càng trở lên đáng quan tâm hơn bao giờ hết. Theo
thống kê hiện nay có đến gần 20% thời gian lao động chƣa đƣợc sử dụng ở
khu vực nông thôn.
Huyện đảo Cô Tô có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc ph ng,
là cửa ngõ hƣớng ra biển phía Đông ắc cửa Tổ quốc. Cô Tô là một quần đảo
nằm ở phía Đông của tỉnh Quảng Ninh bao gồm 50 đảo lớn nhỏ, trong đó có 3
đảo lớn: đảo Cô Tô, đảo Thanh Lân và đảo Trần với diện tích khoảng 46,2
km2. Hiện nay, Cô Tô hiện có 1500 hộ dân với gần 6000 nhân khẩu, là nơi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2
sinh sống của 5 dân tộc anh em:

inh, Sán Dìu, Mƣờng, Tày và Hoa. Dân số

trong độ tuổi lao động chiếm trên 60% tổng dân số toàn huyện. Lực lƣợng lao
động qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 32,4% tổng số lao động. Số lao
động đƣợc đào tạo nghề hàng năm bình quân 120 - 150 ngƣời. Số lao động
đƣợc giải quyết việc làm hàng năm bình quân đạt từ 100 - 130 lao động. Hiện
nay, cùng với việc quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch nguồn nhân
lực nhằm nâng cao chất lƣợng và trình độ nguồn nhân lực huyện đang là vấn

đề cần thiết. Để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Cô Tô
trong những năm tới, việc tìm kiếm những giải pháp là yêu cầu cấp bách nhất.
Vì vậy, từ thực tiễn công việc và thực trạng vấn đề nghiên cứu, tôi lựa chọn
đề tài “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện đảo Cô Tô,
tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành inh tế Nông
nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở khoa học về việc làm và giải quyết việc làm ở nông thôn,
luận văn thực hiện đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn huyện Cô Tô qua 3 năm từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh trong
những năm tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở l luận và thực tiễn về việc làm và giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn.
- Đánh giá đƣợc thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, phân tích các nhân tố ảnh
hƣởng tới giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Cô Tô.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh trong những năm tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến việc làm và giải
quyết việc làm của ngƣời lao động nông thôn cấp huyện và tƣơng đƣơng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu về thực trạng giải quyết việc làm
cho lao động nông thôn ở huyện đảo Cô Tô, tìm ra những tồn tại khó khăn và
những thuận lợi, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp kinh tế chủ yếu, kết
hợp với các giải pháp về khoa học kỹ thuật và giải pháp xã hội.
- Phạm vi không gian: Đề tài đƣợc tiến hành nghiên cứu tại địa bàn
huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.
- Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung thu thập và nghiên cứu số liệu thứ
cấp thời kỳ 2010 – 2013 trên địa bàn huyện.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa về mặt lý luận
- Hệ thống hoá cơ sở l luận về việc làm và vấn đề giải quyết việc làm.
- Làm rõ quan niệm về việc làm và

nghĩa kinh tế - xã hội của vấn đề

giải quyết việc làm;
* Ý nghĩa về mặt thực tiễn
- Có

nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giám sát, đánh giá, đảm bảo

và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm của huyện.
- Tƣ vấn cho lãnh đạo huyện cũng nhƣ các ph ng ban ngành, đoàn thể
liên quan các phƣơng pháp đánh giá nhằm xây dựng kế hoạch cụ thể cũng
nhƣ giải pháp giải quyết vấn đề việc làm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





4
- Cung cấp thông tin cho các nghiên cứu viên khác về hiện trạng việc
làm và định hƣớng công tác giải quyết việc làm trong những năm tới của
huyện Cô Tô - Tỉnh Quảng Ninh.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng
chính, bao gồm:
Chương 1: Cơ sở l luận và thực tiễn về việc làm và giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn ở nƣớc ta.
Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn ở huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Thực trạng vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn tại huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.
Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn tại huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở NƢỚC TA
1.1. Những lý luận về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
1.1.1. Nông thôn

Theo tôi, nông thôn đƣợc hiểu là vùng khác với thành thị ở chỗ ở đó
có cộng đồng chủ yếu là nông dân sinh sống và làm việc, có mật độ dân
cƣ thấp, có cơ cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có trình độ tiếp cận thị
trƣờng và sản xuất hàng hóa thấp hơn.
Theo từ điển bách khoa toàn thƣ thế giới thì “Nông thôn là khu vực mà
ở đó tập trung dân cư sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp”.
Ở Việt Nam, theo quy định về hành chính và thống kê, thì nông thôn là
những địa bàn thuộc xã (những địa bàn thuộc phƣờng hoặc thị trấn đƣợc quy
định là khu vực thành thị). Cho đến nay, nông thôn ở nƣớc ta đƣợc hiểu là nơi
sinh sống và làm việc của một cộng đồng bao gồm chủ yếu là nông dân, là
vùng sản xuất nông nghiệp là chính. Nông thôn có cơ cấu hạ tầng, trình độ
tiếp cận thị trƣờng, trình độ sản xuất hàng hóa thấp hơn so với thành thị.
Hiện nay, khái niệm về nông thôn đã đƣợc nêu rõ tại Thông tƣ số 54
ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là: "Nông thôn
là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn,
được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã".
1.1.2. Những vấn đề cơ bản về lao động và lao động nông thôn
1.1.2.1. Khái niệm lao động
Trong kinh tế học, lao động đƣợc hiểu là một yếu tố sản xuất do con
ngƣời tạo ra và là một dịch vụ hay hàng hóa. Ngƣời có nhu cầu về hàng hóa
này là ngƣời sản xuất. C n ngƣời cung cấp hàng hóa này là ngƣời lao động.
Cũng nhƣ mọi hàng hóa và dịch vụ khác, lao động đƣợc trao đổi trên thị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6
trƣờng, gọi là thị trƣờng lao động. Giá cả của lao động là tiền công thực tế mà
ngƣời sản xuất trả cho ngƣời lao động. Mức tiền công chính là mức giá của

lao động. Hiện nay, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm lao động,
nhƣng suy cho cùng lao động là hoạt động đặc thù của con ngƣời, phân biệt
con ngƣời với con vật và xã hội loài ngƣời và xã hội loài vật. ởi vì, khác với
con vật, lao động của con ngƣời là hoạt động có mục đích, có

thức tác động

vào thế giới tự nhiên nhằm cải biến những vật tự nhiên thành sản phẩm phục
vụ cho nhu cầu đời sống của con ngƣời. Theo C.Mác “Lao động trƣớc hết là
một quá trình diễn ra giữa con ngƣời và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng
hoạt động của chính mình, con ngƣời làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự
trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”. Ph.Ăngghen viết: “ hẳng định rằng lao
động là nguồn gốc của mọi của cải. Lao động đúng là nhƣ vậy, khi đi đôi với
giới tự nhiên là cung cấp những vật liệu cho lao động đem biến thành của cải.
Nhƣng lao động c n là một cái gì vô cùng lớn lao hơn thế nữa, lao động là
điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài ngƣời, và nhƣ thế đến một
mức mà trên một

nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: Lao động đã sáng tạo ra

bản thân loài ngƣời”.
Qua những l luận trên có thể nói lao động là quá trình hoạt động của
con ngƣời, bằng cách sử dụng sức lực của cơ bắp,và trí óc vào quá trình sản
xuất, tác động vào tƣ liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm có ích phục lại cho con
ngƣời. Nói cách khác, trong bất kỳ nền sản xuất xã hội nào, lao động bao giờ
cũng là điều kiện để tồn tại và phát triển của xã hội.
1.1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của lao động nông thôn
a. Khái niệm:
Lao động nông thôn là những ngƣời thuộc lực lƣợng lao động và hoạt
động trong hệ thống kinh tế nông thôn, đƣợc bố trí việc làm trong lĩnh vực

nông nghiệp và ngành nghề tại nông thôn để tạo ra sản phẩm cho xã hội và
thu nhập cho gia đình và bản thân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7
b. Đặc điểm của lao động nông thôn
- Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có đặc điểm khác với đặc điểm
của các ngành khác. Vì vậy, lao động nông thôn cũng có những đặc điểm khác
với lao động ở các ngành kinh tế khác, cụ thể nó biểu hiện ở các mặt sau:
- Lao động nông thôn mang tính thời vụ: Đây là đặc điểm đặc thù
không thể xáo bỏ đƣợc của lao động nông thôn. Nguyên nhân của nét đặc thù
trên là do: đối tƣợng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng vật nuôi chúng là
những cơ thể sống trong đó quá trình tái sản xuất tự nhiên và tái sản xuất kinh
tế đan xen nhau.
- Cùng một loại cây trồng vật nuôi ở những vùng khác nhau có điều
kiện tự nhiên khác nhau chúng cũng có quá trình sinh trƣởng và phát triển khác
nhau. Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu không thể xáo bỏ đƣợc trong
quá trình sản xuất chúng ta chỉ có thể tìm cách làm giảm tính thời vụ của sản
xuất nông nghiệp. Từ đó đặt ra vấn đề cho việc sử dụng các yếu tố đầu vào của
quá trình sản xuất, đặc biệt là vấn đề sử dụng lao động nông thôn một cách hợp
l có nghĩa rất quan trọng.
- Nguồn lao động nông thôn tăng về số lƣợng: Dân số đƣợc coi là yếu
tố cơ bản quyết định số lƣợng lao động: qui mô và cơ cấu của dân số có
nghĩa quyết định đến qui mô cơ cấu của nguồn lao động.Tính đến ngày
01/07/2010, dân số nông thôn có trên 60 (triệu ngƣời), chiếm 70% dân số cả
nƣớc. Do sự phát triển của quá trình đô thị hoá và sự thu hẹp dần về tốc độ
tăng tự nhiên của dân số giữa nông thôn và thành thị nên tỷ lệ dân số cũng

nhƣ lực lƣợng lao động so với cả nƣớc ngày càng giảm. Mặc dù vậy, qui mô
dân số và nguồn lao động ở nông thôn đến năm 2011 vẫn tiếp tục gia tăng với
tốc độ khá cao.
- Chất lƣợng nguồn lao động nông thôn chƣa cao: Chất lƣợng của
ngƣời lao động đƣợc đánh giá qua trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật và
sức khoẻ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8
- Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật: Nguồn lao động của nƣớc
ta đông về số lƣợng nhƣng sự phát triển của nguồn nhân lực nƣớc ta c n
nhiều hạn chế, nhiều mặt chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu khắt khe trong bối cảnh
đất nƣớc đang hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt chúng ta, mới gia nhập tổ
chức WTO, trong đó nông nghiệp đƣợc xem là một trong những thế mạnh.
- Riêng lao động nông thôn chiếm hơn ¾ lao động của cả nƣớc. Tuy
vậy nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn chƣa phát huy hết tiềm năng do
trình độ chuyên môn của lao động thấp kỹ thuật lạc hậu. Do đó, để có một
nguồn lao động với trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thì nhà nƣớc cần phải
có chính sách đào tạo bồi dƣỡng để có nguồn nhân lực đủ trình độ để phát
triển đất nƣớc.
- Về sức khoẻ: Sức khoẻ của ngƣời lao động nó liên quan đến lƣợng calo
tối thiểu cung cấp cho cơ thể mỗi ngày, môi trƣớng sống, môi trƣờng làm việc,
vv.... Nhìn chung lao động nƣớc ta do thu nhập thấp nên dẫn đến các nhu cầu
thiết yếu hàng ngày chƣa đáp ứng đƣợc một cách đầy đủ. Vì vậy, sức khỏe của
nguồn lao động cả nƣớc nói chung và của nông thôn nói riêng là chƣa tốt.
1.1.2.3. Lực lượng lao động và năng suất lao động
a. Lực lượng lao động:

Trên thế giới có nhiều quan niệm khác nhau về lực lƣợng lao động: Từ
điển thuật ngữ trong lĩnh vực lao động của Liên Xô (cũ) (Matxcơva 1977,
tiếng nga) lực lƣợng lao động là khái niệm định lƣợng của nguồn lao động.
Từ điển thuật ngữ Pháp (1977 - 1985) lực lƣợng lao động là số lƣợng và
chất lƣợng những ngƣời lao động đƣợc quy đổi theo các tiêu chuẩn trung bình
về khả năng lao động có thể sử dụng. Nhà kinh tế học David egg cho rằng:
Lực lƣợng lao động có đăng k bao gồm số ngƣời có việc làm cộng với số
ngƣời thất nghiệp có đăng k .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9
Theo quan niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO): Lực lƣợng lao động
là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định thực tế đang có việc làm và
những ngƣời thất nghiệp.
Từ các khái niệm trên lực lƣợng lao động có thể đƣợc hiểu nhƣ sau: Lực
lƣợng lao động bao gồm toàn bộ những ngƣời từ 15 tuổi trở lên đang có việc
làm hoặc không có việc làm nhƣng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc.
b. Năng suất lao động:
Năng suất lao động là hiệu quả hoạt động có ích của con ngƣời trong một
đơn vị thời gian. Năng suất lao động đƣợc đo bằng sản phẩm sản xuất ra trong
một đơn vị thời gian hoặc lƣợng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn
vị sản phẩm.
Theo C.Mác “Năng suất lao động thƣờng đƣợc dùng đồng nghĩa với hiệu
quả của sức lao động” và “ hả năng của sức lao động”, C.Mác viết: “Trong
một thời gian nhất định, hiệu quả của lao động cụ thể, có ích là do sức sản
xuất của nó định đoạt”, nghĩa là “trong một thời gian nhất định, lao động sẽ

cho ta nhiều giá trị sử dụng hơn, nếu sức sản xuất của nó tăng lên và ít giá trị
sử dụng hơn nếu sức sản xuất của nó giảm xuống”. Xuất phát từ khái niệm
năng suất lao động nhƣ trên C.Mác định nghĩa “năng suất lao động hay sức
sản xuất của lao động con ngƣời trong việc sản xuất một giá trị sử dụng nhất
định trong đơn vị thời gian lao động đã hao phí là hiệu xuất lao động chân tay
và trí óc của con ngƣời”.
Năng suất lao động là năng lực của ngƣời sản xuất có thể tạo ra một
lƣợng sản phẩm có ích cho xã hội trong một thời gian nhất định.
1.1.2.4. Việc làm và thất nghiệp
a. Việc làm:
Theo từ điển “ inh tế khoa học xã hội”, xuất bản tại Paris năm 1996
khái niệm việc làm đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Công việc mà ngƣời lao động
tiến hành nhằm có thu nhập bằng tiền hoặc hiện vật”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10
Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và
những điều kiện cần thiết (vốn, vật liệu sản xuất, công nghệ...) để sử dụng sức
lao động đó.
Hai tác giả Liên Xô là Tiến sĩ Sônhin và PTS.G.Rin Xốp đƣa ra khái
niệm: “Việc làm là sự tham gia của ngƣời có khả năng lao động vào một hoạt
động xã hội có ích trong khu vực xã hội hoá của sản xuất, trong học tập, trong
công việc nội trợ, trong kinh tế phụ của các nông trang viên”.
Theo tác giả Ghi - Hân - Tơ thuộc Viện phát triển Hải ngoại Luân Đôn thì:
“Việc làm theo nghĩa rộng là toàn bộ các hoạt động kinh tế của một xã hội, nghĩa
là tất cả những gì quan hệ cách kiếm sống của con ngƣời, kể cả các quan hệ xã
hội, các tiêu chuẩn hành vi tạo thành khuôn khổ của quá trình kinh tế”.

Giăng-Mu-Li, phó cố vấn kinh tế của Văn ph ng lao động quốc tế khái
quát: “Việc làm có thể đƣợc định nghĩa nhƣ một tình trạng trong đó có sự trả
công bằng tiền hoặc hiện vật, do có một sự tham gia tích cực, có tính chất cá
nhân và trực tiếp vào nỗ lực sản xuất”.
Việc làm là hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, có thu nhập
hoặc tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho ngƣời thân, gia đình hoặc cộng đồng.
Các hoạt động đƣợc xác định là việc làm bao gồm: làm các công việc
đƣợc trả công dƣới dạng tiền hoặc hiện vật; những công việc tự làm để thu lợi
nhuận cho bản thân hoặc tạo ra thu nhập cho gia đình nhƣng không đƣợc trả
công bằng tiền hoặc hiện vật cho công việc đó.
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): Việc làm là những hoạt động đƣợc
trả công bằng tiền hoặc bằng hiện vật. Quan điểm xem xét việc làm nhƣ một tế
bào, một đơn vị nhỏ nhất phân chia từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cho
rằng: “Việc làm là một phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và
tƣ liệu sản xuất, hoặc những phƣơng tiện để sản xuất ra của cải vật chất và tinh
thần cho xã hội”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11
Theo điều 13

ộ luật Lao động nƣớc Cộng h a xã hội chủ nghĩa Việt

Nam: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật
ngăn cấm đều đƣợc thừa nhận là việc làm”.
Nhƣ vậy, việc làm có thể hiểu là:
- Hoạt động lao động của con ngƣời.

- Hoạt động nhằm mục đích tạo ra thu nhập.
- Hoạt động lao động đó không bị pháp luật ngăn cấm.
Từ các khái niệm trên có thể hiểu việc làm là sự tác động qua lại giữa
hoạt động của con ngƣời với những điều kiện vật chất kỹ thuật và môi trƣờng
tự nhiên tạo ra giá trị vật chất và tinh thần mới cho bản thân và xã hội, đồng
thời những hoạt động lao động phải trong khuôn khổ cho phép. Nói cách khác
việc làm là tổng thể những hoạt động kinh tế có liên quan đến thu nhập và đời
sống dân cƣ.
b. Thất nghiệp:
Vấn đề thất nghiệp đã đƣợc nhiều nƣớc, nhiều tổ chức, nhiều nhà khoa
học bàn luận. Song cũng c n nhiều kiến khác nhau nhất là về thất nghiệp:
- Luật ảo hiểm thất nghiệp cộng hoà liên bang Đức định nghĩa: “Thất
nghiệp là ngƣời lao động tạm thời không có quan hệ lao động hoặc chỉ thực
hiện công việc ngắn hạn”.
- Ở Pháp ngƣời ta cho rằng, thất nghiệp là không có việc làm, có điều
kiện làm việc, đang đi tìm việc làm.
- Thái Lan, định nghĩa về thất nghiệp khẳng định: “Thất nghiệp là
không có việc làm, muốn làm việc, có năng lực làm việc”.
- Trung Quốc định nghĩa về thất nghiệp nhƣ sau: “Thất nghiệp là ngƣời
trong tuổi lao động (dân thành thị) có khả năng lao động, chƣa có việc làm,
đang đi tìm việc làm, đăng kí tại cơ quan giải quyết việc làm”.
- Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO), “Thất nghiệp là tình trạng tồn
tại một số ngƣời trong lực lƣợng lao động muốn làm việc nhƣng không thể
tìm đƣợc việc làm ở mức lƣơng thịnh hành”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12

- Hội nghị Thống kê Lao động Quốc tế lần thứ tám năm 1954 tại
Giơnevơ đƣa ra định nghĩa: “Thất nghiệp là ngƣời đã qua một độ tuổi xác
định mà trong một ngành hoặc một tuần xác định, thuộc những loại sau đây:
+ Ngƣời lao động có thể đi làm nhƣng hết hạn hợp đồng hoặc bị tạm
ngừng hợp đồng, đang không có việc làm và đang tìm việc làm.
+ Ngƣời lao động có thể đi làm trong một thời gian xác định và đang
tìm việc làm có lƣơng mà trƣớc đó chƣa hề có việc làm, hoặc vị trí hành nghề
cuối cùng trƣớc đó không phải là ngƣời làm công ăn lƣơng (ví dụ ngƣời sử
dụng lao động chẳng hạn) hoặc đã thôi việc.
+ Ngƣời không có việc làm và có thể đi làm ngay và đã có sự chuẩn bị
cuối cùng để làm một công việc mới vào một ngày nhất định sau một thời kỳ
đã đƣợc xác định.
+ Ngƣời phải nghỉ việc tạm thời hoặc không thời hạn mà không có lƣơng.
Các định nghĩa tuy có khác nhau về mức độ, giới hạn (tuổi, thời gian
mất việc) nhƣng đều thống nhất ngƣời thất nghiệp ít nhất phải có 3 đặc trƣng:
- Có khả năng lao động.
- Đang không có việc làm
- Đang đi tìm việc làm.
Ở Việt Nam, thất nghiệp là vấn đề mới nảy sinh trong thời kì chuyển
đổi nền kinh tế cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trƣờng . Vì vậy,
tuy chƣa có văn bản pháp qui về thất nghiệp cũng nhƣ các vấn đê có liên quan
đến thất nghiệp, nhƣng có nhiều công trình nghiên cứu nhất định.Những
nghiên cứu bƣớc đầu khẳng định thất nghiệp là những ngƣời không có việc
làm, đang đi tìm việc và sẵn sàng làm việc.
Định nghĩa thất nghiệp ở Việt nam: “ Thất nghiệp là những ngƣời trong
độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm, đang không có
việc làm, đang đi tìm việc làm”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





13
c. Thiếu việc làm:
Theo Michael P.Todaro: “Thiếu việc làm là những ngƣời làm việc ít hơn
mức mà mình mong muốn”.
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): ngƣời thiếu việc làm là những
ngƣời trong tuần lễ tham khảo có số giờ làm việc dƣới mức quy định chuẩn
cho ngƣời có đủ việc làm và có nhu cầu làm thêm.
Theo ộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội: Ngƣời thiếu việc làm bao
gồm những ngƣời trong tuần lễ tính đến thời điểm điều tra có tổng số giờ làm
việc dƣới 40 giờ, hoặc có số giờ làm việc nhỏ hơn số giờ quy định hiện hành
của Nhà nƣớc, có nhu cầu làm thêm giờ và sẵn sàng làm việc nhƣng không có
việc để làm.
Theo một số chuyên gia về chính sách lao động việc làm thì cho rằng:
Ngƣời thiếu việc làm là những ngƣời đang tìm việc, có mức thu nhập thấp
dƣới mức lƣơng tối thiểu và họ có nhu cầu làm thêm.
Từ các quan điểm trên có thể hiểu khái niệm ngƣời thiếu việc làm nhƣ
sau: Ngƣời thiếu việc làm là những ngƣời thuộc lực lƣợng lao động, đang có
việc làm nhƣng thời gian làm việc lại ít hơn mức chuẩn theo quy định cho
ngƣời có đủ việc làm và mang lại thu nhập thấp hơn mức lƣơng tối thiểu.
d. Tạo việc làm mới:
Tạo việc làm cho ngƣời lao động là đƣa ngƣời lao động vào làm việc để
tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tƣ liệu sản xuất, tạo ra hàng
hóa và dịch vụ theo yêu cầu thị trƣờng [5].
Vấn đề tạo việc làm cho ngƣời lao động là một vấn đề rất phức tạp
nhƣng rất cần thiết cho mỗi quốc gia, mỗi địa phƣơng phải luôn quan tâm.
Việc tạo việc làm cho ngƣời lao động chịu ảnh hƣởng của rất nhiều yếu tố
khác nhau. Vì vậy khi xem xét để đƣa chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao
động cần phải quan tâm đến nhiều nhân tố.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14
Thị trƣờng lao động chỉ có thể đƣợc hình thành khi ngƣời lao động và
ngƣời sử dụng lao động gặp gỡ trao đổi đi đến nhất trí vấn đề sử dụng sức lao
động. Do vậy vấn đề tạo việc làm phải đƣợc nhìn nhận ở cả ngƣời lao động và
ngƣời sử dụng lao động đồng thời không thể không kể đến vai tr của Nhà
nƣớc. Ngƣời sử dụng lao động là ngƣời chủ yếu tạo ra chỗ làm việc cho ngƣời
lao động, bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Để
có quan hệ lao động giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động phải có
những điều kiện nhất định. Đó là ngƣời sử dụng lao động cần phải có vốn,
công nghệ, kinh nghiệm, thị trƣờng tiêu thụ,… C n ngƣời lao động phải có
sức khỏe, trình độ, chuyên môn, kinh nghiệp phù hợp với công việc của mình.
Để có việc làm, đƣợc trả công theo

muốn của mình thì ngƣời lao động phải

học hỏi, trau dồi kiến thức cho mình để theo kịp sự tiến bộ của khoa học kỹ
thuật. Ngoài ra ngƣời lao động phải luôn tự đi tìm việc làm phù hợp với mình
để đem lại thu nhập cho gia đình. Trong vấn đề này, Nhà nƣớc có vai tr quản
l quan hệ lao động bằng các chính sách khuyến khích động viên nhằm đem
lại lợi ích cho cả 2 bên. Nhà nƣớc tạo điều kiện thuận lợi cho cả ngƣời lao
động và ngƣời sử dụng lao động để họ phát huy tối đa năng lực của
mình.Ngoài ra Nhà nƣớc cũng đã ra các chiến lƣợc đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực, đảm bảo phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp l . Vì vậy, khi
nghiên cứu tạo việc làm cần chú


đến vấn đề đầu tƣ của nhà nƣớc cũng nhƣ

khu vực tƣ nhân để tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho ngƣời lao động.
Việc đầu tƣ của Nhà nƣớc cũng nhƣ của tƣ nhân trƣớc kia chủ yếu tập
trung ở thành thị và các khu công nghiệp vì ở những nơi này sản xuất tạo ra tỷ
suất lợi nhuận cao hơn và có khả năng liên kết với nhau hơn. Chính vì điều
này sẽ gây ra hiện tƣợng ngƣời lao động từ nông thôn ra thành thị và cũng
làm tăng tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn, do đó cần phải có chính sách tạo việc
làm phù hợp cho cả ngƣời lao động ở thành thị và nông thôn.
e. Giải quyết việc làm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15
Giải quyết việc làm là quá trình tạo ra điều kiện và môi trƣờng bảo
đảm cho mọi ngƣời trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, đang có
nhu cầu tìm việc làm với mức tiền công thịnh hành trên thị trƣờng đều có
cơ hội làm việc.
1.1.3. Vai trò giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn
Giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn thể hiện ở những vai tr
chủ yếu sau đây.
- Việc làm đối với lao động động nông thôn có vai tr quan trọng, nếu
giải quyết tốt việc làm cho lao động nông thôn sẽ tạo điều kiện và là cơ sở để
triển khai các chính sách xã hội nhƣ: văn hóa, giáo dục, y tế… góp phần đảm
bảo an toàn và ổn định xã hội.
- Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn có mục tiêu hƣớng vào
toàn dụng lao động ở nông thôn, chống thất nghiệp và khắc phục tình trạng

thiếu việc làm đảm bảo thu nhập. Ngoài ra việc làm với lao động nông thôn
c n gắn với công cuộc xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn
-

hi giải quyết đƣợc việc làm cho lao động nông thôn sẽ có điều kiện

nâng cao mức sống của ngƣời dân, đây là điều kiện phát triển kinh tế, văn
hóa, giáo dục, y tế ở nông thôn, là điều kiện quan trọng hình thành nguồn
nhân lực có chất lƣợng cao cung cấp cho nền kinh tế quốc dân:
- Tạo việc làm, nâng cao mức sống của cƣ dân nông thôn là điều kiện
quan trọng để ổn định xã hội, phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông
thôn mới:
- Tạo việc làm cho lao động nông thôn sẽ ngăn chặn đƣợc d ng ngƣời di
cƣ tự do từ nông thôn ra thành thị, ổn định kinh tế xã hội ở cả nông thôn và
thành thị:
- Tạo việc làm mới góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động:
- Tạo việc làm mới làm cho việc khai thác và sử dụng nguồn lực khan
hiếm có hiệu quả hơn:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×