Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Bài giảng phap luat ve thanh tra khieu nai to cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.85 KB, 59 trang )

CHƯƠNG I TỔ CHỨC THANH TRA
I. KHÁI QUÁT VỀ THANH TRA
1. Khái niệm về thanh tra
Thanh tra là gì, được hiểu như thế nào? Pháp luật thanh tra có quy định về khái niệm thanh tra hay không?
Khái niệm thanh tra
-

Dưới góc độ ngôn ngữ: Đại từ điển tiếng Việt: “điều tra, xem xét để làm rõ sự việc”. Lưu ý: hoạt động điều tra của
thanh tra <> hoạt động điều tra của cơ quan điều tra. Việc thanh tra phải tiến hành tại chỗ, tức là tại nơi làm việc
của đối tượng thanh tra. Sau này, vấn đề này đã được luật hóa trong Luật thanh tra 2010.
- Theo quy định của pháp luật thanh tra:
 Loại hình tổ chức: Thanh tra Nhà nước, Thanh tra Nhân dân => bộ máy Thanh tra Nhà nước, bộ máy Thanh tra
Nhân dân. (Điều 1, Luật Thanh tra 2010: Luật này quy định về tổ chức, hoạt động thanh tra nhà nước và thanh tra
nhân dân).
V/d: đang công tác ở cơ quan Thanh tra
 Loại hình hoạt động: Hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý => được hiểu như một động từ.
V/d: hôm nay đi thanh tra...; V/d: trước đây Thanh tra Chính phủ đã tiến hành hoạt động thanh tra đ/v
trường Đại học Luật TPHCM
Thanh tra Nhân dân được quy định trong Luật Thanh tra 2010, vậy có phải thanh tra nhân dân cũng được
quyền tiến hành hoạt động thanh tra? => khoản 8, Điều 3, Luật thanh tra 2010: Thanh tra nhân dân là hình thức
Giám sát của nhân dân thông qua ban thanh tra nhân dân…=> Thanh tra Nhân dân chỉ thực hiện chức năng giám
sát, không có chức năng thanh tra.
Nhận định: bất kỳ một cá nhân, cơ quan tổ chức nào mang tên “thanh tra” thì đều được quyền tiến hành
hoạt động thanh tra?
=> Nhận định là Sai
=> Cơ sở pháp lý: khoản 8, Điều 3, Luật thanh tra 2010: Thanh tra nhân dân là hình thức Giám sát của nhân
dân thông qua ban thanh tra nhân dân…
=> Chức năng chủ yếu của Thanh tra nhân dân là giám sát, chứ không có chức năng thanh tra. Thanh tra
nhân dân chỉ có quyền kiến nghị, không có quyền xử lý
Do vậy, khi nghiên cứu về khái niệm “thanh tra” là thường nói đến “thanh tra nhà nước”
Khoản 1, Điều 3, Luật thanh tra 2010: Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo


trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính
sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm
thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra nhà nước
-

Là hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật của cơ quan, tổ chức,
cá nhân (Chú ý: không nghiên cứu hệ thống cơ quan thanh tra trong cơ quan tư pháp, mà chỉ nghiên cứu hệ thống
cơ quan thanh tra trong cơ quan hành pháp)
Nhận định: Ngoài cơ quan thanh tra, không còn cơ quan nào khác được quyền tiến hành hoạt động thanh
tra?
=> Nhận định là Sai
=> Thực chất, hoạt động thanh tra được 2 chủ thể là cơ quan quản lý nhà nước & cơ quan thanh tra tiến
hành. Hoạt động thanh tra do cơ quan thanh tra tiến hành chỉ là hoạt động phái sinh do cơ quan quản lý nhà
nước. V/d: UBND cấp tỉnh có thẩm quyền thanh tra, tuy nhiên, sẽ giao cho cơ quan thanh tra trực thuộc UBND cấp
tỉnh tiến hành hoạt động thanh tra, để đảm bảo tính chuyên trách trong hoạt động thanh tra.

-

Là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý. V/d: Vào ngày 9/12/2015, Tổng thanh tra chính phủ ban hành quyết định
số 3642/QĐ-TTCP về việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2016 của Thanh tra chính phủ, trong kế
1


hoạch thực hiện có kế hoạch thanh tra Ngân hàng TMCP Ngoại thương: “Thanh tra việc chấp hành chính sách,
pháp luật trong hoạt động tín dụng và đầu tư tài chính”
 Xem xét, đánh giá: Xem xét, đánh giá tính hợp pháp của những loại giấy tờ liên quan đến hoạt động tín dụng, đầu
tư tài chính.
 Xử lý: nếu phát hiện sai phạm, đề xuất các biện pháp xử lý cho Ngân hàng Nhà nước xử lý. Sau đó Ngân hàng Nhà
nước xử lý.

- Theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định:
Câu hỏi lý thuyết: Trình bày khái niệm thanh tra. Cho ví dụ minh họa.
2. Đặc điểm thanh tra





















Mang tính quyền lực nhà nước: Vậy quyền lực nhà nước là gì? Quyền lực nhà nước bắt buộc những chủ thể khác
phải tuân theo.
Cơ sở của tính quyền lực nhà nước: cơ quan quản lý nhà nước thành lập ra cơ quan thanh tra, cơ quan thanh tra
nằm trong bộ máy nhà nước => cơ quan thanh tra mang tính quyền lực nhà nước. Đồng thời, để bảo đảm cho
hoạt động của mình, thì cơ quan thanh tra phải mang tính quyền lực nhà nước. Chỉ khi có tính quyền lực nhà
nước, nên cơ quan thanh tra mới tiến hành được các hoạt động của mình.

Chủ thể thanh tra: cơ quan quản lý nhà nước & cơ quan thanh tra. Đây là những cơ quan trong bộ máy nhà nước,
mang tính quyền lực nhà nước
Đối tượng thanh tra: thực chất chính là đối tượng quản lý. Cơ quan quản lý chính là chủ thể quản lý, mang tính
quyền lực nhà nước để quản lý các đối tượng quản lý.
Nội dung thanh tra: nội dung quản lý nhà nước có bao nhiêu nội dung, thì nội dung thanh tra sẽ có bấy nhiêu nội
dung. Nội dung thanh tra chính là những nội dung tương ứng từ hoạt động quản lý nhà nước. V/d: cơ quan thanh
tra có quyền thanh tra việc cấp đất, cấp GCN QSDĐ…
Kết luận thanh tra: là cơ sở để các chủ thể có thẩm quyền thực hiện các biện pháp xử lý.
Gắn liền với quản lý nhà nước
Cơ sở của việc gắn liền với quản lý nhà nước: bản chất hoạt động thanh tra xuất phát từ cơ quan quản lý nhà
nước, cơ quan quản lý nhà nước thành lập ra cơ quan thanh tra để tiến hành hoạt động thanh tra => luôn luôn gắn
liền với hoạt động quản lý nhà nước từ cơ quan quản lý nhà nước.
Mối quan hệ với chủ thể quản lý: chủ thể quản lý giao việc cho cơ quan thanh tra, chủ thể quản lý sẽ chỉ đạo, điều
hành cơ quan thanh tra trong hoạt động thanh tra.
Đối tượng thanh tra và nội dung thanh tra: đối tượng thanh tra chính là đối tượng quản lý nên gắn liền với hoạt
động quản lý nhà nước. Có bao nhiêu nội dung quản lý nhà nước thì có bấy nhiêu nội dung thanh tra
Kết luận thanh tra: giúp cho hoạt động quản lý nhà nước hiệu quả
Nhiệm vụ, quyền hạn: được trao nhiệm vụ quyền hạn nhằm đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nước hiệu quả.
Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nước đạt hiệu quả trên thực tế
Mang tính độc lập tương đối
Cơ sở của tính độc lập tương đối: về tính độc lập – cơ quan thanh tra được thành lập độc lập, có con dấu, tài
khoản riêng trong bộ máy nhà nước => có sự độc lập nhất định; tuy nhiên, cơ quan thanh tra gắn liền với hoạt
động quản lý nhà nước, do cơ quan quản lý nhà nước thành lập nền => chỉ độc lập tương đối.
Mối quan hệ với chủ thể quản lý: độc lập tương đối với chủ thể quản lý, trong hoạt động của mình với chủ thể
quản lý, cơ quan thanh tra được quyền tự mình ra quyết định thanh tra, tự chịu trách nhiệm trong những hoạt
động của chính mình đ/v chủ thể quản lý.
Mối quan hệ với đối tượng quản lý và các chủ thể khác: trong mối quan hệ với đối tượng quản lý, cơ quan thanh
tra mang tính bình đẳng, bình quyền, vì thực chất, đối tượng quản lý là của cơ quan quản lý, chứ không phải của
cơ quan thanh tra (chủ thể quản lý thành lập ra cơ quan thanh tra để tiến hành hoạt động thanh tra đối tượng
quản lý); nhưng trong một số trường hợp, cơ quan thanh tra được quyền thanh tra đ/v cơ quan cũng là cơ quan

thanh tra. Đ/v các chủ thể khác, cũng tương tự
Nguyên tắc “tuân theo pháp luật”: căn cứ vào pháp luật để thực hiện, tuy nhiên, vẫn trong sự chỉ đạo, điều hành
của chủ thể quản lý
3. Vị trí, vai trò và mục đích thanh tra
2


Vị trí của thanh tra
- Trong bộ máy hành chính nhà nước
 Là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng: v.d: thanh tra chính phủ, thanh tra tỉnh, thanh tra huyện là
cơ quan chuyên môn của Chính phủ, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện
 Là cơ quan hành chính nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra: Thanh tra bộ, thanh tra sở.
- Trong hoạt động quản lý nhà nước: Hoạt động quản lý nhà nước bao gồm 3 khâu:
 Ban hành & hoạch định chính sách
 Thực thi chính sách
 Xem xét, đánh giá, xử lý khâu hoạch định, ban hành chính sách & khâu thực thi chính sách = Hoạt động của cơ
quan thanh tra => Chức năng của quản lý NNN => Thanh tra
Như vậy Thanh tra chính là khâu thứ 3: xem xét, đánh giá, xử lý, sẽ góp phần hoàn thiện 2 khâu trên.
Vai trò của thanh tra
(Vai trò của thanh tra như thế nào? Tác động đến ai? Biểu hiện của chúng)
Là khâu thứ 3 trong hoạt động quản lý nhà nước, không có khâu này thì khâu hoạch định & thực thi không
đảm bảo hiệu quả.
-

Là công cụ phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật góp phần bảo đảm pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Là chức năng thiết yếu của quản lý, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, góp phần bảo đảm thực hiện nguyên tắc
tập trung dân chủ trong quản lý nhà nước
Phát huy dân chủ, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội.
Câu hỏi lý thuyết: Vai trò của thanh tra trong hoạt động quản lý nhà nước
Ví dụ: Vụ chặt hạ 6700 cây ở Hà nội. ngay từ đầu chính sách, chủ trương của Hà Nội là mục đích tốt, tuy

nhiên trong quá trình thực thi, có nhiều sai phạm. Nếu khâu thanh tra được thực hiện kịp thời, nhanh chóng, thì rõ
ràng hậu quả sẽ không như vậy => thanh tra sẽ giúp cho khâu thực thi sai lầm đó ngừng đúng lúc.
Mục đích của thanh tra

-

Phát hiện ra sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách và pháp luật
Phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật
Giúp cơ quan, tổ chức, các nhân thực hiện đúng quy định pháp luật
Phát huy nhân tố tích cực trong quản lý nhà nước
Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước
Bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Phân biệt thanh tra với giám sát, kiểm sát và kiểm tra
Tiêu chí phân biệt

-

Chủ thể
Mục đích
Hình thức và phương thức
Mối quan hệ giữa chủ thể của hoạt động với đối tượng
Hậu quả pháp lý và cách thức xử lý
Lưu ý

-

Thanh tra nhân dân không thực hiện hoạt động thanh tra
Khi nói đến thanh tra là đề cập đến thanh tra nhà nước (3 đặc điểm, 6 mục đích, 3 vai trò)
II. CƠ QUAN THỰC HIỆN CHỨC NĂNG THANH TRA
Điều 4, Luật thanh tra 2010

1. Cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm:
a) Thanh tra Chính phủ;
b) Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ);
c) Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);
d) Thanh tra sở;

3


đ) Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện).
2. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Nhận định: Cơ quan thanh tra nhà nước chính là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra?
 Đúng
Nhận định: Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra là cơ quan thanh tra nhà nước?
 Sai

Lưu ý: Thanh tra chính phủ là cơ quan của Chính phủ chứ không phải cơ quan thuộc Chính phủ
Nhận định: Thanh tra Chính phủ là cơ quan thuộc Chính phủ, chịu sự quản lý của Chính phủ
 Nhận định là Sai
 Cơ quan của Chính phủ: Bộ & Cơ quan ngang bộ:
 Cơ quan thuộc Chính phủ: (Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam…)
(Tham khảo:
/>
Cơ quan thanh tra nhà nước
-

Trung ương: Thanh tra Chính phủ; Thanh tra bộ
Địa phương: Thanh tra tỉnh; Thanh tra sở
Thanh tra huyện

4


=> Như vậy không có thanh tra xã

5


TTCP

TT Tỉnh

TT huyện

Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính
phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực
hiện quản lý nhà nước về công tác thanh
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng trong phạm vi cả nước;
thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham
nhũng theo quy định của pháp luật.

Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có trách nhiệm
giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà
nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy

định của pháp luật.

Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có trách
nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản
lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham
nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng
theo quy định của pháp luật.

(Điều 14 LTT)

(Điều 20, LTT)

(Điều 26, LTT)

- Tổng TTCP
- Phó Tổng TTCP
- Thanh tra viên

- Chánh thanh tra
- Phó chánh thanh tra
- Thanh tra viên
- Công chức khác

- Chánh thanh tra
- Phó chánh thanh tra
- Thanh tra viên


(3) Trình tự thành
lập người đứng
đầu

Thủ tướng chính phủ đề nghị => Quốc hội
phê chuẩn => Chủ tịch nước bổ nhiệm

CTUBND huyện bổ nhiệm (sau khi thống
nhất với Chánh TT tỉnh)

(4)
Nhiệm
quyền hạn
CQTT

Điều 15 LTT
Trong QLNN về thanh tra
1.
Trong hoạt động thanh tra
2.
QLNN về công tác giải quyết khiếu nại, tố
3.
cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại,
tố cáo
QLNN về công tác phòng chống tham
4.
nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng chống
tham nhũng
Điều 16 LTT
Nhiệm vụ

1.
Quyền hạn
2.

Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm (sau khi thống
nhất với Tổng TTCP)
Thông tư số 09/2011/TT-TTCP ngày 12
tháng 9 năm 2011 quy định tiêu chuẩn
Chánh TT Tỉnh, thành phố trực thuộc TW
Điều 21 LTT
Trong QLN về thanh tra
1.
Trong hoạt động TT
2.
QLNN về công tác giải quyết khiếu nại, tố
3.
cáo, thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại,
tố cáo
QLNN về công tác phòng chống tham
4.
nhũng, thực hiện nhiệm vụ phòng chống
tham nhũng
Điều 22 LTT
Nhiệm vụ
1.
Quyền hạn
2.

(1) Địa vị pháp lý
và chức năng


(2) Thành
(chức dan)

phần

vụ,
1.
của

2.
3.
4.

(5)
Nhiệm
vụ,
1.
quyền hạn của
người đứng đầu 2.

6

Điều 27 LTT
Trong QLNN về thanh tra
Trong hoạt động thanh tra
QLNN về công tác Giải quyết khiếu nại, tố
cáo, thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại,
tố cáo
QLNN về công tác phòng chống tham

nhũng, thực hiện nhiệm vụ phòng chống
tham nhũng
Điều 28 LTT
Nhiệm vụ
Quyền hạn


Nhận định: Thủ trưởng các cơ quan thanh tra đều do Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp bổ
nhiệm
 Nhận định là Sai
 Cơ sở pháp lý:
 Đ/v Tổng Thanh tra Chính phủ do Chủ tịch nước bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của TTCP, phê chuẩn của
Quốc Hội
 Đ/v các trường hợp còn lại (Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra huyện) là đúng (Chánh Thanh tra
tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm; Chánh Thanh tra huyện do Chủ tịch UBND huyện bổ nhiệm)
Nhận định: Phó Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước đều do Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng
cấp bổ nhiệm






Nhận định là Đúng
Cơ sở pháp lý:
Phó Tổng TTCP do Thủ tướng bổ nhiệm;
Phó Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm;
Phó Chánh Thanh tra huyện do Chủ tịch UBND huyện bổ nhiệm;
Ngày 12/1/2017
(1) Địa vị

pháp lý và chức
năng

(2) Thành
phần (chức danh)

Thanh tra Bộ

Thanh tra Sở

Điều 17 LTT

Điều 23 LTT

Thanh tra bộ là cơ quan của bộ,
giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công
tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và phòng, chống tham nhũng; tiến hành
thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ
chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của
bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối
với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm
vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực
của bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng theo quy định
của pháp luật.

- Chánh Thanh tra
(TT08/2011/TT-TTCP ngày
12/9/2011 quy định tiêu chuẩn Chánh TT

Bộ, CQNB)
- Phó Chánh thanh tra
- Thanh tra viên
-

(3) Trình tự
thành lập Chánh TT
(4) Nhiệm
vụ, quyền hạn của
CQTT

Thanh tra sở là cơ quan của
sở, giúp Giám đốc sở tiến hành
thanh tra hành chính và thanh tra
chuyên ngành, giải quyết khiếu nại,
tố cáo, phòng, chống tham nhũng
theo quy định của pháp luật.
Thanh tra sở được thành lập ở
những sở thực hiện nhiệm vụ quản
lý nhà nước theo ủy quyền của Ủy
ban nhân dân cùng cấp hoặc theo
quy định của pháp luật.

- Chánh thanh tra
- Phó Chánh thanh tra
- Thanh tra viên

Công chức khác

Bộ trưởng bổ nhiệm (sau khi thống

nhất với Tổng TTCP)
Điều 18 LTT

Giám đốc Sở bổ nhiệm (sau
khi thống nhất với Chánh TT tỉnh)
Điều 24 LTT

Lưu ý:

7


-

Luật thanh tra 2010 quy định rõ Thanh tra bộ & thanh tra sở được quyền tiến hành thanh tra hành chính
& thanh tra chuyên ngành. Trong khi đó, Luật thanh tra 2010 không quy định cụ thể về thẩm quyền của
Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện => Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh, thanh tra
huyện được quyền tiến hành hoạt động thanh tra hành chính, đây là hoạt động chủ yếu. Vậy Tại sao
Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh, thanh tra huyện chủ yếu tiến hành hoạt động thanh tra hành
chính?
- Không phải tất cả các Sở đều có cơ quan thanh tra.
Nhận định: Tất cả các Sở đều được quyền thành lập cơ quan thanh tra để tiến hành hoạt động
thanh tra?
 Nhận định là Sai
 Chỉ những sở nào được UBND ủy quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước thì mới được quyền thành
lập cơ quan thanh tra để tiến hành hoạt động thanh tra cho mình.
(Câu hỏi đặt ra là những Sở nào không được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước?=> về nghiên cứu)
-

Chánh thanh tra Bộ/ Sở do thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp bổ nhiệm

Chú ý: cách hiểu về thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp theo Luật Thanh tra <> cách hiểu về thủ
trưởng cơ quan quản lý cùng cấp theo Luật hành chính
Cơ quan thanh tra

Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp

Thanh tra Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ

Thanh tra Bộ

Bộ trưởng

Thanh tra Tỉnh

Chủ tịch UBND tỉnh

Thanh tra Sở

Giám đốc Sở

Thanh tra huyện

Chủ tịch UBND huyện

Nhận định: Ngoại trừ Thanh tra Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan thanh tra đều do thủ trưởng
cơ quan quản lý cùng cấp bổ nhiệm
 Nhận định Đúng
2. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

Khoản 6, Điều 3, Luật thanh tra 2010
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là cơ quan thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực, bao gồm
-

tổng cục, cục thuộc bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
chi cục thuộc sở được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Theo quy định của pháp luật hành chính, cơ cấu tổng cục: Tổng cục/ cục thuộc tổng cục/ chi cục
thuộc cục. V/d: Tổng cục thuế/ cục thuế/ chi cục thuế => vậy cục thuế & chi cục thuế có được giao nhiệm
vụ thanh tra chuyên ngành không? Chi cục thuế trực thuộc cục thuế, không thuộc Sở. Tuy nhiên, theo
nghị định 07/2012, các cơ quan này (cục thuộc tổng cục/ chi cục thuộc cục cũng được giao chức năng
thanh tra chuyên ngành) => quy định của Nghị định đã vượt quy định của Luật.
Nhận định: Cục thuộc tổng cục & chi cục thuộc cục không được giao thực hiện chức năng thanh
tra chuyên ngành

 Nhận định là Sai
8


 Cơ sở pháp lý: nghị định 07/2012
Do vậy, để xác định những cơ quan nào được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
=> đọc Nghị định 07/2012
Nhận định: Tất cả các tổng cục, cục thuộc Bộ & chi cục thuộc Sở đều có thẩm quyền thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành?
 Nhận định là Sai
 Chỉ những cơ quan nào được giao thì mới được quyền thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
 Nghị định 07/2012 quy định rõ những cơ quan được quyền thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
Nhận định: Tổng cục, cục thuộc Bộ, chi cục thuộc Sở được quyền tiến hành các hoạt động thanh
tra?
 Nhận định là Sai

 Hoạt động thanh tra bao gồm thanh tra hành chính & thanh tra chuyên ngành, những cơ quan này
không được quyền tiến hành hoạt động thanh tra hành chính
2.1. Địa vị pháp lý, chức năng
Là cơ quan hành chính nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (không
được giao thực hiện chức năng thanh tra hành chính).
Vậy, các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, có phải chủ yếu thực
hiện hoạt động thanh tra hay không? Nhiệm vụ thanh tra của những cơ quan này là nhiệm vụ chủ yếu
hay thứ yếu => Chú ý: nhiệm vụ thanh tra của những cơ quan này là nhiệm vụ thứ yếu, nhiệm vụ chủ yếu
của những cơ quan này vẫn là hoạt động quản lý nhà nước, điều này là khác với những cơ quan chuyên
thực hiện cơ quan thanh tra trong hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước.
2.2. Cơ cấu tổ chức
-

-

Không thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập (khoản 1, Điều 30 LTT): V/d: Thanh tra Bộ là cơ
quan thanh tra độc lập của Bộ, còn đ/v tổng cục, cục thuộc Bộ, chi cục thuộc Sở sẽ không thành lập
Thanh tra Tổng cục, Thanh tra cục, Thanh tra chi cục.
Hoạt động TTCN sẽ do người được giao thực hiện nhiệm vụ TTCN thực hiện theo quy định của PL: đây là
những người nằm trong bộ máy của tổng cục, cục thuộc Bộ, chi cục thuộc sở.
2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn
Chủ thể

VBPL

Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra
chuyên ngành

=>


Nghị định 07/2012/NĐ-CP

Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra
chuyên ngành

=>

VBPL thanh tra chuyên ngành trong
từng lĩnh vực cụ thể

Lưu ý:
-

Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành chỉ được quyền thực hiện thanh tra
chuyên ngành
3. Một số loại hình thanh tra khác
3.1. Thanh tra trong CAND, QĐND và TAND, VKSND
3.2. Thanh tra nội bộ
Khái niệm: Điều 78, Nghị định 86/2011/NĐ-CP: Cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh

9


nghiệp nhà nước thành lập tổ chức thanh tra nội bộ hoặc bố trí cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ để
giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước thực hiện công tác thanh tra,
kiểm tra trong phạm vi quản lý của mình.

Chức năng
Nhiệm vụ, quyền hạn

3.3. Thanh tra nhân dân
Địa vị pháp lý, chức năng
-

TTND được tổ chức dưới hình thức Ban thanh tra nhân dân
BTTND được thành lập ở xã, phường, thị trấn, CQNN, đơn vị sự nghiệp công lập, DNNN
Giám sát việc thực hiện chính sách, PL, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân
chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã phường thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn
vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước (khoản 8, Điều 3, Luật thanh tra)
(Ở UBND xã có Ban Thanh tra nhân dân/ Trường Đại học TPHCM mỗi năm đều thành lập Ban
thanh tra nhân dân…)
Cơ cấu tổ chức
Thành viên

Nhiệm kỳ

Chịu sự lãnh đạo

BTTND ở xã, phường, thị trấn

05-11

02 năm

UBMTTQVN xã,
phường, thị trấn

BTTND ở CQNN, Đơn vị sự nghiệp
công lập, Doanh nghiệp nhà nước


03-09

02 năm

Công đoàn cơ sở

Nhiệm vụ quyền hạn
Điều 66, Điều 67, Luật thanh tra
III. Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra
chuyên ngành
1. Thanh tra viên
1.1. Khái niệm
Điều 31, LTT
1.2. Tiêu chuẩn
+) Tiêu chuẩn chung (Điều 32 LTT)












Tiêu chuẩn về đạo đức
Trung thành
Liêm khiết

Trung thực
Đạo đức tốt
Có ý thức trách nhiệm
Công minh
Khách quan
Tiêu chuẩn về trình độ kiến thức:
Đã tốt nghiệp đại học
Kiến thức về quản lý nhà nước
Am hiểu pháp luật
Kiến thức chuyên ngành
Tiêu chuẩn về bằng cấp:

10


 Có văn bằng chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra
Tiêu chuẩn về thâm niên công tác

 02 năm làm công tác thanh tra hoặc 05 trở lên chuyển sang CQTTNN
+) Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của các ngạch thanh tra (Nghị định số 97/2011/NĐ-CP)
1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn
+) Trong hoạt động thanh tra hành chính: Điều 47 LTT => không được quyền xử phạt vi phạm
hành chính
+) Trong hoạt động thanh tra chuyên ngành: Điều 54 LTT => Được quyền xử phạt vi phạm hành
chính
Nhận định: Trong quá trình hoạt động thanh tra, thanh tra viên được quyền xử phạt vi phạm hành
chính?
=> Nhận định là Sai
=> Cơ sở pháp lý:
=> Hoạt động thanh tra bao gồm hoạt động thanh tra hành chính & hoạt động thanh tra chuyên

ngành. Chỉ trong hoạt động thanh tra chuyên ngành, thanh tra viên mới được quyền xử phạt vi phạm
hành chính
1.4. Bổ nhiệm các ngạch thanh tra
Điều 33, Luật thanh tra 2010; Điều 11, Nghị định 97/2011/NĐ-CP
Ngạch thanh tra viên
Thanh tra viên
Thanh tra viên chính
Thanh tra viên cao cấp

Thẩm quyền bổ nhiệm
1. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ
2. Chủ tịch UBND cấp tỉnh
BT Bộ nội vụ bổ nhiệm công chức vào ngạch thanh tra viên cao cấp
Bộ trưởng Bộ công an/ Quốc phòng bổ nhiệm sỹ quan CAND, sỹ quan
QĐND vào ngạch thanh tra viên cao cấp

Nhận định: Thanh tra viên của tất cả các cơ quan thanh tra đều do Thủ trưởng cơ quan quản lý
cùng cấp với cơ quan thanh tra đó bổ nhiệm (Thanh tra viên của cơ quan cấp nào sẽ do Thủ trưởng cơ
quan quản lý cùng cấp với cơ quan thanh tra đó bổ nhiệm)?
 Nhận định là Sai
 Cơ sở pháp lý
 Giải thích: đ/v thanh tra Sở & thanh tra huyện, không có Chủ tịch UBND cấp huyện bổ nhiệm/không có
Giám đốc Sở bổ nhiệm
Nhận định: Thanh tra viên cao cấp là chức danh đều tồn tại ở tất cả các cơ quan thanh tra nhà
nước






Nhận định là Sai
Cơ sở pháp lý: Điều 8, Nghị định 97/
Thanh tra Chính phủ, thanh tra Bộ, thanh tra tỉnh mới có thanh tra viên cao cấp
Thanh tra Sở, thanh tra huyện không có thanh tra cao cấp
Nhận định: Bộ trưởng Bộ nội vụ có thẩm quyền bổ nhiệm tất cả thanh tra viên cao cấp

 Nhận định Sai
 Thanh tra viên cao cấp bao gồm:…
 BT Bộ nội vụ bổ nhiệm công chức vào ngạch thanh tra viên cao cấp
11


 Bộ trưởng Bộ công an/ Quốc phòng bổ nhiệm sỹ quan CAND, sỹ quan QĐND vào ngạch thanh tra viên
cao cấp
2. Cộng tác viên thanh tra
2.1. Khái niệm: Điều 35 LTT
-

Là người có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ thanh tra
Được cơ quan thanh tra nhà nước trưng tập tham gia Đoàn thanh tra
Không thuộc biên chế cơ quan thanh tra nhà nước
2.3. Trưng tập cộng tác viên thanh tra: Điều 23, Nghị định 97
Thẩm quyền trưng tập? => Thủ trưởng CQTTNN. Vậy Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng
cấp với cơ quan thanh tra nhà nước (Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch
UBND cấp huyện, Giám đốc Sở) có được quyền trưng tập cộng tác viên thanh tra hay không? => về
nghiên cứu
Trưng tập được thực hiện như thế nào?
3. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
3.1. Khái niệm:
Là công chức của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, có chuyên

môn, nghiệp vụ phù hợp với chuyên ngành, am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ thanh tra.
3.2. Tiêu chuẩn

-

Có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp
Am hiểu pháp luật
Có nghiệp vụ thanh tra
3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn
Nhận định

1.



2.



3.





4.


Công chức làm việc trong các cơ quan thanh tra đều là thanh tra viên
Nhận định là Sai

Cơ sở pháp lý: Khoản 1, Điều 31, LTT
Phải đáp ứng đủ các điều kiện tại khoản 1, Điều 31, LTT thì mới là thanh tra viên
Chỉ những người làm công tác thanh tra từ 02 năm trở lên hoặc làm việc trong lĩnh vực pháp luật khác
mới đủ điều kiện về mặt thâm niên để bổ nhiệm làm thanh tra viên
Nhận định là Sai
Cơ sở pháp lý: điểm d, khoản 1, Điều 32, Luật thanh tra 2010
Không bắt buộc phải trong lĩnh vực pháp luật, …
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, tất cả các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra có quyền trưng tập
cộng tác viên thanh tra phục vụ cho hoạt động thanh tra có hiệu quả, nhanh chóng
Nhận định là Sai
Cơ sở pháp lý: Điều 4, Điều 35, Luật thanh tra 2010;
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm cơ quan thanh tra nhà nước & cơ quan được giao thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (Điều 4, Luật thanh tra 2010)
Theo quy định tại Điều 35, Luật thanh tra 2010, chỉ có cơ quan thanh tra nhà nước được quyền trưng
tập cộng tác viên thanh tra. Còn đ/v cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thì
không được quyền trưng tập cộng tác viên thanh tra (sử dụng nguồn lực tại chỗ để thực hiện hoạt động
thanh tra).
Tất cả các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra đều có thanh tra viên.
Nhận định là Sai
12


 Cơ sở pháp lý: Điều 4, khoản 1, Điều 30, Điều 34, Luật thanh tra 2010;
 Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm cơ quan thanh tra nhà nước & cơ quan được giao thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (Điều 4, Luật thanh tra 2010)
 Hoạt động thanh tra chuyên ngành ở cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện (khoản 1, Điều 30)
 Thanh tra viên (Điều 31) chỉ có ở cơ quan thanh tra nhà nước
Ngày 14/1/2017
CHƯƠNG 2

HOẠT ĐỘNG THANH TRA
I. Khái quát về hoạt động thanh tra
1. Khái niệm hoạt động thanh tra
Là hoạt động thực tiễn mang tính chuyên trách được thực hiện bởi cơ quan thực hiện chức năng
thanh tra để xem xét, đánh giá, xử lý việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ
quan, tổ chức, cá nhân được thực hiện theo trình tự thủ tục pháp luật quy định.
=> Hoạt động thanh tra: Hoạt động thực tiễn (biểu hiện ra bên ngoài, khách quan) mang tính
chuyên trách (có cơ quan thực hiện nhiệm vụ của mình, tách biệt với nhiệm vụ khác).
2. Phân loại và ý nghĩa phân loại hoạt động thanh tra
2.1. Phân loại hoạt động thanh tra
Thanh tra hành chính (khoản 2, Điều 3, Luật thanh tra 2010)
Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối
với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ,
quyền hạn được giao.
Thanh tra chuyên ngành (khoản 3, Điều 3, Luật thanh tra 2010)
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên
ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.

Tiêu chí phân loại:
chủ thể, đối tượng, nội dung, mục đích, hình thức và phương thức, thời hạn, quy trình, xử lý
Tiêu chí
Chủ thể

Thanh tra hành chính
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Đối tượng
thanh tra


Cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc

Mối quan hệ
giữa chủ thể

Cơ quan quản lý NN (----) Cơ quan thanh tra
Cá nhân, cơ quan, tổ chức trực thuộc = đối
13

Thanh tra chuyên ngành
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
theo ngành, lĩnh vực
Bất kỳ Cơ quan, tổ chức, cá nhân nào
thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh
vực
Cơ quan thanh tra
Bất kỳ Cơ quan, tổ chức, cá nhân nào


thanh tra và
đối tượng
thanh tra
Nội dung
thanh tra

tượng thanh tra

thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh
vực


Xem xét, đánh giá xử lý việc Thực hiện
chính sách pháp luật, nhiệm vụ quyền hạn
được giao

Mục đích
thanh tra

Bảo đảm sự tuân thủ pháp luật của chủ thể
trực thuộc
Bảo đảm sự chủ đạo, điều hành của cấp
trên đối với cấp dưới

Xem xét, đánh giá xử lý việc Chấp
hành pháp luật chuyên ngành, quy
định chuyên môn kỹ thuật, quy tắc
quản lý ngành, lĩnh vực
Bảo đảm trật tự quản lý (ngành, lĩnh
vực) thực thi pháp luật trong từng
ngành, lĩnh vực cụ thể

2.2. Ý nghĩa:
+
+
+

xác định rõ thẩm quyền và quy trình phù hợp
xác định rõ nội dung, phương pháp, nhiệm vụ phù hợp
Tránh trùng lặp, chồng chéo, bảo đảm hiệu quả
3. Hình thức và phương thức thanh tra
3.1. Hình thức hoạt động thanh tra (Điều 37 LTT)

3.1.1. Thanh tra theo kế hoạch
Thanh tra theo kế hoạch là hoạt động thanh tra diễn ra theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt trước khi tiến hành thanh tra trên thực tế.
V/d: ngày 9/12/2015, quyết định 3642 v/v phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2016 của
Thanh tra Chính phủ => Kế hoạch thanh tra này được thông cáo báo chí => Kế hoạch nêu rõ nội dung
thanh tra, chủ thể thanh tra, thời gian thanh tra. (Trong quyết định này có kế hoạch thanh tra Bộ GD-ĐT
=> Chú ý: Mặc dù ngang cấp, Thanh tra Chính phủ vẫn được quyền thanh tra đ/v các Bộ khác).
Vậy mục đích thanh tra có đạt được không khi kế hoạch thanh tra đã được thông báo từ trước?
=> Mục đích thanh tra gồm 6 mục đích. Đ/v hoạt động thanh tra theo kế hoạch, công khai, công bố, là
bởi vì mục đích thanh tra theo kế hoạch là chấn chỉnh sai phạm nếu có và phòng ngừa sai phạm => mục
đích là đánh động cho đối tượng thanh tra biết là sẽ có thời điểm sẽ bị thanh tra. Mục đích của thanh tra
theo kế hoạch là để đối tượng thanh tra tuân thủ theo pháp luật. Trước đây khi Luật thanh tra 2010
chưa ra đời, chưa quy định cụ thể về hoạt động thanh tra theo kế hoạch, dẫn đến trong 1 năm có nhiều
đối tượng thực hiện hoạt động thanh tra đ/v 1 đối tượng thanh tra => nên phải có kế hoạch thanh tra
phê duyệt từ trước => không thanh tra một cách tràn lan.
Chương trình, kế hoạch (Điều 36 LTT)

+
+
+
+

Định hướng chương trình thanh tra (15/10 trình – 30/10 duyệt): áp dụng cho cả bộ máy thanh tra =>
Tổng thanh tra Chính phủ trình, Thủ tướng CP phê duyệt
Tổng TTCP xây dựng Kế hoạch thanh tra của TTCP
Kế hoạch TT của TT Bộ, TT tỉnh, CQ được giao TTCN thuộc Bộ (15/11 trình – 25/11 duyệt)
Kế hoạch TT của TT Sở, TT huyện, CQ được giao TTCN thuộc Sở (05/12 trình – 15/12 duyệt)
Nhận định: Kế hoạch thanh tra trong một năm của tất cả các cơ quan thanh tra đều do thủ trưởng
cơ quan thanh tra đó trình và được phê duyệt bởi thủ trưởng cơ quan cùng cấp phê duyệt?
=> Nhận định là Sai

=> Cơ sở pháp lý: Điều 36, Luật thanh tra.

14


=> Đ/v kế hoạch thanh tra của TTCP, thì Tổng TTCP tự xây dựng. Thủ tướng CP đã phê duyệt định
hướng chương trình thanh tra.
Nhận định: Đinh hướng chương trình thanh tra của cơ quan thanh tra cấp nào sẽ do cơ quan cấp
đó xây dựng?
=> Nhận định là Sai
=> Cơ sở pháp lý: Điều 36, Luật thanh tra
=> Định hướng chương trình thanh tra chỉ có một, áp dụng cho cả bộ máy thanh tra. Dựa trên
định hướng thanh tra => các cấp sẽ xây dựng kế hoạch thanh tra.
3.1.2. Thanh tra đột xuất
Được thực hiện khi có y/c bất thường của xã hội, để giải quyết các vấn đề bất thường của xã hội
=> chỉ khi có những căn cứ nhất định mới được quyền thanh tra. Là một trong những hình thức thanh
tra nhằm bổ khuyết cho hình thực thanh tra theo kế hoạch.
Căn cứ thanh tra (khoản 4, Điều 37, Luật thanh tra)
+

+
+

Phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật: v.d: Sở lao động TBXH tỉnh Hải dương: 46 biên chế, 44 lãnh đạo.
Báo chí đã phản ánh thực trạng này => Cho rằng có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong vụ việc này => Thủ
tướng CP đã y/c thanh tra đột xuất (mặc dù theo Luật thanh tra, thì thanh tra đột xuất không có thông
báo trước, trong vụ việc này có thông báo trước, tuy nhiên, trình tự, thủ tục ngắn gọn hơn so với thanh
tra kế hoạch).
Theo yêu cầu của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng:
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao: hiện nay, hoạt động thanh tra phụ thuộc

nhiều vào cơ quan quản lý nhà nước, tiếng nói của cơ quan quản lý nhà nước lớn.
Lưu ý: đ/v thanh tra đột xuất, nắm các căn cứ thanh tra đột xuất
3.1.3. Thanh tra thường xuyên
Cơ sở pháp lý (khoản 3, Điều 37, LTT 2010): Được thực hiện trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của cơ
quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Nhận định: Các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra đều được quyền tiến hành hoạt động
thanh tra dưới các hình thức thanh tra?

+
+
+

Nhận định là Sai
Cơ sở pháp lý: Điều 4; khoản 3, Điều 37, LTT2010
Giải thích: Điều 4 => cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm cơ quan thanh tra nhà nước & cơ
quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Khoản 3, Điều 37: chức năng của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
=> Cơ quan thanh tra nhà nước không có quyền tiến hành hoạt động thanh tra dưới hình thức thanh tra
thường xuyên
Nhận định: Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được quyền tiến
hành hoạt động thanh tra dưới mọi hình thức thanh tra?

+

Nhận định là Đúng
3.2. Phương thức thanh tra
Khác nhau ở mức độ & tính chất vụ việc
3.2.1. Đoàn thanh tra
=> vụ việc mang tính chất phức tạp, liên ngành
Cơ sở pháp lý để thành lập Đoàn thanh tra


+

Quyết định thanh tra = văn bản (khoản 2, Điều 43, Khoản 1, Điều 51 LTT)
15


+

Đoành thanh tra làm việc mang tính chất lâm thời
3.2.2. Thanh tra độc lập
=> vụ việc đơn giản, cần phản ứng nhanh => một số người nhất định (thanh tra viên, công chức
được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành)
------------------------------------------Bài tập: Vào tháng 01/2016, báo chí phản ánh việc Doanh nghiệp A đóng trên địa bàn Quận X,
thành phố Y có hành vi mua bán pháo trái phép. Người có thẩm quyền xét thấy cần tiến hành thanh tra
làm rõ sai phạm trên để làm căn cứ xử lý.
Anh (chị) hãy:

1. Xác định thẩm quyền thanh tra
2. Xác định loại thanh tra, hình thức thanh tra và căn cứ ra quyết định thanh tra
3. Xác định các phương thức thanh tra có thể được thực hiện trong vụ việc trên
Ngày 19/1/2017
CHƯƠNG III
KHIẾU NẠI & GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
I. KHIẾU NẠI
Hoạt động quản lý nhà nước của chủ thể quản lý mang tính mệnh lệnh phục tùng, các đối tượng
quản lý phải tuân theo. Để bảo đảm tính dân chủ, bảo vệ quyền cho đối tượng quản lý, pháp luật quy
định 2 phương thức để đối tượng quản lý bảo vệ quyền lợi của mình: Khiếu nại & khởi kiện.
Trên thực tế hiện nay, giữa khiếu nại & khởi kiện, thông thường chọn khiếu nại trước.
Số lượt khiếu nại & số VAHC từ năm 2011 – 2013

-

Số lượng đơn khiếu nại: 97%
Số vụ án hành chính: 3%
=> Vai trò quan trọng của khiếu nại.
Ưu điểm của khiếu nại

-

Giải quyết nhanh
Khiếu nại không tốn tiền, còn đ/v khiếu kiện phải tốn án phí
Thủ tục đơn giản hơn, chấp nhận hình thức khiếu nại trực tiếp
Sau khi khiếu nại xong, nếu không đạt kết quả, vẫn có cơ hội kiện ra tòa
Khi kiện ra Tòa, thẩm quyền của Tòa chỉ xem xét tính hợp pháp của đối tượng khởi kiện thôi (v/d: tính
sai thuế, tính sai tiền đền bù), Tòa chỉ có thẩm quyền hủy thôi, chứ ko có thẩm quyền sửa đối tượng
khởi kiện. Còn đ/v khiếu nại, người có thẩm quyền được quyền xem xét tính hợp pháp & tính hợp lý của
đối tượng khiếu nại.
1. Khái niệm & đặc điểm
1.1. Khái niệm
Lưu ý: Khái niệm “khiếu nại” theo Luật hành chính là khiếu nại đ/v hoạt động quản lý nhà nước
Khoản 1, Điều 2, Luật khiếu nại:
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật
này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành
chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong
cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho
rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình
Phân biệt khiếu nại với tố cáo, khiếu nại với khởi kiện hành chính
16



1.2. Đặc điểm
*) Chủ thể
Là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức có quyền, lợi ích bị xâm phạm trực tiếp
Chú ý: đ/v khiếu nại, thì Luật quy định là “công dân”, còn khiếu kiện thì Luật quy định là “cá nhân”.
Tại sao chỉ quy định là “công dân”=> vậy “người nước ngoài” có được khiếu nại không?
Mặc dù khái niệm ở khoản 1, Điều 2, chỉ quy định là “công dân”, nhưng khoản 1, Điều 3: “1.
Khiếu nại của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam và việc giải quyết khiếu nại
được áp dụng theo quy định của Luật này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.”
=> Hiến pháp 1992 quy định khiếu nại là quyền của công dân, còn Hiến pháp 2013 quy định là
“mọi người” đều có quyền khiếu nại
Để có thể khiếu nại, chủ thể khiếu nại phải có quyền, lợi ích bị xâm phạm trực tiếp. Nếu không bị
xâm phạm trực tiếp, thì không được xác định là người khiếu nại. Do bởi yếu tố chính trị => quyền khiếu
nại không phải dành cho bất kỳ ai. Chỉ có ai liên quan thì mới có quyền khiếu nại về hoạt động quản lý
nhà nước. => Để hạn chế khiếu nại tràn lan, khiếu nại đông người.
(Đ/v tố cáo, không nhất thiết là bị xâm phạm trực tiếp)
*) Đối tượng:
- Quyết định hành chính
- Hành vi hành chính
- Quyết định kỷ luật cán bộ công chức
*) Thủ tục
Thủ tục do Luật khiếu nại quy định => đây là pháp luật hành chính
*) Nội dung khiếu nại
Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành
chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.
Hiện nay, chỉ có cá nhân mới có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thôi => quy định này không khớp
với luật.
*) Mục đích
Nhằm bảo vệ và khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại
Lưu ý:

- Có bị xâm phạm trực tiếp không
- Bị xâm phạm trực tiếp từ cái gì
 Khi nào thì chúng ta có thể khiếu nại
Tình huống:
1. Vợ chồng ông Tráng và bà Dung là nguyên đơn trong vụ án dân sự khiếu nại hành vi chậm giải quyết của
Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án. Việc khiếu nại này có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật
khiếu nại hay không?
 Luật khiếu nại không điều chỉnh
 2 ông bà này bị xâm phạm trực tiếp
 Tuy nhiên, đây không phải là khiếu nại quyết định hành chính,quyết định kỷ luật cán bộ, công chức
 Đây là hành vi trong hoạt động tư pháp, không phải là trong hoạt động hành chính => không phải đối
tượng khiếu nại
17


2. Ông A là giảng viên trường Đại học T (Bộ Giáo dục & Đào tạo) khiếu nại Quyết định kỷ luật khiển trách
của Hiệu trưởng
 Khoản 2, Điều 3, Luật khiếu nại: “ Khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính trong đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước được áp dụng theo quy định của
Luật này.Chính phủ quy định chi tiết khoản này.”

 Luật khiếu nại có điều chỉnh
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng
Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước và các cơ
quan khác của Nhà nước


Khoản 3, Điều 3, Luật khiếu nại
Căn cứ vào Luật này, cơ quan có thẩm quyền của
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hướng dẫn
việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong cơ
quan, tổ chức mình.
=> Luật khiếu nại không trực tiếp điều chỉnh
Khoản 4, Điều 3, Luật khiếu nại
Căn cứ vào Luật này, Tòa án nhân dân tối cao,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà
nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch
nước và các cơ quan khác của Nhà nước quy định
việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong cơ quan
mình.
=> Luật khiếu nại không trực tiếp điều chỉnh

Khoản 5, Điều 3: Trường hợp luật khác có quy định khác về khiếu nại và giải quyết khiếu
nại thì áp dụng theo quy định của luật đó. V/d:
-

Khiếu nại trong thi hành án dân sự => theo quy định của thi hành án dân sự
Khiếu nại trong lĩnh vực cạnh tranh
Khiếu nại trong lĩnh vực công chứng, chứng thực.
….
2. Đối tượng khiếu nại

 Quyết định hành chính
 Hành vi hành chính
 Quyết định kỷ luật cán bộ, công chứng
2.1. Quyết định hành chính

Khái niệm
Khoản 8, Điều 2, Luật khiếu nại: Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính
nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết
định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần
đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
Vào năm 2011, UBND TPHCM ra quyết định ban hành bảng giá bồi thường đ/v quy hoạch khu đô
thị Thủ Thiêm: VND 16 triệu/m2 => Ông A khiếu nại quyết định của UBND TPHCM => Có được không?
 Không được,
 Quyết định hành chính phải mang tính cá biệt.
Đặc điểm
1) Hình thức: bằng văn bản (Vậy nếu văn bản không có tên “quyết định” thì có được khiếu nại không =>
được, chỉ cần hình thức là văn bản)
2) Quyết định hành chính cá biệt: còn đ/v quyết định chung chung (áp giá, phê duyệt quy hoạch…) thì
không được khiếu nại
18


3) Thẩm quyền ban hành: do cơ quan hành chính Nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan quản lý
nhà nước ban hành (chú ý: trừ Chính phủ ra)
4) Loại trừ:
Khoản 1, Điều 11, Luật khiếu nại:- Các khiếu nại không được thụ lý giải quyết
Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức
thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ
quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các
quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của
pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc
phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính
phủ quy định;

a. Bí mật nhà nước

 Nghị định 49/2012/QĐ-CP
b. Nội bộ
V/d: Phó Giám đốc BV đa khoa tỉnh Cà Mau, nhận được quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Cà
Mau điều động làm Giám đốc bệnh viện khu vực Cái Nước. Đồng thời Giám đốc bệnh viện khu vực Cái
Nước, được điều động làm Giám đốc BV đa khoa tỉnh Cà Mau.
=> Ông Phó Giám đốc BV đa khoa tỉnh Cà Mau không đồng ý với quyết định điều động này. Tuy
nhiên, không khiếu nại được, vì quyết định là quyết định hành chính nội bộ trong cơ quan tổ chức.
Tuy nhiên, việc Luật khiếu nại không cho phép khiếu nại liệu có ổn hay không, có hợp lý hay
không. Có ý kiến cho rằng nên cho khiếu nại để bảo đảm quyền lợi của cán bộ, công chức.
c. Chỉ đạo, điều hành
2.2. Hành vi hành chính
Khái niệm: khoản 9, Điều 2, Luật khiếu nại: “ Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành
chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không
thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.”
Đặc điểm
*) Chủ thể:
- Cơ quan HCNN
- Người có thẩm quyền trong cơ quan HCNN
V/d: Hành vi hành chính không giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn của nhân viên phụ trách (ngâm hồ
sơ) => vậy khiếu nại ai?=> Thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc về ai? => Thuộc về UBND => Người bị
khiếu nại phải là UBND phường, chứ không phải là nhân viên phụ trách đăng ký hồ sơ. Còn hành vi của
nhân viên đó, sẽ là do UBND phường xử lý.
V/d: anh A khiếu nại việc chiến sĩ cảnh sát giao thông ghi sai năm sinh trong biên bản (từ 1946
thành 1964) => vậy khiếu nại ai, ai có thẩm quyền lập biên bản? Chiến sĩ cảnh sát giao thông có thẩm
quyền lập biên bản => khiếu nại anh chiến sĩ cảnh sát giao thông.
*) Hình thức
- Hành động (v.d: ghi biên bản sai, cưỡng chế sai…)
- Không hành động (v.d: quá hạn không giải quyết…)
V/d: Nếu hồ sơ không giải quyết => Ra thông báo không giải quyết hồ sơ => Vậy thì khiếu nại
“thông báo” hay khiếu nại “hành vi không giải quyết” => thông thường là khiếu nại “thông báo”


19


Còn trường hợp không giải quyết hồ sơ, cũng không ra thông báo không giải quyết hồ sơ => khiếu
nại “hành vi không giải quyết”.
*) Phạm vi thực hiện
Trong phạm vi nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
Chú ý: trong phạm vi nhiệm vụ, công vụ <> trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ
Phạm vi: giới hạn mà pháp luật quy định cho anh thực hiện như thế nào trong quá trình đó.
Tình huống: 2 chiến sĩ cảnh sát giao thông phát hiện ra chị B chạy xe ngược chiều, không đội mũ
bảo hiểm, đuổi theo. Trong lúc đuổi theo 2 chiến sĩ giao thông này có hành vi ve vãn, sàm sỡ chị B. Vậy
chị B có đi khiếu nại được hành vi của 2 anh chiến sĩ cảnh sát giao thông này không
 Không
 Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ, tuy nhiên không trong phạm vi nhiệm vụ, công vụ
Tình huống: Ra quyết định xử phạt 400,000 đồng. Nhưng đã không lập biên bản, không đồng ý với
việc không lập biên bản, có khiếu nại được không
 Được
 Pháp luật trao cho anh, khi mức xử phạt trong thẩm quyền của mình, trên 250,000, là phải lập biên bản
Tình huống: Chiến sĩ bộ đội biên phòng, đúng ca trực, kiểm tra giấy tờ của cô gái xinh đẹp đi qua
biên giới, nghĩ rằng cô gái này đang giấu hàng trong người, đề nghị cô gái này cho khám người => Sau khi
bị khám xong, cô gái đi khiếu nại hành vi khám người sai.
 Được
 Đúng ca trực, đúng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ, có thẩm quyền khám người. Luật quy
định phạm vi nhiệm vụ của anh, là phải thực hiện theo đúng quy trình => Hành vi này là hành vi hành
chính => khiếu nại được
(Vụ việc Dũng lò vôi tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương => tại sao không khiếu nại mà tố cáo?)
*) Loại trừ
- Bí mật NN
- Nội bộ

- Chỉ đạo, điều hành
2.3. Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức
Khái niệm
Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để
áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của
mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Đặc điểm
*) Hình thức thể hiện: Văn bản/ Quyết định
V/d: nếu Thủ trưởng ra thông báo/ công văn kỷ luật, mà không phải là “quyết định” thì không
được khiếu nại
*) Người bị kỷ luật: Cán bộ/công chức
*) Hình thức kỷ luật khiếu nại: Tất cả các hình thức kỷ luật
Đ/v kiện, thì chỉ hình thức kỷ luật buộc thôi việc, chỉ giành cho kỷ luật công chức mới kiện được.
Còn đ/v khiếu nại, tất cả các hình thức kỷ luật đều có thể khiếu nại được.

20


Ngày 21/1/2017
3. Người khiếu nại, người bị khiếu nại
3.1. Người khiếu nại
Đầu năm 2013, căn cứ kết quả thanht ra việc đóng thuế tại Công ty Indochina từ năm 2007-2009,
Cục trưởng Cực Thuế TPHCM ra quyết định truy thu hơn 462 triệu đồng tiến thuế và 143 triệu đồng tiền
xử phạt vi phạm hành chính về thuế với công ty này. Cho rằng đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế, Công ty
Indochinal đã khiếu nại quyết định trên.
 Công ty Indochina là người khiếu nại
Em Hoa (17 tuổi) điều khiển xe 50cc không đội mũ bảo hiểm bị CSCSGT Minh xử phạt 150,000
đồng. Không đồng ý bà Hồng là mẹ của Hoa khiếu nại quyết định trên?
 Người khiếu nại là em Hoa
Khái niệm

Khoản 2, Điều 2, Người khiếu nại
-

Công dân
Cơ quan, tổ chức,
Cán bộ, công chức
Thực hiện quyền khiếu nại
“Quyền khiếu nại” được trao cho ai? => cho người bị xâm phạm trực tiếp bởi quyết định hành
chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật đ/v cán bộ, công chức.
3 dấu hiệu để xác định người khiếu nại

-

Về mặt chủ thể: công dân, cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức
Có quyền, lợi ích bị xâm phạm trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định
kỷ luật đ/v cán bộ, công chức => đặc điểm quan trọng nhất.
Tự mình thực hiện việc khiếu nại hoặc khiếu nại thông qua người đại diện.
Quyền & nghĩa vụ (Điều 12)
1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Tự mình khiếu nại.
Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện
theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại;
Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà
không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc
người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại;
b) Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình.
Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp
viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của mình;

c) Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
d) Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết
khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
đ) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội
dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp
cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
e) Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể
xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại;
g) Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó;
h) Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
i) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp
luật;
k) Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính;

21


l) Rút khiếu nại.
2. Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
b) Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc khiếu nại; cung cấp thông
tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc
cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại, trừ
trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm đình chỉ thi hành theo quy định tại Điều 35 của Luật này;
d) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
3. Người khiếu nại thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Bà Năm (80 tuổi) bị UBND Quận 2 ra Quyết định số 123/QĐ-UBND thu hồi 200 m2 đất. Không
đồng ý bà đã nhờ cháu nội của mình khiếu nại nhưng bị trả lại đơn vì cho rằng khiếu nại không hợp lệ.

 Điểm a, khoản 1, Điều 12 => tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền. Trong khiếu nại có quyền ủy quyền => Bất
cứ trường hợp nào, ủy quyền cho bất cứ người nào có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
 Bà Năm thuộc trường hợp già yếu (Luật người cao tuổi: từ 70 tuổi trở lên là người cao tuổi), nếu cháu
nội được ủy quyền hợp pháp => đơn khiếu nại phải được tiếp nhận; còn nếu không được ủy quyền hợp
pháp => trả lại đơn là chính xác.
Thiếu sót: thiếu quy định về người khiếu nại là cơ quan, tổ chức. Trên thực tế, v/d: tổ chức kinh
tế, người đại diện theo pháp luật sẽ ký tên trên đơn khiếu nại, nhưng Luật khiếu nại không có đề cập vấn
đề này. Vậy Người đại diện theo pháp luật có thể ủy quyền khiếu nại được không? (v.d: ủy quyền cho
luật sư, cho trưởng phòng pháp chế… thực hiện quyền khiếu nại được không?) =>
Điều 11. Các khiếu nại không được thụ lý giải quyết
Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết:
2. Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp
pháp của người khiếu nại;
3. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;
4. Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại;

Quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 12, Luật khiếu nại quy định về người có quyền ủy quyền khiếu
nại: “Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do
khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền” => việc người đại diện theo
pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác khiếu nại không nằm trong trường hợp được
ủy quyền khiếu nại => Việc ủy quyền này không hợp pháp => căn cứ khoản 4, Điều 11, Luật khiếu nại,
thuộc trường hợp người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại => không được thụ lý giải quyết.
Hiện nay, khi làm văn bản ủy quyền, phải ghi rõ phạm vi ủy quyền. Hình thức của văn bản ủy
quyền: giấy ủy quyền (chỉ cần chứng thực & thường ủy quyền không có thù lao); hợp đồng ủy quyền
(phải được công chứng). V/d: ở giai đoạn đầu, bà Năm làm giấy ủy quyền với nội dung ủy quyền cho
cháu nội thực hiện quyền khiếu nại & các quyền & nghĩa vụ của người khiếu nại => ra UBND cấp xã
chứng thực.
Điểm b, khoản 1, Điều 12: ghi nhận quyền mới cho người khiếu nại, là quyền nhờ luật sư hỗ trợ
pháp lý/ ủy quyền cho luật sư (Trong tố tụng, luật sư có thể là người bảo vệ quyền & lợi ích hợp pháp
cho người khiếu nại hoặc là người đại diện theo ủy quyền, Còn trong khiếu nại, không có tư cách là

người bảo vệ quyền & lợi ích hợp pháp cho người khiếu nại, luật sư chỉ đóng vai trò hỗ trợ pháp lý hoặc
đóng vai trò là người đại diện theo ủy quyền).
3.2. Người bị khiếu nại
Khoản 5, Điều 2, Luật khiếu nại

22


Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ
quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.
Xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại
-

Anh Trung đến Phòng tư pháp Quận T yêu cầu công chứng hợp đồng mua bán nhà nhưng bị từ chối
=> Ai có thẩm quyền công chứng, chứng thực? => Phòng tư pháp Quận T
(Cấp xã: UBND cấp xã; cấp huyện: Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện)
=> Người bị khiếu nại là Phòng tư pháp Quận T

-

Chị Giang đến UBND phường P chứng thực CMND nhưng bị từ chối
=> Ai có thẩm quyền chứng thực?=> thuộc về UBND phường P
=> Người bị khiếu nại là UBND phường P

-

Phó Chánh Thanh tra Sở xây dựng TP H ra Quyết định 12578/QĐ-TT xử phạt công ty Nhạc Việt 40 triệu
đồng về hành vi xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng.
Đ/v xử phạt, thẩm quyền xử phạt là trao cho cá nhân có thẩm quyền.

TH1: Người có thẩm quyền là người không có chức vụ (v/d: thanh tra viên, chiến sĩ CAND..) =>
chính người đó là người bị khiếu nại.
TH2: Người có thẩm quyền là người có chức vụ => Thẩm quyền xử phạt chỉ thuộc về người đứng
đầu. Người ra quyết định xử phạt là người đứng đầu hoặc cấp phó người đứng đầu (cấp phó được cấp
trưởng ủy quyền hoặc trong quy định về nhiệm vụ quyền hạn của cấp phó, có quy định về thẩm quyền
ký quyết định xử phạt)
=> Ai có thẩm quyền xử phạt hành vi xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng => Chánh
Thanh tra Sở xây dựng TP H
=> Người bị khiếu nại là Chánh thanh tra Sở xây dựng TP H
Quyền của người bị khiếu nại (khoản 1, Điều 13 Luật khiếu nại 2011)
1. Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại;
b) Được biết, đọc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải
quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
c) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội
dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao cho
người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
d) Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.

+

+
+

=> Người bị khiếu nại không được ủy quyền
Tại sao người bị khiếu nại không được ủy quyền:
Thứ nhất, Nếu như đối với khiếu kiện, trình tự thủ tục lâu, nhiều thủ tục cần sự có mặt của người bị khiếu
kiện (v/d: triệu tập lấy lời khai, đối thoại, tham dự phiên tòa…), trong khi người bị kiện phần lớn là người
có chức vụ, không có thời gian theo đuổi vụ khiếu kiện trong suốt quá trình => cho phép ủy quyền. Trong
khi đó, trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại nhanh, giai đoạn cần có người bị khiếu nại là giai đoạn đối

thoại, còn những giai đoạn khác, không cần thiết phải có sự tham gia của người bị khiếu nại. Đối với
những công việc như xác minh, pháp luật khiếu nại đã cho phép người có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại được giao nhiệm vụ xác minh cho chủ thể khác thực hiện, do vậy, người bị khiếu nại không cần thiết
phải ủy quyền giải quyết khiếu nại cho chủ thể khác.
Thứ hai, Lý do thứ hai, giai đoạn cần có sự có mặt của người bị khiếu nại là giai đoạn đối thoại, nếu như
ủy quyền thì không còn ý nghĩa của việc đó nữa.
Thứ ba, thông thường người giải quyết khiếu nại là người bị khiếu nại, họ phải khắc phục sai lầm của
mình.
Trên thực tế, đ/v khiếu nại lần đầu, nếu như có qua tổ chức đối thoại, thì người bị khiếu nại đồng
thời là người tổ chức đối thoại (v/d: Chủ tịch UBND phường 6, Q4 ra quyết định xử phạt => đ/v khiếu nại

23


lần đầu, người bị khiếu nại là Chủ tịch UBND phường 6, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại là Chủ
tịch UBND phường 6 luôn). => Nếu như tổ chức đối thoại, Chủ tịch là người tổ chức đôi thoại & người bị
khiếu nại => kiêm 2 vai => trong TH này, thì không thể ủy quyền cho người khác.
Nhưng đến khiếu nại lần 2 lên Chủ tịch UBND quận 4. Khi đó, người giải quyết khiếu nại là Chủ
tịch UBND quận 4, người bị khiếu nại là Chủ tịch UBND phường 6 => Khi tổ chức đối thoại lần 2, trên
thực tế, có trường hợp chủ tịch UBND phường 6 ủy quyền cho người khác để tham gia đối thoại.
Vậy có nên quy định cho người bị khiếu nại được quyền ủy quyền hay không? Có cần ủy quyền
hay không
Người có quyền & nghĩa vụ liên quan: Chủ thể này như thế nào, quyền & nghĩa vụ ra sao, có tham
gia không => Luật khiếu nại không quy định => hạn chế của Luật khiếu nại.
Nghĩa vụ của người bị khiếu nại (khoản 2, Điều 13 Luật khiếu nại 2011)
2. Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
b) Chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;
c) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, giải trình về tính hợp pháp, đúng đắn của
quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại khi người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị kiểm tra,

xác minh yêu cầu trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có yêu cầu;
d) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật;
đ) Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại;
e) Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật của mình gây ra
theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

4. Thời hiệu khiếu nại
4.1. Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính
Thời hiệu khiếu nại lần đầu (Điều 9, Luật khiếu nại)
Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành
chính, hành vi hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai,
địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính
vào thời hiệu khiếu nại.

90 ngày là 90 ngày bình thường
QĐHC: ngày nhận được hoặc biết được => không có hướng dẫn khi nào thì tính từ ngày nhận được, khi
nào thì tính từ ngày biết được => áp dụng tinh thần Nghị quyết 02.
 Nhận được => dành cho người được nhận
 Biết được => dành cho người không được nhận quyết định. (V/d: nhà hàng xóm được cấp giấy phép xây
dựng, mình ko nhận được quyết định. Đến khi nhà hàng xóm trổ cửa sổ sang đất nhà mình => biết được;
V/d: gia đình đó có 5 người con, ba mẹ của 5 người con mất đi không để lại di chúc, để lại miếng đất. 4
người anh em vào Nam sinh sống. Đất đó người con Út quản lý. 5 năm trời những người con trong thành
phố.Sau về quê mới biết người con Út đã được cấp GCN quyền sử dụng đất từ 5 năm trước => Được
khiếu nại, tính kể từ ngày họ biết được.)
- HVH: Ngày biết được

-

Ví dụ: Ngày 15/6/2013 UBND tỉnh Q ban hành Quyết định số 1255/QĐ-CT bồi thường 4,4 m2 đất ở

của bà Minh để mở rộng đường Chu Văn An (bà nhận được Quyết định ngày 17/6/2013). Cho rằng mình
còn lại 45,2 m2 đất chưa được bồi thường, ngày 16/1/2014 bà Minh khiếu nại yêu cầu hủy Quyết định
1255/QĐ-CT
 Ngày bắt đầu được quyền khiếu nại: ngày nhận được quyết định: 17/6/2013
 Cách tính ngày cuối cùng được quyền khiếu nại:
Cách 1:
17/6/2013 => 16/7/2013: 30 ngày (tháng 6 có 30 ngày, lùi xuống 1 ngày)
17/7/2013 => 15/8/2013 (tháng 7 có 31 ngày, lùi xuống 2 ngày)
16/8/2013 => 14/9/2013 (tháng 8 có 31 ngày, lùi xuống 2 ngày)
Vậy thời hiệu khiếu nại 90 ngày là từ ngày 17/6/2013 => 14/9/2013
 Cách 2:
3 tháng: 17/6/2013 => 16/9/2013,
Tháng 6 có 30 ngày + 0, tháng 7 có 31 ngày trừ 1, tháng 8 có 31 ngày trừ 1 => tổng cộng trừ 2

24


Vậy thời hiệu khiếu nại 90 ngày là từ ngày 17/6/2013 => 14/9/2013
Ví dụ: Ngày 15/3/2013, ông Hùng được UBND huyện Nhà Bè ra Quyết định số 1235/QĐ-UBND
cấp 2500 m2 đất. Ngày 25/9/2014, ông Hùng rào diện tích đã được cấp 2500 m2 đất. Ngày 25/9/2014
ông Hùng rào diện tích đã được cấp. Bà Nga có đất liền kề với ông Hùng cho rằng trong phần diện tích
đất ông Hùng được cấp có 50 m2 đất thuộc quyền sử dụng đất của mình nên đã khiếu nại yêu cầu Chủ
tịch UBND huyện Nhà Bè hủy quyết định số 1235/QĐ-UBND
 Ngày biết được: 25/9/2014 => ngày bắt đầu được quyền khiếu nại: 25/9/2014
 Áp dụng Cách 2 tính ngày kết thúc quyền khiếu nại
3 tháng: 25/9/2014 => 24/12/2014
Tháng 9 là +0; tháng 10 là -1, tháng 11 là +0
Vậy thời hiệu khiếu nại là 90 ngày từ ngày 25/9/2014 đến 23/12/2014
Thời hiệu khiếu nại lần hai (Điều 33, Luật khiếu nại)
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật này mà

khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà
người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với
vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần
đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
2. Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật này mà khiếu nại lần đầu không được giải
quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khởi kiện vụ án
hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính

-

-

-

Sau khi khiếu nại lần đầu, có 2 khả năng
Được giải quyết bằng quyết định giải quyết khiếu nại => tính từ ngày nhận được quyết định giải quyết
khiếu nại
Hết thời hạn giải quyết mà không được giải quyết => tính từ ngày hết hạn mà không được giải quyết =>
Theo quy định tại Điều 28, LKN, hạn giải quyết khiếu nại (Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không
quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng
không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu
nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài
hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý => Đề thi không nói gì => tính là 30 ngày kể từ ngày thụ
lý)
Ví dụ: Ngày 15/8/2014 đã khiếu nại yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè hủy Quyết định số
1235/QĐ-UBND. Khiếu nại được thụ lý vào ngày 20/8/2014
TH1: Đến ngày 25/9/2014 vẫn không được giải quyết
Ngày thụ lý: 20/8/2014
Tính thời hạn giải quyết khiếu nại lần 1: Chú ý: đối với thời hạn, theo quy định của luật dân sự, ngày bắt

đầu thời hạn là tính từ ngày hôm sau ngày thụ lý hồ sơ, chứ không tính ngày thụ lý hồ sơ vào thời hạn
(cách tính ngày bắt đầu thời hạn là khác với cách tính ngày bắt đầu thời hiệu => Về đọc lại BLDS)
Ngày bắt đầu tính thời hạn giải quyết hồ sơ: 21/8/2014
Ngày cuối cùng của thời hạn giải quyết hồ sơ: 19/9/2014
Vậy ngày kết thúc thời hạn giải quyết hồ sơ là 20/9/2014 => đây là ngày bắt đầu thời hiệu khiếu nại lần 2
=> ngày bắt đầu thời hiệu khiếu nại lần 2 là 20/9/2014
=> Thời hiệu khiếu nại lần 2 là từ ngày 20/9/2014 cho đến hết ngày 19/10/2014
TH2: Ngày 17/9/2014, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè ra quyết định 2136/QĐ-GQKN bác yêu
cầu của bà
Đề không nói về ngày nhận được quyết định, xem ngày nhận được quyết định là trùng với ngày ra quyết
định
Vậy ngày bắt đầu thời hiệu khiếu nại lần 2 là ngày 17/9/2014
Thời hiệu khiếu nại lần 2 là từ ngày 17/9/2014 đến ngày 16/10/2014
Ngày hết hạn
(Chú ý: Theo Điều 27. Thụ lý giải quyết khiếu nại

25


×