Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Di sản tư liệu ở việt nam vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị (trường hợp các di sản tư liệu thuộc chương trình ký ức thế giới được unesco ghi danh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.44 MB, 205 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
----------*----------

Phạm Thị Khánh Ngân

DI SẢN TƯ LIỆU Ở VIỆT NAM
VẤN ĐỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
(TRƯỜNG HỢP CÁC DI SẢN TƯ LIỆU THUỘC CHƯƠNG TRÌNH
KÝ ỨC THẾ GIỚI ĐƯỢC UNESCO GHI DANH)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
----------*----------

Phạm Thị Khánh Ngân

DI SẢN TƯ LIỆU Ở VIỆT NAM
VẤN ĐỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
(TRƯỜNG HỢP CÁC DI SẢN TƯ LIỆU THUỘC CHƯƠNG TRÌNH


KÝ ỨC THẾ GIỚI ĐƯỢC UNESCO GHI DANH)

Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số:62 31 06 42

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN THỊ LAN THANH

Hà Nội – 2017


1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, bản luận án tiến sĩ Di sản tư liệu ở Việt Nam vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị (trường hợp các di sản tư liệu thuộc
Chương trình Ký ức thế giới được UNESCO ghi danh) là do tôi viết và chưa
công bố. Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã kế thừa những nguồn tài
liệu của các nhà nghiên cứu đi trước và có trích dẫn đầy đủ. Kết quả nêu trong
luận án là trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017


Tác giả

Phạm Thị Khánh Ngân


2

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ DI SẢN

Trang
1
3
4
5
14

TƯ LIỆU ĐƯỢC UNESCO GHI DANH Ở VIỆT NAM

1.1. Cơ sở lý luận
1.2. Tổng quan về các di sản tư liệu được UNESCO ghi
danh ở Việt Nam
Tiểu kết
Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ


14
35
48
50

DI SẢN TƯ LIỆU ĐƯỢC UNESCO GHI DANH Ở VIỆT NAM

2.1. Cơ chế, chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản
tư liệu
2.2. Công tác nghiên cứu và nhận diện di sản tư liệu
2.3. Về phân loại di sản tư liệu
2.4. Bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu
2.5. Đánh giá thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị
Tiểu kết
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ VÀ

50
56
60
62
79
96
98

PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TƯ LIỆU ĐƯỢC UNESCO GHI
DANH Ở VIỆT NAM

3.1. Kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di
sản tư liệu
3.2. Giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu được

UNESCO ghi danh tại Việt Nam
3.3. Khuyến nghị
Tiếu kết
KẾT LUẬN
DANH MỤC BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

98
107
125
130
132
137
138
149


3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

DSTL

Di sản tư liệu


ICOM

Hội đồng Bảo tàng quốc tế

ICOMOS

Hội đồng quốc tế các di tích và di chỉ

IFLA

Liên đoàn quốc tế các cơ quan và hội thư viện

MOW

Chương trình Ký ức thế giới

MOWCAP

Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương

Nxb

Nhà xuất bản

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam




Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

UBQG

Ủy ban quốc gia

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc

VHTT

Văn hóa – Thông tin

VHTTDL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch


4

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ

Trang
Bảng 2.1


Mộc bản triều Nguyễn

57

Bảng 2.2

Nguồn nhân lực

74

Bảng 3.1

Phân công trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát

112

huy giá trị di sản tư liệu
Sơ đồ 3.1

Mô hình điều phối việc bảo vệ và phát huy giá trị
di sản tư liệu

111


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài

Di sản văn hóa là tài sản vô cùng quý báu của mỗi quốc gia và của cả
nhân loại, bao gồm di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể và di sản
tư liệu. Di sản tư liệu là tài sản đặc biệt quý hiếm của nhân loại, là tài liệu gốc
của mọi nền văn hóa, “được nhìn nhận như một chỉnh thể, là sáng tạo vượt
thời gian của các cộng đồng, các nền văn hóa” [82]. Di sản tư liệu không chỉ
quý vì nội dung lưu chứa mà ở ngay cả chính bản thân di sản như vật mang
tin, các ngôn ngữ và kỹ thuật cấu thành di sản (kỹ thuật in, đóng sách...).
Cùng với di chỉ khảo cổ, văn hóa dân gian, di sản tư liệu giúp cho các thế hệ
sau hiểu biết về thế hệ đã qua và có thể dự báo một tương lai mới của các nền
văn hóa. Chính vì vậy, di sản tư liệu được nhân loại trên toàn thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng luôn quan tâm bảo vệ, gìn giữ và lưu truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác.
Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy có nhiều nguyên nhân khách
quan và chủ quan đã làm lãng quên hoặc chưa quan tâm đúng mức đến một
loại hình di sản văn hóa cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tiến
trình lịch sử của dân tộc đó là di sản tư liệu. Do cấu tạo bằng vật chất đặc biệt
nên di sản tư liệu có nguy cơ dễ bị thiếu khuyết, hư hỏng hoặc mất đi do thiên
nhiên, côn trùng hoặc do con người gây ra. Bên cạnh đó, những cuộc chiến
tranh kéo dài, sự vô thức của con người, nạn trộm cắp, buôn bán cổ vật đang
là nguy cơ không nhỏ tác động đến sự tồn tại của di sản này... Đặc biệt, đối
với những tư liệu nghe nhìn và điện tử thì đôi khi sự mất mát còn do sự lạc
hậu về khoa học kỹ thuật...
Nhận thức được điều này, năm 1992, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) khởi xướng xây dựng Chương trình Ký
ức thế giới (Memory of the wold - MOW), xuất phát từ nhu cầu ngày càng


6

tăng về việc bảo tồn và tiếp cận những di sản tài liệu quý hiếm có nguy cơ bị

xâm hại và mai một ở nhiều nước và khu vực trên thế giới. Đồng thời,
Chương trình MOW ra đời nhằm ghi nhận những di sản tài liệu có giá trị,
mang tầm quan trọng cấp quốc tế, khu vực và quốc gia, đồng thời hướng sự
chú ý của thế giới tới việc gìn giữ các sưu tập tài liệu quý, hiếm và tạo điều
kiện thuận lợi cho việc bảo tồn và tiếp cận chúng. Đây là 1 trong 3 sáng kiến
của UNESCO nhằm bảo vệ và nâng cao nhận thức về di sản văn hóa toàn cầu,
hai sáng kiến trước đó là: Công ước Bảo vệ Di sản thiên nhiên và Di sản văn
hóa thế giới năm 1972 (duy trì các giá trị nổi bật của các công trình kiến trúc
và các di sản thiên nhiên trong Danh mục Di sản thế giới) và Công ước về
Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể năm 2003 (nhằm thừa nhận và hỗ trợ sự
sống của những phong tục và văn hóa truyền khẩu).
Chương trình Ký ức Thế giới của UNESCO cổ vũ sự uyên bác, sự
thưởng thức, sức sáng tạo phong phú, cũng như sự đa dạng của các nền văn
hóa - xã hội, con người và nhằm phòng ngừa nguy cơ những di sản tư liệu vô
giá của nhân loại bị rơi vào lãng quên, khuyến khích các nước sở hữu bảo
quản tốt hơn và giúp quảng bá rộng rãi hơn giá trị của các di sản này trên toàn
cầu. Phần lớn di sản Ký ức thế giới được cất giữ tại các thư viện, phòng lưu
trữ, bảo tàng và nhiều nơi khác trên toàn cầu. Di sản tư liệu của nhiều dân tộc
bị phân tán bởi sự chuyển rời ngẫu nhiên hay cố ý trong quá trình cất giữ và
sưu tầm tài liệu, do sự tàn phá của khí hậu, chiến tranh hay các hoàn cảnh lịch
sử khác. Vì vậy, rất nhiều di sản trong số đó có nguy cơ mất đi. Cho đến
tháng 7 năm 2016, theo báo cáo của UNESCO đã gần 300 di sản tư liệu của
các quốc gia trên thế giới đã được đưa vào Danh sách Ký ức Thế giới.
Di sản tư liệu là một loại hình di sản văn hóa mới được quan tâm ở Việt
Nam (chính thức tham gia vào Chương trình Ký ức Thế giới của UNESCO từ


7

năm 2007). Từ năm 2009 đến nay, Việt Nam đã có 06 di sản tư liệu được

Chương trình Ký ức Thế giới của UNESCO ghi danh:
02 Di sản tư liệu thế giới: Mộc bản triều Nguyễn (Cục Văn thư và Lưu
trữ Nhà nước), Bia Tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long (Trung tâm hoạt động Văn
hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội);
04 Di sản tư liệu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: Mộc bản chùa
Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), Châu bản triều Nguyễn (Cục Văn thư và Lưu trữ
Nhà nước), Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (Trung tâm Bảo tồn Di tích
cố đô Huế) và Mộc bản trường Phúc Giang (Hà Tĩnh).
Sau khi được thế giới ghi nhận các di sản tư liệu của Việt Nam, chúng
ta đã đặt lên "bàn cân" đong đếm tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát huy
giá trị di sản tư liệu. Có thể nói việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu là
mục tiêu hàng đầu, bởi vì đây là di sản thông tin, di sản biết nói, là ký ức của
mọi người và mỗi người, ghi lại (tư liệu hóa) những sáng tạo, tư duy của dân
tộc và nhân loại nhằm lưu truyền cho các thế hệ sau.
Trên thực tiễn hiện nay, vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu
đã được quan tâm, chú trọng song vẫn còn có rất nhiều hạn chế, như:
- Ngay sau khi các di sản tư liệu được UNESCO ghi danh, có rất nhiều
đề án đang được thực hiện nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản này, tuy
nhiên, tất cả chỉ dừng lại ở các di sản được ghi danh với tính chất cục bộ,
không có sự liên kết trên tầm vĩ mô. Với một kho tàng di sản tư liệu đồ sộ vẫn
còn rải rác khắp nơi, việc nghiên cứu, nhận diện, bảo vệ và khai thác hiệu quả
di sản này là vấn đề cần được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm và
cùng chung sức thực hiện.
- Do có quá nhiều chủ thể quản lý trực tiếp và gián tiếp di sản (có đơn
vị sự nghiệp, ban quản lý di tích, bảo tàng, cá nhân....) nên cơ chế, chính sách
phối hợp giữa các cơ quan/tổ chức/cá nhân còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, do đó,


8


chưa có những định hướng tầm vĩ mô, với các chính sách đầu tư và giải pháp
một cách tổng thể cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu hiệu quả.
- Việc biến đổi khí hậu, chiến tranh, nạn ăn trộm, chảy máu cổ vật, tiêu
hủy di sản, cùng với sự thờ ơ, vô trách nhiệm của con người đã đẩy nhiều di
sản đang dần biến mất vĩnh viễn. Ngược lại, trong xã hội hiện đại, sự quá tải
về thông tin, bị lôi cuốn vào các trò chơi giải trí, con người cũng gần mất đi
thói quen đọc, lưu giữ, không quan tâm đến sự mai một của các tư liệu quý,
hiếm ghi dấu giai đoạn lịch sử, sáng tạo văn hóa của chính chúng ta. Di sản tư
liệu thực sự đang đứng trước nguy cơ bị mai một, hủy hoại và mất đi nếu
không có sự quan tâm, bảo vệ và phát huy hiệu quả hơn trong tương lai.
- Bên cạnh đó, việc duy trì sức sống, tầm ảnh hưởng và giá trị lịch sử,
văn hóa của di sản tư liệu trong xã hội đương đại còn mờ nhạt, chưa tiến hành
thường xuyên việc truyền thông, thông tin những kiến thức từ kho di sản tư
liệu tới đông đảo cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ để tăng cường nhận thức, kiến
thức cho thế hệ tương lai của đất nước về lịch sử, văn hóa của dân tộc mình.
Từ nhận thức về vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu, tôi đã
chọn đề tài Di sản tư liệu ở Việt Nam - vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị
(trường hợp các di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới được
UNESCO ghi danh) làm luận án nghiên cứu chuyên ngành quản lý văn hóa
của mình.
2. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận về di sản tư liệu, thực trạng việc bảo
vệ và phát huy giá trị các di sản tư liệu ở Việt Nam (lấy 6 di sản tư liệu được
UNESCO ghi danh thuộc Chương trình Ký ức thế giới làm trường hợp nghiên
cứu, gồm: Mộc bản và Châu bản triều Nguyễn, Bia Tiến sĩ Văn Miếu Thăng
Long, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế và
Mộc bản trường Phúc Giang).


9


3. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về di sản tư liệu, vấn đề bảo vệ và phát huy
giá trị di sản tư liệu là một trong những nội dung của quản lý di sản văn hóa ở
Việt Nam.
-Thực trạng việc bảo vệ và phát huy giá trị các di sản tư liệu ở Việt
Nam, như: cơ chế chính sách, công tác nghiên cứu, nhận diện, bảo tồn nhằm
phát huy giá trị của di sản trong đời sống xã hội
- Không gian: di sản tư liệu ở Việt Nam thuộc Chương trình Ký ức Thế
giới được UNESCO ghi danh tại Trung tâm Lưu trữ I, IV của Cục Văn thư và
Lưu trữ Quốc gia, Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội, chùa Vĩnh Nghiêm
Bắc Giang, Cố đô Huế và thư viện dòng họ Nguyễn Huy, Hà Tĩnh.
- Thời gian: trong luận án này NCS là những nghiên cứu từ năm 2007
đến nay. Việc chọn khung thời gian này là bắt đầu từ khi Việt Nam quan tâm
và chính thức tham gia vào Chương trình Ký ức Thế giới của UNESCO và
sau khi chúng ta được ghi danh 6 di sản tư liệu của Chương trình này.
- Các vấn đề cần và sẽ làm rõ tại nội dung luận án: di sản tư liệu là gì?
có phải là đối tượng của quản lý Nhà nước về di sản văn hóa không? Hiện
trạng bảo vệ và phát huy giá trị di sản này tại Việt Nam ra sao? Những khó
khăn, thách thức nào đang đặt ra đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát huy
giá trị di sản tư liệu? Các quốc gia trong khu vực và trên thế giới ứng xử với
loại hình di sản này như thế nào? Biện pháp nào thúc đẩy hoạt động bảo vệ và
phát huy giá trị di sản tư liệu?
- Giả thuyết nghiên cứu: Di sản tư liệu là loại hình di sản hỗn hợp vừa
có yếu tố vật thể, vừa có yếu tố phi vật thể. Do đó, việc bảo vệ và phát huy
giá trị di sản tư liệu cũng là sự kế thừa hiệu quả hoạt động này của di sản văn
hóa dân tộc từ trước tới nay bằng việc: xây dựng cơ chế chính sách, nghiên
cứu nhận diện, phân loại, bảo quản để phát huy giá trị.



10

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng bảo vệ, phát huy giá trị di sản tư
liệu ở Việt Nam (trường hợp các di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế
giới được UNESCO ghi danh) để từ đó đề xuất một số vấn đề mới, thiết thực
đối với di sản này:
- Nêu khái niệm di sản tư liệu dưới góc nhìn khác trong mối tương quan
với di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
- Dựa trên việc phân tích cơ chế, chính sách cũ kết hợp với học tập kinh
nghiệm các quốc gia trong khu vực đề xuất, chỉnh sửa cơ chế, chính sách mới
phù hợp với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu ở Việt Nam.
- Dựa trên thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị di sản đưa ra các bàn luận
về giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động này đối với di sản tư liệu ở Việt Nam
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện các mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án có nhiệm vụ
làm rõ các vấn đề chính sau:
+ Hệ thống hóa các khái niệm liên quan đến di sản tư liệu để hình thành
cơ sở lý luận cho nghiên cứu của đề tài.
+ Đánh giá thực trạng việc quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản tư liệu
ở Việt Nam (trường hợp các di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới
của UNESCO).
+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng, những thành công, hạn chế, tìm ra
nguyên nhân nhằm định hướng cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá
trị di sản tư liệu.
+ Đưa ra kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, kết hợp với
định hướng từ thực trạng nhằm đề xuất các khuyến nghị và giải pháp nhằm
bảo vệ, phát huy giá trị di sản tư liệu ở Việt Nam một cách có hiệu quả.



11

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận chủ nghĩa duy vật biện chứng
và lịch sử, đặt các bên liên quan trong việc nghiên cứu về di sản tư liệu thuộc
Chương trình Ký ức của UNESCO nói chung và di sản tư liệu ở Việt Nam nói
riêng, trong đó, nhấn mạnh vai trò của Nhà nước, Chính phủ và sự tham gia
của các tổ chức, cá nhân trong xã hội.
Đánh giá thực trạng di sản tư liệu, NCS áp dụng quan điểm bảo tồn
nguyên vẹn và quan điểm của UNESCO về bảo vệ và phát huy giá trị di sản
tư liệu nhằm nghiên cứu, nhận diện, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản
này trước những nguy cơ hủy hoại của tự nhiên, con người và xã hội.
- Phương pháp phân tích hệ thống: đây là hệ thống quản lý mở có vai
trò quan trọng trong hệ thống quản lý, là biểu hiện cụ thể của mối quan
hệ qua lại giữa chủ thể và đối tượng quản lý, luôn thay đổi trong từng tình
huống cụ thể, tùy thuộc vào đặc điểm của chủ thể và di sản tư liệu ở Việt Nam
hiện nay. Trong 6 di sản tư liệu được vinh danh đã có 3 chủ thể quản lý khác
nhau gồm: Trung tâm Lưu trữ, di tích và tư nhân (dòng họ); đối tượng quản lý
thì phong phú về nội dung: văn bản, văn bia, sách giáo khoa, và đa dạng về
chất liệu: đá, gỗ, giấy,
- Phương pháp sơ đồ, mô hình hóa: dựa trên cơ chế, chính sách, mô
hình hoạt động đang tồn tại trong nước hoặc trên thế giới, từ đó, nghiên cứu,
phân tích, so sánh, rút kinh nghiệm và đề xuất mô hình mới nhằm phát huy tối
đa hiệu quả việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu ở Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu tiếp cận liên ngành/đa ngành: văn hóa, quản
lý văn hóa, lịch sử, bảo tồn di sản văn hóa....đưa ra sự so sánh, xem xét vấn đề
trong mối quan hệ để thấy được sự biến đổi và phát triển. Đặc biệt, trong các
thành tố liên ngành, hướng tiếp cận của quản lý văn hóa sẽ giúp vấn đề nghiên
cứu được giải quyết đúng hướng, hiệu quả và toàn diện.



12

- Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội học, trong đó có các
phương pháp định tính và phương pháp định lượng, một số kỹ thuật của
phương pháp này được sử dụng để đạt mục tiêu nghiên cứu gồm:
+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp nhằm xác định vị trí, vai trò của
từng di sản tư liệu trong quá trình phát huy giá trị di sản tại địa phương.
+ Phương pháp khảo sát, điền dã: thâm nhập thực địa, ghi chép, chụp
hình làm rõ những giá trị tiềm ẩn, xác định cụ thể vấn đề nghiên cứu, thực
trạng quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản. NCS trực tiếp thực hiện khảo
sát tại Cục Văn thư lưu trữ, Trung tâm Lưu trữ (Hà Nội và Đà Lạt), Văn Miếu
– Quốc Tử Giám (Hà Nội), chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), Cố đô Huế, thư
viện dòng họ Phúc Giang và Bảo tàng Hà Tĩnh.
+ Phương pháp thống kê: thu thập, tổng hợp, trình bày, phân tích các số
liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu về thực trạng tồn tại, phương án bảo vệ,
biện pháp phát huy các yếu tố nhân lực, vật lực đối với 6 di sản tư liệu được
UNESCO ghi danh ở Việt Nam, nhằm phục vụ cho quá trình phân tích các
luận điểm được trình bày trọng luận án.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến, thực hiện phỏng vấn
chuyên sâu với 13 chuyên gia trong nước (gồm 6 địa phương có di sản được
ghi danh) và quốc tế (Hàn Quốc và Trung Quốc) nhằm tìm hiểu sâu các vấn
đề về quản lý, kinh nghiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu, từ đó, đề
xuất một số các giải pháp và kiến nghị giúp di sản tư liệu phát huy hiệu quả
trong đời sống xã hội hiện nay.
- Phương pháp tổng hợp dữ liệu: sử dụng nhiều kiến thức khác nhau
thuộc nhiều lĩnh vực để tập hợp và phân tích các thông tin tài liệu đã thu thập
được, xây dựng các vấn đề có liên quan đến lý luận và thực tiễn, hiện trạng di
sản và đề xuất các giải pháp đáp ứng mục tiêu đề ra.



13

6. Đóng góp của luận án
* Về phương diện khoa học: trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm và
quan điểm đã có, đề tài góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực
tiễn trong công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản tư liệu ở Việt Nam.
- Đưa ra một số ý kiến về khái niệm, học thuật về các vấn đề liên quan
đến bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu trong tổng quan chung về di sản
văn hóa nói riêng và công cuộc xây dựng, phát triển đất nước nói chung.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di
sản tư liệu ở Việt Nam trên các trường hợp nghiên cứu cụ thể, đã xác định
những bước hoàn thiện tiếp theo cho di sản này.
* Về phương diện thực tiễn: dựa trên các kết quả của việc khảo sát,
phân tích, đánh giá thực trạng, Luận án sẽ giúp các cấp, các ngành xây dựng
các chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di
sản tư liệu có hiệu lực, hiệu quả; đưa ra các định hướng tầm vĩ mô, hoàn thiện
hành lang pháp lý, tìm ra mô hình điều phối hiệu quả, không chồng chéo, xây
dựng các tiêu chí cụ thể cho Danh mục di sản tư liệu quốc gia nhằm phát hiện
các di sản tư liệu quý, có giá trị trình UNESCO ghi danh.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu (10 trang), Kết luận (6 trang), Tài liệu tham khảo
(10 trang) và Phụ lục (48 trang), phần nội dung của luận gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về di sản tư liệu được UNESCO
ghi danh ở Việt Nam (38 trang).
Chương 2: Thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu được
UNESCO ghi danh ở Việt Nam (42 trang).
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ và phát huy
giá trị di sản tư liệu được UNESCO ghi danh ở Việt Nam (30 trang).



14

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ DI SẢN TƯ LIỆU
ĐƯỢC UNESCO GHI DANH Ở VIỆT NAM
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Di sản tư liệu và các khái niệm liên quan
Di sản văn hóa luôn là một vấn đề được thế giới và Việt Nam quan tâm,
chú trọng trong tiến trình phát triển văn hóa, kinh tế và xã hội nói chung. Di
sản văn hóa hình thành từ sự sáng tạo của con người, có giá trị trên nhiều lĩnh
vực, lưu truyền qua nhiều thế hệ, được thế giới ghi nhận gồm di sản văn hóa
vật thể, di sản văn phi vật thể và mới đây là di sản tư liệu.
Năm 2001, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành Luật Di sản
văn hóa, đến năm 2009, tiếp tục thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật di sản văn hóa khẳng định “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý
giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa
nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân
dân ta” [51]. Điều 1, Luật Di sản văn hóa quy định: “Di sản văn hóa bao gồm
di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật
chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua
thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [50].
“Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia” [50].
“Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng
hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, thể hiện bản sắc cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được
lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” [51].



15

Theo Công ước về việc bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới
của UNESCO năm 1972 (Công ước 1972) là Công ước đầu tiên đưa ra định
nghĩa, tiêu chí bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.
Đến năm 1992, Ủy ban di sản thế giới mới bổ sung và đưa ra khái niệm di sản
hỗn hợp hay còn gọi là cảnh quan văn hóa để miêu tả các mối quan hệ tương
hỗ nổi bật giữa văn hóa và thiên nhiên của một số khu di sản [79]. Theo báo
cáo của UNESCO năm 2015, đã có 1.031 di sản, thuộc 163 quốc gia tham gia
Công ước Di sản Thế giới 1972 được ghi danh là Di sản Thế giới (802 di sản
văn hóa, 197 di sản thiên nhiên, 32 di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên).
Ngay từ thập niên 1950, trong quá trình triển khai hoàn thiện Công ước
1972, một số quốc gia đã manh nha xuất hiện một khái niệm di sản văn hóa
mới: luật pháp Nhật Bản và Hàn Quốc đã quy định các tập quán “truyền
thống” là “sản phẩm văn hóa” (Bourdier 1993, Ogino 1995, Jongsung 2003).
Tại châu Âu, từ những năm 1980, các hình thức thể hiện của di sản đã chịu
ảnh hưởng của các phạm trù như “di sản dân tộc học” ở Pháp (Chiva 1990,
Fabre 1997) hay “tài sản văn hóa dân gian - dân tộc học - nhân học” ở Ý (beni
demoetnoantropologici) (Tucci 2005, Bravo; Tucci 2006). Nhằm phát huy
Công ước 1972 và dung hòa với loại hình di sản văn hóa đang hình thành,
Chương trình Kiệt tác của nhân loại được khởi xướng, và 30 năm sau, Công
ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO năm 2003 (Công ước
2003) chính thức ra đời, là một bước tiến mới về tư duy của nhân loại trong
nhận thức, phương pháp tiếp cận và nhận diện cũng như hướng đến mục tiêu
chung là bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể - bộ phận quan trọng
cấu thành kho tàng DSVH của nhân loại.
Và tiếp nối cho việc hoàn thiện các mảnh ghép nội hàm của di sản văn
hóa, xuất phát từ nhu cầu ngày càng tăng về việc bảo vệ và tiếp cận những di

sản tài liệu quý hiếm có nguy cơ bị xâm hại và mai một, tồn tại trong lòng di


16

sản vật thể và di sản phi vật thể tại nhiều nước và khu vực trên thế giới, một
khái niệm mới được thai nghén và bước đầu được quan tâm khi UNESCO
khởi xướng Chương trình Ký ức Thế giới (MOW) vào năm 1992. Chương
trình MOW ra đời nhằm ghi nhận những di sản tài liệu có giá trị, mang tầm
quan trọng cấp quốc tế, khu vực và quốc gia, đồng thời hướng sự chú ý của
thế giới tới việc gìn giữ các sưu tập tài liệu quý, hiếm và tạo điều kiện thuận
lợi cho việc bảo tồn và tiếp cận chúng. Chương trình này bổ sung và liên kết
với các Chương trình, Khuyến nghị và Công ước khác của UNESCO, như:
Danh sách Di sản thế giới xác định các công trình và địa danh mà những địa
điểm đó có thể cũng là nơi lưu giữ hay có liên quan tới việc tạo ra các di sản
tư liệu; khuyến nghị gìn giữ và bảo tồn những hình ảnh động khuyến khích
việc lưu chiểu có tổ chức những di sản phim của thế giới tại các cơ quan lưu
trữ Nhà nước; hay sự kế thừa những tiêu chí bổ sung các tài sản văn hóa vào
Danh mục di sản thế giới (Công ước 1972), tiêu chí để công bố các kiệt tác di
sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (Công ước 2003).
Theo định nghĩa của UNESCO, “Ký ức thế giới là những hồi ức của
các dân tộc trên thế giới được chọn lọc và ghi lại bằng tư liệu, ghi lại sự phát
triển về tư tưởng, những khám phá và thành tựu của xã hội loài người. Những
di sản tư liệu này đại diện cho một bộ phận lớn di sản văn hóa thế giới. Đó là
di sản của quá khứ để lại cho thế giới trong hiện tại và tương lai” [82].
Đối với UNESCO, tư liệu là “những văn bản” hay “những ghi chép
lại” một điều gì đó bởi mục đích trí tuệ có chủ ý [82]. Một tư liệu
có hai thành phần: nội dung thông tin và vật mang nội dung thông
tin. Cả hai thành tố này đều rất đa dạng và quan trọng như nhau với
vai trò là các bộ phận của ký ức. Được sản sinh trong các hoạt động

của con người, tư liệu có thể là biểu tượng của và có các tính năng
liên quan đến bộ nhớ tập thể của một cộng đồng, quốc gia, khu vực


17

hoặc xã hội, phản ánh sự đa dạng của các dân tộc, các nền văn hóa
và ngôn ngữ và trở thành một phần di sản của nhân loại.
Tư liệu là một khái niệm tương đối rộng, là những thông tin rút ra từ tài
liệu viết tay, in ấn, từ các đồ vật như: công cụ sản xuất, công trình kiến trúc,
phim ảnh, băng hình, internet… và là những thông tin sống động từ con người.
Có thể phân loại tư liệu theo tiêu chí: theo hình thức (văn tự và phi văn tự),
tính chất tồn tại (động và tĩnh), chất liệu (tự nhiên và phi tự nhiên)…
Di sản tư liệu bao gồm các yếu tố sau:
- Có thể di chuyển được (không bao gồm những hiện vật là một
phần của một công trình cố định như một tòa nhà hay một địa điểm
tự nhiên, những vật thể có các ký hiệu hay mật mã có tính chất tình
cờ liên quan đến mục đích của chúng, hay vật được thiết kế dưới
dạng “bản gốc” không được sao chép như những bức tranh, những
vật có tính ba chiều hoặc vật thể nghệ thuật…mặc dù vậy, một số tư
liệu như những bản khắc, những chữ khắc trên đá, và những bức
tranh đá là những tư liệu không di chuyển được);
- Được tạo nên từ các ký hiệu/mật mã, âm thanh và/hoặc hình ảnh;
- Có thể bảo quản được (vật mang tin không phải là vật thể sống);
- Có thể được sao chép và di trú được;
- Là sản phẩm của một quá trình lập tài liệu có chủ ý [82].
Hiện tại, di sản tư liệu được UNESCO ghi danh rất đa dạng, gồm:
Các tư liệu được thể hiện ở dạng văn bản như: sách báo, bản thảo,
công văn trao đổi, tài liệu làm việc, các file trên máy tính.... Nội
dung văn bản có thể được ghi lại bằng mực, bút chì, sơn, kí số hoặc

các phương tiện khác. Vật mang tin có thể là giấy, nhựa, cói, da, lá,
vỏ cây, vải, đĩa cứng...


18

Có tư liệu lại được thể hiện ở dạng phi văn bản như các bản vẽ,
biểu đồ, bản đồ, bản tổng phổ nhạc, bản thiết kế, đồ họa...
Các tư liệu dạng nghe nhìn như: ảnh, băng, đĩa được ghi lại ở bằng
phương tiện cơ học, kỹ thuật số, điện tử hoặc các phương tiện khác.
Các tư liệu dạng ảo được chứa trong các máy chủ, trong các đĩa
cứng mà nội dung là những dữ liệu điện tử [24].
Di sản tư liệu có thể là một tài liệu độc lập của bất kỳ thể loại nào, cũng
có thể là một nhóm tài liệu dưới dạng một bộ sưu tập tài liệu, một khối tài liệu
hoặc một hệ thống lưu trữ. Một bộ sưu tập tài liệu là một bộ các tài liệu được
lựa chọn một cách riêng biệt. Một khối tài liệu bao gồm một hoặc nhiều bộ
sưu tập tài liệu được một cơ quan, tổ chức hay một cá nhân nào đó lưu trữ hay
nhiều hệ thống lưu trữ hoặc nhóm hồ sơ do một cơ quan lưu trữ nào đó lưu
giữ. Phần lớn các hồ sơ tài liệu có liên quan tới các vấn đề của địa phương,
vùng miền, quốc gia và đôi khi là vấn đề khu vực [23].
Di sản tư liệu bao gồm 02 yếu tố hợp thành: trạng thái tồn tại vật chất
(như là hiện vật của bảo tàng hay yếu tố của di tích) và nội dung tài liệu (gần
giống như di sản phi vật thể), trong đó, giá trị nội dung mang yếu tố quyết
định. Ở Việt Nam, di sản tư liệu còn tồn tại được trên các chất liệu truyền
thống: lá, gỗ, vải, bia đá, đất nung, giấy, lụa... với chủ yếu là tư liệu dưới dạng
bản thảo, văn bản, tài liệu làm việc, kinh Phật, sách giáo khoa, luật lệ, bảng
ghi danh….
Hiện nay, ở Việt Nam, vẫn còn lưu giữ được các tư liệu rất có giá trị về
nội dung và phong phú về loại hình chất liệu, như: kinh Phật trên lá buông
(An Giang), nhiều văn bia trên đá (Hà Nội, Hải Dương, Ninh Bình…), mộc

bản (Bắc Giang, Hà Tĩnh, Huế…), trên giấy ở nhiều nơi trên toàn quốc… Từ
năm 2009 đến nay, Việt Nam đã có 6 tư liệu đã được UNESCO ghi danh vào
Chương trình Ký ức Thế giới, trong đó, có 02 di sản tư liệu thế giới và 4 di


19

sản tư liệu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có giá trị tiêu biểu về nội
dung trên các chất liệu: gỗ, đá và giấy.
Ở nước Nga, theo tiêu chuẩn quốc gia đầu tiên về thuật ngữ GOST
16487-70 và Tiêu chuẩn GOST 16487-83: Văn thư và công tác lưu trữ. Các
thuật ngữ và định nghĩa, thuật ngữ “tài liệu” đã được định nghĩa như là “đối
tượng vật chất cùng với thông tin được ghi nhận bởi con người, bởi phương
pháp để truyền nó trong thời gian và không gian” [86].
Cần phải nói thêm rằng, tài liệu còn có hai đặc điểm phân biệt nữa. Thứ
nhất, thông tin chứa đựng trong tài liệu nhờ sự tham gia sáng tạo của con
người, vì vậy tài liệu phản ánh quá trình quản lý hay hoạt động cá nhân; tài
liệu không chỉ đơn giản là tập hợp các dữ liệu mà còn là kết quả hoặc là sản
phẩm của một sự kiện nào đó. Thứ hai, một thành phần mang tính pháp lý của
tài liệu - khả năng dùng làm bằng chứng của nó đóng vai trò không kém phần
quan trọng trong hoạt động quản lý và hoạt động cá nhân. Chính vì vậy, trong
tiêu chuẩn quốc tế ISO 15489: Thông tin và tài liệu, “tài liệu” được hiểu là
thông tin được tạo lập, tiếp nhận và lưu giữ bởi tổ chức hoặc cá nhân như là
bản chứng nhận khẳng định trách nhiệm pháp lý hay hoạt động quản lý [69].
Có thể nói, di sản văn hóa là bước đi từ sáng tạo, đến tư liệu hóa, rồi
phổ biến lưu truyền để được cộng đồng và xã hội tiếp nhận. Tư liệu được hình
thành rõ nét khi xuất hiện các ký tự, chữ viết, dựa trên nhu cầu trao đổi thông
tin trong lao động, sản xuất, giao thương giữa cộng đồng và xã hội. Những ký
tự thường dưới dạng biểu tượng, dần hoàn thiện phát triển thành chữ viết; ban
đầu được thể hiện trên cát, trên vỏ, lá cây, và sau, được khắc trên đất nung,

đá, tre, gỗ, giấy, lụa…rồi được in, sao chép trên các chất liệu hiện đại như:
CD, VCD, microfilm… Do đó, di sản tư liệu chính là quá trình tư liệu hóa
những sáng tạo văn hóa, là nhân tố quan trọng để thúc đẩy xã hội tiến lên
thông qua sự kế thừa những tri thức hay kinh nghiệm từ đời này sang đời


20

khác, từ thế hệ này, sang thế hệ khác, trở thành bản sắc văn hóa riêng của
quốc gia, dân tộc.
Tại Khoản 2 Điều 2 Chương I, Pháp lệnh thư viện được thông qua năm
2000, ghi: “Tài liệu là một dạng vật chất đã ghi nhận những thông tin ở dạng
thành văn, âm thanh, hình ảnh nhằm mục đích bảo quản và sử dụng” [61].
Điều 2 Chương I, Luật lưu trữ được thông qua năm 2011, ghi rằng:
Tài liệu là vật mang tin được hình thành trong quá trình hoạt động
của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tài liệu bao gồm văn bản, dự án, bản
vẽ thiết kế, bản đồ, công trình nghiên cứu, sổ sách, biểu thống kê;
âm bản, dương bản phim, ảnh, vi phim; băng, đĩa ghi âm, ghi hình;
tài liệu điện tử; bản thảo tác phẩm văn học, nghệ thuật; sổ công tác,
nhật ký, hồi ký, bút tích, tài liệu viết tay; tranh vẽ hoặc in; ấn phẩm
và vật mang tin khác [51].
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10382-2014: Di sản văn hóa và các
vấn đề liên quan – Thuật ngữ và định nghĩa chung, định nghĩa: “Di sản tư liệu
là sản phẩm mang thông tin được hình thành từ những kí hiệu, mật mã, âm
thanh hoặc hình ảnh dưới nhiều dạng thức độc đáo, phản ánh thành tựu tiêu
biểu về lịch sử, tư tưởng, văn hóa và khoa học” [27]. Từ thực tiễn nghiên cứu,
bản thân là Thư ký đề tài Tiêu chuẩn Việt Nam, NCS nhận thấy khái niệm di
sản tư liệu thực sự mới được quan tâm từ năm 2010, sau khi di sản tư liệu đầu
tiên được UNESCO ghi danh đến nay vẫn chưa được chính thức được xuất
hiện chính thức trong bộ luật nào của Việt Nam. Việc đề xuất và thông qua

định nghĩa di sản tư liệu trong TCVN 10382-2014 đã được các chuyên gia
thuộc các cơ quan, đơn vị trong ngành, nhiều nhà khoa học thuộc Hội đồng Di
sản văn hóa quốc gia, Hội Di sản văn hóa, Viện Tiêu chuẩn Việt Nam..., dựa
trên định nghĩa di sản tư liệu của UNESCO và khái niệm di sản văn hóa của
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật di sản văn hóa.


21

Có nhiều ý kiến cho rằng, di sản tư liệu là một thành phần của di sản
văn hóa phi vật thể, “sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật
thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể
hiện bản sắc của cộng đồng...” [52]. Điều đó có phần đúng nhưng chưa đủ, vì
di sản tư liệu lại có giá trị căn bản của một hiện vật bảo tàng hoặc di tích lịch
sử và văn hóa, tài liệu lưu trữ được biểu hiện bằng các thông điệp văn hóa đã
được vật chất hóa trong bản thân chúng. Có nghĩa là chúng có yếu tố phi vật
thể trong tự thân. Theo phân tích trên, di sản tư liệu là sản phẩm tinh thần
được tư liệu hóa trên một vật mang tin, trong đó, có cả yếu tố vật thể và phi
vật thể.
Vì vậy, NCS đồng ý với phân tích và lấy khái niệm sau để làm khái
niệm nghiên cứu luận án: Di sản tư liệu là loại hình di sản văn hóa hỗn hợp
bao gồm cả yếu tố vật thể và phi vật thể gắn với cộng đồng hoặc cá nhân; là
sản phẩm mang thông tin dưới nhiều dạng thức độc đáo, phản ánh thành tựu
về lịch sử, tư tưởng, văn hóa và khoa học.
1.1.2. Bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu
Di sản văn hóa nói chung và di sản tư liệu nói riêng đều là tài sản của
quá khứ để lại, lưu giữ dấu ấn thời gian nhưng cũng là đối tượng bị thời gian
tàn phá, vì vậy, cần có các biện pháp bảo vệ thích hợp để gìn giữ lâu dài. Điều
4 Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII) về
xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc,

mục Bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa nêu rõ: “Di sản văn hóa là tài sản
vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để
sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo vệ, kế
thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn
hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” [31].


22

Công ước 1972 là Công ước quốc tế đầu tiên gắn khái niệm bảo vệ
thiên nhiên với bảo vệ di sản văn hóa, mang đến một cách tiếp cận mới với
những cơ sở pháp lý cần thiết, đảm bảo mối quan hệ cân bằng, hài hòa giữa
con người với thiên nhiên, giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Tại Điều 5
Công ước chỉ rõ:
a. Đề ra một chính sách chung để trao cho di sản văn hoá và tự
nhiên một chức năng nhất định trong đời sống tập thể và đưa việc
bảo vệ di sản đó vào các chương trình của việc kế hoạch hoá chung;
b. Thành lập trên lãnh thổ của mình (trong trường hợp chưa có) một
hoặc một vài cơ quan bảo vệ, bảo tồn và tôn tạo di sản văn hoá và
tự nhiên, có số nhân viên thích hợp và có đủ phương tiện thực hiện
các nhiệm vụ được giao;
c. Phát triển các công trình nghiên cứu và tìm tòi khoa học - kỹ
thuật và cải tiến các phương pháp can thiệp cho phép một quốc gia
ứng phó với những tai hoạ đang đe doạ di sản văn hoá hay tự nhiên
của nó.
d. Áp dụng các biện pháp luật pháp, khoa học - kỹ thuật, hành chính
và tài chính thích hợp để xác định, bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và tái sử
dụng di sản đó;
e. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập hoặc phát triển các
trung tâm quốc gia hoặc vùng về đào tạo cán bộ trong lĩnh vực bảo

vệ, bảo tồn và tôn tạo di sản văn hoá và tự nhiên, khuyến khích việc
nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này [79].
Tại Điều 2 Công ước 2003 ghi Bảo vệ là các biện pháp có mục tiêu
đảm bảo khả năng tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm việc nhận
diện, tư liệu hoá, nghiên cứu, bảo tồn, bảo vệ, phát huy, củng cố, chuyển giao,
đặc biệt là thông qua hình thức giáo dục chính thức hoặc phi chính thức cũng


23

như việc phục hồi các phương diện khác nhau của loại hình di sản này. Điều
13 chỉ rõ:
(a) thông qua một chính sách chung nhằm mục đích phát huy vai trò
của di sản văn hóa phi vật thể trong xã hội, và sát nhập việc bảo vệ
loại hình di sản này vào các chương trình quy hoạch;
(b) chỉ định hoặc thành lập một hoặc nhiều cơ quan đủ năng lực bảo
vệ di sản văn hóa phi vật thể hiện có trên lãnh thổ mình;
(c) tăng cường nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật cũng
như phương pháp luận về nghiên cứu nhằm bảo vệ có hiệu quả di
sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là những di sản đang có nguy cơ
thất truyền;
(d) thông qua các biện pháp phù hợp về pháp lý, kỹ thuật, hành
chính và tài chính nhằm:
(i) tăng cường việc thành lập hoặc củng cố các cơ quan đào tạo về
quản lý di sản văn hóa phi vật thể và theo đó là công tác truyền dạy
những di sản này thông qua các diễn đàn và không gian dành cho
việc trình diễn hay thể hiện chúng;
(ii) đảm bảo sự tiếp cận với di sản văn hóa phi vật thể trên cơ sở tôn
trọng các tập tục, quản lý việc tiếp cận với các phương diện cụ thể
của loại hình di sản này;

(iii) thành lập các cơ quan lưu trữ tư liệu về di sản văn hóa phi vật
thể và tạo điều kiện cho mọi người tiếp cận chúng [80].
Có thể nói thông qua các Công ước 1972 và Công ước 2003 của
UNESCO cho thấy, hoạt động các nội dung bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hóa (vật thể và phi vật thể) tập trung vào các vấn đề: xây dựng cơ chế
chính sách, nghiên cứu nhận diện, kế hoạch bảo tồn để phát huy giá trị.


×