Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn tiểu học cấp tỉnh hay một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn kể chuyện dạng bài nghe kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.97 KB, 19 trang )

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn kể chuyện dạng bài
Nghe - kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp.

A.ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn phải giao tiếp với nhau. Có nhiều
cách giao tiếp khác nhau, song phổ biến và chủ yếu là sử dụng ngôn ngữ, nhờ có
ngôn ngữ mà con người có thể trò chuyện, trao đổi tin tức, bày tỏ tư tưởng tình
cảm, học tập tri thức khoa học . . . Chính vì vậy, ngay từ bài giảng trong nhà trường
tiểu học, cần phải dạy cho học sinh hiểu các kiểu giao tiếp và phải nắm được hàng
loạt các kĩ năng : nghe, nói, đọc, viết. Cùng với các môn học bắt buộc ở tiểu học,
môn Tiếng Việt giúp các em hình thành và phát triển nhân cách toàn diện.
Trong những năm học gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai đổi
mới chương trình, sách giáo khoa Tiểu học. Vì vậy tất cả các môn học trong
chương trình đều có những điểm mới rõ rệt. Trong môn Tiếng Việt, phân môn Kể
chuyện được xem là phân môn có vị trí quan trọng. Nhiệm vụ cơ bản của phân môn
Kể chuyện là bồi dưỡng tâm hồn, đem lại niềm vui, trau dồi vốn sống và vốn văn
học, phát triển ngôn ngữ và tư duy cho các em. So với các lớp dưới, phân môn kể
chuyện ở lớp 4 tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng kể chuyện đã được hình
thành từ các lớp 2, lớp 3 đồng thời mở rộng với ba kiểu bài: Nghe – kể lại câu
chuyện vừa nghe thầy cô kể; Kể chuyện đã nghe, đã đọc; Kể chuyện được chứng
kiến hoặc tham gia.
Khác hẳn với các tiết học khác, tiết kể chuyện kiểu bài: Nghe – kể lại câu
chuyện vừa nghe thầy cô kể, giáo viên và các em học sinh hầu như thoát li hẳn sách
vở mà giao hoà tình cảm một cách hồn nhiên thông qua nội dung những câu chuyện
được kể, qua lời kể của giáo viên và lời kể lại của học sinh. Mọi người như được
sống trong những giây phút hồi hộp, xúc động…Rõ ràng Kể chuyện là một phân
môn lí thú, hấp dẫn thế nhưng rất tiếc không ít giáo viên hiện nay chưa dành cho
tiết học này một sự đầu tư xứng đáng. Qua thăm lớp dự giờ đồng nghiệp tôi thấy
Năm học: 2011 - 2012


1


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn kể chuyện dạng bài
Nghe - kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp.
hiện tượng giáo viên lên lớp tiết kể chuyện chưa đúng phương pháp khá phổ biến.
Còn gì chán hơn khi bắt đầu tiết kể chuyện giáo viên lại vào bài bằng một giọng tẻ
nhạt, một thái độ hững hờ. Có giáo viên trong suốt tiết kể chuyện hầu như mắt
không để rời khỏi trang sách giáo khoa…Vì vậy, không ít truyện mặc dù nội dung
phong phú, hấp dẫn vẫn trở thành nhạt nhẽo, ít sức thuyết phục, gây ấn tượng
không đẹp đối với các em. Tình trạng trên nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ
đến chất lượng dạy học nói riêng và sự hình thành, phát triển nhân cách của các em
sau này, khiến bản thân tôi trăn trở. Qua thực tế tôi được trực tiếp giảng dạy ở lớp 4
nhiều năm, tôi đã tìm ra một số biện pháp và đem ra áp dụng trong đơn vị mình có
hiệu quả, nay tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng các bạn về “Một số biện pháp giúp
học sinh lớp 4 học tốt phân môn kể chuyện dạng bài Nghe - kể lại câu chuyện
giáo viên kể trên lớp.”
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
1. Mục đích:
Nghiên cứu việc dạy kể chuyện ở lớp 4 dạng bài Nghe - kể lại câu chuyện
giáo viên kể trên lớp nhằm tìm hiểu những thực trạng khó khăn của giáo viên và
học sinh trong quá trình giảng dạy. Phát hiện nguyên nhân, từ đó tìm ra biện pháp
khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, đảm bảo mục tiêu dạy học phân môn
Kể chuyện, góp phần bồi dưỡng những con người năng động, sáng tạo.
2. Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, tìm hiểu về phương pháp dạy Kể chuyện lớp 4 dạng bài Nghe - kể
lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp.
- Dự giờ đồng nghiệp.
- Điều tra thực trạng dạy- học Kể chuyện lớp 4 dạng bài Nghe - kể lại câu chuyện
giáo viên kể trên lớp.

- Đề xuất một số biện pháp thực hiện trong khi dạy học sinh dạng bài này.
III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Năm học: 2011 - 2012

2


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn kể chuyện dạng bài
Nghe - kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp.
1. Đối tượng: Các phương pháp dạy kể chuyện dạng bài nghe – kể đạt hiệu quả
cao.
2. Thời gian:

Thời gian tiến hành: Từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 5 năm 2010.

3. Phương pháp tiến hành đề tài:
Trong quá trình xây dung đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra quan sát.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả điều tra.
- Phương pháp thể nghiệm.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CƠ SỞ KHOA HỌC:
1. Cơ sở lí luận:
Từ thuở còn nằm nôi, các em được nghe tiếng hát ru của bà, của mẹ, cùng với
những câu chuyện kể, tất cả như dòng sữa ngọt ngào từng bước nuôi dưỡng tâm
hồn trẻ. Cùng với sự phát triển của xã hội, giáo dục trong nhà trường xuất hiện như
một điều tất yếu nhằm dìu dắt các em. Cả thế giới mở ra với kho tàng văn minh
nhân loại được chuyển giao từ những điều sơ đẳng nhất. Quá trình giáo dục đó
được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, tất cả các môn học.
Chính những điều sơ đẳng đó đã góp phần rất quan trọng trong việc sử dụng

ngôn ngữ vào hoạt động giao tiếp của học sinh. Ngôn ngữ là thứ công cụ có tác
dụng vô cùng to lớn. Nó có thể diễn tả tất cả những gì con người nghĩ ra, nhìn thấy
biết được những giá trị trừu tượng mà các giác quan không thể vươn tới được. Các
môn học ở Tiểu học có tác dụng hỗ trợ cho nhau nhằm giáo dục toàn diện học sinh
phải kể đến Kể chuyện, một phân môn tuy chiếm thời lượng nhỏ trong môn Tiếng
Việt ở Tiểu học nhưng nó có vị trí hết sức quan trọng, cùng song song và tồn tại với
các môn học khác. Điều đó thể hiện việc rèn các kĩ năng cho học sinh qua phân
môn kể chuyện là rất cần thiết và cấp bách nhằm “đầu tư” cho học sinh có cơ sở

Năm học: 2011 - 2012

3


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn kể chuyện dạng bài
Nghe - kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp.
hình thành ngôn ngữ cho hoạt động giao tiếp cũng như chiếm lĩnh nguồn tri thức
mới trong các môn học khác.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong thực tế hằng ngày các em đã được nghe ông bà, thầy cô, các bạn kể
chuyện hoặc chính bản thân mình cũng từng kể chuyện cho mọi người nghe. Như
vậy các em đã được trau dồi từng bước về kĩ năng nghe và kể chuyện … Tuy nhiên
các em còn chưa hiểu biết rõ những yêu cầu về kể chuyện.
Hiểu một cách đơn giản Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối
liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều
có ý nghĩa.
Kể chuyện là một phân môn khó, đặc biệt là kể chuyện ở lớp 4 dạng bài Nghe
- kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp. Đây là kiểu bài kể chuyện ở tuần thứ nhất
trong một chủ điểm học tập. Câu chuyện được in trong sách giáo viên, trình bày
thành tranh hoặc tranh kèm theo lời dẫn ngắn gọn trong sách giáo khoa, được giáo

viên kể cho học sinh nghe trên lớp, sau đó học sinh tập kể lại theo hướng dẫn của
giáo viên. Bên cạnh mục đích chung là rèn kĩ năng nói cho học sinh, kiểu bài này
còn có mục đích rèn kĩ năng nghe kết hợp ghi ghớ và cảm nhận nội dung ý nghĩa
câu chuyện.
Bám sát 10 chủ điểm học tập, nội dung các câu chuyện luôn tạo điều kiện cho
học sinh mở rộng vốn hiểu biết về đời sống. Những câu chuyện hấp dẫn, cảm động
được giáo viên kể trên lớp giúp các em nhận ra những phẩm chất đáng quý mà con
người cần rèn luyện và rút ra được những bài học bổ ích trong cuộc sống. Thế
nhưng trong quá trình dạy học phân môn này bản thân tôi cũng như đồng nghiệp
gặp không ít khó khăn.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Để tiến hành nghiên cứu thực trạng dạy Kể chuyện lớp 4 dạng bài Nghe - kể lại

Năm học: 2011 - 2012

4


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn kể chuyện dạng bài
Nghe - kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp.
câu chuyện giáo viên kể trên lớp, sau khi học sinh được học bài Kể chuyện Một
nhà thơ chân chính, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh hai lớp 4, kết quả thu được
như sau:
Lớp

Tổng số
HS

4A
4B


24
23

Kết quả
Giỏi
SL
0
1

%
0
4,4

Khá
SL
5
6

%
20,8
26,1

TB
SL
13
12

%
54,2

52,2

Yếu
SL
6
4

%
25,0
17,4

Tôi nhận thấy kết quả khảo trên chưa cao vì vậy tôi đã tiến hành tìm hiểu tại
lớp mình giảng dạy và trực tiếp thăm lớp dự giờ đồng nghiệp, cho thấy nguyên
nhân là do cả hai phía: Người dạy và người học.
1. Đối với giáo viên.
+ Một số GV còn xem Kể chuyện là một phân môn phụ nên sự đầu tư nghiên
cứu, xây dựng một tiết Kể chuyện trên lớp của giáo viên cũng hạn chế. Giáo viên
thường thay thế tiết Kể chuyện bằng tiết đọc truyện. Nhiều giáo viên còn chưa quan
tâm đến việc khai thác nội dung câu chuyện. Các câu hỏi gợi ý khai thác nội dung
câu chuyện hoặc hướng dẫn học sinh kể còn sơ sài.
+ Kể chuyện là phân môn mang tính nghệ thuật, đòi hỏi giáo viên có kĩ năng
sư phạm cao. Thế nhưng hiện nay cách dạy của một số giáo viên còn đơn điệu, lời
kể khô khan, lệ thuộc máy móc vào sách hướng dẫn, hầu như ít sáng tạo, chưa thu
hút lôi cuốn học sinh.
+ Việc sử dụng đồ dùng dạy học của nhiều giáo viên còn tuỳ tiện, chưa đúng
lúc, đúng chỗ dẫn đến hiệu quả tiết học chưa cao.
2. Đối với học sinh.
- Hầu hết học sinh chưa có hứng thú học phân môn này. Các em thường thích
nghe nhưng ngại kể vì khả năng diễn đạt của các em rất kém lại hay rụt rè. Đặc biệt


Năm học: 2011 - 2012

5


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn kể chuyện dạng bài
Nghe - kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp.
học sinh vùng nông thôn do kĩ năng giao tiếp các em còn yếu nên mặc dù có nhiều
tiết kể chuyện giáo viên có sự đầu tư chu đáo nhưng kết quả vẫn chưa cao.
- Học sinh chưa có thói quen tự giác rèn luyện kể chuyện khi ở lớp cũng như ở
nhà hoặc trong các giờ ra chơi. Bên cạnh đó các bậc phụ huynh cũng ít quan tâm
tới kĩ năng kể chuyện của con em mình.
Từ những nguyên nhân nêu trên, tôi đã tìm ra các giải pháp dạy học và đã rút ra
được những kinh nghiệm nhỏ khi dạy kể chuyện cho học sinh lớp 4 dạng bài Nghe
- kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp.
III. CÁC GIẢI PHÁP
1.Tìm hiểu đặc trưng dạy kể chuyện ở lớp 4 kiểu bài Nghe - kể lại câu chuyện
giáo viên kể trên lớp.
- Nghe - kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp là một tiết học đặc biệt, ở đây
nội dung của truyện và nghệ thuật người kể chuyện có tác dụng truyền cảm tức
thời. Kể mang sắc thái ngôn ngữ riêng của người diễn đạt nên dễ gây sự chú ý của
người nghe. Kể có thể dừng lại, kể chậm, tô đậm hoặc đặt câu hỏi giữa chừng, khắc
sâu tình tiết cốt truyện, làm cho người nghe có điều kiện theo dõi. Kể có thể biểu lộ
tình cảm yêu ghét, buồn, vui nên dễ được sự đồng cảm của người nghe. Nếu truyện
có nội dung và nghệ thuật hay, người kể có phương pháp kể chuyện hấp dẫn thì tiết
học đó thành công. Ngược lại nếu người kể chuyện nhạt nhẽo, hờ hững không chú
ý đến phương pháp kể chuyện thì tiết kể chuyện trở nên nặng nề, khô khan và thất
bại là điều tất nhiên.
- Tri thức cơ bản của tiết kể chuyện chính là những tình tiết hấp dẫn, cốt
truyện sinh động biểu cảm có chứa đựng hàm lượng nghệ thuật cao và ý nghĩa sâu

sắc rút ra từ câu chuyện đó.

Năm học: 2011 - 2012

6


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn kể chuyện dạng bài
Nghe - kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp.
- Việc rèn kĩ năng cho học sinh ở tiết kể chuyện được tiến hành ngay tại lớp.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách ghi nhớ, kể lại, cách diễn đạt ngôn ngữ kết hợp
cử chỉ điệu bộ ngay trong tiết học, nó có hiệu quả tại chỗ và rõ ràng chứ không đợi
học sinh về nhà học bài, ôn luyện làm bài tập mới biết kết quả.
- Kể chuyện có tính chất tổng hợp nên có khá nhiều kĩ năng có thể hình thành
và được rèn luyện như: kĩ năng ghi nhớ, kể chuyện, nói trước đông người, kĩ năng
phân tích và cảm thụ văn học… Việc hình thành và rèn luyện các kĩ năng này vừa
có tính tự phát, tự giác, vừa do sự gợi ý, hướng dẫn của giáo viên.
Mặc dù nắm được các đặc trưng trên của kiểu bài Nghe - kể lại câu chuyện
giáo viên kể trên lớp nhưng có hiệu quả hay không thể hiện rõ rệt trong kĩ thuật lên
lớp của một tiết kể chuyện.
2. Nghiên cứu tiến trình lên lớp của kiểu bài Nghe - kể lại câu chuyện giáo viên
kể trên lớp:
Kể chuyện ở lớp 4 kiểu bài Nghe - kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp có các
bước lên lớp theo đúng quy trình riêng. Song để có được hiệu quả cao, đòi hỏi
người giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu và đầu tư về thời gian cũng như các kĩ
năng sư phạm cần thiết phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình cũng như nội
dung của câu chuyện. Sau đây là những bước lên lớp cụ thể của một tiết Kể chuyện
mà tôi đã thực hiện:
a. Kiểm tra bài cũ:
Có thể gọi một hai em học sinh kể hoặc nêu lại tên truyện, tên nhân vật, một

vài tình tiết chính, nêu ý nghĩa của truyện đã học tuần trước.
b. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu bằng lời hoặc bằng lời kết hợp đồ dùng trực
quan hoặc băng hình (nếu có).
- Giáo viên kể chuyện:

Năm học: 2011 - 2012

7


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn kể chuyện dạng bài
Nghe - kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp.
+ Kể lần 1 cho HS nghe; Giải nghĩa các từ ngữ khó hiểu trong chuyện.
+ Kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh, HS nghe kết hợp nhìn hình minh hoạ.
+ GV kể lần 3 (nếu cần).
- Hướng dẫn HS kể: Giáo viên dẫn dắt bằng các câu hỏi gợi ý. Có thể gọi các em
khá giỏi kể mẫu từng đoạn.
- Học sinh tập kể chuyện:
+ Kể trong nhóm.
+Thi kể chuyện trước lớp.
- Tìm hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện:
+ Nói về nhân vật chính.
+ Nói về ý nghĩa câu chuyện.
+ Liên hệ thực tế.
c. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Dặn chuẩn bị cho tiết kể chuyện sau.
3. Một số thủ thuật sư phạm cần thiết:
Kể chuyện là một môn học mang tính nghệ thuật, vì vậy nắm chắc quy trình

lên lớp là vẫn chưa đủ mà đòi hỏi người giáo viên cần có một số thủ thuật sư phạm
cần thiết. Thủ thuật sư phạm đối với bất kỳ một môn học nào cũng là cần thiết vì nó
làm tăng một cách đáng kể hiệu quả của tiết lên lớp. Nhưng một thủ thuật sử dụng
không đúng chỗ, đúng lúc thường gây hiệu quả thấp cho giờ dạy. Sau đây là một số
thủ thuật cơ bản nhất:
3.1 Tạo hứng thú học tập cho HS trong giờ kể chuyện:
- GV cần phải gây hứng thú cho học sinh ngay từ khi mở đầu bài học. Rõ ràng
ngay từ khi bước vào lớp, với thái độ vui vẻ thân mật đối với học sinh, việc đánh
giá công bằng, lời động viên khuyến khích trong việc kiểm tra miệng...đều là

Năm học: 2011 - 2012

8


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn kể chuyện dạng bài
Nghe - kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp.
những yếu tố góp phần tạo nên không khí hào hứng chung của cả lớp để chuẩn bị
bước vào bài học mới.
- Muốn gây hứng thú cho học sinh thì vai trò của giáo viên rất lớn, đó là quá
trình chuẩn bị của giáo viên. Khâu giới thiệu bài cũng hết sức quan trọng nó gây ấn
tượng ban đầu, lôi cuốn sự tò mò, chú ý của các em. Tránh vào bài một cách đột
ngột, khô khan sẽ tạo cảm giác nhàm chán.

- Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích cực, chủ
động sáng tạo của học sinh. Thực tế cho thấy nếu trong một tiết học giáo viên đặt ra
nhiều câu hỏi vừa sức đối với học sinh, học sinh dễ hiểu dễ nhớ, hay cho các em
nghe, nhìn thể hiện nhiều thì mới có động cơ học tập tốt.
3.2 Lời kể và cử chỉ điệu bộ của giáo viên:
Lời kể của GV lần thứ nhất là thông điệp vô cùng quan trọng tác động mạnh

vào các giác quan của học sinh, gây những ấn tượng ban đầu, kích thích hứng thú
khi bước vào bài học. GV phải tạo cho mình quy tắc cần thiết khi chậm rãi, lúc
khẩn trương, lúc mạnh mẽ, lúc duyên dáng. Không nên chỉ sử dụng một nhịp độ nói
sẽ gây cảm giác đơn điệu.
Lời kể phù hợp với sắc thái ngữ điệu là việc biểu lộ nét mặt. Nếu là ngữ điệu
vui, nét mặt người kể cũng phải vui, nếu là ngữ điệu buồn, nét mặt người kể cũng
biểu lộ vẻ buồn. Bên cạnh việc biểu lộ nét mặt thì việc sử dụng cử chỉ cũng cần
không kém. Cử chỉ ở đây là động tác của tay, của đầu, của mặt nhằm gây cảm giác
gợi trí tưởng tượng của học sinh. Đối với phân môn Kể chuyện cử chỉ cần đơn giản,
trung thực, biểu cảm và mang nội dung rõ rệt.
3.3 Cách khai thác để phát triển nội dung câu chuyện:
Đối với dạng bài nghe – kể lại câu chuyện là dạng bài khó đối với học sinh,
bởi sau hai lần kể của giáo viên buộc học sinh phải nhớ lại câu chuyện để kể lại
được. Vì vậy, giáo viên cần có cách khai thác hợp lí, khoa học và hấp dẫn để giúp

Năm học: 2011 - 2012

9


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn kể chuyện dạng bài
Nghe - kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp.
học sinh nhớ lại các chi tiết đã được nghe để phát triển từng ý nhỏ thành ý lớn và cả
đoạn hay toàn bộ câu chuyện.
Sau lần kể thứ nhất của giáo viên thì việc học sinh nắm được nội dung cốt
truyện không chỉ thông qua lời kể của giáo viên mà còn được kết hợp trên nội dung
của các bức tranh minh hoạ. Vì vậy, giáo viên cần bám sát từng chi tiết, từng hình
ảnh minh hoạ để đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp, để giúp học sinh nhớ lại từng
đoạn của truyện.
Hệ thống câu hỏi gợi mở để giúp các em nhớ nội dung câu chuyện phải lô gic,

nhẹ nhàng, tự nhiên. Hệ thống câu hỏi để học sinh làm việc có thể bằng hình thức
đàm thoại trực tiếp hoặc dưới hình thức phiếu bài tập.
3.4 Gợi ý học sinh cách kể sáng tạo:
Giáo viên cần quan niệm một cách đúng mức về kể sáng tạo. Kể sáng tạo có
nhiều mức độ khác nhau, gắn với những kiểu bài tập khác nhau nhưng bản chất của
kể chuyện sáng tạo không phải là kể khác nội dung câu chuyện, mà kể phải đảm
bảo được nội dung của cốt truyện nhưng có thể dùng một số lời lẽ, chi tiết làm tăng
sự hấp dẫn, thu hút người nghe hơn, thể hiện được sự cảm nhận của mình về câu
chuyện đó. Trong quá trình học sinh kể như vậy giáo viên cần tránh cách hiểu máy
móc dẫn đến sai lầm là khuyến khích học sinh thay những từ ngữ khác.
Giáo viên không nên coi việc học sinh kể thuộc lòng câu chuyện, kể chính xác
từng câu chữ theo văn bản truyện là thiếu sáng tạo. Chỉ trong trường hợp học sinh
kể như đọc văn bản, vừa kể vừa cố nhớ lại một cách máy móc từng câu chữ trong
văn bản mới cho rằng kể như thế là chưa tốt.
3.5 Lời nhận xét của GV đối với HS:
Khi tổ chức cho lớp nhận xét lời kể của một học sinh, cần hướng các em đi tìm
cái đáng học, đáng khen, tránh chăm chăm đi tìm khuyết điểm của bạn.

Năm học: 2011 - 2012

10


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn kể chuyện dạng bài
Nghe - kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp.
Lời nhận xét của giáo viên cần nêu đúng ưu, khuyết điểm trong lời kể của học
sinh nhưng cần diễn đạt khéo léo, tế nhị sao cho mỗi em vẫn thấy mình đạt ít nhiều
sự thành công.
Nếu trong quá trình kể có những học sinh bỗng lúng túng vì quên chuyện, giáo
viên có thể giúp đỡ các em bằng một số câu hỏi gợi mở để các em nhớ lại câu

chuyện. Nếu có em kể thiếu chính xác giáo viên phải kiên trì, động viên, giúp đỡ
các em kể tốt hơn. Giáo viên chỉ nhận xét khi các em đã kể xong câu chuyện.
4. Cách sử dụng đồ dùng dạy học:
4.1 Sử dụng tranh ảnh:
Dạy tiết Kể chuyện có tranh ảnh minh họa, giáo viên tiến hành thuận lợi hơn,
đỡ vất vả hơn. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy, giáo viên cần lưu ý
một số điểm về cách sử dụng tranh như sau:
- Cần đưa tranh minh họa đúng lúc, đúng chỗ, nghĩa là tại thời điểm mà tâm
trạng người nghe đang chờ đợi, mong mỏi thì mới phát huy hết tác dụng.
- Nên sử dụng tranh minh họa trong lần kể thứ hai; kết hợp đưa ra từng tranh
có nội dung phù hợp với lời kể của giáo viên.
- Dùng tranh minh họa kèm theo các câu gợi ý nhằm giúp học sinh tìm hiểu
truyện, nắm vững nội dung, nhớ được các hình ảnh, chi tiết quan trọng và hành
động, diễn biến của truyện.
4.2 Sử dụng bảng.
Yêu cầu đầu tiên của việc ghi bảng là thoáng, ít, dễ xem, hết sức chọn lọc.
Phần ghi bảng gồm tên truyện, có thể thêm tên nhân vật – đặc biệt là tên các nhân
vật trong các truyện nước ngoài, đôi khi cả các tình tiết chủ yếu để hỗ trợ học sinh
yếu khi tập kể không bỏ sót các tình tiết chính của truyện.
Giáo viên kể lần đầu không nên ghi bảng. Sở dĩ như vậy là để câu chuyện kể
của giáo viên không bị đứt mạch, rời rạc và kém hứng thú. Trước khi học sinh tập
kể, giáo viên mới ghi bảng, học sinh mới có điều kiện tái hiện câu chuyện.
Năm học: 2011 - 2012

11


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn kể chuyện dạng bài
Nghe - kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp.
5. Tạo cho HS có thói quen về kể chuyện:

- Trong giờ kể chuyện, giáo viên cần giúp cho mỗi học sinh, cả những học
sinh yếu, kém cũng có cơ hội được rèn luyện, tránh tình trạng các em ỉ lại cho các
bạn khá giỏi.
- Để làm cho mọi học sinh đều có cảm giác ít nhiều thành công trong giờ học,
cần làm tốt khâu chuẩn bị tinh thần cho học sinh, đó là trước khi kể khoảng một
tuần, giáo viên phải nhắc học sinh chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần sau.
- Lên lớp, giáo viên cần tổ chức cho học sinh kể chuyện trong nhóm để các em
tập dượt, rút kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, đảm bảo thành công khi kể trước lớp.
- Cuối tiết học, giáo viên cần dặn học sinh có thói quen về nhà kể lại câu
chuyện đó cho bạn bè và người thân nghe.
- Giáo viên có thể giới thiệu thêm một vài câu chuyện để các em tìm đọc thêm
khi ở nhà.
IV. KẾT QUẢ:
Năm học 2011 – 2012, được giảng dạy lớp 4 nên tôi đã áp dụng các biện pháp
dạy học trên cho lớp mình. Để chứng minh cho hiệu quả của việc áp dụng các
phương pháp trên, tôi tiếp tục khảo sát học sinh cả hai lớp 4A và 4B, kết quả cho
thấy kĩ năng kể chuyện của học sinh lớp 4B do tôi chủ nhiệm có sự chênh lệch rõ
rệt, cụ thể:
Lớp

Tổng số
HS

4A
4B

21
21

Kết quả

Giỏi
SL
0
6

%
0
28,6

Khá
SL
3
10

%
14,3
47,6

TB
SL
11
5

Yếu
%
52,4
23,8

SL
7

0

%
33,3
0

- Đa số các em đó mạnh dạn, hứng thú và yêu thích học phân môn Kể chuyện

Năm học: 2011 - 2012

12


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn kể chuyện dạng bài
Nghe - kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp.
nói chung và tiết Kể chuyện kiểu bài Nghe - kể lại câu chuyện GV kể trên lớp nói
riêng, đặc biệt là các em không còn thấy ngượng ngùng, rụt rè như trước mà mạnh
dan, tự tin hơn nhiều trong tất cả các môn học.
- Sau khi được học theo phương pháp dạy – học kể chuyện mà tôi đã áp dụng
thì hầu hết học sinh lớp tôi nắm được ý của câu chuyện một cách đầy đủ, việc giáo
dục về kĩ năng sống - Các em còn ham thích đọc truyện, nhiều em tranh thủ đọc
truyện trong giờ chơi ở thư viện hoặc có thói quen đọc truyện khi ở nhà.
- Từ tiến bộ về kể chuyện, cảm thụ được câu chuyện kể,trau dồi vốn tiếng Việt
ngày càng phong phú hơn. Qua đó có nhiều em đã học tốt các môn học khác nhất là
đối với phân môn Tập làm văn.
- Song song với sự tiến bộ chung, đội ngũ học sinh tham gia vào các hoạt động
ngoại khoá về kể chuyện để tuyển chọn, phát hiện một số học sinh có năng khiếu ở
lớp, ở trường ngày càng có chiều hướng gia tăng.
Điều đáng mừng là trong số HS trên có 4 em đạt giải khi tham gia thi kể
chuyện ở cấp trường, 2 em đạt cấp huyện.

Không chỉ dừng lại phạm vi nghiên cứu trong lớp, tôi đã áp dụng kinh nghiệm
đổi mới này vào lớp cùng khối .
Điều này chứng tỏ phương pháp tổ chức các hoạt động trên lớp là rất quan
trọng, nó quyết định rất nhiều đến kết quả học tập của học sinh. Cùng với việc
nghiên cứu của mình, kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, phổ biến kinh nghiệm
dạy Kể chuyện ở lớp 4 kiểu bài Nghe - kể lại câu chuyện GV kể trên lớp cho học
sinh. Sau một thời gian hướng dẫn lớp 4C, tôi tiếp tục khảo sát.
Kết quả đạt được như sau:
Giỏi :

5 em chiếm 22,7 %

Khá :

10 em chiếm 45,5 %

TB

7 em chiếm 31,8 %

:

Năm học: 2011 - 2012

13


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn kể chuyện dạng bài
Nghe - kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp.
Yếu :


0

Với kết quả thu được ở việc dạy thực nghiệm trên tôi càng vững vàng tin
tưởng vào việc vận dụng phương pháp tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh lớp 4
dạng bài Nghe - kể lại câu chuyện GV kể trên lớp.
Sau ...............................................................................................
V. BÀI SOẠN MINH HOẠ:

Kể chuyện:
MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
A. MỤC TIÊU:

- Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (SGK); Kể nối tiếp
được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính (do GV kể).
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính có khí phách cao đẹp, thà
chết trên giàn lửa thiêu chứ không chịu khuất phục cường quyền.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ trong SGk

- Bảng phụ viết sẵn nội dung yêu cầu 1 (a,b,c,d)
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.

1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1HS lên kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS kể 1 câu chuyện đã nghe, đã đọc
nói về lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa mọi người.
- GV nhận xét, cho điểm HS
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ được nghe cô (thầy)kể

câu chuyện về một nhà thơ chân chính của Vương quốc Đa- ghét- xtan. Nhà thơ
này trung thực thẳng thắn, thà chết trên giàn lửa thiêu chứ nhất định không chịu
khuất phục hát bài ca trái với lòng mình.
GV ghi tên bài lên bảng
Năm học: 2011 - 2012

14


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn kể chuyện dạng bài
Nghe - kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp.
b. GV kể chuyện (Nội dung chuyện ở SGK)
Kể thong thả, rõ ràng, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự bạo ngược của nhà
vua, nỗi khổ của nhân dân, khí phách của nhà thơ dũng cảm không chịu khuất phục
sự tàn bạo. Đoạn cuối kể với nhịp nhanh, giọng hào hùng.
- GV kể lần 1, HS nghe. Sau đó giải nghĩa một số từ khó ( tấu, giàn hoả thiêu)
- GV kể lần 2: Kể chuyện kết hợp ghi bảng tên riêng nước ngoài. Kể đến đoạn
thứ 3, GV kết hợp chỉ tranh minh hoạ treo trên bảng lớp.
- GV kể lần 3 (đối với các lớp yếu)
c. HD HS kể chuyện:
- GV gợi ý để HS nắm được các chi tiết chính trong từng đoạn truyện:
Đoạn 1:
+ Trước sự bạo ngược của nhà vua dân chúng phản ứng bằng cách nào? (Dân
chúng phản ứng bằng cách truyền nhau hát một bài lên án thói hống hách tàn bạo
của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân).
+ Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án phản loạn ấy?
(Vì không thể tìm được ai là tác giả của bài hát, nhà vua hạ lênh tống giam tất cả
các nhà thơ và nghệ nhân hát rong).
+ Qua đó chúng ta biết được điều gì? (Sự bạo ngược của nhà vua và phản
ứng của nhân dân trước nỗi khổ)

Gọi 1 HS khá kể đoạn 1.
Đoạn 2:
+ Trước sự đe doạ của nhà vua thái độ của mọi người thế nào ? ( Các nhà
thơ, các nghệ nhân lần lượt khuất phục. Họ hát hát lên những bài ca tụng nhà vua.
Duy chỉ có ba nhà thơ trước sau vẫn im lặng)
+ Trước tình hình đó nhà vua đã làm gì ?
(Nhà vua lệnh thả tất cả, còn ba người đem tống vào nhà giam)
+ Kết quả điều tra cuối cùng của nhà vua là gì ?
Năm học: 2011 - 2012

15


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn kể chuyện dạng bài
Nghe - kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp.
(Vần còn một người im lặng không chịu hát)
+ Trước tình thế đó nhà vua đã làm gì ? ( Nhà vua yêu cầu trói và nổi lửa
lên)
+ Chi tiết đó giúp các em hiểu được điều gì ?
(Lòng căm giận của nhà vua trước sự phản ứng của nhà thơ)
? Ai có thể kể được đoạn này cho cả lớp cùng nghe ?
+ Gọi 1HS kể doạn 2
Đoạn 3:
+ Bị trói chặt vào giàn hoả thiêu nhà thơ cuối cùng đã làm gì ?
( Nhà thơ bỗng cất tiếng hát, bài hát vạch trần tội ác của nhà vua)
+ Khi tiếng hát vang lên cả hoàng cung như thế nào ? Còn nhà vua ra sao ?
(Cả hoàng cung rung động cùng với ngọn lửa bốc cháy, còn nhà vua bất ngờ thét
lên: Dập lửa mau! Cởi trói cho ông ta.)
+Vì sao nhà vua hung bạo như thế lại đột ngột thay đổi thái độ?
( nhà vua thay đổi thái độ vì thực sự khâm phục, kính trọng lòng trung thực và khí

phách của nhà thơ bị lửa thiêu cháy, nhất định không nói sai sự thật.)
Qua đó ta thấy được điều gì ?
(Sự trung thực, thẳng thắn của nhà thơ).
+ 1HS kể lại đoạn 3
- Học sinh tập kể chuyện:
+ Cho HS tập kể theo nhóm
+ Cho HS thi kể
Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất
- Tìm hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện:
+ Nói về nhân vật chính.
+ Nói về ý nghĩa câu chuyện.

Năm học: 2011 - 2012

16


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn kể chuyện dạng bài
Nghe - kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp.
Giáo viên hoặc học sinh có thể nêu câu hỏi: Có đúng là khí phách của nhà thơ
khiến nhà vua phải thay đổi hay nhà vua chỉ muốn đem các nhà thơ lên giàn hoả
thiêu để thử thách? Câu chuyện có ý nghĩa gì?
+ Liên hệ thực tế.
Các em học tập được điều gì ở tính cách của nhà thơ ?
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những học sinh chăm chú nghe kể chuyện, nhận
xét lời kể của bạn chính xác.
- Khuyến khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Dặn học sinh chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần sau: Tìm một câu chuyện hoặc
đoạn truyện đã được nghe, được đọc về tính trung thực.

C.KẾT LUẬN:
1. Ý nghĩa:
Phân môn Kể chuyện có ý nghĩa góp phần tích lũy vốn văn học, mở rộng vốn
sống cho trẻ. Giờ kể chuyện còn mở rộng tầm hiểu biết, khêu gợi trí tưởng tượng
cho các em, chắp cánh cho trí tưởng tượng của các em bay bổng, đó chính là hoài
bão ước mơ cao đẹp khi các em bước vào cuộc sống. Cũng thông qua giờ kể
chuyện, ngôn ngữ nói của các em được phát triển, đấy là cách nói trước đám đông
một cách có nghệ thuật. Với những ý nghĩa trên, tôi thấy rằng việc đầu tư để dạy tốt
tiết kể chuyện là điều hết sức cần thiết.
Qua việc giảng dạy theo dõi kết quả của học sinh khối lớp 4 trong ...năm học
qua tôi thấy học sinh sẵn sàng đón nhận môn “Kể chuyện” bất kỳ lúc nào...... Điều
đó ít nhiều cũng đã chứng minh được sự thành công của bản thân trong việc dạy kể
chuyện cho học sinh lớp 4 dạng bài Nghe - kể lại câu chuyện GV kể trên lớp.
Tuy kết quả tôi nêu trên hết sức sơ lược và ở phạm vi nhỏ, song nó cũng góp
phần động viên tôi trong công tác giảng dạy nói chung, phát hiện bồi dưỡng những

Năm học: 2011 - 2012

17


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn kể chuyện dạng bài
Nghe - kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp.
học sinh năng khiếu nói riêng. .......Bé nhỏ như vậy nhưng vô cùng quan trọng đối
với một giáo viên còn non nớt kinh nghiệm như tôi trong việc tháo gỡ khó khăn,
trong việc tìm ra phương pháp tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh lớp 4 dạng bài
Nghe - kể lại câu chuyện GV kể trên lớp có hiệu quả.
2. Bài học kinh nghiệm:
Từ những kết quả đạt được nêu trên, bản thân tôi đã rút ra được bài học kinh
nghiệm như sau:

Về phía giáo viên:
- Cần phải nghiên cứu thật kĩ về mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu cần đạt và
phương pháp của phân môn Kể chuyện nói chung và từng tiết học cụ thể nói riêng.
- Giáo viên phải thường xuyên tự bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm đặc
biệt với phân môn Kể chuyện ngoài việc việc trau dồi năng lực chuyên môn giáo
viên cần phải tự bồi dưỡng năng khiếu và trình độ thẩm mĩ, nghệ thuật Kể chuyện
và các thủ thuật sơ phạm.
- Người giáo viên cần khắc phục sự ngại khó, thiếu nghị lực.
- Trong quá trình lên lớp, GV cần chú ý biểu dương các em có thành tích khá
giỏi trong học tập. Động viên kịp thời các em có tiến bộ. Đặc biệt chú trọng khích
lệ các em yếu kém, tạo cho các em sự phấn khởi, hào hứng trong học tập.
- Không ngừng học hỏi trao đổi với đồng nghiệp, nghiên cứu đổi mới phương
pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng.
Về phía học sinh:
- Cần có ý thức trau dồi kĩ năng diễn đạt, mạnh dạn trước đông người.
- Phải rèn thói quen kể chuyện ở mọi lúc, mọi nơi.
D. KHUYẾN NGHỊ:
+ Nhà trường cần đầu tư về cơ sở vật chất, tạo điều kiện để giáo viên nâng cao
tay nghề qua việc cung cấp các loại sách tham khảo, trang thiết bị phục vụ bộ môn.
Năm học: 2011 - 2012

18


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn kể chuyện dạng bài
Nghe - kể lại câu chuyện giáo viên kể trên lớp.
+ Quan tâm xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ. Động viên khuyến khích kịp thời những giáo viên, học sinh đạt nhiều
thành tích cao trong giảng dạy và học tập.
+ Tổ chức tốt các đợt chuyên đề về dạy môn Kể chuyện ở các cụm, trường.

+ Tuỳ theo từng thời gian, chủ điểm trong năm học, nhà trường cần tổ chức
cho HS thi kể chuyện với nội dung phù hợp.
Tôi hy vọng với những kinh nghiệm đã đúc rút qua nhiều năm giảng dạy trên
đây của bản thân sẽ phần nào giúp các bạn đồng nghiệp tham khảo, vận dụng dạy
tốt hơn phân môn Kể chuyện ở lớp 4 kiểu bài Nghe - kể lại câu chuyện GV kể trên
lớp.
Kính mong quý thầy giáo, cô giáo, hội đồng khoa học ngành và bạn bè đồng
nghiệp góp ý bổ sung để kinh nghiệm có tính khả thi hơn.
Xin chân thành cảm ơn !

Năm học: 2011 - 2012

19



×