Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến giới trẻ Việt Nam
PHẦN MỞ ĐẦU
1.
Lí do chọn đề tài
Văn hóa Hàn Quốc từ xa xưa đã chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa nhưng không vì
thế mà nó mất đi cá tính, nét đặc sắc của riêng mình. Vào năm 1998, Hàn Quốc đã gặp rất nhiều
khó khăn khi là một trong những quốc gia phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á.
Sự sụp đổ tài chính tiền tệ, sự tháo chạy ồ ạt của nhiều nhà đầu tư đã khiến giá trị đồng won
xuống dưới mức kỉ lục. Tuy nhiên, đó vừa là thách thức, vừa là cơ hội tốt để họ khởi xướng nên
một làn sóng văn hóa mới, nó bao phủ và có sức lan tỏa mạnh mẽ trên khắp thế giới, giúp cho
Hàn Quốc vượt qua sự khủng hoảng và cải thiện được nền kinh tế lúc bấy giờ. Làn sóng ấy được
gọi là Hallyu, hay còn có một thuật ngữ khác là Hàn Lưu. Trải qua bao thăng trầm lịch sử,
Hallyu đã và đang từng bước, từng bước một xâm lấn và tạo thành một làn sóng vô cùng mạnh
mẽ, thậm chí nó còn lấn át và trở thành mối đe dọa của những nền văn hóa truyền thống khác.
Làn sóng ấy đổ bộ vào nhiều quốc gia trên khắp các châu lục một cách âm 1 thầm, nhẹ nhàng
nhưng đầy hiệu quả. Phạm vi ảnh hưởng của Hallyu rất rộng lớn, từ Đông sang Tây, từ châu Á
đến châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, song, đậm nét nhất là châu Á, trong đó, Trung Quốc, Nhật
Bản, Việt Nam luôn ở trong tốp dẫn đầu về số lượng khán giả ưa chuộng. Sự bùng nổ đột ngột
của làn sóng này đã cải thiện và nâng cao vị thế, hình ảnh của đất nước này trên khắp các châu
lục.
Trải qua hơn hai thập kỷ (1992-2015) hình thành và phát triển, quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc từ
quan hệ ngoại giao song phương đã trở thành quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện và đã
để lại nhiều thành tựu, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công hiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt
Nam. Góp phần vào xu thế chung đó, làn sóng văn hóa Hàn Quốc được xem là một yếu tố quan
trọng và đồng thời cũng là sự thành công trong việc quảng bá hình ảnh về đất nước con người
Hàn Quốc tại khu vực châu Á nói chung.
Bắt đầu từ những bộ phim truyền hình ăn khách, làn sóng Hàn Quốc đã lan tỏa đến mọi lĩnh vực
trong đời sống, từ thời trang, âm nhạc, điện ảnh đến ẩm thực, ngôn ngữ…. Cho đến nay làn sóng
văn hóa Hàn vẫn tiếp tục được quảng bá tại Việt Nam một cách rộng rãi, được yêu thích và sau
đó là ăn sâu bén rễ vào nếp nghĩ, lối sống của đông đảo bạn trẻ Việt.Trong bối cảnh hội nhập,
toàn cầu hóa, việc tiếp thu ảnh hưởng của các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới là xu thế tất
yếu, tuy nhiên, việc tiếp thu ồ ạt không chọn lọc của một bộ phận giới trẻ thiếu sự định hướng
đúng đắn dẫn đến những hiện tượng cuồng nhiệt thái quá, phản cảm lại là vấn đề cần được xem
1
Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến giới trẻ Việt Nam
xét nghiêm túc. Thêm vào đó nhìn nhận đúng cách thức mà Hàn Quốc đã phát triển tầm ảnh
hưởng văn hóa của họ đối với các nước, Việt Nam có lẽ sẽ rút ra được nhiều bài học kinh
nghiệm trong việc khai thác các tiềm năng kinh tế, xã hội do văn hóa mang lại, cũng như học
hỏi được việc chiếm lĩnh được thị hiếu công chúng, đặc biệt là công chúng trẻ, một đối tượng rất
giàu tiềm năng trên mọi phương diện.
Nhận thấy tính quan trọng của vấn đề, em quyết định chọn đề tài: Ảnh hưởng của văn hóa Hàn
Quốc đến giới trẻ Việt Nam làm tiểu luận kết thúc môn qua đó giúp mọi người hiểu rõ hơn về
việc văn hóa Hàn Quốc đã du nhập vào Việt Nam như thế nào và ảnh hưởng mà nó đem lại cho
giới trẻ của nước ta.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của bài nghiên cứu này là nêu rõ được tác động và ảnh hưởng của làn sóng văn hóa
Hàn Quốc đến giới trẻ hiện nay. Tính hai mặt của xu hướng này từ đó mà có những giải pháp để
điều hòa tạo nên những giá trị tích cực nhất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Làn sóng văn hóa Hàn Quốc như: phim ảnh, âm nhạc, phong cách ăn mặc, ẩm thực…
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Giới trẻ Việt Nam.
4. Kết cấu của đề tài
Bài tiểu luận gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận
Nội dung chính của bài tiểu luận được trình bày ở phần nội dung:
1. Khái niệm liên quan
2. Làn sóng văn hóa Hàn Quốc và lịch sử du nhập vào Việt Nam
3. Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến giới trẻ Việt Nam
2
Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến giới trẻ Việt Nam
PHẦN NỘI DUNG
1. Khái niệm liên quan
1.1. Hàn Quốc
Đại Hàn Dân Quốc thường được gọi ngắn gọn là Hàn Quốc, còn được gọi bằng các tên khác
là Nam Hàn, Đại Hàn, Nam Triều Tiên hoặc Cộng hòa Triều Tiên, là một quốc gia thuộc Đông
Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên. (Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
1.2. Hàn lưu
Hàn lưu hay Làn sóng Hàn Quốc là tên gọi được bắt nguồn từ cách gọi của một số nhà báo ở
Bắc Kinh về sự nổi tiếng nhanh chóng của Hàn Quốc và các sản phẩm của Hàn Quốc tại Trung
Quốc, hiện được dùng để ám chỉ sự nổi tiếng của văn hóa Hàn Quốc trên thế giới trong thế kỷ
21.
Hiện nay làn sóng Hàn Quốc thông qua K-pop và phim truyền hình đang lan truyền khắp thế
giới. Sự lan rộng và yêu thích của Hàn lưu trên khắp toàn cầu là niềm tự hào của người Hàn
Quốc. (Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
1.3. Kpop
K-Pop (viết tắt của Korean Pop, Pop Hàn Quốc) là dòng nhạc Pop ở Hàn Quốc, chịu ảnh hưởng
của J-Pop (Pop Nhật). Nhờ sự quảng bá mạnh mẽ của truyền thông mà K-Pop đã vượt ra ngoài
biên giới quốc gia, thu hút hàng triệu fan cuồng nhiệt không chỉ ở chấu Á mà cả thế giới, trở
thành một hiện tượng giải trí toàn cầu. (Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
2. Làn sóng văn hóa Hàn Quốc và lịch sử du nhập vào Việt Nam
Làn sóng Hallyu bắt đầu bằng việc những bộ phim truyền hình của Hàn Quốc như: "Trái tim
mùa thu", "Bản tình ca mùa đông", "Nàng Dae Jang Geum", "Giày Thủy Tinh"… được xuất
khẩu sang các quốc gia châu Á. Bộ phim "Bản tình ca mùa đông" được chiếu sau khi được chiếu
tại Việt Nam đã nhận được tình cảm yêu mến của mọi tầng lớp khán giả. Bộ phim được yêu
thích đến mực nhân vật nam chính trong phim đã trở thành một biểu tượng cho văn hóa Hàn
Quốc thời bấy giờ.
3
Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến giới trẻ Việt Nam
Ông Kang Cheol Keun, Chủ tịch Hiệp hội giao lưu văn hóa quốc tế Hallyu thừa nhận: “Hallyu
không dừng lại ở lĩnh vực văn hóa mà mở rộng sang lĩnh vực kinh tế. Thực tế trước kia, Hàn
Quốc cũng đã từng lo lắng và bài trừ những làn sóng văn hóa Nhật, văn hóa phương Tây, hay
văn hóa Mỹ vốn được nhiều người tiếp nhận. Tuy nhiên, chúng tôi đã tiếp nhận những nền văn
hóa đó với tinh thần thoải mái và kết hợp, sáng tạo nền văn hóa riêng của chúng tôi tạo nên làn
sóng Hallyu như hiện nay”.
Hàn Quốc rất biết sử dụng sức mạnh truyền thông, sau khi phim ảnh Hàn chiếm được yêu thích
của người hâm mộ, Hàn Quốc bắt đầu đầu tư cho âm nhạc đại chúng Hàn (K-pop) phát triển lan
rộng, và Việt Nam cũng bắt đầu tiếp nhận và yêu thích K-pop từ khoảng năm 2005 đến nay.
Hiện nay Hàn Quốc đã có một thị trường về K-Pop với nhiều ca sĩ, ban nhạc nổi tiếng. Nhiều
nghệ sĩ và nhóm nhạc đã xuất phát từ Hàn Quốc và đã trở nên nổi tiếng ở nhiều nước trên thế
giới. Sự phổ biến của K-pop thường được xem là một phần của sự nổi lên của Làn sóng Hàn
Quốc, sự trỗi dậy mang tính phổ biến của văn hoá Hàn Quốc đương đại ở châu Á” và hơn hết
K-pop đang công phá thị trường băng đĩa toàn thế giới và dần nâng cao được vị trí của mình
trên phạm vi quốc tế. Bằng chứng là năm 2015, album của nhóm nhạc EXO lọt top 5 album bán
chạy nhất thế giới, và nhiều nhóm nhạc khác cũng có lượng tiêu thụ lọt top 100.
Nhắc đến Kpop là nhắc đến những bài hát có những đoạn điệp khúc được lặp đi lặp lại rất dễ
nhớ với tiết tấu mạnh mẽ, là phong cách biểu diễn ấn tượng với những vũ đạo và trang phục thu
hút, chính những điểm này đã tạo nên sự cuốn hút của Kpop. Có thể thấy rằng Kpop mang tính
giải trí tổng hợp bao quát trên mọi khía cạnh. Các ca sỹ như : BoA, DBSK, Wonder Girl, SNSD,
Super Junior, Big Bang, 2NE1,... không chỉ nhận được sự yêu mến của phần lớn các nước Châu
Á, mà đã và đang bắt đầu thu hút thêm các fan hâm mộ ở những nước khác thuộc khu vực Châu
Âu, Liên bang Mỹ, Trung Đông...
Hàn lưu du nhập vào Việt Nam những giá trị của một xã hội hiện đại, những giá trị ấy cũng
mang các đặc điểm văn hóa truyền thống Hàn Quốc và Việt Nam. Do đó, hai nền văn hóa có
nhiều điểm tương đồng và lịch sử cũng có những điểm tương đồng. Về mặt tư tưởng, văn hóa
Hàn Quốc và văn hóa Việt Nam đều mang nặng tính nhân nghĩa. Tuy nhiên, tính nhân nghĩa
trong văn hóa Hàn Quốc hướng đến sự hài hòa, còn tính nhân nghĩa trong văn hóa Việt Nam
mang nặng tình yêu thương đồng loại, dân tộc và cố kết cộng đồng, song hai tư tưởng này
không đối lập nhau mà ngược lại chúng lại gần nhau. Những bộ phim của nền điện ảnh Hàn
4
Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến giới trẻ Việt Nam
Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam theo con đường thương mại hoặc theo con đường giao lưu
kinh tế đều thể hiện giá trị nhân văn về tình yêu nam nữ, về đạo lý ở hiền gặp lành...
Những điều ấy phù hợp với lối suy nghĩ của người Việt Nam nên chúng dễ dàng được đón nhận.
Quỹ giao lưu công nghiệp văn hóa Hàn Quốc công bố kết quả nghiên cứu dựa trên các chỉ số
đánh giá mức độ hâm mộ của công chúng đối với Làn sóng Hàn Quốc tại các nước châu Á.
Theo đó, Việt Nam xếp thứ 4 về mức độ yêu thích làn sóng Hàn Quốc.Thời điểm HTV phát
sóng bộ phim Anh em nhà bác sĩ (1998) có thể coi là mốc mở đầu cho Hallyu ở Việt Nam. sức
hút ấy đến từ lòng trắc ẩn, sự lý tưởng hóa, sức trẻ, sự chung thủy, sự khác biệt và độc đáo.
Hallyu đã thâm nhập vào năng lực thấu cảm văn hóa của giới trẻ để rồi ảnh hưởng đến sở thích
và nhu cầu của họ trong cuộc sống bởi sự phức hợp của ba yếu tố: tiêu dùng - giải trí - truyền
thông
Từ sau năm 1998, những bộ phim Hàn Quốc được trình chiếu trên Đài truyền hình Việt Nam đã
đem đến cho khán giả Việt sự thích thú và yêu mến đặc biệt. Những cảnh quay lãng mạn, những
lời thoại nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người đã lấy được cảm xúc của người xem. Khán giả Việt
yêu mến điện ảnh Hàn Quốc từ ấy. Thanh niên Việt đã thích thú văn hóa Hàn Quốc từ ấy. Văn
hóa Hàn Quốc đã chọn cách thâm nhập vào Việt Nam rất nhẹ nhàng và “từ tốn”. Bắt đầu từ thể
loại phim truyền hình, một thể loại giải trí nghe nhìn tác động lâu dài tới người xem. Có thể nói,
cũng bắt đầu từ phim truyền hình, các clip quảng cáo ngắn xen giữa những đoạn phim truyền
hình đã quảng bá hàng hóa Hàn Quốc có hiệu quả hơn bao giờ hết. Nhờ có điện ảnh, nhiều
thanh niên Việt đã hiểu hơn về những vấn đề tình yêu của lứa tuổi mình, một chủ đề mà điện
ảnh Việt Nam đã không khai thác tới. Cũng từ phim ảnh mà ẩm thực Hàn Quốc cũng được
người Việt biết đến nhiều hơn. Ẩm thực Hàn Quốc vừa mang lại sự khác lạ về mặt vị giác vừa
thể hiện sự mới lạ về màu sắc lại vừa tương đồng khẩu vị của người Việt Nam nên đã nhanh
chóng được người Việt Nam đón nhận, chẳng hạn như món kim chi.
Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, tại Việt Nam, cùng với sự xuất hiện nhiều công ty, doanh
nghiệp liên doanh với Việt Nam của Hàn Quốc, điện ảnh Hàn Quốc cũng đã gây được sự quan
tâm của khán giả Việt Nam, đặc biệt là khán giả trẻ.
Không kể đến các loại sách báo, tranh ảnh có liên quan đến ngành điện ảnh mà ngay cả các kênh
truyền hình trung ương đến kênh truyền hình địa phương cũng đua nhau phát sóng những bộ
phim do Hàn Quốc sản xuất. Phim truyện Hàn Quốc đã chiếm lĩnh phần lớn thị phần phim
truyện ở các kênh truyền hình Việt Nam. Mọi người háo hức chờ đón những bộ phim được công
5
Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến giới trẻ Việt Nam
chiếu trong các Rạp hoặc những bộ phim đang, sẽ phát trên các kênh truyền hình. Chỉ tính riêng
năm 2016, chúng ta có thể kể hàng loạt phim truyền hình Hàn Quốc được mua bản quyền phát
sóng như: Hậu duệ mặt trời, Doctor, Huyền thoại biển xanh, Mây họa ánh trăng, Người tình ánh
trăng… Nói về phim điện ảnh, năm 2016 là năm điện ảnh Hàn Quốc nổi lên bên cạnh điện ảnh
Hollywood với tác phẩm: “Nàng hầu”, “Trans to Busan”, “Đường hầm”, hay tác phẩm cũ nhưng
đang làm mưa làm gió trong giới trẻ hiện nay về đề tài ấu dâm: “Hope”. Bên cạnh đó, các show
truyền hinh của Hàn Quốc cũng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, sự ảnh hưởng lớn từ Running
Man, một chương trình truyền hình thực tế của Hàn đã từng sang Việt Nam ghi hình và chứng tỏ
sức hút khi được đông đảo giới trẻ đón nhận, hàng loạt chương trình Hàn được nước ta mua bản
quyền làm lại như : “Bố ơi mình đi đâu thế”, “Ca sĩ giấu mặt”, “Mặt nạ ngôi sao”, “Giọng ải
giọng ai”. Như vậy là do phát triển mạnh mẽ và do thời vận toàn cầu hoá, mở cửa thị trường có
nhiều thuận lợi cho nên phim Hàn Quốc đã bùng phát thành trào lưu ở ngoài biên giới Hàn
Quốc, tạo nên những ảnh hưởng đáng kể nào đó đối với những mảnh đất mà nó đến, trong đó có
Việt Nam.
3. Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến giới trẻ Việt Nam
3.1. Ảnh hưởng tích cực
Nhiều bạn trẻ cho rằng trào lưu văn hóa Hàn Quốc có sức hút mạnh mẽ, và những ý kiến đó là
hoàn toàn hợp lý và có cơ sở. Xu hướng của thế giới bây giờ là hướng tới cái đẹp. Người Hàn
đẹp, âm nhạc, điện ảnh hay thời trang bắt mắt thì tất nhiên sẽ chiếm được nhiều cảm tình của
khán giả...
Và tất nhiên điều không thể bỏ qua về làn sóng văn hóa Hàn Quốc đó chính là nó mang tính giải
trí cao, giúp thư giãn tốt.
Từ phim ảnh: phim tình cảm tâm lý Hàn Quốc có nội dung giải trí, hình ảnh đẹp, gần gũi với
văn hóa Việt Nam cũng như có tính giáo dục đã giúp người xem tiếp thu những yếu tố tích cực,
tiến bộ, nhân văn của văn hóa Hàn Quốc. Điều này đã tạo nên mối giao lưu văn hóa sinh động,
khơi nguồn sáng tạo và làm nảy sinh các giá trị văn hóa mới trong giới trẻ Việt Nam. Thạc sĩ Vũ
Ngọc Hoa khẳng định: "Những bộ phim Hàn Quốc đã giúp giới trẻ học hỏi được nhiều điều có
ích cho cuộc sống, góp phần định hướng một lối sống đẹp, hình thành cá tính, phát triển tài
năng, định hình thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh". Ta có thể nhận thấy trong phim Hàn Quốc có rất
nhiều điểm tích cực để các bạn trẻ có thể học hỏi, đó là ý chí vươn lên, sự say mê trong công
6
Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến giới trẻ Việt Nam
việc, cách giữ tôn ti trật tự tại gia đình, công sở, sự nhẫn nại, chịu đựng hay cách thể hiện tình
yêu lãng mạn. Trong nghiên cứu của Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, điểm nổi bật mà các
bạn trẻ học được là ý chí vươn lên (18,5%), cách thể hiện tình yêu lãng mạn (56,2%), cách sống
tự lập (39%), sự say mê trong công việc (23,4%), cách giữ tôn ti trật tự tại gia đình, công sở
(20,5%) và sự nhẫn nại, chịu đựng (22,5%). Điều gây bất ngờ là xét về tương quan giới, nam
giới học được một số điều ở phim Hàn Quốc cao hơn nữ giới. Chẳng hạn, đặc tính nổi bật của
phụ nữ Á Đông là sự chịu đựng, nhẫn nại và đức hy sinh bản thân vì gia đình, thế nhưng trong
nghiên cứu trên, nam giới đã học được sự nhẫn nại, chịu đựng cao gấp gần hai lần so với nữ giới
(28,5% và 17%).
Về âm nhạc: Thông qua trào lưu âm nhạc của Hàn Quốc mà các bạn trẻ của Việt Nam có góc
nhìn mới hơn về thẩm mỹ văn hóa âm nhạc, thẩm mỹ về thời trang và phong cách làm việc
nghiêm túc, hiệu quả, lối sống lành mạnh hướng tới cộng đồng, cách cư xử lịch sự, có văn hóa...
Việc hình thành xu hướng thần tượng K-pop: Không phải cứ yêu thích các thần tượng Hàn Quốc
đều là xấu, có thể thấy từ khi K-Pop đến với Việt Nam, việc yêu thích thần tượng (idol) ở giới
trẻ đã không còn xa lạ. Có rất nhiều mặt tích cực khi giới trẻ hâm mộ một ca sĩ hay một nhóm
nhạc Hàn Quốc, ví dụ như:
Người hâm mộ (fan) luôn học theo những điều tốt đẹp của thần tượng, như các đức tính: lễ
phép, khiêm nhường, nỗ lực hết mình vì mục tiêu, luôn luôn có niềm tin, biết ước mơ và thực
hiện chúng,...
Học được từ thần tượng phong cách thời trang bắt mắt, nổi bật hay hợp thời; có thể định hướng
phong cách của bản thân hoặc chú ý ăn mặc, trang điểm khiến bản thân trở nên đẹp hơn.
Vì hâm mộ thần tượng nên sẽ trở nên hòa đồng hơn, tham gia vào các cộng đồng người hâm mộ
hay còn gọi là Fandom, Fanclub hoặc các nhóm nhảy nhóm hát hát lại các bài hát của idol, giúp
giới trẻ trở nên năng động, thân thiện, khám phá được những tài năng của bản thân, giúp họ có
thể tự tin thể hiện mình.
Hâm mộ thần tượng khiến giới trẻ trở nên nhân văn hơn. Các Fanclub tự tổ chức những chương
trình từ thiện nhân danh Idol của mình, chung tay với nhau làm việc tốt và có ích.
Yêu thích idol giúp giới trẻ kết thêm nhiều những người bạn có cùng sở thích với mình, gia tăng
các mối quan hệ xã hội.
Yêu thích idol giúp cho giới trẻ có động lực tìm hiểu về đất nước của thần tượng, và muốn học
7
Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến giới trẻ Việt Nam
thêm ngôn ngữ Hàn Quốc để hiểu thần tượng của mình hơn, đồng thời là trau dồi cho bản thân
vốn kiến thức và biết thêm một ngôn ngữ ngoại trừ tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh.
Yêu thích thần tượng cũng khiến giới trẻ luôn tìm cách nâng cao hình ảnh đẹp của đất nước Việt
Nam với idol Hàn cũng như cộng đồng fan quốc tế, điều này có thể thấy được khi các idol Kpop
sang Việt Nam, tất cả những món quà mà fan tặng đều mang đậm dấu ấn Việt như chiếc nón lá,
áo dài; hay giới thiệu đến các sao Hàn Quốc và các fan quốc tế về ẩm thực Việt Nam, những
hình ảnh thiên nhiên, con người và người hâm mộ Việt.
Hâm mộ thần tượng cũng khiến cho giới trẻ có động lực học tập, làm việc hơn để có khả năng
đạt được thành công như idol, hay đơn giản là có khả năng mua album và đi xem buổi biểu diễn
của idol.
Về ẩm thực, có thể nhận thấy ẩm thực Hàn Quốc đang rất được các bạn trẻ Việt Nam ưa thích.
Với sự phát triển của công nghệ truyền thông cũng như mạng xã hội, những món ăn Hàn bắt
mắt được đông đảo yêu thích và là lựa chọn khi đi chơi với nhau. Hàng loạt cửa hàng phục vụ
món Hàn được mở ra để đáp ứng yêu cầu đó. Hiện nay những món ăn như: kim chi, mì cay 7
cấp độ, kim bap, mì tương đen, rượu Soju, bing su không còn xa lạ với ẩm thực Việt, tuy nhiên,
vì khẩu vị người Hàn và người Việt không giống nhau mà nhiều món được thay đổi cho hợp
khẩu vị người tiêu dùng. Điều này làm cho nền ẩm thực nước ta học hỏi từ nước bạn trở nên
phong phú hơn.
3.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực cũng tồn tại một số mặt tiêu cực khi làn sóng văn hóa Hàn
Quốc du nhập vào Việt Nam. Văn hóa Việt trở nên dần bị lu mờ và thay thế bởi nền văn hóa
Hàn Quốc: giới trẻ Việt bây giờ chủ yếu nghe nhạc Hàn, xem phim Hàn, làm những món ăn của
Hàn, thậm chí còn nói tiếng Hàn xen lẫn tiếng Việt. Nó thể hiện từ cách ăn mặc, đi đứng, học
tập… đến đời sống sinh hoạt của nhiều bạn trẻ khi quá đam mê vào Hallyu.
Trong những năm gần đây, thậm chí có nhiều bạn trẻ rơi vào tình trạng cuồng một cách thái quá
những nhóm nhạc Hàn Quốc hay các thần tượng của mình. Thay vì dành thời gian học tập, họ
lại chăm chỉ online cập nhật những tin tức của các thần tượng, thuộc tiểu sử của diễn viên và ca
sĩ Hàn còn hơn nhớ các bài giảng ở trường. Họ tiêu tốn nhiều tiền của vào những đĩa nhạc,
poster hay bất chấp mọi thứ để có được tấm vé đi xem show ca nhạc của thần tượng, dành thời
gian để xem các clip ca nhạc, các tour diễn của sao, họp fanclub, tranh cãi thần tượng… nhiều
hơn thời gian học tập vì vậy có ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập. Không hề thiếu những bài
8
Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến giới trẻ Việt Nam
báo nói về độ cuồng của fan K-pop, như trong chuyến thăm Việt Nam của nam ca sĩ Bi Rain,
fan hâm hộ đã tranh giành nhau hôn chiếc ghế mà nam ca sĩ này ngồi. Đây không còn gọi là sự
yêu thích, hâm mộ nữa mà là sự sùng bái, si mê và cuồng tín. Trào lưu K- Pop, cũng như mọi
trào lưu khác đang tồn tại ở Việt Nam không xấu. Nhưng, một bộ phận hâm mộ hơi thái quá đã
làm mất đi nhiều điểm tích cực của trào lưu này.
Ngoài ra một bộ phận không nhỏ giới trẻ tốn nhiều tiền của, công sức để ăn theo kiểu Hàn, mặc
theo kiểu Hàn, sử dụng mĩ phẩm của Hàn, săn lùng để có bộ quần áo … na ná như thần tượng.
Cách ăn mặc không phù hợp hay tệ hơn là lai căng đang ngập tràn mà đặc biệt là ở các thành
phố lớn. Các bạn trẻ thích mặc bộ Hanbook hơn là tà áo dài truyền thống, một cô bé thuộc lòng
thông tin về các “oppa” hơn là các danh nhân văn hóa nước nhà. Cùng với làn sóng Hallyu, văn
hóa Hàn Quốc đang dần ăn mòn văn hóa Việt trong bộ phận không nhỏ giới trẻ nước ta.
Nhiều bạn trẻ còn cho rằng “sài sản phẩm” của Hàn Quốc là sự thể hiện đẳng cấp trong phong
cách sinh hoạt, hưởng thụ. Đặc biệt là âm nhạc, nhiều ý kiến cho rằng vì quá nồng nhiệt với Kpop nên giới trẻ Việt Nam sẽ đánh mất bản sắc của chính mình nếu không muốn nói xa hơn là sẽ
dẫn tới nguy cơ bị “ xâm thực văn hóa ”. Bên cạnh xu hướng hâm mộ làn sóng văn hóa Hàn
Quốc thì vẫn có những ý kiến bày tỏ sự lo lắng, thậm chí là đề xuất cấm đoán đối với hiện tượng
này vì sự lan tỏa và ảnh hưởng của làn sóng này ở Việt Nam đang khiến cho thị trường giải trí
Việt trở nên yếu thế và có nguy cơ người Việt trẻ bỏ qua thuần phong mỹ tục Việt và quan điểm
vè sự thay đổi thuần phong mỹ tục.
Một số phụ huynh kêu gọi cần ngăn chặn những tác động của làn sóng văn hóa Hàn Quốc đối
với giới trẻ Việt vì nó mang tiêu cực đến nhiều hơn tích cực như một bộ phận lớn học sinh từ
lớp 6 đến lớp 12 chăm chỉ online cập nhật tin tức ban nhạc Hàn, hoặc học thuộc tiểu sử ca sĩ,
diễn viên Hàn còn hơn nhớ bài học ở trường, tiêu tốn hàng mấy trăm ngàn hoặc hơn cho những
đĩa nhạc, ly tách, poster có hình thần tượng, hay thậm chí hàng triệu đồng để đi xem show ca
nhạc Hàn…. Thời gian, tâm sức lớp trẻ dành trọn cho video clip, phim ảnh, họp fan club, bàn
luận, tranh cãi thần tượng, biến một thứ giải trí bình thường thành mối bận tâm, si mê, cuồng
tín. Thời gian, hiệu quả học tập giảm sút do không đầu tư, kết quả học tập kém, nguy cơ bỏ
học...
Thực tế, mỗi người hãy tự ra tay chấn chỉnh với con em mình, đừng để những đồng tiền các bậc
phụ huynh vất vả kiếm ra được tiêu tốn vào những nơi vô ích như showbiz và cần cho chúng
nếm thử mùi vị của một cuộc sống cực khổ ra sao khi không tiền, không quần áo đẹp, không
9
Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến giới trẻ Việt Nam
internet, phải lao động việc nhà như giặt đồ, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa để các em hiểu được
giá trị của việc lao động và tiền bạc.
Nhiều bộ phim Hàn Quốc có xu hướng thể hiện sự phiến diện đời sống thực và tạo nên cách
nhìn ngây thơ, méo mó của giới trẻ về cuộc sống thực. Như những tư tưởng coi trọng cái đẹp,
tiền bạc hơn là tính cách, mơ mộng về chuyện tình như phim Hàn, chuyện tình hoàng tử - Lọ
Lem.
Trào lưu K – Pop đã có ảnh hưởng lớn trong hoạt động âm nhạc của các ca sĩ Việt Nam hiện
nay. Đó là hiện tượng một số ca sĩ, nhóm nhạc của Việt Nam đã coppy, bắt chước từ trang phục,
phong cách biểu diễn, đầu tóc, kỹ năng giao tiếp, động tác vũ đạo… Đặc biệt là hiện tượng đạo
nhạc, đạo MV và đạo các cách trình bày bìa, đĩa nhạc từ các ca sĩ, nhóm nhạc Hàn Quốc. Nếu
như tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy hàng loại các trang
viết, hình ảnh và MV về hiện tượng này.
Làn sóng văn hóa Hàn Quốc vào Việt Nam cũng đã tạo ra một số hệ lụy cho xã hội từ những
khác biệt giữa hai nền văn hóa. Trong số những đám cưới Hàn - Việt, không phải cô dâu Việt
nào cũng tìm được hạnh phúc xứng đáng và ngược lại không phải chàng trai Hàn nào cũng tìm
được người vợ mà mình mong muốn. Và điều ấy đã tạo ấn tượng xấu cho các cuộc hôn nhân
Hàn- Việt thông qua môi giới.
Trào lưu yêu thích các sản phẩm văn hóa Hàn của giới trẻ Việt là không thể phủ nhận. Thế
nhưng, tại sao giới trẻ lại thích K– pop, thích điện ảnh, thích món ăn và hàng hóa made in Korea
mà không thích sản phẩm của nền văn hóa khác? Âm nhạc Việt Nam đương đại chính thống
dường như bị dòng nhạc thị trường trong nước lấn át.
Ẩm thực Việt Nam cũng đang bị các đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn theo phong cách nước ngoài
xâm lấn. Những món ngon, những tinh hoa ẩm thực Việt đã mai một dần. Nhiều người Việt
Nam đã có những hành vi thể hiện sự cuồng nhiệt với văn hóa Hàn Quốc, mà mạnh mẽ nhất là
các bạn trẻ. Sự cuồng nhiệt ấy đã được đẩy tới mức tối đa thông qua các hành vi ứng xử bên
ngoài mà tiêu biểu là sự đổi thay văn hóa tiêu dùng của giới trẻ Việt Nam.
Văn hóa Hàn Quốc truyền vào Việt Nam một cách ồ ạt và mạnh mẽ chỉ trong gần hai chục năm
qua đã tạo ra sự xung đột giữa giá trị mới và giá trị truyền thống. Điều đó thể hiện qua rất nhiều
bài viết của các nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa, các nhà quản lý xã hội. Điều đó cho thấy họ
lo ngại trước những ảnh hưởng của làn sóng văn hóa Hàn Quốc tới giới trẻ.
10
Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến giới trẻ Việt Nam
11
Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến giới trẻ Việt Nam
PHẦN KẾT LUẬN
Văn hóa Hàn Quốc ngày càng có tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng rộng rãi tới giới trẻ Việt Nam
từ lối sống, ứng xử, những quan điểm thẩm mĩ, đến phong cách thời trang, cách hành xử, sở
thích âm nhạc.
Hàn Quốc rất biết sử dụng thế mạnh của truyền thông, coi các phương tiện truyền thông như
truyền hình, báo chí, internet… là công cụ hữu ích nhất để lăng-xê và xuất khẩu văn hóa. Các bộ
phim truyền hình được phát sóng nhiều trên truyền hình thu hút sự quan tâm chú ý của độc giả;
các quảng cáo được thực hiện hấp dẫn,…khiến văn hóa Hàn Quốc trở nên quen thuộc hơn, gần
gũi hơn với người dân ở khắp các châu lục.
Đặc điểm của văn hóa Việt Nam là cởi mở, tiếp nhận nhanh những yếu tố mới, vì vậy vấn đề đặt
ra không phải là ngăn chặn Hallyu, mà là cần có sự nghiên cứu để giáo dục, định hướng cho giới
trẻ tiếp nhận, ứng biến với hiện tượng làn sóng văn hóa một cách chủ động, tự giác, đủ bản lĩnh
và vốn liếng văn hóa nội sinh để kết tinh văn hóa Hàn Quốc làm giàu cho giá trị văn hóa Việt
Nam.
Giới trẻ hiện nay phải biết chọn lọc những giá trị tốt đẹp không chỉ có thể tạo cho mình thế giới
giải trí riêng mà còn tiếp thu được những nét đẹp văn hóa Hàn Quốc. Đó là một phong cách ăn
mặc đẹp, hợp thời, cách ứng xử thông minh, nhanh nhẹn và có văn hóa của các thần tượng trên
truyền hình.
Có thể học tập những điều tốt đẹp từ Hallyu trong giải trí. Xem một bộ phim Hàn, bạn sẽ thấy ý
nghĩa tình cảm gia đình và bạn bè, cùng với đó là thời trang Hàn Quốc trẻ trung hợp với tuổi trẻ.
Đặc biệt ở lứa tuổi năng động, ham tìm tòi, khám phá, khán giả trẻ thích những gì nổi bật và sôi
động mà ngành công nghiệp giải trí Hàn đem lại. Đây là những điều vô cùng lành mạnh mà
không chỉ có giới trẻ Việt Nam mà được cộng đồng quốc tế công nhận.
Bản thân một số ngôi sao trong làn sóng Hallyu luôn được nhắc đến với những nỗ lực vượt khó,
chiến thắng bản thân, đạt được ước mơ và tinh thần thép trong nghề nghiệp như BoA, DBSK,...
hay những diễn viên có sự nghiệp học hành “đáng nể” như Kim Tae Hee luôn đứng đầu lớp với
bảng điểm hoàn hảo ở tất cả các môm học thời THPT. Sau khi tốt nghiệp THPT cô được tuyển
thẳng vào trường Đại học Seoul danh giá nhất của Hàn Quốc… Những thần tượng như thế này
là một tấm gương để giới trẻ Việt phấn đấu.
Tiếp xúc với làn sóng văn hóa Hàn Quốc một cách thực tế nhất, nhìn nhận những nét văn hóa
Hàn Quốc một cách khách quan, thực tế để tránh khỏi cái nhìn lệch lạc, mơ mộng như trong
12
Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến giới trẻ Việt Nam
phim Hàn Quốc. Đồng thời nhìn ra những mặt tốt và xấu của ngành công nghiệp giải trí Hàn
Quốc để tránh có những cái nhìn phiến diện về văn hóa Hàn: hoặc quá tốt đẹp hoặc quá xấu xí.
Trong thế giới hội nhập với công nghệ internet như hiện nay, vấn đề quan trọng là thái độ của
chúng ta trong việc chuẩn bị đón nhận như thế nào để tận dụng mà không bị phá hỏng. Nói một
cách hình tượng, nó như bãi cát luôn ôm trọn và thẩm thấu để luôn được phẳng lỳ sau những
cơn sóng.
Qua những nội dung nêu trên, chúng tôi cho rằng trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay,
việc tiếp nhận văn hóa bên ngoài là một xu thế tất yếu. Tuy nhiên, bên cạnh việc thu nhận những
tinh hoa văn hóa bên ngoài, chúng ta luôn tôn trọng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền
thống của dân tộc Việt Nam đã được kết tinh qua hàng ngàn năm lịch sử.
13
Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến giới trẻ Việt Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Seo Dong Hoon, Yang Geun Kyong, Ảnh hưởng của HallyU tới nhận thức của văn
hóa giới trẻ Việt Nam, Viện nghiên cứu thanh niên Hàn Quốc, 2006
2. Phan Thị Oanh , Ảnh hưởng của Làn sóng văn hóa Hàn Quốc tới văn hóa tiêu dùng
của giới trẻ Việt Nam, 2013
3. Biên dịch: Kiến Văn, Nguyễn Anh Dũng, Hàn Quốc - Đất Nước & Con Người, Nxb
Thời Đại
4. Dịch: Mỹ Khanh, Tản mạn xứ Kim Chi, Nxb Hội nhà văn
5. PGS. TS Trần Thị Thu Lương, Đặc trưng văn hóa Hàn Quốc từ truyền thống đến hiện
đại, Nxb Tổng hợp TPHCM, 2011
6. Lê Quang Thiêm: Khái niệm văn hóa văn minh và văn hóa truyền thống Hàn, Nxb
ĐHQG Hà Nội, 2005
7. />
bat-thuong-90727.html
8. />
mot-du-hoc-sinh-han-quoc/
9. />10. />
14