Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG TẠI CHI NHÁNH LÂM TRƯỜNG TRƯỜNG SƠN THUỘC CÔNG TY TNHH MTV LCN LONG ĐẠI, TỈNH QUẢNG BÌNH (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.93 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA NÔNG – LÂM - NGƯ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN
VỮNG TẠI CHI NHÁNH LÂM TRƯỜNG TRƯỜNG SƠN
THUỘC CÔNG TY TNHH MTV LCN LONG ĐẠI, TỈNH
QUẢNG BÌNH

Họ tên sinh viên : Trần Thị Thành.
Mã số sinh viên: DQB 05140147.
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn.
Giảng viên hướng dẫn: TS.Trần Thế Hùng.

Quảng Bình, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy
định. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp do tôi tự tìm hiểu, phân tích
một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả
này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Sinh viên
Thành
Trần Thị Thành

Xác nhận giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)




LỜI CẢM ƠN
Việt Nam đang tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, vì vậy việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn là yếu tố
then chốt và đặc biệt quan trọng để thúc đẩy sự phát triển Kinh tế - Xã hội của đất
nước.
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết để tạo cho sinh viên tiếp xúc với thực
tế, củng cố lại kiến thức đã học trong nhà trường, để hoàn thiện từ lý thuyết đến thực
hành, lý luận gắn với thực tiễn, nhà trường gắn với xã hội và xuất phát từ nguyện vọng
của bản thân. Được sự nhất trí của nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Nông – Lâm –
Ngư tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đề xuất Phương án quản lý rừng bền
vững tại Chi nhánh lâm trường Trường Sơn thuộc Công ty TNHH MTV Lâm công
nghiệp Long Đại, tỉnh Quảng Bình”. Sau thời gian thực tập nghề tại địa bàn, tôi đã
hoàn thành đề tài của mình. Để có được kết quả đó chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ
của các thầy cô giáo trong Khoa Nông – Lâm - Ngư, đặc biệt là Thầy giáo Trần Thế
Hùng đã hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm đề tài. Bên cạnh đó tôi còn nhận được
sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên của lâm trường Trường Sơn và các bạn đồng
nghiệp.
Trong quá trình thực tập mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian
có hạn và trình độ bản thân còn hạn chế nên bài khóa luận chắc chắn sẽ không tránh
khỏi sự thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp của các thầy cô giáo
và các bạn để bài báo khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Quảng Bình, tháng 05 năm 2018
Tác giả
Trần Thị Thành


MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1 Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 1
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 1
1.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 1
1.4 Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................... 2
1.5 Thời gian và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 2
1.6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 2
1.6.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................... 2
1.6.2. Phương pháp xử lí số liệu............................................................................ 2
PHẦN II. NỘI DUNG ........................................................................................... 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 3
1.1 Tổng quan về quản lý rừng bền vững ............................................................. 3
1.1.1. Khái niệm về quản lý rừng bền vững .......................................................... 3
1.1.2. Công tác quản lý rừng bền vững trên thế giới ............................................ 3
1.1.3. Công tác quản lý rừng bền vững ở Việt Nam ............................................. 4
1.1.4. Công tác quản lý rừng bền vững ở trong tỉnh Quảng Bình. ........................ 6
1.2. Đặc điểm cơ bản của khu vực nghiên cứu ..................................................... 7
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 7
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội trên địa bàn. [8] ................................................. 9
2.2. Tình hình cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn.[8] ....... 13
3.2. Một số thuận lợi và khó khăn của Lâm trường Trường Sơn ....................... 16
3.2.1. Thuận lợi ................................................................................................... 16
3.2.2. Khó khăn ................................................................................................... 16
CHƯƠNG II KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 17
2.1 Hiện trạng quản lý tài nguyên rừng và đất của chi nhánh lâm trường Trường
Sơn ....................................................................................................................... 17
2.1.1 Diện tích, chức năng và trữ lượng rừng ..................................................... 17
2.1.2 Đa dạng sinh học ........................................................................................ 27

2.2 Đánh giá thực trạng quản lý tài nguyên rừng của Chi nhánh Lâm trường
Trường Sơn.......................................................................................................... 29
2.2.1. Quản lý rừng tự nhiên ............................................................................... 29
2.2.2 Quản lý rừng trồng, đất chưa có rừng ........................................................ 39
2.2.3 Quản lý lâm nghiệp đồng đồng .................................................................. 41


2.2.4 Quản lý, bảo vệ môi trường ....................................................................... 44
2.2.5 Nhận xét, đánh giá chung ........................................................................... 46
2.3. Đề xuất điều chỉnh, bổ sung Phương án quản lý bền vững.......................... 47
2.3.1 Đề xuất điều chỉnh giảm (loại bỏ) hạng mục khai thác gỗ rừng tự nhiên. 47
2.3.2 Đề xuất bổ sung (tăng thêm) các hạng mục kinh doanh dịch vụ môi trường
rừng...................................................................................................................... 48
2.4. Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện phương án quản lý rừng ............... 48
2.4.1. Giải pháp về chính sách pháp luật ............................................................ 48
2.4.2. Giải pháp về tài chính tín dụng. ................................................................ 50
2.4.3. Giải pháp về phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng ...................... 50
2.4.4. Giải pháp về công tác quản lý ................................................................... 51
2.4.5. Giải pháp về khoa học công nghệ ............................................................. 54
2.4.6. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực ........................................................ 54
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 55
3.1. Kết luận ........................................................................................................ 55
3.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 56


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BNNPTNT
BVR

CNLTTS
CHDCNDL
CBCNV
NĐ - CP
UBND
QĐ – BNG - KL
QLRBV
PCCCR
PTTH
TNHH MTV LCN

Giải thích
Bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn
Bảo vệ rừng
Chi nhánh lâm trường Trường Sơn
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Cán bộ công nhân viên
Nghị định – chính phủ
Ủy ban nhân dân
Quyết định – Bộ Nông nghiệp – Kiểm
lâm
Quản lý rừng bền vững
Phòng cháy chữa cháy rừng
Phổ thông trung học
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
lâm công nghiệp

TTNT


Thị trấn nông trường

SXKD

Sản xuất kinh doanh

VND

Việt Nam đồng


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Diện tích đất nông nghiệp và lâm nghiệp của địa phương tháng 12/2016. .....12
Bảng 2: Tổng hợp kết quả về diện tích rừng .................................................................17
Bảng 3 : Trữ lượng bình quân của các trạng thái rừng .................................................21
Bảng 4 : Trữ lượng theo các cấp kính ...........................................................................23
Bảng 5 : Số cây/ ha đạt cấp kính khai thác tối thiểu ....................................................24
Bảng 6 : Trữ lượng bình quân của cây khai thác đạt cấp kính tôí thiểu ......................24
Bảng 7 : Trữ lượng cây chết .........................................................................................26
Bảng 9: Diện tích thực hiện có kế hoạch được khai thác của Chi nhánh lâm trường
Trường Sơn. ...................................................................................................................29
Bảng 10. Diện tích và tiến độ kế hoạch làm giàu rừng. ................................................33
Bảng 11: Khối lượng thực hiện công tác làm giàu rừng giai đoạn 2016-2020 ............34
Bảng 12: Các địa danh có kế hoạch được nuôi dưỡng của chi nhánh LTTS. ...............35
Bảng 13: Diện tích và sản lượng nuôi dưỡng rừng tự nhiên nghèo kiệt từ 2016 – 2020
.......................................................................................................................................35
Bảng 14. Diện tích kế hoạch thực hiện khoanh nuôi tái sinh tự nhiên rừng. ................38
Bảng 15: Tiến độ thực hiện công tác khoanh nuôi tái sinh tự nhiên .............................38
Bảng 16 .Kế hoạch trồng rừng hàng năm cho giai đoạn 2016 – 2020 ..........................40
Bảng 17: Diện tích và sản lượng khai thác rừng trồng giai đoạn 2016 – 2020 .............41



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Số lượng các loài bình quân theo đối tượng rừng........................................19
Biểu đồ 2 : Số cây tái sinh tự nhiên đối tượng rừng ......................................................20
Biểu đồ 3: Phân bố đường kính theo số lượng cây/ha của các loại rừng .....................20
Biểu đồ 4: Thể tích dưới cành của các đối tượng rừng theo cấp kính ...........................21
Biểu đồ 5: Chất lượng cây có đường kính trên 30cm của rừng sản xuất ......................25
Biểu đồ 6 : Chất lượng cây có đường kính trên 30cm của rừng khai thác ...................26


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Việc lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu đề xuất Phương án quản lý rừng bền vững
tại Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn thuộc Công ty TNHH MTV LCN Long Đại,
tỉnh Quảng Bình” bởi những lý do sau đây:
Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn thuộc công ty TNHH MTV LCN Long Đại,
tỉnh Quảng Bình là đơn vị đã xây dựng, thực hiện phương án quản lý rừng bền vững
và đã đạt được chứng chỉ quốc tế FSC FM/CoC từ năm 2014, trong đó Phương án đã
được xây dựng và thực hiện có hoạt động khai thác gỗ rừng tự nhiên hàng năm là
5.500m3/năm. Tuy nhiên theo Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí Thư
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng thì từ bắt đầu từ năm 2017, Chính phủ quyết định dừng khai thác gỗ rừng tự
nhiên trên toàn quốc. Vì vậy Phương án quản lý rừng bền vững của Chi nhánh lâm
trường Trường Sơn thuộc Công ty TNHH MTV LCN Long Đại không còn phù hợp
trong thời gian tới.
Mặt khác với tiềm năng, thế mạnh về rừng và đất rừng của lâm trường là rất
lớn, nhưng Phương án quản lý rừng bền vững của đơn vị đã được xây dựng chưa có
lồng ghép, đề cập đến kế hoạch kinh doanh, chi trả các dịch vụ môi trường rừng theo

quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả dịch
vụ môi trường rừng.
Chính vì những lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu đề xuất
Phương án quản lý rừng bền vững tại Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn thuộc
Công ty TNHH MTV LCN Long Đại, tỉnh Quảng Bình”, Nghiên cứu nhằm đề xuất
điều chỉnh, bổ sung phương án quản lý rừng phù hợp với các quy định hiện hành và
kinh doanh có hiệu quả cho Chi nhánh lâm trường Trường Sơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
- Nhằm đề xuất được phương án quản lý rừng phù hợp cho Chi nhánh Lâm
trường Trường Sơn thuộc Công ty TNHH MTV LCN Long Đại,
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng về tài nguyên rừng và đất của Chi nhánh Lâm trường
Trường Sơn.
- Đánh giá được thực trạng quản lý tài nguyên rừng và đất rừng của Chi nhánh
Lâm trường Trường Sơn.
- Điều chỉnh, bổ sung Phương án quản lý bền vững phù hợp với các quy định
hiện hành và kinh doanh có hiệu quả cho Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn.
- Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện Phương án quản lý rừng bền vững ở
Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:

1


- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu.
- Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng ở Chi nhánh Lâm trường
Trường Sơn.
- Đánh giá thực trạng quản lý tài nguyên rừng và đất rừng của Chi nhánh Lâm

trường Trường Sơn.
- Đề xuất điều chỉnh, bổ sung Phương án quản lý rừng bền vững phù hợp với các
quy định hiện hành và kinh doanh có hiệu quả cho Chi nhánh Lâm trường Trường
Sơn.
- Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện quản lý rừng bền vững ở Chi nhánh
Lâm trường Trường Sơn.
1.4 Đối tượng nghiên cứu:
Toàn bộ diện tích rừng của Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn.
1.5 Thời gian và phạm vi nghiên cứu
-Thời gian: 25/01 – 15/05.
- Phạm vi nghiên cứu: Tại Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn thuộc công ty
TNHH MTV LCN Long Đại, tỉnh Quảng Bình.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp thu thập số liệu
1.6.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan tại khu vực nghiên cứu
1.6.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Phỏng vấn, tranh thủ ý kiến của cán bộ công nhân viên tại khu vực nghiên
cứu: Trong đó mỗi đối tượng phỏng vấn, xin ý kiến khoảng 03 - 05 người, bao gồm
các đối tượng: Lãnh đạo, cán bộ các phòng ban, lực lượng bảo vệ rừng và công nhân
lâm trường.
1.6.2. Phương pháp xử lí số liệu
- Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: Trên cơ sở số liệu thu thập được, sử dụng
phần mềm Excel xử lý, tổng hợp vào các bảng biểu đã được xây dựng theo đề cương
của đề tài. Trên cơ sở các bảng biểu số liệu tổng hợp được, tiến hành phân tích đánh
giá kết quả và đưa ra các giải pháp quản lý rừng bền vững cho Chi nhánh Lâm trường
Trường Sơn.

2



Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full
















×