iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................... Error! Bookmark not defined.
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ..................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ
TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN TỚI TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ................................................................................................................ 8
1.1. Cơ sở lý luận về tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng
kinh tế ................................................................................................................. 8
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về tự do hóa tài khoản vốn................................... 8
1.1.2.“Tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế” ........... 20
1.1.3. Điều kiện để tự do hóa tài khoản vốn tác động tích cực tới tăng
trưởng kinh tế ................................................................................................ 31
1.1.4. Lộ trình tự do hóa tài khoản vốn theo quan điểm của IMF ................... 35
1.2. Tổng quan nghiên cứu về tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng
trưởng kinh tế .................................................................................................... 37
1.2.1. Nghiên cứu thực nghiệm sử dụng dữ liệu chéo hoặc dữ liệu mảng ....... 38
1.2.2. Nghiên cứu thực nghiệm dựa vào dữ liệu chuỗi thời gian .................... 43
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN Ở VIỆT
NAM ..................................................................................................................... 49
2.1. Chính sách tự do hóa các giao dịch trên tài khoản vốn Việt Nam ................ 49
2.1.1. Các quy định của pháp luật đối với dòng vốn vào ................................ 49
2.1.2. Các quy định của pháp luật đối với dòng vốn ra .................................. 57
2.2. Thực trạng các giao dịch trên tài khoản vốn ở Việt Nam giai đoạn 20002014 .................................................................................................................. 61
iv
2.2.1. Thực trạng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trên tài khoản
vốn của Việt Nam ......................................................................................... 62
2.2.2. Thực trạng dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FII trên tài khoản
vốn của Việt Nam ......................................................................................... 63
2.2.3. Thực trạng dòng vốn vay nước ngoài trên tài khoản vốn của Việt
Nam .............................................................................................................. 65
2.2.4. Thực trạng dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trên tài khoản
vốn của Việt Nam ......................................................................................... 67
2.2.5. Thực trạng dòng vốn đầu tư ra nước ngoài dưới dạng tiền, tiền gửi
trên tài khoản vốn của Việt Nam ................................................................... 69
2.3. Đánh giá mức độ tự do hóa tài khoản vốn ở Việt Nam ................................ 70
CHƯƠNG 3. TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN TỚI
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM....................................................... 77
3.1. Khái quát tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2014 .................... 77
3.2. Phân tích định tính tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2000-2014 ........................................................ 80
3.2.1. Tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế thông
qua tăng tổng vốn đầu tư xã hội hay tổng vốn đầu tư cho nền kinh tế ............ 80
3.2.2. Tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế thông
qua phát triển tài chính .................................................................................. 90
3.3. Phân tích định lượng tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam ................................................................................. 99
3.3.1. Biến số và dữ liệu ................................................................................ 99
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 102
3.3.3. Kết quả nghiên cứu ............................................................................ 106
3.3.4. Giải thích kết quả nghiên cứu ............................................................ 112
3.4. Phân tích các điều kiện để tự do hóa tài khoản vốn tác động tích cực tới
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam ....................................................................... 114
3.4.1. Sự phát triển tài chính ........................................................................ 115
v
3.4.2. Chất lượng thể chế............................................................................. 119
3.4.3. Mức độ tự do hóa thương mại............................................................ 121
3.4.4. Chính sách kinh tế vĩ mô ................................................................... 122
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ............................. 127
4.1. Kết luận chung về kết quả nghiên cứu ...................................................... 127
4.1.1. Tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam ............................................................................................................ 127
4.1.2. Các điều kiện để tự do hóa tài khoản vốn tác động tích cực tới tăng
trưởng kinh tế Việt Nam.............................................................................. 128
4.1.3. Mức độ tự do hóa tài khoản vốn ở Việt Nam ..................................... 129
4.2. Quan điểm tự do hóa tài khoản vốn và tăng trưởng kinh tế Việt Nam ....... 131
4.3. Một số khuyến nghị .................................................................................. 132
4.3.1. Xác định lộ trình tự do hóa tài khoản vốn ở Việt Nam phù hợp ......... 132
4.3.2. Tái cơ cấu và đổi mới, hiện đại hóa hệ thống ngân hàng thương mại . 134
4.3.3. Nâng cao chất lượng thể chế .............................................................. 138
4.3.4. Hoàn thiện và tăng cường phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô ...... 140
4.3.5. Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI và vốn vay nước
ngoài ........................................................................................................... 144
4.3.6. Tăng cường quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ................ 146
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................... 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 151
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 160
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AEC
: Cộng đồng kinh tế Asean
AREAER
: Báo cáo hàng năm về kiểm soát ngoại hối của Quỹ tiền tệ quốc tế
BOP
: Cán cân thanh toán quốc tế
CP
: Chính phủ
DNNN
: Doanh nghiệp Nhà nước
FDI
: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FII
: Đầu tư gián tiếp nước ngoài
FPI
: Đầu tư danh mục nước ngoài
IFS
: Thống kê tài chính quốc tế
IMF
: Quỹ tiền tệ quốc tế
NHNN
: Ngân hàng Nhà nước
NHTM
: Ngân hàng thương mại
NHTW
: Ngân hàng Trung ương
OECD
: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
TCTD
: Tổ chức tín dụng
TPP
: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
TTCK
: Thị trường chứng khoán
UBCKNN
: Ủy ban chứng khoán Nhà nước
UBGSTCQG
: Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
WB
: Ngân hàng thế giới
WTO
: Tổ chức thương mại thế giới
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Bảng biểu
Bảng 1.1: Nội dung tự do hóa các giao dịch trên tài khoản vốn.............................. 13
Bảng 1.2: Chỉ số Share một số nước giai đoạn 1986-1995 ..................................... 16
Bảng 1.3. Ví dụ về việc cho điểm đối với Mỹ và Ấn Độ dựa vào dữ liệu của
IMF 1979 .............................................................................................. 17
Bảng 1.4: Chỉ số Capital và ∆capital của một số nước Châu Á .............................. 18
Bảng 1.5: Mức tăng trưởng ở trạng thái dừng của các biến .................................... 22
Bảng 1.6: Lộ trình tự do hóa tài khoản vốn theo quan điểm của IMF ..................... 35
Bảng 2.1: Dư nợ nước ngoài phân theo chủ thể và thời hạn vay............................. 66
Bảng 2.2: Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2000-2014 ...................... 68
Bảng 2.3: Chỉ số KAOPEN các quốc gia giai đoạn 2000-2014 .............................. 71
Bảng 3.1: Thị phần hoạt động của các ngân hàng giai đoạn 2005-2014 ................. 96
Bảng 3.2: Danh sách ngân hàng trong nước và cổ đông chiến lược nước ngoài ..... 98
Bảng 3.3: Diễn giải các biến trong mô hình ......................................................... 102
Bảng 3.4: Thống kê mô tả các biến trong mô hình ............................................... 102
Bảng 3.5: Kết quả kiểm tra tính dừng thông qua kiểm định PP: ........................... 106
Bảng 3.6: Độ trễ được lựa chọn theo tiêu chuẩn SC ............................................. 107
Bảng 3.7: Kết quả kiểm định đường bao (Bounds Testing) .................................. 107
Bảng 3.8: Các hệ số dài hạn của mô hình ARDL ................................................. 108
Bảng 3.9: Kết quả kiểm định tự tương quan (LM test) ......................................... 109
Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả nghiên cứu định lượng ........................................... 112
Bảng 3.11: ROA, ROE hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2014: ........... 118
Biểu đồ
Đồ thị 1.1: Tự do hóa tài khoản vốn trong“mô hình tăng trưởng tân cổ điển” ........ 23
Đồ thị 1.2.“Tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới chi phí”vốn, đầu tư và
tăng trưởng ......................................................................................... 24
viii
Biểu đồ 2.1: Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn
2000-2014 (đơn vị: triệu USD) ........................................................... 62
Biểu đồ 2.2: Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn
2005-2014 (đơn vị: triệu USD) ........................................................... 64
Biểu đồ 2.3: Dòng vốn vay nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2000-2014 .......... 66
Biểu đồ 2.4: Dòng tiền, tiền gửi ở nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 20002014 ................................................................................................... 69
Biểu đồ 2.5 : Tổng tài sản và khoản phải trả nước ngoài/GDP ............................... 73
Biểu đồ 2.6: Khoản phải trả nước ngoài/GDP ........................................................ 73
Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2000-2014 .................................. 78
Biểu đồ 3.2: Tương quan giữa dòng vốn nước ngoài vào với GDP thực và tốc độ
tăng trưởng GDP giai đoạn 2000-2014................................................ 81
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2000-2014 ............................. 82
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài/Tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn
2000-2014 .......................................................................................... 84
Biểu đồ 3.5: Đóng góp của khu vực FDI vào GDP giai đoạn 2000-2014 ............... 85
Biểu đồ 3.6: Tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài so với tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu ......................... 86
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ vốn vay nước ngoài giải ngân/Tổng vốn đầu tư ........................ 89
Biểu đồ 3.8: Tương quan giữa mức độ tự do hóa tài khoản vốnvà độ sâu tài
chính (1) ............................................................................................. 91
Biểu đồ 3.9: Tương quan giữa mức độ tự do hóa tài khoản vốn và độ sâu tài
chính (2) ............................................................................................. 92
Biểu đồ 3.10: Kiểm định CUSUM ....................................................................... 110
Biểu đồ 3.11: Chất lượng thể chế ở Việt Nam giai đoạn 2000-2014..................... 120
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Tự do hóa tài khoản vốn thúc đẩy sự phát triển thị trường vốn.............. 28
Sơ đồ 1.2:“Điều kiện để tự do hóa tài chính tác động tích cực tới tăng trưởng” ..... 31
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Tự do hóa tài khoản vốn là một xu thế tất yếu của các quốc gia trong quá
trình hội nhập. Lý thuyết kinh tế chỉ ra rằng tự do hóa tài khoản vốn tạo điều kiện
phân bổ vốn trên phạm vi quốc tế một cách hiệu quả hơn, chi phí vốn giảm xuống
từ đó thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế (Fisher,1998). Ngoài ra, tự do hóa tài
khoản vốn còn góp phần tăng cường sự phát triển của thị trường tài chính trong
nước và cung cấp một động lực mạnh mẽ cho các nhà hoạch định chính sách trong
việc thực hiện và duy trì các chính sách kinh tế vĩ mô vững mạnh (Egbuna và cộng
sự, 2013). Trên thực tế, dòng vốn quốc tế từ những nước phát triển tới những nước
đang phát triển tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Nhiều nước đang phát
triển thực hiện các chương trình tự do hóa thương mại và tài chính trong đó có tự do
hóa tài khoản vốn với hi vọng có thể thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển tài chính trong
nước và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, một số quốc gia đón nhận dòng vốn nước
ngoài khổng lồ như các nước Đông Á giai đoạn trước khủng hoảng (1997) đã phải
trả giá đắt trước sự rút vốn ồ ạt của các nhà đầu tư gián tiếp và đầu cơ tài chính.
Nhiều quốc gia, điển hình là Malaysia và các nước Đông Nam Á sau đó đã phải
thực hiện các biện pháp kiểm soát vốn nghiêm ngặt để nhanh chóng thoát khỏi
khủng hoảng. Nhiều nhà kinh tế học cũng đặt ra câu hỏi về những lợi ích thực sự
của tự do hóa tài khoản vốn đối với các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Một trong những vấn đề trọng tâm trong các tranh luận quốc tế về sự cần
thiết thực hiện tự do hóa tài khoản vốn ở các nước đang phát triển là mối quan hệ
tích cực của dòng vốn và tăng trưởng kinh tế. Theo Bailliu (2000) và Bonfiglioli
(2008), tự do hóa tài khoản vốn có thể tác động tới tăng trưởng kinh tế theo hai
phương thức: Trực tiếp thông qua tác động tới quy mô vốn đầu tư; Gián tiếp thông
qua tác động tới phát triển tài chính trong nước. Tuy nhiên kết quả là không thống
nhất giữa các nghiên cứu ngoại trừ một số đề tài nghiên cứu về tác động của vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu của
Quinn và cộng sự (1997) chỉ ra tự do hóa tài khoản vốn tác động tích cực tới tăng
trưởng ở tất cả các quốc gia; Klein và Olivei (2008) cho rằng mối quan hệ cùng
chiều chỉ xảy ra ở những nước đang phát triển; trong khi Edward (2001) và Chinn
2
và Ito (2006) lại cho rằng tự do hóa thúc đẩy tăng trưởng khi các quốc gia đạt được
mức độ nhất định trong phát triển kinh tế và thể chế. Ngược lại, Rodrik (1998) và
Kraay (1998) không tìm ra bất kỳ bằng chứng nào về mối quan hệ trên. Ngoài ra,
còn một số tác giả nghiên cứu tác động của tự do hóa lên tăng trưởng kinh tế ở một
quốc gia hoặc một nhóm quốc gia cụ thể và kết quả cũng có sự khác biệt. Law và
Singh (2008) nghiên cứu về trường hợp của Malaysia cho rằng tự do hóa mang tính
chất pháp lý (de jure) không thúc đẩy tăng trưởng, trong khi đó kết quả là ngược lại
đối với dòng vốn thực tế (de facto), tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào chất
lượng thể chế và sự phát triển tài chính trong nước. Phân tích của Egbuna và cộng
sự (2013) cho thấy tự do hóa ở Ghana và Sierra tác động tích cực tới tăng trưởng
trong cả dài hạn và ngắn hạn trong khi tác động này là âm ở Gambia, Guinea,
Liberia và Nigeria. Đồng thời, bằng chứng thực nghiệm cũng chỉ ra rằng, sự phát
triển tài chính đóng góp vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa tự do hóa tài
khoản vốn và tăng trưởng kinh tế. Một mặt, sự phát triển tài chính là kênh dẫn nối
để đạt được mục tiêu cuối cùng là tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, sự phát triển tài
chính là điều kiện tiền đề cần thiết để các quốc gia đặc biệt là các nước đang phát
triển phát huy được những tác động tích cực của tự do hóa tài khoản vốn.
Việt Nam là một nước đang phát triển nằm trong Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á Asean. So với một số quốc gia trong khu vực như Malaysia, Thái Lan,
Singapore và Indonesia, Việt Nam thực hiện mở cửa kinh tế ở giai đoạn muộn hơn
nhưng hội nhập quốc tế đã và đang mang lại những kết quả rất đáng ghi nhận, đặc
biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng và ổn
định của nền kinh tế. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2014, cả
nước có 1.588 dự án đầu tư nước ngoài mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với
tổng vốn đăng ký 15,64 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2013. Ngoài ra, có
594 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 4,58 tỷ USD bằng
62,4% so với cùng kỳ năm 2013. Đầu tư nước ngoài là khu vực phát triển năng
động nhất với tốc độ tăng GDP cao hơn tốc độ tăng trưởng cả nước, tỷ trọng đóng
góp của khu vực này trong GDP tăng dần từ 2% GDP năm 1992 lên 20% năm 2014.
Đặc biệt, sự kiện trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO năm
2007 và gần đây nhất là việc tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
3
TPP và cộng đồng kinh tế Asean (AEC) với những cam kết về tự do hóa thương
mại và tài chính trong đó có tự do hóa tài khoản vốn cho thấy Việt Nam đang hội
nhập ngày càng sâu và rộng hơn vào nền kinh tế quốc tế. Trên thực tế, Việt Nam đã
và đang thực hiện tự do hóa tài khoản vốn với mức độ ngày càng cao được thể hiện
ở các chính sách thu hút vốn nước ngoài cũng như sự gia tăng mạnh mẽ của các
dòng vốn nước ngoài chảy vào trong nước. Hiện tại, các quy định kiểm soát đối với
đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ còn là các quy định về một số lĩnh vực cấm và hạn
chế đầu tư (Nguyễn Toàn Thắng, 2010). Vốn gián tiếp được quản lý bởi các quy
định về tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài và tỷ lệ này đã được nới lỏng ở
cả hai khu vực doanh nghiệp (tăng từ 49% lên 100% đối với các ngành nghề kinh
doanh không có điều kiện vào năm 2015) và ngân hàng (từ 20% lên 30% vào năm
2014). Bên cạnh đó, vốn vay nước ngoài vẫn tuân thủ các quy định về hạn mức và
yêu cầu đăng ký các khoản vay để tránh vay nợ quá mức. So sánh với tiêu chuẩn
của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, Việt Nam đang bước sang nửa sau trong lộ trình tự do
hóa tài khoản vốn. Vậy câu hỏi đặt ra là mở cửa thị trường vốn trong thời gian qua
có thực sự mang lại tác động tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam hay không đặc
biệt là tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế.
Cho đến nay, các nghiên cứu trong nước về vấn đề tự do hóa tài khoản vốn
và tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam còn rất
hạn chế. Hầu hết các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở tác động của vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam, điển hình là nghiên cứu của
Lê Thanh Thủy (2007), Athukorala và Tien (2008), Anwar và Nguyen (2010),
Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2010), Phạm Thị Hoàng Anh và Lê Hà Thu
(2014), Nguyễn Thị Liên Hoa và Lê Nguyễn Quỳnh Phương (2014). Điểm chung
của các nghiên cứu này đều tìm ra tác động tích cực của FDI tới tăng trưởng kinh tế,
điều này cho thấy việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua là phù
hợp và mang lại tác động tích cực tới nền kinh tế. Tuy nhiên, tài khoản vốn trong
cán cân thanh toán quốc tế của các quốc gia không chỉ bao gồm vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài mà còn các loại vốn khác như đầu tư gián tiếp, vay và cho vay nước
ngoài v.v...Do vậy, nghiên cứu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng
4
trưởng kinh tế ở Việt Nam không thể đại diện cho tác động của tự do hóa tài khoản
vốn tới tăng trưởng kinh tế. Không đề cập riêng tới đầu tư trực tiếp nước ngoài như
những nghiên cứu phía trên, Hauskrecht và Nhan Le (2005), Phạm Thị Hoàng Anh
(2011) nghiên cứu về quá trình tự do hóa tài khoản vốn ở Việt Nam. Tuy nhiên kết
quả mới chỉ dừng lại ở việc phân tích chính sách của Nhà nước đối với các dòng
vốn nước ngoài và thực trạng chu chuyển của các dòng vốn ra/vào lãnh thổ của Việt
Nam. Nguyễn Toàn Thắng (2010) trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước
“Tự do hóa tài khoản vốn và ổn định khu vực tài chính ở Việt Nam” cũng đã nghiên
cứu sâu về tự do hóa tài khoản vốn ở Việt Nam song nhấn mạnh mối quan hệ giữa
tự do hóa tài khoản vốn và sự ổn định khu vực tài chính. Tác động của tự do hóa tài
khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế chưa được đề cập tới cả trong phân tích định tính
và định lượng.
Xuất phát từ sự khác biệt trong kết quả của những nghiên cứu trước đây trên
thế giới về mối quan hệ giữa tự do hóa tài khoản vốn và tăng trưởng kinh tế, cũng
như xuất phát từ những hạn chế trong nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam đặc biệt
trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế quốc tế,
đề tài “Tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”
được lựa chọn nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
“Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của tự do hóa tài
khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2000-2014. Đồng
thời nghiên cứu cũng đánh giá thực trạng các điều kiện để tự do hóa tài khoản vốn
tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Cụ thể, luận án sẽ trả lời cho
các câu hỏi nghiên cứu sau đây:”
Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Việt Nam đang thực hiện tự do hóa tài khoản
vốn ở mức độ nào?
“Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2000-2014 là như thế nào? Tích cực hay
tiêu cực và chủ yếu qua kênh tác động nào?”
5
Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Những điều kiện nào ảnh hưởng tới tác động
của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế? Ở Việt Nam, thực trạng những
điều kiện đó như thế nào và ảnh hưởng thế nào tới mối quan hệ giữa tự do hóa tài
khoản vốn và tăng trưởng kinh tế?
Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị được đề xuất nhằm thúc
đẩy tác động tích cực của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tự do hóa tài khoản vốn và tác động của
tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Trong đó, tài khoản vốn
được phân loại theo hình thức đầu tư bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),
đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII), vay nước ngoài, đầu tư trực tiếp và gián tiếp ra
nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài dưới dạng tiền và tiền gửi.
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam trong giai đoạn 2000-2014.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê bao gồm các hoạt động thu thập và xử lý số liệu,
tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế, luồng
vốn vào/ra, mức độ tự do hóa tài khoản vốn và một số chỉ tiêu khác nhằm phục vụ
cho quá trình phân tích, đánh giá. Số liệu được sử dụng trong luận án là số liệu thứ
cấp được thu thập từ Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới, Tổng cục thống kê,
Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: Dựa trên cơ sở các số liệu đã được thu thập
và xử lý, tác giả thực hiện so sánh sự biến động qua các giai đoạn, so sánh giữa Việt
Nam và các nước khác nhằm đưa ra những đánh giá sâu sắc hơn về vấn đề nghiên
cứu ví dụ: so sánh quy mô vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài qua các năm
từ đó rút ra nhận xét và tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới biến động như vậy.
- Luận án kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng trong
việc phân tích tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam: Trong đó phân tích định tính chủ yếu mang tính chất mô tả, xác định khả
năng có hay không có các kênh tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng
6
trưởng kinh tế. Phương pháp định lượng: sử dụng mô hình kinh tế lượng trong phân
tích để cung cấp thêm bằng chứng cho các phân tích định tính phía trên. Trong đó
mô hình phân phối trễ tự hồi quy ARDL được sử dụng để đánh giá mối quan hệ dài
hạn giữa các biến trong mô hình. Dữ liệu chuỗi thời gian theo quý từ năm 2000 đến
2014 được sử dụng trong nghiên cứu.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận án với đề tài: “Tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam” có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Cụ thể như sau:
Về lý luận:
- Luận án đã hệ thống hóa lý thuyết về tác động của tự do hóa tài khoản vốn
tới tăng trưởng kinh tế đặc biệt đối với những nước đang phát triển đồng thời phân
tích các điều kiện để tự do hóa tài khoản vốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Luận án đã thực hiện tổng quan nghiên cứu thực nghiệm với hai trường
phái ủng hộ và phản đối tác động tích cực của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng
trưởng kinh tế. Đồng thời chỉ ra được nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt trong kết
quả của các nghiên cứu trước đây. Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực
nghiệm đã được thực hiện, luận án lựa chọn mô hình nghiên cứu tác động của tự do
hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
- Luận án đã đánh giá được mức độ tự do hóa tài khoản vốn, tác động của tự
do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và thực trạng của các
điều kiện ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa tự do hóa tài khoản vốn và tăng trưởng
kinh tê ở Việt Nam bao gồm sự phát triển tài chính, chất lượng thể chế, chính sách
kinh tế vĩ mô và mức độ tự do hóa thương mại.
Về mặt thực tiễn:
- Luận án có ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày
càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với mức độ tự do hóa tài khoản vốn ngày
càng cao trong khi các nghiên cứu về tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam còn rất hạn chế.
- Dựa trên các kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị đã được đề xuất
nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý kinh tế có thể đưa ra các
giải pháp chính sách phù hợp.
7
5. Kết cấu của đề tài
Luận án được trình bày thành bốn chương với các nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về tác động của tự do hóa tài
khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế
Chương 2: Thực trạng tự do hóa tài khoản vốn ở Việt Nam
Chương 3: Tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Chương 4: Kết luận và một số khuyến nghị
8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ
TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN TỚI
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.1. Cơ sở lý luận về tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng
trưởng kinh tế
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về tự do hóa tài khoản vốn
1.1.1.1. Khái niệm và phân loại tài khoản vốn
Tài khoản vốn và tài khoản vãng lai là hai thành phần cơ bản nhất của cán
cân thanh toán quốc tế. Trong khi tài khoản vãng lai phản ánh thu nhập ròng của
quốc gia thì tài khoản vốn phản ánh thay đổi ròng trong quyền sở hữu tài sản của
quốc gia. Một sự mất cân bằng trong tài khoản vốn của cán cân thanh toán quốc tế
nghĩa là khoản tiền mà quốc gia phải thanh toán cho việc mua tài sản nước ngoài
vượt quá khoản tiền mà quốc gia nhận được từ việc bán tài sản trong nước. Hay nói
cách khác, đầu tư trong nước bằng tài sản nước ngoài ít hơn đầu tư ra nước ngoài
bằng tài sản trong nước. Có một số tiêu chí khác nhau giúp phân loại các giao dịch
trên tài khoản vốn của một quốc gia:
Thứ nhất, phân loại theo chức năng đầu tư, các giao dịch vốn bao gồm:
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); đầu tư gián tiếp nước ngoài hay đầu tư danh mục
(FII hay FPI); và các loại đầu tư khác. Trong đó:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc một cá nhân hoặc doanh nghiệp của một
quốc gia đầu tư trực tiếp vào sản xuất hoặc kinh doanh của một quốc gia khác bằng
cách mua lại công ty hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh hiện tại tại quốc gia đó.
Nói một cách rộng hơn, đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm thiết lập một công ty
con hoặc công ty liên kết ở nước ngoài, mua bán và sát nhập với công ty ở nước
ngoài, xây dựng doanh nghiệp mới, tái đầu tư lợi nhuận kiếm được từ các hoạt động
ở nước ngoài và vay nội bộ công ty. Theo OECD ngưỡng chấp nhận của một mối
quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài là 10%, nghĩa là các nhà đầu tư nước ngoài phải
9
sở hữu ít nhất 10% trở lên cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc cổ phiếu phổ thông
của công ty đầu tư.
Đầu tư gián tiếp nước ngoài hay đầu tư danh mục (Foreign Indirect
Investment –FII hay Foreign Portfolio Investment –FPI) là hoạt động mà cá nhân, tổ
chức kinh tế hay Chính phủ mua/bán tài sản tài chính nước ngoài nhằm đầu tư kiếm
lời từ cổ tức trên chứng khoán vốn, từ lãi phát sinh trên chứng khoán nợ hay từ
chênh lệch giá mua và bán chứng khoán đó. Các giao dịch bao gồm đầu tư vào
chứng khoán vốn, đầu tư vào chứng khoán nợ dưới dạng trái phiếu, kỳ phiếu, các
công cụ thị trường tiền tệ và các công cụ tài chính phái sinh. FII cho phép các nhà
đầu tư tham gia vào lợi nhuận của doanh nghiệp nước ngoài nhưng không trực tiếp
quản lý hoạt động của doanh nghiệp đó. Điều này tương tự như giao dịch trong
nước: phần lớn các nhà đầu tư không có đủ vốn và chuyên môn cần thiết để vận
hành doanh nghiệp mà họ đầu tư. Khác với FDI, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
được thực hiện dưới dạng đầu tư tài chính thuần túy với các chứng khoán có thể
chuyển đổi và mang tính thanh khoản cao trên thị trường tài chính, nên các nhà đầu
tư gián tiếp dễ dàng mở rộng hoặc thu hẹp, thậm chí đột ngột rút vốn đầu tư của
mình về nước hay chuyển sang đầu tư dưới dạng khác (Nguyễn Toàn Thắng, 2010).
Hình thức khác: Bao gồm các khoản vay nợ nước ngoài ngắn, trung, dài hạn,
tín dụng thương mại, các khoản đầu tư dưới dạng tiền hay tiền gửi và các tài sản
nước ngoài khác. Trong đó, vay nợ nước ngoài đặc biệt vay nợ qua hệ thống ngân
hàng thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Thứ hai, phân theo chiều dịch chuyển của luồng vốn, các giao dịch vốn
bao gồm: luồng vốn chuyển vào nền kinh tế trong nước (bao gồm vốn mới nhận đầu
tư và các khoản thu hồi vốn gốc đã đầu tư trước đây từ nước ngoài về) và luồng vốn
chuyển ra khỏi nền kinh tế (bao gồm vốn đầu tư mới ra nước ngoài và các khoản
hoàn trả vốn gốc đầu tư cho người không cư trú). Việc phân loại theo tiêu chí này
rất quan trọng vì tác động của luồng vốn chuyển vào rất khác so với tác động của
luồng vốn ra.
10
Thứ ba, phân loại theo thời hạn của các giao dịch vốn: Giao dịch vốn ngắn
hạn bao gồm các khoản tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng ngắn hạn, tiền gửi
nước ngoài ngắn hạn, đầu tư gián tiếp có thời hạn đến 12 tháng; Giao dịch vốn
trung và dài hạn là chu chuyển vốn dưới dạng vốn đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp,
các khoản vay và cho vay với thời hạn trên 12 tháng. Việc phân loại theo tiêu chí
này có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu tính ổn định hay bất ổn định của
các dòng vốn. Thông thường các giao dịch vốn ngắn hạn thường bất ổn định hơn so
với vốn trung – dài hạn, đặc biệt trong những giai đoạn nền kinh tế phải đối mặt với
các cú sốc, vốn ngắn hạn có thể đảo chiều và gây ra những biến động trên thị trường
tài chính nói riêng và toàn thể nền kinh tế nói chung. Ngoài ra đối với đầu tư gián
tiếp nước ngoài khó có thể phân định rõ ràng những giao dịch nào là dài hạn và
những giao dịch nào chỉ với mục đích đầu cơ trong ngắn hạn.
1.1.1.2. Khái niệm tự do hóa tài khoản vốn
Tự do hóa tài khoản vốn là một khái niệm ngược lại so với kiểm soát vốn.
Xuất phát từ những chi phí của kiểm soát vốn đối với nền kinh tế, cùng với xu
hướng phát triển tất yếu của thời kỳ hội nhập sâu và rộng, các quốc gia dần dần xóa
bỏ kiểm soát đối với sự di chuyển của các dòng vốn và đưa nền kinh tế vào trạng
thái tự do hóa tài khoản vốn một phần hoặc hoàn toàn. Để hiểu một cách sâu sắc về
bản chất tự do hóa tài khoản vốn, chúng ta sẽ cần tìm hiểu về kiểm soát vốn: kiểm
soát vốn là gì, mục đích của kiểm soát vốn và các chi phí mà kiểm soát vốn mang
lại đối với các quốc gia.
Kiểm soát vốn là việc một quốc gia sử dụng các biện pháp kiểm soát nhằm
giới hạn hoặc điều chỉnh các dòng vốn vào hoặc ra khỏi lãnh thổ quốc gia. Kiểm
soát vốn có thể được áp dụng bằng các biện pháp khác nhau với các mục đích khác
nhau. Trong đó các biện pháp kiểm soát thông thường được áp dụng bao gồm đánh
thuế vào các giao dịch trên tài khoản vốn, kiểm soát giá, khối lượng hoặc hạn chế
hoàn toàn các giao dịch vốn quốc tế.
11
Các quốc gia có thể thực hiện kiểm soát vốn với các mục đích như sau:
- Thứ nhất, tạo thêm thu nhập/tài trợ chiến tranh bằng cách kiểm soát các
dòng vốn ra. Biện pháp này được áp dụng ở hầu hết các nước tham chiến trong
chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai. Các nước tham chiến giới hạn các dòng vốn
ra để tạo thêm thu nhập bằng hai cách: (i) Bảo toàn vốn trong nước từ đó Chính phủ
sẽ dễ dàng hơn trong việc thu thuế đối với tài sản và thu nhập từ lợi tức của các chủ
thể trong nền kinh tế; (ii) Cho phép lạm phát cao hơn từ đó tăng thu nhập trong
nước. Đồng thời lãi suất giảm sẽ làm giảm chi phí vay nợ trong nước của Chính phủ.
- Thứ hai, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế (BOP) trong trường hợp thâm
hụt. Các quốc gia khi đối mặt với tình trạng thâm hụt của BOP sẽ hạn chế các dòng
vốn ra nhằm giảm cầu đối với tài sản nước ngoài mà không cần sử dụng biện pháp
giảm cung tiền hoặc phá giá đồng nội tệ.
- Thứ ba, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế (BOP) trong trường hợp thặng
dư. Các quốc gia khi đối mặt với tình trạng thặng dư của BOP gây lãng phí nguồn
lực tài chính sẽ kiểm soát dòng vốn vào nhằm giảm cầu nước ngoài đối với tài sản
trong nước mà không cần tăng cung tiền hay nâng giá đồng nội tệ.
- Thứ tư, ngăn chặn dòng vốn vào bất ổn. Bằng cách giới hạn dòng vốn vào
bất ổn (đặc biệt là các dòng vốn ngắn hạn dễ bay hơi khi nền kinh tế rơi vào suy
thoái hoặc khủng hoảng), các quốc gia có thể ổn định kinh tế vĩ mô.
- Thứ năm, ngăn chặn sự tăng giá thực của đồng nội tệ. Dòng vốn vào quá
mức có thể dẫn tới sự tăng giá thực của đồng nội tệ. Để ngăn chặn điều này, các
quốc gia có thể sẽ phải tăng cung tiền để giảm giá nội tệ, tuy nhiên điều này có thể
dẫn tới lạm phát trong nước tăng lên và gây ra các hệ lụy đối với nền kinh tế trong
nước. Do vậy, một trong những biện pháp được áp dụng thay thế là giới hạn dòng
vốn vào.
- Thứ sáu, hạn chế quyền sở hữu của nước ngoài đối với các tài sản trong
nước đặc biệt là các nguồn lực tự nhiên. Ngoài ra việc kiểm soát dòng vốn ra có thể
được sử dụng như một giải pháp để bảo toàn tiết kiệm trong nước từ đó thúc đẩy
đầu tư trong nước.
12
Mặc dù được thực hiện với các mục đích phù hợp với điều kiện của các quốc
gia trong từng giai đoạn nhất định, song kiểm soát vốn trên thực tế đã hạn chế các
lợi ích của di chuyển vốn quốc tế như chia sẻ rủi ro, đa dạng hóa, tăng trưởng và
chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, kiểm soát vốn còn đi ngược lại những cam kết,
thỏa thuận quốc tế khi các quốc gia tăng cường hội nhập kinh tế toàn cầu. Chính vì
vậy, việc xóa bỏ kiểm soát đối với các giao dịch vốn hay tự do hóa tài khoản vốn là
cần thiết đối với các quốc gia và đây chính là kết quả của mức độ hội nhập tài chính
cao hơn với nền kinh tế thế giới.
Nếu như kiểm soát vốn là việc một quốc gia sử dụng các biện pháp kiểm soát
nhằm giới hạn hoặc điều chỉnh các dòng vốn vào hoặc ra khỏi lãnh thổ quốc gia thì
tự do hóa tài khoản vốn được định nghĩa là việc xóa bỏ các hạn chế đối với các
dòng vốn này. Theo Henry (2007), tự do hóa tài khoản vốn là quyết định của Chính
phủ một quốc gia trong việc chuyển đổi từ cơ chế tài khoản vốn đóng tới một hệ
thống tài khoản vốn mở trong đó dòng vốn có thể được tự do ra hoặc vào lãnh thổ
quốc gia. Cũng đưa ra khái niệm về tự do hóa tài khoản vốn, Prasad và Rajan
(2008) cho rằng tự do hóa tài khoản vốn nghĩa là việc dỡ bỏ những hạn chế đối với
dòng vốn vào và cho phép các nhà đầu tư trong nước đầu tư tự do vào tài sản nước
ngoài. Tổng kết lại, Tự do hóa tài khoản vốn có thể hiểu là quyết định của Chính
phủ một quốc gia trong việc dỡ bỏ những hạn chế đối với các giao dịch trên tài
khoản vốn trong cán cân thanh toán quốc tế. Các giao dịch trên tài khoản vốn
theo phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư
gián tiếp nước ngoài, vay nợ nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài.
Tùy theo điều kiện kinh tế hoặc tùy theo quy định của các tổ chức quốc tế mà
quốc gia là thành viên, Chính phủ các nước có thể đưa ra quyết định thực hiện tự do
hóa một phần hay tự do hóa hoàn toàn tài khoản vốn. Kaminsky và Schumukler
(2007) đã đưa ra ví dụ về nội dung tự do hóa các giao dịch trên tài khoản vốn của
các quốc gia ứng với ba cấp độ: Tự do hóa hoàn toàn, tự do hóa một phần và không
tự do hóa (hay kiểm soát vốn hoàn toàn).
13
Bảng 1.1: Nội dung tự do hóa các giao dịch trên tài khoản vốn
Giao dịch
Vay nợ nước ngoài
của các ngân hàng và
tổ chức
Chế độ đa tỷ giá và
các hạn chế khác
Sự tham gia của các
nhà đầu tư nước ngoài
Chuyển vốn, cổ tức và
lợi nhuận về nước của
các nhà đầu tư nước
ngoài
Tự do hóa hoàn toàn
Nội dung
Các ngân hàng và tổ chức được phép vay nợ nước ngoài hoàn
toàn tự do. Mặc dù ngân hàng và tổ chức vẫn cần phải thông
báo cho Chính phủ song việc cấp phép hầu như được thực
hiện tự động. Dự trữ bắt buộc có thể dưới 10%. Kỳ hạn vay
tối thiểu được quy định có thể ít hơn 2 năm.
Không quy định tỷ giá đặc biệt cho giao dịch tài khoản vãng
lai và tài khoản vốn. Không quy định hạn chế đối với dòng
vốn ra.
Các nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ cổ phiếu trong
nước không giới hạn (ngoại trừ một số lĩnh vực đặc biệt).
Vốn, cổ tức và lợi nhuận có thể được chuyển về nước tự do
trong vòng 2 năm đầu tư ban đầu.
Tự do hóa một phần
Vay nợ nước ngoài Các ngân hàng và tổ chức được phép vay nợ nước ngoài
của ngân hàng và tổ nhưng vẫn phải chấp nhận một số hạn chế nhất định. Dự trữ
chức
bắt buộc từ 10-50% Kỳ hạn vay nợ tối thiểu trong vòng từ 2
đến 5 năm.
Chế độ đa tỷ giá và Có tỷ giá đặc biệt đối với giao dịch tài khoản vãng lai và tài
các hạn chế khác
khoản vốn. Có thể có hạn chế đối với dòng vốn ra.
Sự tham gia của các Nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ tới 49% cổ phiếu
nhà đầu tư nước ngoài của doanh nghiệp. Có thể có hạn chế đối với sự tham gia vào
một số lĩnh vực nhất định. Có thể đầu tư một cách gián tiếp
vào thị trường chứng khoán như thông qua các quỹ của quốc
gia.
Chuyển vốn, cổ tức và Vốn, cổ tức và lợi nhuận có thể chuyển về nước nhưng không
lợi nhuận về nước
được trước hai đến năm năm đầu tư ban đầu.
Không tự do hóa (hay kiểm soát tài khoản vốn)
Vay nợ nước ngoài Các ngân hàng và tổ chức hầu như không được phép vay nợ
của ngân hàng và tổ nước ngoài. Dự trữ bắt buộc có thể phải cao hơn 50%. Kỳ
chức
hạn vay nợ tối thiểu có thể trên 5 năm.
Chế độ đa tỷ giá và Có tỷ giá đặc biệt cho giao dịch tài khoản vãng lai và tài
các hạn chế khác
khoản vốn. Có những hạn chế đối với dòng vốn ra.
Sự tham gia của nhà Nhà đầu tư nước ngoài không được nắm giữ cổ phiếu trong
đầu tư nước ngoài
nước.
Chuyển vốn, cổ tức và Vốn, cổ tức và lợi nhuận có thể được chuyển ra nước ngoài
lợi nhuận ra nước ngoài nhưng không được trước 5 năm đầu tư ban đầu.
Nguồn: Kaminsky G.L và Schumukler S.L (2007)
14
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF là
hai tổ chức quốc tế khuyến khích các quốc gia thành viên thực hiện tự do hóa tài
khoản vốn thông qua các quy định trong Luật tự do hóa di chuyển vốn OECD
(OECD Code of liberalization of the capital movements) và Điều VIII điều khoản
thỏa thuận IMF. Cho tới nay, kiểm soát vốn đã bị xóa bỏ một cách chính thức đối
với tất cả các thành viên của OCED.“Còn đối với IMF, năm 2012, IMF đã công bố
việc thông qua các quan điểm mới để quản lý các chu chuyển vốn trên toàn cầu. Các
quan điểm mới này mang tính toàn diện, linh hoạt và cân bằng nhằm giúp các quốc
gia thành viên gặt hái được những lợi ích trong khi chế ngự được các rủi ro đi kèm
với sự luân chuyển của dòng vốn.”Theo đó, bảy nội dung quan trọng về quản lý các
chu chuyển vốn theo quan điểm mới bao gồm:
“(i) Các chu chuyển vốn có thể mang lại lợi ích cho các nước nhưng cũng
kèm theo những rủi ro ngay cả đối với quốc gia đã thực hiện chính sách tự do hóa
các chu chuyển vốn từ lâu và đã được hưởng lợi ích từ các chu chuyển vốn này;””
“(ii) Nhìn chung, tự do hóa các chu chuyển vốn lợi nhiều hơn hại nếu như
các quốc gia đã đạt đến mức độ nhất định về phát triển tài chính và thể chế;”
“(iii) Việc tự do hóa các chu chuyển vốn cần được thực hiện theo kế hoạch
chặt chẽ, đúng thời điểm và theo trình tự thời gian hợp lý để đảm bảo rằng lợi ích
thu được sẽ lớn hơn chi phí bỏ ra;”
“(iv) Quốc gia đã từng thực hiện những biện pháp sâu rộng và lâu dài để hạn
chế chu chuyển vốn có thể được hưởng lợi nhiều hơn từ tự do hóa nếu công tác này
được thực hiện một cách có trật tự. Tuy nhiên, không thể tiên liệu trước được rằng
tự do hóa là mục tiêu phù hợp cho mọi quốc gia tại mọi thời điểm;”
“(v) Việc tăng nhanh chu chuyển vốn vào hoặc đình trệ chu chuyển vốn ra có
thể tạo ra những thách thức chính sách. Việc đối phó bằng chính sách phù hợp cần
phải được thực hiện bởi các quốc gia nhận chu chuyển vốn và các quốc gia thực
hiện các chu chuyển vốn;”
“(vi) Để quản lý các rủi ro đi kèm với sự gia tăng nhanh chóng dòng vốn vào
hoặc sự sụt giảm mạnh dòng vốn ra, điều quan trọng là phải có sự can thiệp của các
15
chính sách kinh tế vĩ mô, cũng như việc quy định và giám sát sát sao sự lành mạnh
của hệ thống tài chính và đảm bảo sự vững mạnh của các tổ chức. Trong một số
trường hợp, việc áp dụng các biện pháp quản lý chu chuyển vốn có thể là hữu ích.
Tuy nhiên, không nên sử dụng các biện pháp này để thay thế cho các điều chỉnh
kinh tế vĩ mô;”
“(vii) Công tác hoạch định chính sách ở tất cả các nước, bao gồm cả những
quốc gia tạo ra các chu chuyển vốn lớn, cần phải tính đến việc làm như thế nào để
cho các chính sách của họ có ảnh hưởng tích cực đến ổn định kinh tế và tài chính
toàn cầu. Như vậy, sự phối hợp chính sách giữa các quốc gia sẽ giúp giảm thiểu rủi
ro của các chu chuyển vốn.”
1.1.1.3. Đánh giá mức độ tự do hóa tài khoản vốn
Để đánh giá mức độ tự do hóa tài khoản vốn của các quốc gia, các nhà nghiên
cứu kinh tế đã lượng hóa thành hai nhóm chỉ số đo lường: Thứ nhất, nhóm chỉ số dựa
trên cơ sở pháp lý (de jure); thứ hai, nhóm chỉ số dựa trên dòng vốn thực tế (de facto):
Nhóm chỉ số dựa trên cơ sở pháp lý
Nhóm chỉ số pháp lý được tính toán trên cơ sở các quy định trong báo cáo
hàng năm về kiểm soát ngoại hối của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) (Annual Report on
Exchange Arrangements and Exchange Restrictions – AREAER). Báo cáo này
được xuất bản hàng năm trong đó có nội dung về vấn đề kiểm soát vốn của các quốc
gia là thành viên của IMF, điều này được thể hiện ở dòng có tiêu đề “Hạn chế trong
thanh toán đối với giao dịch vốn”. Theo đó một số chỉ số được sử dụng để đo lường
mức độ tự do hóa tài khoản vốn như Share, Quinn và KAOPEN.
Chỉ số Share: Đây là chỉ số được xác định hoàn toàn dựa vào báo cáo AREAER
của IMF. Theo đó các nhà nghiên cứu sẽ xác định một tỷ lệ trong các năm mà một quốc
gia thực hiện tự do hóa tài khoản vốn. Ví dụ, nếu AREAER thể hiện thị trường vốn được
mở cửa trong thời gian năm năm của giai đoạn 10 năm từ 1986-1995 thì khi đó Share có
giá trị bằng 0.5. Tương tự, khi Share có giá trị bằng 0,1 nghĩa là quốc gia mở cửa tài
khoản vốn vào năm 1995 và một quốc gia có Share bằng 0,2 thực hiện mở cửa tài khoản
vốn vào năm 1994 và 1995. Bảng dưới đây thể hiện chỉ số Share, năm mở cửa tài khoản
vốn của một số nước phát triển và đang phát triển trong giai đoạn 1986-1995.
16
Bảng 1.2: Chỉ số Share một số nước giai đoạn 1986-1995
Chỉ số Share
0,1
0,2
0,3
0,4
0,5
0,6
0,7
0,8
1
Năm mở cửa
1995
1994-1995
1993-1995
1992-1995
1991-1995
1990-1995
1988-1992, 1995
1989-1995
1986-1992
1998-1995
1986-1995
Các nước công nghiệp
Nauy
Tây Ban Nha
Bồ Đào Nha, Thụy Điển
Ireland
Phần Lan, Áo
Pháp, Ý
Các nước đang phát triển
Costa Rica, Niger
Trinidad và Tobago
Honduras, Peru
Ecuador
Guatemala
Uruguay
Đức
Úc, Bỉ, Canada, Nhật, Hà Lan,
New Zealand, Anh, Mỹ
Bolivia, Indonesia,
Malaysia, Panama
Nguồn: Edison và các cộng sự (2002)
Ưu điểm của chỉ số Share là dễ tính toán tuy nhiên nhược điểm là, nếu Share
nằm trong khoảng từ 0 đến 1 thì rất khó để có thể đánh giá quốc gia thực hiện tự do
hóa tài khoản vốn trong giai đoạn hiện tại, hay trong quá khứ và sau đó quay trở lại
áp dụng các biện pháp kiểm soát. Ví dụ như trường hợp của Ecuador, tự do hóa tài
khoản vốn được thực hiện trong giai đoạn 1988-1992, sau đó lại kiểm soát tài khoản
vốn và đến năm 1995 tiếp tục thực hiện tự do hóa.
Chỉ số Capital: Chỉ số Capital lần đầu tiên được công bố trong một bài
nghiên cứu của Quinn và cộng sự năm 1997. Theo đó, các giao dịch trên tài khoản
vốn của quốc gia được chia thành hai khoản mục: dòng vốn đi vào và dòng vốn đi
ra. Mỗi khoản mục của mỗi quốc gia được cho điểm từ 0 đến 2, dựa vào việc đọc
các mô tả định tính trong báo cáo AREAER. Điểm 0 thể hiện giao dịch bị kiểm soát
hoàn toàn; điểm 0,5 thể hiện giao dịch bị hạn chế bởi các biện pháp hành chính;
điểm 1 thể hiện giao dịch bị đánh thuế ở mức cao; điểm 1,5 thể hiện giao dịch bị
đánh thuế ở mức thấp; điểm 2 thể hiện giao dịch hoàn toàn không bị kiểm soát hay
đánh thuế. Tổng giá trị của hai khoản mục này là chỉ số thể hiện mức độ mở cửa tài
khoản vốn theo chỉ số Capital. Chỉ số này tồn tại hàng năm trong giai đoạn 19501997 đối với 21 nước trong khối OECD và trong các năm 1958, 1973, 1982 và 1988
đối với 43 nước không phải trong nhóm OECD. Dữ liệu của Quinn và cộng sự
(1997) đối với các nước không trong nhóm OECD kết thúc vào năm 1988 do vậy
17
không bao gồm giai đoạn tăng tốc của tự do hóa tài khoản vốn đối với các nước
đang phát triển (cuối thấp niên 80, đầu thập niên 90). Đây cũng là điểm hạn chế của
chỉ số Capital khi sử dụng để đánh giá mức độ tự do hóa tài khoản vốn ở những
nước đang phát triển.
Bảng 1.3. Ví dụ về việc cho điểm đối với Mỹ và Ấn Độ dựa vào dữ liệu
của IMF 1979
Khoản mục
Mỹ
-Dòng vốn đi vào
-Dòng vốn đi ra
Ấn Độ
-Dòng vốn đi vào
-Dòng vốn đi ra
Quy định về hạn chế giao dịch
Dòng vốn đi vào hay đi ra được nắm giữ bởi
người cư trú hay không cư trú không phải đối
tượng để kiểm soát ngoại hối. Thêm vào đó, đầu
tư trực tiếp hoặc gián tiếp được tự do hoàn toàn.
-Tất cả các đề xuất đối với đầu tư trực tiếp tại
Ấn Độ đều phải được xem xét bởi Cục đầu tư
nước ngoài. Các đề xuất chung hoặc cụ thể của
Ngân hàng dự trữ là cần thiết đối với các hoạt
động thương mại, công nghiệp ở Ấn Độ hoặc
liên kết với các công ty ở nước ngoài ở mức cao
hơn 40% sự tham gia của người không cư trú.
Trường hợp đặc biệt, những công ty có kỹ năng
phát triển hoặc sử dụng công nghệ không sẵn có
ở nước bản địa có thể được phép có sự tham gia
của trên 40% yếu tố nước ngoài. Các chi nhánh
của công ty nước ngoài ngoại trừ hàng không,
công ty chuyển phát phải trở thành đối tượng cư
trú của Ấn Độ.
-Người cư trú ngoại trừ Ngân hàng dự trữ bị cấm
tham gia vào bất kỳ giao dịch nào mà làm tăng
cổ phần của người không cư trú trong các doanh
nghiệp bên ngoài Ấn Độ lên quá 49%. Người cư
trú cũng bị cấm nắm giữ, mua bán, chuyển đổi
các bất động sản ngoài Ấn Độ. Hơn nữa cần sự
chấp thuận của Ngân hàng dự trữ đối với các
giao dịch người cư trú bán chứng khoán Ấn Độ
ra ngoài lãnh thổ quốc gia. Cư dân Ấn Độ hoàn
toàn không được trợ cấp bất kỳ điều kiện nào
cho mục đích di dân. Người nước ngoài muốn vay
tiền từ các tổ chức tài chính phi ngân hàng của Ấn
Độ phải được sự đồng ý của Ngân hàng dự trữ
Mức độ tự do
Tự do hóa hoàn
toàn giao dịch
vốn.
Điểm
4,0
2,0
2,0
-Chấp thuận đòi
hỏi đối với mọi
hình thức đầu tư
trực tiếp. Quy
định giới hạn
nắm giữ cổ phần
của các nhà đầu
tư nước ngoài.
1,0
0,5
-Đòi hỏi phải có
chấp thuận.
0,5
Nguồn: Quinn và cộng sự (1997)
18
Bảng 1.4: Chỉ số Capital và ∆capital của một số nước Châu Á
Capital (1958)
∆capital1 (1959-1988)
∆capital (1973-1988)
Hongkong
3,0
0,83
1,56
Indonesia
1,5
0,83
0,00
Japan
1,0
1,25
0,78
Korea
1,0
1,25
1,56
Malaysia
3,0
-0,42
-0,78
Philippines
0,0
0,83
0,00
Singapore
3,0
0,83
1,56
Thailand
2,0
-0,42
0,00
Quốc gia
Nguồn: Quinn và cộng sự (1997)
Chỉ số KAOPEN: Chỉ số này được Chinn và Ito xây dựng lần đầu tiên vào
năm 2002 và sau đó tiếp tục phát triển vào năm 2006. KAOPEN được xác định dựa
trên bốn biến giả trong báo cáo AREAER của IMF bao gồm: k1 (phản ánh sự hiện
hữu của chế độ đa tỷ giá); k2 (phản ánh hạn chế trong giao dịch vãng lai); k3 (phản
ánh hạn chế trong giao dịch vốn và k4 (phản ánh yêu cầu phải bán lại ngoại tệ từ
nguồn thu xuất khẩu). Chỉ số KAOPEN là thành tố được chuẩn hóa đầu tiên trong
nhóm k1, k2, sharek3, k4, trong đó sharek3 là trung bình trong 5 năm của k3. Chỉ số
KAOPEN đạt giá trị càng cao thể hiện độ mở tài khoản vốn là cao. Các quốc gia tự
do hóa hoàn toàn tài khoản vốn sẽ có giá trị KAOPEN bằng 1 trong khi các nước
kiểm soát tài khoản vốn hoàn toàn có giá trị KAOPEN bằng 0. Chỉ số KAOPEN
được tính toán dựa trên cả 4 biến thay vì chỉ sử dụng biến k3 vì k1, k2, k4 đều có
tác động tới k3. Các quốc gia có thể hạn chế dòng vốn bằng cách hạn chế các giao
dịch trên tài khoản vãng lai hoặc áp dụng chế độ đa tỷ giá và những yêu cầu kết hối
đối với các nguồn thu từ xuất khẩu.
Đo lường mức độ tự do hóa tài khoản vốn dựa trên cơ sở pháp lý như trên có
một số hạn chế như sau: Thứ nhất, thông tin AREAER liên quan chặt chẽ tới các
quy định về kiểm soát ngoại hối, mà điều này trong nhiều trường hợp không liên
quan tới việc kiểm soát các giao dịch trên tài khoản vốn. Thứ hai, các chỉ số này
1
∆capital = (capitalt – capitalt-1)/4*100
19
không phản ánh tính hiệu lực cũng như hiệu quả của các biện pháp kiểm soát. Thứ
ba, các phương pháp đo lường này không phản ánh mức độ hội nhập thực tế của
một nền kinh tế vào thị trường vốn quốc tế. Ví dụ, Trung Quốc mặc dù thực thi các
biện pháp kiểm soát vốn rất nghiêm ngặt nhưng vẫn không ngăn chặn được các
dòng vốn đầu cơ chảy vào trong nước (Kose và cộng sự, 2009).
Nhóm chỉ số dựa trên dòng vốn thực tế
Để khắc phục những hạn chế của các chỉ số dựa trên cơ sở pháp lý trong đo
lường mức độ tự do hóa tài khoản vốn, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một cách
tiếp cận khác là đo lường dòng vốn thực tế (Kraay, 1998, Kose và cộng sự, 2009;
Edison và cộng sự, 2002; Lane và Milesi-Ferretti, 2001, 2007). Theo đó, hai chỉ số
đo lường dòng vốn thực tế được sử dụng phổ biến bao gồm: (i) Tổng dòng vốn vào
và ra khỏi lãnh thổ quốc gia và (ii) Dòng vốn vào.
(ii) Tổng dòng vốn vào và ra khỏi lãnh thổ quốc gia bao gồm vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và các loại vốn khác. Theo Lane và
Milesi-Ferretti (2002), tổng dòng vốn vào và ra khỏi một quốc gia được đo lường bằng
tổng tài sản nước ngoài và khoản phải trả nước ngoài của quốc gia đó so với GDP. Sở
dĩ, chỉ số tổng dòng vốn vào và ra được sử dụng để đo lường mức độ tự do hóa tài
khoản vốn bởi vì độ mở tài khoản vốn phải bao gồm cả việc người không cư trú nắm
giữ tài sản ở trong nước và người cư trú trong nước nắm giữ tài sản ở nước ngoài.
(ii) Dòng vốn vào: Dòng vốn vào được tính toán bằng tổng dòng vào của đầu
tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp nước ngoài và các loại vốn khác. Tương tự
như tổng dòng vốn, chỉ số dòng vốn vào được đo lường bằng khoản phải trả nước
ngoài của một quốc gia so với GDP (Lane và Milesi Ferretti, 2002). Chỉ số này
được sử dụng trong đo lường mức độ tự do hóa tài khoản vốn để nhấn mạnh vai trò
của dòng vốn vào đối với tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển.
Số liệu về tài sản nước ngoài và khoản phải trả nước ngoài của các quốc gia
được Lane và Milesi-Ferretti cung cấp theo từng năm trong giai đoạn 2000-2012.
Bên cạnh đó, hiện nay số liệu trên IFS (Thống kê tài chính quốc tế) của IMF sẵn có
theo từng năm và quý để tính toán chỉ tiêu tổng tài sản nước ngoài và khoản phải trả