Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề cương ôn thi lý luận dạy học hiện đại- Cao học Văn- Bài thi 9 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.8 KB, 10 trang )

Câu 1. So sánh và phân tích mối quan hệ của các khái niệm quan điểm dạy học,
phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học
1.1. So sánh các khái niệm quan điểm dạy học, phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy
học.
Phương pháp dạy học là một khái niệm rất phức tạp và đa dạng. Phương pháp dạy
học được hiểu là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong
những môi trường dạy học được tổ chức, nhằm đạt được mục đích dạy học. Phương pháp
dạy học được phân loại theo ba bình diện, đó là các quan điểm dạy học, phương pháp dạy
học và kĩ thuật dạy học. Chúng ta có thể so sánh các khái niệm này theo những tiêu chí
sau:
Thứ nhất, giống nhau: là các bình diện của phương pháp dạy học (theo nghĩa rộng).
Điểm chung của các khái niệm đó được minh họa bằng sơ đồ dưới đây:

Phương pháp dạy học
(Nghĩa rộng)

Quan điểm dạy
học

Phương pháp dạy
học (Nghĩa hẹp)

Kĩ thuật dạy học

Thứ hai, sự khác nhau giữa các khái niệm trên được phân biệt dựa theo mức độ
rộng hẹp của các khái niệm.
Nội dung
so sánh
Khái niệm

Quan điểm dạy học



Phương pháp dạy học Kĩ thuật dạy học

- Là khái niệm rộng, ở - Là khái niệm hẹp - Là khái niệm nhỏ
bình diện vĩ mô, định hơn, ở bình diện trung nhất, ở bình diện vi
hướng cho việc lựa chọn gian, đưa ra mô hình mô, thực hiện các
các phương pháp dạy học hành động.

tình

cụ thể.

động.

huống

hành

- Quan điểm dạy học là - Phương pháp dạy học - Kỹ thuật dạy học là
1


những định hướng tổng thể là những hình thức, những động tác, cách
cho các hành động phương cách thức hành động thức hành động của
pháp, trong đó có sự kết của giáo viên và học giáo viên và học sinh
hợp giữa các nguyên tắc sinh nhằm thực hiện trong các tình huống
dạy học làm nền tảng, những mục tiêu dạy hành động nhỏ nhằm
những cơ sở lý thuyết của học xác định, phù hợp thực hiện và điều
lý luận dạy học, những điều với những điều kiện và khiển quá trình dạy
kiện dạy học và tổ chức những nội dung dạy học.

cũng

như

những

định học cụ thể.

hướng về vai trò của giáo
viên và học sinh trong quá
Vai trò

trình dạy học.
- Quan điểm dạy học là - Phương pháp dạy học - Các kỹ thuật dạy
những định hướng mang cụ thể quy định những học chưa phải là các
tính chiến lược dài hạn, có mô hình hành động của phương

pháp

dạy

tính cương lĩnh, là mô giáo viên và học sinh.

học độc lập, mà là

hình lý thuyết của phương

những thành phần

pháp dạy học


của

phương

pháp

dạy học.
Phân loại

- Dạy học giải thích- minh - Các phương pháp dạy - Bên cạnh kỹ thuật
họa, dạy học kế thừa, dạy học truyền thống như dạy
học giải quyết vấn đề, dạy thuyết trình, đàm thoại, thường,

học
ngày

thông
nay

học khám phá, dạy học biểu diễn trực quan, người ta chú trọng
theo tình huống, dạy học làm mẫu...và có một số các kỹ thuật dạy học
tổng thể, dạy học giao phương pháp khác như: phát huy tính tích
tiếp, dạy học gắn với kinh phương pháp nghiên cực và sáng tạo của
nghiệm......

cứu

trường


hợp, người học. Ví dụ

phương pháp điều phối, như kỹ thuật "động
phương pháp đóng vai, não", kỹ thuật "tia
2


phương pháp văn bản chớp" , kỹ thuật
hướng dẫn....

"phòng tranh", kỹ
thuật"
thuật"bể



bi",

kỹ

cá",

kỹ

thuật 3 lần 3", kỹ
thuật "lược đồ tư
duy", kỹ thuật"bắn
bia", kỹ thuật"tương
tự"....
1.2. Phân tích mối quan hệ của các khái niệm quan điểm dạy học,phương pháp dạy

học và kĩ thuật dạy học.
Thông qua việc tìm hiểu và so sánh ba bình diện của phương pháp dạy học, ta thấy
rằng ba bình diện này có mối quan hệ với nhau.
Quan điểm dạy học là khái niệm rộng, ở bình diện vĩ mô, định hướng cho việc lựa
chọn các phương pháp dạy học cụ thể. Các phương pháp dạy học là khái niệm hẹp hơn, ở
bình diện trung gian, đưa ra mô hình cho các giờ học cụ thể. Kĩ thuật dạy học là khái
niệm nhỏ nhất, ở bình diện vi mô, thực hiện các tình huống hành động nhỏ.
Các mô hình phân loại phương pháp dạy học cho thấy khái niệm phương pháp dạy
học rất phức hợp. Phương pháp dạy học được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Phương
pháp dạy học theo nghĩa rộng có nhiều bình diện. Từ các quan điểm dạy học lớn hướng
tới các kĩ thuật dạy học rất nhỏ và không bao giờ cũng hoàn toàn phân biệt với nhau.
Việc phân loại phương pháp dạy học chỉ mang tính tương đối. Trong thực tiễn,
nhiều khi người ta dùng chung khái niệm phương pháp dạy học cho các bình diện khác
nhau vì chúng đều thuôc phạm trù phương pháp dạy học.
Tóm lại, việc phân chia các bình diện của phương pháp dạy học có ý nghĩa định
hướng rõ hơn cho việc thiết kế và vân dụng. Một quan điểm dạy học có những phương
pháp dạy học phù hợp, một phương pháp dạy học cụ thể có các kỹ thuật dạy học đặc thù.
Câu 2. Phân tích ý nghĩa của việc sắp xếp các khái niệm trong phạm trù
phương pháp dạy học theo 3 bình diện nêu trên trong việc lập kế hoạch và tổ chức
thực hiện quá trình dạy học.
3


Việc sắp xếp các khái niệm trong phạm trù phương pháp dạy học theo ba bình diện
nêu trên có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện quá trình
dạy học.
Trước hết, quan điểm dạy học là khái niệm rộng, định hướng cho việc lựa chọn các
phương pháp dạy học cụ thể. Các phương pháp dạy học là khái niệm hẹp hơn, đưa ra mô
hình hành động. Kĩ thuật dạy học là khái niệm nhỏ nhất, thực hiện các tình huống hành
động.

Một quan điểm dạy học có những phương pháp dạy học phù hợp, một phương
pháp dạy học cụ thể có các kĩ thuật dạy học đặc thù. Tuy nhiên có những phương pháp
phù hợp với nhiều quan điểm dạy học, cũng như kĩ thuật dạy học dùng nhiều dùng trong
nhiều phương pháp dạy học khác nhau.
Quan điểm dạy học là nền tảng giúp cho người giáo viên định hướng một con
đường cụ thể để đạt tới mục tiêu dạy học, để có thể phát huy được hết khả năng cũng như
tiềm năng của học sinh, tức là giáo viên trước khi bắt đầu một bài học thì phải bắt đầu từ
quan điểm dạy học, tiếp đó tới phương pháp và kĩ thuật dạy học. Đi theo trình tự như vậy
giúp bài học được hiểu trọn vẹn và khắc sâu hơn trong đầu người học. Lâu nay chúng ta
chỉ chú ý đến phương pháp dạy học (hiểu theo nghĩa hẹp) dẫn đến cái nhìn vi mô, hạn
hẹp, và áp dụng không phù hợp các phương pháp trong những quan điểm khác nhau, các
kỹ thuật khác nhau. Sự xáo trộn này khiến các phương pháp cũng như kỹ thuật dạy học
không phát huy được hết các tính năng của nó, cản trở việc học sinh tiếp nhận, khám phá
tri thức.
Đối với người giáo viên, hiểu được sự sắp xếp của các bình diện trong phạm trù
phương pháp dạy học (hiểu theo nghĩa rộng) giúp cho việc định hướng và thực hiện mục
tiêu dạy học được tốt hơn. Quan điểm dạy học là những định hướng tổng thể cho các
hành động phương pháp. Phương pháp là các mô hình hành động cụ thể, là cách thức,
hình thức hành động của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học
xác định. Kỹ thuật dạy học là những động tác, cách thức hành động của giáo viên và học
sinh nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Giống như những bậc thang để dẫn
4


tới mục đích dạy học. Cả người dạy lẫn người học phải tiến hành từng bước mới thu được
hiệu quả cao nhất.
Việc hiểu về sự sắp xếp các khái niệm trong phạm trù phương pháp dạy học còn
giúp giáo viên có cách nhìn tổng quan và toàn diện hơn trong lập kế hoạch cũng như thực
hiện quá trình dạy học, định hướng thiết kế và vận dụng cụ thể, khoa học từng phương
pháp, phương tiện cũng như hiểu rõ bản chất các cách thức tiến hành. Chẳng hạn như :

khi dạy một bài mới mà tính chất của bài học mang nặng lý thuyết, do đó để chắt lọc
thông tin, vạch ra những ý chính, ý cơ bản, học sinh chưa thể làm tốt được thì cần áp
dụng quan điểm truyền thống cho kiểu bài này, mà hợp lý hơn cả là phương pháp thuyết
trình. Ưu thế của phương pháp này là nguời giáo viên truyền đạt được lượng thông tin
lớn, chính xác, trọng tâm đến học sinh và tiết kiệm được thời gian. Tuy nhiên phương
pháp này cũng mang lại hạn chế trong việc tiếp nhận của học sinh, đó là kiểu tiếp nhận
thụ động giống kiểu bình và nước. Do vậy giáo viên khắc phục hạn chế bằng cách tiến
hành thêm quan điểm tích cực, nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, đưa ra
những câu hỏi mang tính phát hiện, cho học sinh thảo luận nhóm về một vấn đề trọng tâm
trong bài, việc thảo luận này không những giúp học sinh không những thu nhận thêm
kiến thức chủ động, cách làm việc nhóm mà còn tăng sự thân thiện, đoàn kết trong tập
thể.
Hiện nay theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học , người giáo viên lên lớp
không thể áp đặt phương pháp truyền thống lên học sinh theo một chiều suy nghĩ từ giáo
viên được. Người giáo viên chỉ mang tính chất định hướng còn sự chủ động, quan điểm
cá nhân và trình bày quan điểm cá nhân thuộc về học sinh. Nếu chăm chăm theo hướng “
Thầy đọc, trò ghi, đến khi thi chép lại cho đúng” sẽ dẫn tới hệ quả học sinh không có
quan điểm riêng, cũng như không có phương pháp tiến hành các bài tập khác. Nhiệm vụ
của giáo viên là chỉ ra phương pháp, cách thức để trình bày chứ không vạch ra ý, quan
điểm rồi ép học sinh đi theo. Có thể sử dụng kỹ thuật lấy ý kiến bằng phiếu ở dạng bài có
trình bày vấn đề, quan điểm mang tính chất hai mặt đúng sai… những vấn đề, thực trạng
bên ngoài xã hội, sau đó thảo luận để học sinh nói lên quan điểm của mình, giáo viên kết
luận sau cùng để tóm lại vấn đề, từ những buổi thảo luận như vậy, chính giáo viên cũng
5


sẽ bất ngờ trước những ý tưởng và quan điểm đầy sáng tạo, thông minh của học sinh. Do
đó không những là gây hứng thú cho học sinh mà còn mang lại hứng thú cho cả người
dạy.
Tóm lại, quan điểm dạy học – phương pháp dạy học – kỹ thuật dạy học là mô hình

có giá trị to lớn trong cả dạy và học, do đó hiểu được ý nghĩa của việc sắp xếp các bình
diện chính là chìa khóa để giáo viên vận dụng mô hình được hiệu quả, giúp đề ra chiến
lược cụ thể trong từng bài học, trong việc đạt tới mục tiêu dạy học cho học sinh.
Câu 3. Trình bày ví dụ một phác thảo kế hoạch dạy học trong đó thể hiện sự
vận dụng các quan điểm, phương pháp và kĩ thuật dạy học.
Vận dụng quan điểm dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học vào bài “Ôn dịch ,
thuốc lá” trong chương trình Ngữ văn 8.
Quan điểm, phương pháp và
kĩ thuật dạy học

Cách thức tiến hành hoạt động dạy học

- Quan điểm dạy học giải Thứ nhất, bước đầu tiên của quan điểm dạy học giải
quyết vấn đề.
- Phương pháp dạy học: dạy
học nhóm
- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật
động não, kĩ thuật đặt câu
hỏi.

quyết vấn đề là giáo viên đặt ra tình huống có vấn đề.
Giáo viên giới thiệu bài mới bằng cách nêu tình huống có
vấn đề.
“ Hiện nay Hiện nay hầu như ở bất kỳ nơi nào cũng có bản
khuyến cáo hoặc lời đề nghị: “Cấm hút thuốc lá”. Thế
nhưng hằng ngày vẫn nhan nhản những người không làm
đúng như thế: Ở nhà sau bữa cơm, bố thường ngồi hút
thuốc lá xem ti vi; trong quán café, nhiều người tụ tập tán
chuyện với điếu thuốc lá phì phèo trên môi; rồi đến trường
có những bạn trốn vào nhà vệ sinh để hút thuốc lá; …

-



sao

phải

“Cấm

hút

thuốc

lá”?

- Và làm thế nào để những người quanh em nhận thức đầy
đủ hơn về vấn đề này?
Học sinh: tiếp nhận vấn đề. Biết được việc cấm thuốc lá,
6


biết được thực tế vẫn có nhiều người hút thuốc. Nhưng
chưa biết vì sao lại cấm hút thuốc và cách khuyên những
người xung quanh ngừng hút thuốc như thế nào. Từ đó
kích thích trí tò mò, muốn giải quyết vấn đề của học sinh.
Thứ 2, tiến hành giải quyết vấn đề bằng phương pháp
- Phương pháp dạy học dạy học nhóm và kĩ thuật động não. Để giải quyết vấn
nhóm. Giáo viên chia lớp đề nêu trên, học sinh cần tìm hiểu những vấn đề sau:
thành 4 nhóm và xác định


- Nhóm 1. Đặc điểm của thuốc lá

cụ thể nhiệm vụ của các
nhóm.

- Nhóm 2. Tác hại của thuốc lá với bản thân người hút
- Nhóm 3. Tác hại của thuốc lá với những người xung
quanh, đối với xã hội
- Nhóm 4. Chiến dịch chống thuốc lá
Học sinh tiến hành hoạt động nhóm. Đọc tài liệu và nhớ lại

- Áp dụng kĩ thuật động
não: Giáo viên yêu cầu mỗi
thành viên trong nhóm ghi ý
kiến của riêng mình, sau đó
nhóm thảo luận chung về

quan sát thực tế và đưa ra ý kiến của mình. Mỗi thành viên
trong nhóm viết ý kiến của mình vào giấy, sau đó tập hợp
ý kiến và đánh giá. Ví dụ:nhóm 2 làm về tác hại của thuốc
lá với bản thân người hút. Các học sinh sẽ hình thành được
các ý kiến khác nhau như:

các ý kiến và đưa ra những
ý kiến chung nhất.

+ Có học sinh sẽ nêu tác hại gây ho hen, ung thư vòm
họng
+ huyết áp cao, tắc động mạch

+ nhồi máu cơ tim, tử vong
+ Hôi miệng, xỉn răng
+ Không có được cái nhìn thiện cảm của người khác…
+…
7


Từ những ý kiến đó, học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ý
kiến đầy đủ nhất.
Sau đó nhóm trưởng tổng hợp ý kiến của các thành viên
trong nhóm.
Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp
về chủ đề đã nghiên cứu. Sau đó, lớp nhận xét, điều chỉnh,
bổ sung. Giáo viên chốt ý.
- Phương pháp dạy học đàm Thứ ba. Trình bày kết quả
thoại. Giáo viên nếu câu
hỏi, yêu cầu học sinh đưa ra
câu trả lời dựa trên kiến

Giáo viên nêu lại vấn đề: vì sao phải cấm hút thuốc lá?
Làm thế nào để những người xung quanh nhận thức đầy đủ
về vấn đề này?

thức thu được từ bài tập
nhóm.

Sau khi giáo viên tố chức cho học sinh trả lời câu hỏi, giáo
viên tiến hành xem xét, đánh giá về tính đúng đắn của từng

- Sử dụng kĩ thuật tia chớp.

Giáo viên yêu cầu các thành

ý tưởng, giải thuyết. Vấn đề được giải quyết dựa trên cơ sở
hệ thống kiến thức mới và sự suy luận có logic.

viên trong lớp đưa ra câu trả
lời của mình một cách ngắn
gọn và nhanh chóng. Mỗi
người đưa ra một ý kiến.

a) Phải “Cấm hút thuốc lá”, bởi vì thuốc lá:
+ có hại cho sức khỏe bản thân và người chung quanh;
+ tốn tiền, tốn thời gian, ảnh hưởng đến công việc;
+ ô nhiễm môi trường (khói thuốc lá, xả tàn thuốc, bao
thuốc);
+

trong

thuốc





độc

tố

nicotin;


+ miệng và hơi thở của người hút thuốc rất hôi, gây khó
chịu

cho

người

khác;

+ xã hội ngày càng văn minh thì càng không nên hút thuốc
lá;
+ nội quy nhà trường không cho phép HS hút thuốc lá;
+ người lịch sự là người không hút thuốc lá;
+ xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh “không thuốc
8


lá”.
b) Để những người quanh em nhận thức đầy đủ hơn về vấn
đề

này,

cần

phải:

+ nói cho họ biết những tác hại của việc hút thuốc lá;
+ cấm sản xuất, buôn bán thuốc lá;(=> từng bước hạn chế)

+ phạt nặng những người hút thuốc lá; (=> hiện nay chưa
khả

thi)

+ tập trung người nghiện thuốc lá vào các trại cai nghiện;
(=> cai nghiện tại nhà, giúp đỡ, thuyết phục).
+ tăng cường nhiều pano, tranh ảnh, khẩu hiệu kêu gọi mọi
người từ bỏ thuốc lá, v.v…

Tóm lại, qua việc tìm hiểu về các khái niệm quan điểm dạy học, phương pháp dạy
học, kĩ thuật dạy học và việc vận dụng ba bình diện này vào kế hoạch dạy học ta thấy
rằng: mỗi quan điểm dạy học có những phương pháp dạy học cụ thể phù hợp với nó. Và
mỗi phương pháp dạy học cụ thể lại có các kĩ thuật dạy học đặc thù. Tuy nhiên, có những
phương pháp dạy học cụ thể phù hợp với nhiều quan điểm dạy học, cũng như có những kĩ
thuật dạy học được sử dụng trong nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Ví dụ kĩ thuật
đặt câu hỏi được sử dụng trong cả phương pháp đàm thoại và phương pháp thảo luận…

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bernd Meier- Nguyễn Văn Cường, Lí luận dạy học hiện đại, cơ sở đổi mới mục tiêu,
nội dung và phương pháp dạy học; NXB Đại học Sư phạm, 2016.

9


2. Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường;NXB Đại học Sư
phạm Hà Nội, 2005.

10




×