Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh (1986 2014) (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGÔ THỊ CẨM THƢƠNG

MẠNG LƢỚI CHỢ NÔNG THÔN Ở
HUYỆN BÌNH LIÊU TỈNH QUẢNG NINH
(1986 - 2014)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGÔ THỊ CẨM THƢƠNG

MẠNG LƢỚI CHỢ NÔNG THÔN Ở
HUYỆN BÌNH LIÊU TỈNH QUẢNG NINH
(1986 - 2014)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã ngành: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀM THỊ UYÊN

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn đề tài “Mạng lưới chợ nông thôn ở huyện
Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh (1986 - 2014)” là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Đàm Thị
Uyên. Các số liệu và nội dung nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được sử dụng
để bảo vệ một công trình khoa học nào. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về
tính xác thực của luận văn.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2015
Tác giả

Ngô Thị Cẩm Thƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNi




LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập cũng như trong quá trình thực hiện đề tài
luận văn của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng quý báu của các tập
thể và các cá nhân.

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch
sử, khoa Sau Đại học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tận
tâm chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong thời gian tôi học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS. TS
Đàm Thị Uyên đã trực tiếp định hướng đề tài, hướng dẫn chuyên môn và tận
tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này.
Qua luận văn, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới HĐND, UBND
huyện Bình Liêu, các phòng Kinh tế và Hạ tầng, phòng Văn hóa và Thông tin,
phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, phòng Dân tộc, Chi cục Thống kê,
Công an huyện Bình Liêu đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bạn bè, người thân đã luôn quan
tâm, động viên khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã rất cố gắng, song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2015
Tác giả

Ngô Thị Cẩm Thƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNii




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. iv

DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu của đề tài .................. 5
4. Nguồn tư liệu của đề tài ................................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6
6. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 6
7. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................... 6
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BÌNH LIÊU ...................................... 7
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên .................................................................. 7
1.1.1. Vị trí địa lí.............................................................................................. 7
1.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 7
1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................ 10
1.1.4. Về giao thông vận tải ........................................................................... 12
1.2. Khái quát lịch sử hành chính huyện Bình Liêu .......................................... 13
1.3. Các thành phần dân tộc ............................................................................... 15
1.4. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Bình Liêu từ 1986 - 2014 ....... 20
Chƣơng 2: MẠNG LƢỚI CHỢ NÔNG THÔN Ở HUYỆN BÌNH
LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2014 .................. 25
2.1. Những quan niệm về chợ và chợ nông thôn ............................................... 25
2.1.1. Những quan niệm về chợ..................................................................... 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNiii




2.1.2. Quan niệm về chợ nông thôn............................................................... 28
2.2. Mạng lưới chợ ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh từ 1986 đến 2014......... 29

2.2.1. Số lượng chợ ........................................................................................ 29
2.2.2. Phân loại chợ ....................................................................................... 34
2.2.3. Hoạt động chợ cửa khẩu ...................................................................... 36
2.3. Địa điểm và thời gian họp chợ ................................................................... 41
2.4. Hoạt động mua bán ở chợ ........................................................................... 44
2.4.1. Thành phần mua bán ........................................................................... 44
2.4.2. Phương thức mua bán .......................................................................... 49
2.4.3. Các mặt hàng trao đổi ở chợ ................................................................ 50
Chƣơng 3: VAI TRÕ CỦA CHỢ NÔNG THÔN ĐỐI VỚI KINH TẾ XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA Ở BÌNH LIÊU ........................................................ 59
3.1. Vai trò của chợ nông thôn đối với kinh tế - xã hội..................................... 59
3.1.1. Chợ nông thôn - nhân tố thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa ........ 59
3.1.2. Chợ nông thôn là một trong những yếu tố thúc đẩy nhanh quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Bình Liêu ............................................ 61
3.1.3. Chợ nông thôn - nhân tố củng cố mối liên hệ giữa các dân tộc
Bình Liêu ........................................................................................................... 63
3.2. Chợ nông thôn - nơi thể hiện văn hóa các dân tộc Bình Liêu .................... 65
3.2.1. Nhu cầu văn hóa của người dân đi chợ ............................................... 65
3.2.2. Các hình thức sinh hoạt văn hóa ở chợ ............................................... 69
3.3. Một số hạn chế trong hoạt động của mạng lưới chợ ở Bình Liêu .............. 77
KẾT LUẬN....................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 85

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNiv




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


STT

Chữ viết đầy đủ

1

CTQG

Chính trị Quốc gia

2

ĐHSP

Đại học sư phạm

3

ĐVT

Đơn vị tính

4

GTSX

Giá trị sản xuất

5


HĐND, UBND

Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân

6

Nxb

Nhà xuất bản

7

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

8

PGS, TS

Phó Giáo sư, Tiến sĩ

9

SC, SD

Sán Chỉ, Sán Dìu

10


THCS

Trung học cơ sở

11

THPT

Trung học phổ thông

12

XNC

Xuất nhập cảnh

13

XNK

Xuất nhập khẩu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNiv




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Bình Liêu năm 2013 ......................... 11
Bảng 1.2: Các thành phần dân tộc huyện Bình Liêu năm 2014 ........................ 15

Bảng 1.3: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản Bình Liêu ....... 20
Bảng 2.1: Mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Bình Liêu................................... 31
Bảng 2.2: Hoạt động kinh tế qua cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn ................. 41
Bảng 2.3: Tổng hợp chi tiết hoạt động thương mại tại các chợ năm
2003 - 2004 .................................................................................... 58

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNv




MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chợ là một loại hình thương mại truyền thống, được hình thành và phát
triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Chợ là không gian chứa
đựng các hoạt động mua bán, là sự tồn tại của thị trường ở mỗi vùng, mỗi địa
phương. Nhưng có lẽ, vì quá đỗi quen thuộc nên ít ai để ý chợ được hình thành
từ đâu, xuất phát từ nhu cầu gì? Nó có ý nghĩa, vai trò như thế nào trong đời
sống của người dân? Do vậy, tìm hiểu về chợ cũng là một phương cách để nhận
biết các đặc trưng văn hóa của con người ở một vùng đất.
Ở Việt Nam, chợ không chỉ có ý nghĩa về mặt buôn bán, trao đổi hàng
hóa mà còn mang những giá trị về lịch sử, văn hóa đối với đất nước và con người.
Trong xã hội truyền thống, với lối sản xuất tự cung tự cấp, lấy cộng đồng
làng làm trọng thì quy mô của chợ không lớn mà chỉ nhỏ lẻ trong phạm vi làng
là chủ yếu. Ban đầu, người ta gặp nhau bên các con mương, con suối, bờ tre...
trò chuyện và trao đổi một vài sản vật, rồi dần dần phát triển rộng rãi và đa
dạng hơn. Hoạt động mua bán ở chợ chủ yếu dưới hình thức vật đổi vật. Ra
chợ, người ta có thể gặp gỡ được rất nhiều cá nhân trong cộng đồng, thậm chí
là người từ nơi khác tới. Người ta trò chuyện, giao lưu với nhau. Chính vì vậy
mà các nhà nghiên cứu cho rằng chợ là nơi phản ánh rõ nhất phương thức sống,

lối sống, phong tục tập quán, cách ứng xử của con người tại địa phương đó.
Là người con của làng quê Việt, khi xa quê, không chỉ nhớ “cây đa,
giếng nước, sân đình” mà cả những phiên chợ quê với mớ rau lang, rau muống,
mớ cá, mớ tôm, những mái tranh quây thành chợ, đàn ông ngồi hút thuốc lào,
đàn bà quẩy quang gánh, đội thúng mủng trên vai, trên đầu... cũng khiến người
ta nhớ thương da diết. Hơn nữa, chợ quê Việt Nam còn là nơi giao duyên, hò
hẹn, tâm tình của những đôi trai gái vì chợ xưa không họp thường xuyên như
bây giờ mà phải lâu lâu mới có phiên. Chợ còn là nơi sinh hoạt văn hóa cộng
đồng (chiếu phim, biểu diễn văn nghệ, lễ hội...). Chợ Việt truyền thống đã đi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN1




vào tác phẩm dân gian, thơ, họa... và trong sâu thẳm kí ức của những người đã
gắn bó với chợ quê.
Ngày nay, cùng với quá trình thực hiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường, mạng lưới chợ ở nước ta phát triển khá nhanh, đã góp phần mở rộng
giao lưu hàng hóa, phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống
của nhân dân.
Bình Liêu là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng
Ninh, nơi có 6 xã biên giới giáp khu Phòng Thành - thành phố Cảng Phòng
Thành và huyện Ninh Minh, thành phố Sùng Tả (Quảng Tây - Trung Quốc),
nơi có khá đông các dân tộc anh em cùng sinh sống nên có không ít các đặc
trưng văn hóa đặc sắc, trong đó có chợ. Với tính chất là điểm tập trung, nơi tiếp
xúc, trao đổi các nhu cầu trong đời sống hàng ngày, chợ của đồng bào các dân
tộc Bình Liêu có các hình thái độc đáo gắn với đặc trưng miền sơn cước và chợ
vùng biên. Từ các phiên chợ ở vùng cao Bình Liêu đã thu hút rất nhiều sự chú
ý, quan tâm, thú vị không chỉ đối với người trong nước mà còn đối với các du

khách nước ngoài. Chợ ở Bình Liêu không đơn thuần là nơi mua bán mà còn là
nơi tập trung nhiều sắc thái văn hóa đặc sắc của miền đất này.
Ngày nay, chợ bị phai nhạt không ít những nét văn hóa truyền thống
hoặc biến đổi nhiều trong quá trình đô thị hóa. Do đó, tìm hiểu về chợ ở huyện
Bình Liêu là yêu cầu cấp thiết trong tình hình hiện nay.
Với những lí do trên, tôi quyết định chọn vấn đề “Mạng lưới chợ nông
thôn ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh (1986 - 2014)” làm đề tài nghiên
cứu. Thông qua đó, chúng tôi hy vọng góp phần nhỏ bé của mình vào việc tìm
hiểu một vài vấn đề về chợ truyền thống cũng như những nét văn hóa độc đáo
của đồng bào các dân tộc Bình Liêu. Từ đó chúng ta có thể hình dung được
phần nào bức tranh về nông thôn mới ở Bình Liêu hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mặc dù các công trình nghiên cứu về đề tài chợ và văn hoá chợ rất phong
phú, song cho đến nay, hầu như chưa thấy một công trình nào viết về mạng lưới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN2




chợ ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) một cách đầy đủ, rõ nét. Tuy nhiên, các
nguồn tài liệu ở những lĩnh vực và khía cạnh nào đó cũng đã có tác dụng phục
vụ cho đề tài của chúng tôi và các tài liệu cũng đã ít nhiều nhắc đến các địa
danh của huyện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Cuốn “Địa chí Quảng Ninh” (tập 1), Tỉnh ủy - UBND tỉnh Quảng Ninh
đã khái quát toàn bộ các vấn đề về địa lí, lịch sử - văn hóa - xã hội của huyện
Bình Liêu, trong đó có đề cập tới hệ thống các chợ ở địa phương.
Thi Sảnh trong “Quảng Ninh miền đất những trầm tích”, đã giới thiệu
với bạn đọc về tục hát xướng (Soóng Cọ) của đồng bào Sán Chỉ, một nét văn
hóa độc đáo trong phiên chợ vùng cao Bình Liêu.
Tháng 11 năm 2000, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bình Liêu biên soạn

và xuất bản cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Bình Liêu 1945 - 2000” nói về
phong trào đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân các dân tộc Bình Liêu
từ cách mạng tháng Tám 1945. Mặc dù cuốn sách không đề cập đến vấn đề chợ
và mạng lưới chợ ở đây nhưng cũng đã cung cấp một số nguồn tư liệu quan
trọng cho đề tài về lịch sử hành chính, vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên...
Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu, tác phẩm, bài viết về chợ Việt
Nam của một số tác giả cũng được chúng tôi tiếp cận, tham khảo trong quá
trình nghiên cứu đề tài:
Những nghiên cứu đầu tiên về chợ và mạng lưới chợ ở Việt Nam phải kể
đến tác giả Nguyễn Đức Nghinh với các bài viết: “Chợ Chùa ở thế kỉ XVII”
(1979), “Chợ làng, một nhân tố củng cố mối liên hệ dân tộc” (1981)... đăng
trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử đã cung cấp nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu
về hoạt động của các chợ làng và vai trò của nó trong sự phát triển kinh tế - xã
hội, văn hóa ở nông thôn Việt Nam thời kì phong kiến và cận đại.
“Chợ làng trước cách mạng tháng Tám (thử nghiệm nghiên cứu trên địa
bàn huyện đồng bằng” (1981) của tác giả Nguyễn Đức Nghinh, Trần Thị Hòa.
Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả này thì trước Cách mạng tháng Tám
1945, ở vùng Bắc Bộ cứ khoảng 7km (khoảng 3 - 6 làng) thì có một chợ. Chợ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN3




làng có vai trò đặc biệt quan trọng. Như vậy, hệ thống chợ làng khá dày đặc,
chứng tỏ nền kinh tế hàng hóa được mở rộng. Mạng lưới chợ làng đã tạo nên
mối liên hệ kinh tế giữa các địa phương và trong phạm vi toàn quốc. Chợ đã trở
thành một phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế ở nông thôn.
Công trình “Mạng lưới chợ ở Thăng Long - Hà Nội trong những thế kỉ
XVII- XVIII- XIX” của tác giả Nguyễn Thừa Hỷ (1993) đã khái quát về mạng
lưới chợ, các hoạt động buôn bán tại chỗ, các tuyến buôn bán liên vùng và buôn

bán với nước ngoài ở Thăng Long từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX.
Một số cuốn sách viết về làng xã Việt Nam như “Về một số làng buôn ở
Đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ XVIII - XIX” (1993) của tác giả Nguyễn Quang Ngọc
nghiên cứu về mô hình làng buôn, một loại làng mà trong khoảng thời gian
hàng mấy thế kỉ đại đa số dân làng lấy việc buôn bán làm nghiệp chính, cuốn
sách đã khái quát tình hình kinh tế thương nghiệp và các hoạt động buôn bán ở
các chợ vùng nông thôn Đồng bằng Bắc Bộ; hay “Làng xã Việt Nam một số
vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội” (2001) của tác giả Phan Đại Doãn đã khẳng
định chợ chính là mắt xích quan trọng trong kết cấu kinh tế - xã hội nông thôn,
chợ có sức sống bền lâu trong cộng đồng cư dân
Tác giả Lê Thị Mai trong cuốn sách “Chợ quê trong quá trình chuyển
đổi” (2004) đã tập trung nghiên cứu sự chuyển đổi của chợ quê ở vùng lưu vực
sông Hồng cũng như phân tích vai trò của chợ quê trong đời sống kinh tế làng
xã, đặc biệt là giai đoạn chuyển sang kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập. Sự
chuyển mình mạnh mẽ của chợ quê trở thành phố chợ, thành các trung tâm
thương mại, dịch vụ hay các trung tâm kinh tế. Đồng thời tác giả cũng nghiên
cứu điểm qua một số nét về chợ ở trung du.
Một số công trình luận văn Thạc sĩ của các học viên Khoa Lịch sử,
Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên trong những năm gần đây
như: “Mạng lưới chợ ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn (1986 - 2010)” của Đào
Minh Thảo (2012), “Mạng lưới chợ nông thôn ở miền Tây Cao Bằng trước
năm 1945” của Nông Văn Quân (2013)... đã khái quát về mạng lưới chợ nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN4




thôn ở các tỉnh Bắc Cạn, Cao Bằng cũng như vai trò của chợ trong đời sống
kinh tế - xã hội và văn hóa nơi đây.
Như vậy, nghiên cứu “Mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Bình Liêu, tỉnh

Quảng Ninh (1986 - 2014)” có lẽ không chỉ là đề tài mới mẻ đối với chúng tôi
mà còn là một “mảnh đất” chưa được ai khai thác. Chính vì vậy, tôi quyết định
chọn vấn đề này làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi và nội dung nghiên cứu của đề tài
- Mục đích: Nghiên cứu mạng lưới chợ nông thôn ở Bình Liêu góp phần
nhận biết các nhu cầu ngày càng cao về đời sống vật chất và tinh thần của
người dân ở vùng đất này. Đồng thời phác họa được phần nào bức tranh văn
hóa đặc sắc về chợ của đồng bào các dân tộc Bình Liêu. Qua đó góp phần hoàn
thiện kiến thức cho bản thân.
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mạng lưới
chợ nông thôn ở huyện Bình Liêu của tỉnh Quảng Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Đề tài giới hạn trong phạm vi huyện Bình Liêu
(tỉnh Quảng Ninh) theo địa danh lãnh thổ hiện nay gồm 07 xã và 01 thị trấn.
Phạm vi thời gian: Từ 1986 đến 2014.
- Nội dung nghiên cứu: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, đặc điểm
kinh tế - xã hội của huyện Bình Liêu. Nội dung chính cần làm rõ là hệ thống
chợ cùng đặc điểm, hoạt động của các chợ; vai trò của chợ đối với sự phát triển
kinh tế, xã hội, văn hóa ở Bình Liêu.
4. Nguồn tƣ liệu của đề tài
- Tư liệu chung: Đại Nam nhất thống chí, Đồng Khánh địa dư chí, Lịch
triều hiến chương loại chí, Đại cương lịch sử Việt Nam, Dư địa chí, Đất nước
Việt Nam qua các đời...
Các tác phẩm viết về chợ nói chung đã xuất bản, các bài viết đăng trên
các tạp chí: Tạp chí nghiên cứu lịch sử, Tạp chí nghiên cứu kinh tế...
- Tư liệu lịch sử địa phương: Địa chí Quảng Ninh; Lịch sử Đảng bộ
huyện Bình Liêu; Quy hoạch phát triển hệ thống chợ tỉnh Quảng Ninh đến năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN5





2010, định hướng đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
huyện Bình Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030...
- Nguồn tư liệu thực địa, điền dã: Các tài liệu truyền miệng, thơ ca, các
lễ hội truyền thống của địa phương...
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử, phương
pháp lôgic kết hợp với phương pháp khảo sát điền dã. Ngoài ra, còn sử dụng
các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp. Đặc biệt chú ý hơn đến phương
pháp khảo sát thực tế tại các chợ ở địa phương.
6. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu có đề cập đến huyện Bình Liêu về các
vấn đề: Địa lí, dân cư, lịch sử - văn hóa - xã hội, tình hình kinh tế... luận văn
giới thiệu một cách có hệ thống về mạng lưới chợ ở huyện Bình Liêu, tỉnh
Quảng Ninh từ năm 1986 - 2014.
Luận văn sẽ góp thêm tư liệu về các hoạt động kinh tế và đời sống văn
hóa của đồng bào các dân tộc miền núi huyện Bình Liêu. Nội dung của luận
văn sẽ là tài liệu bổ ích cho việc học tập và giảng dạy lịch sử địa phương ở
trường phổ thông.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung được chia làm 3
chương, gồm:
- Chương 1: Khái quát về huyện Bình Liêu.
- Chương 2: Mạng lưới chợ nông thôn ở Bình Liêu từ năm 1986 đến năm 2014.
- Chương 3: Vai trò của chợ nông thôn đối với sự phát triển kinh tế, xã
hội và văn hóa ở Bình Liêu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN6





Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BÌNH LIÊU
1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lí
Bình Liêu xưa thuộc châu Tiên Yên của phủ Hải Ninh, tỉnh Quảng Yên.
Sách “Đại Nam nhất thống chí” chép: “Châu Tiên Yên: ở cách phủ 114 dặm về
phía tây, đông tây cách nhau 84 dặm, nam bắc cách nhau 120 dặm; phía đông
đến địa giới châu Vạn Ninh 25 dặm, phía tây đến địa giới huyện Hoành Bồ phủ
Sơn Định 59 dặm, phía nam đến biển 19 dặm, phía bắc đến địa giới 2 huyện
Yên Bác và Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn và địa giới động Tư Lang châu Thượng
Tư nước Thanh 81 dặm…” [32, tr. 14].
Nay Bình Liêu là một huyện biên giới miền núi nằm ở phía Đông Bắc
của tỉnh Quảng Ninh, có tọa độ địa lí từ 21026’15” đến 21039’50” vĩ độ Bắc và
107016’20” đến 107035’50” kinh độ Đông.
Bình Liêu cách thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 108 km. Phía Đông
giáp huyện Hải Hà (Quảng Ninh), phía Tây giáp huyện Đình Lập (Lạng Sơn),
phía Nam giáp huyện Tiên Yên, Đầm Hà (Quảng Ninh), phía Bắc có tuyến biên
giới dài 42,999 km giáp khu Phòng Thành - thành phố Cảng Phòng Thành và
huyện Ninh Minh thành phố Sùng Tả (Quảng Tây - Trung Quốc) với khu Kinh
tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn, đây là cầu nối giao lưu kinh tế - thương
mại giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh với khu Phòng Thành
- thành phố Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Với cấu trúc địa hình đa dạng của miền núi cao thuộc cánh cung bình
phong Đông Triều - Móng Cái, địa hình ở đây có xu hướng thấp dần từ Đông
Bắc xuống Tây Nam, có một số đỉnh núi cao trên 1000m như đỉnh Cao Ba
Lanh (1.113m), đỉnh Cao Xiêm (1.330m). “Đại Nam nhất thống chí” và

“Đồng Khánh địa dư chí” đã ghi chép về một số ngọn núi ở đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN7




Núi Ma Đao: “Ở xã Lục Hồn, phía Tây Bắc đến Tiên Yên, rất cao dốc,
lại đối với núi Nẫm Sơn, núi Khâu Ca, đều giáp châu Thượng Tư nước Thanh,
có ải” [33. Tr.30].
Núi Long Tu: “Ở phía Tây châu Vạn Ninh, chỗ phân giới của hai châu
Tiên Yên và Vạn Ninh, dưới có khe là chỗ phát nguyên của một nhánh sông
Phong Dụ, gần đấy có núi Trạc Sơn, có đường đi” [33, tr.30].
Núi Phong Lậu: “Ở địa phận xã Hoành Mô, dưới núi có hang, gió thổi rất
mạnh, người không thể đứng vững được trước gió.”
Núi Khưu Ca: “Ở địa phận xã Tình Húc. Eo núi có ải, là chỗ giáp giới
châu Thượng Tư tỉnh Quảng Tây nước Thanh”…
Địa hình ở đây xưa kia rất hiểm trở, núi non trùng điệp, ải nối tiếp nhau:
Ải Bắc Cương: “Ở địa phận xã Hoành Mô, giáp giới châu Thượng Tư
phủ Nam Ninh tỉnh Quảng Tây nước Thanh; là đường hai bên nam bắc qua lại
nên không đặt đồn phòng thủ”. Các ải bên dưới cũng như thế.
Ải Quỷ Ma: “Ở địa phận xã Hoành Mô”.
Ải Đối Nẫm: “ Ở địa phận xã Đồng Văn”.
Ải Na Đương: “Ở địa phận xã Đồng Tâm”.
Ải Ma Đao: “Ở địa phận xã Lục Hồn”.
Ải Khưu Ca: “Ở địa phận xã Tình Húc” [40, tr.443].
Ngày nay, cấu trúc địa hình Bình Liêu cũng phân dị bị chia cắt mạnh, có
thể khái quát thành 3 tiểu vùng:
- Tiểu vùng núi thấp và trung bình Tây Bắc sông Tiên Yên: Độ cao trung
bình trên 600m, gồm phần nửa các xã Vô Ngại, Tình Húc, Lục Hồn, Đồng
Tâm, Hoành Mô. Địa hình bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều dãy hướng núi, có

nhiều đỉnh núi cao 800 - 1000m dọc trên đường biên giáp Trung Quốc. Độ dốc
bình quân khoảng 300. Đất đai bị xói mòn, rửa trôi khá mạnh, phần lớn là đồi
trọc hoặc cây lùm bụi, cỏ tranh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN8




- Tiểu vùng núi thấp và núi trung bình Đông Nam: Độ cao trung bình
khoảng 600 - 700m, độ dốc bình quân khoảng 25 - 280, gồm các xã Đồng Tâm,
Lục Hồn, Tình Húc. Đặc điểm của cấu trúc địa hình khá phức tạp, tạo thành các
dãy núi lớn có nhiều đỉnh cao trên 1000m. Những dãy núi cao nằm trên đường
phân thủy huyện Bình Liêu với huyện Hải Hà, Đầm Hà. Đất đai của tiểu vùng
chưa bị thoái hóa nhiều, có những điểm tương đối bằng dưới 150, có thể trồng
các loại cây đặc sản như hồi, quế, sở.
- Tiểu vùng đồi núi thấp và thung lũng ven sông Tiên Yên: Từ Đồng Văn
đến Vô Ngại theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, độ cao trung bình khoảng 300 400m, độ dốc thấp dưới 150. Tiểu vùng này chủ yếu là đồi thấp, dốc thoải,
nhiều ruộng bậc thang, chủ yếu sử dụng để sản xuất nông nghiệp.
Khí hậu đặc trưng miền núi phân hóa theo độ cao đã tạo ra những tiểu
vùng sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới: Nhiệt độ trung bình trong năm dao động
từ 180C - 280C, nhiệt độ trung bình cao nhất vào mùa hè là 320C - 360C, nhiệt
độ trung bình thấp nhất vào mùa đông là 50C - 150C. Mùa đông kéo dài và có
sương muối, độ ẩm cao. Lượng mưa hàng năm khá cao, bình quân từ 2000 2600mm/ năm nhưng không điều hòa, hình thành hai vùng mưa. Sườn đông các
dãy núi có lượng mưa nhiều hơn, thường lớn hơn 2100mm. Sườn tây các dãy
núi có lượng mưa thấp hơn, có nơi xuống dưới 1400mm. Mưa ở Bình Liêu
được phân thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài trong 5 tháng từ tháng 5 đến
hết tháng 9, mưa tập trung chiếm đến 75 - 80% tổng lượng mưa cả năm, tháng
có lượng mưa lớn nhất là tháng 7 và tháng 8. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4
năm sau, lượng mưa chỉ chiếm từ 20 - 25% tổng cả năm, tháng mưa ít nhất là

tháng 12 và tháng 1.
Sách “Đồng Khánh địa dư chí” ghi chép: “Bốn mùa thì lạnh rét đến quá
nửa. Duy mùa hè khoảng tháng 5, tháng 6 thì nóng nực, khí đất bốc cao, phần
nhiều gây ra khô nóng… Khí lam chướng khá nặng, những người hay tiếp xúc
phần nhiều bị sốt rét” [40, tr.444].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN9




1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
Bình Liêu có nhiều sông suối nhỏ, ngắn và dốc hội tụ chảy tập trung vào
sông Tiên Yên, bắt nguồn từ vùng biên giới Việt - Trung, chảy theo hướng
Đông Bắc - Tây Nam, có độ dốc lớn, khúc khuỷu, nhiều thác ghềnh, sự phân
phối dòng chảy không đều trong năm. Một số con sông được ghi vào sử sách:
Sông Phong Dụ: “Ở phía Đông châu, có 3 nguồn: một từ khe núi Nẫm
Thủy nước Thanh chảy về phía Tây Nam, một từ núi Bắc Cương chảy về phía
Tây Nam, một từ khe núi Long Tu chảy về phía Đông Nam, đều đến xã Hoành
Mô mà hợp nhau, qua các xã và phố Đồng Tâm, Lục Hồn, Bình Liêu đến xã Vô
Ngại có sông Báo Chi từ khe núi xã Bác Lãng ở phía Tây đến đổ vào, lại chảy
về phía Nam qua xã Phong Dụ, đến xã Hải Lãng thì hợp với hai sông Thác
Than và Ba Chẽ gọi là sông Tam Trĩ, đổ ra cửa Tiên Yên. Xét sông này từ xã
Phong Dụ trở lên thì trong sông có nhiều đá khó đi thuyền” [33, tr.34].
Sông Tiên Yên: “… Sông có 3 nguồn: một từ các khe nhỏ ở vùng núi
huyện Yên Bác tỉnh Lạng Sơn chảy xuống. Một nguồn từ địa giới châu Lộc
Bình tỉnh Lạng Sơn chảy qua các xã Kiên Mộc, Định Lập, hợp dòng với sông
Trĩ Viện, thẳng đến đổ vào sông Thác Than. Một nguồn từ các khe nhỏ ở vùng
núi phủ Hải Ninh, chuyển về phía tây bắc, đến địa phận tổng Kiến Diên hợp
dòng với các khe nhỏ, chảy đến xã Phong Dụ rồi xuôi xuống” [40, tr.442].
Về đất đai, với diện tích đất tự nhiên 47.510,05 ha, tính đến năm 2013

huyện đã đưa vào sử dụng 40.593,28 ha, chiếm 85,44% diện tích đất tự nhiên,
bao gồm đất nông nghiệp 38.950,62 ha chiếm 81,98% diện tích đất tự nhiên và
đất phi nông nghiệp chiếm một diện tích nhỏ 1.642,66 ha được sử dụng chủ yếu
vào mục đích xây dựng công trình dân sinh, đường giao thông, công trình thủy
lợi… Ngoài ra còn một diện tích lớn đất chưa sử dụng 6.916,77 ha, chiếm
14,56% diện tích tự nhiên. Trong đó có đến 99,34% đất chưa sử dụng của Bình
Liêu là đất đồi núi bạc màu, có độ dốc lớn, bị chia cắt và xa khu dân cư, điều
này sẽ gây nhiều khó khăn cho huyện trong việc mở rộng thêm diện tích đất sản
xuất nông nghiệp giai đoạn tiếp theo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN10




Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Bình Liêu năm 2013
Chỉ tiêu
Diện tích
Đất nông nghiệp:
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp có rừng
Rừng sản xuất
Rừng phòng hộ
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp:
Đất ở

Đất ở đô thị
Đất ở nông thôn
Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Đất quốc phòng, an ninh
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
Đất chƣa sử dụng:
Đất bằng chưa sử dụng
Đất đồi núi chưa sử dụng

Tổng số (ha)
47.510,05
38.950,62
4.248,33
3.555,16
1.529,11
1.725,00
693,17
34.683,78
20.159,41
14.524,37
14,51
4,00
1.642,66
144,26
27,28
116,98
527,80
5,76
76,87

62,93
6.916,77
45,31
6.871,46

Cơ cấu (%)
100
81,98
8,94
7,48
3,22
3,63
1,46
73,00
42,43
30,57
0,03
0,01
3,46
0,30
0,06
0,25
1,11
0,01
0,16
0,13
14,56
0,10
14,46
[51, tr.132]


Bình Liêu là huyện tương đối nghèo khoáng sản. Huyện có một mỏ vàng
hàm lượng thấp, trữ lượng ít ở dọc biên giới Việt - Trung; chì, kẽm ở Ngàn
Phe; đá hoa cương dọc trên dãy núi Cao Xiêm chạy dài từ xã Đồng Văn đến xã
Húc Động nhưng chưa có khả năng khai thác. Ngoài ra Bình Liêu còn có khối
lượng cát, đá, sỏi ở dọc sông Tiên Yên với độ dài hơn 60 km; mỏ cao lanh ở xã
Vô Ngại, Đồng Tâm...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN11




Tài nguyên du lịch ở đây khá phong phú, Bình Liêu có nhiều điều kiện
để phát triển du lịch văn hóa - lễ hội, du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng
gắn với các trung tâm du lịch lớn. Với phong cảnh miền núi tươi đẹp: cánh
đồng bậc thang, rừng hồi rừng quế thơm ngát, hoa sở trắng, suối reo, nhà sàn
lưng đồi. Đặc sắc nhất là thác Khe Vằn ở Húc Động, thác cao gần 100m, theo
ba tầng vách núi đổ xuống trắng xóa giữa cỏ cây chen đá. Ở xã Đồng Văn, nơi
có những phiến “đá thần” ở Cao Ba Lanh vừa huyền bí vừa gợi vẻ thiêng liêng;
trên cao ngàn mét, mây bay la đà, nhìn bao quát cả một vùng biên ải với con
sông biên giới uốn lượn giữa đôi bờ thanh bình cũng là một cảnh quan đặc sắc
khiến cho Bình Liêu trở thành một điểm du lịch hấp dẫn đáng được khám phá.
1.1.4. Về giao thông vận tải
Huyện Bình Liêu chỉ có hệ thống giao thông duy nhất là đường bộ. Toàn
huyện có 249,5km đường giao thông với 55km đường nhựa, 80km đường bê
tông và 114,5km đường cấp phối. Trong đó:
- Quốc lộ 18C là trục đường huyết mạch từ Tiên Yên đến cửa khẩu
Hoành Mô dài 42 km đã được nâng cấp trải nhựa đạt tiêu chuẩn đường cấp 3
miền núi, cùng hệ thống cầu cống kiên cố, đảm bảo giao thông đi lại, vận tải
hàng hóa thông suốt.

- Đường nội thị: dài 7,5km, kết cấu mặt bê tông xi măng, nhựa. Đây là
tuyến đường chính phát triển khu dân cư đô thị, hạ tầng, dịch vụ thương mại.
- Đường liên xã: có tổng chiều dài 168km, trong đó được bê tông hóa,
nhựa hóa 66km.
Đến nay, hầu hết các đường huyết mạch, quan trọng của huyện đều đã
được đầu tư cải tạo, nâng cấp làm mới sẽ tạo điều kiện cho giao thông đi lại,
mở ra cơ hội lớn để giao lưu kinh tế trong và ngoài huyện.
Hiện nay trên địa bàn huyện có 1 bến xe ở thị trấn, 1 bãi đậu xe ở khu
cửa khẩu chính và 1 bãi đậu xe tải tại khu vực điểm thông quan về cơ bản đã
đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa của huyện trong
giai đoạn hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN12




1.2. Khái quát lịch sử hành chính huyện Bình Liêu
Bình Liêu ngày nay, dưới thời phong kiếnViệt Nam, khi Pháp chưa xâm
lược, gồm hai tổng Kiến Diên và Bác Lãng của Châu Tiên Yên thuộc phủ Hải
Ninh, tỉnh Quảng Yên.
Về châu Tiên Yên, sách “Đồng Khánh địa dư chí” chép: “Từ đời Trần
về trước là huyện Tân An; thời thuộc Minh cũng gọi là huyện Tân An thuộc
châu Tĩnh An. Đời Lê Thánh Tông đổi làm châu Tân An phủ Hải Đông đạo An
Bang. Đời Lê Trung Hưng kiêng chữ Tân (tên húy Kính Tông Lê Duy Tân,
1600 - 1619), đổi là châu Tiên Yên. Đầu triều Nguyễn vẫn gọi là châu Tiên
Yên thuộc trấn An Quảng. Từ năm Minh Mệnh 17 (1836) đặt châu Tiên Yên
thuộc phủ Sơn Định. Từ Tự Đức 3 (1850) đổi thuộc phủ Hải Ninh. Nay là vùng
Thị xã Cẩm Phả và các huyện Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ”. “Châu có 5 tổng,
gồm 42 xã, động:
1. Tổng Hà Thanh, 11 xã, động:

- Xã Đại Dực

- Xã Cẩm Phả

- Xã Hà Gián

- Xã Tam Trĩ

- Xã Đại Độc

- Động Hải Lãng

- Xã Yên Than

- Xã Hải Lãng

- Động Đại Dực

- Xã Tiên Yên

- Xã Dực Yên

2. Tổng Kiến Diên, 7 xã, động:
- Xã Kiến Diên

- Xã Đồng Tâm

- Xã Hoành Mô

- Xã Đồng Văn


- Động Đồng Tâm

- Động Hoành Mô

- Xã Đồng Phong.
3. Tổng Bác Lãng, 14 xã, động:
- Xã Bác Lãng

- Xã Điền Xá

- Xã Phong Dụ

- Xã Tình Húc

- Động Tình Húc

- Xã Hà Lũ

- Xã Châu Sơn

- Xã Vô Ngại

- Xã Lục Hồn

- Xã Bình Liêu

- Động Lục Hồn

- Động Điền Xá


- Động Hiếu Dụ

- Động Bác Lãng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN13




4. Tổng Hậu Cơ, 5 xã, động:
- Xã Định Lập

- Xã Bính Xá

- Động Định Lập

- Xã Kiên Mộc.

- Động Định Cư

5. Tổng Đồn Độ, 4 xã:
- Xã Nam Sơn

- Xã Đồn Độ

- Xã Sơn Lập

- Xã Phất Mê”.
[40, tr.435- 441].

Ngày 12/3/1883, thực dân Pháp đánh chiếm tỉnh Quảng Yên, rồi chiếm
huyện Bình Liêu, từng bước tiến hành củng cố ách thống trị của chúng. Đến
ngày 10/12/1906, phủ toàn quyền Pháp ra nghị định tách ba châu: Móng Cái,
Tiên Yên, Hà Cối khỏi tỉnh Quảng Yên, thành lập tỉnh mới Hải Ninh. Sau đó,
phủ toàn quyền Pháp ra nghị định xóa bỏ tỉnh Hải Ninh, lập đạo quan binh thứ
nhất vào ngày 14/12/1912.
Ngày 16/12/1919 (Kỷ Mùi, năm Khải Định thứ 4), Phủ toàn quyền Pháp
lại ra nghị định tách hai tổng Bình Liêu và Kiến Duyên khỏi châu Tiên Yên, lập
châu Bình Liêu gồm hai tổng Bình Liêu và Kiến Duyên. “Thời phong kiến,
Bình Liêu là hai tổng thuộc châu Tiên Yên, phủ Hải Ninh, tỉnh Quảng Yên.
Thời Pháp thuộc, lúc đầu chúng vẫn để nguyên như cũ. Sau đó, do yêu cầu
quân sự, chúng tách thành ba tổng: tổng Bình Liêu (gồm xã Tình Húc, Tình
Húc Động, Vô Ngại), tổng Kiến Duyên (gồm các xã Lục Hồn, Đồng Tâm,
Hoành Mô, Đồng Văn) và tổng Bát Trang. Đến 1895, Pháp cắt tổng Bát Trang
cho nhà Thanh, nay là Đồng Tông (Trung Quốc), và tách từ châu Tiên Yên ra
lập châu Bình Liêu. Đối chiếu với “Lược chí khu vùng tự trị” do Voòng An
Sáng biên soạn xuất bản năm 1949, tái bản năm 1952 (bản dịch) thì tổng Bát
Trang… thuộc huyện Móng Cái chứ không phải của tổng Bình Liêu và Kiến
Duyên” [2, tr.5].
Tổng Bình Liêu gồm có Thị trấn Bình Liêu, xã Lục Hồn, xã Tình Húc,
xã Vô Ngại, xã Tình Húc Động. Tổng Kiến Duyên có xã Hoành Mô, xã Đồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN14




Tâm, xã Đồng Văn và một phần cắt cho Trung Quốc năm 1893 (nay là Đồng
Tông - Nà Dài).
Đến cách mạng tháng Tám 1945, khi sĩ quan Nhật vừa rút chạy, nhân
dân Bình Liêu và binh lính đồn Bình Liêu đã nô nức chào đón Việt Minh.

Tháng 11/1945, Bình Liêu thành lập chính quyền cách mạng, châu Bình Liêu
được đổi tên thành huyện Bình Liêu. Đến năm 2000, huyện Bình Liêu có 1 thị
trấn (thị trấn Bình Liêu) và 7 xã là: Tình Húc, Húc Động, Vô Ngại, Đồng Tâm,
Hoành Mô, Đồng Văn và Lục Hồn [2, tr.6]. Các đơn vị hành chính này tồn tại
nguyên như vậy cho đến ngày nay. Trong đó có 6/8 xã biên giới (Đồng Văn,
Hoành Mô, Đồng Tâm, Lục Hồn, Tình Húc, Vô Ngại). Thị trấn Bình Liêu là
huyện lỵ, trung tâm chính trị và hành chính của huyện. Toàn huyện có 104
thôn, bản, khu phố.
1.3. Các thành phần dân tộc
Là một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Quảng Ninh, dân cư sống thưa
thớt, Bình Liêu là huyện có tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống cao nhất
của tỉnh, và cũng thuộc nhóm huyện có tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao nhất
cả nước. Dân số huyện Bình Liêu theo thống kê cho đến ngày 31/12/2014 là
30.866 người, gồm 10 thành phần dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 5 dân tộc
chính (Tày, Dao, Sán Chỉ, Kinh, Hoa) và một số ít tộc người khác (Nùng, Sán
Dìu, Thái, Mường, Cao Lan). Dân tộc thiểu số chiếm gần 96% dân số, chủ yếu
là dân tộc Tày.
Bảng 1.2: Các thành phần dân tộc huyện Bình Liêu năm 2014
STT
1
2
3
4
5
6

Dân tộc
Tày
Dao
Sán Chỉ

Kinh
Hoa
Các dân tộc khác (Nùng, Sán Dìu,
Thái, Mường, Cao Lan)
Tổng cộng

Số ngƣời
15.821
8.647
4.754
1.459
137

Tỉ lệ (%)
51,26
28,01
15,40
4,73
0,44

48

0,16

30.866

100
[4]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN15





Dân cư huyện Bình Liêu chủ yếu là dân bản địa, định cư từ lâu đời, dân
di cư từ miền xuôi lên rất ít, chỉ chiếm khoảng hơn 3% dân số. Vì vậy, cộng
đồng các dân tộc trên địa bàn huyện đã hình thành nên một bản sắc văn hóa đặc
sắc lâu đời với nhiều giá trị văn hóa được lưu giữ, phát huy như: Hát Then của
người Tày, Hội Soóng Cọ của người Sán Chỉ, ngày lễ kiêng gió của đồng bào
Dao, lễ hội Đình Lục Nà, chợ phiên… Đồng bào các dân tộc ở đây có ý thức tự tôn
dân tộc rất cao, thể hiện rõ trong việc gìn giữ tiếng nói, trang phục truyền thống, các
phong tục tập quán tốt đẹp và các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian của dân tộc
mình. Các dân tộc có sự giao thoa và ảnh hưởng lẫn nhau về phong tục, tập quán
sản xuất, sinh hoạt văn hóa, làm cho đời sống văn hóa ở Bình Liêu có nhiều mảng
màu, sắc thái khác nhau.
Sách “Đồng Khánh địa dư chí” chép: “Người Mán, người Nùng ở chung
vùng, nhà ván, nhà đất xen nhau. Tập tục người dân chất phác, chăm chỉ việc
nông. Người Nùng thì tự mình dè sẻn, khắc khổ mà kính trọng bạn bè. Người
Mán thì ghét ăn ghét mặc mà hết sức thành tâm với các tiết lạp quanh năm.
Đêm trừ tịch giết lợn gà tế tổ tiên, cùng nhau ca hát. Mâm cỗ có nhiều món. Tết
Nguyên Đán đi lại chúc mừng nhau rồi cùng ngồi ăn uống. Đầu năm chưa động
thổ thì người đi đêm không dám đốt đuốc, trời mưa không dám đội nón. Ngày
tốt tất cả nam nữ trong làng rủ nhau ra chỗ gò đất chăng dây đấu vật, tiếng hò
reo râm ran suốt ngày. Tết Đoan Ngọ lấy lá bồ ngải cùng nhiều thứ lá khác làm
chè uống, ủ rượu bồ để cúng thần nhà. Tiết thanh minh làm lễ đạp thanh tảo
mộ. Tiết Đông chí soạn cỗ cúng tổ tiên. Các xã Châu Sơn, Hà Lũ, Vô Ngại,
Lục Hồn, Điền Xá, Hiếu Dụ, Bình Liêu phần nhiều là thổ dân nơi rừng lũng, ở
nhà sàn lán tre. Cha mẹ sau khi chết gọi là ma Bụt, dựng riêng lều nhỏ ở ngoài
nhà cho mỗi ma một lều. Mỗi năm đến Tết Nguyên Đán chủ nhà ăn chay, đưa
nõn chuối và bánh chay đến trước lều làm lễ dâng cúng” [40, tr.444].

Qua cách miêu tả về phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu
số ở trên, ta thấy các dân tộc tuy sống chung trên một địa bàn nhưng mỗi tộc
người lại có nét văn hóa riêng. Tuy nhiên phần lớn họ đều sống rất lạc hậu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN16




Về nguồn gốc tộc người, có thể khẳng định rằng, các dân tộc thiểu số
ngày nay có mặt trên đất Quảng Ninh nói chung và Bình Liêu nói riêng phần
lớn có nguồn gốc từ phương Bắc. Họ đến đây bằng nhiều con đường, từ nhiều
địa phương với các mốc thời gian khác nhau từ rất xa xưa nhưng đều chung
mục đích tìm kế sinh nhai và tìm chốn nương thân, tránh sự áp bức bóc lột, truy
lùng của các vương triều, các thế lực mỗi khi có những biến động về chính trị,
khởi nghĩa hoặc xung đột tộc người mà họ thuộc thân phận những kẻ thất bại.
Ngày nay ở Bình Liêu, đồng bào Tày chiếm hơn một nửa dân số của
huyện và đây cũng là nơi người Tày cư trú đông nhất tỉnh Quảng Ninh. Người
Tày sống tập trung thành bản làng ở những vùng thấp, trong những thung lũng
hẹp, cạnh sông suối hoặc đường quốc lộ, thuận tiện cho việc canh tác lúa nước
như ở xã Tình Húc, Lục Hồn, Vô Ngại và thị trấn Bình Liêu. Người Tày Bình
Liêu là người bản địa. Trong suốt chặng đường phát triển lâu dài của dân tộc
mình, người Tày ở Bình Liêu được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau:
Người Tày bản địa (người Thổ) chiếm đa số; người Tày là gốc Kinh do người
Kinh lên cư trú ở vùng của người Tày lâu đời bị người Tày đồng hóa, đó là bộ
phận quan lại, binh lính, là người từ miền xuôi lên Bình Liêu tìm kế sinh nhai
hay những người lánh nạn; bộ phận nữa là những người Tày gốc Choang, Tày,
Thái, Nùng từ các nước Bách Việt xưa thiên di sang, trong quá trình cộng cư
lâu dài với người Tày bản địa đã được Tày hóa vì sự tương đồng về ngôn ngữ
và văn hóa gốc. “Người Thổ từ Quảng Tây - Trung Quốc phiêu bạt sang đã
nhiều đời, quây quần tại Bình Liêu, các miền chân núi màu mỡ thuộc Tiên Yên,

vùng sâu cuối sông Ba Chẽ thuộc Đình Lập…” [43, tr.388].
Hoạt động kinh tế chủ yếu của người Tày là nông nghiệp. Ngoài ra, họ
còn buôn bán, làm các nghề thủ công như dệt thổ cẩm, đan lát, nghề mộc và
khai thác lâm thổ sản. Hoạt động văn hóa tinh thần của người Tày khá phong
phú với hội Au Pò (cơm mới) vào dịp rằm tháng ba Âm lịch và đặc biệt là nghi
lễ then cổ, một nét văn hóa rất riêng và độc đáo của người Tày Bình Liêu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN17




×