Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Thiết kế xây dựng khóa học trực tuyến về mối liên hệ giữa Toán đại học và Toán phổ thông (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––

LƯU TRƯỜNG SINH

THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN
VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA TOÁN PHỔ THÔNG VÀ
TOÁN ĐẠI HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN- 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––

LƯU TRƯỜNG SINH

THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN
VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA TOÁN PHỔ THÔNG VÀ
TOÁN ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Người hướng dẫn khoa học: GS.TS BÙI VĂN NGHỊ

THÁI NGUYÊN- 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là sự nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của
GS.TS. Bùi Văn Nghị, các tài liệu tham khảo trong luận văn là trung thực.
Luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào.

Tác giả

Lưu Trường Sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
i




LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ban Giám hiệu,
Ban chủ nhiệm khoa Toán - Tin, Phòng sau đại học, các thầy cô trong tổ bộ
môn Phương pháp giảng dạy Toán trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã tạo
điều kiện, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn

Em xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt sâu sắc đến GS. TS Bùi Văn Nghị,
người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban giám
hiệu, tổ Toán THPT Chu Văn An Thái Nguyên đã hết lòng giúp đỡ tác giả
trong quá trình thực nghiệm sư phạm tại trường.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, tới những người
thân, bạn bè đồng nghiệp cũng như bạn bè trong nhóm Lý luận và Phương pháp
dạy học bộ môn Toán K21 đã tận tình giúp đỡ, cổ vũ, động viên tác giả trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Tác giả

Lưu Trường Sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ii




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................................... iii
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ........................................ iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................. v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 2
3. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 2

4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
5. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................ 4
1.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Toán............................. 4
1.2. Khóa học đại trà trực tuyến mở - MOOC ..................................................... 5
1.2.1. Một số khái niệm liên quan ....................................................................... 5
1.2.2. Một số tính chất của khóa học đại trà trực tuyến mở ................................ 6
1.2.3. Giao diện trang web của MOOC ............................................................... 7
1.2.4. Các lợi ích cụ thể của một khóa học MOOC............................................. 8
1.2.5. Các thách thức với MOOC ........................................................................ 9
1.2.6. Các bài thi trong MOOC ......................................................................... 10
1.2.7. Lịch sử phát triển ..................................................................................... 11
1.2.8. Cách tham gia đăng kí một khóa học trực tuyến ..................................... 13
1.3. Một số thực tiễn về ứng dụng CNTT nói chung và khóa học trực tuyến
MOOC nói riêng ................................................................................................ 16
1.4. Kết luận chương 1....................................................................................... 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iii




Chương 2: THIẾT KẾ KHOÁ HỌC TRỰC TUYẾN VỀ KỸ NĂNG
CHỨNG MINH BẤT ĐẲNG THỨC DỰA VÀO SỰ CHUYỂN HÓA
TỪ TRI THỨC TOÁN ĐẠI HỌC VÀ TOÁN PHỔ THÔNG .................... 22
2.1. Giới thiệu khóa học .................................................................................... 22
2.1.1. Mục tiêu khóa học ................................................................................... 22
2.1.2. Thời gian .................................................................................................. 22
2.1.3. Đối tượng tham gia khóa học .................................................................. 22

2.1.4. Tóm tắt nội dung khóa học ...................................................................... 22
2.1.5 Phương pháp kiểm tra đánh giá ................................................................ 23
2.2. Nội dung khóa học ...................................................................................... 23
2.3. Đề xuất quy trình thiết kế khóa học trực tuyến .......................................... 42
2.4. Thiết kế khóa học đại trà trực tuyến mở về kỹ năng chứng minh bất
đẳng thức............................................................................................................ 44
2.4.1. Xây dựng trang web ................................................................................ 44
2.4.2. Nội dung khóa học ................................................................................... 52
2.5. Kết luận chương 2....................................................................................... 71
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................... 73
3.1. Mục đích, nội dung, tổ chức và phương pháp thực nghiệm sư phạm ........ 73
3.1.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 73
3.1.2. Nội dung thực nghiệm ............................................................................. 73
3.1.3. Phương pháp thực nghiệm ....................................................................... 73
3.1.3. Tổ chức thực nghiệm ............................................................................... 73
3.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ..................................................... 74
3.2.1. Phân tích định tính ................................................................................... 74
3.2.2. Phân tích định lượng ................................................................................ 77
3.2.3. Đề kiểm tra thực nghiệm ......................................................................... 78
3.2.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm .................................................. 79
3.3. Kết luận chương 3....................................................................................... 82
KẾT LUẬN....................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 84
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv




BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Thứ tự

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

BĐT

Bất đẳng thức

2



Cao đẳng

3

CM

Chứng minh

4

CMR

Chứng minh rằng


5

ĐH

Đại học

6

ĐPCM

Điều phải chứng minh

7

GY

Gợi ý

8

ND1

Nội dung 1

9

ND2

Nội dung 2


10

THPT

Trung học phổ thông

11

VD

Ví dụ

12

VT

Vế trái

13

VP

Vế phải

14

HĐDH

Hoạt động dạy học


15

CNTT

Công nghệ thông tin

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv




DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Sự đánh giá của giáo viên về kiến thức xây dựng trong khóa học ...... 79
Biểu đồ 3.2. Sự đánh giá của học sinh về kiến thức xây dựng trong khóa học ......... 79
Biểu đồ 3.3. Sự đánh giá mức độ kiến thức của giáo viên và học sinh ............. 80
Biểu đồ 3.4. Sự đánh giá tính khả thi của đề tài ................................................ 81
Biểu đồ 3.5. Kết quả bài kiểm tra ...................................................................... 81

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
v




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nâng cao chất lượng dạy học nói chung, chất lượng dạy học môn Toán
nói riêng đang là yêu cầu cấp bách đối với ngành giáo dục nước ta hiện nay.
Chúng ta đang sống và làm việc trong xã hội có công nghệ thông tin phát triển

nhanh như vũ bão. Cứ sau một thời gian ngắn, khối lượng kiến thức lại tăng lên
gấp bội. Đồng thời, cuộc sống đòi hỏi con người không ngừng mở rộng sự hiểu
biết, mở rộng tri thức. Để thực hiện một hoạt động nào đó, con người không
những tái hiện tri thức hiện có, sử dụng những kỹ năng sẵn có, mà còn cần
những tri thức mới, kỹ năng mới. Không một nhà trường nào có thể dạy đủ và
dạy hết tri thức cho học sinh. Để người học có thể cập nhật được tri thức của
nhân loại, hoạt động đạt hiệu quả và tiếp tục ngay cả khi không còn ngồi trên
ghế nhà trường thì cần phải được rèn luyện năng lực tự học thường xuyên.
Như vậy, quá trình sống và hoạt động của mỗi con người là quá trình con người
dần dần bước lên những bậc thang mới của sự hiểu biết. Bước đi này dễ hay
khó, cao hay thấp phụ thuộc vào khả năng tự học của mỗi người. Do đó, quá
trình dạy học hiện nay cần chú trọng và đặc biệt nhấn mạnh đến quá trình dạy
tự học và tự học, phải biến quá trình dạy học thành quá trình dạy tự học. Luật
GD VN 2005, chương II đã ghi rõ: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh; phù hợp với
đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc
theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Do đó muốn phát
triển trí sáng tạo, cần chú trọng để học sinh tự khám phá kiến thức mới, phải
dạy cho học sinh phương pháp học, mà cốt lõi là phương pháp tự học. Chính
thông qua các hoạt động tự lực, được giao cho từng cá nhân hoặc nhóm nhỏ,
tiềm năng sáng tạo của mỗi học sinh được bộc lộ và phát huy. Người giáo viên
phải đổi mới phương pháp dạy học, rèn luyện năng lực tự học cho HS để rút
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
1




ngắn thời gian học tập trên lớp mà vẫn đạt hiệu quả cao. Dạy tự học là một hình

thức dạy học hiện đại không chỉ phù hợp với đối tượng học sinh giỏi mà còn có
thể mở rộng với tất cả học sinh.
Trong thời gian qua, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin
(CNTT) và truyền thông đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt trong đời sống,
xã hội, văn hóa giáo dục. Đã có nhiều đề tài về khai thác sử dụng công nghệ
thông tin trong dạy học môn Toán. Tuy nhiên vẫn còn một số hướng vận dụng
khác có thể khai thác được. Trong luận văn này chúng tôi tập trung khai thác,
vận dụng CNTT để thiết kế một khóa học đại trà trực tuyến mở (Massive Open
Online Course- MOOC) về một chủ đề môn Toán. Khóa học sẽ giúp làm giảm
chi phí, thời gian và công sức học tập, giúp nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến
thức cho người học. Khóa học trực tuyến sẽ tạo điều kiện cho dạy học phân hóa
ở cấp độ cao, tạo cơ hội học tập cho nhiều đối tượng ở các trình độ khác nhau.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài được chọn là: “Thiết kế xây dựng
khóa học trực tuyến về mối liên hệ giữa Toán đại học và Toán phổ thông”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu là đề xuất nội dung và cách thức tổ chức một khóa
học trực tuyến mở cho học sinh giỏi về kỹ năng chứng minh BĐT dựa vào sự
chuyển hóa tri thức từ Toán ở đại học và Toán phổ thông.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
(1) Nghiên cứu lí luận về khóa học trực tuyến
(2) Thiết kế về nội dung khóa học
(3) Tìm hiểu thực trạng về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn
Toán ở trường phổ thông
(4) Thực nghiệm sư phạm: để đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của đề tài.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế một khóa đào tạo trực tuyến về kỹ năng chứng minh BĐT
dựa vào sự chuyển hóa tri thức từ Toán đại học và Toán phổ thông và triển khai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
2





một cách phù hợp với HS giỏi thì người học có tư duy, kỹ năng chứng minh
BĐT tốt hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu các tài liệu, công trình có
liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin trong môn Toán nói chung và đến
khóa học trực tuyến.
- Phương pháp điều tra- quan sát: tiến hành dùng phiếu hỏi, phiếu điều
tra từ giáo viên đến học sinh về triển khai vận dụng khóa học trực tuyến trong
thực tiễn.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: triển khai và thực hiện một số nội
dung trong đề tài vào thực tiễn nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: từ kết quả quan sát, điều tra, phỏng
vấn dựa trên một số trường hợp, khái quát hóa để có những nhận định chung.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn được chia làm
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Thiết kế khóa học trực tuyến về kỹ năng chứng minh bất
đẳng thức dựa vào sự chuyển hóa tri thức từ Toán ở đại học và Toán phổ thông
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
3





Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Toán
Thế giới hiện đại đang biến đổi một cách mạnh mẽ cùng với sự phát triển
như vũ bão của công nghệ thông tin đã khiến cho kiến thức nhân loại tăng lên
nhanh chóng. Môi trường học tập hiện nay cũng có nhiều thay đổi. Việc học
không chỉ diễn ra ở trường lớp mà còn diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau,
trong những khoảng thời gian và không gian khác nhau, những lớp học ảo bắt
đầu xuất hiện và dần trở nên phổ biến, chẳng hạn: E- learning, các khóa học
trực tuyến mở...
Xã hội hiện đại hiện nay đòi hỏi các nhà trường phải đào tạo ra những
con người tự chủ, năng động, sáng tạo, có một tư duy nhạy bén và có một năng
lực sử dụng những tri thức đó vào cuộc sống hàng ngày.
Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên cần
phải biết sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm ứng dụng trong
dạy học Toán có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học. Tuy nhiên, thực tiễn
cho thấy, hầu hết giáo viên chỉ sử dụng CNTT trong dạy học môn Toán dưới
hai hình thức: soạn giáo án và trình chiếu bài giảng trên lớp. Việc làm đó có thể
thay thế một phần việc ghi bảng của giáo viên, tiết kiệm thời gian trong việc đặt
ra những câu hỏi trong tiết dạy, những hình vẽ phức tạp...Có thể nói, GAĐT
giúp giáo viên làm giảm áp lực về mặt thời gian và công sức chuẩn bị hồ sơ
chuyên môn. Hơn nữa, việc kết hợp những hình ảnh trực quan, những video âm
thanh trong các bài soạn GAĐT sẽ làm cho HS có hứng thú hơn trong học tập
vì các giác quan được hoạt động nhiều hơn trong quá trình lĩnh hội tri thức.
Trong khi đó, một số công trình nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, có
thể ứng dụng CNTT trong dạy học nhiều hơn, chẳng hạn như:
 Sử dụng hình ảnh, các video để gợi vấn đề, gợi các tình huống tri thức;
 Tạo ra những bảng biểu để khai thác trong quá trình dạy học;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

4




 Tạo ra những hình vẽ 2D, 3D thuận lợi cho việc phát hiện, tìm kiếm mối
liên hệ giữa các đại lượng hoặc nghiên cứu sự di động trong các bài toán
quỹ tích, xác định thiết diện...
 Tạo tình huống cho học sinh phát hiện ra vấn đề, thâm nhập và khám phá
giải quyết vấn đề.
Gần đây đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu vận dụng CNTT để
thiết kế những khóa học trực tuyến khác nhau. Những khóa học này giúp người
học giảm được chi phí, thời gian và công sức. Hơn nữa, khóa học trực tuyến sẽ
tạo điều kiện cho dạy học phân hóa ở cấp độ cao hơn, tạo cơ hội học tập cho
nhiều đối tượng ở các trình độ khác nhau.
1.2. Khóa học đại trà trực tuyến mở - MOOC
1.2.1. Một số khái niệm liên quan
Khoá học đại trà trực tuyến mở Massive Open Online Course- (MOOC)
là một khóa học (Course) trực tuyến (Online) về một vấn đề nào đó, nhắm tới
số lượng lớn người tham gia trên phạm vi rộng lớn (Massive), được truy cập
miễn phí (Open) thông qua mạng Internet.

+ Khóa học: Một khóa học đặt ra phải trả lời được các câu hỏi sau:
 Mục tiêu: Cuối khóa học, người học học được cái gì? Cần đạt cái gì?
 Nội dung: Mô tả nội dung vắn tắt, đề cương chi tiết như thế nào?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
5





 Thời gian: Khóa học diễn ra trong bao lâu?
 Tổ chức khóa học: Ai là người tổ chức khóa học và ai là người tham
gia khóa học (Ghi tên theo mẫu? Phản hồi- Chấp nhận? Học phí?)
 Hình thức đánh giá khóa học bằng cách nào? (Giấy chứng nhận,
Bằng cấp...)
Mỗi một khóa học thường hướng vào những kỹ năng nhất định, chẳng
hạn: khóa học Tiếng Anh giao tiếp, khóa học về ứng xử, khóa học thuyết trình,
khóa học thiết kế Website cho người không chuyên...
+ Khóa học trực tuyến: Khóa học trực tuyến là khóa học được tích hợp
hoàn toàn thông qua một máy tính có kết nối Internet, không có lịch trình các
cuộc họp lớp trong khuôn viên trường, có thể trừ một vài kì thi cần thiết. Tham
gia một khóa học thông thường bạn có thể dùng một hoặc phối hợp những
phương thức sau: Tự học, đến trường/ lớp hoặc nhờ người khác hướng dẫn,
giúp đỡ. Vậy, một khóa học trực tuyến có khác E- learning hay không?
E- learning là học tập với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Nội dung
học tập trong E- learning có thể ngắn, dài tùy theo; có thể là một bài, một
chuyên đề, cũng có thể là một khóa học, một cấp học.... Khóa học trực tuyến là
một dạng của E- learning.
1.2.2. Một số tính chất của khóa học đại trà trực tuyến mở
Trước hết là những tính chất có ngay từ tên gọi của nó: tính đại trà, tính
trực tuyến và tính mở.
 Tính đại trà (Massive): mỗi khóa học có thể thu hút hàng chục thậm
chí hàng trăm nghìn người tham dự trên toàn thế giới.
 Tính trực tuyến (Online): Dựa trên mạng Internet, không giới hạn về
thời gian, không gian.
 Tính mở (Open): Ai có điều kiện thì đều có thể tham gia.
Hầu hết các khóa học MOOC là phi tín chỉ (non- credit) và học viên sau
khi hoàn thành khóa học có thể được cấp chứng nhận. Mỗi khóa học MOOC
được dựa trên các nguyên tắc sư phạm kết nối. Ngoài tài liệu học truyền thống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
6




như video bài giảng chất lượng cao và chuyên nghiệp, bài đọc, MOOC còn
cung cấp đan xen các bài tap hay kiểm tra giúp tăng cường việc hiểu, ghi nhớ
bài và cung cấp các diễn đàn người dùng tương tác giúp xây dựng một cộng
đồng cho sinh viên, giáo sư và trợ giảng. MOOC là một phát triển gần đây
trong giáo dục từ xa mà bắt đầu xuất hiện vào năm 2012.
Nhiều khoá học MOOCs sử dụng video bài giảng, hình thức giảng dạy
cũ nhưng sử dụng một công nghệ mới. Những đòi hỏi cao trong khi thiết kế
giảng dạy tạo điều kiện cho thu thập thông tin phản hồi và tương tác quy mô
lớn. Hai cách tiếp cận cơ bản là: Xem xét ngang hàng và nhóm hợp tác (bình
đẳng và hợp tác). Thông tin phản hồi tự động thông qua mục tiêu, đánh giá trực
tuyến, ví dụ như câu đố và bài kiểm tra. Một số thiết kế giảng dạy phương pháp
kết nối người học với nhau hoặc cộng tác làm việc trên các dự án chung.
Một xu hướng mới nổi trong khoá học MOOC là việc sử dụng sách giáo
khoa phi truyền thống như tiểu thuyết đồ hoạ để cải thiện việc lưu giữ tri thức.
Những người khác xem các video và các tài liệu khác được cung cấp trên
MOOCs như là hình thức đọc sách giáo khoa. “MOOC là sách giáo khoa mới”,
theo David Finegolg của Đại học Rutgers.
1.2.3. Giao diện trang web của MOOC
Một khóa học đại trà trực tuyến mở thường gồm các khoản mục/ thực
đơn (menu) sau: Trang chủ, giới thiệu, khóa học, lịch sử, kiến thức, tin tức, liên
hệ...(xem hình minh họa)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
7





Vào trang web này, bạn có thể tìm thấy những nội dung cần thiết và quan
trọng sau đây:
 Giới thiệu về khóa học
 Lợi ích khoa học
 Cơ hội nhận được khi tham gia khóa học
 Cam kết của chúng tôi
MOOC chính là một hình thức phát triển của loại hình đào tạo từ xa. Sự
phát triển nhanh chóng của MOOC trong những năm gần đây đã khiến cho việc
học trở nên dễ dàng cho mọi người, ở mọi nơi và miễn phí.
1.2.4. Các lợi ích cụ thể của một khóa học MOOC
 Vì là khóa học trực tuyến, nên có thể tổ chức khóa học MOOC với bất
kì hệ thống nào được kết nối (ví dụ mạng Internet, mạng LAN).
 Dựa trên nền tảng MOOC nào đó, người ta có thể tổ chức lớp học
bằng bất kì ngôn ngữ nào (tất nhiên phải lưu ý ngôn ngữ mà đối tượng học viên
mục tiêu sử dụng).
 Bất kì công cụ trực tuyến nào cũng có thể được sử dụng trong khóa
học MOOC miễn là phù hợp với vùng miền của học viên hoặc học viên đã từng
được sử dụng công cụ đó.
 Vượt qua được ranh giới về thời gian và địa lý
 Khóa học có thể được tổ chức nhanh chóng.
 Nội dung khóa học có thể được chia sẻ bởi tất cả mọi người tham gia.
 Việc học được diễn ra thoải mái hơn (bớt chính quy hơn).
 Học viên có thể tiếp thu kiến thức mới không theo dự tính từ những
người tham gia chia sẻ, trao đổi những ghi chép về môn học.
 Người tham gia có thể kết nối với nhau giữa các môn học, các lĩnh
vực, các tổ chức, các công ty.

 Bạn không cần có bằng cấp gì để theo học, chỉ cần bạn mong muốn
được học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
8




 Tham dự một MOOC, bạn có thể bổ sung vào môi trường học tập suốt
đời của chính bạn cũng như các mối quan hệ của bạn.
 Bạn sẽ nâng cao khả năng học tập suốt đời vì tham dự một MOOC bắt
buộc bạn phải suy nghĩ sâu sắc về việc học hay việc tiếp thu kiến thức của
chính mình.
Như vậy, MOOC áp dụng phương pháp giảng dạy mới, nhiều hoạt động
và tương tác hơn cho học viên, và đem lại nhiều lợi ích hơn cho học viên. Học
viên trao đổi với nhau, liên kết với nhiều người hơn trong cộng đồng mạng.
Không những thế, chính các giảng viên cũng có những ích lợi qua việc nhận
được nhiều phản hồi hơn từ học viên.
1.2.5. Các thách thức với MOOC
Bên cạnh những ích lợi nêu trên, các khóa học cộng tác MOOC cũng
tiềm tàng những thách thức:
 Dễ xảy ra lộn xộn, hỗn loạn thông tin do học viên có thể tự tạo ra nội
dung của riêng họ (các bài viết, nhận xét...). Hàng nghìn lời bình luận và câu
hỏi trên diễn đàn thảo luận cũng là thách thức đối với giảng viên trong việc trả
lời hoặc trao đổi với học viên.
 MOOC đòi hỏi người dùng phải có kiến thức về công nghệ, sử dụng
được các công cụ trực tuyến, hay nói cách khác là phải có “kỹ năng mạng”tham gia, tìm kiếm và trao đổi thông tin trên mạng và tránh bị ngập bởi lượng
thông tin gần như là vô tận.
 Học viên cần đầu tư nhiều thời gian và nỗ lực nhất định, nhất là khi họ
muốn học với tốc độ cao.

 Khó khăn trong việc thay đổi các thức giảng truyền thống. Không dễ
gì thực hiện được bài giảng mà không có học viên trước mặt cũng như không
thấy phản ứng của họ. Trong các bài giảng truyền thống, tuy số lượng học viên
ít, số lượng phản hồi không nhiều bằng khóa học MOOC nhưng sự phản hồi là
tức thì theo thời gian thực (real- time).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
9




 Trong thời kì suy thoái kinh tế, sự phát triển của MOOC có thể gây
ảnh hưởng đến các khóa học thông thường của các trường đại học, nhất là các
trường danh tiếng có học phí cao.
 Khó khăn trong cách thức đánh giá hiệu quả của việc học qua MOOC,
và khả năng loại bỏ gian lận xảy ra trong các kì thi.
1.2.6. Các bài thi trong MOOC
Theo Nguyễn Ngọc Tuấn (2012, Viện Nghiên cứu cao cấp về ToánVIASM), có ba dạng hoạt động thường được tiến hành trực tuyến trong MOOC:
(1) trình bày thông tin ở dạng bài giảng hay video;
(2) tương tác để khai thác thông tin, ví dụ qua các diễn đàn trao đổi, và
(3) các bài thi, đánh giá qua các bài kiểm tra hoặc các câu hỏi
Các bài kiểm tra có lẽ là hoạt động khó tiến hành trực tuyến nhất và dạng
kì thi trực tuyến khá khác biệt so với kì thi truyền thống trong đó giám thị có
thể tiếp xúc trực tiếp với sinh viên và bài thi. Thực tế với các kì thi trực tuyến,
việc giám sát thi và vấn đề gian lận thi cử đã được quan tâm đặc biệt hơn. Hai
phương pháp thông dụng nhất của các kỳ thi MOOC là:
(1) Phương pháp thi trắc nghiệm và bài thi được chấm bằng máy tính,
(2) Phương pháp viết luận bình duyệt (peer-reviewed written assignments).
Ngoài ra phương pháp cho máy tính chấm điểm các bài tập/ bài luận cũng đang
được xây dựng. Phương pháp bình duyệt (peer review) được tiến hành dựa trên

một mẫu các câu trả lời hướng dẫn người cho điểm với mỗi câu trả lời khác
nhau thì cho bao nhiêu điểm. Mẫu hướng dẫn này không phức tạp bằng mẫu dành
cho các trợ giảng, nhưng phương pháp này giúp cho học viên học được nhiều hơn
từ việc chấm bài của học viên khác lẫn việc được chấm bởi học viên khác.
Để phục vụ việc giám sát, các kỳ thi có thể diễn ra ở các trung tâm thi
theo từng vùng (điều này có thể hạn chế số lượng học viên theo học), hoặc học
viên có thể làm bài thi tại nhà hoặc văn phòng làm việc nhưng phải sử dụng
webcam hoặc bị giám sát việc nhấp chuột và gõ bàn phím.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – 10
ĐHTN




1.2.7. Lịch sử phát triển
Trước khi Kỹ thuật số, Đào tạo từ xa xuất hiện dưới hình thức các khoá học
tương ứng, các khoá học và các hình thức phát sóng đầu tiên là của E- Learning.
Đến năm 1890 các khoá học tương ứng về các chủ đề chuyên ngành như
kiểm tra dịch vụ dân sự và tốc ký được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ. Có hơn 4
triệu người người Mỹ- nhiều hơn so với các trường đại học truyền thống tham
dự- đã được ghi danh vào các khoá học tương ứng của năm 1920, bao gồm
hàng trăm đề tài công việc theo định hướng thực tế. Tỷ lệ hoàn thành của họ là
dưới 3%.
Phát thanh là một hình thức mới trong những năm 1920 và với các
chương trình không hạn định khán giả. Đến năm 1922, Đại học New York hoạt
động trạm radio riêng của nó và có kế hoạch phát sóng thực tế tất cả các khoá
học của mình. Các trường đại học khác theo sau bao gồm Columbia, Đại học
Harvard, bang Kanas, bang Ohio, Đại học New York, Purdue, bang Wisconsin,
Utah và nhiều người khác. Học sinh đọc sách giáo khoa và lắng nghe các bài
giảng được phát sóng. Tuy nhiên, đến cuối những năm 1940 các khoá học phát

thanh hầu như biến mất tại Hoa Kỳ. Từ năm 1951, trường Đại học quốc gia
Australia đã sử dụng radio hai chiều sóng ngắn để dạy học sinh trong các lớp
học tại các địa điểm từ xa và các sinh viên có thể đặt câu hỏi cho người hướng
dẫn trực tiếp của mình.
Trong Thế chiến thứ II, phim đã được sử dụng để đào tạo học viên. Các
trường đại học cung cấp các lớp học trên truyền hình, bắt đầu từ cuối những
năm 1940 tại trường Đại học Louisville.
Tại nhiều trường đại học trong những năm 1980, các lớp học có liên
quan đến đào tạo từ xa đã cung cấp hình thức truy cập hệ thống video khép kín
cho một số sinh viên. Năm 1994, Jame J.O’Donnell của Đại học Pennsylvania
dạy một buổi hội thảo qua Internet về vấn đề sử dụng gopher, email và về cuộc
đời của Thánh Augustino thành Hippo đã thu hút hơn 500 người tham dự từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – 11
ĐHTN




khắp nơi trên thế giới. Gần đây nhất, năm 2003 Trung Quốc đã xây dựng các
khoá học để dạy cho 4 triệu học viên người Trung Quốc giúp họ có khả năng
truy cập internet thông qua đài phát thanh, web và điện thoại di động.
MOOC bắt nguồn từ năm 2008 trong trào lưu tài nguyên giáo dục mở
(Open Education Resources- OER). Nhiều khóa học ban đầu dựa trên thuyết
gắn kết nhấn mạnh rằng việc học và kiến thức được hình thành từ một mạng
lưới những liên kết. Thời kì đó nội dung khóa học được cấp theo dạng luồng tin
RSS, và học viên có thể tham gia bằng các công cụ như luồng trao đổi trên
Moodle, các bài viết trên blog, hay gặp mặt trực tuyến.
Không bao lâu sau đã hình thành các khóa học MOOC khác dựa trên nền
tảng những bài viết, những hệ thống quản lý học tập trên mạng và những cấu
trúc kết hợp hệ thống quản lý học tập trên mạng nhiều nguồn tài nguyên mở

khác trên mạng.
Mùa thu năm 2011, ĐH Stanford mở ba khóa học trực tuyến, và mỗi
khóa học có khoảng 100,000 người đăng ký. Điều này dẫn đến việc khai trương
Coursera- công nghệ được phát triển tại chính Stanford- với hai khóa học: Học
máy bởi GS Andrew Ng và Cơ sở dữ liệu bởi GS Jennifer Widom. Đây chính
là hai khóa học MOOC đầu tiên của Stanford. Sau đó Coursera tuyên bố là đối
tác với vài trường ĐH khác, trong đó có Pennsylvania, Pricenton và Michigan.
Đến nay, riêng Course cung cấp nền tảng MOOC cho hơn 70 trường (trong đó
có ĐH Yale mới gia nhập).
Cùng trong trào lưu này, MIT khai trương nền tảng trực tuyến mở và
miễn phí MIT vào mùa thu năm 2011. Mùa xuân 2012, ĐH Harvard tham gia
vào và nền tảng này đổi tên thành edX. Mùa hè năm đó các trường ĐH
California, ĐH Berkeley cũng tham gia edX. Đến nay edX được cung cấp cho
nhiều trường ĐH khác trên thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại trong nhóm Ivy
League ở Mỹ chỉ có Darthmouth là chưa liên kết với nhà cung cấp MOOC nào
(Ivy League gồm 8 trường ĐH ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ: Brown, Columbia,
Cornell, Darthmouth, Harvard, Princeton, PennsyIvania và Yale).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – 12
ĐHTN




Chỉ trong một năm, trào lưu MOOC đã nhanh chóng lan sang Châu Âu,
tới các nước Anh, Đức, Hà Lan, ... và sang châu Á (Úc, Nhật, Hồng Kong). Thời
báo Newyork gọi năm 2012 là “ năm của MOOC”, và MOOC đã trở thành một
trong những chủ đề nóng nhất trong giáo dục. Tạp chí Time thì cho rằng, những
khóa học MOOC miễn phí đã mở ra cánh cửa tới “Ivy League đại trà”.
Những MOOC đầu tiên chủ yếu tập trung vào các ngành khoa học như
toán học và khoa học máy tính. Theo thời gian, các môn học lĩnh vực khác

cũng được đưa vào MOOC như ngôn ngữ, văn học...Tính đến tháng 3/2013,
Coursera đã mở ra 325 khóa học, trong số đó có 30% là về khoa học, 28% về
nghệ thuật và nhân văn, 23% về công nghệ thông tin, 13% về kinh doanh và
6% về Toán học.
1.2.8. Cách tham gia đăng kí một khóa học trực tuyến
Một học sinh có nhu cầu tham gia khóa học hoặc bất kì một ai đó có nhu
cầu tìm hiểu kiến thức trong khóa học cần thực hiện các bước đăng kí sau:
Bước 1. Đăng ký thành viên
Thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Nhập địa chỉ website
- Bước 2: Đăng ký thành viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – 13
ĐHTN




+ Người học click chọn “Tạo tài khoản mới”

+ Điền thông tin đăng ký theo hướng dẫn:
Lưu ý: Mật khẩu phải có ít nhất 8 ký tự trong đó: phải có 1 ký tự là số, 1
ký tự viết hoa, 1 ký tự ở dạng ký tự đặng biệt.
Khi đã đăng ký thành công. Màn hình hiển thị kết quả đăng ký sẽ
xuất hiện:

Sẽ có 01 Email thông báo xác nhận và kích hoạt tài khoản, bạn kiểm tra
email của mình. Người học có thể check trong mục Spam nếu không thấy email
xác nhận trong Inbox.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – 14
ĐHTN




Sau khi tài khoản của người học được kích hoạt, bước đăng ký của họ đã thành
công.
Bước 2: Đăng nhập
Thực hiện theo các bước sau:
- Nhập địa chỉ website:
- Nhập thông tin tài khoản và mật khẩu vào phần đăng nhập
- Click “Đăng nhập”

Bước 3. Tham gia khóa học
 Yêu cầu về cơ sở vật chất
-Máy tính có loa hoặc headphone
-Cài đặt Flash player trên trình duyệt (FireFox, Chrome, Internet
Explorer,…)
-Có tài khoản đăng nhập
 Yêu cầu về đối tượng
Người học cần có trình độ kiến thức hết lớp 12 và là học sinh giỏi môn
Toán, tức là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – 15
ĐHTN




-HS đó chứng minh được trí tuệ ở trình độ cao, có khả năng sáng tạo,

thể hiện một động cơ học tập mãnh liệt, đạt xuất sắc trong lĩnh vực lý
thuyết, khoa học.
-HS đó có dấu hiệu về khả năng hoàn thành xuất sắc công việc trong các
lĩnh vực như trí tuệ, sự sáng tạo, nghệ thuật, khả năng lãnh đạo.
 Tham gia khoá học:
Chọn khoá học muốn tham gia và đăng nhập vào hệ thống, ghi danh vào
khoá học đó.
1.3. Một số thực tiễn về ứng dụng CNTT nói chung và khóa học trực tuyến
MOOC nói riêng
Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy và học là một hướng đi mang tính
chiến lược trong quá trình cải cách giáo dục ở Việt Nam. CNTT đã đóng góp
các công cụ, các phương thức và các giải pháp hữu hiệu hỗ trợ đắc lực cho
việc thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp. Xét một cách toàn diện,
CNTT vừa là công cụ hỗ trợ vừa là nội dung và cũng là phương pháp nhằm đạt
được các mục tiêu giáo dục trong quá trình dạy học.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin
và truyền thông đang tạo ra những điều kiện thuận lợi để đổi mới cơ bản nội
dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục,
tiến tới một nền giáo dục điện tử đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân người học.
Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 của Chính phủ Việt Nam đã
nêu rõ: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và
học, đến năm 2015, 100% giảng viên đại học, cao đẳng và đến năm 2020,
100% giáo viên giáo dục nghề nghiệp và phổ thông có khả năng ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. Biên soạn và sử dụng giáo trình,
sách giáo khoa điện tử.
Hướng dẫn nhiệm vụ CNTT năm học 2012-2013 của Bộ GD-ĐT yêu cầu
triển khai Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – 16
ĐHTN





phủ trong đó nhấn mạnh: “Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ
thông nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp
CNTT vào từng môn học thay vì học trong môn tin học. Giáo viên các bộ môn
chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy
ứng dụng CNTT”. Cũng theo tinh thần đó, Kế hoạch số 86/KH-UBND của
UBND tỉnh Thái Nguyên cũng yêu cầu: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
giảng dạy và trong quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học”. Quy hoạch phát triển
CNTT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 xác định:
“100% các trường THPT được trang bị phòng máy tính đáp ứng nhu cầu dạy và
học” và Hướng dẫn nhiệm vụ CNTT năm học những năm gần đây của Bộ GDĐT và sở GD-ĐT Thái Nguyên đều đặc biệt coi trọng việc ứng dụng CNTT
trong đổi mới phương pháp dạy và học. CNTT được coi là một công cụ có thể
hỗ trợ đắc lực quá trình đổi mới phương pháp dạy học, đóng góp vào nâng cao
chất lượng và hiệu quả giáo dục. Khuyến khích giáo viên chủ động tự soạn giáo
án, bài giảng và tài liệu giảng dạy để ứng dụng CNTT trong các môn
học. Khuyến khích giáo viên tích cực ứng dụng CNTT vào HĐDH, thiết kế các
bài học có sử dụng các trang trình chiếu, bài giảng điện tử và kế hoạch bài học
trên máy vi tính.
Theo Sở GD-ĐT Thái Nguyên, năm học 2013- 2014, ngành GD&ĐT
tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả to lớn, chất lượng mũi nhọn được
giữ vững và chất lượng đại trà từng bước được nâng lên bền vững, trong đó có
sự đóng góp không nhỏ của việc ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy.
Báo cáo tổng kết nhiệm vụ CNTT năm học 2013-2014 của sở GD-ĐT
Thái Nguyên khẳng định: “Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai
và ứng dụng CNTT tại các cơ quan quản lý và các trường học trong tỉnh còn có
những hạn chế nhất định. Quá trình tổ chức triển khai còn gặp nhiều khó khăn
về nhân lực, vật lực và sự quan tâm, chỉ đạo chưa sâu sát của người đứng đầu
đơn vị, trường học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – 17
ĐHTN




×