Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

NHỮNG HIỂU BIẾT PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG VỀ ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.93 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

BÁO CÁO MÔN HỌC LUẬT MÔI TRƯỜNG
ĐỀ TÀI “NHỮNG HIỂU BIẾT PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
VỀ ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU”

GVHD: Kim Oanh Na
Lớp: Luật VB2 – CP1432Q1
SVTH:
1. Nguyễn Thị Bé Tý – MSSV: CP1332Q039
2. Tô Hoàng Yến – MSSV: CP1332Q044
3. Võ Thị Bé Hai – MSSV: CP1332Q008
4. Lê Thị Ngọc Tiền – MSSV: CP1332Q034
5. Ngô Văn Khôn – MSSV: CP1432Q017

An Giang, tháng 9 năm 2015
1


NỘI DUNG BÁO CÁO
1. Đặt vấn đề:
Theo chỉ số biến đổi môi trường, Việt Nam xếp thứ 13 trong 16 quốc gia hang
đâu chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu, đó là một thách thức lớn đối với quá
trình phát triển của đất nước ở hiện tại cũng như trong tương lai. Nó làm gia tăng mức
độ cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường, điều kiện tự nhiên ngày càng khắc nghiệt
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người cũng như các hệ sinh thái. Do
đó, hơn bao giờ hết pháp luật về biến đổi khí hậu cần được quan tâm và triển khai thực
hiện để chúng ta có thể thích ứng với sự thay đổi bất thường của khí hậu, đảm bảo cho
sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước.
2. Phương pháp nghiên cứu:


* Phương pháp thu thập tài liệu: tìm hiểu qua sách báo, tạp chí, mạng internet
các thông tin, kết quả có liên quan đến nội dung báo cáo.
* Phương pháp phân tích: từ các thông tin thu thập được sẽ sắp xếp và xử lý từng
vấn đề.
* Phương pháp đánh giá tổng hợp: tổng hợp lại các thông tin đã thu thập, xử lý
từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét các vấn đề để đưa ra các biện pháp và hướng
giải quyết tốt nhất.
3. Biến đổi khí hậu:
3.1. Khái niệm:
* Khí hậu:
Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết trong một khoảng thời gian và
không gian nhất định. Khí hậu ở một nơi được đặc trưng bởi trạng thái trung bình
nhiều năm của các yếu tố khí tượng như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió,…
Theo từ điển thuật ngữ của Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu thì khí hậu
dùng để chỉ “thời tiết trung bình”, hoặc chính xác hơn, là bảng thống kê mô tả định kỳ
về ý nghĩa các sự thay đổi về số lượng có liên quan trong khoảng thời gian khác nhau,
từ hàng tháng cho đến hàng nghìn, hàng triệu năm.
* Biến đổi khí hậu:
Theo Tổ chức khí tượng thế giới (WHO), biến đổi khí hậu là sự vận động bên
trong hệ thống khí hậu, do những thay đổi kết cấu hệ thống hoặc trong mối quan hệ
tương tác giữa các thành phần của nó do các ngoại lực hoặc do hoạt động của con
người.
Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi cũng ghi nhận, biến đổi khí hậu
là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có
hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự

2


nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến

sức khỏe và phúc lợi của con người.
3.2. Biến đổi khí hậu – nguyên nhân và những ảnh hưởng của nó đến đời
sống con người:
3.2.1 Nguyên nhân của biến đổi khí hậu:
* Do quá trình vận động của tự nhiên:
Sự thay đổi trong quỹ đạo của Trái đất là yếu tố có ý nghĩa quan trọng làm thay
đổi năng lượng mặt trời. Hoạt động phun trào của núi lửa cũng tạo ra nhiều hạt bụi và
hạt lơ lửng làm giảm độ trong suốt của khí quyển và ảnh hưởng mạnh mẽ tới thời tiết
và khí hậu.
* Do hoạt động của con người:
Theo báo cáo lần thứ 4 của IPCC (2007), trong số các nguyên nhân gây ra biến
đổi khí hậu thì có 90% là xuất phát từ các hoạt động của con người, như: hoạt động
sản xuất công nghiệp, sử dụng nhiên liệu hóa thạch, khai hoang và công nghiệp, sự gia
tăng các phương tiện giao thông ở các thành phố lớn trên thế giới, dân số tăng nhanh
cũng là nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu.
3.2.2. Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đời sống con người:
* Đối với hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học:
Biến đổi khí hậu làm thay đổi cấu trúc, chức năng của hệ sinh thái và làm suy
giảm đa dạng sinh học. Nguyên nhân của sự tuyệt chủng và suy giảm nghiêm trọng về
loài là do tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
* Đối với hoạt động sản xuất của con người:
- Trong hoạt động nông nghiệp những thiên tai có thể gây thảm họa không chỉ
đối với sự sinh trưởng, năng suất cây trồng mà cả sản phẩm sau thu hoạch,…
- Trong hoạt động lâm nghiệp, biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến thảm thực vật
rừng và hệ sinh thái rừng theo nhiều chiều hướng khác nhau.
- Trong hoạt động thủy sản, biến đổi khí hậu sẽ làm cho nước mặn lấn sâu vào
lục địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản nước ngọt.
* Đối với con người:
Các hiện tượng hiệu ứng nhà kính, nước biển dâng, bão, lũ lụt, hạn hán..có thể
gây ra hiện tượng thiếu nước trầm trọng, từ đó dẫn đến nguy cơ xảy ra các cuộc xung

đột giữa các quốc gia có sông, hồ hay các vùng nước biên giới giáp với nhau.
Ngoài ra, việc thủng hay giảm tầng ozon bình lưu sẽ làm tăng bức xạ tử ngoại ở
bước sóng 290-325nm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, làm tăng các
bệnh về mắt, da,…
4. Pháp luật quốc tế về ứng phó biến đổi khí hậu:
4.1. Khái niệm:
3


Pháp luật quốc tế về ứng phó biến đổi khí hậu được hiểu là một chế định của
pháp luật môi trường quốc tế, bao gồm hệ thống các nguyên tắc, các quy phạm pháp
luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế trong quá
trình hợp tác trong lĩnh vực ứng phó biến đổi khí hậu.
Có một số đặc trưng:
- Chủ thể hợp tác là chủ thể tham gia quá trình hợp tác trong lĩnh vực ứng phó
biến đổi khí hậu là chủ thể của pháp luật quốc tế, trong đó chủ yếu là các quốc gia.
- Nội dung hợp tác là các hoạt động liên quan đến vấn đề ứng phó biến đổi khí
hậu, như xây dựng pháp luật về ứng phó biến đổi khí hậu, thực thi các cam kết quốc tế
về ứng phó biến đổi khí hậu,…
- Pháp luật điều chỉnh quá trình hợp tác là pháp luật quốc tế.
- Quá trình thực thi và các biện pháp cưỡng chế chủ yếu dựa và cơ chế tự cưỡng
chế.
4.2. Vai trò của pháp luật quốc tề về ứng phó biến đổi khí hậu:
Thiết lập một khuôn khổ pháp lý cần thiết cho việc hợp tác giữa các chủ thể
nhằm chống lại các tác động của biến đổi khí hậu.
Nâng cao ý thức và xác định trách nhiệm cho từng quốc gia trong việc ứng phó
biến đổi khí hậu.
Là cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia phát sinh trong quá trình thực
thi các cam kết trong các điều ước quốc tế.
Là tiền đề quan trọng cho việc hình thành một ngành luật mới, độc lập của luật

quốc tế.
4.3. Một số quy phạm pháp luật quốc tế về ứng phó biến đổi khí hậu:
Công ước Viên về bảo vệ tầng Ozone được thông qua tháng 3 năm 1985 tại Viên
(Áo) mục tiêu nhằm yêu cầu các quốc gia thành viên phải có những biện pháp thích
hợp để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường chống lại những ảnh hưởng có hại
phát sinh hoặc dễ phát sinh từ những hoạt động của con người.
Nghị định Montreal được thông qua ngày 16/9/1987, mục tiêu chấm dứt hoàn
toàn việc sử dụng và sản xuất các hợp chất cacbon của clo và flo (CFC –
chlorofluorocacbon), các chất hóa học khác gây suy giảm tầng ozone.
Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNGCCC) thông qua
ngày 09/5/1992 (có hiệu lực ngày 21/3/1994) mục tiêu nhằm ổn định nồng độ các khí
nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp của con người đối
với hệ thống khí hậu.
Nghị định thư Kyoto về giảm phát thải khí nhà kính có hiệu lực tháng 1 năm
2005, mục tiêu toàn bộ các nước phát triển sẽ giảm tổng lượng phát thải khí nhà kính
xuống thấp, tỷ lệ trung bình là 5,2% giai đoạn 2008-2012.
4


5. Pháp luật của Việt Nam về ứng phó biến đổi khí hậu:
5.1. Các chính sách, pháp luật về ứng phó biến đổi khí hậu:
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều thiên tai nhất trên thế giới, với
khoảng 70% dân số sẽ phải đối mặt với những rủi ro vì bão, mưa lớn và lũ lụt. Bờ biển
dài, địa hình rừng núi, nhiều sông suối và khí hậu nhiệt đới nhiều bão, mưa lớn khiến
Việt Nam sẽ phải chịu thiên tai và thời tiết khắc nghiệt với tần suất ngày càng gia tăng.
Thiên tai gây thiệt hại về người, phá hủy nhà cửa, ruộng đồng khiến người dân mất
phương tiện sinh sống và đẩy họ trở lại cảnh nghèo đói.
Hàng năm, thiên tai gây thiệt hại tương đương khoảng 1.5% giá trị GDP.
Trước năm 1986, mặc dù Nhà nước ta đã có chủ trương về việc bảo vệ môi
trường song việc thể chế hóa các chủ trương này trên thực tế còn chưa toàn diện. Sau

giai đoạn 1986, nước ta đã bắt đầu tham gia các điều ước quốc tế quan trọng như:
- Tháng 1/1994, Việt Nam chính thức là thành viên của Công ước Viên và Nghị
định Montreal. Năm 1995, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình quốc gia
của Việt Nam nhằm loại trừ dần các chất làm suy giảm tầng ozone”, bên cạnh đó nhiều
thông tư, quy định đã được ban hành nhằm loại trừ hoàn toàn CFC và halon. Nhờ đó
đến năm 2010, chúng ta đã loại trừ hoàn toàn 500 tấn CFC và 3,8 triệu tấn halon, tuy
nhiên chúng ta vẫn phải đối mặt với chi phí khá lớn từ việc nhập cũng như đầu tư công
nghệ sản xuất các chất thay thế.
- Việt Nam là thành viên UNFCC từ tháng 11/1994 và Nghị định thư Kyoto từ
tháng 9/2002 . Sau khi tham gia, năm 2006 Chính phủ đã ban hành “Chương trình mục
tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” để huy động mọi nguồn
lực góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo cơ chế sạch, thân thiện
với môi trường, cho đến nay đã hoàn thàn lĩnh vực kiểm kê khí nhà kính trong hầu
như các lĩnh vực và số lượng các dự án sạch ngày càng tăng cả về số lượng và chất
lượng.
Một số chính sách, pháp luật trực tiếp liên quan đến biến đổi khí hậu được ban
hành như Chỉ thị số 35 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức thực hiện Nghị định
thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu; Nghị quyết
số 60 của Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, xây dựng Chương
trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (năm 2007), chương trình mục
tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (năm 2008), chiến lược quốc gia về biến
đổi khí hậu (năm 2011), chiến lược quốc gia về Tăng trưởng Xanh (năm 2012).
Bên cạnh đó, các chính sách, pháp luật liên quan đến biến đổi khí hậu cũng đã
được đề cập ở một số lĩnh vực liên quan như tài nguyên nước, đa dạng sinh học, nông
nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, thuỷ lợi, giao thông, năng lượng, công nghiệp, y tế, môi
trường…
5


Có thể thấy, vấn đề biến đổi khí hậu trong chính sách và pháp luật Việt Nam

được tiếp cận theo cả hai hướng: chính sách pháp luật chuyên đề về biến đổi khí hậu
(bao gồm 3 trụ cột: thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính,
liên ngành) và bước đầu được lồng ghép trong chính sách pháp luật của một số ngành,
lĩnh vực có liên quan trực tiếp.
5.2. Kết quả đạt được trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về biến đổi
khí hậu
Kể từ khi các chính sách pháp luật chuyên biệt về biến đổi khí hậu được ban
hành, khởi đầu là Nghị quyết số 60 của Chính phủ (năm 2007) theo đó là sự ra đời của
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (năm 2008), có một dấu
mốc vô cùng quan trọng. Từ đây, cộng đồng quốc tế đánh giá cao sự nỗ lực, chủ động
của chính phủ Việt Nam đối với việc chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu,
và thông qua đó là sự hỗ trợ về công nghệ, tài chính của cộng đồng quốc tế cho Việt
Nam tăng lên đáng kể. Một số chương trình hợp tác tiêu biểu là:
- Chương trình “Thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu” do Chính phủ Đan
Mạch tài trợ (năm 2008). Thông qua Chương trình, một số mô hình thích ứng với biến
đổi khí hậu triển khai thí điểm ở hai tỉnh Quảng Nam và Bến Tre đã hoàn thành và đưa
vào sử dụng. Kết quả đã mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và được sự đồng
thuận, đánh giá cao của nhân dân; mạng lưới trạm đo mưa tự động cho khu vực miền
Trung, Tây nguyên và đồng bằng sông Cửu Long được tăng cường, góp phần từng
bước hoàn thiện hệ thống cảnh báo thiên tai, lũ lụt gia tăng trong bối cảnh biến đổi khí
hậu
- Chương trình SP-RCC do JICA, Nhật Bản và AFD, Pháp khởi xướng năm
2009. Đến nay đã có thêm WB, Canada, Australia, Hàn Quốc tham gia. Thông qua
chương trình, trong 4 năm đã có trên 200 hành động chính sách liên quan đến biến đổi
khí hậu (gồm 3 trụ cột: thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà
kính, khung thể chế và chính sách liên ngành) với 14 nhóm mục tiêu đã xây dựng và
thực hiện; Hình thành được diễn đàn đối thoại chính sách về biến đổi khí hậu giữa các
Bộ, ngành, nhà tài trợ, các tổ chức Phi chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, đồng
thời thiết lập được cơ chế điều phối và hợp tác giữa các cơ quan trung ương và địa
phương, giữa các cơ quan chính phủ và các nhà tài trợ.

Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã huy động được gần 1 tỷ USD từ các nhà tài
trợ và danh mục 62 dự án ưu tiên cấp bách về biến đổi khí hậu đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt. Hiện nay một số dự án ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu
Long và các tỉnh ven biển miền Trung đã được bố trí vốn để triển khai thực hiện;
- Thoả thuận đối tác chiến lược Việt Nam – Hà Lan về thích ứng với biến đổi
khí hậu và quản lý nước.
6


Sau gần 3 năm triển khai thoả thuận, tháng 12 năm 2013 phía Hà Lan đã đệ trình
Chính phủ Việt Nam Kế hoạch đồng bằng sông Cửu Long với mục tiêu duy trì một
vùng đồng bằng thịnh vượng, về cả kinh tế và xã hội dựa trên việc sử dụng bền vững
nguồn tài nguyên thiên nhiên và ứng phó tốt với những thách thức do biến đổi khí hậu
gây ra. Kế hoạch chỉ ra những yếu tố không chắc chắn và thách thức mà đồng bằng
phải đối mặt trong từng giai đoạn cho đến năm 2100, đồng thời xác định các biện pháp
“không hối tiếc” và các giải pháp ưu tiên trong từng giai đoạn phát triển.
- Chương trình “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua các nỗ lực giảm mất
rừng và suy thoái rừng tại Việt Nam” do chính phủ Na Uy tài trợ để Việt Nam tiếp tục
nâng cao năng lực về thể chế và kỹ thuật ở cấp quốc gia để thực hiện REDD+, đồng
thời triển khai thí điểm các mô hình thực hiện REDD+ tại một số địa phương.
Cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, sự nỗ lực, chủ động của các Bộ,
ngành, địa phương cũng đã đem lại những kết quả đáng kể, đặc biệt là năng lực ứng
phó với biến đổi khí hậu đã có những bước tiến đáng kể. Một số kết quả chính đạt
được là:
- Nhận thức về biến đổi khí hậu của các ngành, các cấp, tổ chức và người dân đã
có bước chuyển biến tích cực.
Thời gian qua, nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận
thức về biến đổi khí hậu đã được thực hiện ở cấp trung ương và địa phương. Qua đó,
nhận thức của các ngành, các cấp về biến đổi khí hậu, về nguy cơ tác động của biến
đổi khí hậu đã có chuyển biến tích cực. Năng lực ứng phó đã được nâng lên, đặc biệt ở

cấp trung ương và các tỉnh thí điểm của chương trình.
- Thể chế, chính sách, bộ máy tổ chức về biến đổi khí hậu bước đầu được thiết
lập
Bên cạnh việc xây dựng và ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật liên
quan đến biến đổi khí hậu, bộ máy tổ chức về biến đổi khí hậu bước đầu được thiết lập
như thành lập uỷ ban quốc gia về biến đổi khí hậu, hình thành đơn vị đầu mối ở trung
ương (Bộ Tài nguyên và Môi trường) để thực hiện công tác quản lý nhà nước về biến
đổi khí hậu, các bộ ngành, các địa phương cũng đã có cơ quan đầu mối về biến đổi khí
hậu.
-Nhiều hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, giảm
nhẹ phát thải khí nhà kính được thực hiện
Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã được xây dựng, cập nhật và công
bố; đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến từng lĩnh vực, từng
khu vực và kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của từng Bộ, ngành, địa
phương cũng đã được xây dựng và ban hành; một số mô hình thích ứng với biến đổi
khí hậu đã được triển khai.
7


Tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng mới và tái tạo, các hoạt động giảm
nhẹ phát thải khí nhà kính được triển khai. Người dân và doanh nghiệp đã bắt đầu chủ
động đầu tư khai thác năng lượng gió, năng lượng mặt trời, nhiên liệu sinh học phục
vụ sản xuất và tiêu dùng.
- Vai trò, vị thế của Việt Nam được nâng cao và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để
được tăng cường
Bên cạnh sự hỗ trợ công nghệ, tài chính như đã nêu ở trên, nhiều cơ chế quốc tế
mới được cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các quốc gia phát triển lựa chọn Việt Nam để
hợp tác như Cơ chế phát triển sạch CDM, Cơ chế tín chỉ chung JCM, Xây dựng và
thực hiện các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc
gia (NAMAs), các hoạt động trong khuôn khổ đôi tác thị trường car-bon PMR…

5.3. Nhận xét:
Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực ứng phó với thiên tai qua việc giảm thiểu rủi ro,
đẩy mạnh công tác chuẩn bị và xây dựng nhiều kịch bản khác nhau về tác động của
biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, chưa có tiến bộ rõ rệt hoặc phương án cụ thể. Các cam kết
chính trị rất rõ ràng và mạnh mẽ, nhưng vẫn còn những thiếu hụt lớn trong việc xây
dựng khả năng ứng phó của cộng đồng và năng lực của chính quyền địa phương.
Cụ thể còn một số hạn chế:
- Nhận thức về biến đổi khí hậu chưa đầy đủ, chưa thống nhất về nguy cơ cũng
như cách thức ứng phó: Hiểu biết, nhận thức về biến đổi khí hậu còn chưa sâu, chưa
nhận biết, nhận dạng về biến đổi khí hậu nhiều nơi chưa rõ, chưa đánh giá đầy đủ các
tác động của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu mới chỉ được coi là nguy cơ mà chưa
được xem là cơ hội để thúc đẩy theo hướng phát triển bền vững. Nhận thức về sự cần
thiết phải lồng ghép biến đổi khí hậu, cũng như sự cần thiết trong công tác phối hợp
liên ngành, liên vùng để ứng phó với biến đổi khí hậu chưa được quan tâm đúng mức.
- Hệ thống chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy về ứng phó với biến đổi khí
hậu hình thành còn chậm: Chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu mới
bước đầu được hình thành, chưa có hệ thống và thiếu đồng bộ, chưa rõ hướng đi và lộ
trình. Các quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính còn phân tán; các quy định về
thích ứng chủ yếu về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Phần lớn quy hoạch phát
triển kinh tế xã hội của các ngành, lĩnh vực, địa phương chưa được bổ sung yếu tố biến
đổi khí hậu. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước mới được thiết lập ở trung ương với đội
ngũ cán bộ còn mỏng, chưa đáp ứng về chuyên môn, nghiệp vụ. Công tác nghiên cứu
khoa học cơ bản về biến đổi khí hậu còn nhiều hạn chế.
- Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu còn thiếu đồng bộ, chưa đạt kết quả
như yêu cầu của thực tiễn: Công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai vẫn chủ yếu
tập trung vào ứng phó và khắc phụ hậu quả mà chưa chú trọng đúng mức đến chủ
8


động phòng ngừa. Các hoạt động phòng chống thiên tai còn thiếu tính chuyên nghiệp,

năng lực cứu hộ, cứu nạn còn hạn chế. Các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
chưa được đẩy mạnh đúng mức. Năng lượng sạch, năng lượng tái tạo vẫn chưa được
phát triển, sử dụng tương xứng với tiềm năng. Mức tiêu hao năng lượng trên đơn vị
GDP còn cao hơn các nước trong khu vực.
Nguyên nhân của các hạn chế:
- Những hạn chế, yếu kém nêu trên có nguyên nhân khách quan, nhưng nguyên
nhân chủ quan là chủ yếu. Nhận thức và tầm nhìn của các cấp uỷ, chính quyền, doanh
nghiệp và cộng đồng về công tác này chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, còn thiên về lợi
ích kinh tế trước mắt, còn chưa coi trọng phát triển bền vững.
- Một số chủ trương, chính sách, pháp luật chưa được quán triệt và thể chế hoá
đầy đủ, kịp thời. Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ; một số cơ chế, chính sách chưa sát
với thực tế, thiếu tính khả thi. Chất lượng công tác dự báo và quy hoạch còn nhiều hạn
chế, chưa theo kịp yêu cầu phát triển, thiếu tính tổng thể, liên ngành, liên vùng, chưa
rõ trọng tâm, trọng điểm và nguồn lực thực hiện.
- Tổ chức bộ máy, quản lý nhà nước và việc phân công, phân cấp, phối hợp giữa
các bộ, ban ngành địa phương còn thiếu chặt chẽ; tổ chức thực hiện chưa thực sự chủ
động, cương quyết; Chủ trương xã hội hoá chưa huy động được sự tham gia của các
đoàn thể, hiệp hội, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân.
- Vấn đề quy hoạch vùng liên quan đến biến đổi khí hậu vẫn chủ yếu theo
ngành, tính liên ngành gần như chưa được chú trọng
- Nguồn lực đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu chỉ mới đáp ứng được một
phần rất nhỏ so với nhu cầu.
- Mặt khác, chính sách và pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn đặt nặng vai trò của
nhà nước trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, chứ chưa tận dụng các nguồn
lực xã hội và sự tham gia của các khối tư nhân, cộng đồng. Các quy định pháp luật hay
cơ chế, chính sách khuyến khích sự tham gia của xã hội dân sự vào công tác này vẫn
còn rất mờ nhạt

6. Đề xuất:
Cần biên soạn và ban hành Luật Biến đổi khí hậu và hệ thống văn bản quy phạm

pháp luật dưới luật, quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phát thải khí nhà
kính và giảm cường độ phát thải khí nhà kính.
Cần xây dựng các cơ chế chính sách riêng cho từng vùng bị ảnh hưởng do biến
đổi khí hậu cũng như chính sách ưu đãi đối với các hoạt động thân thiện với môi
9


trường. Đồng thời cần xử lý nghiêm các loại hình gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng.
Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác biến đổi khí hậ đủ về số lượng
và chất lượng.
Tích cực tham giá các công ước quốc tề về biến đổi khí hậu nhằm tận dụng sự hỗ
trợ tài chính, công nghệ, tăng cường của quốc tế./.

10



×