Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

ảnh hưởng của chuồng nuôi đến sức sinh sản của bò sữa và sức sống của bê Holstein và Jersey

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.55 KB, 15 trang )

ảnh hưởng của chuồng
nuôi đến sức sinh sản của
bò sữa và sức sống của bê
Holstein và Jersey


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu “ảnh hưởng của chuồng nuôi đến sức sinh sản của bò sữa và sức sống
của bê Holstein và Jersey” được tiến hành từ tháng 10/2010 đến tháng 8/2011, tại
Trung tâm Nghiên cứu động vật trường đại học Aarhus, Đan Mạch.
● Tổng sổ bò khảo sát: 121 con bò, trong đó :
● 77 bò Holstein (54 con đã đẻ nhiều lứa và 23 con đẻ lứa đầu)
● 44 bò Jersey (31 con đã đẻ nhiều lứa và 13 con đẻ lứa đầu)
● Qua quá trình loại thải, những bò dành hơn 12 giờ trong chuồng thai sản trước khi
đẻ và đẻ không được trợ cấp được đưa vào nghiên cứu này (39 con bò đã đẻ nhiều
lứa 15 bò đẻ lứa đầu). Chúng đã được quan sát từ 6 giờ trước khi đẻ cho đến 6 giờ
sau khi đẻ. Thời gian từ khởi đầu của cơn co bụng nhịp nhàng (định nghĩa là
chuyển dạ giai đoạn II), thời gian từ một túi nước ối có thể nhìn thấy, và thời gian
từ chân bê có thể nhìn thấy cho đến khi sinh của bê đã được ghi lại. Hơn nữa,
những con bò độ trễ để đứng lên sau khi sinh đã được ghi lại. Bê đã được quan sát
trong 6 giờ đầu tiên sau khi sinh và khoảng thời gian nỗ lực đứng dậy, đứng thành
công lần đâu tiên, và đến bú lần đầu tiên thành công đã được ghi nhận. Bò trước
đây đặt trong chuồng rơm, bê ra ngoài nhanh hơn một khi chân của bê đã nhìn
thấy được so sánh với bò trước để tự do. Bò đã đẻ nhiều lứa đứng sớm và liếm bê
của nó sớm sau khi sinh, bò đẻ chuồng rơm cũng đứng dậy và bú sớm hơn so với
bê của bò Jersey trước đây để tự do. Bò Holstein trước đây nằm trong chuồng rơm
có xu hướng đứng lên sớm hơn so với bò Holstein trước đây để tự do. Những kết
quả này gợi ý rằng , cho bò ở trong chuồng riêng có lót rơm cho bò nằm 1 thời
gian dài có thể đẻ tạo thuận lợi cho quá trình đẻ, ảnh hưởng đến sức sống bê cần
điều tra thêm.



A. Mục lục
A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU 1 Thời gian và
nghiên cứu

điểm

2 Đối tượng nghiên cứu

3 Phương pháp thí nghiệm
C. KẾT QUẢ VÀ THẢO

LUẬN 1 Kết quả
2 Thảo luận
D.

địa

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


B. MỞ ĐẦU
Giai đoạn chuyển đổi xung quanh đẻ là khoảng thời gian quan trọng trong cuộc sống của
một con bò sữa (Grummer, 1995; Mulliganvà Doherty, 2008) , làm sao tăng lợi ích trong
chăn nuôi và giảm bớt gánh nặng trong quá trình chăm sóc quản lí. Khoảng cách mà
những con bò được di chuyển trước khi đẻ là một mối quan tâm, và các nhà sản xuất thời
gian gần đây đã bắt đầu để thực hiện chuồng cận tiếp giáp với thai sản,chuồng để các

con bò được di chuyển một khoảng cách ngắn hơn khi sắp đẻ. Tuy nhiên, di chuyển con
bò quá gần thời gian đẻ đã được chứng minh làm gián đoạn quá trình đẻ (Proudfoot et
al., 2013). Trong một số trường hợp, những deep-bedded straw pack (DS, chuồng kín
trải lớp rơm dày) như một sự thay thế freestalls (FS, chuồng nuôi tự do), bởi vì bò dành
nhiều thời gian hơn nằm trên DS so với FS (Phillips và Schofield, 1994; Fregonesi et al
,.2009). Có thể do thoải mái hơn khi nằm trên rơm dày, lớp rơm trải dày cũng giúp cho
việc đứng lên nằm xuống của bò dễ dàng hơn. Bò sữa nằm xuống trong khảng thời gian
dài hơn và thay đổi tư thế thường xuyên hơn trên các bề mặt mềm so với bề mặt cứng
(Tucker et al., 2003; Calamari et al., 2009). Hơn nữa, một lớp trải dày cho bò nằm có thể
cải thiện sức khỏe chân và móng (Phillips và Schofield, 1994; Weary và Taszkun, 2000;
Livesey etal., 2002) và giảm sự xuất hiện của sự què quặt (Cooket al., 2004).Các cơ hội
cho bò sữa nằm xuống và đứng lên một cách an toàn và thoải mái có thể ngày càng quan
trọng trong những tuần chuẩn bị đẻ, do sự phát triển thai nhi, cũng như vào ngày sinh bê,
khi bò trở nên bồn chồn hơn (Lidfors et al, 1994 ;. Campler etal., 2014), các vận động
cũng có lợi, bởi vì vận động giúp quá trình sinh sản diễn ra dễ dàng hơn. Kết quả tương
tự cũng được báo cáo ở lợn nái (Hale et al, 1981 .;Ferket và Hacker, 1985) cũng như ở
người (Clapp,1990; Prather et al, 2012) .Sinh sản dễ cũng ảnh hưởng đến sức sống bê và
sức khỏe của chúng, vận động khó khăn hoặc kéo dài làm tăng nguy cơ thai chết lưu và
tử vong của bê (Murray và Leslie, 2013) và làm giảm sức sống bê (Barrier et al, 2012).
Vì vậy, chuồng nuôi có tác động rất lớn đối với việc sinh sản của bò và sức sống của bê.
Sức sống của bò con có thể được đánh giá thông qua:-Nhìn tổng thể, có thể đứng bú
ngay sau khi sinh là một dấu hiệu sức sống của bê con (Barrier et al., 2012).
Hiệu quả tiềm năng của chuồng nuôi DS so với FS trong khoảng thời gian trước đẻ và
sức sống bê chưa được điều tra. Mục đích của nghiên cứu này là để điều tra tác động của
DS và FS khi cho bò mẹ vào ở 4 tuần trước ngày đẻ dự kiến,về quá trình đẻ và sức sống
của bê ở bò sữa Holstein và Jersey. Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng ở trong chuồng DS


trong suốt 4 tuần trước khi đẻ so với chuồng FS sẽ dẫn đến tăng tính dễ đẻ và cải thiện
sức sống bê.


C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian
Thí nghiệm thực hiện từ 10/2010 đến 8/2011.
Địa điểm
Tại trung tâm nghiên cứu gia súc, đại học Aarhus, Đan mạch.
2. Đối tượng nghiên cứu
77con bò sữa Hostein( gồm 54 con đã từng đẻ, 23 con đẻ lần đầu) và 44 con bò
sữa Jesey( 31 con đã từng đẻ, 13 con đẻ lần đầu) được sử dung để tiến hành thí
nghiệm.
3. Phương pháp thí nghiệm
a. Động vật, chuồng trại, chăm sóc
● Bò tắt sữa 8 tuần trước khi sinh, đối với bò đã từng đẻ thì BW=698kg ( bò
Hostein) và đạt mức 511kg (bò Jessey), còn đối với bò đẻ lần đầu thì BW=633
(bò Hostein) và BW=449 (bò Jersey).
● Trong lượng bò con sau khi sinh đạt 44kg (Hostein) và 32kg ( bò Jersey). Chỉ
những con khỏe mạnh về mặt lâm sàng mới được sử dụng để tiến hành thí
nghiệm.
● Những con bò trong cùng một giống thì đc nuôi trong cùng một chuồng có màn
che bên hông và Freestalls kích thước:1.85 m × 1.35 m (bò Hostein) và1.65 m ×
1.20 m,(bò Jersey) , và được phủ một lớp mùn cưa.
● Những lối đi có sàn bê tông (thanh = 15 cm, khoảng cách= 4 cm), lối đi được làm
sạch bằng robot làm sạch tự động) (Lely Discovery, Lely Hold-ing, Maassluis, the
Netherlands).
● Những máng nước tự làm đầy và máng ăn tự động (Insentec B.V, Marknesse, the
Netherlands) thì được sử dụng ở mỗi chuồng ngoại trừ những chuồng nuôi bò đẻ .
● Thức ăn xanh được cung cấp mỗi buổi sáng và bổ sung 3 lần từ 6 giờ sáng đến 12
giờ tối . Máng thức ăn được dọn sạch ít nhất 2 lần 1 tuần (hoặc nhiều hơn nếu
thức ăn cần thay đổi khi thời tiết ấm áp)

b. Bố trí thí nghiệm
● Bò đã tắt sữa được cho vào 1 chuồng riêng biệt có các điều kiện được mô tả như


trên và ở trong các chuồng giống nhau suốt 8 tuần trước ngày đẻ dự kiến
● Trong cùng 1 giống, bò được phân bố vào 1 trong 2 nghiệm thức chuồng trại:
freestalls (FS) và deep-bedded straw pack (DS), bò ở nghiệm thức FS được di
chuyển đến chuồng thai sản với freestalls giống hệt nhau và cùng điều kiện
chuồng trại được miêu tả bên trên.
● Bò trong nghiệm thức DS được đưa đến 1 trong 2 chuồng với kích thước mỗi
cái là 13.6 m × 7.0 m, bao gồm vùng nằm rơm(10.0 m × 7.0 m, độ sâu ít nhất
= 0.5
m) và khu vực cho ăn (3.6 m × 7.0 m), với sàn bê tông (thanh = 15 cm, khoảng
cách = 4 cm),5 ngăn thức ăn tự động và bồn nước tự đầy.
● Bò Holstein và Jersey ở nghiệm thức nghiên cứu FS được nuôi trong nhóm
chuồng tách biệt, nhưng ở nghiệm thức DS thì chúng được nuôi cùng nhau vì
số lượng bò Jersey nhỏ hơn so với Hostein và số lượng hạn chế của chuồng
DS.
● Chuồng DS là chuồng tiếp giáp với chuồng thai sản và khoảng cách tối đa mà
bò cần di chuyển để đến đó là 10m
● Ngược lại, ở chuồng FS, bò cần di chuyển tối đa 50m để đến chuồng thai sản.
● Các nhóm bò của cả hai nghiệm thức có sức sống, năng lượng như những con
bò mới bước vào thời gian tiến hành thí nghiệm là 4 tuần trước ngày đẻ dự
kiến.
● Mật độ nuôi được giữ ở mức 2 bò/máng trong cả 2 nghiệm thức; 1 bò/1
freestalls ở nghiệm thức FS và 10 bò/chuồng ở nghiệm thức DS.
● Dựa vào ngày đẻ dự kiến và thể chất cũng như hành vi của bò mẹ (dây chằng
vùng chậu giãn nở, căng bầu vú và bồn chồn, lo lắng), bò đc chuyển đến
chuồng thai sản
.

● Mục đích của việc này là chuyển bò vào chuồng sinh sản gần ngày sinh thực
tế, không có sự gián đoạn nào trong quá trình sinh sản và đảm bảo không có
bất kì bê con nào sinh ra ngoài chuồng thai sản.
● Biện pháp này dẫn đến bò được chuyển đến trước 1 vài ngày(1-5) so với ngày
đẻ thực tế do sự chênh lệch giữa ngày đẻ dự kiến và ngày đẻ thực tế
● Chuồng thai sản (4,0 m × 3,1 m) có sàn bê tông với 26-mm tấm cao su hai lớp
(18-mm cao su cứng và 8 mm mềm) và bên trên phủ rơm vụn dày.
c. Các chỉ tiêu theo dõi
Bò cái cho ăn tự do được tự do uống nước từ các máng uống tự động, và thức ăn
mới được cung cấp vào mỗi sáng lúc 7h, và được làm đầy 3 lần trong ngày 12h,
16h và 20h. Máy ảnh (loại TCVVD-600, MONACOR, Bremen, Đức) đã được bố
trí trên mỗi bãi nhốt riêng và một chương trình phân tích video (MSH-Video,
M.Shafro và Công ty, Riga, Latvia) đã được sử dụng để lập hồ sơ hoạt động cho
bò cái và bê riêng. Đối với mỗi bò, tư thế liên tục được ghi lại. Ngoài ra, thời gian
(phút) từ quan sát đầu tiên cho đến khi bê được sinh ra đã được ghi lại: dấu hiệu
đầu tiên quan sát thấy là các cơn co thắt nhịp nhàng của cơ bụng (xác định bắt đầu
chuyển dạ giai đoạn II), quan sát đầu tiên túi ối ngoài âm hộ của con bò, và quan


sát đầu tiên chân của bê bên ngoài âm hộ của con bò . Các hoạt đông của bò mẹ và
bê con trong quá trình sinh sản được ghi nhận lại trong bảng 1.

Các trường hợp sinh sản ở bò mẹ: (1) dễ dàng, không hỗ trợ; (2) dễ dàng với sự
hỗ trợ (kéo nhẹ không đeo găng tay); (3) sự hỗ trợ đáng kể (sử dụng dây chuyền sản
khoa hoặc dụng cụ nâng bê ); (4) hỗ trợ đáng kể của bác sĩ thú y, và (5) mổ lấy thai.
Hoạt động của bê đã được ghi nhận từ khi sinh ra (thời điểm sinh được xác định
khi bê bị đẩy ra ngoài toàn bộ hoặc hông của bê bị đẩy ra ngoài, để lại hai chân sau
bên trong ống sinh) cho đến khi chúng đứng thành công hoặc rời khỏi khu sinh sản
(10-18 h sau khi sinh). Sức sống của bò được đánh giá bằng 4 thay đổi thời gian chờ:
(1) thời gian từ khi sinh ra đến sự nỗ lực đứng đầu tiên của bê, (2) thời gian từ khi

sinh ra đến khi đứng thành công đầu tiên, (3) thời gian từ khi sinh ra đến nỗ lực bú
đầu tiên, và (4) thời gian từ khi sinh ra cho sự kiện bú thành công đầu tiên.
Tất cả các dữ liệu được thu thập từ các bản ghi video liên tục. Hai quan sát viên
được đào tạo và có kinh nghiệm ghi lại tất cả các thay đổi hoạt động của bê, và
1quan sát viên có kinh nghiệm ghi nhận các thay đổi hoạt động của con bò cái.
Trước khi bất kỳ dữ liệu được thu thập, 2 quan sát viên ghi lại một mẫu của các
video lại với nhau để thành lập một video cơ sở cho tất cả sự quan sát hoạt động của
bê.


D. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1 Kết quả
● Bò cái
Bò cái đã được ở DS trong 4 tuần cuối cùng trước khi sinh sản đã sinh sản
nhanh hơn (29 phút từ khi chân bê lần đầu tiên được quan sát thấy cho đến khi sinh)
được so sánh với bò ở trong FS (48 phút).
Bò Jersey liếm bê của chúng sớm sau khi đẻ được so sánh với bò Holstein, giá
trị trung bình là 30s cho bò Jersey và 60 s cho bò Holstein.
Bò nhiều lứa liếm bê của chúng sớm sau khi sinh sản được so sánh với bò sinh
lứa đầu giá trị trung bình sau khi chuyển đổi là 27 s cho bò nhiều lứa và 73 s cho bò
sinh lứa đầu.
Bò nhận sự hỗ trợ đẻ có xu hướng liếm bê của chúng sớm hơn bò không được hỗ
trợ, giá trị trung bình sau khi chuyển đổi là 25 s cho bò với sự hỗ trợ sinh sản và
81s cho bò không hỗ trợ sinh sản.
Bò Holstein DS có xu hướng đứng sớm sau khi sinh bê so với FS Holstein giá trị
trung bình sau khi chuyển đổi là 44 s cho bò DS và 109 s cho bò FS.
Bò nhiều lứa có xu hướng đứng sớm hơn bò Holstein sinh lứa, giá trị trung bình
sau khi chuyển đổi là 54 s cho bò Holstein nhiều lứa và 89 s cho bò Holstein đẻ
con so.
Bò nhiều lứa Jersey có xu hướng đứng sớm sau khi đẻ hơn bò Jersey đẻ đầu,

giá trị trung bình sau khi chuyển đổi là 27 s cho bò Jersey nhiều lứa và 220 s cho
bò Jersey đẻ con so.

Mười bốn con bò Holstein cần trợ đẻ so sánh với 4 con bò Jersey và thấy
không có sự khác biệt giữa phương pháp điều trị hoặc giống. Không có sự tương
tác của việc điều trị hay giống ở khoảng thời gian từ lúc bắt đầu co bóp nhịp
nhàng cho đến khi đẻ;độ dài giai đoạn chuyển dạ II [trung bình (khoảng): 114
phút hoặc thời gian thấy được nhau thai bò con xuất hiện 60 phút. Động vật
Freestall


thường được chuyển đến khu sinh sản trước khi đẻ [4 (3-5) ngày ] so với các động
vật DS [2 (1-3) ngày; P <0,05], nhưng chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt
đáng kể trong thời gian di chuyển giữa các giống.

● Bê:
Sự tương tác điều trị × giống ở bê con gắng đứng lên sau khi sinh (F1,61= 7.38, P =
0,01;Hình 2), trong đó DS Jersey, FS Holstein, và DS Holstein đứng dậy sớm hơn sau
khi sinh so với bê FS Jersey.


Hình 2

Sự tương tác điều trị × giống về việc bú muộn sau sinh,bê FS Holstein sau sinh bú sớm so
với bê FS Jersey (F1,56= 4.05, P =0,05; Hình 3).

Hình 3
Bê sinh ra mà không có sự trợ đẻ có xu hướng đứng sớm hơn bê sinh ra với sự
trợ đẻ (2,7 ± 0,2 so với 3,1 ± 0,1phút, P = 0,09); thời gian trở lưng là 14,9 phút cho bê
không cần sự trợ đẻ và 22,2 phút cho bê cần trợ đẻ.



Không có sự khác biệt về thời gian cho nỗ lực bú lần đầu ở bất kể giống hoặc điều
trị [16 (11-32) phút; P> 0,10].


2 Thảo luận
Bò được nuôi trong chuồng với (DS) trong 4 tuần cuối cùng trước khi đẻ thì có khoảng

thời gian từ khi xuất hiện chân bê con đến khi được sinh ra ngắn hơn so với động vật đặt
trong (FS). Ở bò Holstein,bò DS có xu hướng đứng sớm hơn bò FS. Điều này cho thấy
rằng,chuồng bò khô ráo với DS tốt hơn là trong FS trong 4 tuần cuối cùng trước khi đẻ
có thể tác động tích cực về tiến độ ở giai đoạn cuối đẻ.
Bò cái
Bò ở DS có thời gian nhìn thấy chân bê ngắn hơn so với bò FS.Trung bình ước tính từ
khi nhìn thấy chân bê đến khi đẻ là khoảng 19 phút ở bò trong DS ngắn hơn so sánh với
bò nuôi trong FS trước khi đẻ.Tất cả các con bò đã đẻ trong chuồng rơm riêng,do đó bất
kỳ sự khác biệt là do chuồng ở trước đây (FS hoặc DS). Trong 4 tuần cuối trước khi
đẻ,bò trong DS thay đổi tư thế từ đứng sang nằm thường xuyên hơn so với bò FS
(Campler năm 2014), làm sáng tỏ rằng chuồng với DS ít bị hạn chế về thay đổi tư thế
hơn so với chuồng nuôi FS. Những thay đổi tư thế thường xuyên hơn và tăng vận động
trong DS có thể cải thiện cơ bắp của con bò,điều đó có thể giải thích thời gian đẻ ngắn
hon của bò trong DS. Điều này được hỗ trợ bởi các nghiên cứu ở người (Prather et al.,
2012; Szumilewicz et al., 2013; Domenjoz et al., 2014).
Các khoảng thời gian từ khi chân bê lọt ra đến khi đẻ ra tương tự như trong
Schuenemann et al. (2011),người báo cáo thời gian trung bình 40 phút từ khi nhìn thấy
chân bê đến khi ra ngoài là không có sự trợ đẻ,tương tự như báo cáo củaBarrier et al.
(2012), đã báo cáo thời gian trung bình 55phút nhìn thấy chân bê đến khi sinh ra. Mặc
dù thời gian này ở bò DS ngắn hơn,nhưng chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt khi
bắt đầu giai đoạn đẻ thứ hai hoặc trong thời gian nhìn thấy túi ối từ khi cho đến khi sinh.

Điều này có thể được giải thích bởi những trường hợp khó khăn để xác định từ việc ghi
hình, trong khi chân bê dễ dàng phát hiện.Uớc tính của chúng tôi thời gian của giai đoạn
đẻ 2 là khoảng 110 phút,cao hơn so với những phát hiện của Schuenemann et al. (2011),
đã báo cáo thời gian


chuyển dạ II khoảng 60 phút cho bò Holstein nuôi trong chuồng rơm, trong khi
Proudfoot et al. (2013) báo cáo thời gian này là 60 và 90 phút cho bò Holstein trước khi
chuyển dạ và cuối chuyển dạ.Theo báo cáo giai đoạn chuyển dạ có thể được bắt đầu sớm
nhất là 24 giờ trước khi bê con ra ngoài (Jackson, 2004).
Một yếu tố khác có thể dễ dàng ảnh hưởng đến việc sinh đẻ của bò,bò DS được chuyển
đến chuồng đẻ gần đẻ hơn so với bò FS,điều này cho thấy bò FS dành nhiều thời gian
trong chuồng hơn trước khi đẻ. Heuwiser et al. (1987) nhận thấy rằng bò di chuyển vào
chuồng đẻ 3 ngày trước khi đẻ có nồng độ glucocorticoid lúc đẻ thấp hơn so với bò di
chuyển lúc gần đẻ, cho thấy mức căng thẳng ở bò thấp và có thời gian thích ứng với
chuồng đẻ. Mặt khác, những con bò DS đã được giữ trong chuồng gần chuồng đẻ có tinh
thần tốt trong 4 tuần cuối cùng trước khi đẻ,ít có khả năng tạo sự khác biệt trong thói
quen.Sự khởi đầu của chuyển dạ được xác định bởi sự giãn của các dây chằng vùng
chậu,bầu vú to (Noakes et al., 2001),những thay đổi vật lý có liên quan với tăng sự bồn
chồn (Jensen, 2012) và nâng đuôi (Miedema et al.,2011). Proudfoot et al. (2013) nhận
thấy rằng những con bò đã được chuyển đến chuồng đẻ cá nhân với những dấu hiệu
sớm,hoặc trước bất kỳ dấu hiệu nào của bò từng đẻ chuyển dạ sớm hơn so với bò di
chuyển gần thời gian đẻ. Như vậy, thời gian di chuyển đến chuồng đẻ là một phương
pháp có ảnh hưởng dễ dàng đến việc đẻ;ảnh hưởng tương tự đã được báo cáo ở lợn nái
(Pedersen và Jensen, 2008). Tuy nhiên, chúng ta loại trừ bò được di chuyển ít hơn 12 giờ
trước khi đẻ để tránh khả năng sự di chuyển của nó ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ.
Mặc dù bò DS và FS được di chuyển dựa trên các tiêu chí giống nhau, bò FS dành hơn 2
ngày trong chuồng đẻ trước khi đẻ so với bò DS, có thể là do bò FS được di chuyển một
khoảng cách dài hơn và trì hoãn việc đẻ. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi phải tiếp tục điều
tra.

Sau khi sinh con bê, bò đẻ nhiều lứa của cả hai giống đứng lên và liếm bê sớm hơn so
với bò đẻ lứa đầu. Các nghiên cứu trước đã báo cáo bò đẻ lứa đầu thường khó đẻ hơn và
một


thời gian chuyển dạ thứ 2 dài hơn so với bò nhiều lứa (ví dụ, Meyer etal., 2001; Noakes
et al., 2001), mặc dù không có ảnh hưởng của việc cùng lứa trong việc đẻ dễ được tìm
thấy trong nghiên cứu này.Tuy nhiên, thời gian từ lúc đẻ đến khi liếm bê kéo dài hơn ở
bò đẻ lứa đầu. Trong một nghiên cứu trước chỉ với bò nhiều lứa,thời gian bò đẻ lứa 2
đứng lên và liếm bê lâu hơn bò lứa đẻ sau (Jensen, 2012), một nghiên cứu khác nữa có
chỉ ra rằng bò có kinh nghiệm liếm bê lâu hơn so với bò thiếu kinh nghiệm (Lê Niendre,
1989),cho thấy rằng kinh nghiệm làm mẹ là yếu tố quan trọng để bò mẹ chăm sóc con
sau này.Chúng tôi thấy rằng bò Jersey trong nghiên cứu này liếm bê sớm hơn so với bò
Holstein, và phát hiện này có thể là một sự khác biệt giống thuộc bên mẹ, nhưng điều
này đòi hỏi phải nghiên cứu sâu hơn.Chúng tôi phát hiện không có ảnh hưởng của giống
lúc chuyển dạ, nhưng bò Holstein cần hỗ trợ đẻ hơn bò Jersey. Sự khác biệt này có thể là
ảnh hưởng do tỷ lệ xô lệch lớn của xương chậu ở giống Holstein (Mee, 2008), một phép
đo không ghi nhận trong nghiên cứu này.

Tương tác giữa chuồng và giống được quan sát trên sức sống của bê. Các giả thuyết là
bê đã được sinh ra với quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn sẽ hoạt động nhiều hơn và do đó
sẽ đứng và bú sớm hơn bê được sinh ra với quá trình chuyển dạ lâu hơn. Mặc dù bò DS
có thời gian ló chân đến khi sinh ngắn hơn,chúng tôi quan sát thấy không có ảnh hưởng
của việc chăm sóc ở chuồng trước đẻ trong quá trình đẻ. Tuy nhiên,bê FS Jersey mất
nhiều thời gian để đứng so với bê khác và mất nhiều thời gian để bú so với bê FS
Holstein. Những sự khác biệt giống cần nghiên cứu thêm. Một nghiên cứu trước đó quan
sát sự nỗ lực đứng lên đầu tiên của bê là 21 phút và đứng thành công khoảng 51 phút sau
khi được sinh ra(Jensen, 2012). Tuy nhiên, thời gian trung bình bê đứng lên trong nghiên
cứu này cao hơn (124min) và phù hợp hơn với những phát hiện của Houwing et al.
(1990), đã báo cáo bê đứng thành công trong vòng 88-152 phút.



Độ trễ về thời gian đứng của bò có liên quan đến việc liếm của thú mẹ ngay sau khi bê
được siinh ra )(Lidfors, 1996).Việc liếm không chỉ giúp khô lông mà còn tạo sợi dây liên
kết giữa mẹ và con (Illmann and Džpinka, 1993; von Keyserlingk and Weary, 2007).
Những bê con không nhận được sự giúp đỡ trong quá trình đẻ có xu hướng đứng lên
sớm hơn những bê con nhận được sự giúp đỡ theo như 1 báo cáo trước đây( Odde,1988),
trong suốt 1 ca đẻ khó, bê con có nguy cơ thiếu oxy, nguyên nhân dẫn đến giảm sức song
hoặc dẫn đến tử vong (House,2002)
Những biện pháp hỗ trợ cũng có thể là nguyên nhân làm bê bị thương và đau đớn, dẫn
đến giảm sức sống của bê (Schuijt, 1990; Murray and Leslie, 2013
Trong nghiên cứu này, mặc dù bê con sinh từ những con mẹ cần sự giúp đỡ (≥3 trên quy
mô hỗ trợ đẻ) đã được loại trừ, chúng tôi tìm thấy một xu hướng cho cả một lứa đẻ hỗ trợ
nhẹ (điểm 2 trên quy mô hỗ trợ đẻ) để ảnh hưởng xấu đến tình trạng của bê và sức sống.
Độ trễ để đứng và bú có liên quan mật thiết với nhau, bê con đứng sớm thì có nhiều khả
năng bú được sớm hơn. Do đó, độ trễ để bú dài hơn ở bê FS Jersey so với bê FS Holstein
có thể gải thích bằng độ trễ khi đứng của FS Jersey.

E. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Ở nghiên cứu này, trong khoảng thời gian 4 tuần, 2 nghiệm thức được sử dụng là
chuồng DS và chuồng FS đã làm giảm thời gian đẻ ở cả hai giống bò .
Vậy kết luận, trong nghiên cứu này, chuồng trại của thú mẹ trước khi đẻ có một ảnh
hưởng nhất định tới quá trình sinh sản.
Tuy nhiên, ảnh hưởng tổng thể chỉ được quan sát ở bò Jersey, không có ở bò Holstein,
và cần nghiên cứu thêm nữa.



×