Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

chính sách đối ngoại của EU với các nước láng giềng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.9 KB, 6 trang )

MỞ ĐẦU
Đối ngoại và anh ninh chung là một trong ba trụ cột liên kết của Liên minh Châu
Âu (EU) , tuy nhiên nội dung liên kết này lại có những điểm khác so với hai trụ cột còn
lại về phương thức liên kết. Cụ thể, trong chính sách đối ngoại các quốc gia chỉ liên kết
với nhau ở mức độ hợp tác, hỗ trợ chứ không giao chủ quyền cho các thiết chế của Liên
minh, điều này cũng được thể hiện qua chính sách đối ngoại của EU đối với các nước
láng giềng. Đây là chính sách được phát triển vào năm 2004 với mục đích ngăn chặn sự
chia rẽ nổi lên giữa EU và các nước lân cận, đồng thời tăng cường hợp tác, ổn định, thịnh
vượng cho các bên.
Ở bài viết này, em xin trình bày nội dung pháp lý và thực tiễn áp dụng của chính
sách này của EU.
NỘI DUNG
I.
Chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu, và chính sách đối ngoại của
Liên minh Châu Âu với các nước láng giềng.
1. Chính sách đối ngoại của EU.
Như đã nêu trên, đối ngoại không phải là nội dung được liên kết theo phương thức
cộng đồng, mà vẫn liên kết theo phương thức liên chính phủ, theo đó các quốc gia thành
viên vẫn giữ quyền quyết định chính đối với các vấn đề đối ngoại liên quan đến quốc gia
mình. Điều này được thể hiện qua các quy định của pháp luật EU. Về cơ chế ra quyết
định, các vấn đề mang tính quyết sách hầu hết được đưa ra theo phương thức đông thuận,
đồng thời các quyêt định này cũng không phải chịu sự tài phán của Tòa án Công lý Châu
Âu, mặt khác các thiết chế của EU không có thẩm quyền ban hành luật phái sinh.
Nhìn chung, chính sách đối ngoại của Châu Âu hướng đến mục tiêu duy trì hòa bình,
tăng cường an ninh quốc tế, thúc đẩy hợp tác quốc tế; phát triển và củng cố chế độ dân
chủ, các quy định của pháp luật, tôn trọng nhân quyền và tự do cơ bản. Dựa trên các
nguyên tắc và phương thức nhất định, các thiết chế của EU tiến hành các hoạt động cụ
thể nhằm thực hiện các chính sách đó nhưng không được vượt ra ngoài phạm vi các mục
tiêu đề ra.
2. Chính sách đối ngoại của EU với các nước láng giềng.


Chính sách đối ngoại với các nước láng giềng của EU là một phần trong hệ thống
chính sách đối ngoại chung của Liên minh Châu Âu và đóng một vai trò quan trọng đối
với vấn đề này. Chính sách này được đưa ra nhằm tạo ra một hướng đối ngoại phù hợp
1


với từng khu vực lân cận, từng nước láng giềng để đạt hiệu quả và mục tiêu chung. Cụ
thể đây là chính sách của EU đối với 16 nước lân cận Algeria, Ai Cập, Israel, Jordan,
Lebanon, Libya, Morocco, Palestine, Syria, Tunisia, Armenia, Azerbaijan, Belarus,
Georgia, Moldova và Ukraine nhằm tăng cường liên kết chính trị, hợp tác kinh tế và tự
do di chuyển của người dân.
Mối quan hệ giữa các quốc gia láng giềng (EPN) và EU là quan hệ hợp tác song
phương với những kế hoạch hành động được thống nhất giữa EU và từng đối tác láng
giềng cụ thể, đặt ra mục tiêu phát triển xã hội dân chủ, xã hội công bằng và toàn diện,hỗ
trợ hội nhập kinh tế, cải thiện sự di chuyển qua biên giới, hỗ trợ tài chính, hợp tác kĩ
thuật hướng tới đạt tới xấp xỉ tiêu chuẩn EU. Cụ thể, các nước EPN thúc đẩy sự tôn
trọng các nguyên tắc cơ bản của nhân phẩm và bình đẳng, nhân quyền, và công bằng xã
hội và kinh tế, những nguyên tắc này được thể hiện trong hệ thông pháp luật, được thực
hiện hiệu quả và được bảo đảm bằng hệ thống tòa án. Đặc biệt hợp tác trong việc cải cách
ngành tư pháp và trong cuộc chiến chống tham nhũng được hình thành như những lĩnh
vực ưu tiên chính của ENP với đối tác. Các nước EPN liên kết với thị trường kinh tế của
EU, đồng bộ cả về mô hình và hình thái kinh tế xã hội tạo ra cơ chế bình đẳng, tham gia
kinh tế và cạnh tranh công bằng, nó bao hàm việc thúc đẩy các tiêu chuẩn bảo vệ môi
trường và người tiêu dùng, an toàn thực phẩm, điều kiện làm việc lành mạnh và an
toàn. Trên cơ sở này, các nước ENP tạo điều kiện thích hợp cho sự tăng trưởng kinh tế và
tạo việc làm. Ngoài ra ENP và EU còn hợp tác xúc tiến thương mại, xây dựng mạng lưới
năng lượng, giao thông vận tải, bồi dưỡng du lịch, giáo dục nguồn nhân lực chất lượng
cao tạo tiền đề cho sự phát triển vững mạnh. Chính sách đối thoại và hợp tác theo ngành
chính là chính sách chủ yếu của EU với các nước EPN; bằng cách đó, EU đã đưa các
nước láng giềng tiến gần hơn với những tiêu chuẩn của mình, thúc đẩy các giá trị cốt lõi

của xã hội công bằng, tốt phối, thúc đẩy phát triển xã hội và các cơ hội kinh tế cho tất cả
các công dân.
Ủy ban châu Âu cung cấp hỗ trợ tài chính dưới hình thức tài trợ cho các đối tác; Ngân
hàng Đầu tư châu Âu và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển bổ sung hỗ trợ thông qua các
khoản vay.Các hoạt động xã hội dân sự đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần
xây dựng dân chủ và hiệu quả đối với các nước đối tác. EU hỗ trợ các tổ chức thông qua
Quỹ Xã hội Dân sự. Các nước EPN được cùng nhau thúc đẩy và giám sát thông qua các
ủy ban và tiểu ban được thành lập trong khuôn khổ các hiệp định đã ký kết. Cơ quan
Hành động châu Âu ngoại và Ủy ban châu Âu công bố báo cáo tiến độ hàng năm. Các
đánh giá và khuyến nghị trong báo cáo tiến độ hình thành cơ sở cho chính sách của EU

2


đối với từng đối tác ENP dưới nguyên tắc "nhiều hơn để có thêm" . Đây là nguyên tắc áp
dụng cho tất cả các ưu đãi của EU đề xuất.
Đối với các Đông Âu, đặc biệt là 6 nước lân cận bao gồm Armenia, Azerbaijan, Belarus,
Georgia, Moldova và Ukraine (Eastern Partnership – EAP), việc tăng cường hợp tác có ý
nghĩa vô cùng quan trọng trong việc mở rộng vị thế của EU trên trường Quốc tế, và trước
Liên Bang Nga và các nước Đông Âu. Về cơ bản cơ sở hợp tác vẫn dựa trên cam kết với
các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và các giá trị cơ bản - dân chủ, pháp trị, nhân quyền
và tự do. Nó cũng bao gồm hỗ trợ cho một nền kinh tế thị trường, phát triển bền vững và
hiệu quả quản lý như đối với EPN. EU cam kết xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ và cùng
có lợi với tất cả sáu đối tác, không phân biệt cấp độ cá nhân của họ về tham vọng trong
quan hệ với EU. Các Hiệp Hội chuyên sâu và toàn diện về khu vực thương mại tự do (AA
/ DCFTAs), kết luận vào năm 2014, đã mang lại mối quan hệ giữa EU và các nước:
Georgia, Cộng hòa Moldova và Ukraine đến một cấp độ mới. Các thỏa thuận này nhằm
mục đích củng cố liên kết chính trị và hội nhập kinh tế. Chúng tạo thành một kế hoạch
cải cách tạo ra cho các nước đối tác sự gần gũi hơn với các nước EU. Ngoài ra để đảm
bảo tính toàn diện với các nước EAP, EU có cách tiếp cận phù hợp hơn đối với với

Armenia, Azerbaijan và Belarus theo từng bước thận trọng tạo ra quan hệ gần gũi hơn,
mang lại giá trị lợi ích về kinh tế và chính trị nhiều hơn.
Nếu như chính sách của EU với các nước EPN chủ yếu là hợp tác song phương thì
đối với các nước Đông Âu lân cận lại chủ yếu là hợp tác đa phương. Rất nhiều những
thách thức từ các nước đối tác được chia sẻ với nhau, giải quyết chúng cùng nhau góp
phần cho sự thịnh vượng, ổn định của khu vực tạo ra thông lệ tốt đẹp giữa các nước đặc
biệt là trong các vấn đề xuyên biên giới: dân chủ, sự cai quản, phát triển kinh tế bền
vững, an ninh năng lượng, liên lạc…
Cụ thể, để thực hiện tăng cường tổ chức và quản lý, EU hỗ trợ khả năng phục hồi khi
các nước này gặp các khó khăn đặc biệt trong các lĩnh vực: pháp luật, tư pháp; ngăn ngừa
và phòng chống tham nhũng; cải cách hành chính công; quản lý biên giới; an ninh, quốc
phòng; bảo vệ dân sự, chống chọi thiên tai. Về chính sách di chuyển và liên lạc qua biên
giới, EU tạo điều kiện cho sự di chuyển từ các nước vào không gian Schengen một cách
đơn giản hơn áp dụng đối với từng quốc gia EAP. Về cơ hội thị trường, các hiệp hội liên
kết sâu sắc và toàn diện về khu vực thương mại tự do (AA / DCFTAs) đã tạo điều kiện
thúc đẩy thương mại giữa EU và các nước đối tác EAP tập trung vào các doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
Ngoài ra chính sách láng giềng còn được mở rộng hơn đối với khu vực Địa Trung
Hải, thành lập ra liên minh Địa Trung Hải (UFM) giữa châu Âu và 15 nước ở Bắc Phi,
3


Trung Đông, khu vực Balkan, hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, ứng phó với thiên tai,
các thảm họa do con người gây ra, an ninh chung, đặc biệt là an ninh chung trên biển.
II.

Một số thực tiễn từ chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu với các
nước láng giềng.

Nhìn chung chính sách đối ngoại láng giềng của EU đều được triển khai một cách

hiệu quả và đạt được những mục tiêu nhất định tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề gặp nhiều
trở ngại.
Xung đột vũ trang tại Ukraine nổi lên như một vấn đề vô cùng quan trọng liên quan
đến quan hệ giữa EU và Nga. Các vấn đề như sự bất ổn ở miền đông, sự sáp nhập của
Nga đối với Crimea và Sevastopol từ vùng lãnh thổ Ukraine đặt ra thách thức về chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Trước tình hình đó, một loạt các cuộc đối thoại chính trị cấp
cao đã diễn ra vào năm 2014, theo đó Ủy ban Châu Âu đã thông qua một gói hỗ trợ trị giá
11.1 tỷ EURO, đồng thời thành lập một nhóm hỗ trợ đặc biệt để giúp Ukraine khắc phục
khó khăn kinh tế, chính trị. Cũng trong bối cảnh này EU đã giải ngân hơn 1.6 tỷ EURO
trong các khoản vay và viện trợ năm 2014. Sau một loạt các chính sách cải cách, tình
hình ở Ukraine dần ổn định và có những thay đổi lớn vào khoảng đầu 2015, đạt được
những tiến bộ , bảo bệ vững chắc nền dân chủ, tự do, bình đẳng, Ukraine tổ chức thành
công bầu cử Tổng thống, Quốc hội theo đúng tiêu chuẩn của EU và Quốc tế. Tuy nhiên,
tình hình người dân ở vùng Crimea và Sevastopol có xu hướng xấu đi, lượng dân di tản
tăng lên kéo theo thêm những vấn đề khó khăn… Trước cuộc khủng hoảng chính trị trầm
trọng tại Syria và Lybia, EU cũng cho thấy sự hộ trợ hàng đầu với hơn 3.2 tỷ EURO cho
các nạn nhân.
Đối với quan hệ song phương với Moldova, thành tựu chính đạt được đến từ các
chương trình nghị sự các nước Châu âu đưa tới thỏa thuận sâu sắc và toàn diện về hiệp
định thương mại tự do (AA / DCFTA) vào ngày 27/6/2014. Ngoài ra trong năm 2014,
Văn kiện phê chuẩn từ tất cả các nước thành viên EU được thông qua, theo đó công dân
Moldova có thể di chuyển miễn thị thực đến không gian Schengen, có khoảng 360 ngàn
người đã sử dụng quyền lợi này trong cùng năm đó, tạo ra một lợi ích rõ rệt trong quan hệ
hợp tác giữa Moldova và EU.
Các chương trình hạt nhân của Iran là một trong những vấn đề cấp bách nhất gây ra sự
căng thẳng quốc tế. Các thỏa thuận đạt được trong tháng 11 năm 2013 với cộng đồng
quốc tế là một bước đầu tiên hướng tới việc giải quyết vấn đề này góp phần cho thấy vai
trò dẫn đầu của EU trong các cuộc đàm phán hòa bình đại diện cho cộng đồng quốc tế.

4



KẾT LUẬN
Có thể thấy, chính sách đối ngoại với các nước láng giềng nói riêng và chính sách đối
ngoại và an ninh chung nói chung của EU đã phát huy được những hiệu quả trông thấy,
không những mang lại những lợi ích rõ rệt về kinh tế, chính trị cho bản thân các quốc
thành viên EU, mà còn góp phần bình ổn hòa bình, an ninh chung của khu vực và trên
toàn thế giới, đồng thời nâng tầm và khẳng định vị thế của EU trên trường Quốc Tế.

1.
2.
3.

4.
5.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tập bài giảng Pháp luật Liên Minh Châu Âu.
Trang Chủ Liên minh Châu Âu Wepsite: Europa.eu
Các liên kết :
- Chính
sách đối ngoại và an ninh: />- Chính
sách
Láng
giềng
Châu
Âu
(EPN):
/>- Đối tác phía Đông EU (EAP): />- Liên minh Địa Trung Hải: />Báo cáo tiến độ thực hiện chính sách Láng giềng EPN tại Ukraine năm 2014.
Báo cáo tiến độ thực hiện chính sách Láng giềng EPN tại Cộng Hòa Moldova

2014.

MỤC LỤC
5


6



×