Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Vai trò của nguồn vốn ODA đối với sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.42 KB, 17 trang )

Danh sách nhóm 04:
STT Họ và tên

Mã số SV

Lớp

1

Huỳnh Thị Kim Huyền

2023130152

04DHNH2

2

Ngô Thị Trầm

2023130168

04DHNH2

3

Nguyễn Thị Xuân Phương

2023130116

04DHNH2


4

Phạm Thị Duyên

2023130161

04DHNH2

6

Đinh Phạm Thùy Dương

2023130104

04DHNH2

5

Nguyễn Diệu Hiền

2023130171

04DHNH2

1


Mục Lục

LỜI MỞ ĐẦU

Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang bước vào thời kì phát triển kinh tế với tốc
độ cao. Điều kiện không thể thiếu để phục vụ cho phát triển kinh tế là nhu cầu về vốn
nhưng nguồn vốn trong nước lại không đủ đáp ứng được nhu cầu trong giai đoạn này. Do
đó một nhiệm vụ quan trọng được đặt ra là phải thu hút được một cách có hiệu quả các
nguồn vốn từ bên ngoài. Hiện nay một nguồn vốn có vai trò hết sức quan trọng trong sự
phát triển của các quốc gia đó là vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn này
đã và đang có vai trò quan trọng trong tiến trình tăng trưởng và hội nhập của nền kinh tế
Việt Nam. Phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải là một trong những lĩnh vực ưu tiên

2


hàng đầu được đầu tư bằng nguồn ODA đã có những bước phát triển vượt bậc, góp phần
đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Nhận thức được điều đó, bài tiểu luận của nhóm 04 sau đây xin đi sâu tìm hiểu đề
tài: Vai trò của nguồn vốn ODA đối với sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, từ đó đưa
ra những cái nhìn chung nhất về nguồn vốn đầu tư quốc tế này.

NỘI DUNG CHÍNH
1. Giới thiệu chung

Khái niệm ODA:
ODA là tên viết tắt của Official Development Assitance- Hổ trợ phát triển chính
thức hay Viện trợ phát triển chính thức. Đây là một hình thức đầu tư nước ngoài.
1.1.

Theo khái niệm của Uỷ ban Hổ trợ phát triển (DAC) thuộc tổ chức Hợp tác kinh tế
và phát triển thì ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại, các khoản viện trợ có hoàn
lại và các khoản tín dụng ưu đãi của các Chính phủ, các tổ chức tài chính dành cho Chính
phủ và nhân dân các nước đang chậm phát triển.

3


Lịch sử hình thành ODA
Thời nguyên thủy, xã hội chưa hình thành nên nhà nước, giữa các bộ lạc đã có sự hỗ
trợ nhau về mặt vật chất. khi một bộ lạc thiếu thốn sẽ được bộ lạc khác dư dả hơn giúp
đỡ. Đầu tiên sự giúp đỡ còn vô tư, về sau đó mang sắc thái “vay trả”, bên cho vay đặt ra
một số điều kiện buộc bên vay phải tuân theo.
1.2.

Thời nay, xã hội ngày càng phát triển làm hố sâu ngăn cách giữa các quốc gia ngày
càng lớn. Các nước nghèo bên cạnh việc huy động nguồn vốn tích lũy trong nước vẫn cần
phải có sự hỗ trợ từ phía bên ngoài. Chính vì thế mà nhu cầu vay mượn giữa các quốc gia
ngày càng tăng lên, phức tạp hơn.
Trên thế giới, việc cung cấp ODA thực chất đã được tiến hành từ nhiều thập kỷ
trước, bắt đầu từ kế hoạch Masan của Mĩ viện trợ cho các nước Tây Âu nhằm khôi phục
kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ 2. Thời gian này, các nước công nghiệp phát triển đã
thỏa thuận trợ giúp các nước đang phát triển dưới dạng viện trợ không hoàn lại hoặc cho
vay với điều kiện ưu đãi. Tiếp theo đó hội nghị Colombo năm 1955 hình thành những ý
tưởng và nguyên tắc đầu tiên về hợp tác phát triển.
Ngày 14/12/1960, tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển ra đời tại Paris bao gồm
20 thành viên ban đầu tập hợp lại cùng hợp tác phát triển. Tổ chức này đã đóng góp
phần quan trọng nhất trong việc trợ giúp các nước đang và chậm phát triển. trong khuôn
khổ hợp tác và phát triển, các nước thành viên OECD đã lập ra ủy ban chuyên môn, trong
đó có ủy ban hỗ trợ phát triển chuyên trách giúp đỡ các nước đang và chậm phát triển,
nâng cao hiệu quả đầu tư, thành viên ban đầu của DAC gồm 18 nước: Áo, Bỉ, Hà Lan,
Nauy,… các nước trong ủy ban này thường kỳ thông báo các khoản đóng góp của họ cho
chương trình viện trợ phát triển để DAC biết và trao đổi các vấn đề liên quan với chính
sách viện trợ phát triển. Lần đầu tiên DAC đưa ra khái niệm về ODA năm 1969.
Năm 1970, Đại hội đồng liên hợp quốc đã chính thức thông qua chỉ tiêu ODA bằng

0,7% GNP của các nước phát triển vào năm 1985 và bằng 1% vào đầu năm 2000
Năm 1994, ngân hàng Thế giới được thành lập tại hội nghị quốc tế về tài chính –
tiền tệ tổ chức vào tháng 7/1994 tại Breton Woods thuộc bang New Harmpshire. Mục tiêu
chính của ngân hàng Thế giới là thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế xã hội và tăng trưởng phúc
lợi của các nước thành viên đang phát triển với tư cách như một trung gian tài chính.
Ngày nay ngân hàng Thế giới góp phần quan trọng trong việc giải ngân ODA cho các
nước đang và kém phát triển trong đó có Việt Nam.

4


Đặc điểm ODA:
Có tính ưu đãi của các nước phát triển, các tổ chức quốc tế đối với các nước đang và
kém phát triển. Vốn ODA có thời gian cho vay( hoàn trả vốn dài), có thời gian ân hạn dài.
Chẳng hạn, vốn ODA của WB, ADB, JBIC có thời gian hoàn trả là 40 năm và thời gian
ân hạn là 10 năm.
1.3.

Sự ưu đãi còn thể hiện ở chỗ vốn ODA chỉ dành riêng cho các nước đang và chậm
phát triển, vì mục tiêu phát triển. Có hai điều kiện cơ bản nhất để các nước đang và chậm
phát triển có thể nhận được ODA là:
 Điều kiện thứ nhất: Tổng sản phẩm quốc nội( GDP) bình quân đầu người thấp.
 Điều kiện thứ hai: Mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nước này phải phù hợp

với chính sách và phương hướng ưu tiên xem xét trong mối quan hệ giữa bên cấp
và bên nhận ODA). Thường kèm theo các điều kiện ràng buộc nhất định (ODA
có thể ràng buộc ( hoặc ràng buộc một phần hoặc không ràng buộc) nước nhận về
địa điểm chi tiêu. Ngoài ra mỗi nước cung cấp viện trợ cũng đều có những ràng
buộc khác và nhiều khi các ràng buộc này rất chặt chẽ đối với nước nhận.
Ví dụ: Nhật Bản quy định vốn ODA của Nhật đều được thực hiện bằng đồng Yên

Nhật.
Có khả năng gây nợ (Một số nước do không sử dụng hiệu quả ODA có thể tạo nên
sự tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có
khả năng trả nợ.Vấn đề là ở chỗ vốn ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản
xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ.
1.4.

Vai trò ODA:

Đối với nước xuất khẩu vốn:
Viện trợ song phương tạo điều kiện cho các công ty của bên cung cấp hoạt động
thuận lợi hơn tại các nước nhận viện trợ một cách gián tiếp. Cùng với sự gia tăng của vốn
ODA, các dự án đầu tư của những nước viện trợ cũng tăng theo với những điều kiện
thuận lợi, đồng thời kéo theo sự gia tăng về buôn bán giữa hai quốc gia. Ngoài ra, nước
viện trợ còn đạt được những mục đích về chính trị, ảnh hưởng của họ về mặt kinh tế - văn
hoá đối với nước nhận cũng sẽ tăng lên.
Nguồn ODA đa phương mặc dù cũng có ưu điểm giúp các nước tiếp nhận khôi phục
và phát triển kinh tế, nhưng nó cũng có mặt tiêu cực ở chỗ dễ tạo ra nạn tham nhũng
trong các quan chức Chính phủ hoặc phân phối giàu nghèo trong các tầng lớp dân chúng
nếu không có những chính sách kiểm soát và quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn
này trong nước.
1.4.1.

5


Điều nguy hiểm nhất có thể xảy ra của viện trợ ODA là các nước cung cấp không
nhằm cải tạo nền kinh tế - xã hội của nước đang phát triển mà nhằm vào các mục đích
quân sự
Đối với các nước tiếp nhận:

Tầm quan trọng của ODA đối với các nước đang và kém phát triển là điều không
thể phủ nhận. Điều này được thể hiện rõ qua những thành công mà các nước tiếp nhận
ODA đã đạt được. ODA còn có thể giúp các nước đang lâm vào tình trạng phá giá đồng
nội tệ có thể phục hồi đồng tiền của nước mình thông qua những khoản hỗ trợ lớn của các
tổ chức tài chính quốc tế mang lại.
ODA giúp các nước nhận hỗ trợ tạo ra những tiền đề đầu tiên, đặt nền móng cho sự
phát triển về lâu dài thông qua lĩnh vực đầu tư chính của nó là nâng cấp cơ sở hạ tầng về
kinh tế.
ODA tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của các địa phương và vùng
lãnh thổ, đặc biệt là ở các thành phố lớn: nguồn vốn này trực tiếp giúp cải thiện điều kiện
về vệ sinh y tế, cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường. Đồng thời nguồn ODA cũng góp
phần tích cực trong việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển nông nghiệp, xoá
đói giảm nghèo...
ODA giúp các doanh nghiệp nhỏ trong nước có thêm vốn, tạo điều kiện nâng cao
hiệu quả đầu tư cho sản xuất kinh doanh, dần dần mở rộng qui mô doanh nghiệp.
1.4.2.

1.5.

Phân loại:

Phân theo phương thức hoàn trả: ODA có 3 loại
Viện trợ không hoàn lại:

1.5.1.

Bên nước ngoài cung cấp viện trợ (mà bên nhận không phải hoàn lại) để bên
nhận thực hiện các chương trình, dự án theo sự thoả thuận trước giữa các bên.
Viện trợ không hoàn lại thường được thực hiện dưới các dạng:
 Hỗ trợ kỹ thuật.

 Viện trợ nhân đạo bằng hiện vật.
Viện trợ có hoàn lại:
Nhà tài trợ cho nước cần vốn vay một khoản tiền (tuỳ theo một quy mô và mục
đích đầu tư) với mức lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ thích hợp.
Những điều kiện ưu đãi thường là:




Lãi suất thấp (tuỳ thuộc vào mục tiêu vay và nước vay).
Thời hạn vay nợ dài (từ 20 - 30 năm)
Có thời gian ân hạn (từ 10 - 12 năm)
6


ODA cho vay hỗn hợp:
Là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một phần tín
dụng thương mại theo các điều kiện của tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển.
Phân theo nguồn cung cấp có 2 loại:
ODA song phương:

1.5.2.

Là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia thông qua hiệp định
được ký kết giữa hai Chính phủ.
ODA đa phương:
Là viện trợ chính thức của một tổ chức quốc tế (IMF, WB 1...) hay tổ chức khu
vực (ADB, EU,...) hoặc của một Chính phủ của một nước dành cho Chính phủ của
một nước nào đó, nhưng có thể được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như
UNDP (Chương trình phát triển Liên hiệp quốc), UNICEF (quĩ nhi đồng Liên Hiệp

quốc)... có thể không.
Các tổ chức tài chính quốc tế cung cấp ODA chủ yếu:




Ngân hàng thế giới (WB).
Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF).
Ngân hàng phát triển Châu á (ADB)

2. Thực trạng nguồn vốn ODA ở Việt Nam

Thực trạng thu hút vốn ODA của Việt Nam
Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra, kế hoạch phát triển kinh
tế – xã hội 5 năm 2011 – 2015 đã dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội trong thời
kỳ này theo giá thực tế khoảng 5.745 – 6.140 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 250 – 266
tỷ USD, trong đó nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 75 – 80%, nguồn vốn nước ngoài
chiếm khoảng 20 – 25%. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút,
quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ
thời kỳ 2011 – 2015”.
2.1.

Nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ giai đoạn 2011 – 2015 được
dự kiến vốn cam kết khoảng 32 – 34 tỷ USD, vốn giải ngân khoảng 14 – 16 tỷ USD
(tương đương khoảng 6% tổng đầu tư xã hội), trong đó khoảng 50% vốn giải ngân từ các
chương trình và dự án ký kết trong giai đoạn 2006 – 2010 chuyển sang.
Như vậy, bình quân hàng năm trong thời kỳ 2011 – 2015 vốn ODA và vốn vay ưu
đãi giải ngân sẽ đạt khoảng 2,8 – 3,2 tỷ USD.
7



Đề án 2011 – 2015 bao gồm các định hướng chính sách cho việc hoàn thiện môi
trường thể chế, tổ chức, quản lý và thực hiện các hoạt động liên quan đến thu hút và sử
dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi đối với các cơ quan quản lý các cấp và các đơn
vị thụ hưởng Việt Nam nhằm thu hút tối đa và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn
này để hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2011 – 2020 và Kế
hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2011 – 2015. Đề án này làm căn cứ để các nhà tài
trợ sử dụng trong quá trình hoạch định chính sách hợp tác phát triển; xây dựng các chiến
lược, chương trình cung cấp vốn ODA và vốn vay ưu đãi cho Việt Nam, đồng thời là cơ
sở để minh bạch hóa chính sách của Chính phủ Việt Nam trong việc thu hút, quản lý và
sử dụng các nguồn vốn này đối với dư luận rộng rãi trong nước và quốc tế.
Tình hình cụ thể năm 2013 -2014:
Năm 2013: Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn ODA và vốn vay ưu
đãi ký kết của cả năm 2013 ước đạt trên 7 tỉ USD, tăng 19,3% so với mức của năm 2012.
Một số dự án ODA có giá trị lớn, như nhà máy xử lý nước thải tập trung tại Yên Xá,
Thanh Trì, Hà Nội trên 306 triệu USD; Dự án Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số
1 – giai đoạn 1 (ga Ngọc Hồi) trị giá 179,2 triệu USD; Dự án nâng cao an toàn cầu đường
sắt Hà Nội – TP HCM hơn 148 triệu USD… Các chương trình, dự án có quy mô vốn lớn
gồm: Dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mê Công (544 triệu USD), Nhà ga
hành khách quốc tế T2 – sân bay Nội Bài (332 triệu USD), Dự án Phát triển hạ tầng giao
thông ĐBSCL (176 triệu USD).
Năm 2014: Công tác vận động và thu hút nguồn ODA và vốn vay ưu đãi có nhiều
chuyển biến tích cực, thông qua các hoạt động hợp tác phát triển, tổng vốn ODA và vốn
vay ưu đãi ký kết năm 2014 đạt 4.362,13 triệu USD (4.160,08 triệu USD ODA vốn vay
và vay ưu đãi, 202,05 triệu USD viện trợ không hoàn lại). Tổng giá trị các hiệp định ký
kết năm 2014 bằng khoảng 68% của năm 2013. Nguyên nhân dẫn đến giá trị ký kết năm
2014 thấp hơn so với năm trước đó là do các cơ quan Việt Nam chú trọng đến công tác
chuẩn bị dự án, đặc biệt chất lượng văn kiện và tính khả thi của các chương trình, dự án,
đảm bảo mục tiêu duy trì nợ công bền vững.
6 tháng đầu năm 2015: Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã

trình bày Báo cáo tổng quan tình hình thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và
vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ 6 tháng đầu năm 2015. Tổng vốn ODA và vốn vay ưu
đãi ký kết trong 6 tháng đầu năm 2015 đạt trên 1.590 triệu USD (vốn vay ODA và vay ưu
đãi: 1.573 triệu USD, viện trợ không hoàn lại: 17 triệu USD), bằng 70,54% so với cùng
kỳ năm ngoái (năm 2014, vốn vay ODA và vay ưu đãi: 2.217 triệu USD, viện trợ không
hoàn lại: 37 triệu USD). Nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi huy động trong 6 tháng đầu
8


năm 2015 vẫn tập trung cao ở các lĩnh vực hạ tầng kinh tế, giao thông vận tải, nông
nghiệp, nông thôn và xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục…
 Một số nhà tài trợ ODA lớn cho Việt Nam

Không chỉ là một trong những nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam, kể từ khi
nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam năm 1992, Nhật Bản cũng luôn là nhà tài trợ lớn nhất
cho Chính phủ Việt Nam, đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước. Tính đến nay, tài trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam đã đạt con số khoảng
2.600 tỷ yên.
Cùng điểm qua một số công trình xây dựng trọng điểm trên cả nước có sự hỗ trợ tài
chính của Chính phủ Nhật.

Đường hầm sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm)

9


Cầu Cần Thơ - cầu dây văng có nhịp chính dài nhất tại khu vực Đông Nam Á
Nhà ga hành khách quốc tế của sân bay Tân Sơn Nhất

10





Cơ cấu vốn ODA tài trợ cho Việt Nam giữa các ngành, và giữa các
vùng trong nước có sự khác nhau:

Năm 2014
Thực trạng quản lí và sử dụng ODA.
Mặc dù chỉ chiếm 2.72% trên GDP (năm 2014) nhưng ODA nhiều năm qua vẫn là
nguồn đầu tư quan trọng từ NSNN cho phát triển kinh tế. Đặc biệt khi Việt Nam vẫn là
quốc gia kém phát triển trong khu vực (thu nhập bình quân đầu người 1.908
USD/người/năm- 2013) với nguồn nhân sách eo hẹp trong khi nhu cầu đầu tư cho phát
triển kinh tế nổi bật là cơ sở hạ tầng còn rất lớn.
2.2.

Trong năm 2014, một số công trình, dự án trọng điểm quốc gia như cầu Nhật Tân,
đường nối Nhật Tân – sân bay Nội Bài, Nhà ga hành khách T2 – Cảng hàng không quốc
tế Nội Bài, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đã được hoàn thành, đưa vào khai thác sử
dụng, góp phần hoàn chỉnh, hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng, thúc đẩy liên kết vùng
trong tiến trình phát triển khu vực phía Bắc.
Dấu ấn nguồn vốn ODA cũng đã để lại trên nhiều công trình trọng điểm trên nhiều
vùng miền đất nước như: Nhiều cây cầu trên quốc lộ 1 và hầm đường bộ Hải Vân; cầu
Cần Thơ; 3 cảng quốc tế quan trọng là cảng quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng), cảng Cái
Mép – Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu); cảng Đà Nẵng; đường cao tốc TP Hồ Chí Minh –
Long Thành – Dầu Giây; đường xuyên Á TP Hồ Chí Minh – Mộc Bài kết nối với hệ
11


thống đường bộ Campuchia và Thái Lan trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng Mê Kông…

Cùng với đó là hàng loạt chương trình hỗ trợ trong giáo dục, ý tế, đổi mới trong nông
nghiệp- nông thôn,… giúp xóa đói giảm nghèo.
Vấn đề công khai minh trong các dự án ODA được đặt ra. Nổi cộm nhất trong thời
gian vừa qua là những bê bối tiêu cực, gian lận, tham nhũng tại các dự án ODA. Điển
hình như vụ PMU 18( 2006) , vụ Huỳnh Ngọc Sỹ( 2011), vụ nghi vấn tiêu cực tại dự án
Daniza Đan Mạch( 2012), Dự án cải tạo và nâng cấp cảng Hải Phòng, vụ JTC liên quan
đến ngành đường sắt( 2014) và nhiều dự án quan trọng thuộc ngành dầu khí v.v… Điểm
chung của những vụ bên bối lớn này đều bị phát giác nhờ phía nước ngoài!? Đây là thực
trạng đáng lo ngại đối với các cơ quan quản lý của Việt Nam cũng như đối với các nhà tài
trợ. Tham nhũng, hối lộ đã ảnh hưởng đến lòng tin của nước tài trợ, điển hình năm 2012
Thụy Sỹ đã có ý định ngừng viện trợ và gần đây là Nhật Bản.
Chậm giải phóng mặt bằng dẫn tới đình trệ trong thực hiện dự án; điều chỉnh, thay
đổi trong quá trình thực hiện dự án làm phát sinh chi phí và kéo dài thời gian thực hiện.
Trong đó, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông tăng từ 435,7 triệu USD lên gần 892 triệu
USD (tăng hơn 339 triệu USD), tuyến Nhổn – Ga Hà Nội tăng từ 783 triệu Euro lên
1,275 tỷ Euro (tăng thêm khoảng 492 triệu Euro); tại TP Hồ Chí Minh, mới đây dự án
tuyến đường sắt Bến Thành – Suối Tiên đã điều chỉnh tăng vốn từ 47.325 tỷ đồng lên
54.006 tỷ đồng (năm 2011, tuyến này đã điều chỉnh tăng một lần từ 14.415 tỷ đồng lên
47.325 tỷ đồng)… Các Ban quản lý còn yếu, thiếu chuyên nghiệp đặc biệt là các dự án do
nhà thầu Trung Quốc thực hiện- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tiến độ của hàng
loạt dự án ODA.
3. Tác động của nguồn vốn ODA đối với sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Tích cực:
Thứ nhất, có sự ủng hộ mạnh mẽ về mặt chính trị của cộng đồng quốc tế với chủ
trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng và Nhà
nước ta. Thực tiễn viện trợ phát triển cho thấy nguồn vốn ODA thường đến với những
quốc gia đang phát triển có tình hình chính trị ổn định, nền kinh tế tăng trưởng và phát
triển, đời sống xã hội của nhân dân, nhất là những người dân nghèo, được quan tâm và
cải thiện.

3.1.

Thứ hai, ODA bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
của Chính phủ, tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia và là chất xúc tác cho các nguồn
vốn đầu tư khác như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư của khu vực tư
nhân,…
12


Những công trình hạ tầng kinh tế đầu tư bằng nguồn vốn ODA như các đường quốc
lộ, cảng biển, cầu, sân bay,...
Việc sử dụng ODA có hiệu quả, có tác động tích cực đến phát triển năng lực sản
xuất, nâng cao chất lượng dịch vụ của các ngành và địa phương.
Ngoài ra, nguồn vốn ODA còn hỗ trợ các địa phương, đặc biệt các tỉnh còn nghèo,
những công trình thủy lợi, các chợ nông thôn,..
Thứ ba, ODA hỗ trợ Việt Nam xây dựng và hoàn thiện khung thể chế, pháp lý (xây
dựng và hoàn thiện các luật, các văn bản dưới luật) thông qua việc cung cấp chuyên gia
quốc tế, những kinh nghiệm và tập quán tốt của quốc tế và khu vực trong lĩnh vực pháp
luật đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập
quốc tế.
Thứ tư, nguồn vốn ODA hỗ trợ phát triển năng lực con người trong việc đào tạo và
đào tạo lại hàng vạn cán bộ Việt Nam trong thời gian qua trên rất nhiều lĩnh vực như
nghiên cứu cơ bản và ứng dụng khoa học, công nghệ, quản lý kinh tế và xã hội, thông
qua việc cung cấp học bổng nhà nước, cử chuyên gia nước ngoài để đào tạo tại chỗ trong
quá trình thực hiện các chương trình, dự án ODA, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm
quản lý tiên tiến, cung cấp trang thiết bị nghiên cứu và triển khai,…
Thứ năm, tăng cường cơ hội đa dạng hóa phương thức đầu tư, cải thiện chất lượng
nguồn nhân lực và thu nhập.
Đông đảo các nhà đầu tư nước ngoài và cả trong nước, từ người dân, các doanh
nhân tổ đến các tổ chức và pháp nhân đầu tư chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp sẽ

có thêm điều kiện lựa chọn sử dụng vốn của mình để đầu tư dưới các hình thức trực tiếp
tự mình hay thông qua các định chế tài chính trung gian để mua – bán các cổ phiếu, trái
phiếu và chứng khoán có giá khác của Việt Nam trên thị trường tài chính Việt Nam và
nước ngoài. Thông qua quá trình tham gia đầu tư giá tiếp này, các nhà đầu tư gián tiếp
này, các nhà đầu tư trong nước và người dân sẽ được dịp “cọ xát”, rèn luyện và bồi
dưỡng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, bản lĩnh đầu tư, nâng cao trình độ bản thân nói
riêng, chất lượng nguồn nhân lực nói chung, phù hợp yêu cầu và điều kiện kinh doanh thị
trường, hiện đại.
Thứ sáu, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước theo các nguyên tắc và
yêu cầu kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Hệ thống pháp lý nhà nước liên quan đến thị
trường tài chính, góp phần hoàn thiện, kiện toàn và nâng cao năng cao năng lực hoạt
động hơn theo yêu cầu, đặc điểm của thị trường này, cũng như theo các kết hội nhập quốc
13


tế. Đồng thời, thông qua tác động vào thị trường tài chính, nhà nước sẽ đa dạng hóa các
công cụ và thực hiện hiệu quả việc quản lý của mình theo các mục tiêu lựa chọn thích
hợp. Trên cơ sở đó, năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với nền kinh tế.
Thứ bảy, hoàn thiện cơ cấu nền kinh tế
Đối với các nước đang phát triển, khó khăn kinh tế là điều không tránh khỏi, trong
đó nợ nước ngoài và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế ngày một gia tăng là tình trạng
phổ biến. vì vậy, ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán
quốc tế của các nước phát triển.
Đặc biệt là các khoản trợ cấp của IMF có chức năng lành mangh hóa cán cân vãng
lai cho các nước tiếp nhận từ đso ổn định đồng bản tệ.
Thứ tám, xóa đói giảm nghèo và cải thiển sự chênh lệch đời sống của các nước đang
và kém phát triển.
Xóa đói giảm nghèo là một trong những tôn chỉ đầu tiên được các nhà tài trợ đưa ra
khi hình thành phương thức hỗ trợ chính thức. mục tiêu này biểu hiện tính nhân đạo của
ODA. Trong bối cảnh sử dụng có hiểu quả, tăng ODA một lượng 1% GDP sẽ làm giảm

1% nghèo khổ, và giảm 0,9% tỉ lê tử vong trẻ em ở độ tuổi sơ sinh. Và nếu như các nước
giàu tăng 10 tỷ USD viện trợ hằng năm thì sẽ cứu được 25000 người thoát nghèo khổ.
Tiêu cực
Tuy nhiên, nguồn vốn ODA cũng tiềm ẩn nhiều hậu quả bất lợi đối với các nước
tiếp nhận ODA không được sử dụng hiệu quả, như làm tăng gánh nặng nợ quốc gia, lệ
thuộc chính trị vào nhà tài trợ,…
3.2.

Các nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ hàng rào thuế quan bảo hộ các
ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu của các nước tài trợ. Nước tiếp
nhận ODA cũng từng bước được yêu cầu mở cửa thị trường bảo hộ cho những hàng hóa
mới từ nước tài trợ, yêu cầu có những ưu đãi đối với nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như
cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế và có khả năng sinh lời cao.
Việc sử dụng và quản lý ODA không tốt sẽ dẫn đến:
Luôn tiềm ẩn nguy cơ làm gia tăng nợ nước ngoài và gia tăng sự phụ thuộc nước
ngoài. ODA mang yếu tố chính trị. Viện trợ thường gắn với điều kiện kinh tế. Xét về lâu
dài các nhà viện trợ sẽ có lợi về mặt an ninh, kinh tế, chính trị khi các nước nghèo phát
triển. ODA còn là công cụ để thiết lập và duy trì lợi ích kinh tế và vị thế chính trị cho các
nước tài trợ.
14


ODA là nguồn vốn có khả năng vay nợ: khi tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA
do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ nần thường chưa xuất hiện, nếu sử dụng không hiệu
quả nguồn vốn ODA có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian lại
lâm vào tình trạng nợ nần do không có khả năng trả nợ vì vốn ODA không được đầu tư
trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu; trong khi việc trả nợ lại dựa vào việc xuất
khẩu để thu ngoại tệ do đó khi hoạch định chính sách sử dụng vốn ODA phải phối hợp
với các nguồn vốn khác để tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu.
Vì lãi suất của vốn ODA thấp hoặc bằng không nên không thúc đẩy hiệu quả việc sử

dụng nguồn vốn này. Thường mang tính trông chờ, ỷ lại dẫn đến hiệu quả không cao.
Việc sử dụng nguồn vốn ODA chịu sự giám sát, những điều kiện nhất định của nhà
tài trợ. Ví dụ như nguồn vốn đầu tư này chỉ được đầu tư vào dự án này, hoặc khoản mục
này mà không được đầu tư vào dự án khác theo quy định, sự kiểm định của nước tài trợ,
tùy theo những mục đích nhất định. Hay điều kiện phải sử dụng các chuyên gia, kĩ sư,
công nghệ, máy móc của nước tài trợ,…
Trong điều kiện của nguồn vốn ODA, có điều kiện trong việc giải ngân, thường có
chi phái bảo đảm về cam kết giải ngân, do đó thường gây áp lực trong công tác quản lý,
giải ngân dẫn đến việc phân bổ nguồn ODA không hợp lý về cơ cấu, các dự án đầu tư
không hiệu quả.
4. Các giải pháp đẩy mạnh thu hút ODA vào Việt Nam.

Về cơ chế chính sách:
Ban hành các văn bản luật, các quy định cụ thể về thu hút, quản lý, sử dụng vốn
ODA. Xây dựng một đề cương về thu hút ODA trong tương lai.
4.1.

Tăng cường các biện pháp ngoại giao, quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên
thế giới, từ đó tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè trên thế giới
Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính để nguồn vốn ODA có thể nhanh chóng đi
vào các dự án.
Cần điều chỉnh chính sách thuế phù hợp. Trên thực tế chỉ trừ những dự án ODA ở
dạng viện trợ không hoàn lại mới được miễn thuế hàng hóa, còn các dự án vay lại từ phía
chính phủ thì tiền thuế cho các hàng hóa thuộc dự án đều được giải ngân từ nguồn vốn
đối ứng, lấy từ ngân sách nhà nước. Do đó, việc đánh thuế hàng hóa các dự án sử dụng
vốn ODA thực chất là “ lấy tiền từ túi này bỏ vào túi kia” của Nhà nước, làm cho các dự
án chậm tiến độ mà lại tốn kém chi phí quản ly. Vì vậy cần tiến tới miễn thuế cho các
hàng hóa nhập khẩu của dự án.
15



4.2.

Vế tổ chức thực hiện dự án:

a. Công tác thẩm định phê duyệt dự án:
Giảm bớt thời gian cho công tác chuẩn bị dự án.Để có thể chuẩn bị tốt dự án cần
phải có đội ngũ cán bộ am hiểu cách thức lập dự án khả thi cũng như các điều kiện của
nhà tài trợ để đảm bảo không có sự sai lệch. Tiến hành thẩm định, phê duyệt dự án một
cách nhanh nhất. Muốn vậy thì phải giảm bớt các thủ tục hành chính phiền hà, có những
linh hoạt trong việc xét duyệt đối với chủ đầu tư. Một giải pháp nữa là phải tăng cường
hiệu quả của các đầu mối quản lý và điều phối ODA, các cơ quan này có vai trò quan
trọng đối với quá trình tiếp nhận và sử dụng ODA. Trong thời gian tới cần tăng cường
giám sát đối với cơ quan đầu mối là Bộ kế họach và đầu tư để kịp thời giải quyết những
vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án, đông thời các cơ quan phối hợp với cơ quan
đầu mối thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Có như vậy mới đảm bảo thực hiện tốt tiến độ
dự án.

b. Công tác đấu thầu:
Cổ phần hóa là biện pháp triệt để và là duy nhất cho tình trạng giá đấu thầu thấp
như hiện nay. Khi đã cổ phần hóa, những người có trách nhiệm trong công tác bỏ giá thầu
sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề lỗ lãi chứ không chỉ vì mục đích trúng thầu.Tổ chức
đấu thầu công khai minh bạch, xử lý triệt để các sai phạm.

c. Quản lý chất lượng công trình:
Khâu then chốt trong công tác này là chất lượng đội ngũ tư vấn giám sát. Vì vậy,
cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất và năng lực chuyên môn cho tư vấn trong
nước để thay thế cho tư vấn nước ngoài. Nâng cao chế độ đã ngộ đối với đầu tư trong
nước, đặc biệt là đối với các công trình có điều kiện khó khăn.


16


KẾT LUẬN
Một lần nữa có thể khẳng định rằng nguồn vốn ODA có vai trò rất quan trọng đối
với công cuộc phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam. Trong những năm qua, ODA đã có
những đóng góp hết sức quan trọng trong việc phát triển của nước nhà trên hầu hết các
lĩnh vực.
Đặc biệt khi đất nước càng phát triển thì nguồn vốn ODA này sẽ giảm, việc vận
động ODA nhìn chung sẽ ngày càng khó khăn. Để có thể vận động được lượng ODA cần
thiết thì cần đòi hỏi sự nỗ lực cuẩ tất cả các ban ngành liên quan, trước măt thì phải nâng
cao hiêu quả sử dụng nguồn vốn quý báu này. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn
ODA không những là tiền đề cho công tác vận động ODA mà nó còn là đóng góp một
phần quan trọng cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Phát huy những thành tựu đạt
được trong những năm vừa qua, với đội ngũ nguồn nhân lực ngày càng được nâng, chúng
tôi tin rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu đề ra và vươn tới những tầm cao
mới trong tương lai.

17



×