Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu, điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.24 KB, 27 trang )

Header Page 1 of 166.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------------

Phan Văn Trƣởng

NGHIÊN CỨU, ĐIỀU TRA NGUỒN TÀI NGUYÊN
CÂY THUỐC TẠI HUYỆN XÍN MẦN TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2016

Footer Page 1 of 166.


Header Page 2 of 166.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------------------

Phan Văn Trƣởng

NGHIÊN CỨU, ĐIỀU TRA NGUỒN TÀI NGUYÊN
CÂY THUỐC TẠI HUYỆN XÍN MẦN TỈNH HÀ GIANG

Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 60420111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



Cán bộ hƣớng dẫn: TS. Phạm Thanh Huyền
PGS.TS Nguyễn Trung Thành

Hà Nội - 2016

Footer Page 2 of 166.


Header Page 3 of 166.
Lời cảm ơn!
Trong quá trình thực hiện khóa luận này, tôi đã nhận được rất nhiều sự
ủng hộ, giúp đỡ quí báu của các thầy giáo, cô giáo, cùng bạn bè và gia đình.
Với lòng biết ơn sâu sắc, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến TS.
Phạm Thanh Huyền và PGS.TS. Nguyễn Trung Thành, những người đã trực
tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và làm
khóa luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Văn Tập,
ThS. Nguyễn Quỳnh Nga, KTV. Nguyễn Văn Dân - các cán bộ thuộc Khoa
Tài nguyên Dược liệu - Viện Dược liệu, đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu
thập, xử lý mẫu vật và giám định tên khoa học để hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Trong thời gian học tập và thực hiện khóa luận, tôi cũng luôn nhận
được sự ủng hộ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi của các thầy giáo, cô giáo
và các cán bộ công tác tại Bộ môn Thực vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. Nhân đây, cho tôi gửi lời cảm tạ và lòng biết
ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ, chỉ bảo cho tôi trong suốt
thời gian học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình và bạn bè đã
luôn động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học

tập, thực hiện khóa luận này.
Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2016
Tác giả

Phan Văn Trưởng

Footer Page 3 of 166.


Header Page 4 of 166.
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... i
Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................ iii
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CÂY THUỐC TRÊN THẾ GIỚI
VÀ Ở VIỆT NAM................................................................................................. iii
1.1.1. Trên thế giới ......................................................................................... iii
1.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................v
1.1.3. Một số phương pháp nghiên cứu điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc
và kinh nghiệm sử dụng. ................................................................................ viii
1.2. TÌNH HÌNH ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU VỀ CÂY THUỐC TẠI TỈNH
HÀ GIANG .......................................................................................................... viii
1.3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CỦA HUYỆN XÍN MẦN, TỈNH
HÀ GIANG .............................................................................................................. x
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................x
1.3.2. Kinh tế - Xã hội ................................................................................... xii
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, ...................... Error! Bookmark not defined.
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. Error! Bookmark not defined.
2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨUError!


Bookmark

not

defined.
2.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................Error! Bookmark not defined.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................Error! Bookmark not defined.
2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Phương pháp điều tra thực địa ............. Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Phương pháp thu thập mẫu, xử lý mẫu Error! Bookmark not defined.
2.4.3. Xác định tên khoa học .......................... Error! Bookmark not defined.
2.4.4. Xây dựng danh lục cây thuốc ............... Error! Bookmark not defined.
2.4.5. Đánh giá tính đa dạng sinh học ............ Error! Bookmark not defined.
2.4.6. Xác định Danh sách các loài cây thuốc có tiềm năng khai thác và bảo
tồn
Error! Bookmark not defined.

Footer Page 4 of 166.


Header Page 5 of 166.
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬNError! Bookmark not
defined.
3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NGUỒN CÂY THUỐC VÀ PHÂN TÍCH TÍNH
ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN NÀY Ở HUYỆN XÍN MẦN TỈNH HÀ
GIANG .................................................................Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Kêt quả điều tra nguồn cây thuốc ......... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Tính đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc ở huyện Xín Mần,
tỉnh Hà Giang ................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH DANH LỤC CÁC LOÀI CÂY THUỐC CÓ TIỀM

NĂNG KHAI THÁC, CÂY THUỐC CẦN BẢO TỒN Ở HUYỆN XÍN
MẦN, TỈNH HÀ GIANG VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN BỐ ĐIỂM
................................................................................Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Danh sách loài cần bảo vệ ở Việt Nam đã phát hiện tại huyện Xín
Mần, tỉnh Hà Giang .......................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Danh sách loài/nhóm loài có tiềm năng khai thác tại huyện Xín Mần,
tỉnh Hà Giang ................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Xây dựng bản đồ phân bố các loài cây thuốc quý hiếm và có tiềm năng
khai thác huyện Xín Mần ................................. Error! Bookmark not defined.
3.3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM BẢO TỒN ĐI ĐÔI VỚI KHAI THÁC BỀN
VỪNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Ở HUYỆN XÍN MẦN,
TỈNH HÀ GIANG ..............................................Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Bảo tồn những cây thuốc bị đe dọa ...... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Phát triển trồng cây thuốc .................... Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Khai thác bền vững nguồn cây thuốc tự nhiên ... Error! Bookmark not
defined.
KẾT LUẬN .................................................................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................xv

Footer Page 5 of 166.


Header Page 6 of 166.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1. Các tuyến điều tra tại huyện Xín Mần ..... Error! Bookmark not defined.

Bảng 3. 1. Kết quả điều tra về thành phần loài cây thuốc ở huyện Xín Mần ... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3. 2. Các họ thực vật có nhiều cây thuốc ......... Error! Bookmark not defined.

Bảng 3. 3. Các chi thực vật có nhiều loài cây thuốc . Error! Bookmark not defined.
Bảng 3. 4. Sự đa dạng về dạng cây thuốc ................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 3. 5. Sự đa dạng các bộ phận sử dụng làm thuốc........... Error! Bookmark not
defined.
Bảng 3. 6. Sự đa dạng các nhóm công dụng làm thuốc .......... Error! Bookmark not
defined.
Bảng 3. 7. Danh sách các loài cây thuốc cần bảo ở ở Việt Nam đã phát hiện tại
huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang ................................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 3. 8. Danh sách loài/nhóm loài có tiềm năng khai thác tại huyện Xín Mần, tỉnh
Hà Giang ................................................................... Error! Bookmark not defined.

Footer Page 6 of 166.


Header Page 7 of 166.

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2. 1. Ảnh một số khu vực nghiên
cứu:.............................................................Error! Bookmark not defined.
Hình 2. 2. Sơ đồ khu vực điều tra khảo sát. .............. Error! Bookmark not defined.

Hình 3. 1. Một số loài cây thuốc đại diện các ngành thực vật Error! Bookmark not
defined.
Hình 3. 2. Sâm vũ diệp Panax bipinnatifidum Seem. Error! Bookmark
not defined.
Hình 3. 3. Kim tuyến - Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl. . Error! Bookmark
not defined.
Hình 3. 4. Biểu đồ sự đa dạng về số dạng cây thuốc ở huyện Xín Mần ........... Error!
Bookmark not defined.
Hình 3. 5. Một số dạng cây ghi nhận được ở huyện Xín Mần Error! Bookmark not

defined.
Hình 3. 6. Biểu đồ đa dạng các bộ phận làm thuốc... Error! Bookmark not defined.
Hình 3. 7. Biểu đồ sự đa dạng về nhóm công dụng (Nhóm bệnh) . Error! Bookmark
not defined.
Hình 3. 8. Một số cây thuốc thu thập tại Xín Mần .... Error! Bookmark not defined.
Hình 3.9. Một số loài cây thuốc cần bảo vệ ở huyện Xín MầnError! Bookmark not
defined.
Hình 3. 10. Một số loài cây thuốc có tiềm năng khai thác ...... Error! Bookmark not
defined.
Hình 3.11. Bản đồ cây thuốc cần bảo vệ ở huyện Xín Mần ... Error! Bookmark not
defined.

Footer Page 7 of 166.


Header Page 8 of 166.
Hình 3.12. Bản đồ cây thuốc có khả năng khai thác ở huyện Xín Mần........... Error!
Bookmark not defined.

Footer Page 8 of 166.


Header Page 9 of 166.
MỞ ĐẦU
Trong vô vàn ý nghĩa của giới thực vật với đời sống con người, có lẽ không thể không kể đến vai trò của cây thuốc. Bởi chính
cây thuốc là nguồn cung cấp dược liệu quan trọng để chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe cho nhân loại. Cùng với sự tiến hóa và phát triển
của xã hội, vốn hiểu biết về cây thuốc của nhân loại ngày càng trở nên phong phú và hoàn thiện hơn.
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới đã cho con số ước tính trong số hơn 250.000 loài thực vật đã biết trên thế giới đã có
trên 30.000 loài được sử dụng làm thuốc ở các mức độ khác nhau.[34]
Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, Việt Nam được đánh giá là 1 trong 16 quốc gia có mức đa dạng sinh học cao

trên thế giới, với khoản hơn 11.000 loài thực vật trong đó có trên 5.000 loài cây được dùng làm thuốc. Hà Giang là một tỉnh cực bắc
của tổ quốc có điều kiện tự nhiên đa dạng địa hình núi cao và chia cắt mạnh. Chính vì vậy tỉnh có nguồn tài nguyên thực vật rất phong
phú và độc đáo. Theo kết quả điều tra nghiên cứu gần đây của Viện Dược liệu, đã xác định ở tỉnh Hà Giang có khoảng hơn 1500 cây
thuốc [23] được ghi nhận có tác dụng làm thuốc. Trong một số huyện thị của tỉnh Hà Giang, Xín Mần là một trong hai huyện vùng
cao núi đất, có độ cao trung bình 1.200 – 1.600 m, xen lẫn còn có một số núi cao trên 2000m và thung lũng thấp cho thấy bề mặt địa
hình ở đây bị chia cắt mạnh. Những đặc trưng về vị trí địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng đất đai, đã tạo nên ở huyện Xín Mần nguồn tài
nguyên thực vật phong phú và đa dạng mà trong đó chắc chắn có hàng trăm loài cây có công dụng làm thuốc. Tuy nhiên hiện vẫn
chưa có một công trình nào đi sâu điều tra nghiên cứu một cách đầy đủ về nguồn tài nguyên cây thuốc huyện Xín Mần. Xuất phát từ
tình hình thực trên chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu, điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện Xín Mần tỉnh Hà
Giang.” Nhằm mục đích:
- Qua điều tra nghiên cứu, nhằm nắm được tương đối cụ thể về tiềm năng và hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở huyện
Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Trong đó trước hết về thành phần loài; Xây dựng Danh lục cây thuốc; Đồng thời với xác định những loài
cây thuốc có tiềm năng khai thác cũng như những loài thuộc diện quý hiếm cần bảo vệ ở địa phương.
i

Footer Page 9 of 166.


Header Page 10 of 166.
- Căn cứ và các kết quả điều tra nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp bảo tồn đi đôi với việc khai thác bền vững nguồn tài
nguyên cây thuốc này ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.

ii

Footer Page 10 of 166.


Header Page 11 of 166.

Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CÂY THUỐC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

1.1.1. Trên thế giới
Từ lâu, thuật ngữ “Cây thuốc” đã trở nên quen thuộc, gần gũi. Nó rất cần thiết cho con người và được sử dụng để chăm sóc sức
khỏe từ lâu đời. Lịch sử sử dụng cây thuốc bắt nguồn từ thời xa xưa. Trong quá trình săn bắt và hái lượm, loài người đã biết tránh thứ
gì có độc, biết sử dụng cây cỏ làm lương thực – thực phẩm và biết lựa chọn các loại cây cỏ có tác dụng làm khỏi bệnh tật, ốm đau thì
gọi là “Cây thuốc”.
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy rễ cây Thục quỳ (Althaea officinalis), cây Lan dạ hương (Hyacinthus sp.) và cây Cỏ thi
(Achillea millefolium) được tìm thấy quanh bộ xương người có niên đại đồ đá ở Iraq. Những ghi chép đầu tiên về cây thuốc đã được
tìm thấy cách đây khoảng hơn 5000 năm. Đó là những ghi chép bản khắc trên đất sét của người Sumeria, thuộc Mesopotamia cổ xưa
(Iraq ngày nay), đề cập tới một toa thuốc sử dụng cây Carum (Carum carvi) và cây Húng tây [15].
iii

Footer Page 11 of 166.


Header Page 12 of 166.
Vào năm 2735 trước công nguyên, hoàng đế Thần nông của Trung Hoa đã sưu tầm và ghi chép lại 365 vị thuốc đông y trong
cuốn “Mục lục thuốc thảo mộc”. Trong đó nhiều cây thuốc vẫn được sử dụng đến ngày nay như: Cây Gai mèo – Cannabis sp. được sử
dụng làm thuốc chống nôn…, cây Đại phong tử - Hydnocarpus kurzii là thành phần chính trong thuốc chữa bệnh phong và cây Anh
túc – Papaver somniferum có mặt trong một số loại thuốc giảm đau … Ông cũng đề cập đến một số công dụng của cây Ma hoàng
(Ephedra sp.), điển hình là để chống lại chứng suy hô hấp [15].
Những kiến thức về thảo mộc của người Hy Lạp và người Roma gắn liền với nền văn minh phát triển từ rất sớm của họ. Hy
Lạp cổ đại chịu ảnh hưởng lớn từ Babaylon, Ai Cập và một phần Ấn Độ và Trung Hoa. Hippocrat (460-377 TCN), thầy thuốc nổi
tiếng người Hy Lạp vốn được mệnh danh là “cha đẻ của nền y học hiện đại” đã từng là một nhà nghiên cứu về thảo mộc. Ông luôn
nhắc đến câu “Hãy để thức ăn của bạn là thuốc và chính thuốc là thức ăn của bạn.”[15].
Trải qua hàng ngàn năm, vốn hiểu biết về cây thuốc của nhân loại ngày càng trở nên phong phú và có cơ sở khoa học hơn.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 1985), hiện nay đã có khoảng 20.000 – 30.000 loài cây cỏ (trong số khoảng 250.000 loài thực vật
bậc thấp và bậc cao) được sử dụng làm thuốc ở các mức độ khác nhau ở tất cả các quốc gia. Trong đó Ấn Độ có khoảng 6000 loài,
Trung Quốc 5000 loài, vùng nhiệt đới Châu Mỹ có hơn 1900 loài thực vật có hoa được sử dụng làm thuốc [21,37].

Phần lớn các loài cây thuốc được sử dụng làm thuốc theo cách truyền thống trong các cộng đồng. Bên cạnh đó, hiện đã có hàng
trăm hoạt chất tự nhiên từ cây cỏ, được sử dụng để chế tạo ra các thuốc hiện đại có hiệu lực chữa bệnh cao. Xu thế này hiện vẫn đang
được nghiên cứu và xúc tiến ở nhiều quốc gia.
Tuy nhiên, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hiện vẫn có tới 80% dân số thế giới, mà việc chăm sóc sức khỏe có
liên quan hoặc phục thuộc vào Y học cổ truyền (YHCT) [21,37]. Đặc biệt đối với một số cộng đồng dân cư vốn sinh sống ở những
iv

Footer Page 12 of 166.


Header Page 13 of 166.
vùng sâu vùng xa tại các nước đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi, châu Đại Dương thì việc sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh
theo cách truyền thống vẫn còn tương đối phổ biến. Song, đáng tiếc rằng, đồng thời với sự phát triển kinh tế và y học hiện đại, hiện
đang có sự mất dần những vốn tri thức bản địa của cộng đồng trong việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh theo cách truyền thống. Vấn
đề bảo tồn cây thuốc đi đôi với bảo tồn vốn kinh nghiệm sử dụng cây thuốc đang được nhiều quốc gia quan tâm. Được biết, ở một số
quốc gia châu Phi, châu Á (Mianma, Sri Lanka, Ấn Độ, Indonesia...) đã có những chương trình hỗ trợ cộng đồng và khuyến khích
người dân sử dụng thuốc theo cách truyền thống.[14]
1.1.2. Ở Việt Nam
Nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam châu Á, Việt Nam là một trong số các quốc gia có nguồn tài nguyên
động – thực vật phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loài được dùng làm thuốc.
Với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, cộng đồng các dân tộc có nhiều kinh nghiệm sử dụng các loài cây cỏ sẵn có để làm
thuốc chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe. Từ lâu đời nay, nền y học cổ truyền Việt Nam đã có nhiều bài thuốc, cây thuốc được áp dụng chữa
bệnh trong dân gian có hiệu quả. Qua quá trình phát triển của dân tộc, các kinh nghiệm quý báu đó đã dần được đúc kết thành những
cuốn sách có giá trị và lưu truyền rộng rãi trong nhân dân ta.
Ngay từ thời vua Hùng Vương (2900 năm TCN) qua các văn tự Hán Nôm còn sót lại (Đại Việt sử ký ngoại ký, Lĩnh nam chính
quoái liệt chuyện, Long uy bí thư …) và qua các truyền thuyết, tổ tiên ta đã biết dùng cây cỏ làm gia vị kích thích sự ăn ngon miệng
và chữa bệnh. Cùng với sự tiến hóa của lịch sử, nền y học cổ truyền Việt Nam cùng với vốn kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của nhân
dân cũng dần phát triển, gắn liền với tên tuổi của và sự nghiệp của các danh y nổi tiếng đương thời [14].

v


Footer Page 13 of 166.


Header Page 14 of 166.
Đời nhà Lý (1010-1224) có nhà sư Nguyễn Minh Không (tức Nguyễn Chí Thành) đã dùng nhiều cây cỏ chữa bệnh cho dân và
cho nhà Vua, nên được tấn phong là "Quốc sư" triều Lý. Đời nhà Trần (1225-1399) nổi lên sự kiện Phạm Ngũ Lão phụng mệnh Hưng
Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn, thu thập trồng một vườn thuốc lớn để chữa bệnh cho quân sỹ trên núi gọi là "Dược Sơn", hiện vẫn còn
di tích tại xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương [14].
Vào thế kỷ XIII và XIV có hai danh y nổi tiếng là Phạm Công Bân và nhà sư Nguyễn Bá Tĩnh – hiệu Tuệ Tĩnh. Trong nhiều bộ
sách quý của ông về sau bị quân Minh thu gần hét, nay chỉ còn sót lại bộ "Nam Dược Thần Hiệu" đề cập 496 vị thuốc nam; "Tuệ Tĩnh
y thư", "Tam thập phương gia giảm" và "Thương hàn tam thập thất trùng pháp". Tuệ Tĩnh là bậc danh y kỳ tài trong lịch sử nền y học
dân tộc nước ta. Chính ông là người Việt Nam đầu tiên nêu phương châm "Nam dược trị nam nhân" (Thuốc nam chữa bệnh cho người
Việt Nam) [14].
Sau Tuệ Tĩnh, mãi đến thời Dụ Tông xuất hiện Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác (1721-1792). Ông là người am hiểu về y
học, sinh lý học, đọc nhiều sách thuốc và đã viết bộ "Lãn Ông tâm lĩnh" gồm 66 quyển đề cập tới nhiều vấn đề về y dược. Ngoài sự kế
thừa "Nam dược thần hiệu" của Tuệ Tĩnh, Ông đã bổ sung thêm 329 vị thuốc mới. Hải Thượng Lãn Ông cũng đã mở trường đào tạo
Y sinh, truyền bá tư tưởng và hiểu biết của mình về y học. Do vậy, Ông được mệnh danh là ông tổ sáng lập ra nghề thuốc Việt Nam
[14].
Đời Tây Sơn và nhà Nguyễn (1788-1883) có Nguyễn Quang Tuân với các bộ sách "Nam dược", "Nam dược chỉ danh truyền",
"La Khê phương dược".... Trong các bộ sách trên, tác giả đã đề cập đến 500 vị thuốc nam trong dân gian dùng để chữa bệnh. Ngoài
ra, trong thời kỳ này còn có Lê Đức Huệ với "Nam thiên Đức Bảo toàn thư", đề cập 511 vị thuốc nam và bệnh học [14].
Trong Thế kỷ 21, công trình đầu tiên phải kể đến là "Produits medicinaux" (1928) của Crevost - nhà thực vật người Pháp, trong
đó ông đã mô tả 368 cây thuốc và vị thuốc là các loài thực vật có hoa. Đến năm 1952, Petelot đã bổ sung và xây dựng thành bộ "Les
vi

Footer Page 14 of 166.


Header Page 15 of 166.

plantes medicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam" gồm 4 tập, đã thống kê 1482 vị thuốc thảo mộc ở 3 nước Đông Dương
[14].
Các công trình sau này có "Bắc Nam dược tính" (1937) của Vũ Như Lâm; "Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam" (1957)
của GS. Đỗ Tất Lợi, mô tả và nêu công dụng của hơn 100 loài cây thuốc nam [12]. Đến năm 1969, GS Đỗ Tất Lợi lại cho xuất bản
cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam", trong đó đã giới thiệu hơn 500 vị thuốc có nguồn gốc thảo dược; qua nhiều lần tái
bản, đến năm 2005, số loài cây thuốc được giới thiệu đã lên tới 792 loài.
Trong nhiều công trình công bố sau này, đáng chú ý nhất là bộ "Từ điển cây thuốc Việt Nam" (2011,2012) của Võ Văn Chi.
Trong công trình này đã mô tả kỹ gần 4700 loài cây thuốc Việt Nam. Đây là một công trình có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn,
phục vụ cho ngành Dược và các nhà thực vật học.[10]
Ngay từ ngày thành lập (1961), Viện Dược liệu – Bộ Y tế đã tiến hành nhiều đợt trên phạm vi toàn quốc. Tính đến năm 2005,
kết quả đã thống kê được tổng số 3.948 loài cây thuốc đã biết ở Việt Nam, hiện nay phần lớn là được sử dụng theo kinh nghiệm
(truyền khẩu) trong nhân dân. Số loài được xác minh khoa học về giá trị cơ chế chữa bệnh (kể cả nguồn tài liệu nước ngoài) chỉ chiếm
20-30 %. Chúng được sử dụng để điều trị hay tự chữa các chứng bệnh thông thường mắc phải trong cuộc sống hàng ngày, như cảm
sốt, cảm lạnh, cầm máu, làm liền vết thương, ăn uống khó tiêu, bong gân, sai khớp do ngã, bó nắn gãy xương... cho đến cả một số
bệnh nan y như tim mạch, bệnh về gan, thận, thần kinh, dị ứng, người ta có thể điều trị bằng cây thuốc nam theo cách cổ truyền [25].
Tuy vậy, với sự phát triển của khoa học và công nghệ hàng loạt các loại thuốc tây y mới được ra đời với tác dụng rất nhanh và
tiện lợi. Vì vậy, việc sử dụng thuốc nam đang giảm dần và có xu thế mất dần trong dân gian nhất là với giới trẻ hiện nay. Họ gần như
không biết gì về các cây thuốc nam.
vii

Footer Page 15 of 166.


Header Page 16 of 166.
1.1.3. Một số phƣơng pháp nghiên cứu điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng.
Trên thế giới, 2 tác giả Jose, B.K (1998) và Martin, J. G. (2004) đã đề cập khá chi tiết về các phương pháp trong điều tra cây
thuốc và tri thức bản địa. Trong đó nhấn mạnh, khi thiết kế một nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc thì việc xác định mục tiêu cần đạt
được là rất quan trọng, sau đó là lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp nhất với mục tiêu, ngân sách và thời gian. Ví dụ: 1. Nhằm
mục tiêu khai thác thì cần tập trung điều tra thành phần loài, phân bố, trữ lượng cây thuốc. 2. Nhằm mục tiêu phát triển thuốc mới sẽ
tập trung điều tra thành phần loài, tư liệu hóa việc sử dụng cây thuốc và các yếu tố liên quan như bộ phận dùng, thời gian thu hái, cách

phố hợp các cây thuốc, chế biến, liều dùng, mô tả bệnh, đối tượng được chữa trị, tỉ lệ khỏi bệnh; thu thập mẫu để xác định thành phần
và cấu trúc hóa học, tác dụng sinh học, v.v… 3. Nhằm mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững cũng cần điều tra thành phần loài, xác
định sự phong phú và tính đa dạng của cây thuốc, mức độ bị đe dọa, tình trạng phân bố, điều kiện sinh thái, khả năng tái sinh, mức độ
khai thác, sử dụng và phát triển cây thuốc cũng như các yếu tố kinh tế - xã hội liên quan. Nhìn chung, công tác điều tra cây thuốc cần
vận dụng tri thức của nhiều ngành khoa học khác nhau, thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn và khoa học
quản lí, trong đó các ngành được xem là quan trọng nhất gồm: thực vật học, dược học, nhân học, sinh thái học, kinh tế học tài nguyên,
ngôn ngữ học. [18]
Ở Việt Nam, các phương pháp điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng được tổng kết trong “Quy trình
điều tra dược liệu” của Bộ Y tế, 1973. Qui trình này đã được bổ sung, sửa chữa năm 2006. [18]
1.2. TÌNH HÌNH ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU VỀ CÂY THUỐC TẠI TỈNH HÀ GIANG

Hà Giang là tỉnh miền núi nằm ở cực bắc của tổ quốc. Với điều kiện tự nhiên và khí hậu tương đối đa dạng, đã tạo ra ở đây
nguồn tài nguyên động – thực vật độc đáo, trong đó có nhiều loài được dùng làm thuốc. Tỉnh Hà Giang có tới 22 cộng đồng các dân
viii

Footer Page 16 of 166.


Header Page 17 of 166.
tộc khác nhau cùng cư trú và sinh sống. Bởi vậy, vốn tri thức bản địa về sử dụng cây thuốc, động vật làm thuốc trong nhân dân cũng
vô cùng phong phú
Thực hiện chỉ thị 210/TTg-Vg của Hội đồng chính phủ (1966) về công tác dược liệu, từ năm 1968 – 1975, Viện Dược liệu
cùng với ngành Y tế tỉnh Hà Giang đã tiến hành công tác điều tra cơ bản về cây thuốc ở hầu hết các huyện trong tỉnh.
Trải qua một thời gian dài bị tác động, nhiều cây thuốc trước kia có thể khai thác được nhiều ở Hà Giang nay đã bị giảm sút.
Trước tình hình như vậy, từ năm 1999 - 2000, được sự đồng ý của UBND tỉnh, Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường cũ (nay là Sở
Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Giang) đã phối hợp với Viện Dược liệu tiến hành bước 1. Điều tra, đánh giá về tiềm năng và hiện
trạng 4 huyện vùng cao núi đá
Về cây thuốc trồng, giai đoạn 1996 - 1999, Viện Dược liệu đã tiến hành khảo sát tập đoàn cây thuốc cho 4 huyện vùng cao và
bước đầu trồng sản xuất và trồng thử nghiệm một số loài cây thuốc và xây dựng đề xuất qui hoạch phát triển dược liệu cho 4 huyện
vùng cao núi đá Hà Giang [24]

Các kết quả trên đây là những dẫn liệu quan trọng làm tiền đề cho việc triển khai các nghiên cứu và điều tra tiếp theo. Đồng
thời bổ sung những thông tin cần thiết cho việc xây dựng chiến lược phát triển cây dược liệu ở Hà Giang.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Hà Giang là một trong các tỉnh đi đầu trong công tác phát triển dược liệu. Năm
2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã phê duyệt Qui hoạch tổng thể phát triển dược liệu tỉnh Hà Giang đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2025. Trong bản qui hoạch đã ghi nhận đến năm 2013 Hà Giang có 1101 loài cây thuốc. Từ đó đến nay, công tác phát
triển trồng cây dược liệu của tỉnh Hà Giang đã và đang được quan tâm và tạo điều kiện. Nhiều công ty sản xuất kinh doanh dược liệu
đã được giao đất, thuê đất để trồng dược liệu
ix

Footer Page 17 of 166.


Header Page 18 of 166.
Gần đây nhất là quyết định số 1435/QĐ-UBND ngày 05/8/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, đã đưa ra Danh mục cây
dược liệu ưu tiên phát triển gồm có 20 loài như Actiso, Bạch chỉ, Bạch truật, Bình vôi, Cát cánh, Đảng sâm….
Kết quả điều tra đánh giá tiềm năng và hiện trạng nguồn tài nguyên dược liệu ở Hà Giang những năm trước đây đã có những
kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế:
Mới chỉ điều tra được ở 4 huyện vùng cao núi đá (Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ và Yên Minh). Hiện còn 7 huyện/thành phố
(Vị Xuyên, Bắc Mê, Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần và thành phố Hà Giang) vẫn chưa được điều tra, nên chưa nắm
được ở đó có bao nhiêu loài cây thuốc; những loài nào có tiềm năng tiếp tục khai thác và những loài nào nằm trong diện bảo vệ và
chúng phân bố ở đâu.
Như vậy huyện Xín Mần đã từ lâu chưa được điều tra về cây thuốc dẫn tới chưa nắm được hiện trạng và tiềm năng nguồn cây
thuốc huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
Xuất phát từ tình hình thực tế cho thấy việc tiến hành một cuộc điều tra toàn diện về nguồn tài nguyên cây thuốc là hết sức cấp
thiết phục vụ công tác bảo tồn và phát triển cây dược liệu của huyện Xín Mần.
1.3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CỦA HUYỆN XÍN MẦN, TỈNH HÀ GIANG

1.3.1. Điều kiện tự nhiên
1.3.1. 1. Vị trí địa lý
Xín Mần là một huyện miền núi biên giới cách thành phố Hà Giang 150 km về phía Tây. Phía Bắc giáp huyện Mã Quan, tỉnh

Vân Nam (Trung Quốc), phía Nam giáp huyện Quang Bình, phía Đông giáp huyện Hoàng Su Phì, phía Tây giáp huyện Xi Ma Cai và
huyện Bắc Hà (Lào Cai). Với tổng diện tích đất tự nhiên là 58.383,20 ha. Nằm ở vị trí địa lý 220 33’30’’-22048’31’’ vĩ bắc,
x

Footer Page 18 of 166.


Header Page 19 of 166.
104022’30’’ - 104037’30’’ kinh đông. Huyện có 4 xã biên giới giáp với huyện Mã Quan, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (Pà Vầy Sủ, Chí
cà, Xín Mần, Nàn Xỉn) với chiều dài đường biên giới 31km.[42]
1.3.1. 2. Địa hình
Địa hình Xín Mần được cấu tạo khá đa dạng và phức tạp, đặt trong khu vực của khối núi thượng nguồn sông Chảy. Đây là khối
núi granít lớn nhất và cổ nhất Bắc Bộ nằm ở phía tây thành phố Hà Giang, được cấu tạo cách đây ít nhất 500 triệu năm. Khối núi rộng
đến 2.500km2này xuyên qua phiến tuổi nguyên sinh tạo cho Xín Mần có độ cao trung bình từ 1.200 -1.600 m với dãy Hoàng Vần
Thùng đỉnh cao trên 2.000 m chạy suốt từ Lao Chải (Vị Xuyên) đến Pà Vầy Sủ tạo nên bức tường thành ở phía dưới ngăn cách giữa
Việt Nam và Trung Quốc; Dãy Chiêu Lầu Thi chạy suốt từ Tây Côn Lĩnh đến Bắc Hà (Lào Cai) có đỉnh cao 2.402 m, ngăn cách giữa
Xín Mần và Bắc Quang ở phía đông với một chiều dài kéo từ Ma Lì Sán (Pà Vầy Sủ) đến suối Nậm Tìn (Trung Thịnh) trên một đoạn
26,5 km.[42]
1.3.1.3. Thủy văn
Sông Chảy qua Xín Mần 40 km, là con sông phát nguyên từ dãy Tây Côn Lĩnh, được giới hạn khá rõ bởi vùng núi cao ở phía
bắc và đường sông núi ở Đông-Đông Nam. Địa hình lưu vực sông Chảy thấp dần từ Bắc- Tây Bắc xuống Đông Nam. Có nhiều suối
nhỏ, khe rạch đổ vào sông Chảy, trong đó đáng kể là suối Đỏ, suối Bản Ngò, suối Nấm Dẩn. Trên địa bàn của huyện còn có nhiều
sông nhỏ chảy qua Nà Chì, Khuôn Lùng, Tân Nam xuôi về Bắc Quang, đáng kể hơn là các sông nhỏ Nậm Lỳ và Nậm Pú.[42]
1.3.1.4. Khí hậu
Khí hậu của Xín Mần chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, oi bức bất thường, mưa gió đột ngột. Mùa
khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khô hanh giá buốt; vào khoảng tháng 2, tháng 3 hay có mưa đá, mưa tuyết, sương muối và rét
xi

Footer Page 19 of 166.



Header Page 20 of 166.
đậm. Sách Đại Nam nhất thống chí đã mô tả khí hậu ở vùng này là: Mùa hè và mùa thu thường mưa nhiều; mùa đông và mùa xuân
thường âm u, mỗi khi mưa lâu tiếp đến ngày nắng thì khí nóng khác thường. Đến tiết Sương Giáng thường có gió rét; tháng 3 và tháng
9 khí nóng nung nấu. Sự khắc nghiệt của khí hậu đã gây nên nhiều khó khăn cho nhân dân trong lĩnh vực sinh hoạt, sản xuất, an ninh
và giao lưu văn hóa.[42]
1.3.1.5. Tài nguyên rừng
Rừng Xín Mần cung cấp khá nhiều các lâm sản như cây lấy gỗ, dược liệu, cây ăn quả và các loại thú. Đặc biệt khu rừng
nguyên sinh Đèo Gió lưu trữ một lượng lớn về tài nguyên rừng với các loại cây gỗ quý hiếm.[42]
1.3.2. Kinh tế - Xã hội
1.3.2.1.Kinh tế
Xín Mần là một huyện miền núi nên đa số người dân sinh sống bởi kinh tế nông –lâm nghiệp. Trong đó trồng trọt, canh tác chủ
yếu là nông nghiệp (Lúa, ngô, khoai, sắn), trồng cây công nghiệp (Chè), cây thuốc (Thảo quả) và Lâm nghiệp: chủ yếu là trồng rừng;
keo, tống quán sủi, nhận khoán bảo vệ quản lý rừng.
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân: 15%
+ Thu nhập bình quân đầu người: 4,6 triệu đồng
+ Thu ngân sách trên địa bàn: 10.485 tỷ đồng.
+ Tỷ trọng Nông Nghiệp –Công Nghiệp –Thương mại dịch vụ: 46,2 % - 21,4 % - 32,4%.

xii

Footer Page 20 of 166.


Header Page 21 of 166.
Trên địa bàn huyện còn 3.881 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 37,36% tổng số hộ dân toàn huyên. Sau thực hiện Nghị quyết 30a, toàn
huyện chỉ còn 3.102 hộ nghèo (trên tổng số 11.077 hộ dân toàn huyện), chiếm tỷ lệ 28%. Đã thực hiện xóa 100% số nhà tạm trên địa
bàn huyện với tổng số 1.567 nhà. [42]
1.3.2.1 Xã hội
- Huyện Xín Mần là huyện vùng cao núi đất, địa hình hiểm trở, Xín Mần chia thành 19 đơn vị hành chính bao gồm 18 xã và 1

thị trấn: Pà Vầy Sủ, Chí cà, Xín Mần, Nàn Xỉn, Thèn Phàng, Bản Díu, Bản Ngò, Nàn Ma, Nấm Dẩn, Tả Nhìu, Cốc Rế, Chế Là, Ngán
Chiên, Trung Thịnh, Thu Tà, Nà Chì, Khuôn Lùng, Quảng Nguyên, Thị trấn Cốc Pài. Với số dân tính đến năm 2013 là 62.457 người
và có 12.437 hộ, mật độ dân số 104,378 người/km2. Toàn huyện có dân số là 50.700 người với 18 dân tộc anh em cùng chung sống
(Nùng, H’Mông, Tày, Dao, La Chí, Kinh, Phù Lá, Hoa, Pà Thẻn, Cao Lan, Mường, Ngạn, Bố Y, Giáy, Cơ Lao, Sán Dìu, Sán
Chay…). Trong đó có một số dân tộc là người bản địa như Nùng, Mông, La Chí, Phù Lá, Tày, Dao… Đồng bào dân tộc thiểu số
chiếm 98% tổng dân số, trong đó dân tộc Nùng chiếm tỷ lệ 44,68%; Mông 22,68%; tày 14,54%; còn lại là các dân tộc La Chí, Dao,
Phù Lá, Kinh, Hoa...[42]
Xín Mần là huyện vùng cao tuy nhiên có mạng lưới y tế khá hoàn chỉnh: Trung tâm y tế huyện, Phòng y tế, Phòng khám đa
khoa, Trạm y tế xã và y tế thôn bản. Chính vì vậy việc chăm sóc sức khỏe của người dân được nâng cao rõ rệt.
Là một huyện miền núi nên nhìn chung sự phân bố dân cư là không đồng đều. Phần lớn các cộng đồng dân tộc ít người thường
sống ở các xã thuộc vùng núi. Người kinh và một số dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mường…. thường sống ở các cùng thấp hơn. Trải qua
hàng ngàn năm sinh sống ở đây, cộng đồng các dân tộc ở huyện Xín Mần cũng đã tích lũy đưuọc nhiều kinh nghiệm độc đáo trong
việc sử dụng các loại cây cỏ để làm thuốc chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe.[42]
xiii

Footer Page 21 of 166.


Header Page 22 of 166.

xiv

Footer Page 22 of 166.


Header Page 23 of 166.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật Hạt kín ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp,
Hà Nội.
2. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2003&2006), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 2, 3. NXB. Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ, Hà Nội.
3. Nguyễn Tiến Bân và nhiều người khác (2007), Sách đỏ Việt Nam, phần II - Thực vật, NXB. Khoa học tự nhiên và công
nghệ, Hà Nội
4. Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương (1973), Sổ tay Cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
5. Lê Kim Biên (2007), Thực vật chí Việt Nam, họ Cúc – Asteraceae, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
6. Bộ KH&CN – Viện KH&CNVN (2007), Sách đỏ Việt Nam – phần thực vật, NXB KHTN&CN Hà Nội.
9. Bộ Y Tế (2003), Tài liệu tham khảo hội nghị dược liệu toàn quốc lần thứ nhất “ Phát triển dược liệu bền vững trong thế kỷ
21”, Hà Nội.
10. Võ Văn Chi (2011 & 2012), Từ Điển Cây thuốcViệt Nam; NXB. Y học, TP. Hồ Chí Minh.
11. Phạm Hoàng Hộ (1999, 2000), Cây cỏ Việt Nam, tập I,II,III, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
xv

Footer Page 23 of 166.


Header Page 24 of 166.
12. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
13. Vũ Xuân Phương (2000), Thực vật chí Việt Nam, họ Bạc hà – Lamiaceae, NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.
14. Martin G. J (2002), Thực vật dân tộc học (Bản dịch tiếng Việt), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 363 tr.

15. Nguyễn Văn Tập (1996), Nghiên cứu bảo tồn những loài cây thuốc quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng ở Việt Nam. Luận
án Phó tiến sĩ - Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Nguyễn Văn Tập (2005), Điều tra cây thuốc và nghiên cứu bảo tồn; Trong: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Nghiên cứu thuốc từ
thảo dược (Giáo trình Đào tạo sau đại học). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 33 – 110.
17. Nguyễn Tập (2006), "Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam", Tạp chí Dược liệu, tập 11, số 3, tr. 97 - 105.
18. Nguyễn Tập (2006), Điều tra cây thuốc và nghiên cứu bảo tồn – Trong: Nhiều Tác giả: Nghiên cứu thuốc từ thảo dược.
NXB. KH&KT, Hà Nội, tr. 33 - 109.

19. Nguyễn Tập (2007), Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam; Đại sứ quán Vương Quốc Hà Lan tại Hà Nội, IUCN, Bộ
NN & PTNT, IUCN xuất bản.
20. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
21. Nguyễn Nghĩa Thìn (chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh (2001), Cây thuốc dân tộc Thái – huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, NXB
Nông Nghiệp, Hà Nội
22. Văn phòng chính phủ (2013) Quyết định số 1976/2013/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ, về việc Phê duyệt quy hoạch
tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 ngày 30/10/2013.23
23. Viện Dược Liệu (1975), Báo cáo kết quả điều tra nguồn tài nguyên dược liệu tỉnh Hà Giang (Lưu hành nội bộ).
xvi

Footer Page 24 of 166.


Header Page 25 of 166.
24. Viện Dược liệu (1999), Báo cáo kết quả đề tài Đánh giá tiềm năng dược liệu bốn huyện vùng cao tỉnh Hà Giang – Xây
dựng đề án qui hoạch và phát triển (Bốn huyện vùng cao Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc, Quản Bạ).Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Bá
Hoạt; Phó chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Văn Tập, 29 trang.
25. Viện Dược liệu (2015), Báo cáo kết quả đề tài ““Nghiên cứu, điều tra, khảo sát và xây dựng chiến lược phát triển cây
dược liệu tỉnh Hà Giang.” Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Thanh Huyền.
26. Viện Dược Liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập I, II,III, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
27. Viện Dược liệu (1990), Cây thuốc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
28. Viện Dược Liệu (2006), Nghiên cứu phát triển dược liệu và đông dược ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Tiếng Anh
29. Akerele O. (1991), “Medicinal Plants: Policies and Priorities”, in: Akerele (ed.), The conservation of Medicinal Plants,
Cambridge University Press, pp. 3 - 11. 35
30. Alok S. K. (1991), “Medicinal Plants in India: Approaches to Exploitation and Conservation”, in: Akerele O. (ed.), The
conservation of Medicinal Plants, Cambridge University Press, pp. 295 - 303.
31. Batugal PA, Kanniah J, Lee SY and Oliver JT (2004), Medicianal plants research in Asia, vol. 1, 221 pages.
32. Catherine Aubertin (2004); Cardamom (Amomum spp.) in Laos PDR: The hazardous future of an agroforest system
product. In: Koen Kusters and Brian Belcher (Editors); Forest product, livelihoods and conservation - Case International forestry

Research (CIFOR) - Bogor, Indonesia; p. 43-60

xvii

Footer Page 25 of 166.


×