Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
GV hướng dẫn: TS Trương Quang Hùng

SV thực hiện:
Đoàn Văn Hải
Lớp kinh tế học – K34
ĐH Kinh tế TP HCM

TP Hồ Chí Minh 05/2012


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi tới tập thể các thầy cô khoa Kinh Tế Phát Triển – ĐH Kinh Tế
TPHCM lời chúc sức khoẻ, lời chào trân trọng và lời cảm ơn chân thành nhất. Nhờ sự
quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của quý thầy cô, sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của
các anh chị cán bộ quản lý thư viện khoa, đến nay em đã có thể hoàn thành xong bài
luận văn tốt nghiệp này.
Để có được kết quả tốt đẹp đó, em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến
TS Trương Quang Hùng và TS Lê Văn Chơn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em hoàn
thành một cách tốt nhất luận văn tốt nghiệp trong thời gian vừa qua.
Ngoài ra, không thể không nhắc đến sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các anh
chị thuộc các phòng ban trong công ty TNHH Quản Lý Nguồn Công Nghiệp Việt Âu
đã tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho em trong suốt thời gian em thực tập tại công ty.
Vì nguồn lực thời gian có hạn và và trình độ còn hạn chế nên bài luận văn tốt
nghiệp này sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và


đóng góp ý kiến chân thành của quý thầy cô để em có điều kiện bổ sung, hoàn thiện
trình độ chuyên môn của mình để có thể phục vụ tốt hơn trong công việc sau này.


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................


MỤC LỤC


Chương I: Giới thiệu ........................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề:...............................................................................................................1
1.2 Câu hỏi nghiên cứu: ................................................................................................2
1.3 Giả thuyết nghiên cứu: ............................................................................................2
1.4 Phạm vi nghiên cứu:................................................................................................2
1.5 Mục đích nghiên cứu:..............................................................................................3
1.6 Kết cấu của đề tài: ...................................................................................................3
Chương II: Cơ sở lý thuyết:.............................................................................................4
2.1 Các khái niệm cơ bản: ..............................................................................................4
2.1.1 Tỷ giá hối đoái:..................................................................................................4
2.1.2 Sản lượng thu nhập: ..........................................................................................6
2.1.3 Lạm phát: ...........................................................................................................7
2.1.4 Lãi suất: .............................................................................................................8
2.1.5 Cung tiền ...........................................................................................................9
2.1.6 Cán cân thanh toán quốc tế (BOP):.................................................................10
2.2 Các lý thuyết kinh tế làm nền tảng cho nghiên cứu:..............................................12
2.2.1 Lý thuyết ngang giá sức mua (PPP):...............................................................12
2.2.2 Lý thuyết ngang giá lãi suất không phòng ngừa rủi ro (UIP): .......................14
2.2.3 Lý thuyết cách tiếp cận tiền tệ – Mô hình tiền tệ: ..........................................15
2.3 Các nghiên cứu liên quan: ......................................................................................18
Chương III: Tổng quan tình hình kinh tế Việt Nam GĐ 1998-2008: .......................21
3.1 Tình hình kinh tế vĩ mô giai đoạn 1998-2008: ......................................................21
3.1.1 Giai đoạn 1998-2001:......................................................................................21
3.1.2 Giai đoạn từ năm 2002 đến 2008: ...................................................................22
3.2 Diễn biến tỷ giá hối đoái ở Việt Nam giai đoạn 1998-2008: ................................24
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và cơ chế tác động: ............................26
3.3.1 Lạm phát: .........................................................................................................26


3.3.2 Lãi suất: ...........................................................................................................28

3.3.3 Sản lượng thu nhập quốc gia:..........................................................................29
3.3.4 Cung tiền: ........................................................................................................30
3.3.5 Kiểm soát của chính phủ: ...............................................................................31
3.3.6 Kỳ vọng của thị trường: ..................................................................................32
Chương IV: Phương pháp nghiên cứu định lượng: ....................................................34
4.1 Thu thập số liệu: .....................................................................................................34
4.2 Mô hình hồi quy: ....................................................................................................34
4.3 Phương pháp tiến hành kiểm định: ........................................................................36
4.3.1 Kiểm định tính dừng: ......................................................................................36
4.3.2 Kiểm định tính đồng liên kết: .........................................................................36
Chương V: Phân tích thực nghiệm: ..............................................................................42
5.1 Kết quả phân tích hồi quy: .....................................................................................42
5.1.1 Kiểm định tính dừng: ......................................................................................42
5.1.2 Kiểm định tính đồng liên kết: .........................................................................43
5.2 Giải thích kết quả và thảo luận:..............................................................................46
5.3 Gợi ý chính sách: ....................................................................................................50
5.4 Những hạn chế của đề tài: ......................................................................................51
Chương VI: Kết luận ......................................................................................................53

Tài liệu tham khảo
Bảng biểu và phụ lục


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các sách tham khảo:
1.
2.
3.
4.

5.

N.Greory Mankiw, Những Nguyên Lý Kinh Tế Học, Phần II,2002, NXB thống kê.
Trần Ngọc Thơ-Nguyễn Ngọc Định, giáo trình Tài Chính Quốc Tế, 2011.
Robert. J. Gorden, Macroeconomics, 10th edition, 2005.
Jeff Madura, International Financial Management, 10th edition, 2009.
Gujarati, Econometrics by example, 2011.

Các nghiên cứu tham khảo:
1. Irfan Civcir, (2004). The Monetary Models of the Turkish Lira/ Dollar Exchange
Rate: Long-run Relationships, Short-run Dynamics and Forecasting.
2. Shyh-Wei Chen, (2009). Enhanced Reliability of the Fundamentals-Based Model
in Determining the Exchange Rate: Evidence from Taiwan.
3. Frenkel, J.A., (1976). A monetary approach to the exchange rate: doctrinal
aspects and empirical evidence. Scandinavian Journal of Economics 78, pp.200224.
4. MacDonald, R., 1995. Long-run exchange rate modeling: A survey of the recent
evidence, Staff Papers, International Monetary Fund, 42,3, pp. 437-489.
5. Dickey, D.A., Fuller, W.A., (1979). Distribution of the estimators for
autoregressive time series with a unit root. Journal of the American Statistical
Association 74, 427-431.
6. Johansen, S., 1988. Statistical analysis of cointegrating vectors. Journal of
Economics and Dynamic Control, 12, pp.231-254.
7. Bahmani-Oskooee, M. and Kara, O. 2000. Exchange rate overshooting in
Turkey,Economic Letters, 68, pp.89-93.
8. By Ian Wilson,2009. The Monetary Approach to Exchange Rates: A Brief Review
and Empirical Investigation of Debt, Deficit, and Debt Management: Evidence
from the United States. The Journal of Business Inquiry 2009, 8, 1, 83-99.
9. Christopher J. Neely, Lucio Sarno, 2002. How Well Do MonetaryFundamentals
Forecast Exchange Rates?


Các website tham khảo:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
: Tổng cục thống kê Việt Nam
: Quỹ tiền tệ quốc tế
: Ngân hàng thế giới
: Tổ chức thương mại thế giới
: Trang tin dữ liệu tài chính quốc tế


PHỤ LỤC
Bảng thu thập số liệu:
Date

t

d1

Lnexd

Lngdpd

Lnm2d


id

Lncpid

1998Q4
1999Q1
1999Q2
1999Q3
1999Q4
2000Q1
2000Q2
2000Q3
2000Q4
2001Q1
2001Q2
2001Q3
2001Q4
2002Q1
2002Q2
2002Q3
2002Q4
2003Q1
2003Q2
2003Q3
2003Q4
2004Q1
2004Q2
2004Q3
2004Q4
2005Q1

2005Q2
2005Q3
2005Q4
2006Q1
2006Q2
2006Q3
2006Q4
2007Q1
2007Q2
2007Q3
2007Q4
2008Q1
2008Q2
2008Q3
2008Q4
2009Q1
2009Q2

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42

43

0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0

0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
1
1
1
1
1

9.540
9.539
9.540
9.544
9.548
9.551
9.552
9.555
9.577
9.585
9.592
9.593
9.619
9.627

9.633
9.637
9.641
9.644
9.647
9.650
9.656
9.662
9.664
9.665
9.667
9.668
9.670
9.673
9.675
9.675
9.678
9.681
9.685
9.682
9.685
9.693
9.688
9.684
9.687
9.711
9.713
9.739
9.738


1.893
1.571
1.883
1.745
1.892
1.596
1.878
1.780
1.939
1.642
1.934
1.843
1.998
1.690
1.987
1.889
2.051
1.741
2.033
1.938
2.089
1.768
2.061
1.985
2.144
1.807
2.109
2.043
2.201
1.848

2.151
2.105
2.264
1.908
2.209
2.162
2.327
1.960
2.250
2.224
2.397
2.024
2.332

2.989
3.034
3.094
3.161
3.441
3.526
3.569
3.616
3.686
3.750
3.786
3.788
3.826
3.835
3.863
3.865

3.889
3.934
3.991
4.030
4.127
4.182
4.205
4.254
4.343
4.382
4.428
4.475
4.573
4.636
4.667
4.694
4.780
4.887
4.958
5.022
5.124
5.132
5.127
5.155
5.221
5.281
5.358

4.440
4.374

4.106
2.284
-1.154
-2.077
-2.693
-2.980
-2.580
-0.353
0.633
1.703
3.684
4.167
4.640
4.960
5.357
5.620
5.793
5.590
4.973
4.967
4.957
4.780
4.578
4.067
4.260
3.850
3.557
3.153
2.710
2.400

2.403
2.413
2.330
2.367
2.783
5.943
11.713
15.050
10.503
6.697
8.420

-0.044
-0.015
-0.034
-0.052
-0.070
-0.065
-0.091
-0.110
-0.109
-0.112
-0.132
-0.134
-0.125
-0.099
-0.105
-0.108
-0.103
-0.089

-0.091
-0.102
-0.096
-0.065
-0.050
-0.036
-0.035
-0.008
-0.002
-0.001
0.011
0.036
0.029
0.036
0.056
0.076
0.075
0.096
0.118
0.187
0.251
0.288
0.314
0.332
0.323



Luận văn tốt nghiệp


Đề tài: Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái 1

Chương I: Giới thiệu
1.1

Đặt vấn đề:

Việt Nam là một trong những nền kinh tế đang phát triển với tốc độ tăng trưởng ấn
tượng và ổn định trong suốt thời gian dài, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới đang
phục hồi chậm chạp thì Việt Nam lại luôn được xếp vào nhóm những điểm đến đầu tư hấp
dẫn trên toàn thế giới.
Ngày nay, xu thế giao thương và hội nhập quốc tế đang trở thành trào lưu phổ biến đối
với mọi nền kinh tế, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, có thể nói xuất khẩu và
đầu tư nước ngoài đã trở thành một trong những động lực chính thúc đẩy phát triển kinh
tế, hàng năm tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đều gia tăng nhanh chóng, năm 2011 đạt
203,6 tỷ USD (trong đó xuất khẩu đạt 96,91 tỷ USD, chiếm 79,4% GDP), số vốn FDI
giải ngân cũng có sự gia tăng ấn tượng đạt 11 tỷ USD trong năm 2011.
Tuy nhiên, hoạt động giao thương xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài lại chịu sự ảnh
hưởng đáng kể từ tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái là một trong những biến số kinh tế vĩ mô
có sức ảnh hưởng sâu rộng và mạnh mẽ đối với toàn bộ nền kinh tế. Hầu hết các chủ thể
có liên quan đến hoạt động thương mại xuất nhập khẩu hay đầu tư FDI, FPI…đều quan
tâm nhiều đến sự biến động của tỷ giá hối đoái, do đó việc dự báo xu hướng biến động
của tỷ giá và xây dựng những phương án phòng ngừa rủi ro luôn giữ một vai trò quan
trọng trong việc hoạch định kế hoạch sản xuất, xuất khẩu và xây dựng chiến lược đầu tư
của các chủ thể này.
Ngoài ra, chính phủ cũng quan tâm tới sự biến động của tỷ giá để đưa ra phương án
can thiệp hiệu quả nhằm giữ cho nền kinh tế được ổn định. Các tổ chức tài chính quốc tế
cũng quan tâm tới tỷ giá hối đoái như là một thước đo quan trọng trong dự báo tính bền
vững của các khoản nợ chính phủ và khả năng trả nợ của quốc gia cũng như sức khoẻ của
nền kinh tế.

Trong khi đó, kể từ khi nước ta thoát ra khỏi cấm vận kinh tế từ sau năm 1995 và
chính thức khai thông mối quan hệ giao thương với Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản,
Hàn Quốc, và các nước khác, tính đến nay tỷ giá đã có sự biến động đáng kể theo hướng
đồng nội tệ mất giá trung bình 4% mỗi năm so với USD (tính theo mức tỷ giá danh
nghĩa). Vậy nguyên nhân nào đã làm cho tỷ giá hối đoái có sự thay đổi đáng kể như vậy?
Đó là lý do khiến tôi quyết tâm theo đuổi đề tài này.

SVTH: Đoàn Văn Hải


2 Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái

1.2 Câu hỏi nghiên cứu:
Nghiên cứu này sẽ lần lượt trả lời cho các câu hỏi sau:
-

Giữa tỷ giá hối đoái và các biến cung tiền tương đối, thu nhập tương đối, lãi suất
tương đối, lạm phát tương đối (giữa Việt Nam và Mỹ) có quan hệ với nhau trong
dài hạn hay không?

-

Một sự gia tăng trong cung tiền tương đối, thu nhập tương đối, lãi suất tương đối,
lạm phát tương đối sẽ gây ra sự biến động của tỷ giá hối đoái như thế nào trong dài
hạn?

1.3 Giả thuyết nghiên cứu:
Dựa trên những câu hỏi nghiên cứu trên, đề tài này sẽ đi sâu phân tích các mối quan hệ

giữa các biến số kinh tế vĩ mô và tỷ giá hối đoái nhằm làm sáng tỏ giả thuyết rằng : Giữa
tỷ giá hối đoái và các biến số cung tiền tương đối, thu nhập tương đối, lãi suất tương đối,
lạm phát tương đối (giữa Việt Nam và Mỹ) thực có tồn tại mối quan hệ cân bằng dài hạn.
Sau đó, thông qua cách tiếp cận bằng mô hình kinh tế lượng dựa trên chuỗi thời gian,
nghiên cứu sẽ cố gắng xây dựng một mô hình hồi quy đơn giản nhất từ các hệ số ước
lượng được và giải thích ý nghĩa kinh tế của chúng nhằm mô phỏng mối quan hệ kinh tế
phức tạp này.
1.4 Phạm vi nghiên cứu:
Vì khả năng giới hạn về ngân sách, thời gian và nguồn lực nghiên cứu nên phạm vi đề
tài chỉ được giới hạn trong giai đoạn từ Q4/1998 – Q2/2009, bộ dữ liệu được thu thập
theo quý với 43 quan sát, nhưng không vì thế mà mất đi tính tổng quát của nó vì đây là
giai đoạn đại diện cho một chu kỳ phát triển kinh tế. Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài
chính châu Á năm 1997, Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn giảm phát, kéo dài gần 3
năm với biểu hiện rõ nét nhất là chỉ số giá lương thực tháng 10 năm 1999 sút giảm 10,5%
so với tháng 12 năm 1998, sau đó đến năm 2002 nền kinh tế trải qua một thời kỳ phục hồi
nhanh chóng. Cho tới năm 2008 khi khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra với sức ảnh
hưởng rộng lớn trên toàn cầu, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, từ năm 2008
kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng chậm lại với tốc độ giảm dần và kéo dài cho đến nay.
Vì thế cho nên, có thể nói đây là một mẫu nghiên cứu khá phù hợp cho đề tài này.
SVTH: Đoàn Văn Hải


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái 3

1.5 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích tôi chọn đề tài này là nhằm phân tích, tìm hiểu mối quan hệ giữa các biến số
kinh tế vĩ mô và tỷ giá hối đoái xem chúng có thực sự ảnh hưởng lẫn nhau hay không và
cố gắng định lượng mối quan hệ này thông qua kết quả kiểm định đồng liên kết bằng mô

hình kinh tế lượng.
Đề tài nghiên cứu thành công sẽ trở thành cơ sở tốt để phát triển các nghiên cứu tiếp
theo cho vấn đề này với những bộ dữ liệu đầy đủ hơn, tổng quát hơn, từ đó có thể đưa ra
những dự báo ngắn hạn và dài hạn cho sự biến động của tỷ giá trong mối tương quan với
các biến số vĩ mô khác. Đây cũng sẽ là nền tảng tốt để tiến hành những nghiên cứu sâu
hơn về chính sách tỷ giá cũng như công cụ dự báo và hoạch định chính sách của chính
phủ.
1.6 Kết cấu của đề tài:
Đề tài được cấu trúc gồm 6 chương, bao gồm:
Chương I: Giới thiệu
Chương II: Cơ sở lý thuyết
Chương III: Tổng quan tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 1998 - 2008
Chương IV: Phương pháp nghiên cứu định lượng
Chương V: Phân tích thực nghiệm
Chương VI: Kết luận

SVTH: Đoàn Văn Hải


4 Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái

Chương II: Cơ sở lý thuyết
2.1 Các khái niệm cơ bản:
2.1.1 Tỷ giá hối đoái:
2.1.1.1 Khái niệm:
Trong các giao dịch thương mại, xuất nhập khẩu và giao dịch tài chính quốc tế, việc
thực hiện mua và bán các các loại hàng hoá, tài sản tài chính trên thị trường đòi hỏi phải
có sự chuyển đổi đồng tiền nước này sang đồng tiền của nước khác. Tuy nhiên, do mỗi

đồng tiền chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau nên có sức mua khác nhau, vì thế
trên thị trường cần phải có quy định tỷ lệ làm cơ sở chuyển đổi giữa 2 đồng tiền, tỷ lệ này
được gọi là tỷ giá hối đoái.
Như vậy, tỷ giá hối đoái là hệ số quy đổi của một đồng tiền nước này sang đồng tiền
khác. Hay tỷ giá hối đoái là giá cả đơn vị tiền tệ của một nước được biểu hiện thông qua
đồng tiền của nước khác. (theo giáo trình Tài Chính Quốc Tế, GS Trần Ngọc Thơ –
Nguyễn Ngọc Định, 2011).
Ví dụ:
USD/VND = 20.640 hay 1 USD = 20.640 VND
2.1.1.2 Phân loại tỷ giá:
Có nhiều cách phân loại tỷ giá tuỳ theo từng tiêu thức khác nhau, sau đây sẽ là những
khái niệm thường gặp trong các giao dịch kinh tế tại Việt Nam hiện nay:
 Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối, tỷ giá hối đoái bao gồm:
-

Tỷ giá chính thức:
Tỷ giá kinh doanh:
Tỷ giá phi chính thức:

 Căn cứ vào thời điểm thanh toán, tỷ giá được phân thành:
-

Tỷ giá giao ngay:
Tỷ giá kỳ hạn:

SVTH: Đoàn Văn Hải


Luận văn tốt nghiệp


Đề tài: Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái 5

 Căn cứ vào tiêu thức giá trị của tỷ giá, tức xét tới mối quan hệ giữa tỷ giá với chỉ số
lạm phát, tỷ giá được chia thành tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực:
-

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa:
Là tỷ giá được niêm yết và có thể trao đổi giữa hai đồng tiền mà không đề cập đến
tương quan sức mua giữa chúng, tức không xét đến tương quan giá cả và tương quan
lạm phát giữa hai nước.

-

Tỷ giá hối đoái thực:
Là tỷ giá hối đoái đo lường sức mua của một đơn vị ngoại tệ trong nền kinh tế
nước ngoài xét trong mối quan hệ tương đối với sức mua của một lượng nội tệ tương
đương ở nền kinh tế trong nước. Đây là chỉ số cho thấy tỷ giá danh nghĩa đã được
điều chỉnh theo lạm phát.
Tỷ giá hối đoái thực có thể được xác lập trong mối quan hệ với một đối tác thương
mại hoặc dựa trên trung bình có trọng số cho tất cả các đối tác thương mại chính
hoặc các quốc gia cạnh tranh. Ứng với đó, hình thành nên hai loại: tỷ giá hối đoái
thực song phương và tỷ giá hối đoái thực đa phương.
Tỷ giá hối đoái thực song phương (BRER):
So sánh giả cả của một rổ hàng hoá tiêu dùng hay sản xuất đại diện của nước chủ
nhà và giá cả của một rổ hàng hoá làm đại diện ở nước ngoài, được tính bằng một
loại tiền có thể là nội tệ hoặc ngoại tệ và chỉ ra giá trị tương đối của nội tệ và ngoại
tệ đó.
Tỷ giá hối đoái thực song phương không chỉ được sử dụng giữa hai nước mà có
thể được sử dụng giữa một nước và một khối có sử dụng đồng tiền chung (EU chẳng
hạn). Tỷ giá hối đoái thực có thể được tính toán khái quát trong công thức sau:


Trong đó:
St : là tỷ giá danh nghĩa
Ph : là chỉ số giá trong nước
Pf : là chỉ số giá nước ngoài
SVTH: Đoàn Văn Hải


6 Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái thực đa phương/tỷ giá thực hiệu lực (REER):
Được sử dụng khi xem xét trong mối quan hệ với nhiều đối tác thương mại, được
tính trên cơ sở bình quân có trọng số.



Trong đó:
wi :là tổng số mậu dịch với các đối tác thứ i mà nước chủ nhà có quan hệ TM
Si : là tỷ giá giao ngay giữa đồng tiền nước thứ i và đồng nội tệ
Pi : là chỉ số giá của nước i
P : là chỉ số giá trong nước
 Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế, tỷ giá được chia làm 5 loại:
-

Tỷ giá séc: là tỷ giá mua bán các loại séc ngoại tệ
Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay: là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu trả tiền ngay bằng
ngoại tệ
Tỷ giá hối phiếu có kỳ hạn: là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu có kỳ hạn bằng

ngoại tệ
Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá mua bán ngoại hối bằng cách chuyển khoản qua ngân
hàng
Tỷ giá tiền mặt: là tỷ giá mua bán ngoại hối được thanh toán bằng tiền mặt

2.1.2 Sản lượng thu nhập (tổng sản phẩm – GDP):
Sản lượng thu nhập là một khái niệm quan trọng trong kinh tế học vĩ mô nói riêng và
trong hạch toán kinh tế nói chung, đây là một trong những biến số cơ bản trong các mô
hình khảo sát kinh tế và dự báo, làm nền tảng cho các chính sách điều hành kinh tế của
mọi chính phủ trên thế giới.
Theo sách Kinh tế học vĩ mô của GS N.Greory Mankiw, ông định nghĩa: Tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
được sản xuất ra trong phạm vi một nước, trong một thời kỳ nhất định.
SVTH: Đoàn Văn Hải


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái 7

Đây là một đại lượng được ước tính hàng năm dựa trên những chỉ số thống kê về giá
trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ của một
nước. Biến số GDP là một biến số lưu lượng, đây là một đặc điểm khác biệt quan trong so
với các biến số khác như tổng khoản nợ quốc gia hay tổng dự trữ ngoại hối của chính
phủ...
Việc tính toán GDP theo giá hiện hành cho ta một giá trị GDP danh nghĩa, tuy nhiên
sự gia tăng tuyệt đối của GDP danh nghĩa chưa thể hiện chính xác sự gia tăng thực hay sụt
giảm tổng sản lượng của toàn nền kinh tế, đôi khi phóng đại tổng sản lượng quốc gia vì
trong hạch toán GDP danh nghĩa còn bao hàm cả yếu tố lạm phát tức sự biến động giá cả.
Vì thế, ta cần tới một chỉ số GDP khác đó là GDP thực tế. Theo N.G Mankiw: GDP

thực tế là GDP sử dụng giá cố định trong năm gốc để đánh giá sản lượng hàng hóa và
dịch vụ của nền kinh tế. Nói cách khác, GDP thực tế là chỉ số GDP đã được điều chỉnh
yếu tố lạm phát trong hạch toán , vì thế GDP thực chỉ phản ánh sự thay đổi của sản lượng
hàng hóa và dịch vụ chứ không chịu ảnh hưởng của biến động giá cả. Do đó, GDP thực
phản ánh được năng lực của nền kinh tế trong việc thỏa mãn nhu cầu của người dân.
2.1.3 Lạm phát:
Lạm phát là yếu tố quạn trọng tiếp theo mà chúng ta sẽ gặp lại trong mô hình khảo sát
mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và các biến số kinh tế vĩ mô.
Vậy lạm phát là gì? Lạm phát được định nghĩa là hiện tượng mức giá chung của hàng
hóa, dịch vụ tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định.
Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ tăng lên của mức giá tiêu dùng và dịch vụ.Tỷ lệ lạm phát được
tính như sau:
Tỷ lệ lạm phát

CPInăm hiện hành – CPInăm trước
CPInăm trước

 Phân loại lạm phát theo khả năng dự đoán: gồm 2 loại:
-

Lạm phát dự đoán:
Lạm phát ngoài dự đoán:
SVTH: Đoàn Văn Hải


8 Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái

Một cách khái quát:

Tỷ lệ lạm phát thực = TL lạm phát dự đoán + TL lạm phát ngoài dự đoán.
Lạm phát tồn tại lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế, đồng tiền mất
gía, dân chúng có xu hướng không giữ tiền mặt mà chuyển sang tích lũy vàng và ngoại tệ,
các hợp đồng được chỉ số hóa theo tỷ lệ lạm phát hoặc một ngoại tệ mạnh. Thị trường tài
chính sẽ mất ổn định, dân chúng và nhà đầu tư ngại bỏ vốn để đầu tư…
Trong lịch sử, nhân loại đã từng chứng kiến một thời kỳ siêu lạm phát ở Đức vào
năm 1922-1923, chỉ số giá cả tăng 10,000,000 lần, tình hình kinh tế gần như vượt ra khỏi
tầm kiểm soát của chính phủ, làm đau đầu không ít nhà kinh tế, đẩy người dân Đức vào
tình cảnh khốn khó vì chi phí sinh hoạt vô cùng đắt đỏ.
2.1.4 Lãi suất:
2.1.4.1 Khái niệm:
Định nghĩa một cách đơn giản thì, lãi suất là giá cả mà người đi vay phải trả cho việc
sử dụng vốn của người cho vay trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu gọi số tiền vay
là tiền gốc thì một tỷ lệ phần trăm tính trên số tiền gốc mà người đi vay phải trả cho người
cho vay được gọi là lãi suất.
Trong nền kinh tế thị trường, với bản chất là một loại giá cả nên lãi suất phản ánh
những thay đổi trong quan hệ cung cầu của thị trường và có tác động quan trọng đến các
hoạt động kinh tế - tài chính như ảnh hưởng đến phân phối thu nhập của dân cư, đầu tư
mở rộng sản xuất của doanh nghiệp, tỷ giá hối đoái.
Lý do để giải thích cho sự tồn tại của lãi xuất là:
-

Giá trị thời gian của tiền tệ:
Theo lý thuyết kinh tế học hành vi thì hầu hết mọi người đều thích có tiền trong
hiện tại hơn là trong tương lai, khi cho vay số tiền hiện tại của mình, người cho vay
luôn kèm theo điều kiện đòi hỏi người đi vay phải trả lại số tiền đó trong tương lai
với một khoản phụ trội thêm so với khoản tiền gốc ban đầu để đổi lấy việc mất đi
quyền sử dụng tiền ở hiện tại. Thực chất, lãi suất chính là sự thanh toán cho việc sử
dụng tiền theo thời gian.


SVTH: Đoàn Văn Hải


Luận văn tốt nghiệp

-

Đề tài: Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái 9

Chi phí cơ hội:
Thay vì cho vay, người có tiền nhàn rỗi có thể sử dụng số tiền nhàn rỗi của mình
vào mục đích sinh lời khác, trên cơ sở so sánh mức sinh lời kỳ vọng giữa các khoản
đầu tư thì người có tiền nhàn rỗi sẽ quyết định cho vay hay không cho vay. Như vậy
lãi suất có thể xem là chi phí cơ hội của việc sử dụng tiền theo thời gian.

2.1.4.2 Phân loại lãi suất:
Trên thị trường tài chính, lãi suất tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, tuy nhiên để cho
việc phân loại trở nên ý nghĩa và biến số lãi suất thực sự liên quan tới đề tài nghiên cứu
thì nên chia lãi suất thành hai loại: lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực
-

Lãi suất danh nghĩa:
Là tỷ lệ lãi trên giá trị danh nghĩa của một khoản tiền vay hoặc đầu tư... với hàm ý
nó là tỷ lệ lãi chưa được điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát hoặc ảnh hưởng của
việc tính lãi kép. Do đó lãi suất danh nghĩa là lãi suất đã bao gồm cả những tổn thất
do lạm phát gây ra bởi sự gia tăng của mức giá chung.

-

Lãi suất thực:

Là loại lãi suất đo lường sức mua của tiền lãi nhận được. Tỷ lệ lãi suất này được
tính toán bằng việc điều chỉnh lãi suất danh nghĩa có tính đến lạm phát.
Mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực và lạm phát được khái quát qua
công thức sau:

Trong đó:
ir : lãi suất thực
in : lãi suất danh nghĩa
: Lạm phát kỳ vọng
2.1.5 Cung tiền:
Cung tiền vốn là một trong những biến số kinh tế vĩ mô có sức ảnh hưởng sâu rộng tới
toàn bộ nền kinh tế, do đó việc xác định chính xác các thành phần của lượng tiền cung
ứng vào lưu thông gồm những bộ phận nào, càng trở nên có ý nghĩa quan trọng trong
SVTH: Đoàn Văn Hải


10 Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái

công tác điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương, nhằm dự báo được những
biến động kinh tế cũng như xây dựng được phương án điều chỉnh hợp lý.
Trên quan điểm lý thuyết, trong những thập niên gần đây khi nền kinh tế thị trường
phát triển với các phương tiện thanh toán đa dạng, người ta quan tâm nhiều đến quan điểm
của nhà kinh tế học Samuelson. Theo ông, khối tiền trong lưu thông được chia thành hai
bộ phận gồm:
-

Khối M1: (tiền theo nghĩa hẹp)
Là tiền giao dịch gồm các khoản tiền thực tế dùng cho giao dịch để mua bán hàng

hoá bao gồm:
+ Tiền kim khí và tiền giấy do ngân hàng trung ương phát hành.
+ Tiền ký gửi trên các tài khoản séc, đây là số tiền ký gửi trên các tài khoản séc
có thể được rút ra để thanh toán, những tài khoản séc này có thể hưởng lãi
hoặc không được hưởng lãi tại ngân hàng.

-

Khối M2: (tiền theo nghĩa rộng)
Là tiền tệ tài sản hay chuẩn tệ, vì chúng có thể chuyển sang tiền mặt dễ dàng trong
một khoảng thời gian nhất định, bao gồm:
+ Khối M1
+ Các loại tài sản là tiền thay thế rất gần với tiền giao dịch như tài khoản tiết
kiệm, tiền gửi có kỳ hạn…
Dựa trên cách phân loại cơ bản này, mỗi nước khác nhau sẽ có sự thay đổi khác
nhau tuỳ theo điều kiện phát triển của hệ thống thanh toán và thị trường tài chính tại
mỗi nước hay nói cách khác là phụ thuộc vào khả năng hoán đổi nhanh của các loại
tiền hoặc dựa vào mức độ thực hiện các chức năng của tiền để phân loại cho phù
hợp.

2.1.6 Cán cân thanh toán quốc tế (BOP):
2.1.6.1 Khái niệm:

SVTH: Đoàn Văn Hải


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái 11


Các giao dịch giữa một quốc gia với phần còn lại của thế giới được thể hiện thông qua
sự chuyển dịch hàng hoá, di chuyển của thu nhập và những luồng vốn đầu tư ra và vào
quốc gia, tất cả đều được ghi chép lại trên cán cân thanh toán.
Như vậy, cán cân thanh toán quốc có thể được định nghĩa là một công cụ dùng để đo
lường tất cả các giao dịch quốc tế, phát sinh giữa người dân trong nước và nước ngoài
trong một thời kỳ nhất định. Các khoản mục của cán cân thanh toán quốc tế có thể thặng
dư hay thâm hụt nhưng cán cân thanh toán quốc tế tổng thể là luôn cân bằng.
Cán cân thanh toán quốc tế đóng vai trò như một báo cáo chu chuyển tiền tệ. Đôi khi
cán cân thanh toán quốc tế được hiểu sai như là một bản cân đối kế toán, trong khi về bản
chất nó là một báo cáo dòng tiền. Thông qua việc ghi nhận tất cả các giao dịch kinh tế
phát sinh giữa một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một khoảng thời gian nhất
định, cán cân thanh toán quốc tế có thể theo dõi được dòng tiền lưu thông vào và ra khỏi
một nền kinh tế. Do đó, nó không cập nhật sự thay đổi trong tổng tài sản và nợ của một
quốc gia tại một thời điểm cụ thể giống như một bảng cân đối kế toán.
2.1.6.2 Các khoản mục trong cán cân thanh toán:
Theo thông lệ quốc tế thì một cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia được cấu
thành bởi các khoản mục sau:
 Tài khoản vãng lai:
- Cán cân mậu dịch:
- Cán cân dịch vụ:
- Thu nhập ròng:
- Chuyển giao ròng:
 Tài khoản vốn và tài chính:
- Tài khoản vốn:
Được tạo ra bởi những khoản chuyển giao tài sản tài chính hoặc những giao dịch
phát sinh liên quan đến việc thay đổi quyền sở hữu của những tài sản phi sản xuất và
phi tài chính như bất động sản…Khoản mục này mới được IMF giới thiệu trong vài
năm gần đây và chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ giá trị của cán cân thanh toán
quốc tế.
- Tài khoản tài chính:


SVTH: Đoàn Văn Hải


12 Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái

Căn cứ theo tiêu chí mức độ mà nhà đầu tư kiểm soát tài sản hay hoạt động đầu tư
mà tài khoản tài chính phân loại các tài sản tài chính thành: đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI – nhà đầu tư nắm toàn bộ quyền kiểm soát tài sản đầu tư), đầu tư gián
tiếp nước ngoài (FPI – nhà đầu tư không trực tiếp kiểm soát tài sản) và các hình thức
khác.
 Sai số thống kê:
Vì tài khoản vãng lai và tài khoản tài chính được ghi chép một cách độc lập nên luôn
luôn xuất hiện sự chênh lệch trong số liệu tính toán. Do đó, vai trò của khoản mục sai số
thống kê là nhằm đảm bảo cho cán cân thanh toán luôn cân bằng.
 Dự trữ ngoại hối:
Khoản mục dự trữ ngoại hối đo lường toàn bộ khối lượng dự trữ chính thức của một
quốc gia do ngân hàng trung ương nắm giữ. Các tài sản dự trữ này được định danh bằng
nhiều đồng tiền khác nhau, thường là các đồng tiền có khả năng chuyển đổi linh hoạt
trong thương mại quốc tế như: USD, GBP, yên nhật, Euro, vàng và SDR (quyền rút vốn
đặc biệt).
2.2 Các lý thuyết kinh tế làm nền tảng cho nghiên cứu:
Một nghiên cứu sẽ trở nên thiếu cơ sở khoa học và mất đi tính định hướng nếu không
dựa trên một lý thuyết hay học thuyết kinh tế nào, do đó các lý thuyết làm cơ sở cho
nghiên cứu luôn giữ một vai trò cực kỳ quan trọng khi triển khai đề tài. Cũng trên quan
điểm đó, nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở vận dụng các lý thuyết kinh tế có liên
quan đến việc giải thích sự vận động của tỷ giá hối đoái làm nền tảng, bao gồm:
2.2.1 Lý thuyết ngang giá sức mua (PPP):

Lý thuyết ngang giá sức mua lần đầu tiên được đề cập đến vào năm 1920 bởi nhà kinh
tế học Gustav Cassel, đây là một trong những lý thuyết nổi tiếng và quan trọng hàng đầu
nhưng cũng gây nhiều tranh cãi nhất trong tài chính quốc tế, lý thuyết này giải thích sự
vận động của tỷ giá hối đoái khi có sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát của các nước.
Lý thuyết này ngụ ý rằng: nếu như một đơn vị tiền tệ của quốc gia này có khả năng
mua một rổ hàng hoá cụ thể ở quốc gia đó, thì khi đơn vị tiền tệ ấy được quy đổi thành
một lượng ngoại tệ tương đương ở mức tỷ giá hiện hành, lượng ngoại tệ ấy cũng phải mua
được rổ hàng hoá ở nước ngoài tương đương với rổ hàng hoá trong nước. (theo Jeff
Madura, International Financial Management, 10th, 2009)
SVTH: Đoàn Văn Hải


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái 13

Lý thuyết ngang giá sức mua còn có thể được giải thích thông qua quy luật một giá,
tức là giá cả của những loại hàng hoá tương tự khi được tính bằng một đồng tiền chung tại
mức tỷ giá hiện hành, ở cả hai thị trường phải ngang bằng nhau, với giả định không tồn tại
chi phí giao dịch và thuế quan trong việc trao đổi.
Lý thuyết ngang giá sức mua tồn tại dưới hai dạng là ngang giá sức mua tuyệt đối và
ngang giá sức mua tương đối.
 Ngang giá sức mua tuyệt đối:
Lý thuyết ngang giá sức mua tuyệt đối cho rằng tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa hai
đồng tiền phải ngang bằng với tỷ lệ tổng mức giá cả giữa hai quốc gia, do đó tiền tệ của
quốc gia này sau khi được quy đổi qua tỷ giá danh nghĩa đó, sẽ có sức mua tương đương
trong quốc gia kia.
Nói cách khác, tồn tại một mức tỷ giá danh nghĩa mà tại đó giá trị của rổ hàng hoá
nước ngoài sau khi được quy đổi ra đồng nội tệ, sẽ có giá trị tương đương với giá trị của
rổ hàng hoá trong nước. Mối quan hệ này có thể được khái quát qua công thức sau:


Trong đó:
Sppp : tỷ giá hối đoái ngang giá sức mua
Ph : tổng mức giá cả rổ hàng hoá trong nước
Pf : tổng mức giá cả rổ hàng hoá nước ngoài
 Ngang giá sức mua tương đối:
Trong thực tế hoạt động giao thương và thương mại quốc tế luôn tồn tại các loại chi
phí vận chuyển, thuế quan và hạn ngạch, do đó dường như các giả định của lý thuyết
ngang giá sức mua đã bị vi phạm, đây chính là nguyên nhân khiến lý thuyết ngang giá sức
mua khó tồn tại trong thực tế. Chính vì thế, cần phải có một lý thuyết khác để giải thích
cho khả năng bất hoàn hảo của thị trường, đó chính là lý thuyết ngang giá sức mua tương
đối.
Lý thuyết ngang giá sức mua tương đối công nhận sự tồn tại của các bất hoàn hảo thị
trường và giá cả của cùng một loại hàng hoá ở những nước khác nhau sẽ không nhất thiết
phải bằng nhau khi được quy đổi ra một đồng tiền chung. Tuy nhiên, lý thuyết này cũng
SVTH: Đoàn Văn Hải


14 Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái

lập luận rằng tỷ lệ thay đổi trong giá cả hàng hoá sẽ phần nào giống nhau khi tính bằng
một đồng tiền chung, miễn là chi phí vận chuyển và các hàng rào mậu dịch không thay
đổi.
Khi xảy ra chênh lệch trong tỷ lệ lạm phát giữa hai quốc gia thì theo lý thuyết ngang
giá sức mua tương đối, tỷ giá hối đoái sẽ không giữ nguyên mà sẽ điều chỉnh để duy trì
ngang giá sức mua. Mối liên hệ giữa tỷ lệ lạm phát tương đối và tỷ giá hối đoái theo
ngang giá sức mua được đo lường bằng công thức sau:


Trong đó:
ef : % thay đổi của tỷ giá hối đoái
Ih : lạm phát trong nước
If : lạm phát nước ngoài
Nếu Ih > If thì ef > 0, tức là đồng ngoại tệ sẽ tăng giá khi lạm phát trong nước cao hơn
lạm phát ở nước ngoài. Ngược lại, Ih < If thì ef < 0, tức đồng ngoại tệ sẽ giảm giá khi lạm
phát ở nước ngoài vượt quá lạm phát trong nước
2.2.2 Lý thuyết ngang giá lãi suất không phòng ngừa rủi ro (UIP):
Lý thuyết ngang giá lãi suất không phòng ngừa rủi ro cùng với lý thuyết ngang giá sức
mua hợp thành hai trong số những lý thuyết quan trọng bậc nhất trong tài chính quốc tế.
Lý thuyết ngang giá lãi suất không phòng ngừa rủi ro giải thích sự vận động của tỷ giá hối
đoái trong mối quan hệ với chênh lãi suất giữa hai quốc gia.
Lý thuyết ngang giá lãi suất không phòng ngừa rủi ro phát biểu rằng trong điều kiện
thị trường hiệu quả, tỷ suất sinh lợi từ đầu tư trong nước tính trung bình sẽ bằng tỷ suất
sinh lợi hiệu lực từ đầu tư nước ngoài.
Diễn đạt một cách cụ thể hơn, lý thuyết này phát biểu rằng trong thị trường hiệu quả
thì tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và ngoại tệ sẽ thay đổi một giá trị gần bằng chênh lệch
lãi suất danh nghĩa giữa hai đồng tiền để duy trì trạng thái cân bằng (ngang giá lãi suất
không phòng ngừa) trên thị trường.
Tỷ lệ % biến đổi trong tỷ giá hối đoái được đo lường thông qua công thức sau:
SVTH: Đoàn Văn Hải


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái 15

Trong đó:
ef : % thay đổi của tỷ giá hối đoái
ih : lãi suất trong nước

if : lãi suất nước ngoài
Cụ thể, nếu lãi suất trong nước cao hơn lãi suất nước ngoài (ih > if) tức ef > 0, thì đồng
ngoại tệ sẽ tăng giá để bù cho lãi suất thấp hơn. Ngược lại, nếu lãi suất trong nước thấp
hơn lãi suất nước ngoài (ih < if) tức ef < 0, thì đồng ngoại tệ sẽ giảm giá một mức tương
đương với khoản chênh lệch lãi suất.
Tuy nhiên, lý thuyết UIP chỉ có tác dụng dự báo trong ngắn hạn vì khoảng chênh lệch
lãi suất giữa các quốc gia nhanh chóng trở nên cân bằng bởi hoạt động đầu tư kinh doanh
chênh lệch lãi suất của các nhà đầu cơ trên thị trường. Do đó, cần đến một lý thuyết khác
để dự báo và giải thích sự biến động của tỷ giá dài hạn trong mối quan hệ với lãi suất, lý
thuyết này được phát triển bởi nhà kinh tế học Irving Fisher vào những năm đầu thế kỷ
20. Với một tập hợp các giả định rằng: thị trường là hoàn hảo, các dòng vốn có thể chuyển
dịch tự do, lãi suất thực là ngang nhau giữa các nước, ngang giá sức mua tồn tại, ông đã đi
đến kết luận rằng: một nước có lãi suất cao tương đối so với một nước khác thì đồng tiền
nước đó sẽ giảm giá trong dài hạn tương đương với chênh lệch lãi suất. Lý thuyết này
được gọi là “hiệu ứng Fisher quốc tế”.
Fisher dựa trên giả định rằng lãi suất thực là ngang nhau giữa các nước, khi đó chênh
lệch trong lãi suất danh nghĩa thể hiện chênh lệch trong lạm phát. Theo ngang giá sức
mua, nước nào có lạm phát cao hơn thì đồng tiền nước đó sẽ giảm giá, vì vậy nước nào có
lãi suất danh nghĩa cao hơn khi lãi suất thực là như nhau thì đồng tiền nước đó cũng sẽ
chịu áp lực giảm giá.
2.2.3 Lý thuyết cách tiếp cận tiền tệ – Mô hình tiền tệ:
Đây chính là lý thuyết đóng vai trò nền tảng quan trọng nhất của nghiên cứu này, từ
đây sẽ tiến hành xây dựng lên các phiên bản khác nhau của mô hình tiền tệ và sử dụng
chúng làm mô hình hồi quy để kiểm định giả thuyết nghiên cứu với bộ số liệu của Việt

SVTH: Đoàn Văn Hải


16 Luận văn tốt nghiệp


Đề tài: Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái

Nam nhằm trả lời cho câu hỏi là giữa tỷ giá hối đoái và các biến vĩ mô thực sự có tồn tại
mối quan hệ cân bằng dài hạn hay không.
Lý thuyết cách tiếp cận tiền tệ dựa trên những giả định: dòng vốn di chuyển tự do,
ngang giá sức mua và ngang giá lãi suất tồn tại trên thị trường, trái phiếu (trong nước và
nước ngoài) là thay thế hoàn hảo cho nhau. Lý thuyết này bắt đầu từ định nghĩa rằng tỷ
giá hối đoái danh nghĩa là giá cả tương đối giữa giữa hai đồng tiền vì tồn tại ngang giá sức
mua (PPP).
Ta có:

Lấy logarit hai vế ta được:
(

)

Hay:
(2.1)
Với st , pt , pt* lần lượt là logarit của tỷ giá danh nghĩa, mức giá trong nước và nước
ngoài. Mặt khác, cân bằng cung cầu trên thị trường tiền tệ được thể hiện qua công thức:
(

)

Lấy logarit hai vế ta được:
(2.2)
Tương tự cho thị trường nước ngoài:
(2.3)
Từ hai công thức (2.2) và (2.3) kết hợp với công thức (2.1), ta xây dựng được phương
trình của mô hình tiền tệ giá linh hoạt có dạng như sau:

(

)

(

)

(

)

Đây chính là mô hình tiền tệ giá linh hoạt (flexible price model - FPM) cơ bản đầu tiên
được xây dựng bởi Frenkel (1976) trong nỗ lực xác định các yếu tố cơ bản tác động tới sự
SVTH: Đoàn Văn Hải


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái 17

vận động của tỷ giá hối đoái. Mô hình này giải thích rằng tỷ giá hối đoái bị ảnh hưởng bởi
các yếu tố gồm cung tiền, thu nhập và lãi suất. Frenkel đã tiến hành thực hiện nghiên cứu
của mình trong thời kỳ siêu lạm phát ở Đức và ông đã tìm ra được bằng chứng ủng hộ cho
mô hình xác định tỷ giá hối đoái dựa trên cách tiếp cận tiền tệ, dấu của các hệ số hồi quy
tìm được đều tuân theo dự báo từ mô hình.
Sau đó, Dornbusch (1976) đã phát triển một mô hình khác dựa trên mô hình FPM ban
đầu, cũng giống như Keynes, ông giả định rằng giá cả là cứng nhắc và chỉ điều chỉnh dần
trong dài hạn. Dornbusch chỉ ra rằng khi cung tiền trong nước giảm tương đối so với cầu
tiền trên thị trường, vì giá cả là cứng nhắc nên sẽ không điều chỉnh ngay trong ngắn hạn

mà lãi suất danh nghĩa trong nước sẽ lập tức tăng lên cao hơn so với lãi suất nước ngoài
để phản ánh quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ. Do đó tạo ra dòng chảy vốn vào
trong nền kinh tế để tìm kiếm cơ hội đầu tư, từ đó tạo áp lực tăng giá đồng nội tệ trong
ngắn hạn và làm cho tỷ giá giảm xuống. Như vậy, kết quả là mối quan hệ giữa tỷ giá hối
đoái và lãi suất danh nghĩa là quan hệ nghịch biến, Dornbusch cũng chỉ ra rằng trong mô
hình tiền tệ giá cố định thì ngang giá sức mua chỉ tồn tại trong dài hạn, do đó trong ngắn
hạn tỷ giá hối đoái thường có xu hướng chệch khỏi mức tỷ giá cân bằng dài hạn.
Trong dài hạn, mức giá trong nước sẽ có xu hướng điều chỉnh giảm để phản ánh sự sụt
giảm trong cung tiền, chính điều này đã làm giảm áp lực lên thị trường tiền tệ và lãi suất
sẽ có xu hướng giảm dần. Khi lãi suất giảm thì dòng vốn đầu tư sẽ có xu hướng chuyển từ
trong nước ra nước ngoài và gây áp lực giảm giá đồng nội tệ từ đó tác động tới tỷ giá.
Như vậy, một nước có lãi suất cao tương đối so với nước khác thì đồng nội tệ sẽ có xu
hướng mất giá trong dài hạn.
Frankel (1979) đã kết hợp từ hai mô hình của Frenkel và Dornbusch và xây dựng lên
mô hình mới tích hợp cả hai đặc tính giá cố định và tỷ lệ lạm phát dài hạn kỳ vọng. Trong
mô hình này, mối quan hệ giữa tỷ giá và chênh lệch lãi suất là mối quan hệ nghịch biến và
mối quan hệ với chênh lệch lạm phát kỳ vọng là quan hệ đồng biến. Sở dĩ tỷ giá hối đoái
và chênh lệch lạm phát kỳ vọng có quan hệ đồng biến là vì, khi lạm phát kỳ vọng cao hơn
trong tương lai, dân chúng sẽ có xu hướng chuyển đổi từ việc nắm giữ tiền mặt sang các
tài sản tài chính khác như trái phiếu, cổ phiếu... kết quả là cầu về đồng nội tệ giảm xuống
và giá trị đồng nội tệ cũng giảm theo, từ đó tác động tới tỷ giá. Mô hình tiền tệ giá cố định
trên có dạng như sau:
(

)

(

)


(

)

(

)

SVTH: Đoàn Văn Hải


×