Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập phân môn địa lí lớp 5 ở trường Tiểu học Nga Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.44 KB, 22 trang )

MỤC LỤC

TRANG

A.MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu.
IV. Phương pháp nghiên cứu
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận.
II. Thực trạng của vấn đề.
III.Giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện.
1.Giáo dục nhận thức cho học sinh.
2. Hướng dẫn sử dụng các thiết bị dạy học.
3.phát huy tính tích cực qua việc tìm hiểu, khai thác
nội dung bài.
4.Xác định phương pháp dạy học địa lí theo tinh thần
dạy học tích cực.
5. Hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực .
6 . Kết hợp với trị chơi học tập.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận.
2.Kiến nghị

2
3
3
3
3- 4


4- 6
6-7
7-11
11-14
14-15
15 - 19
19-20
20
21

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mục tiêu của phần Địa lí (trong mơn Lịch Sử và Địa lí lớp 5) nhằm cung cấp
cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự vật, hiện tượng và các
mối quan hệ địa lí ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới. Bước đầu hình
thành và rèn luyện cho học sinh các kỹ năng địa lí, năng lực tự học và góp phần bồi
dưỡng nhân cách cho học sinh.
Dạy học Địa lí chiếm vai trị quan trọng nhằm góp phần hình thành và phát triển
ở học sinh thói quen ham hiểu biết, yêu thiên nhiên đất nước con người, có ý thức
và hành động bảo vệ thiên nhiên. Vì vậy, việc dạy học Địa lí khơng những cung
cấp cho học sinh những kiến thức địa lí thuần túy mà cịn phải hình thành, phát
triển cho các em các kĩ năng và năng lực tự học. Đó là những nhiệm vụ song song
và có tầm quan trọng như nhau.
Để đạt được mục tiêu nói trên, người giáo viên cần có những phương pháp dạy
học thích hợp để giúp cho học sinh không những nắm vững kiến thức địa lí, rèn

luyện kĩ năng, mà cịn giáo dục thái độ, phát triển nhân cách, khơi gợi tính tự giác
tích cực học tập của học sinh. Đó là phương pháp dạy - học tích cực. Hay nói cách
khác đó là q trình làm việc tích cực của thầy và trò để đem lại hiệu quả cao nhất.
Qua quá trình giảng dạy, bản thân tơi nhận thấy việc phát huy tính tích cực của
học sinh trong việc học tập phân mơn Địa lí là việc làm cần thiết và hết sức quan
trọng, nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh theo phương pháp mới, góp
phần giáo dục tồn diện cho học sinh Tiểu học. Học tập tích cực học sinh là chủ
thể của hoạt động, chỉ có hoạt động mới có thể tự phát hiện, tự chiếm lĩnh, tự giải
quyết vấn đề. Bằng hoạt động học tập tích cực, chủ động, mỗi học sinh tự hình
thành nhân cách của mình. Học là hoạt động thay đổi cách nghĩ đến cách làm, cách
sống. Nói về vai trị hoạt động học tập, người Ấn Độ có câu: “Tơi nghe tơi qn, tơi
nhìn tơi nhớ, tơi làm tơi hiểu”. Bằng những nghiên cứu về tâm lí học, người ta đã
tổng kết được tỉ lệ kiến thức nhớ được sau khi học như sau:
20% qua những gì mà ta nghe được.
30% qua những gì mà ta nhìn được.
50% qua những gì mà ta nghe và nhìn được.
80% qua những gì mà ta nói được.
90 % qua những gì mà ta nói và làm được.
Như vậy rõ ràng là học sinh tự chủ tham gia tích cực vào q trình học thì kết
quả đạt được sẽ cao hơn.
Năm học 2015 – 2016 là năm học thứ hai thực hiện đánh giá học sinh theo thông
tư 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014. Tiếp tục thực hiện chỉ thị
03/CT-TW của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh cuộc vận động “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo
cơ giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” cùng với phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực’’ và phong trào thi đua“Dạy tốt
- Học tốt’’.

2



Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy là xây dựng ý thức tự học, tích cực,
chủ động, sáng tạo cho học sinh được quan tâm hơn lúc nào hết. Việc nâng cao chất
lượng giáo dục đào tạo được đặt ra cho tất cả các lớp học, bậc học, đặc biệt là bậc
tiểu học vì đây là bậc học nền tảng tạo tiền đề cho các bậc học sau. Do đó việc dạy
cho học sinh cách học tự giác, tích cực để đem lại hiệu quả cao ngay từ bậc tiểu học
luôn là vấn đề trăn trở của nhiều giáo viên. Nhưng hiện tại chưa có tài liệu nghiên
cứu nào bàn sâu vào vấn đề này, đồng nghiệp nhà trường chưa có kinh nghiệm để
giải quyết vấn đề này. Chính vì vậy, tơi chọn đề tài “ Một số biện pháp phát huy
tính tích cực của học sinh trong học tập phân mơn địa lí lớp 5 ở trường Tiểu học
Nga Trung” để viết sáng kiến kinh nghiệm .
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu nội dung và một số biện pháp dạy phân mơn địa lí lớp 5 giúp giáo
viên nắm chắc chương trình phân mơn địa lí ở tiểu học và sử dụng phương pháp
dạy học cho phù hợp làm cho chất lượng phân mơn địa lí của học sinh được nâng
cao bền vững.
- Một số hoạt động dạy học phân mơn địa lí nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Nga Trung phù hợp với học sinh nông thôn, sát với
thực tế nhà trường.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Với đề tài " Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong hoc tập
phân mơn địa lí lớp 5 ở trường Tiểu học Nga Trung, huyện Nga Sơn, tỉnh
Thanh Hóa”.
- Tơi tập trung nghiên cứu đề tài và cùng với các em học sinh học 5B trường Tiểu
học Nga Trung về:
+ Chương trình mơn địa lí lớp 5.
+ Tình trạng học phân mơn địa lí của học sinh lớp 5
- Nghiên cứu tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập, tiếp thu kiến thức.
- Nghiên cứu sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 5 ( Phần phân mơn Địa lí)
- Đồ dùng dạy – học: Bản đồ, lược đồ, quả địa cầu, tranh ảnh…

- Một số tài liệu khác có liên quan.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong q trình nghiên cứu tơi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích
- PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin .

3


B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Con người dù hoạt động trong lĩnh vực nào cũng cần có kiến thức về Địa lý.
Giáo viên là cầu nối giữa tri thức và nhân loại. Giáo viên có nhiệm vụ giúp học
sinh khám phá những kiến thức cơ bản cần thiết về trái đất. Môi trường sống của
con người, về những hoạt động của lồi người trên bình diện quốc tế, quốc gia.
Trong thời kỳ cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước, địa lý là một trong những bộ
mơn quan trọng địi hỏi mỗi người phải có kiến thức am hiểu về nó. Trong sự
nghiệp giáo dục hiện nay theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, trong những
giờ lên lớp tơi ln giữ vai trị tổ chức chỉ đạo, học sinh tích cực chủ động nắm tri
thức, tạo cho học sinh sự tham gia hứng thú và trách nhiệm. Tôi ln đảm nhận vai
trị xây dựng kế hoạch, hướng dẫn hoạt dộng và hợp tác học sinh luôn được người
dạy theo sát giúp đỡ nên tích cực tự giác thể hiện sự năng động trong hoạt động
học tập. Kết quả là học sinh lớp tôi dạy đã tiếp thu được những nguồn tri thức mới,
bằng sự khám phá của bản thân với sự định hướng giúp đỡ của giáo viên. Khi tự
mình khám phá ra tri thức học sinh sẽ cảm nhận được sự hứng thú, say mê và yêu
mến mơn học hơn nhiều lần những gì học sinh tiếp nhận một cách thụ động từ giáo
viên.

Để đổi mới phương pháp dạy học một cách hiệu quả, giảng dạy bất cứ mơn gì
giáo viên cũng cần phải có sự hỗ trợ của dụng cụ dạy học hay còn gọi là thiết bị
dạy học, nhất là ở môn địa lý cần phải có: bản đồ, lược đồ, tranh ảnh địa lý… Kết
hợp các phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh những tri thức một
cách vững chắc để hiểu biết về những cơ sở khoa học, những kỹ năng vận dụng các
tri thức đó vào cuộc sống đồng thời giúp học sinh phát triển tồn diện, rèn luyện
tính tích cực độc lập cho học sinh.
Đặc điểm môn địa lý lớp 5 là giúp các em biết được các sự vật hiện tượng và
mối quan hệ địa lý ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. SGK lớp 5 được biên
soạn phù hợp với tâm lý nhận thức của học sinh tiểu học và không quá tải về kiến
thức. Tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và giúp học sinh
tự rèn tại lớp, tại nhà. Nhằm giúp các em phát huy hết năng lực của mình cũng như
rèn học sinh tính tự giác học tập.
Học sinh đến với phân môn Địa lý là học sinh hình thành kỹ năng quan sát sự
vật, hiện tượng, thu nhập tìm kiếm tư liệu địa lý từ sách giáo khoa, trong cuộc sống
gần gũi học sinh… Học sinh biết đặt câu hỏi trong quá trình học tập, đặt câu hỏi
với bạn bè, nhóm, với thầy cơ và biết thông tin để giải đáp. Biết nhận đúng các sự
vật hiện tượng địa lý. Học sinh biết trình bày kết quả học tập qua nhiều hình thức:
lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ, bảng thống kê… Để từ những giờ học trên lớp, các
em biết đem về vận dụng vào cuộc sống phong phú. Để từ đó các em hình thành
thái độ ham học hỏi, tìm hiểu để biết về quê hương đất nước, môi trường xung
quanh. Từ đó giáo dục cho các em lịng u thiên nhiên, yêu con người, yêu quê
hương đất nước và khát khao được học để trở thành con người có ích cho gia đình,
xã hội.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
Những thuận lợi và khó khăn khi dạy mơn Địa lí lớp 5:

4



1. Thuận lợi:
- Về sách giáo khoa: được trang bị đầy đủ cho học sinh. Các tranh ảnh, lược đồ,
bản đồ ở sách giáo khoa đẹp, rõ ràng, chính xác. Các câu hỏi hoặc các yêu cầu hoạt
động được in nghiêng ở giữa bài gợi ý cho giáo viên tổ chức các hoạt động, khai
thác thông tin được dễ dàng. Câu hỏi cuối bài giúp giáo viên kiểm tra việc thực
hiện mục tiêu bài và củng cố kiến thức. Phần tóm tắt trọng tâm bài được đóng
khung rất rõ. Sách giáo viên có phần bổ sung thơng tin, giúp giáo viên mở rộng
kiến thức. Về chương trình: Cấu trúc nội dung theo từng chủ đề, từng bài cụ thể.
Mục tiêu, nội dung chương trình nhẹ nhàng phù hợp với lứa tuổi học sinh.
- Mấy năm gần đây, nhà trường quan tâm hơn rất nhiều việc mua sắm đồ dùng
dạy học, trang thiết bị máy móc phục vụ cho việc dạy học: tranh ảnh, quả địa
cầu…. Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo sát sao việc dạy và học. Nhà trường, cơng
đồn ln động viên giáo viên tìm tịi những sáng kiến dạy học tích cực nhất là
những mơn mà nhiều người vẫn coi là môn phụ nhưng tầm quan trọng của chúng là
không nhỏ.
- Giáo viên: bằng tinh thần yêu nghề, mến trẻ không ngừng trau dồi kiến thức,
bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ. Đồng nghiệp tích cực dự giờ, góp ý thẳng thắn
với nhau giúp nhau cùng tiến bộ, vững vàng hơn trong giảng dạy và có nhiều sáng
kiến, cách dạy học hay, hình thức dạy học phong phú phù hợp từng bài, phù hợp
từng đối tượng học sinh.
2. Khó khăn:
Qua việc dự giờ, tìm hiểu các giờ dạy Địa lí của các bạn đồng nghiệp tơi nhận
thấy: Hiện nay nhiều giáo viên Tiểu học khi dạy giờ Địa lí đã cố gắng sử dụng các
thiết bị dạy học Địa lí (bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu,...) để minh họa cho
lời giảng của mình mà ít chú ý đến việc cho học sinh khai thác kiến thức từ các
nguồn này. Do vậy mà cách dạy học tích cực hướng tập trung vào học sinh chưa
được thực hiện một cách triệt để.
Một số giáo viên đã cố gắng phát huy tính tích cực tự giác của học sinh làm cho
giờ Địa lí được sinh động bằng cách tạo khơng khí học tập sơi nổi như tổ chức để
học sinh thảo luận, làm việc trong phiếu, tổ chức trò chơi học tập... nhưng số tiết

học kiểu này còn q ít vì nó chỉ được thực hiện trong những giờ thao giảng, thanh
tra hoặc thi giáo viên giỏi. Vì vậy mà vấn đề kĩ năng thực hành địa lí của học sinh
không được thực hiện thường xuyên.
Thiết bị, đồ dùng dành cho phân mơn Địa lí được cấp phát, nhà trường mua bổ
sung xong đã cũ, chưa được thay thế hết nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng
dạy và học.
Về phía phụ huynh: do điều kiên kinh tế của nhân dân Nga Trung cịn gặp nhiều
khó khăn, trình độ hiểu biết cịn có hạn nên việc chăm lo đến chất lượng học tập
của con em chưa tốt.
Về phía học sinh: các em chưa có sự chuẩn bị tốt cho các giờ học địa lí, chủ yếu
dựa vào kênh chữ để phát biểu mà ít đề cập đến kênh hình, biểu đồ, lược đồ và ít
rèn luyện kỹ năng địa lí.
3.Nguyên nhân:
- Về giáo viên: một số giáo viên chưa tìm hiểu, cập nhật thơng tin kịp thời về
các yếu tố tự nhiên, về con người, về cuộc sống xung quanh để hỗ trợ cho môn học.

5


Do yếu tố khách quan nên giáo viên chưa có điều kiện tổ chức các buổi sinh hoạt
ngoại khóa cho học sinh để kết hợp với học tập. Một số ít giáo viên trong q trình
dạy phân mơn địa lí chưa chú ý đến việc xâu chuỗi mỗi quan hệ giữa các đối tượng
địa lí để học sinh nắm bài một cách sâu sắc.
- Về phía học sinh: các em chưa chú trọng mơn học này, chủ yếu cịn học thuộc
nhiều hơn học hiểu để mở rộng vốn sống. Đa số học sinh lớp tôi chủ nhiệm đều là
con nhà nơng, hồn cảnh gia đình khó khăn, khơng có điều kiện tiếp xúc, học hỏi
các hoạt động giáo dục sinh hoạt ngoại khóa như tham quan, du lịch…
- Về phía phụ huynh: Nhiều phụ huynh vẫn chưa nhận thức được tầm quan
trọng của phân mơn Địa lí, vẫn cịn tư tưởng coi là mơn học phụ, chỉ mong con giỏi
Tốn và Tiếng Việt là được rồi.

- Trong điều kiện tài chính nhà trường cho phép, nhà trường đã mua sắm các đồ
dùng dạy học nhưng vẫn còn thiếu chủng loại hoặc thiếu số lượng ( 2lớp trong cùng
khối sử dụng chung một bộ đồ dùng).
Xuất phát từ những tình hình thực tế của lớp và những thuận lợi, khó khăn nói
trên, bản thân tơi ln suy nghĩ làm sao tìm ra phương pháp dạy học tốt nhất để
giúp các em học tốt môn học này bằng cách học tự giác, tích cực và có niềm hứng
thú say mê mơn học. Làm được điều đó chính là giúp các em nắm được những kiến
thức cơ bản về Địa lí, có kĩ năng địa lí và năng lực tự học. Các em có những nhận
thức đúng đắn về cuộc sống thế giới xung quanh mình, các em thêm yêu quê
hương, đất nước. Từ nhận thức đó, tơi đã suy nghĩ, chọn và nghiên cứu đề tài “Mét
số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập phân mơn Địa lí
lớp 5 trường Tiểu học Nga Trung, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa”.
Để các biện pháp đưa ra sát với thực tế và có tính khả thi, tơi đã tiến hành điều
tra thực trạng, khảo sát chất lượng đầu năm học 2015– 2016 ở lớp 5B để tìm hiểu
nguyên nhân:
Kết quả khảo sát :
Tổng số HS
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
25em
9 em(36%)
16em(64%)
*Nguyên nhân :
- Học sinh chưa có phương pháp học mơn Địa lí và chưa thực sự u thích mơn
học.
- Học sinh chưa biết cách khai thác nội dung bài qua các thiết bị học tập như bản
đồ, lược đồ, quả địa cầu, tranh vẽ, ảnh chụp,…
- Học sinh chưa có kĩ năng phân tích bảng số liệu, biểu đồ.
- Học sinh chưa có thói quen chuẩn bị bài ở nhà (tìm hiểu bài, chuẩn bị đồ dùng
học tập, tranh ảnh ...)

- Nhiều em cịn xem nhẹ mơn học này vì cho đây là mơn học phụ (mơn học bài)
nên ít đầu tư nghiên cứu mà chỉ đầu tư vào 2 mụn Toỏn, Ting Vit.
III. CC Giải pháp và biện ph¸p tỉ chøc thùc hiƯn ĐỂ GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Giáo dục nhận thức cho học sinh:
Phân mơn Địa lí ln gắn liền với thiên nhiên, với đất nước và đời sống. Việc
học tốt phân mơn Địa lí sẽ giúp các em tìm hiểu tự nhiên, con người và tăng thêm

6


tình yêu quê hương, yêu đất nước để bước vào cuộc sống một cách tốt đẹp. Từ đó
các em có ý thức học tốt phân mơn Địa lí để các em nắm được những kiến thức về
Địa lí, có hiểu biết sâu sắc hơn về mảnh đất các em đang sinh sống. Các em sẽ biết
yêu quý tự nhiên, biết cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và đúng
đắn nhất để phục vụ cho lợi ích của con người dài lâu.
Trong các giờ dạy Địa lí, giáo viên cần lồng ghép giáo dục kĩ năng sống, giáo
dục bảo vệ môi trường để giáo dục các em ý thức thực hiện bổn phận của bản thân
đối với đất nước.
Ví dụ: khi dạy bài Nơng nghiệp
Giáo viên cho học sinh đọc thầm sách giáo khoa để biết Nông nghiệp gồm có 2
ngành chính đó là: Trồng trọt và chăn nuôi.
Học sinh kể tên một số trang trại mà các em biết. Học sinh có thể kể những việc
làm để giảm thiểu ô nhiễm do chất thải trong chăn ni gây ra.
Qua học tập Địa lí, các em hiểu được trách nhiệm bảo vệ tự nhiên là của tất cả
mọi người.
2. Hướng dẫn sử dụng tích cực các thiết bị dạy học:
Các thiết bị dạy học Địa lí hiện nay khá phong phú, bao gồm tranh, ảnh, mơ
hình, quả địa cầu, bản đồ, băng đĩa, phim giáo khoa,…Khi sử dụng thiết bị dạy học
giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học để lựa chọn thiết bị cho phù

hợp. Tránh quá tải về thiết bị trong một giờ học.
Sử dụng thiết bị như là một nguồn cung cấp kiến thức chứ không chỉ để minh
họa cho bài giảng. Khi sử dụng giáo viên cần giải thích cho học sinh hiểu: sử dụng
thiết bị nhằm mục đích gì ? Cần tìm những nội dung gì ? và cách thức sử dụng.
2.1. Đối với bản đồ, lược đồ:
Để giúp học sinh có khả năng làm việc độc lập, tích cực với bản đồ, lược đồ,
trong q trình dạy học, giáo viên phải chú trọng rèn luyện một số kĩ năng sử dụng
bản đồ.
a. Rèn luyện kĩ năng xác định phương hướng trên bản đồ.
Ở lớp 4, học sinh đã biết xác định các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Sang lớp 5,
học sinh cần xác định thêm bốn hướng phụ nữa là Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc,
Tây Nam. Giáo viên cho học sinh thực hành nhiều lần để nhớ được: trên bản đồ
phía trên là hướng Bắc, phía dưới là hướng Nam, bên phải là hướng Đông, bên trái
là hướng Tây. Ngồi ra, giáo viên cịn giúp học sinh xác định vị trí của khu vực
bán cầu Bắc, bán cầu Nam và đường xích đạo. Chính nhờ việc xác định được các
hướng và vị trí này sẽ giúp các em nắm được vị trí của các nước, các châu lục thể
hiện trên bản đồ, lược đồ một cách dễ dàng.
Ví dụ : Khi dạy bài: “Việt Nam – Đất nước chúng ta” địa lí lớp 5, tơi u cầu học
sinh quan sát lược đồ Việt Nam trong khu vực Đơng Nam Á để xác định:
- Vị trí của nước ta.
- Phần đất liền của nước ta giáp những nước nào?
- Biển bao bọc phía nào của đất nước ta?
Sau khi quan sát học sinh nêu được:
- Nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á trong
vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu. Phần đất liền nước ta giáp với Trung Quốc, Lào và
Cam-pu-chia.

7



- Biển bao bọc phía Đơng, Nam và Tây Nam của phần đất liền.
b. Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ:
Đọc bản đồ không phải là đọc các chữ ghi trên bản đồ mà là một quá trình tìm
kiếm kiến thức địa lí chứa đựng trong các kí hiệu trên bản đồ, ở các mức độ cao,
thấp khác nhau.
Đọc bản đồ có 3 mức độ:
Mức độ 1: Học sinh chỉ cần dựa vào kí hiệu ở bảng chú giải, chỉ và đọc tên các
đối tượng địa lí trên bản đồ( Ví dụ: đây là Hà Nội, kia là Hải Phịng; đây là sơng
Hồng, kia là sơng Đà,…)
Ví dụ : Đọc bản đồ Bản đồ Tự nhiên Việt Nam học sinh nắm được bản đồ thể hiện
các sự vật, hiện tượng tự nhiên của đất nước Việt Nam như lãnh thổ, sơng, núi,
đồng bằng, biển, đảo ...
a, Có kĩ năng đọc bản đồ học sinh sẽ nắm vững các kí hiệu thể hiện trên bản đồ,
ví dụ như :
Biên giới
O Thành phố, thị xã
 Thủ đô
Dãy núi
 Nhà máy thủy điện

Các kí hiệu về khống sản như :
 Than đá
Thiếc
Sắt

b, Bản đồ tự nhiên giúp cho học sinh nắm thêm các kí hiệu về màu sắc:
Ví dụ: màu xanh lá mạ chỉ đồng bằng, màu xanh nước biển đậm nhạt chỉ độ sâu
của biển, màu đỏ đậm nhạt chỉ độ cao của cao nguyên, đồi núi.
Mức độ 2: Học sinh dựa vào bản đồ để tìm ra đặc điểm của đối tượng địa lí.(Ví
dụ: Vị trí dãy núi ở đâu ? Núi cao hay thấp ? Núi có hướng gì…?).

Quan sát lược đồ hình 1, SGK trang 69, học sinh sẽ nêu được những dãy núi có
hướng Tây Bắc- §ơng Nam, những dãy núi có hình cánh cung.
Mức độ 3: Học sinh vận dụng các kiến thức đã có, xác lập các mối quan hệ địa
lí để rút ra những điều mà trên bản đồ khơng trực tiếp thể hiện.
Ví dụ: Học bài “Sơng ngịi”. Em hãy cho biết vì sao sơng ngịi ở miền Trung
thường ngắn và dốc? (do miền Trung hẹp ngang, địa hình có độ dốc lớn, núi cao ở
phía tây đồng bằng nhỏ hẹp ở phía đơng nên sơng ngịi miền Trung ngắn và dốc.)
Gi¸o viên mở rộng kiến thức: Địa hình phần đất liền của nước ta với ¾ diện
tích là đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng Nam Bộ và dải đồng bằng
duyên hải miền Trung hẹp ngang, độ dốc lớn nên sơng ngịi miền Trung ngắn và
dốc. (Học sinh kết hợp chỉ bản đồ)
c. Rèn luyện kĩ năng tìm và chỉ vị trí địa lí của các đối tượng trên bản đồ:
Để rèn các kĩ năng này giáo viên cần đưa ra các bài tập cụ thể yêu cầu học sinh
dựa vào bản đồ để xác định vị trí của một đối tượng nào đó.
Ví dụ: Dựa vào Lược đồ công nghiệp Việt Nam (H.3,SGK trang 94), em hãy cho
biết các ngành cơng nghiệp khai thác dầu, than, a-pa-tít có ở những đâu ?
Học sinh đã nắm vững các kí hiệu khống sản nên tìm ra nhanh chóng: Ngành
cơng nghiệp khai thác dầu mỏ có ở biển đơng (gồm các mỏ: mỏ than, mỏ dầu, mỏ
vàng, mỏ apatit, mỏ crom…ngành cơng nghiệp khai thác than có ở Quảng Ninh.
Ngành cơng nghiệp khai thác a-pa-tít có ở Cam Đường (Lào Cai),…
Hoặc : Em hãy tìm và chỉ các nhà máy thủy điện có ở nước ta trên bản đồ.

8


Học sinh sẽ dựa vào kí hiệu và tìm ra nhanh chóng các nhà máy thủy điện Hịa
Bình, Trị An, Y-a-ly, Thác Bà…
Cần lưu ý: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách chỉ vị trí một đối tượng trên
bản đồ cho đúng quy định. Chẳng hạn khi chỉ vị trí một dịng sơng học sinh phải
chỉ xi theo dịng chảy từ thượng nguồn đến hạ nguồn chứ không chỉ theo hướng

ngược lại hoặc chỉ vào một điểm trên sông. Khi chỉ vị trí của một thành phố, thị xã,
thì phải chỉ vào kí hiệu thể hiện thành phố, thị xã chứ không chỉ vào chữ ghi tên
thành phố,thị xã. Khi chỉ về một vùng lãnh thổ (một tỉnh, một khu vực, một quốc
gia...) thì phải chỉ theo đường biên giới khép kín của vùng lãnh thổ khu vực đó (chỉ
từ trên xuống dưới, từ trái sang phải).
Khi chỉ bản đồ nên dùng que chỉ dài có đầu nhỏ để chỉ đúng vào các chi tiết của
đối tượng Địa lí và nên đứng bên phải bản đồ.
d. Rèn luyện kĩ năng xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản:
Một trong những điều kiện để học sinh học tốt và có hứng thú trong mơn Địa lí
là các em phải biết xác lập mối quan hê địa lí đơn giản giữa các yếu tố và thành
phần địa lí như địa hình và khí hậu; địa hình, khí hậu, sơng ngịi; thiên nhiên và
hoạt động sản xuất của con người, ... trên cơ sở học sinh biết kết hợp những kiến
thức bản đồ và kiến thức địa lí để so sánh và phân tích, ...
Ví dụ 1: Sau khi trang bị các kiến thức về địa hình, khí hậu, học sinh sẽ giải thích
được: Vì sao nước ta có khí hậu nóng, mưa nhiều ? Vì sao ở nước ta gió và mưa
thay đổi theo mùa?...
( Vì nằm trong vành đai nhiệt đới, nóng ẩm và trong vùng có gió mùa nên đặc điểm
của khí hậu nước ta là: nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa).
Ví dụ 2: Khi học bài “Giao thông vận tải” học sinh sẽ giải thích được: Vì sao nước
ta có mạng lưới đường giao thông tỏa đi khắp đất nước và quốc lộ 1A là đường ô tô
dài nhất nước ta?
(Do lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc – Nam, các tuyến đường giao thơng chính
cũng chạy theo chiều Bắc – Nam: quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt BắcNam...)
2.2. Đối với quả Địa cầu :
Giáo viên cần giúp học sinh nhận biết được: quả Địa cầu là mơ hình của Trái
Đất, biểu hiện hình dáng thực tế của Trái Đất được thu nhỏ lại.
+ Cần xác định cho học sinh nắm được 2 địa cực: địa cực phía trên gọi là cực
Bắc, địa cực phía dưới gọi là cực Nam.
+ Xác định đường xích đạo là đường trịn lớn nhất cách đều 2 cực và phân chia
bề mặt của quả địa cầu ra hai nửa bằng nhau, nửa bán cầu có cực Bắc là bán cầu

Bắc, nửa bán cầu có cực Nam là bán cầu Nam.
Trên quả cầu thể hiện 6 châu lục và 4 đại dương.
Ví dụ : Tìm vị trí của nước ta trên quả địa cầu.
Học sinh dựa vào các yếu tố : Nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương, ở khu
vực Đông Nam Á, trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu. Sau đó giúp các em nhận
diện màu sắc của nước Việt Nam trên quả địa cầu để tìm và chỉ được phần đất liền
của nước ta trên quả địa cầu.
2.3. Đối với tranh ảnh:

9


Các tranh ảnh dùng trong dạy học Địa lí có rất nhiều loại: tranh ảnh trong sách
giáo khoa, tranh ảnh do giáo viên, học sinh sưu tầm. Khi hướng dẫn học sinh quan
sát tranh, giáo viên phải đưa ra những yêu cầu cụ thể để học sinh quan sát , so sánh
và rút ra kết luận.
Ví dụ: a, Học sinh quan sát ảnh chụp ở hình 2 SGK trang 74 và nêu được:

Hình 2: Cảnh đồng ruộng hạn hán đất đai nứt nẻ, cây lúa héo khơ. Vì vậy hạn
hán gây thiệt hại về lúa gạo, hoa màu, làm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của
nhân dân ta.
b, Học sinh quan sát ảnh chụp ở hình 3 SGK trang 74 và nêu được:

Hình 3: Cảnh lũ lụt, nước lũ dâng lên cao làm ngập nhà cửa, gây khó khăn trong
việc đi lại, sinh hoạt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân ta.
c, Học sinh quan sát ảnh chụp ở hình 3, SGK trang 78 và nêu được:

10



Vai trị của biển: Nhờ có biển mà khí hậu nước ta trở nên điều hòa hơn. Biển
còn là tài nguyên lớn và là đường giao thông quan trọng.Ven biển có nhiều bãi tắm
và phong cảnh đẹp, là những nơi du lịch và nghỉ mát hấp dẫn.
3. Phát huy tính tích cực qua việc tìm hiểu, khai thác nội dung bài:
Sau khi trang bị cho học sinh các kĩ năng về sử dụng các thiết bị dạy học, tôi
tiến hành bước tiếp theo: hướng dẫn các em cách khai thác nội dung bài.
3.1 Khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ:
a. Về phía giáo viên :
Giáo viên cần xác định kiến thức trong bài mà học sinh cần nắm qua lược đồ,
bản đồ sao cho phù hợp để học sinh có thể sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học tự
phát hiện ra kiến thức mới. Soạn một hệ thống câu hỏi dựa trên lược đồ trong sách
giáo khoa và trình độ học sinh để dẫn dắt học sinh tự khám phá kiến thức. Các câu
hỏi thể hiện dưới nhiều hình thức: tự luận, trắc nghiệm (câu đúng sai, câu nhiều lựa
chọn), câu điền khuyết.....
Giáo viên nghiên cứu kĩ các loại bản đồ, lược đồ cần để phục vụ từng bài dạy
làm cơ sở hướng dẫn cho học sinh. Từ bản đồ giáo viên dẫn dắt học sinh tự thu
nhận được các kiến thức địa lí. Đó cũng là một biện pháp tích cực đổi mới phương
pháp dạy học của phân mơn.
b. Về phía học sinh :
Học sinh phải biết vận dụng những kĩ năng địa lí đã có, tích cực hoạt động với
những nội dung câu hỏi, bài tập mà giáo viên yêu cầu để tự chiếm lĩnh nội dung bài
(theo định hướng của giáo viên).
Ví dụ : Khi dạy bài 4 - Sơng ngịi (trang 74 SGK)
- Tôi xác định những kiến thức trong bài mà học sinh cần khai thác qua kênh
chữ trang 74 và lược đồ như sau :
+ Nhận biết mạng lưới sơng ngịi nước ta. Nêu tên một số con sông ở ba miền
Bắc, Trung và Nam. Biết vị trí của 3 nhà máy thủy điện : Hịa Bình, Y-a-li, Trị An
- Để giúp học sinh tham gia một cách chủ động vào q trình học tập, tơi đã
soạn hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh làm việc với lược đồ.
Đọc thầm phần kênh chữ trang 74 và quan sát lược đồ hình 1(trang 75/SGK) :

Câu 1 : Đánh dấu nhân vào ô trống ở ý đúng : Mạng lưới sông ngòi nước ta ?
 Thưa thớt
 Dày đặc, phân bố tập trung ở miền Bắc và miền Nam
 Dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
Câu 2 : Điền tên một số con sông vào các bảng sau :
Sông ở miền Bắc
……………………
………………..
……………………
………………..

Sông ở miền Trung
……………………
……………………
……………………
……………..

Sông ở miền Nam
…………………
…………………
…………………
………………..

Câu 3 : Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B để xác định nhà máy thủy điện đó
nằm trên sơng nào ?
A. Tên nhà máy thủy điện
B.Tên sơng
Hịa Bình

Đồng Nai


11


Y-a-ly

Xê Xan

Trị An

Sông Đà

Như vậy, qua bài tập này học sinh sẽ nắm được : Sơng ngịi nước ta dày
đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước và nêu được tên của các con sông ở miền Bắc,
miềnTrung,miền Nam cũng như các nhà máy thủy điện của nước ta.
3. 2 Khai thác kiến thức từ bảng số liệu:
a. Về phía giáo viên :
- Xác định kiến thức trong bài mà học sinh cần nắm qua bảng số liệu.
- Soạn một hệ thống các câu hỏi dựa vào bảng số liệu và trình độ của học sinh để
gợi ý cho học sinh tự khám phá ra kiến thức mới. Các câu hỏi được thể hiện dưới
nhiều hình thức như: tự luận, câu đúng sai, câu nhiều lựa chọn, câu điền khuyết,...
b. Về phía học sinh :
- Giáo viên bồi dưỡng cho HS năng lực so sánh, đối chiếu,phân tích các số liệu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc với bảng số liệu để theo các bước sau:
Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bảng số liệu.
Bước 2: Đọc tên bảng số liệu.
Bước 3: Xem tên cột, nắm được ý nghĩa đơn vị và thời điểm đi kèm với các số
liệu ở từng cột.
Bước 4: Đối chiếu với các số liệu theo hàng dọc, hàng ngang của bảng số liệu để
rút ra nhận xét.

Ví dụ : Khi dạy Bài 8: Dân số nước ta (trang 83/SGK)
- Giáo viên xác định những kiến thức trong bài mà học sinh cần khai thác qua bảng
số liệu :
+ Nắm được số dân của nước ta.
+ So sánh số dân nước ta với số dân các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Sau đó, tơi soạn hệ thống câu hỏi gợi ý học sinh làm việc với bảng số liệu như sau
Câu1: Đọc tên các cột trong bảng số liệu.
Câu 2: Các số liệu trong bảng được ghi vào thời gian nào ? Và được biểu thị theo
đơn vị nào ?
Câu 3: Số dân Việt Nam năm 2004 là bao nhiêu ?
Câu 4 : Đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng:
a/ Diện tích nước ta:
b/ Dân số nước ta thuộc hàng:
 Rộng lớn.
 Đơng dân.
 Nhỏ bé.
 Ít dân.
 Trung bình.
 Trung bình.
Như vậy từ những câu hỏi gợi ý, câu lệnh rõ ràng mà học sinh đã hoạt động tích
cực, biết khai thác kiến thức từ bảng số liệu. Học sinh theo các câu hỏi gợi ý đó làm
việc một cách tích cực, tự giác và cuối cùng đưa ra kết luận: Nước ta có diện tích
vào loại trung bình nhưng số dân lại thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới
nên mật độ dân số cao.
3.3. Khai thác kiến thức từ biểu đồ :
Biểu đồ là một phương tiện để cụ thể hóa các mối quan hệ về số liệu bằng hình
vẽ. Biểu đồ có nhiều loại, nhưng SGK lớp 5 đề cập đến biểu đồ hình cột.

12



a. Về phía giáo viên:
Khi hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ biểu đồ giáo viên cần :
- Xác định kiến thức trong bài mà học sinh cần nắm được qua biểu đồ. Soạn một
hệ thống câu hỏi phù hợp để tạo điều kiện cho học sinh khai thác kiến thức mới từ
biểu đồ. Các loại câu hỏi được thể hiện dưới hình thức tự luận, test (câu đúng sai,
câu nhiều lựa chọn, câu điền khuyết,...)
b. Về phía học sinh : Học sinh có kĩ năng đọc từng loại biểu đồ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc với biểu đồ hình cột theo các bước sau
Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với biểu đồ
Bước 2: Đọc tên biểu đồ để biết được nội dung của biểu đồ.
Bước 3: Hiểu các giá trị được biểu hiện ở 2 trục : trục dọc và trục ngang.
Bước 4: Đọc các số tương ứng trên 2 trục
Bước 5: So sánh độ cao của các cột và rút ra kết luận.
Ví dụ : Khi dạy bài 14 : Giao thơng vận tải (trang 96/ SGK)
Giáo viên xác định những kiến thức trong bài mà HS cần khai thác qua biểu đồ:
+ Nhận biết được những loại hình giao thơng vận tải ở nước ta.
+ So sánh khối lượng hàng hóa vận chuyển của từng loại hình giao thơng vận tải.
- Sau đó tơi soạn hệ thống câu hỏi gợi ý học sinh làm việc với biểu đồ:
Câu1:Trục dọc, trục ngang biểu hiện gì? Các số liệu được biểu thị bằng đơn vị
nào ?
Câu 2 : Em hãy điền số thích hợp vào bảng sau:
Loại hình vận tải
Khối lượng hàng hóa vận chuyển(triệu tấn )
Đường sắt
Đường bộ
Đường sông
Đường biển
Câu 3 : Đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng :
Loại hình vận tải có vai trị quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa là :

 Đường sắt
 Đường bộ
 Đường sông
 Đường biển
Học sinh làm việc với biểu đồ dựa vào hệ thống câu hỏi dẫn dắt của giáo viên,
các em đã rút ra được: loại hình vận tải có vai trị quan trọng nhất trong việc
chun chở hàng hóa là “đường bộ”.
4. Xác định phương pháp dạy học địa lí theo tinh thần dạy học tích cực :
4.1 Phương pháp hình thành các biểu tượng Địa lí:
Ở lớp 5, phương pháp hình thành biểu tượng Địa lí tốt nhất là cho các em quan
sát đối tượng tại thực địa hoặc qua tranh ảnh, băng hình ...
Giáo viên tiến hành cụ thể theo các bước như sau:
Bước 1: Căn cứ vào mục tiêu bài học, giáo viên sẽ lựa chọn đối tượng quan sát,
phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện địa phương.
Bước 2: Xác định mục đích quan sát.

13


Bước 3: Tổ chức hướng dẫn cho học sinh quan sát được về đối tượng. Sau đó
giáo viên cùng học sinh trao đổi thảo luận, xác định và hoàn thiện kết quả, nhằm
giúp cho các em có biểu tượng đúng về đối tượng
Ví dụ: Hình thành biểu tượng rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn cho học
sinh lớp 5 qua bài “Đất và rừng” (SGK/ 79).
- Đối tượng quan sát: tranh ảnh (hình 2, hình 3, trang 81/ SGK)
- Những đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn mà học sinh có thể
quan sát từ tranh ảnh là:
+ Rừng rậm nhiệt đới: rừng có nhiều cây, có nhiều tầng, bậc.
+ Rừng ngập mặn: Cây mọc vượt lên mặt nước, cây có bộ rễ chùm nhơ lên, chủ
yếu là một số loại cây như đước, vẹt, sú.

Hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh quan sát như sau:
Câu1: Nhận xét đặc điểm rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
Câu 2: Đánh dấu X vào ô trống trước những ý em cho là đúng:
Rừng rậm nhiệt đới là:
 Rừng chỉ có một loại cây.
 Rừng thưa, rụng lá về mùa khơ.
 Rừng rậm, có nhiều loại cây, có nhiều tầng, xanh quanh năm.
Rừng ngập mặn là:
 Rừng thay lá.
 Rừng ở nơi đất thấp ven biển, có các lồi cây ưa mặn: đước, vẹt, sú,
 Rừng gồm các lồi cây có lá nhỏ, nhọn như thơng, tùng.
Câu 3: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm :
- Vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới là ........................ (đồi núi, ven biển)
- Vùng phân bố của rừng ngập mặn là ...........................(đồi núi, ven biển nơi có
thủy triều lên xuống hàng ngày).
4.2 Phương pháp hình thành khái niệm Địa lí:
- Hình thành khái niệm Địa lí chung tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Hình thành những biểu tượng đúng bằng cách cho học sinh quan sát các
đối tượng định hình thành khái niệm đồng thời tìm hiểu những hiểu biết sẵn có của
học sinh về các đối tượng quan sát.
Bước 2: Đặt câu hỏi hoặc nêu tình huống có vấn đề để học sinh tìm ra những
dấu hiệu chung, bản chất của đối tượng.
Bước 3: Cho học sinh đối chiếu, so sánh các đối tượng cùng loại để lĩnh hội đầy
đủ và vững chắc các dấu hiệu chung bản chất của khái niệm.
Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả.
- Hình thành khái niệm Địa lí riêng: là hình thành khái niệm chỉ những sự vật và
hiện tượng Địa lí riêng biệt cụ thể. Mỗi khái niệm Địa lí riêng chỉ liên quan đến
một đối tượng và phản ánh đặc điểm riêng của nó. VD: sơng Hồng, nhà máy thủy
điện Y-a-ly…
- Hình thành khái niệm địa lí tập hợp có thể được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Giáo viên cần:
+ Xác định những dấu hiệu chung của đối tượng ở khu vực.
+ Lựa chọn nguồn tri thức có liên quan đến đối tượng.

14


Trên cơ sở đó, xem xét những dấu hiệu nào của đối tượng có thể tổ chức cho
học sinh tìm tòi,phát hiện, những dấu hiệu nào giáo viên phải cung cấp cho học
sinh.
Bước 2: Tùy theo trình độ nhận thức của học sinh, giáo viên soạn một hệ thống
câu hỏi, bài tập nhằm hướng dẫn học sinh làm việc với các nguồn tri thức đã lựa
chọn để phát hiện ra dấu hiệu của đối tượng.
Bước 3: Tổ chức cho học sinh làm việc với các nguồn tri thức theo hệ thống câu
hỏi, bài tập đã chuẩn bị trước (theo hình thức cá nhân, nhóm, cả lớp tùy thuộc vào
nội dung), để phát hiện ra dấu hiệu của đối tượng.
Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả phát hiện dấu hiệu của đối tượng
thông qua các nguồn tri thức. Trên cơ sở đó giáo viên bổ sung những dấu hiệu mà
học sinh khơng thể tự tìm ra được bằng lời mơ tả sinh động của mình nhằm hồn
thiện khái niệm cho học sinh và yêu cầu học sinh nêu khái niệm.
Ví dụ:
Hình thành khái niệm: “Sơng ngịi Việt Nam” (Bài 4 Sơng Ngịi,trang 74/SGK)
Vì học sinh đã hiểu sơ lược thế nào là sơng ngịi ở lớp 3 nên khái niệm sơng
ngịi Việt Nam có thể được hình thành bằng cách bổ sung thêm những đặc điểm như
sau:
Hướng dẫn của giáo viên

Kết quả tự phát hiện tri thức
của HS
Sơng ngịi nước ta dày đặc,

phân bố rộng khắp trên cả nước,
ít sơng lớn
Sơng ngịi nước ta có lượng
nước thay đổi theo mùa.

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp với lược đồ (hình
1) để nhận xét về mạng lưới sơng ngịi nước ta (số
lượng, phân bố, ...)
GV u cầu HS làm việc theo nhóm với ảnh (hình
2,3) để nhận xét về lượng nước sông trong mùa lũ và
mùa cạn.
Làm việc cả lớp
Sơng ngịi nước ta có chứa
+ GV khai thác vốn hiểu biết của HS hoặc cho xem nhiều phù sa.
băng để các em nhận xét được nước sơng vào mùa lũ
rất đục
+ Từ đó GV nói nước sơng đục vì chứa nhiều phù sa
- Từ kết quả tìm tịi trên, học sinh có thể nêu khái niệm về sơng ngịi Việt Nam như
sau: sơng ngịi Việt Nam dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước nhưng ít sơng
lớn, sơng của nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa.
Sau khi trang bị cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ, quả địa cầu cũng như
cách thực hành trên bản đồ, bảng số liệu, biểu đồ và xác định các phương pháp dạy
học, tôi tiến hành các bước tiếp theo: Cách tổ chức lớp học.
5. Hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực:
Như chúng ta đã biết, với phương pháp dạy học truyền thống thì hình thức tổ
chức dạy học cả lớp là phổ biến. Còn với phương pháp dạy học tích cực địi hỏi
học sinh phải làm việc nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn thảo luận nhiều hơn thì giáo
viên cần tổ chức linh hoạt nhiều hình thức dạy học trong một tiết học như: dạy học
cá nhân, dạy học theo nhóm, và dạy học tồn lớp,…


15


5.1. Hình thức tổ chức dạy học cá nhân:
Giáo viên nên tổ chức cho học sinh làm việc theo phiếu học tập, tạo điều kiện để
mỗi học sinh tự suy nghĩ, tìm tịi, thể hiện tài năng, sở trường của mình. Học tập cá
nhân cịn được tiến hành qua các hoạt động độc lập khác như viết, vẽ, sưu tầm
tranh ảnh…
Ví dụ:
Khi dạy bài 5: Vùng biển nước ta (SGK/ 77)
Tôi cho học sinh làm việc cá nhân ở nội dung tìm hiểu “đặc điểm của vùng biển
nước ta” như sau:
PHIẾU BÀI TẬP:
Họ và tên……………………………………………….Lớp: …
Em hãy đọc SGK và hoàn thành vào bảng sau:
Đặc điểm của vùng biển nước ta
Ảnh hưởng của biển đối
với đời sống và sản xuất
Ở vùng biển nước ta, nước khơng bao giờ đóng băng.
Miền Bắc và miền Trung hay có bão.
Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ
xuống.
Sau thời gian làm việc, giáo viên kiểm tra kết quả, thu phiếu bài tập, nhận xét và
chốt lại ý kiến đúng.
5.2. Hình thức tổ chức dạy học cả lớp:
Hình thức tổ chức dạy học này thường được dùng phổ biến trong các trường hợp
như: kiểm tra, đặt vấn đề vào bài mới, hướng dẫn cách học ở lớp và ở nhà. Hoặc
giảng giải và minh họa những kiến thức mà học sinh không có khả năng tự học;
thơng báo, giao và giải thích nhiệm vụ học tập cho cá nhân, nhóm, lớp.
5.3. Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm:

Đây là một phương pháp động viên được nhiều học sinh tham gia ý kiến, không
chỉ rèn luyện cho học sinh ý thức trách nhiệm trước tập thể, thói quen bạo dạn hoạt
bát mà cịn có điều kiện bộc lộ khả năng nhận thức của bản thân mình. Người giáo
viên cần xác định rõ ý nghĩa và tác dụng hình thức dạy học theo nhóm.
Ý nghĩa của hình thức dạy học theo nhóm:
Dạy học theo nhóm nhằm khai thác trí tuệ của tập thể và cũng là một hình thức
rèn luyện học sinh thơng qua tập thể.
Học sinh được tổ chức trao đổi những điều hiểu biết của mình và đối chiếu với
sự hiểu biết của bạn nên việc học tập sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
Tác dụng của hình thức dạy học theo nhóm:
- Học sinh biết cách trình bày ý kiến của mình đối với người khác.
- Các em biết nghe và lựa chọn để tiếp nhận hiểu biết của bạn để bổ sung vào
vốn hiểu biết của mình. Thơng qua thảo luận, nâng cao được năng lực của cá nhân.
Học sinh có điều kiện tập dược cách thức chỉ huy người khác.Việc học theo nhóm
cịn có tác dụng xử lí trí tuệ tập thể theo phương châm: “Một cây làm chẳng nên
non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

16


Tác dụng của hình thức học nhóm rất cao nhưng tổ chức như thế nào để đem lại
hiệu quả đó là vấn đề cần quan tâm. Vì vậy khi tổ chức hình thức dạy học này cũng
khá cơng phu, địi hỏi giáo viên có sự chuẩn bị bài thật chu đáo, tiến hành một cách
có khoa học.
Sự chuẩn bị bài ở nhà:
Đối với giáo viên:
Nghiên cứu bài dạy và soạn bài:
Muốn có bài dạy tốt giáo viên cần có sự nghiên cứu bài dạy một cách chu đáo
để thấy được mục đích bài dạy là gì? Từ đó chọn hình thức tổ chức dạy học cho
phù hợp. Khi soạn bài, giáo viên cần xác định được vấn đề, cách giải quyết vấn đề

và dự kiến các tình huống có thể xảy ra để giải đáp cho học sinh.
Khi soạn bài giáo viên cần thể hiện rõ trên giáo án mục đích, yêu cầu bài dạy,
các phương tiện và các bước trên lớp. Nội dung bài soạn được chia theo nội dung,
phương pháp rõ ràng.
Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Để có tiết dạy tốt, ngoài việc soạn bài giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo về
các đồ dùng dạy học phục vụ cho bài dạy như bản đồ, lược đồ, quả địa cầu, phiếu
bài tập, phiếu giao việc. Đối với bản đồ, lược đồ thì phải bảo đảm yêu cầu sau:
+ Bản đồ (hoặc lược đồ) đưa ra phải thực sự mẫu mực đạt u cầu chính xác (vì
nhiều lược đồ giáo viên tự vẽ lấy) và to, rõ để mọi đối tượng học sinh đều quan sát
được, đồng thời phải đẹp (có màu sắc) để gây ấn tượng cho học sinh.
+ Giáo viên phải nghiên cứu kĩ bản đồ đưa ra, tập trình bày trước ở nhà để khi
trình bày trước học sinh được mạch lạc hơn, chính xác và lôi cuốn người nghe.
+ Đối với quả địa cầu: Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hơn vì muốn tìm vị trí các
nước (hay một đối tượng địa lí nào) trên quả địa cầu khó hơn nhiều so với trên bản
đồ (lược đồ).
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài:
Vào cuối tiết học (phần hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà) tơi giao phiếu
học tập cho từng nhóm. Trong phiếu ghi cụ thể các câu hỏi thảo luận, dụng cụ,
tranh ảnh ... cần có để học bài sau.
Để giúp cho học sinh có nhiều đồ dùng học tập và có phong trào thi đua với
nhau, tơi phát động cho học sinh thi đua vẽ lược đồ, sưu tầm tranh ảnh về việc
trồng rừng, tranh ảnh về biển, bờ biển, nơi nghỉ mát, tranh ảnh về các làng nghề thủ
công như dệt thổ cẩm, đồ gốm, dệt chiếu. Tranh ảnh về các vùng trồng lúa, cây
công nghiệp, cây ăn quả, tranh ảnh về đàn gia súc, gia cầm, nuôi tôm đánh bắt hải
sản.
Nhờ vậy mà các em đã vẽ được nhiều lược đồ đẹp, sưu tầm được nhiều tranh
ảnh, làm cho các em ngày càng u thích mơn học.
Ví dụ:
Để học bài “Cơng nghiệp” tơi hướng dẫn mỗi nhóm HS chuẩn bị các yêu cầu sau

- Nghiên cứu, quan sát bản đồ Hành chính Việt Nam
- Sưu tầm tranh ảnh về một số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và sản phẩm
của chúng.
Đồng thời các nhóm tìm hiểu:
Nhóm1,2: - Tìm hiểu và kể tên các ngành cơng nghiệp của nước ta.

17


- Kể tên các sản phẩm của một số ngành công nghiệp
- Kể tên một số sản phẩm công nghiệp xuất khẩu.
Nhóm 3,4:
- Nêu đặc điểm của nghề thủ cơng ở nước ta .
- Kể một số nghề thủ công nổi tiếng mà em biết.
- Ở địa phương ta có những nghề thủ công nào?
Đối với học sinh:
Ở nhà các em phải tìm hiểu bài theo yêu cầu của phiếu giao việc như kiến thức,
tranh ảnh, dụng cụ cần thiết cho bài học. Có như vậy thì vào tiết học mới các em
mới học tốt được. Nếu các em chỉ ỷ lại, trông chờ vào bài giảng của giáo viên trên
lớp thì sự tiếp thu của các em sẽ có phần hạn chế. Vì vậy giáo viên cần động viên
các em chuẩn bị tốt khâu chuẩn bị bài ở nhà.
Cách tổ chức ở lớp:
Đối với học sinh:
Trên cơ sở học sinh giữ vai trị tích cực, chủ động tham gia thảo luận và học hỏi
ý kiến lẫn nhau để tìm ra kiến thức. Cho nên việc phân chia nhóm cũng tính dến
các đối tượng trong lớp. Tùy theo nội dung bài học và số lượng đồ dùng dạy học
chuẩn bị được, giáo viên quyết định số học sinh ở mỗi nhóm. Có thể chia nhóm
theo từng trình độ, hoặc nhóm hỗn hợp có đủ trình độ, nhóm theo sở trường, nhóm
ngẫu nhiên... Khi phân nhóm giáo viên nhớ phân ln nhóm trưởng và thư kí.
Khơng nên cố định các nhóm cũng như vai trị của từng thành viên.

Tơi ln ln phiên học sinh làm nhóm trưởng, thư kí để tạo cho các em có lịng
tin ở bản thân mình, đồng thời giúp các em biết xử lí tình huống nhanh nhẹn. Mặt
khác giúp các em có tính nhút nhát, học sinh tiếp thu chậm, có điều kiện phát biểu ý
kiến của mình và dần dần các em mạnh dạn hơn.Những trường hợp này giáo viên
cần động viên giúp đỡ và khen ngợi kịp thời.
Đối với giáo viên:
Khi cho học sinh thảo luận nhóm, cần tạo cho các nhóm sinh hoạt thảo luận sinh
động, có nội dung sâu sắc, tránh việc chỉ trình bày theo hình thức. Muốn vậy người
giáo viên cần theo dõi sát sao các nhóm thảo luận để kịp thời nhắc nhở những em
thiếu tập trung vào việc thảo luận nhóm.
Ở lớp, khi giao việc cho các nhóm giáo viên cần chú ý đến: nội dung phiếu giao
việc, phiếu bài tập phải rõ, gọn đảm bảo tính vừa sức và phù hợp với thời gian thảo
luận.
Khi học sinh phát biểu tôi luôn luôn tôn trọng ý kiến của học sinh đồng thời tơi
khuyến khích và tạo điều kiện cho các em nêu câu hỏi với bạn hoặc với cô giáo. Cả
lớp phát biểu ý kiến, bàn bạc đúng sai một cách sơi nổi. Sau đó giáo viên tổng kết
các ý kiến rồi đưa ra kết luận và tôi cũng khơng qn tun dương các ý kiến hay.
Chính những điều đó giúp các em phát huy tính tích cực của mình.
Như vậy học theo nhóm sẽ tạo bầu khơng khí học tập sơi nổi. Học tập có tổ
chức, có trách nhiệm giữa các thành viên trong nhóm sẽ tạo được khơng khí thi đua
lành mạnh bổ ích. Với cách học này, mỗi học sinh được khuyến khích, phát huy
mọi khả năng cá nhân qua quan sát, nhận xét, phát biểu ý kiến một cách chủ động.
Giáo viên không nên để lớp quá ồn ào, mất trật tự (làm ảnh hưởng đến việc học
tập của các lớp khác) và cũng khơng nên q gị bó (hạn chế đến sự trao đổi ý kiến

18


của học sinh), bắt buộc học sinh phải im lặng tuyệt đối, phải chấp nhận tiếng ồn
trong phạm vi cho phép để đảm bảo kết quả học tập gây hứng thú sôi nổi. Giáo

viên cần theo dõi quan tâm đến những học sinh dân tộc thiểu số. Khi học sinh phát
biểu giáo viên cũng cần rèn luyện cách nói năng ân cần, lịch sự và sát với nội dung
câu hỏi.
6. Kết hợp với trò chơi học tập:
Đối với học sinh tiểu học, môi trường sẽ tác động đến sự nhận thức của các em
rất nhiều. Các em vui vẻ, hứng thú sẽ tiếp thu bài nhanh hơn. Chính vì vậy mà cần
tạo ra một khơng khí vui vẻ ngay từ đầu tiết học bằng những trò chơi khởi động
(hoặc giới thiệu tranh ảnh). Qua trò chơi đơn giản ngắn gọn đó, hay những bức
tranh đẹp gây ấn tượng, giúp các em hưng phấn trong học tập, thích đến trường
hơn, đến lớp hơn.
Ví dụ: Khi dạy bài “Khí hậu” tơi củng cố bằng hình thức trắc nghiệm sau :
Đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng nhất.
a/ Nước ta có khí hậu
b/ Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa là :
 Ơn dới
 Nhiệt độ cao quanh năm.
 Hàn đới
 Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa
 Nhiệt đới gió mùa
 Một năm chia làm 4 mùa.
Giáo viên viết sẵn vào 2 bảng phụ, học sinh cử đại diện 2 đội lên thi đua đánh
dấu X vào ô trống. Cả lớp nhận xét tuyên dương.
Ví dụ: Khi dạy bài “Dân số nước ta” tôi củng cố bằng cách xác lập mối quan hệ
sau:
Hãy điền nhanh mũi tên và các từ còn thiếu vào sơ đồ sau
Thiếu ăn
Thiếu ..mặc.
Thiếu ..ở..
Dân số tăng nhanh
Hậu quả

Thiếu .học hành..
(các mũi tên và chữ in nghiêng là học sinh điền)
Khi học sinh trả lời đúng giáo viên cần động viên khen ngợi kịp thời để tạo sự
hưng phấn cho các em.
Như vậy từ cách vào bài, tiến trình bài dạy và cách kết thúc đều hướng học sinh
tập trung vào học sinh. Ngay từ đầu học sinh đã có cảm nhận u thích mơn học.
Trong suốt tiết học các em được tham gia đóng góp ý kiến xây dựng và rút ra kiến
thức. Cuối tiết học các em được củng cố bằng các trò chơi học tập vui và bổ ích.
Chính những điều đó đã giúp các em học tốt phân mơn Địa lí này. Khơng những
thế mà các em có được ý thức học tập các mơn khác như đi học chuyên cần hơn, nề
nếp hơn, ... hình thành ban đầu một lề lối, nhân cách sống.
Song song với những biện pháp trên, trong những bài dạy tôi thường liên hệ
thực tế để giáo dục và rèn kĩ năng sống cho học sinh học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài “Giao thông vận tải” tôi thực hiện việc lồng ghép và đưa
vào giáo dục học sinh việc thực hiện an tồn giao thơng. Từ việc học sinh nắm
được nước ta có mạng lưới giao thơng dày đặc tơi giúp học sinh rèn kỹ năng phân
tích phán đốn các tình huống để phịng tránh các tai nạn giao thơng khi đi học. Có
khả năng cam kết thực hiện đúng luật giao thông khi tham gia giao thông đường bộ.

19


IV.HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Qua thực tế giảng dạy áp dụng những biện pháp nêu trên, tôi thấy sau một thời
gian học tập các em có những tiến bộ rõ rệt. Nhiều em vươn lên cả về mặt học tập
lẫn tác phong đạo đức.
Cuối năm học 2015-2016, tôi đã tiến hành kiểm tra chất lượng học sinh kết quả
như sau:
Tổng số HS
25em


Hoàn thành
25 em (100%)

Chưa hoàn thành
0

Từ kết quả giảng dạy nêu trên tôi tự rút ra cho mình bài học: Muốn phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trước hết người giáo viên phải tích
cực trong soạn giảng, tìm kiếm thơng tin, tranh ảnh, tích cực trong việc lựa chọn
phương pháp, hình thức tổ chức cho phù hợp. Trong dạy học, giáo viên ln ln
khơi gợi ở học sinh trí tư duy, lịng yêu thích khám phá thiên nhiên, đất nước, con
người. Giáo viên cần nắm vững phương pháp bộ môn, gần gũi yêu thương học sinh,
tạo cho các em niềm tin vững vàng trong học tập cũng như mọi hoạt động khác.
Luôn luôn tôn trọng ý kiến của học sinh, phát huy tính tích cực của học sinh trong
học tập là điều cần thiết. Giáo viên dạy bằng phương pháp tích cực lấy học sinh làm
trung tâm. Giáo viên nhiệt tình, kiên trì, chịu khó chuẩn bị đầy đủ các phương tiện
dạy học (giáo án, đồ dùng dạy học, hệ thống câu hỏi gợi mở, ...). “Yêu nghề, mến
trẻ” là động lực thúc đẩy q trình dạy học. Ln tạo sự phối hợp nhịp nhàng đồng
bộ trong hoạt động của thầy và trị, tránh nói nhiều, làm thay cho học sinh. Biết kết
hợp nhuần nhuyễn nhiều phương pháp dạy học để đạt kết quả cao nhất.
Dạy tốt phân mơn Địa lí là chúng ta đã góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp
và đạt mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học.

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực (hướng tập trung vào học
sinh) là yêu cầu không thể thiếu đối với mỗi giáo viên khi lên lớp. Việc rèn luyện
phương pháp học tập (dạy cách học) cho học sinh không chỉ là một phương tiện
nâng cao hiệu quả học tập mà còn là mục tiêu dạy học, được quan tâm ngay từ bậc

Tiểu học. Như vậy, dạy học không chỉ là cung cấp tri thức mà phải hướng tới hành
động. Người thầy phải làm thế nào để trong mỗi giờ học học sinh hoạt động nhiều
hơn, suy nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, thực hành nhiều hơn. Dạy học phát
huy tính tích cực của học sinh đồng nghĩa với việc tối đa hóa sự tham gia của người
học, tối thiểu hóa sự can thiệp của người dạy. Tất cả đều nhằm đạt mục đích học
tập: “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình, học để cùng chung
sống”.
Tổ chức thành công một tiết dạy của phân mơn Địa lý lớp 5 rất cơng phu, địi
hỏi sự nhiệt tình của giáo viên, lịng u nghề mến trẻ, sự học hỏi không ngừng.

20


Đặc biệt là sự thể hiện đầy đủ đúng mức lương tâm trách nhiệm của người thầy.
Biểu hiện đó khơng chỉ là sự tìm tịi học hỏi và vận dụng một cách hữu hiệu nhất sự
phối hợp giữa các phương pháp dạy học mà còn phải đầu tư cụ thể vào soạn giảng.
Khơng nên bằng lịng, mãn nguyện hoặc dừng lại ở một kết quả nào đó mà ln tìm
tịi cải tiến, đổi mới phương pháp, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học.
Khơng có phương pháp dạy học nào là “vạn năng” mà cần có sự phối hợp một cách
tinh tế sao cho “Nhẹ nhàng, thoải mái, chất lượng, hiệu quả”.
Kiến nghị
Để phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp trồng người, chúng tôi cần sự quan tâm
hơn nữa của địa phương về việc hỗ trợ cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, về việc
tuyên truyền vai trò của môn địa lý trong nhà trường và am hiểu địa lí trong trong
thực tế là điều quan trọng tới phụ huynh, học sinh…
Học địa lý mà các em chưa một lần được tham quan, trải nghiệm thực tế. Đây là
điều thiệt thòi và là một trong những yếu tố làm giảm tính tích cực trong học tập và
tiếp thu kiến thức của học sinh. Nhưng do nhiều điều kiện khó khăn nhất là kinh tế
mà nhà trường chưa tổ chức được. Chính vì vậy tơi rất mong sự quan tâm hơn nữa
của các cấp, các ngành tạo điều kiện để các em được tham gia học tập tốt hơn.

Xin chân thành cảm ơn!
Nga Trung, ngày 05 tháng 4 năm 2016
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của ngi khỏc.
NgI VIT

Trn Th Sõm

Phần IV: Tài liệu, t liệu tham kh¶o.

21


- Sách giáo khoa lịch sử và địa lí lớp 5.
- Thiết kế bài giảng địa lí lớp 5.
- Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích
cực học tập của học sinh.
- Hướng dẫn cách đánh học sinh tiểu học theo thông tư 30 của Bộ Giao
dục và Đào tạo.

22



×