Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn một số phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.5 KB, 19 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN BÁ THƯỚC
TRƯỜNG THCS BÙI XUÂN CHÚC
_________________________
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH
CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
CHẠY BỀN

HỌ VÀ TÊN: HOÀNG VĂN LUẬN
CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THCS BÙI XUÂN CHÚC
HUYỆN BÁ THƯỚC TỈNH THANH HOÁ

Tháng 2 năm 2010
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ:

1
I./LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đã biết giáo dục thể chất đối với con người có một tầm quan trọng
rất lớn. Đó là một mặt của nền giáo dục tiến bộ, là nhu cầu tất yếu khách quan của sự
tồn tại và phát triển đối với một xã hội.
Giáo dục thể chất nó tác động mạnh mẽ đến tất cả các mặt giáo dục khác như
đức dục, trí dục, lao động và thẩm mỹ. Đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn thì giáo dục
thể chất là việc dạy các kỹ thuật động tác, các bài tập phát triển thể lực nhằm phát
triển bốn tố chất cơ bản trong mỗi con người đó là: Nhanh, mạnh, bền, khéo léo và
mềm dẻo. Thông qua đó hoàn thiện thể chất con người, đáp ứng mọi yêu cầu của xã
hội.
Đất nước ta là một đất nước đã phải trải qua liên tục hai cuộc kháng chiến chống
pháp và chống mỹ.Nó dã cướp đi không ít sức người, sức của, ảnh hưởng nặng
nềđến
thể chất và tinh thần của cả một dân tộc. Ngày nay,chúng ta được sống trong


hoàbình
dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa. Đảng và Nhà nước đã quan tâm rất nhiều đến vấn
đề giáo dục thể chất cho toàn dân nhất là đối với thế hệ trẻ, xem đây là một trong
những mục tiêu chiến lược để bắt kịp bước tiến của thời đại và để đáp ứng với công
cuộc đổi mới đất nước.
Song vẫn là chưa đủ khi nhìn một cách tổng quát về thể lực của thế hệ trẻ hiện
nay, nhất là thế hệ học sinh trung học cơ sở còn phải cố gắng rèn luyện rất nhiều thì
mới có thể đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.Thế hệ trẻ
hiện nay chủ yếu là học sinh ở các trường trung học phổ thông ở các cấp. Đối với
cấp tiểu học và trung học cơ sở, do các em còn chưa phát triển đầy đủ các yếu tố về
thể chất nên việc giáo dục rèn luyện chỉ là để giúp các em phát triển một các hoàn
chỉnh và tạo tiền đề để cho các em tiếp tục phát triển ở các cấp học sau. Đối với cấp
trung học cơ sở là lứa tuổi mà các em đã bước đầu hoàn thiện về mặt thể chất, tâm
sinh lý. Vì vậy đây là lứa tuổi mà các em cần phải được rèn luyện để phát triển hết
các yếu tố chất thể lực của bản thân. Xuất phát từ mục tiêu trên với cương vị là một

2
giáo viên chuyên trách bộ môn thể dục, tôi nghĩ mình phải có trách nhiệm làm sao
để nâng cao được thể lực của các em.Vì vậy, tôi đã chọn đề tài này với mong muốn
đóng góp một
phần kinh nghiệm của bản thân, để thế hệ học sinh trung học cơ sở bước vào trường
trung học phổ thông có một hành trang tốt về mặt thể lực đóng góp được nhiều hơn
cho đất nước, nhất là trong công cuộc đổi mới hiện nay.
Năm học 2009- 2010 là năm học thứ bảy thực hiện giảng dạy chương trình theo
SGK mới. Trong bối cảnh hiện nay ngành giáo dục và đào tạo đang nỗ lực đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học
sinh trong hoạt động học tập nhằm phù hợp với xu thế của thời đại.Vấn đề này đã
đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên THCS là phải đổi mới cách dạy: Giáo viên
chỉ là người hướng dẫn chỉ đạo điều khiển học sinh đi tìm kiến thức mới, vận dụng
kiến thức đã học vào thực tiễn. Chính vì vậy học sinh phải là người tự giác, chủ

động, tìm tòi, phát hiện các kiến thức mới một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn
cuộc sống thông qua sự dẫn dắt, điều khiển của giáo viên trong tiết dạy. Do vậy việc
lựa chọn phương pháp dạy họcsao cho phù hợp với kiểu bài vàphát huy được sự yêu
thích môn
học đối với học sinh là một vấn đề rất quan trọng, đó cũng là một thủ thuật sư phạm
của người giáo viên. Nhận thức được điều đó tôi mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu
sáng kiến “Một số phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện
tập chạy bền” mà tôi đã áp dụng và theo dõi nhiều năm tại trườngTHCS
ĐiềnQuang
- Bá Thước – Thanh Hóa nay là trường THCS Bùi Xuân Chúc- nơi tôi đang trực tiếp
giảng dạy.
II/. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
- Chạy bền là nội dung rèn luyện sức bền cho học sinh THCS, luyện tập chạy bền
sẽ giúp học sinh phát triển một cách toàn diện cả về thể chất và tinh thần.Trên thực
tế

3
tạiTrườngTHCS Bùi Xuân Chúc học sinh luôn rất e ngại phải luyện tập chạy bền,
đến
kỳ kiểm tra lại cố quá sức nên cũng dễ xảy ra hiện tượng quá mệt thậm chí choáng
ngất do đặc thù của bộ môn, vì thế vấn đề cần giải quyết là phải làm sao để cho học
sinh có hứng thú và ham thích, biết cách luyện tập chạy bền. Học sinh không chỉ có
ý thức luyện tập ở trường mà còn có ý thức luyện tập ở nhà. Qua nghiên cứu và áp
dụng các phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền
vào giảng dạy ở các tiết học tôi đã thu nhận được một sốkết quả:Học sinh đã tích cực
luyện tập, thể lực của các em đã dần được nâng cao, nhìn chung các em không còn
tâm lýsợ hãi khi phải luyện tập chạy bền, thành tích trong từng cự li chạy bền của
các em được nâng lên, kết quả rèn luyện đã có tiến bộ rõ rệt.
Kết quả , hiệu quả của thực trạng trên:
- Để làm được các vấn đề trên tôi đã sử dụng phiếu điều tra để đánh giá sự hiểu

biết của học sinh về sức bền như sau:
* Phiếu điều tra:
1. Em hiểu thế nào là sức bền?
a) Khả năng của cơ thể chống lại mêt mỏi khi luyện tập.
b) Khả năng lao động hay tập luyện TDTT kéo dài.
c) Cả a và b.
2. Sức bền được chia làm mấy loại:
a) Sức bền chung – Sức bền chuyên môn.
b) Sức bền thể lực – Sức bền riêng biệt.
c) Cả a và b.
3. Sức bền chung là gì?
a)Là khả năng của cơ thể khi thực hiện công việc nói chung trong một thời gian
dài.
b) Là khả năng của cơ thể khi làm việc trong một thời gian ngắn.
c) Cả a và b.
4. Sức bền chuyên môn là gì?

4
a) Là khả năng của cơ thể khi thực hiện chuyên sâu một hoạt động lao động.
b) Là khả năng thực hiện bài tập TT trong một thời gian dài.
c) cả a và b.
- Ngoài ra tôi còn sử dụng một phiếu học tập để đánh giá ý thức luyện tập của
học sinh và sự hiểu biết về phương pháp luyện tập của học sinh :
1. Em đã tự tập chạy bền bao giờ chưa?
2.Em có định tập sức bền không ?Tập theo hình thức nào, kế hoạch tập của em ra
sao?.
3. Một học sinh nam chưa tập chạy bao giờ ngay buổi đầu tiên đã chạy 1000m
theo em có tốt không?
4. Một bạn chạy bền xong đứng lại ngay đúng hay sai?
5. Sau khi tập bài thể dục xong một bạn tập chạy nhẹ nhàng trong 4 - 5 phút theo

vòng số 8 ở nhà như thế có tốt hay không?
* Kết quả cho thấy: vốn hiểu biết của các em về sức bền của một số lớn học sinh
THCS rất kém do các em không quan tâm đến luyện tập thể lực, đa số các em không
biết rằng sức bền kém sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến học tập cũng như sự phát triển của
cơ thể. Khi tiến hành nghiên cứu hai khối 6 &7 gồm 168 HS , tôi đã thu được kết
quả sau:
Kết quả điều tra giáo dục:
STT Nội dung Thích tập
không thích
tập
Bình thường Khó tập
1
Phiếu hỏi ý kiến 15% 37,5% 22,25% 26,25%
2
Trò chuyện 38,75% 12,5% 33,75% 15%
3
Kiểm tra trắc nghiệm 43,75% 13,75% 22,5% 20%
Bảng 1
Kết quả quan sát Sư phạm khi thực hiện bài tập :
Số
TT
Nội dung kiểm tra Yếu T. Bình Khá Giỏi
HS % HS % HS % HS %
1 Nhảy dây bền (số lần ) 22 13.1 83 49.4 60 35.7 3 1.8
2 Chạy theo đường gấp
khúc (s)
25 14.9 77 45.8 65 38.7 1 0.6

5
3 Chạy vòng số 8 (s) 33 19.6 85 50.6 50 29.8 0 0

4
Chạy lên dốc (xuống
dốc)-(s)
35 20.8 82 48.8 49 29.2 2 1.2
5
Tâng cầu nhiều lần(số
lần)
33 19.6 76 45.2 59 35.1 0 0
6
Chạy trên địa hình tự
nhiên(500m/s)
46 27.4 85 50.6 37 22.0 0 0
Bảng 2
PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. THỰC TRẠNG VIỆC HỌC THỂ DỤC CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG
THCS BÙI XUÂN CHÚC:
1.Thuận lợi:
Vì đây là môn học khá quen thuộc với các em cho nên các em cảm thấy khá tự tin
và nhiệt tình trong khi học.
Học sinh TrườngTHCS Bùi Xuân Chúc phần lớn là con em dân tộc thiểu số, hoàn
cảnh gia đình khó khăn học sinh phải lao động vất vả nên thể lực các em khá tốt- đây
là điều kiện tối thiểu mà các em cần phải có khi học Thể Dục nói riêng và các môn
văn hoá nói chung.
Nội dung chương trình SGK Thể dục 6 ,7, 8, 9 bao gồm các nội dung gần gũi với
cuộc sống, sát thực với nhu cầu và hứng thú của các em. Vì vậy một số học sinh rất
yêu thích môn học và tự hình thành cho mình phương pháp học có hiệu quả. Cụ thể
các em thường sử dụng thời gian trong ngày để rèn luyện. Điều này chứng tỏ các em
đã ý thức được tầm quan trọng của bộ môn mình học .
Ngoài ra sách còn được thiết kế với nhiều tranh ảnh màu, rõ nét , sinh động và phù
hợp với nội dung của từng bài. Do đó khoảng 60% học sinh hứng thú thích tập

luyện. Hơn nữa, tranh ảnh minh hoạ còn thiết lập được tình huống giao tiếp cho học
sinh trong hoạt động học tập.
Có không ít học sinh đầu tư cho môn học, tự giáo học tập, tích cực tham gia và
vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kỹ năng thu được vào thực hành.
2/ Khó khăn:

6
2.1- Với học sinh
+Học sinh THCS bắt đầu và đang bước vào thời kỳ dậy thì nên cơ thể các em
phát triển với tốc độ rất nhanh cả về hình thái, tổ chất thể lực cũng như chức phận
của các hệ cơ quan trong cơ thể. Vì thế một số em đặc biệt là nữ thường e thẹn, rụt
rè khi luyện tập ảnh hưởng đến quá trình dạy - học.
+ Đặc biệt “chạy bền”là nội dung luyện tập tương đối đơn điệu mà lại đòi hỏi
người học phải vận động nhiều làm học sinh dề nhàm chán và đôi lúc không đảm
bảo lượng vận động cần thiết để phát triển sức bền.
+Đa số các em còn coi nhẹ việc luyện tập đặc biệt là môn chạy bền.
+ Ở lứa tuổi này cơ thể các em yêu cầu một lượng vận động cao một yêu cầu mang
tính chất sinh học. Bởi vì vận động sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất trong đó đặc
biệt là quá trình đồng hóa diễn ra trong cơ thể nhanh hơn, mạnh hơn, mà đó chính là
cơ sở để các em phát triển.
+ Đặc biệt tình trạng học sinh không đáp ứng được yêu cầu về thể lực ngày càng
tăng do ý thức yếu kém của các em trong luyện tập ở trường cũng như ở nhà.
2.2- Với giáo viên:
+ Việc áp dụng các phương pháp luyện tập chạy bền còn chậm.
+ Việc học tập thêm các phương pháp mới còn hạn chế.
+ Tài liệu hướng dẫn gần như không có.
Chính vì những lý do trên mà tôi đã thực hiện nghiên cứu sáng kiến “phát huy
tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền” .
II/.NHỮNG NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHẠY BỀN CHO HS
THCS:

1. Những nội dung dạy học chạy bền cho HS THCS:
Cự li thi đấu chaỵ bền trong 4 môn điền kinh phối hợp của thiếu niên-lứa tuổi HS
THCS là:nữ 300m, nam 500m hay nữ 500m, nam 800m.Để rèn luyện sức bền cho
HS và bồi dưỡng những em có khả năng nội dung chạy bền được đưa vào chương
trình dạy học môn thể dục với tên gọi “Chạy cự li trung bình”. Đặc điểm của chạy
cự li trung bình là: người chạy phải chạy với tốc độ tương đối cao (dưới cực đại)

7
trong thời gian tương đối dài (2-5 phút). Do vậy , quá trình chạy cự li trung bình có
hiện tượng nợ ôxi, lượng axit lắc tích trong máu tăng, khiến người tăng , khiến người
tập phải rèn luyện nhiều hơn mới có thể chạy nhanh, chạy hết cự li.
Nhiệm vụ dạy học chính trong chạy bền là:rèn luyện kĩ thuật và rèn luyện sức bền
cho HS.
*Về kĩ thuật: Chủ yếu xây dựng kĩ thuật chạy hợp lí với việc tập luyện các động tác
bổ trợ:Chạy bước nhỏ , nâng cao gối, gót chạm mông, chạy đạp sau.Tập kĩ thuật bổ
trợ đánh tay.Tập kĩ thuật chạy giữa quãng:trên đường thẳng và đường vòng. Ngoài
ra còn phải dạy cho học sinh kĩ thuật xuất phát cao,chạy tăng tốc sau xuất phát,chạy
về đích và đánh đích.
*Về sức bền: Để nâng cao năng lực sức bền cho học sinh,giáo viên phải dùng nhiều
hình thức và các biện pháp tập luyện khác nhau,có như vậy nội dung luyện tập sẽ bớt
đơn điệu và gây hứng thú học tập cho học sinh.
Hình thức TCVĐ là một trong những hình thức đầu tiên có tác dụng kích thích tập
luyện và phù hợp với tâm-sinh lí lứa tuổi học sinh cần được sử dụng nhiều. Tuy vậy
hình thức này giáo viên không chỉ dựa vào sách giáo viên mà cần được nghiên cứu
trong điều kiện cụ thể của trường để có nhiều trò chơi hơn giúp cho buổi học thêm
phong phú.
Đối với những trường không có đường chạy dài vì địa điểm chật hẹp nên sử dụng
hình thức chạy tại chỗ, chạy trong khu vực qui định ,chạy dích dắc,chạy vòng số 8,
. . . với thời gian chạy tăng dần sau từng buổi tập.Các trường có cầu thang xa lớp
học cũngcó thể tận dụng những điều kiện luyện tập bằng hình thứcđi lên,xuống cầu

thang
Ở các trường có đường chạy dài(vòng quanh trường hoặc vòng quanh một khu
vực nào đó)có độ dài từ 200-400m nênsử dụng hình thức chạy lặp lại nhiều lần.
Chạy tốc độ trung bình 1,2 vòng, chạy biến tốc . . . cũng giúp cho việc nâng cao
sức bền rất tốt cho người tập.Tuy nhiên phải đảm bảo nguyên tắc tăng dần cự li chạy
sau từng buổi tập, không nên cho chạy dài ngay từ những buổi đầu .

8
Hình thức tập chạy trên địa hình tự nhiên(chạy việt dã) là hình thức tập luyện
chủ yếu đối với tất cả các trường THCS .Tuy nhiên việc lựa chọn đường chạy nên
tận dụngcác địa hìnhcó sẵn như lên dốc,xuống dốc hố nước hoặc các trướng ngại vật
trên đường chạy để làm cho nội dung chạy thêm phong phú đỡ nhàm chán.Cuối
cùng là hình thức tập chạy các cự li tương đương với cự li cụ thể là đối với học sinh
lớp 6-7 cho tập chạy 300m nữ, 500m nam và có thể tăng cự li chạy dài hơn đối với
lớp 8-9
:500m nữ,800m nam.
Trong chương trình mới - chương trình 2000, chạy bền lấy việc phát triển sức
bền cho học sinh là nhiệm vụ hàng đầu.Do vậy việc rèn luyện chạy bền cho học sinh
THCS cần được GV xác định để lựa chọn nội dung, biện pháp luyện tập phù hợp,
lượng vận động hợp lí, giúp học sinh rèn luyện thường xuyên. Có như vậy việc rèn
luyện thể chất mới có hiệu quả và đảm bảo an toàn tuyệt đối trong luyện tập và kiểm
tra.
2. Những biện pháp dạy học chạy bền cho HS THCS:
Để làm được các nội dung trên tôi đã thực hiện những hoạt động sau:
Thứ nhất: Tôi sử dụng các trò chơi :
1/ Chạy xuôi và chạy ngược chiều theo tín hiệu : Hs chạy theo đội hình vòng
tròn, khi nghe 1 tiếng vỗ tay ( hoặc tiếng còi) thì chạy tiếp. Khi nghe 2 tiếng vỗ tay
( hoặc tiếng còi) thì quay người chạy ngược lại.
2/ Chạy tiếp sức đối diện, chạy thoi với khoảng cách từ 30-50m cũng có tác dụng
tốt để phát triển sức bền tốc độ cho HS.

Thứ hai: Các động tác bổ trợ và rèn luyện kĩ thuật chạy:
Trong SGV các biện pháp bổ trợ chạy dạy cho HS là: Chạy bước nhỏ, chạy
nâng cao gối và chạy gót chạm mông. Theo tôi nên cho HS tập đủ các động tác bổ
trợ, cụ thể là thêm chạy đạp sau và bổ trợ kĩ thuật đánh tay.

9




H1 H2 H3 H4

Ngoài ra, cần cho HS tập thêm các biện pháp:
* Chạy tăng dần tốc độ từ 30 – 60m.
* Chạy nửa sức và 3/4 sức các đoạn 50 – 100m trên đường thẳng và đường vòng
nhằm xây dựng kĩ thuật chạy giữa quãng.
* Tập kĩ thuật xuất phát cao và chạy tăng tốc độ sau xuất phát.
* Tập kĩ thuật chạy về đích và đánh đích.

10
Hình minh hoạ cho nâng cao đùi v gót chà ạm
mông
Hình minh hoạ cho đi bước
Hình minh hoạ cho cho chạy đạp sau
*Các hình thức tập chạy lên dốc, xuống dốc, chạy vượt chướng ngại vật trong tự
nhiên cũng có tác dụng tốt đối với việc hình thành kĩ thuật chạy việt dã cho HS.
Song song với việc dạy kĩ thuật, kĩ năng trên, GV cần cung cấp các kiến thức
chuyên môn trong những thời gian nghỉ giữa các lần tập. Đó là: Kiến thức về các
giai đoạn kĩ thuật chạy, vấn đề phân phối sức trong chạy, xây dựng cảm giác tốc độ
chạy, giải thích các hiện tượng: đau sóc, hiện tượng cực điểm, hiện tượng choáng

trọng lực và cách khắc phục.
Thứ ba: Các biện pháp phát triển sức bền.
Theo tôi đây là nội dung chính để nâng cao sức bền cho HS, do vậy, các biện
pháp này cần được đưavào trong tất cả các bài tập chạy bền.Và cũng để tránh nhàm
chán, các biện pháp tập cần được thay đổi thường xuyên qua các buổi tập. Mỗi khi
đưa ra biện pháp tập luyện mới, GV cần hướng dẫn cụ thể từ mục đích, yêu cầu đến
cách tổ chức tập luyện cho HS ở trên lớp và tự rèn luyện ở nhà, có như vậy HS mới
chủ động và có ý thức rèn luyện thường xuyên.
Có thể tóm tắt một số biện pháp dạy học chính sau:
1/ Chạy tại chỗ hoặc chạy trong một khu vực nhất định trong một thời gian quy
định là hình thức tập chạy trong điều kiện không có đường chạy, địa điểm tập chật
hẹp. Với biện pháp này, cần yêu cầu HS chạy nhấc cao chân từ 10 – 20cm với tần
số chậm (2 - 3 bước/ giây) . Thời gian có thể tăng dần sau mỗi buổi tập (từ 1- 2 phút
trong những buổi đầu và sau đó có thể tăng từ 5 hoặc 10 phút. Cách tập này có
nhược điểm là đơn điệu, không gây hưng phấn tập đối với HS. Do vậy nên hạn chế
sử dụng hoặc cho tập như hình thức tập của biện pháp 2 hoặc 3). Nhưng có yêu cầu
tăng dần thời gian chạy sau từng buổi tập.
2/ Chạy theo đường gấp khúc là hình thức thay đổi hướng chạy trên sân tập, làm
đường chạy dài hơn,nội dung chạy đỡ ức chế đối với người tập.Song sân tập cần
được chuẩn bị chu đáo ( kẻ vôi các đường gấp khúc).
3/ Chạy vòng số 8 là hình thức tập chạy đỡ chóng mặt khi chạy nhiều vòng. Có
thể sử dụng tốt đối với tất cả các trường.

11
4/ Chạy việt dã (chạy trên địa hình tự nhiên) đây là hình thức tập chạy trong điều
kiện đia hình có sẵn.Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả của biện pháp, người GV cần
nghiên cứu trước địa hình, cho kẻ vạch vôi, chăng dây hoặc cắm cờ để xác định
đường chạy cho HS. Hình thức tập chạy này khá phong phú, do vậy cần được sử
dụng nhiều trong các bài tập chạy bền đối với HS.
5/ Chạy theo địa hình quy định. Đường chạy được chuẩn bị như chạy việt dã nhưng

có thể bố trí thêm một số chướng ngại vật trên đường chạy.
6/ Đối với những trường có đường chạy dài khoảng 200 – 400m, GV có thể sử
dụng một số biện pháp sau:
* Chạy với đoạn đường được tăng dần độ dài qua các buổi tập.
* Chạy lặp lại các đoạn ( từ 200 – 400m).
*Chạy biến tốc(thay đổi tốc độ đoạn nhanh, đoạn chậm)với đoạn đường định
sẵn . . Các biện pháp trình bày trên không có nghĩa là phải sử dụng hết đối với
HS, mà người GV cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của trường mình để lựa chọn, xác
định biện pháp tập luyện phù hợp. Tuy nhiên số lượng biện pháp càng nhiều thì bài
tập càng phong phú.
III/. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHẠY BỀN CHO HS THCS.
Cũng như các nội dung khác, dạy học chạy bền vẫn phải tuân thủ 5 nguyên tắc
và 3 phương pháp cụ thể:
Năm nguyên tắc:
Nguyên tắc phát huy tích cực học tập của HS.
Nguyên tắc trực quan
Nguyên tắc hệ thống
Nguyên tắc tăng tiến.
Nguyên tắc giáo dục cá biệt.
Ba phương pháp:
Phương pháp dùng lời nói
Phương pháp trực quan
Phương pháp tập luyện.

12
Trong bài này tôi không trình bày lại các nguyên tắc và phương pháp dạy học nói
chung hay những vấnđề liên quan đến thực hiện chương trình,phân phối chương
trình và SGK trong dạy học chạy bền. Mà tôi muốn đề cập đến những vấn đề cụ thể
sau:
1/ Cấu trúc của nội dung chạy bền trong giáo án 1 tiết dạy 2 nội dung:

Để phát huy tính tích cực của HS, cùng với việc cải tiến về nội dung, chủ
trương dạy học 1 tiết 2 nội dung đã góp phần làm phong phú bài dạy. Việc sắp xếp
nội dung chạy bền với bài thể dục, chạy bền với ném bóng của phân phối chương
trình lớp 6 khá hợp lí. Trong giáo án 2 nội dung, chạy bền bên được bố trí dạy sau
bài thể dục hoặc ném bóng vì khối lượng vận động của chạy bền lớn. Theo tôi cấu
trúc của nội dung chạy bền trong 15 phút này nên có các phần sau:
a)Sự chuyển tiếp giữa nội dung thể dục hoặc ném bóng sang chạy bền, bằng việc đề
dẫn của GV.
b)Tập một số động tác bổ trợ kĩ thuật rèn luyện kĩ thuật, kĩ năng
*Các động tác bổ trợ: Chạy bước nhỏ, nâng cao gối, gót chạm mông, chạy đạp sau;
*Bổ trợ kĩ thuật đánh tay;
*Chạy tăng tốc độ;
*Các động tác xây dựng kĩ thuật chạy: Kĩ thuật chạy 40 - 60m trên đường thẳng
hoặc đường vòng, kĩ thuật chạy lên dốc, xuống dốc, vượt chướng ngại vật, kĩ thuật
xuất phát cao, kĩ thuật chạy về đích và đánh đích.
c)Tập phát triển sức bền:Lựa chọn1-2 biện pháp trong các biện pháp (tham khảo
phần I ).
*Chơi trò chơi.
*Các biện pháp luyện tập phát triển sức bền.
*Chạy theo địa hình tự nhiên (việt dã) với những đoạn đường chạy khác nhau về độ
dài,về hướng chạy, về đường chạy và các chướng ngại vật .
Cần phải xác định việc phát triển sức bền là nội dung chính không thể thiếu trong
tất cả các buổi tập chạy bền.

13
d) Tập chạy trên đường chạy tự nhiên (quy định )với độ dài tương đương với độ dài
dự định kiểm tra hoặc RLTT ( khoảng 300 - 500m).
e)Xen kẽ những phần tập trên,cần truyền thụ những kiến thứcvề chuyên môn,
phương pháp và cả những vấn đề liên quan đến sức khỏe và diễn biến sinh lí của
người tập. Dĩ nhiên, không nên quá nhiều ảnh hưởng đến thời gian tập, mà cần tùy

đối tượng và nội dung tập để đưa ra những nội dung phù hợp.
2- Để nâng cao tính tích cực của HS trong tập luyện chạy bền người GV cần
quan tâm:
a) Lựa chọn và chuẩn bị đường tập chạy thật chu đáo trước buổi tập:
* Tìm đường chạy đủ độ dài nếu đường vòng không nên quá ngắn (dưới 100m)
làm HS ức chế khi phải chạy nhiều vòng.
* Đường chạy phải bằng phẳng để đảm bảo an toàn.
* Tận dụng việc chạy qua các địa hình tự nhiên như lên dốc,xuống dốc, vượt qua hố
nước . . . các dụng cụ tự làm vào kết hợp cho học sinh luyện tâp như: Sử dụng các
thanh chắn làm chướng ngại vật, dây cao su, vậy nặng buộc chân, để nâng cao và
tăng sức chịu đựng cho học sinh.
Cần hiểu rằng, hình thức tập chạy trên địa hình tự nhiên là hình thức được sử
dụng nhiều nhất trong trường THCS. Do vậy, việc lựa chọn được đường chạy hợp lí
sẽ làm phong phú và gây hứng thú cho học sinh.
b)Phối hợp các hình thức tập luyện khác nhau: Trò chơi và các biện pháp phát
triển thể lực. Luyện tập trên địa hình tự nhiên và các phần chạy theo cự li quy định.
Sự phong phú về hình thức và biện pháp tập luyện sẽ hạn chế bớt những ức chế khi
thực hiện động tác.
Tập sức bền bằng trò chơi vận động hoặc tập một số bài tập như: Nhảy dây, tâng cầu
tối đa, tập chạy phối hợp với thở “ Hai lần hít vào, hai lần thở ra’’ hoặc “Chạy vượt
chướng ngại vật gặp trên đường chạy tự nhiên Kết hợp chạy với đi bộ và rút ngắn
dần cự li hoặc thời gian đi bộ để tăng cự li hoặc thời gian tập”.

14
Tập sức bền bằng đi bộ hoặc chạy trên địa hình tự nhiên theo sức khoẻ từ 300m
nâng dần đến 500m, 600m, 700m , 800m hoặc tập theo thời gian từ 3 phút đến 8,
9 ,10, 12 , 20 phút.
Tập sức bền bằng các môn có tác dụng rèn luyện sức bền như: đi bộ thể thao, chạy
cự li trung bình, chạy cự li dài. Cũng có thể tập các môn cầu lông, bóng rổ, bóng đá,
bơi cự li trung bình hay dài

Có thể tập cá nhân hoặc theo nhóm tại chỗ hoặc di chuyển theo vòng số 8 khi
đi bộ, chạy thời gian tập thích hợp vào buổi sáng sớm (hoặc sau khi tập bài thể
dục sáng) hoặc vào chiều tối trước khi ăn cơm. Cũng có thể tập dưới hình thức đi
dạo trên quãng đường dài sau bữa ăn tối khoảng 1 giờ hoặc trước khi đi ngủ.
c) Truyền thụ kiến thức xen kẽ giữa các biện pháp và các làn luyện tập sẽ giúp HS
nhanh hồi phục và nắm thêm các tri thức cần thiết.
Qua một số vấn đề ta có thể thấy thực chất việc giảng dạy thường xuyên bị thói
quen nói dài, giảng giải và làm mẫu quá sâu, quá kĩ trong khi thực chất không cần
đến thế. Bây giờ ta phải làm sao để đưa ra các phương pháp và hình thức có thể khác
nhau, sao cho giờ học đạt hiểu quả cao nhưng phong phú nội dung hình thức tập
luyện, đặc biệt để giờ học không quá căng thẳng mà vui tươi, nhẹ nhàng, đạt hiểu
quả cao về giáo dục, về rèn luyện sức khoẻ, thể lực học sinh.
Như vậy để học sinh có tích cực tập luyện nâng cao thể lực trong các giờ dạy
giáo viên cần chú ý những điểm cơ bản sau:
+Giảm lí thuyết, giảng giải đến mức hợp lý, để tranh thủ thời gian cho học sinh
luyện tập.
+Đổi mới cách tổ chức giờ học sao cho phù hợp với nội dung, điều kiện cụ thể,
giảm tối đa sự chờ đợi tập luyện, tạo điều kiện cho học sinh tự quản.
+Tăng cường áp dụng các phương pháp trò chơi, thi đấu.
+Tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá, tham gia đánh giá.
Không để giờ học căng thẳng, nặng nề, nên vui tươi, hấp dẫn, nhẹ nhàng nhưng
hiệu quả cao.
IV. ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG TẬP LUYỆN CHẠY BỀN:

15
1- Những nguyên nhân ảnh hưởng đến an toàn trong luyện tập chạy bền:
a)Lượng vận động quá lớn, không phù hợp với sức khỏe của HS. Nhất là đối
với HS yếu.
b) HS không tự giác luyện tập thường xuyên.
c) Chạy hết cự li dừng đột ngột

2- Những vấn đề cần thực hiện để đảm bảo an toàn:
Để đảm bảo an toàn trong tập luyện chạy bền, cần thực hiện những vấn đề sau:
a) Phân nhóm sức khỏe HS để đưa ra lượng vận động phù hợp.
Thông thường GV chỉ phân biệt nam nữ để giao số lần hoặc cự ly luyện tập.
Nhưng như thế chưa đủ, cần phải phát hiện những trường hợp đặc biệt, sức khoẻ yếu
trong HS.Trong những trường hợp này cần miễn chạy bền cho những HS có bệnh
tim mạch.Giảm lượng vận động cho những HS sức khoẻ yếu (biểu hiện trên sắc mặt,
theo dõi mạch đập của tim . . .).
b) Trong buổi tập chạy bền GV cần chú ý:
+Hỏi tình hình sức khoẻ của HS trước khi vào buổi tập.
+Không nên để lần chạy nào cũng bấm giờ trước mặt HS. Vì hình thức bấm giờ
sẽ làm HS cố gắng hết sức, nếu như việc tập luyện của HS chưa nhiều ( những buổi
đầu) sự cố gắng hết sức đôi lúc cũng làm các em không chịu đựng nổi.
+Lượng vận động cần được tăng dần sau từng buổi tập.
+Luôn cho HS theo dõi mạch đập trước trong và sau giờ tập để điều chỉnh lượng
vận động hợp lí.
+Khi chạy với cự li dài 300 - 500m GV cần quan sát, pháy hiện những HS mệt
mỏi quá sức để giảm bớt cự li, thậm chí cho ngừng chạy.
+Khi chạy tới đích ( kết thúc cự li chạy) cần kiên quyết yêu cầu HS chạy chậm
thêm một đoạn không dưới 50m.
c) Hướng dẫn tập ở nhà cần cụ thể để các em dễ thực hiện. Điều kiện luyện tập ở
nhà phụ thuộc nhiều vào địa điểm tập luyện. GV nên đưa ra nhiều hình thức để HS
lựa chọn.
Ví dụ:

16
Đối với HS nhà không có đường chạy, nên hướng dẫn cho các em tập chạy tại
chỗ, chạy số 8 và tăng dần thời gian tập theo từng tuần:Tuần 1 mỗi ngày chạy 1
phút, tuần 2 mỗi ngày chạy 1 phút rưỡi, tuần 3 mỗi ngày chạy 2 phút . . .
Đối với HS có đường chạy gần nhà, có thể thực hiện chạy tăng dần độ dài

theo từng tuần: Tuần 1 mỗi ngày chạy khoảng 200m , tuần 2 mỗi ngày chạy 250m ,
tuần 3 mỗi ngày chạy 300m . . .
Đối với HS gần nhà có đường chạy vòng quanh một khu vực nào đó ( với đoạn
đường dài 300m), nên hướng dẫn các em tập chạy lặp lại nhiều lần. Sau mỗi lần cần
để thời gian nghỉ phù hợp.
PHẦN C. KẾT LUẬN
I/ Kết quả nghiên cứu ( Tính hiệu quả so với cách cũ và cách làm mới)
*Kết quả điều tra giáo dục:
STT Nội dung Thích tập
Không thích
tập
Bình thường Khó tập
1 Phiếu hỏi ý kiến 37.5% 12,5% 37, 5% 12, 5%
2 Trò chuyện 36,25% 11,25% 46,25% 6.25%
3 Kiểm tra trắc nghiệm 46,25% 11,25% 26,25% 16.25%
Bảng 3
* Kết quả kiểm tra thực hành:
Số
TT
Nội dung kiểm tra Yêú T. Bình Khá Giỏi
HS % HS % HS % HS %
1 Nhảy dây bền (số lần ) 11 6.5 71 42.3 74 44.1 12 7.1
2
Chạy theo đường gấp
khúc (s)
7 4.2 72 42.9 75 44.6 14 8.3
3 Chạy vòng số 8 (s) 13 7.7 76 45.2 57 34.0 22 13.1
4
Chạy lên dốc (xuống
dốc)-(s)

21 12.5 69 41.1 59 35.1 19 11,3
5
Tâng cầu nhiều lần(số
lần)
25 14.9 70 41.7 64 38.1 9 5.3
6 Chạy trên địa hình tự 27 16.1 85 50.6 45 26.8 11 6.5

17
nhiên(500m/s)
Bảng 4
* Kết quả thu được qua Hội Khoẻ phù đổng lần thứ 11 – 12
Số
TT
Họ và tên Lớp Môn Kết quả
1 Bùi Văn Hữu 9A Chạy 1500 m Giải nhất
2 Bùi Thị Sáu 9D Chạy 800m Giải nhất
3 Bùi Văn Quang 8B Nhảy cao Giải ba
4 Hà Thị Đào 8A Ném bóng Giải tư
5 Trương Văn Thiết 8C Đá cầu
( đơn nam)
Giải nhì
Bảng 5
* Kết quả thu được qua thi học sinh giỏi tuyến huyện và tuyến tỉnh năm học
2009- 2010
Số TT Họ và tên Lớp Môn Kết quả
1 Bùi Văn Linh 9A Chạy 1500m Nhất huyện
2 Bùi Văn Linh 9A Nhảy cao Ba tỉnh
Bảng 6
Như vậy qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy số HS không thực hiện được kỹ
thuật và số học sinh thực hiện ở mức độ trung bình giảm đi; số HS thực hiện ở mức

độ khá giỏi được tăng lên.
Mặc dù chất lượng đạt được chưa cao song thông qua các giờ dạy tôi có thể thấy
học sinh đã có ý thức tích cực luyện tập không còn các biểu hiện chạy cắt vòng, chạy
bỏ vòng, chạy không hết cự li yêu cầu, khi chơi trò chơi phát triển sức bền thì các
em tham gia rất nhiệt tình.Việcđược luyện tập bằng các phương pháp khác nhaugiữa
các tiết học đã rèn cho học sinh ý chí quyết tâm và nghị lực của bản thân.
II/Kết luận chung:
Trên đây là phương pháp dạy học cùng với thực tế giảng dạy của bản thân tôi, tôi
thấy rằng trong quá trình dạy học, giáo viên cần cố gắng áp dụng các phương pháp
dạy một cách linh hoạt saocho phù hợp với nội dung của bàivà phù hợp với đối

18
tượng học sinh đồng thời kết hợp với các thủ thuật sư phạm nhằm kích thích hứng
thú học tập của các em và giúp cho các em học tập đạt kết quả.Giáo viên cố gắng
bám sát các bước cơ bản trong tiến trình bài dạy và phân phối thời gian hợp lý. Tuy
nhiên để vận dụng thành công được phương pháp trên còn phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố như(Nội dung, mục đích, … của bài). Vì vậy tôi rất mong sự góp ý chân
thành của các đồng nghiệp để phương pháp của tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
III/ Một số kiến nghị:
- Đề nghị các nhà trường, Phòng Giáo Dục tiếp tục đầu tư trang bị đầy đủ các thiết
bị dụng cụ hỗ trợ luyện tập.
- Mở các lớp chuyên đề bộ môn để giáo viên đi dự nâng cao chuyên môn.
- Mở các lớp bồi dưỡng học chuyên môn để có thể trao đổi các phương pháp tập
luyện giữa các giáo viên.
Trên đây là một số kiến nghị,đề nghị của bản thân tôi trong quá trình thực hiện
sáng kiến, kính mong các cấp lãnh đạo đặc biệt lưu tâm và đầu tư nhiều hơn nữa
trang thiết bị dạy học để đem lại hiệu quả cao trong công tác dạy-học ở các trường
THCS
Bá Thước, Ngày 7 Tháng 2 Năm 2010

Người viết

Hoàng Văn Luận

19

×