Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN thể dục: Một số biện pháp để nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.68 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.3

Mở đầu
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng chung
Thuận lợi và khó khăn
Kết quả khảo sát trước khi tập luyện
Các giải pháp nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh tiểu

Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 3


Trang 3
Trang 3
Trang 3
Trang 4
Trang 4
Trang 4
Trang 5
Trang 5

2.3.1

học
Nghiên cứu, lựa chọn và áp dụng một số bài tập phát triển sức

Trang 5

nhanh, sức mạnh nhằm nâng cao thành tích chạy 60m
Quá trình thực nghiệm
Kiểm nghiệm
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Trang 8
Trang 11
Trang 13
Trang 14
Trang 14

Trang 14
Trang 15

2.3.2
2.3.3
2.4
3
3.1
3.2

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Do nhu cầu của xã hội đòi hỏi con người ngày càng hoàn thiện hơn. Đầu tư
nâng cao sức khỏe con người là vấn đề trong tâm của mọi học thuyết tiên tiến, là
cốt lõi của mọi mô hình phát triển các quốc gia các chế độ chính sách và xã hội,
xây dựng chiến lược phát triển con người Việt Nam là quốc sách hàng đầu, phấn
đấu đất nước có lớp người trẻ: “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất,

1


phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, là mục tiêu của Đảng, toàn dân
ta và là điều Bác Hồ mong ước”.
Giáo dục thể chất là một nhân tố quan trọng không thể thiếu trong hệ thống
giáo dục của nước ta để phát triển con người toàn diện, nhiệm vụ chiến lược của
công tác thể dục thể thao nước ta hiện nay là phải tập trung thực hiện công tác giáo
dục thể chất trong trường học các cấp có chất lượng ngày càng cao, từng bước hoàn
thiện chương trình giảng dạy nội khóa phù hợp, ngoại khóa tăng cường, việc học
các môn thể thao nói chung và môn Điền Kinh nói riêng là một trong những nhiệm
vụ chính của giáo dục toàn diện cho học sinh, việc nâng cao thành tích môn chạy

ngắn góp phần cho công tác giáo dục thể chất có hiệu quả, chất lượng. Trên cơ sở
phát triển thể chất toàn diện, tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh, rèn luyện
nâng cao khả năng chịu đựng và sức đề kháng của cơ thể với các ảnh hưởng không
có lợi của ngoại cảnh, phòng chống bệnh tật.
Do đó việc phát triển các tố chất thể lực cho thế hệ trẻ và nâng cao thành tích
môn Thể dục trong nhà trường là hết sức quan trọng và cần thiết.
Bản thân là một giáo viên giáo dục thể chất, trực tiếp đứng lớp và đảm nhận
công tác huấn luyện đội tuyển năng khiếu Thể dục thể thao trong nhà trường, tôi
mong muốn vận dụng những lý luận nghiên cứu vào trong thực tế của quá trình
huấn luyện, góp phần nâng cao thành tích môn chạy ngắn trong nhà trường và góp
phần vào việc rèn luyện sức khỏe, nâng cao thành tích cho các em, với những lý do
trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và mạnh dạn chon đề tài: “Một số biện pháp để
nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh tiểu học nga thanh”.

1.2. Mục đích nghiên cứu:
Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao thành tích chạy 60m cho đội tuyển
điền kinh của trường tiểu học Nga Thanh – Nga Sơn, qua đó ứng dụng vào trong
công tác huấn luyện và giảng dạy để tăng cường sức khỏe và nâng cao thành tích
môn chạy ngắn cho học sinh.

1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Là những học sinh trong đội tuyển điền kinh của nhà trường.

1.4. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp tham khảo, phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan.
+ Phương pháp kiểm tra sư phạm.
+ Phương pháp thực nghiệm.
2



+ Phương pháp toán thống kê.
+ Phương pháp trò, chơi thi đấu.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Phát triển thể chất là một trong những nhân tố quan trọng trong hệ thống giáo
dục con người phát triển toàn diện, với học sinh tiểu học đây là giai đoạn chuẩn bị
về mặt thể lực, trí tuệ, tinh thần để các em chuẩn bị hành trang bước vào các cấp
học tiếp theo.
Mục đích giáo dục thể chất ở lứa tuổi này, là nền tảng phát triển về cấu trúc
chức năng cơ thể để các em phát triển toàn diện, mặt khác giáo dục về nhân cách

3


đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ … cho các em, bên cạnh đó còn phát triển được các tài
năng thể dục thể thao thật sự đáp ứng cho nền thể dục thể thao xã nhà và có thể tiến
xa hơn nữa.
Ở lứa tuổi này khả năng nhận biết về cấu trúc động tác, khả năng tái hiện
các hoạt động, trong điều khiển động tác khả năng nhận biết về không gian của học
sinh chỉ đạt ở mức ban đầu.
Các em muốn tỏ khả năng của mình với các bạn khác cùng lứa tuổi, muốn
được mọi người tôn trọng mình, đã có những biểu hiện nhất định, ưa hoạt động,
nhưng cũng có nhiều nhược điểm, thiếu kinh nghiệm…
Việc giáo dục để phát triển các tố chất thể lực cho các em đòi hỏi phải có
phương pháp sư phạm nghiêm khắc vì phát triển các tố chất thể lực đúng đắn ở giai
đoạn này sẽ ảnh hưởng tốt đến sức khỏe lâu dài và khả năng vận động sau này của
các em.
Vấn đề phát triển sức nhanh ở lứa tuổi này khá thuận lợi vì các cơ đang
phát triển. Việc phát triển sức mạnh ở lứa tuổi này rất khó vì các cơ phát triển chưa

hoàn thiện, hệ thần kinh điều hòa chưa tốt, khả năng co duỗi và thả lỏng cơ còn
thấp. Do đó cần phải lựa chọn các bài tập phù hợp với lứa tuổi của các em.

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Thực trạng chung:
Qua gần nhiều năm công tác và giảng dạy bộ môn thể dục tại trường, tôi
được Ban Giám Hiệu nhà trường phân công phụ trách huấn luyện đội tuyển điền
kinh của nhà trường, trong thời gian này tôi nhận thấy thành tích của các em qua
các hội thi thể dục thể thao cấp huyện, cấp tỉnh một vài năm vừa qua chưa cao so
với các đơn vị khác, do điều kiện dụng cụ sân bãi của nhà trường không đáp ứng
cho quá trình tập luyện, nên thành tích còn nhều hạn chế, điều đó đã thôi thúc bản
thân là phải làm sao, làm bằng các nào đó để đưa thành tích các môn thể thao trong
trường và đặc biệt là thành tích của môn Điền kinh của nhà trường nằm trong tốp
dẫn đầu của toàn huyện.
Kết quả thi học sinh giỏi thê dục thể thao năm học trước chỉ đạt: 2 giải
khuyến khích cấp huyện.
2.2.2. Thuận lợi và khó khăn:
+ Thuận lợi:

4


- Được sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường
cùng với sự giúp đỡ của các giáo viên chủ nhiệm.
- Học sinh có hứng thú tập luyện thể dục. Thông qua buổi tập các em được
tập luyện, thể hiện khả năng của mình.
- Bản thân là giáo viên dạy chuyên môn thể dục, có nhiều năm dạy học tại
trường, cho nên hiểu rõ được tính cách, điều kiện cụ thể của học sinh trong trường.
Do đó có điều kiện áp dụng các biện pháp tập luyện phù hợp trong các buổi tập.
+ Khó khăn:

- Điều kiện sân tập chưa đủ kích thước, chưa đúng qui chuẩn để tập luyện có
hiệu quả.
- Nội dung chạy 60m không có trong chương trình học chính khoá môn thể
dục. Do đó khi tập luyện giáo viên phải trang bị kỹ thuật từ đầu cho học sinh nên
mất nhiều thời gian.
- Phụ huynh chưa quan tâm, chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của môn học
nên không tạo điều kiện cho các em rèn luyện thể chất, thể lực của các em phát
triển chậm so với tuổi của mình. Cho nên trong thời gian đầu tập luyện các em
nhanh bị mệt mỏi, thành tích tăng chậm.
2.2.3. Kết quả khảo sát trước khi tập luyện:
Kết quả kiểm tra chạy nâng cao đùi tại chỗ trong 15 giây ( tính số lần), kiểm
tra chạy 60m tính thời gian (giây).
Được thực hiện với 10 học sinh lớp 5 theo bảng sau:
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Số lần/15 giây
41
37
34
38

33
36
39
35
33
40

Trung bình

36,6 lần/ 15 giây

Số giây/ 60m Trung bình
9.41
9.98
9.89
9.85
9.84 giây/ 60m
9.75
9.95
9.82
9.78
9.47
9.67
5


Nhìn vào bảng trên ta thấy kết quả chạy nâng cao đùi tại chỗ và thành tích
chạy 60m của các em còn rất thấp so với lứa tuổi của mình.
2.3. Các giải pháp nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh tiểu học :
2.3.1. Nghiên cứu, lựa chọn và áp dụng một số bài tập phát triển sức

nhanh, sức mạnh nhằm nâng cao thành tích chạy 60m:
Chọn và nghiên cứu với 20 học sinh có thành tích tốt nhất của trường tiểu
học nga thanh, được chia làm hai nhóm. Một nhóm 10 học sinh tập tập luyện theo
phương pháp thông thường, nhóm 10 học sinh còn lại tập luyện theo phương pháp
của đề tài đang nghiên cứu.
Dựa vào đặc điểm sinh lý lứa tuổi và sự phát triển của cơ thể, có rất nhiều bài
tập phát triển sức nhanh, sức mạnh. Song tôi đã lựa chọn các bài tập sau và được
xem là hợp lý :
* Các bài tập bổ trợ phát triển sức nhanh:
+ Chạy bước nhỏ.
+ Chạy nâng cao đùi.
+ Chạy đạp sau.
+ Tại chỗ chạy nhanh.
* Các bài tập nắm vững kỹ thuật chạy:
+ Xuất phát cao chạy 10 – 15m.
+ Chạy tăng tốc 25 - 30m.
+ Chạy biến tốc.
+ Chạy lặp lại các đoạn 25 – 40m.
+ Kỹ thuật đánh đích.
+ Xuất phát cao chạy 60m.
Các bài tập này được thực hiện theo các nhóm sau:
Nhóm 1: Các bài tập bổ trợ phát triển sức nhanh.
TT NỘI DUNG
1

Chạy bước nhỏ

ĐỊNH
LƯỢNG
VẬN ĐỘNG

Di chuyển 10 đến
15m/1 lần
Lặp lại 2 - 3 lần,
nghỉ giữa quảng

CHỈ DẪN PHƯƠNG PHÁP
SỬA SAI KỸ THUẬT
Tăng dần tần số cho đến khi
không thể tăng được nữa. khớp
cổ chân phải dẻo, góc giữa bàn
chân và cẳng chân thay đổi liên
6


2

3

4

1 - 2 phút
Di chuyển 20 –
Chạy nâng cao
25m/1 lần, lặp lại
đùi chuyển sang
2 – 3 lần nghỉ giữa
chạy nhanh
quãng 2- 3 phút
Di chuyển 15–
20m/1 lần, lặp lại

Chạy đạp sau
2 – 3 lần. nghỉ giữa
quãng 1- 2 phút
Tại chỗ
chạy nhanh
3 - 4 lần/20 giây

tục, nhịp nhàng.
Duỗi hết khớp cổ chân, khớp gối
và hông, không hạ thấp trọng
tâm, tăng tần số bước chạy
không tăng độ dài bước.
Khi chạy duỗi hết khớp gối,
hông, cổ chân, đùi nâng song
song với mặt đất, các bước chạy
dài hơn bước chạy bình thường.
Nâng đùi về phía trước đủ để
bàn chân rời khỏi mặt đất lập tức
hạ xuống ngay.

Nhóm 2: Các bài tập nắm vững kỹ thuật chạy.
ĐỊNH
LƯỢNG CHỈ DẪN PHƯƠNG PHÁP
VẬN ĐỘNG
SỬA SAI KỸ THUẬT
Thực hiện chuẩn tư thế, các khâu
của kỹ thuật xuất phát, chú ý đến
Lặp lại 2- 3 lần, lực đạp tỳ đất của hai chân phải
Xuất phát cao
nghỉ giữa quãng

nhanh – mạnh để vận tốc ban đầu
chạy 10 – 20m
1- 2 phút
lớn nhất có thể. Cho học sinh
xem tranh ảnh, vi deo về kỹ thuật
xuất phát và giai đoạn chạy lao.
Tốc độ chạy được tăng dần, chạy
Chạy tăng tốc
2- 3 lần, hồi phục
hết cự ly là lúc đạt tốc độ tối đa,
25 - 30m
hoàn toàn
khi chạy không quá căng thẳng,
gò bó.
Từng nhóm 2- 3 HS thực hiện,
Chạy 60 – 80m/1 chạy bình thường, khi có lệnh
Chạy biến tốc.
lần, lặp lại 2 – 3 của giáo viên thì lập tức tăng tốc
lần, hồi phục hoàn tối đa khoảng 10 – 15m sau đó
toàn.
chạy nhịp nhàng và tiếp tục cho
đến hết cụ ly.
Chạy lặp lại các 2- 3 lần, nghỉ giữa Xuất phát cao, tăng tốc nhịp

TT NỘI DUNG

1

2


3

4

7


đoạn 25 – 40m
5

6

các lần là 3 - 4 phút
Chạy cách đích
Kỹ thuật đánh 30 - 40m đánh đích
đích
bằng ngực

nhàng, thở nhịp hàng, thoải mái.
Xuất phát cao, thực hiện kỹ thuật
đánh đích bằng ngực và không
giảm tốc độ khi về đích

Chạy hết cự ly, với tốc độ nhanh
Xuất phát cao 2- 3 lần, nghỉ giữa
nhất. Tổ chức cho học sinh chạy
chạy 60m
các lần là 4 - 5 phút
thi với nhau.
Nhóm 3: Các bài tập phát triển sức mạnh chân


TT NỘI DUNG

1

Lò cò tiếp sức
15 – 20m

2

Bật cóc 15m

ĐỊNH
LƯỢNG
CHỈ DẪN PHƯƠNG PHÁP.
VẬN ĐỘNG
Thực hiện với hình thức trò
chơi. Tổ chức học sinh thành
2 nhóm, nam – nữ đều nhau.
2 – 3 lần, hồi phục
Cho các em chơi thi với nhau,
hoàn toàn
có phân thắng – thua (lúc đi
thực hiện 1 chân, lúc về đổi
sang chân kia).
Thực hiện với hình thức trò
chơi. Tổ chức học sinh thành
2 nhóm, nam – nữ đều nhau.
Thực hiện 2 – 3 lần,
Cho các em chơi thi với nhau,

hồi phục hoàn toàn
có phân thắng – thua (lúc đi
thực hiện động tác bật cóc, lúc
về chuyển sang chạy).

2.3.2. Quá trình thực nghiệm: Được tiến hành theo tiến trình như sau:
Thời gian huấn luyện là: 4 tháng với 33 buổi tập luyện.
* Tiến trình huấn luyện giai đoạn 1:
TT

Tháng
Tuần

9
1

2

10
3

4

1

2

3

4

8


1

1

2

11

12

13

14

15

16

X X X X X X X X X

X

X

X

X


X

X

X X X X X X X X X

X

X

X

X

X

X

X X X X X X X X X

X

X

X

X

X


X

Tại chổ chạy nhanh

X

5 6

7

8

X

X

10

X

X X
X
X

X X
X

X


X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X
X

X

X

X


X

X

X

Kỹ thuật đánh đích

X

Xuất phát cao chạy 60m

X

X
X
X

BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
SỨC MẠNH CHÂN

Lò cò tiếp sức 15 - 20m

X

Bật cóc 15m
4

9


BÀI TẬP NẮM VỮNG KỸ
THUẬT

Xuất phát cao chạy
10 – 15m
Chạy tăng tốc 25 - 30m
Chạy biến tốc.
Chạy lặp lại các đoạn
25 – 40m

3

4

BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
SỨC NHANH VÀ BỔ TRỢ
KỸ THUẬT

Chạy bước nhỏ
Chạy nâng cao đùi chuyển
sang chạy nhanh
Chạy đạp sau
2

3

Kiểm tra

X


X

X
X

X

X

X

Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là phát triển thể lực toàn diện cho
các em học sinh, dạy cho các em những bài tập khác nhau, từ đó các em có sự
ham thích về môn chạy ngắn. Trong giai đoạn huấn luyện ban đầu có các bài
tập nhằm phát triển tổng hợp các tố chất thể lực của học sinh. Tần số động
tác là một trong những chỉ số chủ yếu của tốc độ, vì vậy trong các buổi tập
cần ưu tiên phát triển sức nhanh, nâng cao mức độ chịu đựng chung của cơ

9


thể, tạo được vốn kỹ năng vận động, tăng tri thức để hình thành những nền
tảng ban đầu kỹ thuật nội dung chạy 60m.
* Tiến trình huấn luyện giai đoạn 2:
Tháng

11

Tuần


1

TT

Buổi

1

2

X

2
3

4

12
3

5 6

7

8

4
9


10

1

2

11

12

13

14

15

16

X X X X X X X X X

X

X

X

X

X


X

X

X X X X X X X X X

X

X

X

X

X

X

X

X X X X X X X X X

X

X

X

X


X

X

X

X

X

Nội dung huấn luyện
1

BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
SỨC NHANH VÀ BỔ
TRỢ KỸ THUẬT

Chạy bước nhỏ
Chạy nâng cao đùi
chuyển sang chạy
nhanh
Chạy đạp sau
Tại chổ chạy nhanh
2

X X

X

X X X


X

BÀI TẬP NẮM VỮNG
KỸ THUẬT

Xuất phát cao chạy
10 – 15m
Chạy tăng tốc 25 - 30m
Chạy biến tốc.
Chạy lặp lại các đoạn
25 – 40m
Kỹ thuật đánh đích
Xuất phát cao chạy
60m
3

X

X

X
X

X

X
X X

X


X
X

X

X

X
X

X

X
X

X
X

X

X

X
X

X

X


X

X

X

X

X

X
X

X

BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
SỨC MẠNH CHÂN

Lò cò tiếp sức 15 20m

X

X

X

X

10


17


Bật cóc 15m
4

X

X

X

X

Kiểm tra

X

X

Nhiệm vụ của giai đoạn này là hoàn thiện về thể lực cũng như kỹ thuật
trong chạy cự ly 60m để chuẩn bị cho học sinh tham gia thi đấu.
Đặc điểm của giai đoạn này là trình độ chuyên môn, thành tích của các
học sinh chạy 60m ngày càng cao, lượng vận động trong huấn luyện tương
ứng với thi đấu càng lớn và việc tuân theo nguyên tắc thích hợp cùng nghiêm
ngặt. Vì vậy chúng ta cần đặc biệt thận trọng điều hoà mối quan hệ giữa khối
lượng và cường độ của lượng vận động kết hợp với nghỉ ngơi tích cực trong
huấn luyện.
Khối lượng chủ yếu của các bài tập trong giai đoạn này là nhằm nâng
cao tốc độ chạy cực đại và hoàn thiện chạy lao sau xuất phát được thể hiện

trong giai đoạn huấn luyện chuyên môn.
Thông qua các bài tập trên, để đạt được kết quả trong tập luyện tôi đã tiến
hành thực hiện trong 14 tuần v ới 33 buổi huấn luyện.
2.3.3. Kiểm nghiệm:
Để đánh giá hiệu quả của các bài tập tôi đã tiến hành kiểm tra hai nội dung
sau đây:
+ Kiểm tra chạy nâng cao đùi tại chỗ 15 giây, tính số lần thực hiện được.
+ Kiểm tra 60m xuất phát cao, tính thời gian (giây).
Kết quả kiểm tra như sau:
* Nhóm thực hiện theo phương pháp của đề tài nghiên cứu:
- Bảng a: Kết quả kiểm tra chạy nâng cao đùi tại chỗ trong 15 giây (tính số
lần):
TT
1
2
3
4
5
6

Số lần/15 giây
Đợt I
44
41
37
40
36
39

Số lần/15 giây

Đợt II
48
45
41
44
40
42

Số lần/15 giây
Đợt III
50
47
43
46
41
44

Trung bình đợt
Đợt I: 39.5 lần/15”
Đợt II: 43.5 lần/15”
Đợt III: 45.4 lần/15”

11


7
8
9
10


42
38
35
43

46
43
39
47

47
45
42
48

Nhìn vào bảng a: Ta nhận thấy thành tích tại chổ chạy nâng cao đùi trong 15
giây giữa các đợt đã có sự khác nhau ở trung bình các đợt (đợt sau cao hơn đợt
trước). Điều đó chứng tỏ việc áp dụng các bài tập trên đã nâng cao được tần số của
các bước chạy của các em.
- Bảng b: Kiểm tra chạy 60m tính thời gian (giây):
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10

Thành
(giây)
Đợt I
9.35
9.89
9.75
9.70
9.60
9.85
9.72
9.65
9.44
9.55

tích Thành
(giây)
Đợt II
8.86
9.54
9.38
9.29
9.18
9.43
9.32
9.23
8.97
9.10


tích Thành
(giây)
Đợt III
8.52
8.95
8.82
8.72
8.64
8.89
8.78
8.66
8.54
8.58

tích
Trung bình đợt

TB đợt I: 9.65 giây
TB đợt II: 9.23 giây
TB đợt III: 8.71 giây

Qua bảng b: Ta nhận thấy thành tích trung bình của học sinh có sự khác biệt
rõ rệt qua các đợt kiểm tra, qua đó ta cũng nhận thấy việc áp dụng các bài tập trên
vào trong quá trình huấn luyện để nâng cao thành tích cho học sinh của trường tiểu
học Nga thanh đã đạt hiệu quả tốt. Thành tích chạy 60m của các em đã được tăng
lên rất nhiều.
* Nhóm thực hiện theo phương pháp thông thường:
- Kết quả kiểm tra chạy nâng cao đùi tại chỗ trong 15 giây (tính số lần):
+ Trung bình đợt I: 37,9 lần/15”.
+ Trung bình đợt I: 39,8 lần/15”.

+ Trung bình đợt I: 42,2 lần/15”.
- Kiểm tra chạy 60m tính thời gian (giây):
12


+ Trung bình đợt I: 9,75 (giây).
+ Trung bình đợt I: 9,54 (giây).
+ Trung bình đợt I: 9,32 (giây).
Nhìn vào kết quả trên ta thấy, tần số chạy nâng cao đùi tại chỗ cũng như
thành tích chạy 60m của nhóm học sinh tập luyện theo phương pháp thông thường
tăng chậm hơn rất nhiều so với nhóm học sinh được tập luyện theo phương pháp
của đề tài nghiên cứu.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua việc áp dụng các bài tập trên vào tập luyện môn chạy 60m trong trường
tiểu học nga thanh giúp học sinh bước đầu hình thành và xây dựng được kỹ thuật
cơ bản môn chạy ngắn, phát triển sức nhanh, nâng cao thành tích chạy 60m cho học
sinh. Từ đó phát hiện ra những học sinh có khả năng để hướng các em thành các
vận động viên trong tương lai.
Nhờ vậy thành tích của nhà trường qua các kỳ thi học sinh giỏi thể dục thể
thao được nâng lên, với nhiều học sinh đạt giải cao.
Đối với địa phương trong tương lai có những thanh niên có kỹ thuật và thể
chất tốt để tham gia vào các hội thi Hội khỏe phù đổng cấp huyệ, cấp tỉnh đạt kết
quả cao. Qua đó thúc đẩy phong trào tập luyện thể dục thể thao được phát triển.
Thông qua việc huấn luyện đội tuyển chạy 60m của nhà trường giúp bản thân
nắm vững hơn về kỹ thuật và phương pháp huấn luyện môn chạy ngắn trong trường
tiểu học.
Kết quả thi học sinh giỏi thể dục thể thao của trường tiểu học Nga Thanh
năm học 2015- 2016:
- Cấp tỉnh đạt: 1 giải ba
- Cấp huyện đạt: 2 giải nhất, 1 giải ba, 1giải khuyến khích


13


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
Từ kết quả nghiên cứu ở trên cho tôi được phép đi đến một số kết luận - đề
xuất sau như sau:
3.1 Kết luận:
- Việc tìm hiểu đặc điểm sinh lý lứa tuổi của học sinh để lựa chọn, áp dụng
các bài tập phát triển sức nhanh trong quá trình huấn luyện là rất quan trọng. Vì từ
đó giáo viên có thể đưa ra các bài tập phù hợp với lứa tuổi của các em, giúp các em
nhanh chóng hình thành kỹ thuật, phát triển thể lực và nâng cao thành tích.
- Các bài tập mà tôi đưa ra ở trên để áp dụng vào quá trình huấn luyện nâng
cao thành tích nội chạy 60m là phù hợp. Học sinh nắm bắt tốt từng bài tập một

cách nhanh chóng, tăng hưng phấn, hứng thú trong tập luyện, thành tích của
các em trong quá trình thi đấu ngày càng cao. Có thể áp dụng các bài tập trên
để phát triển sức nhanh và nâng cao thành tích chạy 60m cho học sinh lứa
tuổi lớp 4, lớp 5.
- Các bài tập nói trên qua thực nghiệm đã cho thấy kết quả tốt, phát triển về
thể chất và nâng cao thành tích chạy 60m của học sinh trường tiểu học Nga thanh.
3.2 Kiến nghị:
- Có thể áp dụng 2 chỉ tiêu mà tôi đã áp dụng ở trên để đánh giá sức nhanh
trong chạy 60m cho học sinh tiểu học.

14


- Ban giám hiệu cần phối hợp với ban chấp hành hội phụ huynh để giúp các
bậc phụ huynh trong trường hiểu rõ tầm quan trọng của việc phát triển thể chất,

nâng cao sức khoẻ cho con em mình.
- Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện tu sửa, nâng cấp sân thể dục đúng qui chuẩn
tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nghiên cứu và huấn luyện.
Trên đây là những kinh nghiệm trong công tác huấn luyện nội dung chạy
60m trong nhà trường tiểu học rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô
giáo và bạn bè để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Nga Sơn, ngày 5 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO, PHỤ LỤC
1. Giáo trình Điền kinh - NXB Thể dục Thể thao – 2001
2. lý luận và phương pháp giáo dục thể chất – NXB Thể dục Thể thao –
2000.
3. Giáo trình lí luận và phương pháp giảng dạy Thể dục Thể thao – NXB
Giáo dục - 1997

15



×