Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Nghiên cứu đặc điểm dinh học và kỹ thuật gẫy trồng cây bương lông điện biên (dendrocalamus giganteus munro) tại một số tỉnh miền núi phía bắc (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.86 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG THỊ THU HÀ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
VÀ KỸ THUẬT GÂY TRỒNG BƯƠNG LÔNG
ĐIỆN BIÊN (Dendrocalamus giganteus Munro) TẠI MỘT
SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Ngành: Lâm sinh
Mã số: 62 62 02 05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2017


Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Hoàng Nghĩa
2. TS. Nguyễn Anh Dũng

Phản biện 1:...................................................................................
Phản biện 2:...................................................................................
Phản biện 3:...................................................................................

Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp đại học
họp tại: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Ngày tháng năm 2016


Có thể tìm hiểu luận án:
- Thư viện Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên
- Thư viện quốc gia


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Loài Bương lông điện điên (Dendrocalamus giganteus Munro)
là một trong những loài tre có kích thước lớn và vách thân dày, cứng
và bền ở Việt Nam, ít cành nhánh, khả năng cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến sản phẩm rất cao. Hiện nay, loài này được người
dân tại tỉnh Điện Biên kinh doanh theo hướng quảng canh, nên năng
suất không cao. Đặc biệt việc phát triển mở rộng diện tích trồng loài
này rất khó khăn, do người dân chưa nắm được kỹ thuật nhân giống
bằng phương pháp chiết cành hoặc giâm hom cành, nên số lượng
giống cung cấp chưa đáp ứng được nhu cầu nhân rộng mô hình. Do đó,
để bảo tồn và phát triển loài này cần thiết phải có những nghiên cứu
sâu về đặc điểm hình thái, sinh thái học và gây trồng làm cơ sở đề xuất
các giải pháp khai thác, phát triển loài cây trên địa bàn. Với ý nghĩa đó,
việc thực hiện luận án “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật
gây trồng Bương lông điện biên (Dendrocalamus giganteus
Munro) tại một số tỉnh miền núi phía Bắc” là hết sức cần thiết, có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu tổng quát: Bổ sung một số đặc điểm sinh học, sinh thái
và kỹ thuật gây trồng làm cơ sở khoa học cho công tác phát triển loài
Bương lông điện biên làm nguyên liệu công nghiệp chế biến và thực

phẩm tại ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc.
2.2. Mục tiêu cụ thể: Xác định được một số đặc điểm sinh học, sinh
thái của loài Bương lông điện biên tại khu vực nghiên cứu.
- Xác định kỹ thuật nhân giống vô tính bằng phương pháp
chiết gốc cành, giâm hom thân và kỹ thuật trồng loài Bương lông
điện biên làm cơ sở đề xuất một số giải pháp phát triển loài cây này
tại địa phương.


2

3. Những đóng góp mới của luận án
- Là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về đặc
điểm sinh học, sinh thái cây Bương lông điện biên ở Việt Nam.
- Công trình đã bước đầu nghiên cứu ứng dụng thành công
nhân giống và gây trồng cây Bương lông điện biên bằng phương
pháp chiết cành, từ đó bổ sung một số biện pháp kỹ thuật phát triển
loài cây tiềm năng này trong sản xuất lâm nghiệp.
Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu về tre trúc trên thế giới
1.1.1. Đặc điểm phân bố và sinh thái tre trúc
Nghiên cứu về phân bố: Munro (1868),Tewari (1992), Rao and
Rao (1995; 1999), Dranfield and Widjaja (1995), FAO (2007).
Nghiên cứu về sinh thái tre trúc: Dransfield and Widjaja
(1995), Trần Ngọc Hải (2012)...
1.1.2. Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống tre trúc:
Nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp chiết cành: Banik
(1985), Dansfield and Widjaja (1995), Benton et al. (2011) ...

Nghiên cứu nhân giống sử dụng hom cành: Rao và Ramanatha
Rao (2000) , Fu Maoyi et al. (2000) , .....
Nghiên cứu nhân giống sử dụng hom thân và thân ngầm:
Victor Cusack (1997), Rao and Ramanatha Rao (2000), Fu Maoyi et
al. (2000), Zhou Fang Chun (2000), Nautiyal et al. (2008).
Nghiên cứu nhân giống bằng nuôi cấy mô: Rao et al. (1990),
Rungnagar Pattanavibool (1998), Swarup R. and Gambhir (2008).
Nghiên cứu tái sinh bằng hạt: Ramyarangsi (1990), Banik
(1994), Trung tâm nghiên cứu tre trúc Trung Quốc (2008)......
1.1.3. Nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng tre trúc


3

Nghiên cứu về điều kiện đất đai, mật độ và phân bón trồng tre
trúc: Xiao Jianghua (1996), Rungnapar Pattanavibool (1998), Dai
Qihui (1998), Jha and Lalnunmawia (2004), Alipon et al. (2009).
1.1.4. Nghiên cứu về chi Luồng (Dendrocalamus) và cây Bương
lông điện biên trên thế giới
Nghiên cứu về chi Luồng (Dendrocalamus): Ohrnberger
(1999), Yi et al (2008), Guo et al (2010), Li & Stapleton (2006)....
Nghiên cứu về cây Bương lông điện biên: Munro (1868),
Widjaja (1995), Guadua (2010), Contu, (2013)...
1.2. Những nghiên cứu về tre trúc ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm phân bố và sinh thái của tre trúc
Về phân bố tre trúc: Nguyễn Tử Ưởng (2001); Lê Viết Lâm và
cs. (2005), Nguyễn Ngọc Bình và cs. (2007)....
Nghiên cứu về sinh thái tre trúc : Lê Viết Lâm và cs. (2005),
Trần Văn Mão và cs. (2006), Nguyễn Huy Sơn và cs. (2013) ....
1.2.2. Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống

Nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp chiết cành: Lê
Quang Liên (2001, 2004), Lê Văn Thành (2013)....
Nghiên cứu nhân giống sử dụng hom cành và thân ngầm: Lê
Xuân Trường (2011), Nguyễn Huy Sơn và cs. (2013), Nguyễn Hoàng
Nghĩa, (2005) ....
Nghiên cứu nhân giống bằng nuôi cấy mô: Vũ Ngọc Phượng
và cs. (2002), Lê Văn Hòa và cs. (2012) .
Nghiên cứu nhân giống bằng hạt: Nguyễn Hoàng Nghĩa
(2005), Phạm Văn Điển và cs. (2009).
1.2.3. Nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng: Triệu Văn Hùng và cs
(2002), Phạm Văn Điển et al. (2009) Trần Ngọc Hải (2012), Nguyễn
Huy Sơn và cs. .(2013) .....
Nghiên cứu về điều kiện đất đai và mật độ trồng: Anh Tùng
(1999), Phạm Văn Điển và cs. .(2009), Nguyễn Huy Sơn và cs.
(2013), Ngô Quang Đê, (1994), Đỗ Văn Bản (2005),


4

Nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến tre trúc :Lê
Quang Liên và cs. (2000), Đỗ Văn Bản và cs. (2005) ...
1.2.4. Nghiên cứu về chi Luồng và cây Bương lông điện biên ở
Việt Nam
Về chi Luồng: Nguyễn Ngọc Bình (2001), Đỗ Văn Bản (2005),
Nguyễn Hoàng Nghĩa và Trần Văn Tiến (2007), Nguyễn Huy Sơn và
cs. (2013) ..
Nghiên cứu về cây Bương lông điện biên ở Việt Nam: Lê Viết
Lâm và cs. ( 2005), Sun. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Nguyễn Văn
Thọ (2012)..
1.3. Thảo luận chung

Các nghiên cứu về tre trúc đã từng bước khẳng định tính đa
dạng về thành phần loài, phân bố của tre trúc ở các Châu lục. Các tác
giả đã đề cập tới 6 phương pháp nhân giống, thông tin về kỹ thuật
nhân giống, gây trồng, chăm sóc đối với những loài tre có giá trị.
Những kết quả nghiên cứu trên sẽ là định hướng cho nghiên cứu đặc
điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng loài cây Bương lông điện biên phân
bố ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. Đây là loài cây đa tác dụng gắn
với đời sống của người dân vùng cao, vì vậy rất cần có nghiên cứu
sâu về loài nhằm mục tiêu nâng cao giá trị bảo vệ môi trường, tăng
thu nhập cho người nông dân miền núi, góp phần tích cực trong công
cuộc bảo vệ và phát triển rừng.
Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cây
Bương lông điện biên (Dendrocalamus giganteus Munro).
2.1.2. Giới hạn nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số
đặc điểm sinh học, đặc tính sinh thái, giá trị sử dụng, kỹ thuật nhân
giống và gây trồng cây Bương lông điện biên tại khu vực nghiên cứu.


5

2.1.3. Địa điểm nghiên cứu: Về đặc điểm sinh học, sinh thái của
cây Bương lông điện biên được thực hiện tại 03 xã Nà Tấu, Mường
Phăng, Nà Nhạn của huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên và xã Chân
Mộng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
- Về kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây Bương lông điện
biên được thực hiện tại Trung tâm khoa học lâm nghiệp vùng trung

tâm Bắc Bộ thuộc xã Chân Mộng huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học cây Bương lông điện biên
- Nghiên cứu đặc điểm sinh thái cây Bương lông điện biên
- Thực trạng, kỹ thuật gây trồng, khai thác và sử dụng cây
Bương lông điện biên ở Điện Biên.
- Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp chiết gốc
cành và giâm hom thân cây Bương lông điện biên.
- Nghiên cứu kỹ thuật trồng và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật
trồng Bương lông điện biên.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp tiếp cận: Theo quan điểm nghiên cứu hệ thống
đi từ nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, nhân giống, gây trồng,
nghiên cứu kết hợp giữa điều tra khảo sát với thí nghiệm đồng ruộng
và phân tích trong phòng.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.3.2.1. Phương pháp kế thừa: Kế thừa có chọn lọc các tài liệu, công
trình nghiên cứu có liên quan về tre trúc
2.3.2.2. Phương pháp điều tra thực địa: Kết hợp ý kiến khảo sát
phỏng vấn người dân với sự cộng tác của cán bộ địa phương, đề tài
thiết lập 12 tuyến điều tra và lập 40 OTC (diện tích 500 m 2 ) tại 3 xã
Nà Tấu, Nà Nhạn, Mường Phăng huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên và
02 OTC ở xã Chân Mộng huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ. Trong các
OTC điều tra theo bụi đo đếm các đặc điểm hình thái như: thân khí
sinh, độ dày vách thân khí sinh, cành chính, lá, mo nang, hoa, măng,


6

mắt ngủ thân ngầm ... theo mẫu thống nhất chung của McClure

(1936) đối với tre trúc.
- Điều tra đặc điểm sinh thái của cây: Trong các OTC có cây
Bương lông được trồng tiến hành xác định các chỉ tiêu về địa hình,
đất, thành phần cây gỗ, cây bụi, độ tàn che và sinh trưởng đường
kính, chiều cao cây, tuổi cây...
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn để thu thập, phân tích thông
tin liên quan đến kiến thức, kinh nghiệm gây trồng, khai thác và sử
dụng của người dân về cây Bương lông điện biên tại khu vực.
- Phương pháp nhân giống bằng phương pháp chiết cành và
giâm hom thân cây Bương lông điện biên với 5 thí nghiệm như:
+ Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi cành chiết đến
kết quả nhân giống bằng thí nghiệm gồm 10 công thức, được bố trí
ngẫu nhiên trên 3 khối cho 2 loại gốc cành chét ( gốc cành chét 6 – 7
tháng tuổi và gốc cành chét 18 -10 tháng tuổi), sử dụng chất kích
thích sinh trưởng IBA dạng bột ở 4 nồng độ (0,5%, 1%, 1,5%, 2% và
đối chứng).
+ Thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3: Thí nghiệm gồm 9 công thức
cho gốc cành chét 6 -7 tháng tuổi, sử dụng 2 loại thuốc IBA và NAA
ở dạng bột ở các nồng độ (0,5%, 1%, 1,5%, 2% và đối chứng), bố trí
ngẫu nhiên trên 3 khối, tiến hành vào vụ Xuân và Thu.
+ Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ đến kết
quả nhân giống bằng phương pháp giâm hom: Thí nghiệm gồm 20
công thức, 3 lần lặp lại, bố trí theo kiểu ô chia nhỏ ( Split – plot),
trong ô lớn là 2 loại hom ( hom 1 đốt; hom 2 đốt), ô nhỏ sử dụng 2
loại chất kích thích sinh trưởng IBA và NAA ở 4 nồng độ như trên.
+ Thí nghiệm 5: Sản xuất thử cây giống bằng phương pháp
chiết cành với cành 6 -7 tháng tuổi, sử dụng chất kích thích IBA nồng
độ 1,5%.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng cây
Bương lông điện biên bằng giống gốc và giống cành với 3 công thức



7

mật độ và phương thức trồng khác nhau: trồng thuần loài với mật độ
400 cây/ha (5 m x 5 m) (MĐ1); trồng thuần loài với mật độ 200
cây/ha (7 m x 7 m) (MĐ2); trồng hỗn giao với cây Vối thuốc và Keo
tai tượng 200 cây/ha (5 m x 10 m) tỷ lệ 1 : 1 : 1 (MĐ3), (mỗi thí
nghiệm lặp lại 3 lần.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bón phân đến sinh trưởng
cây Bương lông điện biên, đề tài đã sử dụng phân vô cơ NPK ( 5 – 10
– 15) với 3 mức 0,3 kg; 0,5 kg; 0,7 kg phân vô cơ + 3 kg phân hữu cơ
vi sinh bón cho 1 bụi Bương lông điện trồng bằng giống gốc và giống
cành, thí nghiệm bố trí ngẫu nhiên trên 3 khối, mỗi khối 4 CT x 32
cây/CT, (mỗi thí nghiệm lặp lại 3 lần).
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học và phần mềm SPSS
20.0 trong lâm nghiệp để xử lý số liệu.
- Phân tích mẫu đất:Trong Phòng thí nghiệm gồm các chỉ tiêu:
Thành phần cơ giới, pHKCl, Hữu cơ tổng số, Đạm tổng số,...
- Căn cứ thang phân chia của Raunkiaer (1934) đã áp dụng vào
điều kiện cụ thể của Việt Nam xác định thành phần thân gỗ ở khu
vực nghiên cứu.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm sinh học cây Bương lông điện biên
Cây Bương lông điện biên có tên khoa học là Dendrocalamus
giganteus Munro, thuộc lớp một lá mầm (Monotyledoneae), bộ Cỏ
(Poales), họ Cỏ (Poaceae), phân họ tre trúc (Bambusoideae).
Tên Việt Nam: Bương lông điện biên, Bương lớn; Mạy púa mơi.


3.1.1. Đặc điểm hình thái
3.1.1.1. Hình thái rễ: Rễ được mọc ra từ gốc thân khí sinh và những
đốt trên thân ngầm. Tại gốc của thân khí sinh rễ mọc ra rất nhiều


8

dưới dạng chùm, phân bố thành mạng lưới dày đặc quanh gốc khí
sinh và sát mặt đất.
3.1.1.2. Đặc điểm thân ngầm: Bương lông điện biên là loài có thân
ngầm dạng củ, mọc cụm. Thân ngầm được chia nhiều đốt, các đốt
dài từ 2 - 8 cm, đường kính thân ngầm bình quân 18 - 30 cm, ở xung
quanh mỗi đốt có mang vòng rễ bao bọc. Mỗi gốc thân ngầm có 2
hàng mắt ngủ, mỗi hàng có 2 - 3 mắt ngủ.
3.1.1.3. Hình thái thân khí sinh: Thân khí sinh của Bương lông
điện biên chia làm nhiều đốt; lóng thân rỗng, hình trụ, thẳng, đoạn
gốc thân có hình bầu dục không tròn và mọc thành bụi. Đường kính
trung bình cây ở các lóng 5, 10, 15 ở khu vực Mường Phăng là cao
nhất (14,8 - 17,7 cm) và thấp nhất là ở khu vực Chân Mộng (10,4 12,10 cm).
3.1.1.4. Độ dày vách thân khí sinh: Ở vị trí chiều cao thân cây 1,3 m
độ dày vách thân khí sinh dày nhất ở khu vực Mường Phăng đạt 3,3
cm và mỏng nhất ở Chân Mộng và Nà Tấu đạt 3,0 cm. Vị trí 5 m độ
dày vách thân khí sinh dày nhất ở khu vực Mường Phăng đạt 2,7 cm
và mỏng nhất ở khu vực Chân Mộng 2,1 cm. Vị trí 10 m độ dày vách
thân khí dày nhất ở 4 khu vực gần như nhau đạt từ 1,7 - 1,8 cm.
3.1.1.5. Cành: Cây có hiện tượng phân cành trên cao. Đốt mang cành
thường có 1 cành chính đường kính 1 - 2,3 cm và có từ 5 - 7 cành
nhỏ có kích. Số cành chính nằm trong cấp kính từ > 1cm - 1,5 cm
chiếm tỷ lệ cao nhất, ở khu vực Chân Mộng có nhiều cành chét nhất

36 cành, thấp nhất ở khu vực Nà Tấu 31 cành.
3.1.1.6. Hình thái lá: Lá thường xếp thành mặt phẳng, lá ít rụng và
thường xanh quanh năm. Chiều dài lá trung bình có sự chênh lệch ở 4
khu vực, lớn nhất ở khu vực Nà Tấu (29 cm) và thấp nhất ở khu vực
Chân Mộng (25,8 cm), hệ số biến động về kích thước lá ở Chân
Mộng cao nhất.
3.1.1.7. Hình thái mo: Mo cây cứng có kích thước lớn, hình dáng
cân. Phiến mo thẳng nổi khá rõ những đường gân song song, cứng dày.
Chiều rộng mo trung bình lớn nhất ở khu vực Mường Phăng (68,9


9

cm) và thấp nhất ở Chân Mộng (58,7 cm). Chiều cao mo trung bình
lớn nhất lại ở khu vực Mường Phăng (43,2 cm) và thấp nhất ở khu
vực Nà Nhạn (40,9 cm).
3.1.1.8. Đặc điểm hoa của cây Bương lông điện biên: Cây ra hoa vào
tháng 2 -5, cành mang hoa không lá, không lông, cụm hoa hình chùy,
cỡ lớn, màu nâu. Mỗi đốt cành hoa đính một hoặc nhiều bông nhỏ (5
- 6 bông nhỏ), hoa hơi dẹt, dài 1,5 - 2,0 cm, rộng 0,6 - 0,7 cm. Hoa
nhỏ không có lông, mầu nâu nhạt.
3.1.1.9. Đặc điểm quá trình sinh măng và hình thành thân khí sinh
loài Bương lông điện biên: Vào khoảng tháng 3 đến tháng 5, măng
bắt đầu phát triển mạnh.Vào khoảng tháng 6 khi thời tiết chuyển sang
mùa mưa, nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm không khí cao măng bắt
mọc rộ lên khỏi mặt đất.
3.1.1.10. Sinh trưởng của măng theo thời gian: Thời gian trung bình
định hình của măng vụ chính dài nhất tới 72 ngày, măng muộn tới 61
ngày, còn măng sớm chỉ 53 ngày. Thời gian này phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố, trong đó liên quan trực tiếp tới lượng mưa, độ ẩm của

đất, độ ẩm không khí, nhiệt độ.
3.1.2. Đặc điểm tái sinh thân ngầm cây Bương lông điện biên
3.1.2.1. Đặc điểm mắt ngủ của thân ngầm
Bảng 3.1. Đặc điểm mắt ngủ thân ngầm Bương lông tuổi 3
Khu vực
Chân Mộng

Số thân Tổng số
ngầm (N) mắt ngủ
5
31

DMN
(cm)
1,9

S%

Ghi chú

23,51 4 mắt bị thui
Không bị
Nà Tấu
5
30
2,08
23,58
thui
Nà Nhạn
5

32
2,03
15,54 1 mắt bị thui
Mường Phăng
5
31
2,12
19,33 4 mắt bị thui
Chi – Square (χ2)
8,149
Từ kết quả số liệu ở bảng 3.1 cho thấy: Bình quân có từ 6 -7
mắt ngủ/ thân ngầm. Ở khu vực Nà Nhạn điều tra được số mắt ngủ


10

còn sống là nhiều nhất 32 mắt, đường kính bình quân mắt ngủ thân
ngầm ở Mường Phăng lớn nhất ( DMN = 2,12 cm) với hệ số biến
động gần thấp nhất là (S % = 19,33%). Ở khu vực Chân Mộng có
DMN =1,9cm là thấp nhất và S% = 23,51% . Kết quả phân tích thống
kê theo tiêu chuẩn Kruskal - Wallis bằng phần mềm SPSS cho thấy
xác suất χ2 về đường kính mắt ngủ thân ngầm lớn hơn 0,05 với
Asymp.Sig. = 0,043 > 0,05, nghĩa là đặc điểm đường kính mắt ngủ
thân ngầm cây Bương lông điện biên ở 4 khu vực điều tra không có
sự khác biệt.
3.1.2.2. Đặc điểm mắt ngủ của cây Bương lông điện biên
Bảng 3.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm mắt ngủ của cây mẹ
Số
Tổng số
Số mắt

Đường kính
Cấp kính cây mẹ
gốc
mắt ngủ
ngủ
TB mắt ngủ
(cm)
(N)
(mắt)
TB/cây
(cm)
8 – 12
5
28
5,60
1,75
>12 – 16
5
32
6,40
1,78
>16
5
37
7,40
2,15
2
Chi – Square (χ )
56,543
Qua bảng số liệu 3.2 nhận thấy: điều tra với cùng số lượng gốc

cây nhưng với các cấp kính khác nhau thì tổng số mắt ngủ cũng khác
nhau. Kết quả so sánh đường kính mắt ngủ theo tiêu chuẩn Kruskal Wallis cho thấy xác suất χ2 về đường kính mắt ngủ nhỏ hơn 0,05
(Asymp. Sig = 0,000 < 0,05), nghĩa là đường kính mắt ngủ của cây ở
các cấp kính cây mẹ có chệnh lệch nhau. Như vậy, bước đầu có thể
kết luận cấp đường kính gốc cây càng lớn thì đường kính mắt ngủ
thân ngầm càng to.
3.1.2.3. Đặc điểm tái sinh thân ngầm: Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy:
đường kính măng ở cấp tuổi 3 cây Bương lông điện biên có đường kính
măng nhỏ nhất ( DM = 10,3 cm), đường kính măng của tuổi 1 là cao
nhất ( DM = 16,1 cm).


11

Bảng 3.3. Khả năng ra măng của cây mẹ ở các độ tuổi khác nhau
Số cây mẹ Tổng số
DM (cm)
Tuổi cây mẹ
S%
(N)
măng
1
30
28
16,1
13,6
2
30
18
13,3

17,5
3
30
12
10,3
7,74
Chi – Square (χ2)
31,224
Phân tích so sánh đường kính măng bằng tiêu chuẩn Kruska
Walliss cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về đường kính măng ở 3 cấp
tuổi điều tra tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, vì Asymp. Sig = 0,000 < 0,05. Như
vậy về số lượng măng và đường kính măng có xu hướng giảm dần từ
tuổi 1 đến tuổi 3. Sở dĩ có hiện tượng trên có lẽ là do cây mẹ đến tuổi
thành thục khả năng sinh măng giảm, khả năng tổng hợp chất hữu cơ
nuôi măng là thấp.
3.2. Đặc điểm sinh thái cây Bương lông điện biên
3.2.1. Đặc điểm khí hậu nơi trồng ở 2 huyện Điện Biên tỉnh Điện
Biên và huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ
Bảng 3.4. Sinh trưởng của Bương lông điện biên theo huyện
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Chỉ tiêu


Độ cao TB (m)
Nhiệt độ TB (0C)
Nhiệt độ tối thấp (0C)
Nhiệt độ tối cao (0C)
Lượng mưa TB (mm/năm)
Độ ẩm TB (%)
Số giờ nắng/ năm (giờ)
D1.3 (cm)
9 SD1.3 (%)
10 H (m)
VN
11 SHvn (%)

Huyện
Điện Biên
Đoan Hùng
> 700 (808 -980)
< 700 (150)
22,2 - 24,3
23,3 - 23,7
15
14,3
26,7
29,6
1355 - 1761
1321,3 - 1888,9
83
84 – 86
1769 -2019

1106 – 1373
14,6
12,1
22,45
22,9

23,30
16,4

14,54

22,40

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.4 cho thấy: Tỉnh Điện Biên và
Phú Thọ có sự chênh lệch về các yếu tố khí hậu như lượng mưa và độ


12

ẩm không nhiều, nhưng về đường kính và chiều cao cây Bương lông
điện biên có sự khác nhau. Ở vùng Điện Biên đường kính và chiều cao
trung bình cây ( D1.3 = 14,6 cm; H VN = 22,9 m) cao hơn ở vùng Phú
Thọ ( D1.3 = 12,1 cm ; H VN = 16,4 m) là do địa hình, lượng mưa
trung bình năm và số giờ nắng /năm ở khu vực Điện Biên cao hơn ở
Phú Thọ nên sinh trưởng đường kính và chiều cao cây Bương lông ở
2 vùng có sự khác nhau.
3.2.2. Đặc điểm địa hình nơi gây trồng cây Bương lông điện biên
Khu vực người dân trồng cây có độ cao từ 150m lên tới 980m
so với mực nước biển; độ dốc từ 7 - 35 0. Cây trồng ở vị trí chân, sườn
đồi sinh trưởng về đường kính và chiều cao trung bình cao hơn so với vị

trí đỉnh đồi, hướng dốc chủ yếu Đông Nam, Tây bắc, Tây Nam.
3.2.3. Điều kiện đất nơi gây trồng
3.2.3.1. Đánh giá các chỉ tiêu về đất: Đất chủ yếu là đất Feralit màu
vàng, có thành phần cơ giới và độ dày tầng đất (>80 cm) ở mức trung
bình, lượng mưa trung bình năm đạt từ 1321 – 1888 mm,được xếp
vào mức thuận lợi theo hệ thống đánh giá đất lâm nghiệp. Độ dốc
trung bình chủ yếu nằm ở 2 cấp độ (15- 25 độ) mức thuận lợi và độ
dốc mạnh (>25 - 35 độ) mức ít thuận lợi cho trồng rừng.
3.2.3.2.Đặc trưng của nhân tố đất dưới tán cây Bương lông điện biên
Đất dưới tán cây Bương lông ở Điện Biên và Phú Thọ độ pH
thường chua, thành phần cơ giới đa số ở mức thịt trung bình. Tầng
đất mặt ở huyện Điện Biên có hàm lượng mùn và đạm đạt từ mức
khá đến giàu, hàm lượng P2O5 dễ tiêu và kali đạt từ trung bình đến
giàu. Còn ở huyện Đoan Hùng tầng đất mặt có hàm lượng mùn mức
trung bình, hàm lượng đạm đạt mức khá; hàm lượng P 2O5 dễ tiêu đạt
từ nghèo đến khá, hàm lượng kali trong đất ở mức nghèo. Ở tầng thứ
2 và tầng thứ 3 các chỉ số phân tích hóa học đất ở 2 khu vực đạt từ
mức nghèo đến trung bình.


13

3.2.4. Thành phần thực vật thân gỗ nơi trồng cây Bương lông
Thành phần cây gỗ nơi trồng Bương lông có tới 53 loài .Về
kết cấu tầng thứ một số loài gỗ lớn như Vối thuốc, Phay sừng, Keo
tai tượng... xuất hiện ở tầng tán trên rừng Bương. Cây gỗ nhỡ như
Chẹo tía, Lọng bàng, ... cùng tầng tán rừng với rừng Bương lông. Ở
dưới tầng tán cây là gỗ nhỏ Ba soi, Côm tầng, Dền, Hoắc quang...
3.2.5. Thành phần cây bụi, thảm tươi : Tầng cây bụi chủ yếu xuất
hiện những loài như Nứa, Đơn nem, Vầu, Hu đay, Mã tiền, Chuối

rừng, Dương, Ba gạc, Bui bui...Tầng thảm tươi chủ yếu là các loài Cỏ
lào, Cỏ tranh... một số loài dây leo: Phong kỷ, Phướn, Dây mâm xôi...
và độ che phủ biến động từ 20 đến 40%.
3.3.Thực trạng gây trồng và kỹ thuật khai thác, sử dụng cây
Bương lông điện biên.
3.3.1. Thực trạng gây trồng: Mường Phăng là xã gây trồng Bương
lông với diện tích lớn nhất, sau đó đến xã Nà Tấu và Nà Nhạn. Đồng
bào dân tộc Thái trồng cây Bương lông rải rác từ độ cao 808 m đến
980 m so với mực nước biển, hộ trồng ít nhất là 0,1ha và nhiều nhất
là 0,3 ha.
3.3.2. Tình hình khai thác và sử dụng: Người dân cho biết họ khai
thác thân Bương lông Điện Biên to, dài ngâm để làm nhà, sử dụng
làm sàn nhà ... Tỷ lệ người dân đã từng khai thác măng từ rừng để bán
là 25/60 người được hỏi (41,7%). Nơi tiêu thụ chủ yếu là tại chợ xã
81,1% và một số bán cho thương lái gom (18,9%).
3.3.3. Tìm hiểu kỹ thuật gây trồng cây Bương lông điện biên
Người dân ở huyện Điện Biên chủ yếu tạo giống trồng bằng
gốc có tuổi từ 9 - 12 tháng tuổi. Thời vụ trồng vào mùa xuân từ
tháng 1 - 3, cũng có thể trồng vào tháng 4 những ngày dâm, mát.
Mật độ trồng dao động từ 125 - 330 bụi/ha. Xử lý thực bì chủ yếu


14

toàn diện hoặc xử lý thực bì cục bộ theo hố. Kích thước hố chủ
yếu 50 x 50 x 50 cm hoặc 60 x 60 x 60 cm. Số lần chăm sóc 1- 2
lần/năm.
3.3.4. Sinh trưởng của Bương lông điện biên ngoài thực địa
Kích thước cây Bương lông điện biên ở xã Nà Tấu có đường
kính và chiều cao bình quân thấp nhất ( D1.3 = 13,9 cm; H VN = 22,7

m) , ở xã Mường Phăng sinh trưởng đường kính và chiều cao trung
bình là lớn nhất ( D1.3 = 15,4 cm; H VN = 23,1 m). Hệ số biến độ về
đường kính lớn hơn so với chiều cao. Kết quả phân tích phương sai
cho thấy xác suất F về đường kính nhỏ hơn 0,05 ( Sig.F = 0,000 <
0,05), nghĩa là đường kính cây Bương lông điện biên ở 3 xã Nà Tấu,
Nà Nhạn và Mường Phăng có sự khác biệt rõ rệt. Còn chiều cao
không có sự sai khác vì Sig.F = 0,06 > 0,05.
Bảng 3.5: Kết quả phân tích và các dạng phương trình
tương quan giữa chiều cao và đường kính của cây Bương lông
điện biên
Phương trình tương quan

Các chỉ số thống kê
2
R
Sig.F
A
B
Hvn/D1.3
HVN = 14,502 + 0,634 xD1.3
0,811
0,00 14,502 0,634
HVN=3,153+7,737xlog(D1.3)
0,804
0,00
3,153
7,737
1,029
HVN = 15,629 x (D1.3)
0,792

0,00 15,629 1,029
HVN = 9,364 x 0,348(D1.3)
0,790
0,00
9,364
0,348
Kết quả bảng 3.5 cho thấy: xác lập 4 phương trình tương quan
có hệ số xác đinh R2 biến động từ 0,790 đến 0,811. Phương trình HVN
= 14,502 + 0,634 x D1.3 có hệ số xác định lớn nhất với R 2 = 0,811 và
Sig.F = 0,000 < 0,05 các tham số a va b đều tồn tại trong tổng. Vì vậy
là phương trình phù hợp nhất để nghiên cứu quy luật tương quan
HVN/D1.3 cho loài Bương lông điện biên.
3.3.5. Mật độ trồng cây Bương lông điện biên tại khu vực nghiên cứu


15

Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ của cây Bương lông tại xã
3 xã của huyện Điện Biên trung bình có từ 32 - 56 bụi/ha, hệ số biến
động bụi/ha đều rất lớn dao động 30,3 - 47,12%. Số cây trung bình
trên mỗi bụi dao động từ 18 - 27 cây. Mật độ trung bình đạt từ 844 1.038 cây/ha.
3.3.6. Sinh trưởng của rừng Bương lông điện biên theo tuổi cây
Mật độ cây tại Điện Biên cao nhất ở tuổi 4 sau đó đến tuổi 3,
tuổi 2 và thấp nhất ở tuổi 1.Cả 4 khu vực cây tuổi 1 đạt đường kính
trung bình lớn nhất từ D1.3 = 15,1 - 16,3 cm sau đó giảm dần ở tuổi 2,
tuổi 3 và nhỏ nhất là tuổi 4 cây đạt đường kính trung bình nhỏ nhất
(D1.3 = 10,8 - 15,1 cm) . Chiều cao trung bình có sự tăng dần từ tuổi 1
lớn nhất ( HVN = 21 - 23,7m), nhỏ nhất là tuổi 4 ( HVN = 14,2 - 23,10
m). Hệ số biến động về đường kính và chiều cao có biến động lớn từ
tuổi 1 đến tuổi 4.

3.3.7. Chất lượng của cây Bương lông điện biên
Phần lớn cây Bương lông điện biên có chất lượng tốt và trung
bình đạt từ 62,32 - 82,69%, đó là điều kiện thuận lợi cho quá trình
hình thành rừng có số lượng cây nhiều hơn trong tương lai, vì loài
cây này có khả năng tái sinh thân ngầm, sinh trưởng và chống chịu
với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh tốt.
4.4. Kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp chiết gốc cành và
giâm hom thân cây Bương lông điện biên
3.4.1. Kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp chiết gốc cành
3.4.1.1. Ảnh hưởng của tuổi cành chiết đến kết quả nhân giống
Sử dụng thuốc IBA với 4 nồng độ (0,5%; 1%; 1,5% và 2%)
thì ở nồng độ 1,5% đối với gốc cành 6 - 7 tháng tuổi ra rễ cao nhất
(91,11%), gốc cành 18 -19 tháng tuổi cho tỉ lệ ra rễ cao nhất
(66,7%) ở nồng độ 1%.
3.4.1.2. Ảnh hưởng của loại thuốc, nồng độ thuốc kích thích sinh


16

trưởng đến khả năng ra rễ của gốc cành chiết Bương lông điện biên
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của thời vụ tới các chỉ tiêu nghiên cứu
của cành chiết
Loại Nồng Công
thuốc
thức

Vụ xuân
Tỷ
Số Chiều
lệ

cành rễ dài rễ
chiết TB TB
ra rễ (rễ) (cm)
(%)

Tỷ lệ
sống
cành
giâm
(%)

Tỷ lệ Số Chiều Tỷ lệ
cành rễ dài rễ sống
chiết TB TB cành
ra rễ
giâm
(%) (rễ) (cm) (%)

79,3

62,2 13,5

6,95

68,4

7,10

82,5


65,6 14,6

6,88

75,0

1,5% CT2.3 90,0 18,9 8,10

87,3

75,6 15,9

7,35

81,6

2% CT2.4 67,8 15,2 6,80

78,4

57,8 14,2

6,85

73,2

0,5% CT2.1 75,6 15,6 6,95
IBA

NAA


Đ/C

Vụ thu

1% CT2.2 81,1

16,
4

0,5% CT2.5 64,4

14,
5

6,90

75,0

53,3 13,3

6,60

65,2

1% CT2.6 74,4

14,
7


7,10

77,2

60,0 13,1

6,95

75,5

1,5% CT2.7 84,4

16,
4

7,25

80,3

65,6 13,6

6,78

77,6

2% CT2.8 73,3 15,7 6,85

76,8

56,7 12,5


6,55

76,2

CT2.9 61,1 12,6 6,40

71,1

42,2 11,6

6,45

64,3

F = 2,555
Sig. = 0,05
F = 2,149

F = 12,555
Sig. = 0,00
F = 0,980

F = 3,549
Sig. = 0,015
F = 4,010

Sig. = 0,18 Sig. = 0,149 Sig = 0,397

Sig. = 0,309


Công thức
PTPS
Khối

F = 15,622
Sig. = 0,00
F = 5,246

Qua kết quả so sánh nêu trên cho thấy vụ xuân là thời điểm


17

thích hợp hơn ở Vụ Thu cho chiết gốc cành cây Bương lông điện biên.

3.4.2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp
giâm hom thân
Bảng 3.7. Kết quả giâm hom thân Bương lông điện biên
năm 2015 ở Phú Thọ
Công

Hom thân 1 đốt

Loại Nồng thức

Số
Số
Số
hom


Tỷ lệ hom

hom hom phát
lên

lên

triển

(hom) mầm mầm thành
(hom) (%)

cây
(hom)

0,5 CT3.1
IBA

hom
phát
triển
thành
cây
con

Số
Số

Tỷ lệ hom


hom hom phát
lên

lên

triển

mầm mầm thành
(hom) (%)

cây
(hom)

(%)

Tỷ lệ
hom
phát
triển
thành
cây
con
(%)

69

76,7

3


3,3

81

90,0

3

3,3

CT3.2

90

57

63,3

2

3,5

72

80,0

7

9,7


1,5 CT3.3

90

78

86,7

5

6,4

75

83,3

5

6,7

CT3.4

90

66

73,3

2


3,0

75

83,3

5

6,7

0,5 CT3.5

90

81

90,0

3

3,7

78

86,7

3

3,8


CT3.6

90

63

70,0

3

3,1

75

83,3

5

6,7

1,5 CT3.7

90

72

80,0

5


6,9

70

77,7

7

10,0

CT3.8

90

84

93,3

0

0,0

84

93,3

3

3,5


CT3.9

90

66

73,3

0

0,0

75

83,3

3

3,3

1

1

2
Đ/C

Tỷ lệ


90

2

NAA

Hom thân 2 đốt

Công thức
PTPS

F = 3,135

F = 4,174

Sig. = 0,025 Sig. = 0,007
Khối

F = 0,174

F = 1,391

Sig. = 0,844 Sig. = 0,277

F = 2,557

F = 4,312

Sig. = 0,05


Sig, = 0,006

F = 0,794

F = 0,416

Sig.= 0,469 Sig. = 0,667

Kết quả bảng 3.7. thấy rằng giâm hom thân cho tỷ lệ hom phát
triển được thành cây rất thấp, công thức cho tỷ lệ hom thân phát triển


18

thành cây cao nhất là CT3.7 (thuốc NAA nồng độ 1,5%) ở hom thân
2 đốt cũng chỉ đạt 10%, cá biệt ở công thức đối chứng khi sử dụng
hom 1 đốt mầm bị chết toàn bộ.
3.4.3. Sản xuất thử nghiệm cây giống Bương lông điện biên bằng
phương pháp chiết gốc cành
Kết quả sản xuất thử 450 bằng chiết gốc cành 6 - 7 tháng tuổi
cây tuổi 1 - 2 với thuốc IBA nồng độ 1,5% đến ngày thứ 25 đã cho
408 gốc cành ra rễ và chất lượng rễ của cành chiết đảm bảo.
3.5. Nghiên cứu kĩ thuật gây trồng cây Bương lông điện biên
3.5.1. Hiện trạng khu vực thí nghiệm trồng rừng tại huyện Đoan
Hùng (Phú Thọ)
Đất tại địa điểm gây trồng Bương lông tại Đoan Hùng có độ
cao tuyệt đối là 100 - 120 m, độ dốc trung bình 10 độ. Loại đất là
feralit đỏ vàng , trên phiến mica với độ dầy tầng đất > 100 cm. Thành
phần cơ giới sét nhẹ, đất có độ chua mạnh, ở tầng đất mặt hàm lượng
mùn và đạm đạt mức giàu, hàm lượng lân ở mức trung bình.

3.5.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của cây
Bương lông điện biên
3.5.2.1. Tỷ lệ sống và chất lượng của cây Bương lông điện biên tại
các thí nghiệm mật độ trồng
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống của cây Bương lông
điện biên ở các công thức thí nghiệm mật độ có sự biến động
nhưng không quá lớn đạt từ 69 - 75%. Tỷ lệ cây tốt đạt cao nhất
tại công thức MĐ2 với mật độ 200 cây/ha (7 m x 7 m) là 86,3% tiếp
đến là 2 công thức MĐ3 mật độ 200 cây/ha (5 x 10 m) (85,3%) và
MĐ1 mật độ 400 cây/ha (5 m x 5 m) (82,5%). Cây có phẩm chất
trung bình và xấu chỉ chiếm một tỷ lệ không lớn (nhỏ hơn 20%).
3.5.2.2. Sinh trưởng của cây Bương lông điện biên tại các thí nghiệm


19

mật độ
Kết quả
bảng 3.8 cho thấy các công thức mật độ chưa có sự khác nhau nhiều
về sinh trưởng đường kính và chiều cao. Kết quả phân tích phương
cho thấy: sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao và hệ số sinh măng của
Bương lông điện biên tại thời điểm 21 tháng sau khi trồng là chưa có sự
sai khác nhau rõ giữa các công thức (Sig. F= 0,824- 0,978 > 0,05).
Bảng 3.8. Sinh trưởng của cây Bương lông điện biên tại các công
thức thí nghiệm mật độ trồng sau 21 tháng
Công

Số bụi

Số


Tỷ lệ

thức

trồng

bụi

sống Tổng

Chỉ tiêu điều tra

số
cây
(cây)

Hệ số
sinh

D05
(cm)

SD05
(%)

Hvn
(m)

SHvn

(%)

MĐ1

90

73

81,1

177

4,70

23,1

4,95

29,1

1,19

MĐ2

90

75

83,3


175

4,70

23,5

5,05

30,9

1,22

MĐ3

90

69

76,7

156

4,72

24,4

4,97

31,2


1,27

PTPS

F = 0,022
Sig.= 0,978

F= 0,200
Sig.= 0,824

3.5.3. Ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng của cây Bương
lông điện biên
3.5.3.1.Tỷ lệ sống và chất lượng của cây tại các thí nghiệm bón phân
Kết quả thí nghiệm bón phân ở 3 công thức thí nghiệm bón
phân cho thấy: Tỷ lệ cây sinh trưởng tốt cao nhất tại công thức (0,7
kg NPK + 3 kg phân hữu vi sinh) đạt từ 85,2 - 86,7%. Tỷ lệ cây tốt
giảm dần theo mức độ bón phân từ không bón, bón 0,3 kg NPK; 0,5
kg NPK đến bón 0,7 kg NPK +3 kg phân hữu cơ vi sinh, và thấp
nhất ở công thức đối chứng ( không bón phân) tỷ lệ cây tốt chỉ đạt
70,7 - 74,8%.
3.5.3.2. Sinh trưởng của cây Bương lông điện biên ở các thí nghiệm
bón phân:


20

Kết quả bảng 3.9 cho thấy công thức bón lót 0,7 kg NPK + 3
kg phân hữu cơ vi sinh có tác dụng rõ rệt đến với sinh trưởng đường
kính và chiều cao cây, tuy nhiên ở công thức này cho tỷ lệ sống và hệ
số sinh măng đều thấp hơn công thức bón 0,5 kg NPK + 3 kg phân

hữu cơ vi sinh.
Bảng 3.9. Sinh trưởng của Bương lông điện biên ở các công thức
bón phân và nguồn giống trồng
Giống

Công thức

C1 (0,3 kg NPK + 3 kg
phân hữu cơ vi sinh)
C2 (0,5 kg NPK + 3 kg
Giống phân hữu cơ vi sinh)
cành C3 (0,7 kg NPK + 3 kg
phân hữu cơ vi sinh)
C4 (Không bón phân)

Số
cây
sống
(n)

Sd
(%)

H VN

(cm)

(m)

Sh

(%)

HSSM

122

4,9

23,53

5,5

19,9

1,27

135

5,0

34,64

5,6

26,28

1,41

128


5,5

23,83

5,7

29,59

1,27

123

3,8

43,04

4,9

26,18

G4 (Không bón phân)
PTPS

1,09

F= 30,488
Sig.= 0,000

F= 7,907
Sig.= 0,00


111

5,2

27,34

5,7

23,49

1,27

121

6,0

42,47

6,0

35,86

1,47

117

6,5

31,09


6,7

20,38

1,23

103

4,8

35,6

5,1

28,8

1,1

PTPS
G1 (0,3 kg NPK + 3 kg
phân hữu cơ vi sinh)
G2 (0,5 kg NPK + 3 kg
Giống phân hữu cơ vi sinh)
gốc G3 (0,7 kg NPK + 3 kg
phân hữu cơ vi sinh)

D05

F= 16,782

Sig.= 0,000

F= 18,381
Sig.= 0,000

F= 14,853
Sig.= 0,01

F= 9,029
Sig.=0,000

Như vậy, quá trình trồng Bương lông điện biên thâm canh nếu
bón quá nhiều phân dẫn tới cây bị xót nên tỷ lệ sống thấp, do đó để
đem lại hiệu quả kinh tế cao cần áp dụng các biện pháp bón phân hợp
lý nhằm nâng cao năng suất cũng như chất lượng của cây trồng.
3.5.4. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhân giống và gây trồng


21

cây Bương lông điện biên
3.5.4.1. Kỹ thuật nhân giống Bương lông điện biên bằng phương
pháp chiết gốc cành
- Chọn cây lấy giống và thuốc kích thích ra rễ : Tuổi cây mẹ 1
-2 năm tuổi. Tuổi cành chiết tốt nhất là khoảng từ 6 - 7 tháng tuổi (đã
ra đủ lá). Sử dụng chất kích thích (chất điều hòa sinh trưởng) IBA nồng
độ 1,5% Có hai vụ chính là vào tháng 3 và tháng 8.
- Chiết cành: Cắt bớt ngọn cành để lại độ dài của cành 30 - 40
cm. Bóc toàn bộ phần bẹ mo xung quanh phần đùi gà. Dùng cưa cắt
4/5 hoặc 3/4 nơi tiếp giáp giữa phần đùi gà và thân cây mẹ, phía dưới

gốc cành đùi gà cưa sâu khoảng 1/3 phần còn lại theo hướng vuông
góc với thân cây. Dùng thuốc kích thích IBA 1,5% dạng bột chấm lên
phần phía dưới đùi gà. Bó bầu bằng hỗn hợp bùn + rơm băm nhỏ
theo tỉ lệ 2 phần bùn: 1 phần rơm (trọng lượng từ 150 đến 250 gam.
Dùng ni lông bọc màu trắng, mỏng, dai quấn kín bầu đất .
- Cắt cành và nuôi dưỡng cành sau chiết: Trong 25 - 30 ngày
kiểm tra cành chiết nào ra đủ rễ, bộ rễ phát triển tốt thì tiến hành cắt
cành chiết và nuôi dưỡng trên luống tại vườn ươm. Làm dàn che
bóng bằng lưới tán xạ màu đen.Thường xuyên tưới nước, làm cỏ..
- Tiêu chuẩn cây con xuất vườn: Nuôi dưỡng cành chiết trong
vườn ươm trên 6 tháng, có bộ lá phát triển, màu xanh tự nhiên, bộ rễ
phát triển hoàn chỉnh.
3.5.4.2. Kỹ thuật trồng cây Bương lông điện biên
- Điều kiện nơi trồng và thời vụ: Đất còn tính chất đất rừng, tầng
đất dày, xốp, ẩm, đất ven sông suối, chân và sườn đồi, không bị ngập
úng. Thời gian trồng là mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 3 hoặc từ
tháng 4 - 5 trồng vào những ngày dâm mát, độ ẩm cao.
- Phương thức, mật độ trồng và bón phân: Trồng thuần loài với
mật độ 200 khóm/ha. Khoảng cách trồng 7 m ×7 m. Bón lót 0,5 kg
NPK (5- 10-3) + 3 kg phân hữu cơ vi sinh/hố.
- Trồng và chăm sóc rừng: Cây đặt giữa hố nghiêng 1 góc so với
mặt đất 45 - 60o. Lấp đất, lớp sau cùng dày 10 - 12 cm để xốp không


22

nén. Chăm sóc 1- 2 lần/năm là dọn cỏ, vun đất quanh gốc, giữ ẩm.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Đặc điểm sinh học cây Bương lông điện biên: Là một trong

những loài loài tre mọc cụm, thân thẳng có kích thước lớn ở Việt
Nam, đường kính cao nhất đạt 20,7 - 22,9 cm, chiều cao cao nhất đạt
27,5 - 28 m. Độ dày vách thân khí sinh ở đạt từ 1,7 - 3,3 cm. Phân
cành khá cao, đường kính cành chét từ 1,0 - 2,3 cm. Lá to phiến lá
thuôn dài, chiều rộng lá trung đạt từ 7,3 - 7,6 cm, chiều dài trung bình
lá đạt từ 27,1 - 29,0 cm. Chiều rộng mo trung bình từ 58,7 - 68,9 cm,
chiều cao mo trung bình đạt 41,1 - 43,2 cm. Cây trồng ở Phú Thọ ra hoa
từ tháng 2 - 3 năm 2015 và ở Điện Biên cây ra hoa tháng 3 - 5 năm
2014. Sau khi ra hoa chưa thấy có tái sinh hạt, cây sẽ khô dần và chết
(hiện tượng cây bị khuy). Mùa ra măng thường từ tháng 6 đến tháng
9. Loài cây này có 2 hàng mắt ngủ bố trí song song dọc 2 bên sườn
gốc thân ngầm dưới mặt đất, thường mỗi hàng có 2 - 3 mắt ngủ.
Đường kính mắt ngủ gốc thân ngầm đạt từ 1,9 - 2,12 cm. Ở cấp kính
>16 cm của cây mẹ số lượng mắt ngủ là nhiều nhất. Khả năng sinh
măng và đường kính măng giảm dần từ tuổi 1 đến tuổi 3.
1.2. Đặc điểm sinh thái của cây Bương lông điện biên : Thích hợp
với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân hàng năm đạt
khoảng 22,2 - 24,3 0C, lượng mưa trung bình từ 1321 – 1888 mm. Độ
cao từ 150 – 980 m so với mực nước biển. Độ dốc từ 15 - 25 độ. Cây
sinh trưởng tốt trên các loại đất ẩm, nhưng thoát nước tốt, tầng đất
dày, có thành phần cơ giới trung bình, đất chua độ pH từ 3,02 -4,55.
Hàm lượng mùn và đạm đạt từ mức trung bình đến giàu, hàm lượng
P2O5 dễ tiêu và kali trong đất đạt từ nghèo đến giàu. Ở rừng trồng cây
Bương lông điện biện thường gặp một số loài thân gỗ và một số loài
cây bụi, thảm tươi.
1.3. Thực trạng và kỹ thuật khai thác, sử dụng và gây trồng


23


Người Thái ở huyện Điện Biên gây trồng cây Bương lông với
mục đích khai thác măng làm thực phẩm và vật liệu. Giống trồng chủ
yếu bằng gốc có tuổi > 9 - 12 tháng tuổi. Cây sinh trưởng tốt nhất ở vị
trí chân và sườn đồi nơi có tầng đất dày, ẩm. Thời vụ trồng từ tháng 1 3 và vào tháng 4 -5 những ngày dâm, mát. Xử lý thực bì chủ yếu toàn
diện hoặc cục bộ theo hố. Kích thước hố 50 x 50 x 50 cm hoặc 60 x 60
x 60 cm. Chăm sóc 1- 2 lần/năm sau khi trồng, biện pháp chăm sóc là
dọn cỏ, vun đất quanh gốc trong 3 năm đầu. Phương trình HVN =
14,502 + 0,634 x D1.3 phù hợp nhất để nghiên cứu quy luật tương
quan HVN/D1.3 cho loài Bương lông điện biên, vì có hệ số xác định
lớn nhất với R2 = 0,811 và Sig.F = 0,000 < 0,05 các tham số a va b
đều tồn tại trong tổng thể.
1.4. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp
chiết gốc cành và giâm hom thân cây Bương lông điện biên.
Nhân giống bằng chiết gốc cành 6 - 7 tháng tuổi cây tuổi 1, 2
cho kết quả tốt hơn gốc cành 18 -19 tháng tuổi ở tuổi 2 và 3. Thời
gian chiết vào vụ Xuân (tháng 3) tỷ lệ ra rễ gốc cành chiết cao hơn vụ
Thu (tháng 8). Đối với chiết gốc cành 6 - 7 tháng tuổi khi sử dụng
thuốc IBA ở dạng thuốc bột nồng độ 1,5% cho tỷ lệ cành ra rễ cao
nhất (91,11%) và chất lượng rễ cao hơn so với thuốc IBA nồng độ
(0,5%; 1%; 2%); thuốc NAA nồng độ 1,5% cho kết quả gốc cành ra
rễ cao nhất (84,4%). Chất lượng rễ và tỷ lệ cành nuôi dưỡng sau chiết
sống cao nhất ở công thức chiết cành với IBA 1,5%, tỷ lệ sống đạt
87,3% ở vụ Xuân và 81,6% ở vụ Thu. Cành chiết có chất lượng rễ tốt
khi nuôi dưỡng tại vườn ươm 6 tháng.
- Nhân giống bằng phương pháp giâm hom thân sử dụng thuốc
kích thích (IBA và NAA) với các loại nồng độ khác nhau bước đầu cho
tỷ lệ thành cây rất thấp.
Đề tài bước đầu đã chiết được 408 gốc cành đạt 90,7% tổng số
450 gốc cành chiết và cành chiết đảm bảo chất lượng.
1.5. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật trồng và đề xuất một số biện pháp

kỹ thuật gây trồng cây Bương lông điện biên
Sau 21 tháng trồng với các công thức mật độ cho tỷ lệ sống và


×