Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Quản lý vốn ODA tại sở giao dịch i ngân hàng phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THỊ THU HÀ

QUẢN LÝ VỐN ODA
TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THỊ THU HÀ

QUẢN LÝ VỐN ODA
TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐINH XUÂN HẠNG

XÁC NHẬN CỦA



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý vốn ODA tại Sở Giao dịch I - Ngân
hàng Phát triển Việt Nam” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học
độc lập, nghiêm túc của bản thân tôi. Luận văn này chƣa từng đƣợc công bố trên bất
kể phƣơng tiện truyền thông nào.
Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và đƣợc xử lý
khách quan, trung thực. Trong quá trình nghiên cứu tôi có tham khảo một số tài liệu
đã đƣợc liệt kê ở phần sau.
Các giải pháp nêu trong luận văn đƣợc rút ra từ những cơ sở lý luận và quá
trình nghiên cứu thực tiễn.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Hà nội, ngày tháng năm 2016
Học viên

Nguyễn Thị Thu Hà


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin bày t ỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong Hội
đồng khoa học Trƣờng Đại học Kinh tế, Khoa đào tạo Sau Đại Học, Trƣờng Đại

học Kinh quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian học tập,
nghiên cứu và góp nhiều ý kiến quý báu cho em trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS Đinh Xuân Hạng đã tận tình chỉ
bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
luận văn.
Xin chân thành cám ơn Ban Lãnh đạo, các Phòng nghiệp vụ tại Sở Giao dịch
I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin tƣ liệu,
đóng góp ý kiến cho tôi trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những ngƣời thân trong gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình hoàn
thành khóa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Học viên

Nguyễn Thi Thu Hà


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ....................................................................................... iv
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ
BẢN VỀ QUẢN LÝ VỐN ODA TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN.......................5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................5
1.1.1. Các công trình đã công bố ở trong và ngoài nước .......................................5
1.1.2. Những kết quả chủ yếu từ các công trình nghiên cứu trên ...........................7
1.1.3. Những khoảng trống về lý luận và thực tiễn về quản lý vốn ODA ...............8
1.2. Khái quát chung về vốn ODA ..............................................................................9
1.2.1. Khái niệm nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ...........................9
1.2.2. Đặc điểm của nguồn vốn ODA ...................................................................12
1.2.3. Các hình thức cung cấp nguồn vốn ODA ...................................................15
1.2.4. Vai trò của nguồn vốn ODA ........................................................................16
1.3. Quản lý vốn ODA tại NHPT Việt Nam và các chỉ tiêu đánh giá công tác quản
lý vốn ODA : .............................................................................................................20
1.3.1. Quản lý vốn ODA tại NHPT Việt Nam: ......................................................20
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý vốn ODA .......................................21
1.4. Cơ chế qu ản lý vốn ODA tại một số ngân hàng thƣơng mại, Ngân hàng Phát
triển ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm. ................................................................27
1.4.1. Cơ chế cho vay lại .......................................................................................27
1.4.2. Thu hồi nợ cho vay lại .................................................................................29
1.4.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn vốn ODA ..................30
1.4.4. Kinh nghiệm quản lý vốn ODA ở một số nước trên thế giới .......................36


1.4.5. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam .......................................40
Kết luận chƣơng 1 .....................................................................................................43
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ VỐN ODA TẠI SỞ
GIAO DỊCH I-NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM .....................................44
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................44
2.2. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................44
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................45

2.3.1. Cơ sở phương pháp luận .............................................................................45
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin .................................................................45
2.3.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu ..........................................................45
2.3.4. Phương pháp phân tích thông tin....................................................................46
2.4. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý vốn ODA tại Sở Giao dịch I - Ngân hàng
Phát triển Việt Nam ...................................................................................................47
2.4.1. Về mặt định tính ..........................................................................................47
2.4.2. Về mặt định lượng .......................................................................................49
Kết luận chƣơng 2 .....................................................................................................51
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ODA TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN
HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ..........................................................................52
3.1. Tổng quan về Sở Giao dịch I- Ngân hàng Phát triển Việt Nam .......................52
3.1.1. Ngân hàng Phát triển Việt Nam - công cụ thực thi chính sách phát triển
kinh tế- xã hội của đất nước. .................................................................................52
3.1.2. Tổ chức hoạt động tại Sở Giao dịch I - NHPT Việt Nam ...........................54
3.1.3. Sơ bộ quản lý vốn ODA tại Sở Giao dịch I - NHPT Việt Nam ...................57
3.2. Thực trạng quản lý vốn ODA của Sở Giao dịch I - NHPT Việt Nam ...............58
3.2.1.Đánh giá chung kết quả hoạt động của Sở GD I - NHPT Việt Nam ...........58
3.2.2. Thực trạng quản lý ODA tại Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt
Nam .......................................................................................................................63
3.4. Đánh giá công tác quản lý vốn ODA tại Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển
Việt Nam ...................................................................................................................83


3.4.1. Kết quả đạt được .........................................................................................83
3.4.2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân ...................................................86
Kết luận chƣơng 3 .....................................................................................................93
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN LÝ VỐN
ODA TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NHPT VIỆT NAM ..................................................94
4.1. Phƣơng hƣớng phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Sở Giao dịch I

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam ..............................................................................94
4.1.1. Định hướng, chiến lược phát triển Ngân hàng phát triển Việt Nam giai
đoạn 2010-2015, tầm nhìn 2020 ...........................................................................94
4.1.2. Định hướng, chiến lược phát triển của Sở Giao dịch I ...............................96
4.1.3. Quan điểm xây dựng giải pháp ...................................................................98
4.2. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý vốn ODA tại Sở Giao dịch I - Ngân
hàng Phát triển Việt Nam ..........................................................................................99
4.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đối với các dự án ODA .................99
4.2.2. Nâng cao chất lượng công tác quản lý cho vay ........................................101
4.2.3. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ và xử lý nợ của Sở giao dịch I .................103
4.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ quản lý vốn ODA .106
4.2.5. Đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại đáp ứng ngày càng cao yêu
cầu của ngân hàng và của ngành ........................................................................109
4.3. Một số điều kiện thực hiện các giải pháp .........................................................111
4.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ ...........................................................................111
4.3.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính .......................................................................112
4.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng phát triển Việt Nam..........................................112
4.3.4. Kiến nghị đối với Chủ đầu tư ....................................................................113
KẾT LUẬN .............................................................................................................115
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................117


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

KÝ HIỆU

NGUYÊN NGHĨA


1

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

2

CĐT

Chủ đầu tƣ

3

ĐTPT

Đầu tƣ phát triển

4

FDI

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

5

JICA

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản


6

KFW

Ngân hàng tái thiết Đức

7

NHPT

Ngân hàng Phát triển

8

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

9

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

10

QLVNN

Quản lý vốn nƣớc ngoài


11

SGDI

Sở Giao Dịch I

12

UBND

Ủy ban nhân dân

13

WB

Ngân hàng thế giới

i


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Bảng

Nội dung

1


Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

4

Bảng 3.4

5

Bảng 3.5

6

Bảng 3.6

7

Bảng 3.7

Tình hình phân loại nợ vốn ODA từ 2013-2015

66


8

Bảng 3.8

Nợ quá hạn vốn vay ODA giai đoạn 2013-2015

68

9

Bảng 3.9

Công tác huy động vốn tại Sở GD I- NHPT Việt Nam giai
đoạn 2013-2015
Số liệu hoạt động tín dụng của SGDI từ 2013-2015
Công tác bảo đảm tiền vay các dự án cho vay ODA giai
đoạn từ 2013-2015
Kết quả hoạt động quản lý vốn nƣớc ngoài tại Sở Giao
dịch I từ 2013-2015
Công tác kiểm soát chi giai đoạn 2013-2015
Tình hình giải ngân qua tài khoản đặc biệt năm 20132015

Tình hình quản lý dự án cho vay ra nƣớc ngoài 20132015

ii

Trang
49
51

58

60
62
63

71


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT

Biểu đồ

Nội dung

Trang

1

Biểu đồ 3.1 Tình hình cho vay thu nợ ODA từ năm 2013 đến 2015

2

Biểu đồ 3.2

3

Biểu đồ 3.3 Cơ cấu vốn ODA cho vay lại theo ngành kinh tế


54

4

Biểu đồ 3.4 Cơ cấu các nguồn vốn ODA do Sở GD I quản lý

55

5

Biểu đồ 3.5

6

Biểu đồ 3.6

Cơ cấu dƣ nợ nguồn vốn ODA tại Sở Giao dịch I giai
đoạn năm 2014-2015

Tổng số chƣơng trình, dự án ODA do Sở Giao dịch
quản lý
Công tác đào tạo cán bộ chuyên ngành quản lý vốn
ODA tại SGDI trong giai đoạn từ năm 2013-2015

iii

52
53


64

73


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

STT

Sơ đồ

Nội dung

1

Sơ đồ 1.1

Mô hình bán buôn tại Indonesia

28

2

Sơ đồ 1.2

Mô hình hoạt động ngân hàng quản lý ODA tại Philipine

29

3


Sơ đồ 3.1

Sơ đồ tổ chức bộ máy Sở Giao dịch I

46

iv

Trang


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Vốn ODA là một phần của nguồn tài chính chính thức mà Chính phủ các nƣớc
phát triển và các tổ chức quốc tế dành cho các nƣớc đang phát triển nhằm hỗ trợ phát
triển kinh tế và phúc lợi xã hội các quốc gia này. Vốn ODA bao gồm tất cả các khoản
viện trợ không hoàn lại, có hoàn lại và vay ƣu đãi; trong đó phần viện trợ không hoàn lại
và các yếu tố ƣu đãi khác chiếm ít nhất 25% vốn cung ứng. Quá trình cung cấp ODA
đem lại lợi ích cho cả hai phía: bên các nƣớc đang và kém phát triển có thêm khối lƣợng
lớn vốn đầu tƣ từ bên ngoài để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế trong quy mô nền kinh
tế còn nhỏ bé của mình. Phía còn lại cũng đạt đƣợc những lợi ích trong các điều kiện bắt
buộc kèm theo các khoản viện trợ cho vay, đồng thời gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động của các công ty của mình khi thực hiện đầu tƣ tại các nƣớc nhận viện trợ.
Vì vậy kênh ODA đã và đang là một kênh dẫn vốn quan trọng. Nhiều quốc gia đã thu
hút, vận động và sử dụng vốn ODA khá hiệu quả. Song không ít quốc gia lại là bài học
không thành công về quản lý vốn ODA.Trong những năm qua, Việt Nam đã có đƣợc
những thành công đáng kể trong lĩnh vực này.Nhƣng đồng thời cũng nổi lên nhiều bất
cập trong công tác quản lý nguồn vốn ODA đòi hỏi Chính phủ và Quốc hội phải quan

tâm đúng mức để đạt hiệu quả tối đa nguồn vốn ODA.
Trong những năm qua, dòng vốn Hỗ trợ phát triển chính thức - ODA đã thể
hiện rõ vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã
hội của đất nƣớc trong đó Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT) là Cơ quan đƣợc
ủy quyền Cho vay lại quan trọng của Chính phủ.Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua
do tình hình kinh tế khó khăn chung vì khủng hoảng kinh tế, tỷ lệ nợ quá hạn ngày
một tăng, số dự án bị nợ quá hạn cũng ngày càng nhiều , gây thất thu cho Ngân sách
Nhà nƣớc... đã đặt ra cho Chính phủ và NHPT cần phải nâng cao chất lƣợng hơn
nữa việc quản lý và sử dụng nguồn vốn quan trọng này

. Xuất phát từ những nội

dung nhƣ trên, Tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý vốn ODA tại Sở Giao dịch I Ngân hàng Phát triển Việt Nam” để nghiên cứu.
1


2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu:
* Mục Tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu chính: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản nhất về nguồn
vốn ODA. Từ đó nêu ra đƣợc các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng công tác quản lý
ODA, ý nghĩa của các chỉ tiêu. Việc phân tích , đánh giá các nội dung về công tác
quản lý vốn ODA ta ̣i Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triể n Viê ̣t Nam để tìm ra
nhƣ̃ng giải pháp hoàn thiê ̣n nhằm quản lý tốt hơn, có hiệu quả hơn đối với việc quản
lý, sử dụng, khai thác hiệu quả nguồn vốn ODA nói chung và nguồn vốn ODA qua
hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam nói riêng.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về ngân hàng thƣơng mại nói chung và
Ngân hàng Phát triển nói riêng , hoạt động quản lý vốn ODA của ngân hàng Phát
triển Việt Nam và những rủi ro trong hoạt động quản lý vốn ODA , phân tích các chỉ
tiêu cơ bản để đánh giá nhƣ̃ng kế t quả đa ̣t đƣơ ̣c , nhƣ̃ng ha ̣n chế c ần khắc phục và

ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay vốn ODA của Ngân hàng Phát triển.
+ Phân tích thực trạng hoạt động cho vay vốn ODA tại Sở Giao dịch I- Ngân
hàng Phát triển, phân tích tình hình dƣ nợ qua các năm từ 2013 đến 2015, đánh giá
những mặt đạt đƣợc và tồn tại trong hoạt động quản lý, cho vay vốn ODA tại Sở
Giao dịch I - Ngân hàng Phát triể n Viê ̣t Nam nói riêng và trong toàn hệ thống Ngân
hàng Phát triển Việt Nam nói chung.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc quản lý các dự án vay vốn
ODA tại Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Đồng thời hƣớng đến
các giải pháp tăng cƣờng quản lý vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
*Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong quản lý vốn ODA.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn ODA tại Sở Giao dịch I - Ngân
hàng Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 2013-2015.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý vốn ODA tại Sở Giao
dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Gợi mở một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cƣờng hơn nữa hiệu quả
quản lý vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong thời gian tới.
2


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề chung về công tác quản lý các dự án vay vốn ODA
của Ngân hàng Phát triển, trên cơ sở phân tích thực trạng để đƣa ra các giải pháp
nhằm nâng cao công tác quản lý vốn ODA .
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động quản lý
vốn ODA và thực trạng công tác quản lý vốn ODA của Sở Giao dịch I-Ngân hàng
Phát triển Việt Nam trên địa bàn các tỉnh và thành phố Hà Nội, Hòa Bình, Bắc
Ninh, Vĩnh Phúc, các dự án liên tỉnh trải dài trên nhiều địa bàn, các dự án lớn, đặc

biệt khác khác đƣợc Tổng Giám đốc giao.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu số liệu trong hoạt động
cho vay vốn ODA tại Sở Giao dịch I-Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong các năm
từ 2013 đến 2015; đề xuất định hƣớng và giải pháp quản lý vốn ODA tại Sở Giao
dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020.
- Phạm vi về nội dung : Do thời gian có hạn đề tài chỉ nghiên cứu tập trung ,
đánh giá thực trạng về việc quản lý các dƣ̣ án vay la ̣i vốn ODA đặc biệt là phân tích
đánh giá công tác kiểm soát chi tại Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn chủ yếu đƣợc sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống
nhƣ: duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa mác Lê-Nin, tổng hợp,
thống kê, phân tích, so sánh số liệu hoạt động tại Sở Giao dịch I-Ngân hàng Phát
triển giai đoạn từ 2013 đến 2015, đồng thời kết hợp những vấn đề lý luận và thực
tiễn đề làm rõ các nội dung nghiên cứu .
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chƣơng:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và một số vấn đề cơ bản về
quản lý vốn ODA tại Ngân hàng phát triển
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu về quản lý vốn ODA tại Sở Giao dịch
I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
3


- Chương 3: Thực trạng quản lý vốn ODA tại Sở Giao dịch I - Ngân hàng
Phát triển Việt Nam.
- Chương 4: Những giải pháp Nâng cao hiệu quả quản lý vốn ODA tại Sở
Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Do hạn chế về mặt thời gian, nên mặc dù đã đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình của Thầy
giáo hƣớng dẫn PGS.TS Đinh Xuân Hạng và nỗ lực của tác giả, nhƣng luận văn vẫn
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc sự góp ý từ phía Quý thầy cô,

các chuyên gia và bạn bè đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

4


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
VỀ QUẢN LÝ VỐN ODA TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình đã công bố ở trong và ngoài nước
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài về quản lý vốn ODA
Vốn ODA là một nguồn vốn quan trọng trên thị trƣờng tài chính quốc tế. Vì
vậy các quốc gia, các tổ chức tài chính quốc tế rất quan tâm nghiên cứu về nguồn
vốn này.
The history of Official development Assitance,OECD (Lịch sử của tổ chức hỗ
trợ phát triển chính thức, OECD) của Hemul Fuhrer (1996) là một công trình
nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của vốn ODA cùng với các hoạt động
của Ủy ban Hỗ trợ phát triển ( DAC). Công trình này cho thấy ý nghĩa của của
ODA trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho các nƣớc nghèo và những nỗ
lực của DAC trong trong nhiều qua.
Về vốn ODA ở Việt Nam, Overview of Official development Assitance
Vietnam (Tổng quan về phát triển chính thức thuộc diện hỗ trợ Việt Nam) của
UNDP năm 1999 hay năm 2001 mô tả thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA ở
Việt Nam qua các năm một cách đầy đủ từ nguồn vốn, đối tác, ODA phân bổ cho
ngành, lãnh thổ, những xu hƣớng và tồn tại ODA trong thời gian tiếp theo. Những
công trình này mang lại cái nhìn khách quan cho việc thu hút và sử dụng ODA của
Việt Nam từ phía các tổ chức quốc tế.
Năm 2007 Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) qua công trình Hoạt
động ODA của JBIC tại Việt Nam cũng giới thiệu tình hình vốn vay và các dự án
ODA của JBIC ở Việt Nam. Trong tổng vốn ODA mà ngân hàng này dành cho Việt

Nam thì chủ yếu chảy vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật với nhiều dự án quan
trọng ngành năng lƣợng và giao thông vận tải.
WB cũng có nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ đối tác của Việt Nam Chiến lƣợc hỗ trợ quốc gia các nhóm Ngân hàng thế giới giai đoạn 2003-2006, hay
5


Việt Nam - Chiến lƣợc hợp tác quốc gia 2007-2011. Các ấn phẩm này cung cấp
những đánh giá hoạt động của Nhóm các nhà tài trợ trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về quản lý vốn ODA
Nguồn vốn ODA có vai trò rất quan trong đối với các quốc gia đang
phát triển, trong đó có Việt Nam. Vốn ODA luôn nhận đƣợc sự quan tâm,
cho nên nó đòi hỏi phải có các công trình nghiên cứu, những hội thảo chuyên
đề, các bài viết trên các báo, tạp chí.
Bàn về Quản lý rủi ro trong cho vay lại ODA của Ngân hàng Phát triển Việt
Nam tác giả Đặng Vũ Hùng trong Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế Tài chính
- Ngân hàng. Nội dung nghiên cứu của Luận án đã mang lại cho Ngân hàng Phát
triển Việt Nam có cái nhìn tổng quan và thực tế hơn về Quản lý rủi ro trong cho vay
lại vốn ODA của mình, qua đó cũng đã đƣa ra các nhóm giải pháp hỗ trợ nâng cao
hiệu quả Quản lý rủi ro trong cho vay lại của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Theo
nhận định, Luận án đã có một số đóng góp mới cho khoa học có thể áp dụng vào
thực tế, đó là: Đã hệ thống hóa một số nhân tố ảnh hƣởng, một số chỉ tiêu đánh giá
rủi ro trong cho vay lại vốn ODA, đặc biệt là đã đánh giá sát thực các tồn tại trong
công tác quản lý rủi ro trong cho vay lại vốn ODA của Ngân hàng Phát triển Việt
Nam: chƣa xây dựng chiến lƣợc quản trị; chƣa phân định đƣợc 2 khâu quản lý tín
dụng và thẩm định tín dụng; thẩm quyền của Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn
hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào Thủ tƣớng và Bộ Tài chính.
Bàn về vấn đề quản lý vốn ODA ở Việt Nam của tác giả Hồ Hữu Tiến –
Trƣờng Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng đăng trên Tạp chí Khoa học và công
nghệ, Đại học Đà Nẵng số (31).2009. Tác giả đề cập đến những kết quả đạt đƣợc,
cũng nhƣ những khó khăn trong thực tiễn quản lý ODA, từ đó đƣa ra những giải

pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn ODA.
Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong việc huy động và
sử dụng vốn ODA tại Việt Nam của tác giả Nguyễn Ngọc Vũ – Đại học Đà Nẵng
đăng trên Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 5(40).2010. Tác giả
đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác thu hút và sử dụng vốn ODA ở nƣớc ta
6


trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc
huy động và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam.
Một số kinh nghiệm về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trên thế giới và
Việt Nam đƣợc đăng trên tạp chí Xây dựng số 7/2006. Nâng cao hiệu quả quản lý
và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam, luận văn thạc sĩ kinh tế, 2009 của tác giả Lê
Thanh Nghĩa, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh: Tìm ra các mặt hạn chế và
đƣa ra các kiến nghị nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam
cho giai đoạn hiện tại cũng nhƣ giai đoạn tiếp theo.
Giải pháp tăng cƣờng quản lý vốn vay ƣu đãi ở Việt Nam hiện nay của tác
giả TS. Phạm Thị Hồng Điệp, đăng trên tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị
Thế giới số 10 (198) 2012. Tác giả đã nêu ra thực trạng nợ công của Chính phủ, yêu
cầu đặt ra đối với việc quản lý vốn vay ƣu đãi trong tình hình mới và giải pháp tăng
cƣờng quản lý vốn ƣu đãi trong thời gian tới.
Trong Hội thảo khoa học quốc tế" Đánh giá 20 năm huy động và sử dụng
ODA của Việt Nam" tại Đà Nẵng vào ngày 7-8/8/2015 có một số bài tham luận có
giá trị nhƣ Kết quả thu hút và sử dụng ODA giai đoạn 2006-2015; Thực trạng và
một vài kiến nghị đề xuất của tác giả trịnh Ngọc Tuấn; Thu hút và sử dụng ODA
trong bối cảnh Việt Nam là nƣớc có thu nhập trung bình của Nguyễn Ngọc Sơn.
Đây là những bài viết mang tính tổng hợp, cung cấp cái nhìn bao quát về tình hình
thu hút và sử dụng ODA 20 năm qua ở nƣớc ta cũng nhƣ đƣa ra định hƣớng trong
thời gian tới.
1.1.2. Những kết quả chủ yếu từ các công trình nghiên cứu trên

Qua khảo sát các công trình nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới, có thể
thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu về tình hình thu hút đầu tƣ và sử dụng vốn
ODA nhƣ các báo cáo của các tổ chức quốc tế nhƣ WB, OECD...; các báo cáo của
Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, đặt biệt là các ấn phẩm xuất bản nhân kỷ niệm 20 năm Việt
Nam tiếp nhận vốn ODA từ các nhà tài trợ quốc tế, các sách chuyên khảo và các bài
viết của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã đánh giá tƣơng đối đầy đủ và
bao quát về thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam qua các năm một
7


cách đầy đủ từ nguồn vốn, đối tác, cũng nhƣ công tác phân bổ vốn ODA cho các
ngành, lãnh thổ, hay những xu hƣớng và tồn tại ODA trong thời gian tiếp theo. Có
thể thấy những công trình này đã mang lại cái nhìn khách quan từ phía các tổ chức
quốc tế, từ các tổ chức tài trợ, cũng nhƣ những nhìn nhận chủ quan từ các nhà
nghiên cứu trong nƣớc cho việc thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam
Nhìn chung, các công trình đã có những đóng góp nhất định ở các khía cạnh
khác nhau nhƣ: làm rõ tình hình thu út và sử dụng vốn ODA, kết cấu hạ tầng kinh tế ,
quản lý nhà nƣớc và đƣợc các công trình nghiên cứu đề cập, đánh giá ở các mức độ,
khía cạnh khác nhau nhƣng cũng chƣa giải quyết thấu đáo và cũng chƣa xem xét đi sâu
vào việc đánh giá công tác quản lý nguồn vốn ODA qua các ngân hàng, tổ chức tín
dụng cũng nhƣ công tác ủy thác cho vạy lại từ hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng đối
với vốn ODA đặc biệt là việc quản lý vốn ODA tại hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt
Nam- một công cụ hữu hiệu thực thi chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Chính
Phủ. Do vậy, việc nghiên cứu toàn diện mọi khía cạnh về quản lý vốn ODA tại Sở Giao
dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam là một vấn đề còn bỏ ngỏ.
1.1.3. Những khoảng trống về lý luận và thực tiễn về quản lý vốn ODA
Ở các mức độ khác nhau của các đề tài nghiên cứu cũng nhƣ các bài viết trên
các Tạp chí đều khái quát các vấn đề lý luận cơ bản về ODA, tập trung đánh giá về
tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn này, phân tích nguyên nhân của những hạn
chế và nêu những giải pháp cụ thể để việc sử dụng ODA có hiệu quả hơn. Tuy

nhiên, thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA còn nhiều bất cập nhƣ: tiến độ giải ngân,
hiệu quả sử dụng, chất lƣợng công trình…Trong các nguyên nhân của tình hình trên
có nguyên nhân từ khía cạnh quản lý nguồn vốn này.
Nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ về: “Theo dõi và giải quyết
những vƣớng mắc đối với dự án ODA; Quy hoạch thu hút và sử dụng ODA phục vụ
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 1996-2000 và định hƣớng đến năm
2010”, Hà Nội, 1997. Công trình nghiên cứu này đã chỉ ra rõ các vƣớng mắc mà các
dự án ODA đầu tƣ vào Việt Nam thƣờng mắc phải, nhƣ vấn đề thủ tục, tình hình
giải ngân, kiểm tra và giám sát. Qua đó cũng chỉ ra các giải pháp nhằm hoàn thiện
8


các vƣớng mắc trên, làm sao cho các dự án ODA đầu tƣ vào Việt Nam trong tƣơng
lai đƣợc hiệu quả và nhiều hơn.
Nghiên cứu của Bộ Tài chính, Vụ Tài chính đối ngoại về: “Các giải
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA ở Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp bộ, Hà Nội, 2001. Công trình nghiên cứu này đã chỉ ra nguồn vốn ODA vẫn
chƣa đƣợc sử dụng đúng nơi, đúng chỗ, vẫn xảy ra tình trạng thất thoát, hiệu quả
của dự án mang lại chƣa cao. Đề tài cũng giúp làm rõ hơn về cách quản lý và sử
dụng nguồn vốn ODA sao cho hợp lý và mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất. Nhiều
tác giả đã chọn đề tài xung quanh vấn đề nguồn vốn ODA làm luận văn cao học.
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập và giải quyết đƣợc những khía cạnh
khác nhau về quản lý nguồn vốn ODA nói chung, quản lý nguồn vốn ODA tại các
địa phƣơng nói riêng. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách
hệ thống trên phƣơng diện lý luận và thực tiễn về công tác quản lý vốn ODA tại
Ngân hàng phát triển ở Việt Nam đặc biệt là Sở Giao dịch I- Ngân hàng Phát triển
Việt Nam. Nhiều vấn đề cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu nhƣ: hoạch định nguồn vốn,
chính sách quản lý và vấn đề thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thu hút và sử dụng
nguồn vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
1.2. Khái quát chung về vốn ODA

1.2.1. Khái niệm nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Để hiểu đƣợc đúng đắn bản chất của ODA và vận dụng nó có hiệu quả, chúng ta
cần nghiên cứu kỹ hoàn cảnh ra đời và quá trình phát triển của nó. ODA ra đời sau
chiến tranh thế giới thứ II cùng với kế hoạch Marshall, để giúp các nƣớc Châu Âu phục
hồi các ngành công nghiệp bị chiến tranh tàn phá. Để tiếp nhận viện trợ của kế hoạch
Marshall, các nƣớc Châu Âu đã đƣa ra một chƣơng trình phục hồi kinh tế có sự phối
hợp và thành lập một tổ chức hợp tác kinh tế Châu Âu, nay là (OECD).
Trong khuôn khổ hợp tác phát triển các nƣớc OECD đã lập ra những uỷ ban
chuyên môn, trong đó có Uỷ ban viện trợ phát triển (DAC) nhằm giúp các nƣớc
đang phát triển trong việc phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu tƣ. ODA bao
gồm viện trợ không hoàn lại là 25%, còn 75% là cho vay. Lợi thế khi vay nguồn
9


viện trợ ODA là nguồn vốn khá lớn, điều kiện vay thuận lợi, lãi suất thấp. ODA là
nguồn vốn rất quan trọng đối với các nƣớc đang phát triển.
Cho đến nay chƣa có định nghĩa hoàn chỉnh về ODA, nhƣng sự khác biệt
giữa các định nghĩa không nhiều, có thể thấy điều này qua một số khái niệm sau:
Hỗ trợ phát triển chính thức (hay ODA, viết tắt của cụm từ Official
Development Assistance), là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì
các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp
với thời gian vay dài, đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh
nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước
được đầu tư. Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay.
Năm 1972, lần đầu tiên Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) đã đƣa
ra khái niệm về ODA nhƣ sau: "ODA là một giao dịch chính thức được thiết lập với
mục đích chính là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát
triển. Điều kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ
không hoàn lại chiếm ít nhất 25%".
Tuy nhiên, năm 1999 trong “Báo cáo đánh giá viện trợ khi nào có tác dụng,

khi nào không và tại sao?” WB có đƣa ra khái niệm về ODA nhƣ sau:
"ODA là một phần của Tài chính phát triển chính thức (ODF) trong đó có
yếu tố viện trợ không hoàn lại cộng với cho vay ưu đãi và phải chiếm ít nhất 25%
trong tổng viện trợ thì gọi là ODA ".
ODA là tất cả các nguồn tài chính mà Chính phủ các nƣớc phát triển và Tổ
chức đa phƣơng dành cho các nƣớc đang phát triển.
Theo chƣơng trình phát triển liên hợp quốc (UNDP) trong "Báo cáo tổng
quan viện trợ phát triển chính thức tại Việt Nam - tháng 12 năm 2002" có đƣa ra
khái niệm về ODA nhƣ sau:
"Viện trợ phát triển chính thức (ODA) bao gồm tất cả các khoản viện trợ
không hoàn lại và các khoản cho vay đối với các nước đang phát triển, cụ thể là do
khu vực chính thức thực hiện, chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và phúc lợi,

10


cung cấp với các điều khoản ưu đãi về mặt tài chính (nếu là vốn vay thì có phần
không hoàn lại ít nhất là 25%)".
Tại nghị định 17/2001/NĐ-CP ngày 4/5/2001 về Quy chế quản lý và sử dụng
Nguồn ODA, khái niệm ODA đƣợc xác định nhƣ sau:
"ODA (sau đây gọi tắt là ODA) trong quy chế này được hiểu là hoạt động
hợp tác phát triển giữa nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt nam với Nhà tài trợ bao gồm: Chính phủ nước ngoài, các tổ chức liên chính
phủ hoặc liên quốc gia".
Tại Nghị định số 131/2009/ NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính Phủ ban hành
Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức khái niệm ODA
đƣợc xác định:
“Hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt là ODA) trong Quy chế này
được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, các

tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ”.
"Các hình thức cung cấp ODA bao gồm (a) ODA không hoàn lại, (b) ODA
vay ƣu đãi có yếu tố không hoàn lại (còn gọi là thành tố hỗ trợ) đạt ít nhất 25%".
Nhƣ vậy, các khái niệm ODA ở trên đều thông nhất ở 4 vấn đề cơ bản nhƣ
sau: ODA là mối quan hệ hợp tác phát triển mang tính "Hỗ trợ" giữa quốc gia này
với quốc gia khác nhằm thúc đẩy "Phát triển " kinh tế - xã hội thông qua con đƣờng
"Chính thức " giữa cấp Nhà nƣớc và Nhà nƣớc, giữa Nhà nƣớc và Chính phủ với
các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia và mối quan hệ "ODA" này hình
thành và phát triển dựa trên nền tảng của một phần cho không (phần không hoàn lại
hay còn gọi là thành tố hỗ trợ) kết tinh trong tổng nguồn vốn ODA hàng năm mà
nƣớc này cam kết dành cho nƣớc khác để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh
tế và xã hội đã định với giá trị ít nhất là 25% so với tổng giá trị viện trợ.

11


1.2.2. Đặc điểm của nguồn vốn ODA
1.2.2.1. Vốn ODA có tính chất ưu đãi
Ngay trong các khái niệm về nguồn vốn ODA đã cho thấy nguồn vốn ODA
mang nhiều yếu tố ƣu đãi so với các nguồn vốn khác: Tính ƣu đãi thể hiện ở phần
viện trợ không hoàn lại khá lớn. Còn phần cho vay chủ yếu là vay ƣu đãi với lãi suất
thấp hơn các khoản vay thông thƣờng rất nhiều (thƣờng dƣới 3%), thời gian ân hạn
và thời gian trả nợ dài. Một khoản vay ODA thƣờng có thời gian sử dụng vốn dài,
thƣờng 30-40 năm, gồm 2 phần: thời gian ân hạn (từ 5-10 năm) và thời gian trả nợ
(gồm nhiều giai đoạn và những tỷ lệ trả nợ khác nhau ở trong từng giai đoạn).
Trong hình thức cung cấp nguồn vốn ODA tại Nghị định số 131/2009 NĐCP ngày 9/11/2006 của Chính Phủ cũng thể hiện rõ tính ƣu đãi: ODA không hoàn
lại: là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ; ODA vay ƣu
đãi (hay còn gọi là tín dụng ƣu đãi): là khoản vay với các điều kiện ƣu đãi về lãi
suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm “yếu tố không hoàn lại” (còn gọi
là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối

với các khoản vay không ràng buộc; ODA vay hỗn hợp: là các khoản viện trợ không
hoàn lại hoặc các khoản vay ƣu đãi đƣợc cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng
thƣơng mại, nhƣng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với
các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.
Sự ƣu đãi còn thể hiện ở chỗ vốn ODA chỉ dành riêng cho các nƣớc đang và
chậm phát triển, vì mục tiêu phát triển. Có hai điều kiện cơ bản nhất để các nƣớc
đang và chậm phát triển có thể nhận đƣợc ODA là:
Điều kiện thứ nhất: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu ngƣời
thấp. Nƣớc có GDP bình quân đầu ngƣời càng thấp thì thƣờng đƣợc tỷ lệ viện trợ
không hoàn lại của ODA càng lớn và khả năng vay với lãi suất thấp và thời hạn ƣu
đãi càng lớn.
Điều kiện thứ hai: Mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nƣớc này phải phù hợp
với chính sách và phƣơng hƣớng ƣu tiên xem xét trong mối quan hệ giữa bên cấp và
bên nhận ODA. Thông thƣờng các nƣớc cung cấp ODA đều có những chính sách và
12


ƣu tiên riêng của mình, tập trung vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay có khả năng
kỹ thuật và tƣ vấn. Đồng thời, đối tƣợng ƣu tiên của các nƣớc cung cấp ODA cũng có
thể thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy, nắm bắt đƣợc xu hƣớng ƣu tiên và tiềm
năng của các nƣớc, các tổ chức cung cấp ODA là rất cần thiết.
Về thực chất, ODA là sự chuyển giao có hoàn lại hoặc không hoàn lại trong
những điều kiện nhất định một phần tổng sản phẩm quốc dân từ các nƣớc phát triển sang
các nƣớc đang phát triển. Do vậy, ODA rất nhạy cảm về mặt xã hội và chịu sự điều
chỉnh của dƣ luận xã hội từ phía nƣớc cung cấp cũng nhƣ từ phía nƣớc tiếp nhận ODA.
1.2.2.2. ODA thường gắn với các điều kiện ràng buộc
Vốn ODA có thể ràng buộc (ràng buộc một phần hoặc không ràng buộc)
nƣớc nhận về địa điểm chi tiêu. Ngoài ra mỗi nƣớc cung cấp viện trợ cũng đều có
những ràng buộc khác và nhiều khi các ràng buộc này có mối liêu hệ rất chặt chẽ
đối với nƣớc nhận. Ví dụ nhƣ Nhật Bản luôn quy định vốn ODA của Nhật đều đƣợc

thực hiện bằng đồng Yên Nhật (JPY).
Hầu hết các nƣớc viện trợ nói chung đều có mục đích và những ràng buộc
nhất định áp đặt cho nƣớc nhận vốn nhằm đạt đƣợc những ảnh hƣởng về kinh tế,
chính trị... Nhƣ đã trình bày ở phần sự ra đời của ODA, lúc đầu, Mỹ viện trợ cho
các nƣớc Châu Âu (nƣớc Tƣ bản chủ nghĩa) để ngăn chặn sự ảnh hƣởng của Liên
Xô và các nƣớc XHCH. Tuy nhiên, kể từ đầu thập kỷ 90, khi mà các nƣớc XHCN ở
Đông Âu thay đổi thể chế chính trị thì các nƣớc phƣơng Tây cũng đã cung cấp
ODA, tạo điều kiện cho các nƣớc này chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng. Ví dụ,
Nhật nặng về viện trợ cho các nƣớc Châu á, Đức và Áo dành phần lớn viện trợ cho
các nƣớc Đông Âu và Liên Xô cũ, Mỹ lại rất quan tâm đến Trung Đông. Nhƣ vậy là
ngay từ khi sinh ra, ODA đã mang trong mình tính ràng buộc về chính trị.
ODA gắn với điều kiện kinh tế: Các nƣớc viện trợ nói chung đều muốn đạt
đƣợc những ảnh hƣởng về kinh tế, đem lại lợi nhuận cho hàng hoá, dịch vụ trong
nƣớc. Họ gắn quỹ viện trợ với việc mua hàng hoá và dịch vụ trong nƣớc của họ.
Việc này đã giúp cho việc tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ trong nƣớc, làm chủ thị

13


trƣờng xuất khẩu. Ngoài ra, ODA còn dọn đƣờng cho nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài (FDI) chảy vào các nƣớc nhận viện trợ.
ODA gắn liền với nhân tố xã hội. Uỷ ban Châu Âu chứng minh đƣợc rằng
90% dân chúng coi vấn đề phát triển là rất quan trọng. 80% dân chúng Châu Âu cho
rằng phải tăng ngân sách phát triển của liên minh Châu Âu (EU). Ở các nƣớc có
ODA dƣới 0.7% GNP, hơn 70% dân chúng cho rằng Chính phủ nên tăng ngân sách
viện trợ phát triển của nƣớc mình. Nhật Bản, một nƣớc cấp viện trợ lớn nhất Thế
giới, 47% số ngƣời đƣợc hỏi muốn duy trì mức viện trợ hiện tại và 33% muốn tăng
hơn nữa.
Điều kiện giải ngân
Việc quản lý nguồn vốn ODA có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào

việc giải ngân ODA. Giải ngân nhanh, thuận lợi và đúng mục tiêu luôn là yêu cầu
các nhà tài trợ đặt ra cho các nƣớc nhận tài trợ đặc biệt quan tâm. Trên thực tế đối
với các dự án do Chính phủ quản lý, điều hành thì điều kiện giải ngân thƣờng là
điều kiện khung và có nhiều hình thức giải ngân để bên tiếp nhận lựa chọn sao cho
việc giải ngân nhanh chóng, thuận tiện. Loại ODA do Nhà tài trợ trực tiếp quản lý
thì điều kiện giải ngân thƣờng là thanh toán trực tiếp từ ngƣời đại diện bên tài trợ
cho đối tác liên quan đến dự án đƣợc tài trợ, cơ quan đại diện bên nhận tài trợ (cơ
quan dự án) không đƣợc mở tài khoản để tiếp nhận tiền tài trợ, không trực tiếp
thanh toán các khoản chi tiêu liên quan đến dự án.
ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ
Thời gian đầu khi tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA các quốc gia không
cảm nhận đƣợc các gánh nặng nợ, thời gian này vẫn nằm trong các điều khoản đƣợc
ƣu đãi và tạo ra sự tăng trƣởng nhất định. Tuy nhiên, nếu quản lý, sử dụng hoặc cân
đối nguồn vốn không hiệu quả sẽ dẫn tới gánh nặng rất lớn, không có nguồn để trả
nợ khi các khoản nợ đến hạn trả nợ. Vấn đề nữa là nguồn vốn ODA thƣờng không
đầu tƣ trực tiếp cho hoạt động sản xuất mà phần lớn đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng, hỗ trợ
kỹ thuật,… Do đó, trong khi hoạch định chính sách sử dụng ODA phải phối hợp với
các nguồn vốn để tăng cƣờng sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu.
14


×