Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phân tích mặt tích cực và tiêu cực khi Việt Nam tiến hành toàn cầu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.27 KB, 15 trang )

DÀN BÀI
Không thể phủ nhận một sự thật rằng kể từ khi toàn cầu hóa trở thành
một dòng chảy chính, đã có rất nhiều quốc gia phát triển hơn. Tuy nhiên điều
gì cũng có những mặt trái của nó, toàn cầu hóa cũng vậy.
Không hề phủ nhận những thành tự và sự đúng đắn của toàn cầu hóa
nói chung.
Đằng sau tính phồn hoa của cái đích mà toàn cầu hóa đem lại vẫn còn
rất nhiều thực trạng chúng ta cần phải giải quyết.
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm tạo
ra cơ sở vật chất cho thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vì vậy việc nhìn
nhận một cách khách quan về thời cơ, thách thức do toàn cầu hóa mang lại là
rất cần thiết.


I.

LỜI MỞ ĐẦU

Thế giới của chúng ta đang trải qua một bước chuyển mình to lớn mà
những người sống ở thế kỉ trước không thể ngờ tới. Nhà cao tầng mọc lên ở
khắp nơi, cùng với đó là hàng loạt công nghệ mới ra đời làm cho cuộc sống
của chúng ta dường như nhàn nhã hơn rất nhiều. Sự phát triển vượt bậc của
lực lượng sản xuất , sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã làm cho nền kinh
tế các quốc gia xích lại gần nhau , xâm nhập lẫn nhau tạo nên một sắc thái
kinh tế đa phương mang tính toàn cầu.
Trong thời gian gần đây người ta thường thấy xuất hiện khái niệm “Toàn
Cầu
Hóa”,

đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu không chỉ của riêng mỗi quốc gi
a mà là vấn đề chung của toàn nhân loại. Và Việt Nam của chúng ta cũng


không nằm ngoài xu thế chung đó.
Thế thì “ Toàn Cầu Hóa” là gì?, nó có tác động như thế nào? Và rồi Việt
Nam cần làm gì để tham gia hội nhập một cách hiệu quả nhất, thì ngày hôm
nay nhóm chúng tôi xin được phép làm rõ hơn cho vấn đề này thông qua đề
tài : “ TOÀN CẦU HÓA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN”.


II.

NỘI DUNG

1 Khái niệm:
Thuật ngữ toàn cầu hóa được sử dụng phổ biến vào khoảng cuối những
năm 80 trở lại đây, dùng để diễn đạt một nhận thức mới của loài người về một
hiện tượng, một quá trình quan trọng trong quan hệ quốc tế hiện đại.
Có nhiều quan điểm khác nhau về toàn cầu hóa nhưng quan điểm quan
trọng mà ta nhận thấy là toàn cầu hóa không chỉ là quá trình phản ánh sự gia
tăng của các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau mà nét quan trọng hơn là phản
ánh qui mô của các hoạt động liên quốc gia. Từ đó, ta có thể đưa ra một khái
niệm mang tính chất khái quát về toàn cầu hóa: “ Toàn cầu hóa là sự gia tăng
mạnh mẽ các mối quan hệ gắn kết, tác động, phụ thuộc lẫn nhau, là quá trình
mở rộng qui mô và cường độ hoạt động giữa các khu vực, các quốc gia, các
dân tộc trên phạm vi toàn cầu trong sự vận động, phát triển”.
Toàn cầu hóa là xu hướng bao gồm nhiều phương diện: kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội… Trong các măt đó, toàn cầu hóa kinh tế vừa là trung tâm,
vừa là cơ sở thúc đẩy các lĩnh vực khác của xu thế toàn cầu hóa nói chung.

2 Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa là:






Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.
Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực.

3 Toàn cầu hóa của Việt Nam
3.1 Tiến trình toàn cầu hóa của Việt Nam
3.1.1 Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á (ASEAN)

Việc trở thành thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á (ASEAN)
năm 1995 đánh dấu bước đi quan trọng đầu tiên trong tiến trình toàn cầu hóa
của Việt Nam.
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian
Nations-ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 tại Băng-Cốc, Thái Lan. Bao
gồm 10 nước thành viên: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia,
Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam.


ASEAN có diện tích hơn 4.5 triệu km2 với dân số khoảng 575 triệu
người; GDP khoảng 1281 tỷ USD và tổng kim ngạch xuất khẩu 750 tỷ USD.
Các nước ASEAN có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và hiện nay
đang đứng hàng đầu thế giới về cung cấp một số nguyên liệu cơ bản như:








Cao su (90% sản lượng cao su thế giới)
Thiếc và dầu thực vật (90%)
Gỗ xẻ (60%), gỗ súc (50%)
Cũng như gạo
Đường dầu thô
Dứa...

Việt Nam tham gia Asean ngày 28/7/1995. Hơn 10 năm kể từ khi gia
nhập ASEAN, Việt Nam đã để lại ấn tượng khá tốt đẹp đối với các nước
ASEAN không chỉ về thành tựu phát triển kinh tế (nhất là trong lĩnh vực tăng
trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo) mà còn trong việc thực hiện cam kết hội
nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Từ sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, tốc độ tăng trưởng
trung bình hàng năm đạt trên 20%. Năm 1994, tổng giá trị xuất nhập khẩu của
Việt Nam với ASEAN chiếm tỉ trọng 21%, đến đầu những năm 2000 chiếm
trên 25%.
Về đầu tư, đến tháng 6/1995, các nước trong ASEAN đầu tư vào Việt
Nam gần 200 dự án với tổng số vốn pháp định trên 2 tỉ USD, chiếm 15% FDI
vào Việt Nam thời điểm đó. Đến năm 2004, các nước khác trong ASEAN đã
đầu tư trên 600 dự án với tổng số vốn đăng ký trên 10 tỉ USD, chiếm 27% FDI
vào Việt Nam. Tính đến hết tháng 5/2007, khu vực ASEAN có 1.179 dự án
đầu tư được cấp phép tại Việt Nam, với tổng vốn trên 16 tỷ USD. Trong số
này, Xingapo vẫn giữ vị trí dẫn đầu với 474 dự án và 9,07 tỷ USD còn hiệu


lực, đứng thứ hai trong tổng số 78 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt
Nam; tiếp theo là Malaixia với 219 dự án và 1,7 tỷ USD, đứng thứ 10.
3.1.2 Việt Nam gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình


Dương (APEC)
Thành lập tháng 11/1989, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình
Dương (APEC) là một diễn đàn kinh tế mở, nhằm xúc tiến các biện pháp kinh
tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên trên cơ sở
hoàn toàn tự nguyện trong khi thực sự mở cửa đối với tất cả các nước và khu
vực khác. Hiện nay, APEC có 21 thành viên chiếm khoảng 52% diện tích lãnh
thổ, 59% dân số, 70% nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới và đóng góp
khoảng 57% GDP toàn cầu và hơn 50 % thương mại thế giới.

Việt Nam nộp đơn gia nhập tháng 6/1996 và và trở thành thành viên chính
thức tháng 11 năm 1998.
Đầu tư trực tiếp (FDI) của các thành viên APEC vào Việt Nam tính từ năm
1988 đến hết tháng 9/2006 có 6.527 dự án, với tổng số vốn đăng ký mới và
bổ sung lên đến 49391,5 triệu USD, chiếm 83,1% về tổng số dự án và chiếm
69,2% về tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời
gian tương ứng. Trong 14 nước và vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào Việt
Nam (trên 1 tỷ USD) thì APEC đã có 10 "đại gia”. Chỉ với 10 nước và vùng
lãnh thổ trên, lượng vốn đầu tư đăng ký đạt 47273,3 triệu USD, chiếm 95,7%
APEC và chiếm 66,2% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào
Việt Nam.


APEC cũng là nguồn hỗ trợ nguồn vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam so với
các khu vực khác; trong đó Nhật Bản là nước có số vốn cam kết và giải ngân
lớn nhất trong tất cả các nước và các tổ chức trên thế giới.
Xuất khẩu của Việt Nam vào các nước và vùng lãnh thổ thuộc APEC cũng
khá lớn: Năm 2005 đã chiếm 71,6% tổng kim ngạch xuất khẩu sang tất cả các
nước trên thế giới.
Nhập khẩu của Việt Nam từ APEC cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất so với

tổng số: năm 1995 đạt 6,5 tỷ USD, chiếm 79,6%; năm 2000 đạt 13 tỷ USD,
chiếm 81,3%; năm 2002 đạt 15,8 tỷ USD, chiếm 80%; năm 2003 đạt 20,1 tỷ
USD, chiếm 79,4%; năm 2004 đạt 25,7 tỷ USD chiếm 83,8%; năm 2005 đạt
29,9 tỷ USD, chiếm 80,7%.
3.1.3 Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

WTO là chữ viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade
Organization) . WTO được thành lập ngày 1/1/1995, kế tục và mở rộng phạm
vi điều chỉnh thương mại quốc tế của khuôn khổ tiền thân là GATT - Hiệp định
chung về Thuế quan Thương mại.
Tính đến năm 2014 thì WTO có 160 thành viên.

.
Sau khi tiến hành hàng loạt các cuộc đàm phán song phương, đa phương
và tham vấn kể từ khi đệ đơn gia nhập năm 1995, ngày 11 tháng 1 năm 2007,
Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO). Đây là một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập với nền
kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Nền kinh tế Việt Nam chuyển biến hết sức tích cực trong năm 2007 như
tăng trưởng GDP tăng 8,48%, xuất khẩu đạt 21,5%, sản lượng công nghiệp
tăng mạnh với mức 10,6%, số vốn cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt
con số kỷ lục lên đến 20,3 tỷ USD, thị trường chứng khoán phát triển mạnh
với tỷ lệ vốn hoá lên đến hơn 40% GDP. Việt Nam đang và ngày càng thu hút
lượng lớn các nhà đầu tư lớn trên thế giới tới đầu tư, và trở thành một trong
những quốc gia đang bứt phá mạnh mẽ về kinh tế.


3.1.4 Việt Nam gia nhập Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

Quỹ tiền tệ quốc tế (tiếng Anh: International Monetary Fund, viết tắt IMF)

là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo
dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ
tài chính khi có yêu cầu.
Trụ sở chính đặt tại Washington, D.C. - Hoa Kỳ

Quỹ tiền tệ quốc tế được chính thức thành lập ngày 27/12/1945 với tôn chỉ
thúc đẩy sự hợp tác tiền tệ quốc tế, tăng cường ổn định ngoại hối, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, và cung cấp hỗ trợ tài chính tạm thời cho các nước hội
viên để giảm nhẹ mức độ mất cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế.
Tổng số hội viên của IMF cho tới nay là 187 nước. Các nước thành viên có cổ
phần lớn nhất trong IMF hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp. Trụ sở
chính đặt tại Washington, D.C. - Hoa Kỳ
Chính quyền sài gòn chính thức gia nhập IMF từ 18/08/1956.
Năm 1976, Việt Nam chính thức kế tục quy chế hội viên của IMF từ chính
quyền Việt Nam Cộng hòa và được quyền vay tại IMF với khoảng 200 triệu
USD từ năm 1976 - 1981.


Vào năm 1984, Việt Nam bắt đầu phát sinh nợ quá hạn với IMF.
Trong giai đoạn 1985 - 10/1993, IMF đình chỉ quyền vay vốn của Việt
Nam. Đến tháng 10 năm 1993 việt nam nối lại quan hệ tài chính với IMF.
từ năm 1993 - 2004, IMF cung cấp cho Việt Nam khoản vay với tổng vốn
cam kết 1.094 triệu USD và được giải chi hơn 880 triệu USD.
Từ tháng 4/2004 đến nay, IMF không còn chương trình cho Việt Nam vay
vốn nhưng vẫn tiến hành nhiều hoạt động như tư vấn về chính sách và hỗ trợ
kỹ thuật cho Việt Nam hàng năm trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính,
thương mại, cải cách doanh nghiệp nhà nước, tiền tệ, ngoại hối, thanh tra
ngân hàng, cải cách thuế (tư vấn cho Bộ Tài chính), xác định mục tiêu lạm
phát, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố… Ngoài ra, cán bộ ngân hàng
nhà nước và các ngành liên quan được tham dự các khóa đào tạo, hội thảo

ngắn hạn và được cấp học bổng dài hạn theo chương trình đào tạo do IMF tổ
chức.
Hiện nay cổ phần của Việt Nam tại IMF là 460,7 triệu SDR, chiếm 0,193%
tổng khối lượng cổ phần và có tỷ lệ phiếu bầu là 0,212% tổng số quyền bỏ
phiếu.
3.1.5 Việt Nam gia nhập Ngân hàng Thế giới (WB)

Ngân hàng Thế giới (WB) được thành lập vào năm 1944, trụ sở chính đặt
tại Washington, D.C. WB hiện có hơn 9000 nhân viên làm việc tại hơn 100
văn phòng đại diện trên toàn thế giới.
WB là một tổ chức quốc tế gồm có 5 cơ quan hoạt động tương đối độc lập
với nhau gồm:
 Hiệp hội Phát triển Quốc Tế (IDA)
 Ngân hàng Quốc tế về Tái Thiết và Phát triển (IBRD)
 Công ty Tài chính Quốc Tế (IFC)
 Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa biên (MIGA)
 Trung tâm Quốc tế về xử lý tranh chấp Đầu tư (ICSID).


Ngày 18/8/1956, chính quyền Sài gòn Nam Việt Nam đã gia nhập WB.
Ngày 21/9/1976, nước CHXHCN Việt Nam tiếp quản tư cách hội viên tại
WB của Chính quyền Sài Gòn cũ.
Cổ phần của Việt nam tại WB được phân bổ như sau:
 + IBRD là 968 cổ phần. Tổng số phiếu bầu là 1218, chiếm 0,07%;
 + IDA với tổng số phiếu bầu là 61.168, chiếm 0,3%;
 + IFC là 446 cổ phần. Tổng số phiếu bầu là 696, chiếm 0,03%;
 + MIGA là 388 cổ phần. Tổng số phiếu bầu là 629, chiếm 0,29%;
Sau một thời gian dài gián đoạn (tư 1978-1993), Việt Nam chính thức nối
lại quan hệ với WB vào tháng 10/1993. Từ đó đến nay, mối quan hệ Việt Nam
– WB ngày càng được tăng cường và phát triển mạnh mẽ. Trong thời gian

này, nhiều Đoàn cán bộ cấp cao của WB đã sang thăm và làm việc tại Việt
Nam để trao đổi với Chính phủ về tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt
Nam và tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ giúp của Chính phủ. Ban Giám đốc Điều
hành của WB cũng cam kết sẽ tiếp tục cung cấp những hỗ trợ cần thiết nhằm
đáp ứng nhu cầu của Chính phủ, góp phần hỗ trợ Việt nam thực hiện thành
công Chương trình Xoá đói Giảm nghèo và Phát triển Kinh tế Xã hội.
Ngày 14/09/1994, WB chính thức mở Văn phòng tại Hà nội. Từ năm 1993
đến nay, WB đã bổ nhiệm nhiều cán bộ giữ chức vụ Giám đốc Văn phòng WB
tại Việt nam: ông Bradley Babson (1993-1997), ông Andrew Steer (19972002), ông Klaus Rohland (2002 – 2007), ông Ajay Chibber (2007 – 2009) và
hiện nay là Bà Victoria Kwakwa.


3.2 Tác động của toàn cầu hóa đến Việt Nam:
3.2.1 Tích cực:

Toàn cầu hóa với những áp lực của nó sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển
với tốc độ cao, nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ để các quốc gia
củng cố hơn nữa vai trò, vị trí của mình để chống chọi lại với sự cạnh
tranh khốc liệt trên các phương diện đời sống chính trị, kinh tế xã hội.
- Trong lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự xã hội, toàn cầu hóa làm cho
các quốc gia xích lại gần nhau hơn, sự giao lưu, trao đổi giữa các quốc
gia trở nên dễ dàng hơn.
- Tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa kinh tế đã đáp ứng và tạo ra
nhu cầu ngày càng đa dạng và thúc đẩy tiêu dung và qua đó mà thúc
đẩy sản xuất phát triển.
- Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho ngưòi lao động
và dân cư: theo số liệu của tống cục thống kê trong hai năm đầu mới
gia nhập WTO, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đã tạo thêm được việc
làm mới, dù chưa nhiều như mong đợi đế giải tỏa sức ép bố trí việc
làm vẫn còn cao. Thời kỳ 3 năm hội nhập 2007-2009, mức tăng bình

quân hàng năm là 1,03 triệu việc làm. Đã cải thiện đới sống người dân
việt nam, chúng ta từ một nước có thu nhập thấp đã thay đổi thành
nước có thu nhập trung bình. Đến năm 2011 thu nhập bình quân đầu
người là 1.300 USD/ người.
Ngoài ra hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì thị trường lao động sẽ được
mở rộng thông qua việc xuất khẩu lao động sang các nước như: Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan...làm cho thị trường lao động của nước ta sôi động hẳn
lên. Bởi xuất khẩu lao động vừa tạo ra công ăn việc làm cho người lao động
vừa góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của xã hội. Tính đến năm 2001
đã có 310.000 lao động và chuyên gia Việt Nam sang làm việc làm việc tại 40
và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm nghề khác nhau. Năm 2002 đã đưa 46.120
người đi làm việc tại nước ngoài, tăng 24,46% so với năm trước và tăng
21,37% so với kế hoạch, trong đó có 13.200 lao động sang Đài Loan, 20.000
lao động sang Hà Quốc. Xuất khẩu lao động ra thị trường đã trở thành động
lực quan trọng thúc đẩy phát triển hệ thống đào tạo việc làm, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực.
- Về môi trường: Nền kinh tế toàn cầu hóa thúc đẩy quá trình tìm kiếm
và khai thác các nguồn năng lượng mới sạch hơn, an toàn hơn cho
môi trường, tận dụng nhiều nguồn năng lượng từ tự nhiên như năng
lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều...Đây là những
nguồn năng lượng đang được ứng dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia vì
-


chúng là vô tận và vĩnh cửu.Chẳng hạn như ngành công nghiệp năng
lượng thì sử dụng năng lượng mặt trời làm pin, năng lượng gió để phát
điện…
3.2.2 Tiêu cực:

Toàn cầu hóa tạo cơ hội mở rộng thị trường, tạo ra sự canh tranh gay

gắt song là cuộc chay đua không cân sức giữa các nước giàu, các tập
đoàn tư bản khổng lồ với các nước kém phát triển. Trong cuộc chạy
đua đó, chắc chắn các nước đang và kém phát triển sẽ bị thua thiệt và
Toàn cầu hóa đã khoét sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo, làm trầm
trọng thêm sự bất công xã hội trong từng nước và giữa các nước với
nhau.
- Toàn cầu hóa cũng tạo ra nguy cơ làm mất độc lập tự chủ của các
quốc gia, đồng thời nó cũng tạo ra khả năng quốc tế hóa các hiện
tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội.
- Quá trình đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, năng
suất lao động và cạnh tranh làm cho một bộ phận lao động bị thất
nghiệp:
 Chỉ tính trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, lao động dư thừa do
không đáp ứng được yêu cầu đổi mới công nghệ chiếm tới 30,41% tổng
số lao động dư thừa, năm 2009
 Năm 2009, cả nước có 1,3 triệu lao động thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp là
2,9% cao hơn mức 2,38% của năm 2008. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp
thành thị là 4,46% xấp xĩ năm 2008, nông thôn là 2,25% cao hơn mức
1,53% của năm 2008.
- Vấn đề gìn giữ văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc ngày càng trở
thành mối quan tâm bởi quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế làm tăng giao lưu quốc tế và tính đồng nhất trên nhiều lĩnh vực
đời sống xã hội. Các nền kinh tế mạnh ảnh hưởng nhiều đến các nước
khác.
Nhiều
giá
trị
riêng
của
dân tộc bị xói mòn và mất dần ảnh hưởng. Do vậy, cùng với quá trình

toàn cầu hóa và hội nhập, cũng đồng thời diễn ra quá trình các nước bị
mất dần phong tục tập quán, làm xói mòn dần bản sắc văn hóa dân
tộc. Những giá trị chung của con người với khuynh hướng đồng nhất ở
góc độ nào đó hay có thể lai tạp nhiều giá trị của các nền văn hóa khác
nhau đã và đang diễn ra ngày càng rõ…
-

-

Môi trường vừa là tác nhân vừa là nạn nhân của “Toàn cầu
hóa”.!!!


Nhiều lĩnh vực được các nhà đầu tư nước ngoài chuyển sang các nước
đang phát triển, đang dần hủy hoại môi trường ở những quốc gia này và tất
nhiên trong đó có VN.
 Môi trường thành nạn nhân khi quá trình toàn cầu hóa thương mại thúc

đẩy kinh tế xuyên biên giới, chuyển giao công nghệ tiên tiến nhưng do
không đáp ứng được yêu cầu về kinh phí cũng như chuyên gia nên hậu
quả là quy mô triển khai bị " trục trặc"  môi trường lãnh hậu quả.
 Quá trình chuyển vận, xuất nhập khẩu xuyên biên giới (tuồn chất thải
xuyên biên giới) sang các nước nghèo, kém kỹ thuật xử lý gây tồn đọng
môi trường...
 Sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa ở các nước làm cho
nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, rừng bị tàn phá, không
khí và các nguồn nước bị ô nhiễm. Từ đó trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến
lũ lụt lớn thường diễn ra ở nhiều nơi, hiện tượng thiếu nước sinh hoạt, sa
mạc hóa đất đai... đe dọa an toàn cuộc sống con người và ảnh hưởng xấu
đến các hoạt động kinh tế-xã hội.

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm tạo ra cơ
sở vật chất cho thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vì vậy việc nhìn nhận một
cách khách quan về thời cơ, thách thức do toàn cầu hóa mang lại là rất cần
thiết.
3.3 Giải pháp của việt nam trong quá trình hội nhập toàn cầu hóa:
3.3.1 Đẩy mạnh đầu tư và phát triển triển giáo dục.

Đầu tiên là vấn đề giáo dục. trong thời đại toàn cầu hóa tri thức trở nên
quan trọng hơn bao giờ hết, đội ngũ trí thức là động lực thúc đẩy quá trình hội
nhập nhanh hơn. Vì vậy, đầu tư cho giáo dục là một phương án tối ưu, mang
tính lâu dài, bền vững, đem lại hiểu quả to lớn, góp phần đưa đất nước hội
nhập sâu rộng hơn cùng với bạn bè quốc tế. hơn nữa, đối tượng giáo dục là
thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước, nếu họ được đào tạo, giáo dục
chu đáo, được chuẩn bị một nền tảng kiến thức thì họ sẽ là những người đưa
đất nước phát triển và hội nhập nhanh chóng, mạnh mẽ và hiệu quả.

3.3.2 Có chính sách tài chính, tiền tệ phù hợp.

Phải có chính sách cởi mở, thông thoáng để thu hút một cách tối đa mọi
nguồn lực tài chính ở trong và ngoài nước.
Phải có chính sách phù hợp để tăng nguồn tài chính cho đầu tư phát triển,
cũng như quản lý và sử dụng có hiệu quả cho sự phát triển của đất nước
tránh lãng phí, thất thoát, tham nhũng.


3.3.3 Xây dựng các văn bản pháp luật và các thiết chế để bảo vệ nền

kinh tế.
Nền kinh tế nước ta đang tham gia hội nhập quốc tế ngày càng xâu sắc và toàn
diện, vì thế cần có sự quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng các văn bản pháp luật và

các thiết chế để bảo vệ nền kinh tế nước nhà như: các biện pháp bảo vệ nền kinh tế khi
nền kinh tế thế giới có những biến cố bất lợi, các quy định về chống bán phá giá,
chống trợ cấp, cũng như các biện pháp đối kháng trong thương mại quốc tế,…
3.3.4 Tiến hành hội nhập từng bước, dần dần mở cửa thị trường với

trình độ hợp lý.
Xây dựng chiến lược hội nhập kinh tế, xác định bước đi và kế hoạch triển khai
thực hiện cụ thể rõ ràng. Nước ta nhập cuộc đua tranh kinh tế khi trình độ phát triển
kinh tế và công nghệ còn yếu kém. vì vậy, phải tiến hành hội nhập từng bước, dần dần
mở cửa thị trường với trình độ hợp lý. Lộ trình đó được thỏa thuận và xác định qua
đàm phán song phương và đa phương.
3.3.5 Phát huy tối đa các lợi thế so sánh của mình để đẩy mạnh phát

triển
Việt nam phải tận dụng các cơ hội do các tiến trình toàn cầu hóa mang lại về vốn,
công nghệ, kỹ thuật,… trên cơ sở phát huy tối đa các lợi thế so sánh của mình để đẩy
mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến; đi từ những ngành sử dụng nhiều lao
động sang những ngành sử dụng nhiều vốn và đặc biệt tranh thủ ứng dụng công nghệ
cao để dần phát trển những ngành sử dụng hàm lượng công nghệ tri thức cao.
3.3.6 Tập trung đầu tư xây dựng các ngành mũi nhọn

Tập trung đầu tư xây dựng các ngành mũi nhọn (điện tử; chế biến nông, thủy sản;
đóng tàu;…) để hướng về xuất khẩu, để vươn lên cạnh tranh, xác định vị trí ổn định
trên thị trường quốc tế và khu vực.
3.3.7 Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn

dân
Để giữ vững chủ quyền quốc gia, chúng ta cần phải tăng cường tiềm lực quốc
phòng trên cơ sở xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân
phù hợp với đặc điểm, yêu cầu mới. Vì để can thiệp, xâm phạm chủ quyền của một

quốc gia, thế lực xâm lược chưa đến mức phải sử dụng chính thức các hoạt động
chiến tranh xâm lược kiểu mới, mà trên thực tế chỉ với việc sử dụng môi trường toàn
cầu hóa để tạo áp lực và can thiệp, chi phối cũng đã đạt được mục tiêu đặt ra.
3.3.8 Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại:

Cơ cấu của nền kinh tế nước ta đã từng bước chuyển dịch nhưng vẫn chưa phù
hợp (khu vực nông – lâm – ngư nghiệp còn quá cao trên 20%; khu vực dịch vụ còn
thấp hơn công nghiệp và xây dựng).


Cần tập trung cao độ cho việc thay đổi cơ cấu nền kinh tế, phải giảm nhanh cơ cấu
khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tạo điều kiện cho dịch vụ phát triển.


III.

KẾT LUẬN

Không thể phủ nhận một sự thật rằng kể từ khi toàn cầu hóa trở thành một
dòng chảy chính, đã có rất nhiều quốc gia phát triển hơn. Tuy nhiên điều gì
cũng có những mặt trái của nó, toàn cầu hóa cũng vậy.
Vì thế nước ta phải chủ động nắm bắt thời cơ, tích cực tham gia quá trình
hợp tác, phân công lao động quốc tế, phát huy mọi lợi thế có sẵn và tìm lợi
thế so sánh để vươn lên, phát triển nhanh và vững chắc,… chúng ta có thể
tin tưởng rằng nước ta đang trong thế vươn tầm, có đủ năng lực và trí tuệ
để tiến bước cùng thế giới, tiến bước cùng thời đại; nhất định thực hiện
được mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh.
THE END




×