Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.84 KB, 74 trang )

Trường Đại học Lao động xã hội

Khoa kế toán

MỤC LỤC
Lời mở đầu………………………………………………………..…….......2
Chương 1…………………………………………………………….….…..3
I.Tổng quan về công ty cổ phần TNHH nhựa Đông Á…………….…….3
1.Qúa trình hinh thành và phát triển công ty…………………………………...3
1.1 .Chức năng và nhiệm vụ…………………………………………...

…...4
2.Đặc điểm tổ chức quản lý của công
ty…………………………………..4
2.1.Cơ cấu tổ chúc quản
lý………………………………………………………...4
2.2.Tình hình công ty 3 năm gần đây……………………………………...……12
II.Hình thức kế toán và tổ chức bộ máy tại công ty……………………..……14
1.Tổ chức bộ máy kế toán ………………………………………………….……17
2.Hình thức kế toán mà công ty đang áp đụng………………………..………18
3.Tình hình kế toán sử dụng máy tính của công ty…………………………..…..19
III. – Đặc điểm kế toán một số phần hành tại công ty …………………20
1.1.Phân loại NVL của công ty…………………………………………………22
1.2 Đánh giá NVL…………………………………………………………………22
1.2.1. Gía trị NVL nhập kho…………………………………………………….22
1.2.2. Gía trị thực tế NVL xuất kho………………………………………...…..24
1.2.3. Tổ chức kế toán chi tiết tại cty CP tập đoàn nhựa Đông Á……….…24
1.2.3.1. Thủ tục nhập kho NVL :………………………………………………..24
1.2.3.2. Thủ tuc xuất kho NVL…………………………………………..………31
1.2.3.3. Hạch toán chi tiết NVL………………………………………..………..35
2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty ……………….…………..51


2.1. Kế toán thành phẩm: ……………………………………………………….51
2.2. Thủ tục xuất kho và chứng từ sử dụng:……………………………………54
2.3. Trình tự hạch toán chi tiết tiêu thụ thành phẩm tại công ty……………60
3. Kế toán doanh thu bán hàng:…………………………………………….....65
IV. Nhận xét chung về tình hình tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ
phần tập đoàn nhựa Đông Á…………………………………………….65
Ưu điểm…………………………………………………………………...……67
2. Nhược điểm khó khăn………………………………………….…………..70
SV: Đỗ Thị Tâm
4A

1

Lớp: AV-


Trường Đại học Lao động xã hội

Khoa kế toán

KẾT LUẬN……………………………………………..…………..73

LỜI MỞ ĐẦU
Kế toán là công cụ quan trọng giúp các doanh nghiệp quản lý và điều hành
mọi hoạt động, sử dụng có hiệu quả tài sản, vật tư tiền vốn, nhằm đảm bảo chủ
động sản xuất kinh doanh và chủ động tài chính. Kế toán nguyên vật liệu là một
trong những khâu quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp. Để
quản lý và sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả cần phải tổ chức công tác hạch
toán kế toán nguyên vật liệu một cách khoa học. Hạch toán đầy đủ một cách kịp
thời tình hình nhập, xuất vật liệu sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán

tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Muốn hạ giá thành sản phẩm, nâng
cao lợi nhuận cho doanh nghiệp thì phải tìm ra những biện pháp để tiết kiệm chi
phí nguyên vật liệu ở mức độ tối đa, nghĩa là đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý
chặt chẽ vật liệu từ khâu thu mua, bảo quản tới khâu sử dụng và dự trữ. Qua đó
đòi hỏi kế toán hạch toán cho phù hợp với điều kiện sản xuất của từng doanh
nghiệp, đảm bảo được yêu cầu quản lý.
Nhận thấy vấn đề này, vận dụng kiến thức đã thu được ở nhà trường, kết
hợp với công tác kế toán NVL ở công ty em đã quyết định chọn chuyên đề: “
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP Tập đoàn Nhựa
Đông Á”.
Nội dung chuyên đề gồm 3 phần chính sau :
Chương I: Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Nhựa Đông Á
Chương II: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH
Nhựa Đông Á
Chương III: Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán ngưyên vật liệu tại
công ty TNHH Nhựa Đông Á
Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Thu Thủy và Nguyễn Quốc Trung
cùng các anh chị trong phòng Kế toán - Tài chính của công ty đã giúp đỡ em hoàn
thành chuyên đề này.
SV: Đỗ Thị Tâm
4A

2

Lớp: AV-


Trường Đại học Lao động xã hội

Khoa kế toán


Em xin cân than cảm ơn

CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN TNHH NHỤA ĐÔNG Á
I- Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP Tập
đoàn nhựa Đông Á.
1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty

Tên gọi công ty: Công ty cổ phần tập đoàn nhựa Đông Á.


Tên giao dịch đối ngoại: Dong A Plastic Joint Stock Company.



Tên viết tắt: Tập đoàn Đông Á.



Chủ tịch HĐQT: ông Nguyễn Bá Hùng



Tổng giám đốc: bà Trần Thị Lê Hải


Văn phòng giao dịch: Tầng 6 – Tòa nhà DMC Group – 535
Kim Mã – Hà Nội.



Điện thoại: 04 37342888



Địa chỉ nơi sản xuất:

Fax: 04 37710789

+ Nhà máy 1: Lô1 – CN5 – Cụm CN Ngọc Hồi – Thanh Trì – HN.
Điện thoại: 04 36891888
Fax: 04 36861616
+ Nhà máy 2: Khu CN Châu Sơn – Phủ Lý – Hà Nam.
Điện thoại: 0351 3878888
Fax: 0351 3848788
+ Nhà máy 3: Khu CN Tân Tạo –TP HCM.
Điện thoại: 08 322650055
Fax: 08 322654221

Email:

Website:


Vốn điều lệ: 100.000.000.000 đ ( một trăm tỷ đồng).

− Tiền thân của Công ty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á là công ty TNHH
thương mại sản xuất nhựa Đông Á với vốn điều lệ 2,5 tỷ đồng, được
góp giữa cổ đông công ty TNHH thương mại dịch vụ Hùng Phát và
công ty CP Nhựa Đông Á có trụ sở và nhà máy tại thành phố Hồ Chí

Minh.

SV: Đỗ Thị Tâm
4A

3

Lớp: AV-


Trường Đại học Lao động xã hội

Khoa kế toán

− Cuối 2001, công ty tăng vốn điều lệ lên 5 tỷ đồng. Với 3 nhà xưởng đi
thuê tại số 2 Chương Dương Độ, cảng Hà Nội và tại Liên Ninh, km 16
Ngọc
Hồi, Thanh Trì, Hà Nội
− Tháng 06/2004 công ty tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 30 tỷ đồng để tạo
vốn đầu tư cho sản xuất, tăng sản lượng, đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm
và nâng cao thị phần đối với các mặt hàng vật liệu xây dựng trong
ngành nhựa.
− Tháng 11/2006 công ty tăng tiếp vốn điều lệ lên 58 tỷ đồng với phần
vốn tăng thêm được góp bằng tiền mặt và thực hiện hình thức chuyển
đổi công ty TNHH sang công ty cổ phần theo giấy kinh doanh số
0103014564 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày
14/11/2006.
− Tháng 02/2007, công ty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á tăng vốn điều lệ
− lên 100 tỷ đồng, phần vốn tăng thêm được góp bằng tiền mặt và
chuyển đổi thành mô hình công ty Công ty mẹ - Công ty con.

− Ngày 21/06/2007 Công ty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á lập công ty con
thứ ba là công ty TNHH một thành viên Nhựa Đông Á, có nhà máy
đặt tại khu công nghiệp Tân Tạo – Thành phố Hồ Chí Minh, với vốn
điều lệ là 20 tỷ đồng.
− Năm 2009, DAG đã chính thức đưa nhà máy đặt tại Khu Công nghiệp
Tân Tạo, Tp. Hồ Chí Minh đi vào hoạt động.
− Ngày 08/04/2010 Tập Đoàn Đông Á chính thức niêm yết 10,000,000
cổ phiếu tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh
(HOSE) với mã chứng khoán DAG. Sản phẩm mới: cửa hợp kim
nhôm – vách kính dựng giấu đố
1.1.Chức năng và nhiệm vụ.
Công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á được hình thành với mục
tiêu chủ yếu là sản xuất và phân phối sản phẩm nhựa. Các sản phẩm này
được dùng để ốp trần, vách ngăn, làm cửa bằng nhựa và phát triển cửa
nhựa lõi thép gia cường với đặc tính chống rung, chống ồn. Đây là những
sản phẩm rất thích hợp cho việc lắp đặt trong các nhà hàng, khách sạn, trụ sở
làm việc, các khu chung cư và nhà ở. Các sản phẩm chính: cửa

SV: Đỗ Thị Tâm
4A

4

Lớp: AV-


Trường Đại học Lao động xã hội

Khoa kế toán


SmartWindows, thanh sea profile, bạt Hi-flex, tấm PP DONGA, tấm trần ốp,
tấm trần thả, của nhựa, vật liệu quảng cáo…
Ngoài mục tiêu sản xuất sản phẩm chính của mình, công ty còn rất
linh hoạt trong một số lĩnh vực sau:

Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông,
thủy lợi.

Buôn bán các máy móc thiết bị phục vụ ngành xây dựng công
nghiệp, giao thông.


Đại lý mua bán kí gửi hàng hóa.



Kinh doanh vật tư xây dựng trang trí nội, ngoại thất.



Dịch vụ vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách.



Đầu tư xây dựng nhà ở.



Gia công cơ khí.



Kinh doanh nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn, dịch vụ du lịch sinh
thái.
2.Đặc điểm về tổ chức quản lý và tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty.
2.1.Cơ cấu tổ chức quản lý.
Công ty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á được tổ chức và hoạt động tuân
thủ theo luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005.
Hiện tại, Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - con, Công ty
mẹ quản lý vốn góp tại các công ty con, công ty liên kết. Cơ cấu tổ chức
công ty được tổ chức theo mô hìnhsau :

SV: Đỗ Thị Tâm
4A

5

Lớp: AV-


Trường Đại học Lao động xã hội

Khoa kế toán



PGĐ

Phòng

TC-HC

PX
SX

KD

Phòng
TC-KT

Tổ cơ
điện

BV+Bếp
+VPP

Kho

Phòng
KD

KCS

Ban
vật tư

Kho

Đội xe


PX-SX
cửa

Cửa nhựa

Cửa lõi
thép

KCS

Tạo
hạt

Tổ ép

Tổ in

Bốc
Xếp

Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban trong công ty
- Giám đốc: Là đại diện cao nhất, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt
động kinh doanh hàng ngày của công ty. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện
quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên.
SV: Đỗ Thị Tâm
4A

6

Lớp: AV-



Trường Đại học Lao động xã hội

Khoa kế toán

Giám đốc chịu trách nhiệm ký kết các hợp đồng nhân danh công ty, ngoài
những trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên.
- Có trách nhiệm trình báo cáo tài chính hàng năm lên Hội đồng thành
viên hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, có quyền kiến nghị, phương án cơ
cấu tổ chức, phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh
của công ty. Giám đốc cũng trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Phòng
kinh doanh, phòng KCS, ban vật tư .
-Phó giám đốc : có trách nhiệm phụ trách các công việc nội chính
và phụ trách trực tiếp các bộ phận sau:
- Phòng tổ chức hành chính
- Phòng kế toán
- Phòng sản xuất
Cụ thể, phó giám đốc có quyền hạn sau:
+Hợp đồng kinh tế, thoả thuận hợp tác liên quan đến cung ứng vật tư,
hàng hoá của công ty trên cơ sở đề xuất đó được phê duyệt hoặc có ý kiến
chỉ đạo trực tiếp từ HĐTV, GĐ công ty, các HĐ dịch vụ, thuê mượn tài sản
phục vụ cho sản xuất kinh doanh, phục vụ các công tác hành chính có giá trị
dưới 1.000.000, riêng các hợp đồng và các vấn đề liên quan đến tài trợ, ủng
hộ do GĐ công ty trực tiếp và quyết định .
+ Quản lý con dấu công đoàn công ty và các hồ sơ, tài liệu của công
ty…
Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước HĐTV, GĐ về hoạt động của các bộ
phận này và phải tuân thủ chế độc báo cáo theo quy định cụ thể là:
- Định kỳ trong các cuộc họp của GĐ, HĐTV.

- Hàng tháng, hàng quý, hàng năm, hoặc theo yêu cầu trực tiếp của
CĐ, HĐTV.
Đối với văn bản liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách nhưng vượt quá thẩm
quyền, phó giám đốc phải báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của GĐ, HĐTV
SV: Đỗ Thị Tâm
4A

7

Lớp: AV-


Trường Đại học Lao động xã hội

Khoa kế toán

-Phòng kế toán
Phòng TC- KT được thành lập nhằm thực hiện một số chức năng chính như
sau:
- Công tác kế toán của công ty.
- Công tác tài chính của công ty.
- Quản lý bếp ăn công ty và các khoản thu khác của công ty.
 Công tác kế toán
• Xây dựng quy trình quản lý chi tiêu tài chính cho tất cả các bộ phận
trong công ty
• Định kỳ kiểm tra sổ sách, chứng từ kho, định lượng, đơn giá của bộ phận
kho trong công ty
• Giám sát tài chính đối với tất cả cỏc bộ phận trong công ty
• Tiến hành kiểm tra tài sản định kỳ, công tác tính khấu hao TSCĐ
• Quản lý, giám sát, xây dựng qui trình mua bán vật tư, nguyên vật liệu

sản xuất trong công ty…
 Công tác tài chính
- Hạch toán kinh tế, phân tích tài chính trong các dự án sản xuất, dự án
đầu tư sản xuất và kinh doanh.
- Lập kế hoạch về nguyên liệu, hoá chất vật tư phụ tùng thay thế và lịch
thay thế theo sự chỉ dẫn của nhà sản xuất.
- Lập các kế hoạch nguồn vốn cho công ty.
- Tìm kiếm nguồn cung cấp vốn cho công ty khi mở rộng sản xuất kinh
doanh.
- Đề xuất kế hoạch quản lý và sứ dụng vốn.
- Kiểm soát việc thực hiện các kế hoạch doanh thu chi phí, các kế hoạch
tài chính khác được HĐTV và BGĐ phê duyệt..
 Quản lý bếp ăn

SV: Đỗ Thị Tâm
4A

8

Lớp: AV-


Trường Đại học Lao động xã hội

Khoa kế toán

- Việc đảm bảo việc cung ứng bữa ăn khi kịp thời theo thực đơn đã phê
duyệt.
- Giám sát, kiểm tra số lượng hàng hoá thực phẩm và chịu trách nhiệm về
số lượng hàng hoá, thực phẩm nhập xuất…

- Quản lý nhập, xuất hàng hóa hàng ngày thông qua sổ sách, chứng từ hàng
ngày. Vào sổ chi tiết thực phẩm, hàng hóa, thành phẩm và lên báo cáo tổng
hợp.
- Cuối tháng, cuối năm thực hiện kiểm kê kho, bếp và lập báo cáo tổng
hợp các loại hàng…
 Phòng tổ chức hành chính
Phòng TCHC là bộ máy tham mưu, giúp việc cho HĐTV và Ban
Giám Đốc được thành lập nhằm thực hiện một số chức năng chính sau:
- Thực hiện các công việc theo chỉ đạo của HĐTV, BGĐ
- Các báo cáo
- Nhân sự, chế độ chính sách
- Hành chính quản trị
- Công tác bảo vệ
 Phân xưởng sản xuất
Phân xưởng sản xuất thực hiện việc sản xuất các sản phẩm theo kế
hoạch BGĐ đề ra:
- Công tác sản xuất đáp ứng kế hoạch hàng ngày, hàng tháng, quý, năm.
Công tác quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa toàn bộ máy móc phục vụ sản xuất
kinh doanh hoàn thành kế hoạch sản xuất.
- Công tác duy tu, sửa chữa các máy móc, thiết bị hệ thống.

 Phòng kinh doanh:

SV: Đỗ Thị Tâm
4A

9

Lớp: AV-



Trường Đại học Lao động xã hội

Khoa kế toán

Có nhiệm vụ lập kế hoạch công tác, xác định chỉ tiêu và phân chia kế
hoạch về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dựa trên những chỉ tiêu về doanh
thu và tiêu thụ sản phẩm do Ban giám đốc và Hội đồng quản trị đề ra. Điều
chỉnh danh mục vật tư, tính toán nhu cầu vật tư dựa trên đơn đặt hàng của
khách hàng, tìm kiếm khách hàng, bán hàng thông qua hình thức bán hàng
theo hợp đồng, theo đơn đặt hàng, bán hàng đại lý, bán hàng qua điện thoại,
chăm sóc khách hàng từ khâu giới thiệu sản phẩm đến bảo hành đối với sản
phẩm.

 Phòng KCS
Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm, có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá
chất lượng sản phẩm sản xuất tại công ty. chịu trách nhiệm trực tiếp đối với
BGĐ công ty về tính xác thực khách quan của công việc kiểm tra chất lượng
sản phẩm.
- Quy cách-Màu sắc-Chất lượng-Số lượng sản phẩm sản xuất tại các
tổ sản xuất.
- Quy cách-Màu sắc-Chất lượng-Số lượng sản phẩm hàng xuất cho
khách theo đơn đặt hàng.
- Quy cách-Chất lượng-Số lượng-Nhà cung ứng đối với vật tư nguyên
liệu nhập kho phục vụ sản xuất theo đúng đơn đặt hàng, hợp đồng.
 Phòng kế hoạch- Vật tư
Thực hiện lập kế hoạch, điều độ sản xuất; cung cấp và quản lý vật tư
cho hoạt động sản xuất của công ty.
Như vậy sự hoạt động trong công ty là sự phối hợp nhịp nhàng giữa
các phòng ban và các phân xưởng sản xuất, các phòng ban quản lý đều có

mối quan hệ với nhau giúp giám đốc trong việc quản lý, các tổ sản xuất
SV: Đỗ Thị Tâm
4A

10

Lớp: AV-


Trường Đại học Lao động xã hội

Khoa kế toán

trong phân xưởng phối hợp tương hỗ lẫn nhau để làm việc có hiệu quả cao
nhất.

SV: Đỗ Thị Tâm
4A

11

Lớp: AV-


Trường Đại học Lao động xã hội

Khoa kế toán

 Quá trình sản xuất cửa nhựa PVC :


Xử lý nguyên liệu

Nhập nguyên liệu
KCS nguyên liệu
Nhập kho nguyên liệu

Lập TB sản xuất
Lên KH sản xuất
Chuẩn bị nguyên liệu

Trộn bột
Tạo hạt nhựa
Đùn tấm cửa
Đùn tấm trần
Định hình
Kéo sản phẩm
Cắt sản phẩm
Kiểm tra SP không đạt

Tạo lõi thép
Lắp ráp sản phẩm
Đóng bao, nhãn
mác
KCS thành phẩm
Kiểm tra SP không đạt

Nhập kho

SV: Đỗ Thị Tâm
4A


12

Lớp: AV-


Trường Đại học Lao động xã hội

Khoa kế toán

2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm.
Bảng 2.2: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á trong 3 năm 2010 - 2012:
(Đơn vị: VND)
Chênh lệch
2011/2010
TT

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

2012/2011

Năm 2012
Số tiền

%


Số tiền

%

1

Doanh
thu

59.531.322.151

99.054.085.810

89.056.478.720

39.522.763.659

1,66

-9.997.607.090

0,89

2

Chi phí

6.971.938.841

11.648.768.808


9.356.290.954

4.676.829.967

1,67

-2.292.477.854

0,8

3

Lãi gộp

52.559.383.310

87.405.317.002

79.700.187.748

34.845.933.692

1,66

-7.705.129.254

0,91

(Nguồn: Công ty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á)

Từ số liệu trên cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2011 so với năm 2010 tăng 39.522.763.659, tương
đương với 1,66%. Để có được sự phát triển này là nhờ vào sự cố gắng nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ, CNV toàn
công ty. Tuy nhiên đến năm 2012, do tình hình kinh tế suy thoái làm ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước nói chung, và kinh
tế của công ty nói riêng.
13


Trường Đại học Lao động xã hội

Khoa kế toán

Vì vậy doanh thu năm 2012 đã giảm so với năm 2011 là 9.997.607.090,
tương đương với 0,89% . Nhưng nhờ có những chiến lược kinh doanh cụ
thể, cộng với sự nhiệt huyết của đội ngũ công nhân, công ty đã đang dần đi
lên với much đích xây dựng một công ty vững mạnh về kinh tế, đáp ứng
được nhu cầu lao động cho cán bộ CNV và góp phần xây dựng nền kinh tế
đất nước phát triển.

14


Trường Đại học Lao động xã hội

Khoa kế toán

II. Hình thức kế toán và tổ chức bộ máy kế toán trong công ty cp Tập
đoàn nhựa Đông Á.
1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.
Hiện tại công ty Nhựa Đông Á đang áp dụng hình thức tổ chức kế
toán theo mô hình kế toán tập trung. Đây là một hình thức mà đơn vị kế

toán chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện tất
cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành .
Theo mô hình này, phòng kế toán trung tâm của đơn vị thực hiện tất
cả các công việc kế toán từ lập hoặc thu nhận chứn từ, ghi sổ, xử lý thông tin
trên báo cáo, phân tích tổng hợp. Đây là một mô hình phù hợp với hoạt động
sản xuất của công ty.
Bộ máy kế toán tại công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Kế toán trưởng

n trưởng
ttrưởngtrưởn
Kế toán TH
g

Kế toán
TSCĐ

Kế toán
NVL,C
CDC

Kế toán
tiền
lương

KT
CPSX
tính giá

KT, TP

tiêu thụ

Sơ đồ 2.3 Bộ máy kế toán tại công ty.

15

Kế toán
tiền mặt
thanh
toán


Trường Đại học Lao động xã hội

Khoa kế toán

*Phân công nhiệm vụ các chức danh của phòng hành chính kế toán
Kế toán trưởng Kế toán trưởng được chủ tịch HĐTV bổ nhiệm, có chức
năng tham mưu, chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước công ty và cơ quan có thẩm
quyền của Nhà nước về công tác quản lý tài chính, công tác hạch toán kế
toán, thống kê tại công ty. Là người quản lý bao quát toàn bộ công việc kế
toán của công ty, có quyền quyết định và kiểm tra giám sát mọi công việc
trong phòng kế toán, tham gia cho giám đốc về các phương án, chiến lược
kinh doanh, tham gia những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngvốn.
 Kế toán tổng hợp: làm nhiệm vụ mở sổ theo dõi tổng hợp các khoản chi
phí dựa trên phiếu chi, giấy thanh toán tạm ứng, phân bổ tiền lương cho
nhân viên, tập hợp chi phí nguyên vât liệu để kết chuyển vào các tài
khoản nhằm tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh.
 Kế toán tài sản cố định
Kế toán TSCĐ có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh kịp thời những thông

tin về tình hình tăng, giảm, hiện có cũng như hiện trạng của TSCĐ ở từng
phân xưởng cũng như toàn doanh nghiệp, đồng thời phải tính toán và phân
bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ cho từng bộ phận. Đây chính là những
thông tin giúp cho công tác quản lý TSCĐ đạt hiệu quả cao.


Kế toán nguyên vật liệu, CCDC
Chức năng của kế toán, NVL, CCDC là theo dõi, phản ánh kịp thời

toàn bộ quá trình xuất, nhập sử dụng, giá trị hiện còn cũng như chất lượng
hiện trạng của NVL, CCDC. Đồng thời còn phải tiến hành phân bổ hợp lý,
giá trị cho các đối tượng sử dụng đối với những NVL, CCDC không tính
trực tiếp được và theo dõi tình hình thực hiện định mức tiêu hao NVL. Bên
cạnh đó, kế toán phần hành này còn phải lập kế hoạch và lên đơn đặt hàng
NVL, CCDC tạo điều điện cho quá trình sản xuất được liên hoàn.

16


Trường Đại học Lao động xã hội


Khoa kế toán

Kế toán tiền lương
Kế toán tiền lương có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh, tổng hợp về số

lao động, thời gian lao động của các cán bộ công nhân viên, tính và theo dõi
tình hình thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho nhân viên
nhà máy cũng như nhân viên văn phòng. Để phục vụ công tác quản lý Nhà

nước, quản lý doanh nghiệp, kế toán tiền lương cần phải lập các báo cáo lao
động tiền lương.
 Kế toán CPSX và tính giá

Đây là phần hành kế toán có thể coi là quan trọng nhất trong bất cứ
doanh nghiệp sản xuất nào, kế toán CPSX và tính giá có nhiệm vụ theo dõi
và phản ánh chính xác kịp thời CP ở từng phân xưởng cũng như toàn bộ
công ty. Từ đó thực hiện tính giá cho từng loại sản phẩm. Bên cạnh đó, kế
toán còn phải lập báo cáo giá thành hàng tháng để trình Ban giám đốc.
 Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm
Kế toán thành phẩm có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép thành phẩm cả về
mặt số lượng và mặt giá trị thường xuyên đối chiếu với bộ phận kho thành
phẩm để có thể phát hiện ra những sai xót, chênh lệch (nếu có) từ đó có
những giải pháp hợp lý và kịp thời . Kế toán tiêu thụ thành phẩm là theo dõi
tình hình xuất bản các sản phẩm như, đồng thời phản ánh chính xác doanh
thu, hàng đổi, hàng trả lại, khuyến mại, chiết khấu...Ngoài ra còn phải theo
dõi phản ánh chính xác chi phí bán hàng.
 Kế toán tiền mặt và thanh toán

Thực hiện việc theo dõi chi tiết từng khách hàng về giá trị tiền hàng,
thời hạn thanh toán và tình hình thanh toán của từng khách hàng, theo dõi
các hợp đồng thế chấp, bảo lãnh các giấy tờ có giá như tiền để thực hiện
mua hàng, thanh toán chậm của khách hàng. Ngoài ra kế toán thanh toán còn
theo dõi việc thanh toán các khoản công nợ với nhà cung cấp, kiểm tra tính
hợp lệ của các chứng từ trước khi thanh toán. theo dõi các khoản phải thu,
phải trả khác. Đồng thời, cũng theo dõi sự biến động tăng, giảm của tiền mặt

17



Trường Đại học Lao động xã hội

Khoa kế toán

tại quỹ, tiền gửi tại các ngân hàng, đối chiếu số liệu trên sổ sách với số liệu
thực tế tại quỹ và tại ngân hàng và các chứng từ xác nhận công nợ.
2. Hình thức kế toán mà công ty đang vận dụng
Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á là một doanh nghiệp hạch
toán kinh doanh độc lập. Niên độ kế toán tại công ty bắt đầu vào ngày 1/1 và
kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Cuối mỗi niên độ kế toán, giám đốc và
kế toán trưởng tổ chức kiểm tra công tác kế toán trong công ty, đối chiếu số
liệu giữa sổ sách với các chứng từ kế toán đồng thời tổ chức quản lý và phân
tích báo cáo kế toán nộp lên tập đoàn .
 Chế độ kế toán: Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Quyết
định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
ngày 20/03/2006.
 Đơn vị tiền tệ mà công ty sử dụng trong hạch toán là đồng tiền

Việt Nam đồng (VNĐ). Đối với các đồng ngoại tệ, công ty chuyển
đổi sang đồng VNĐ bằng phương pháp tỉ giá thực tế.
.
 Phương pháp kế toán TSCĐ : Theo nguyên giá và giá trị còn lại.

Phương pháp khấu hao áp dụng là phương pháp khấu hao đường
thẳng tính theo tháng.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và yêu cầu
hạch toán tại đơn vị. Hiện tại công ty Nhựa Đông Á đang áp dụng phương
pháp ghi sổ theo hình thức “chứng từ ghi sổ” với hệ thống sổ sách kế toán,
tài khoản sử dụng tương đối phù hợp theo đúng chế độ kế toán Nhà nước
ban hành.

Đây là hình thức phù hợp với tất cả các loại hình DN. Theo đó các sổ
sách sử dụng cho hình thức này đơn giản phù hợp với cả kế toán thủ công
cũng như kế toán máy.

18


Trường Đại học Lao động xã hội

Khoa kế toán

Sơ đồ luân chuyển chứng từ :
Chứng từ kế
toán
Sổ quỹ

đăng Sổ ký
chứng từ ghi sổ

Bảng TH
chứng từ
kế toán

CHỨNG TỪ GHI SỔ

Sổ cái

Bảng cân đối
số phát sinh


Báo cáo tài chính

Ghi chú :

Sổ,thẻ KT chi
tiết

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu

19

Bảng tổng hợp
chi tiết


Trường Đại học Lao động xã hội

Khoa kế toán

3. Tinh hình sử dụng máy tính trong kế toán của công ty
Việc áp dụng hình thức sổ kế toán này phù hợp với trình độ quản lý
của đơn vị, đơn giản thuận tiện cho việc sử dụng máy tính phục vụ cho công
tác kế toán ( hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm kế toán EFFECT vào
việc hạch toán).
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán có sử dụng phầm mềm kế toán
được xây dựng sẵn là phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của
hình thức Chứng từ ghi sổ. Phần mềm kế toán không hiển thị đấy đủ quy trình
ghi sổ kế toán, nhưng có thể in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính

theo quy định.
Các loại sổ được thiết kế riêng theo quy định và theo yêu cầu cụ thể
của công ty, sao cho đáp ứng được đầy đủ mọi thông tin cần thiết..
Hệ thống sổ kế toán của công ty gồm có: Chứng từ ghi sổ; Sổ đăng ký
Chứng từ ghi sổ; Sổ cái; các sổ , thẻ kế toán chi tiết.
Sơ đồ:.Dưới đây là quy trình nhập liệu và hạch toán kế toán chung:
Chứng từ kế toán

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán
cùng loại

Phần mềm kế toán
Effect

Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ
ghi sổ

Sổ cái
Sổ, thẻ kế toán chi
tiết

20

Báo cáo tài chính
Báo cáo quản trị


Trường Đại học Lao động xã hội
Ghi chú :


Khoa kế toán

:Nhập số liệu hàng ngày
: In sổ, ghi báo cáo cuối tháng cuối năm
:Đối chiếu, kiểm tra

Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm ghi theo trình tự thời gian trên
sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Chứng
từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm( theo số
thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ ) và có chứng từ gốc đính kèm, phải
được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Giao diện phần mềm kế toán :

21


Trường Đại học Lao động xã hội

Khoa kế toán

III – Đặc điểm kế toán một số phần hành tại công ty :
Kế toán NVL
152
621,627,641
642,241

133
Xuất kho dùng cho SXKD và
XDCB


111,112,151,331

154

Nhập kho mua ngoài

Xuất thuê ngoài gia công

154
Thuê ngoài gia công hoàn thành
3333

133

331,111,112

Giảm giá hàng mua
Thuế NK phải nạp NSNN

33312
Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải
nộp

Trả lại cho người bán

632,157

Xuất trực tiếp, gửi bán


NSNN (nếu không được khấu trừ)
3332

142
Xuất CCDC dùng cho SXKD

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Phải phân bổ dần
138

411
Nhập khẩu phải nộp NSNN
Nhận vốn góp liên doanh , cổ phần
338

Phát hiện thừa khi kiểm kê
621,627,641,642


NVL xuất dùng cho SXKD
Không dùng hết nhập lại kho

22

Phát hiện thiếu khi kiểm kê


Trường Đại học Lao động xã hội


Khoa kế toán

1.1 phân loại NVL tại công ty
Với sự đa dạng phong phú của vật liệu để có thể quản lý chặt chẽ và
tổ chức hạch toán chính xác, đảm bảo công việc được thực hiện dễ dàng
khoa học không tốn nhiều thời gian công sức, công ty đã tiến hành phân loại
vật liệu. Thực tế, công ty đã tiến hành phân loại vật liệu trên cơ sở công
dụng của từng thứ, loại đối với quá trình sản xuất sản phẩm. Nhờ sự phân
loại này mà kế toán nguyên vật liệu có thể theo dõi tình hình biến động của
từng thứ, loại vật liệu. Do đó, có thể cung cấp được những thông tin chính
xác và kịp thời cho việc lập kế hoạch thu mua,sử dụng và dự trữ vật liệu.
Theo cách này, NVL được chia thành: NVL chính, NVL phụ, Hóa chất,
NVL gioăng.
- Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu của công ty
khi tham gia vào quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu chính là cơ sở chủ yếu
cấu thành nên thực thể sản phẩm,
- Nguyên vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá
không cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm nhưng nó có thể kết
hợp với bán thành phẩm tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Vật liệu phụ
bao gồm: các loại băng dính, mực in, giấy sóng, dung môi, dầu bóng, tem,
thùng carton...Chúng thường có giá trị thấp và nhập mua tại thị trường trong
nước.
1.2. Đánh giá NVL.
1.2.1. Gía trị NVL nhập kho.
Tính giá nguyên vật liệu là một công tác quan trọng trong việc tổ
chức hạch toán nguyên vật liệu, giúp đánh giá tình hình nhập kho, xuất kho,
tồn kho nguyên vật liệu và để phản ánh vào sổ sách kế toán một cách chính
xác, thống nhất, hợp lý. Công ty áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ.
 Tính giá nguyên vật liệu nhập kho


23


Trường Đại học Lao động xã hội

Khoa kế toán

Tất cả nguyên vật liệu của công ty đều do mua ngoài nhập kho, mua
trong nước hoặc nhập khẩu. Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho được
công ty tính theo giá thực tế chi phí. Từ đó, giá thực tế nguyên vật liệu nhập
kho được xác định như sau:
Trường hợp 1: Mua trong nước
Giá nhập

=

Giá mua ghi

+

Chi phí thu

- Chiết khấu, giảm

kho
trên hóa đơn
mua
giá được hưởng
Ví dụ: Ngày 05/10/2010, công ty nhập kho 52.500 kg bột nhựa PVC 266RC

theo hóa đơn số 13780 ngày 05/10/2010 với giá mua ghi trên hóa đơn là
13.363,63 đ/kg (giá mua chưa có thuế GTGT, giá này đã bao gồm chi phí
vận chuyển do bên bán chịu).
Giá thực tế NVL nhập kho là: 52.500 x 13.363,63=701.590.575
Trường hợp 2: Nhập khẩu nguyên vật liệu
Giá thực
tế NVL
nhập

Giá trên hóa
=

đơn (không

Chi phí
+

thu mua

thuế GTGT)

Thuế
+

nhập
khẩu

kho

Các khoản

-

giảm giá mua
hàng được
hưởng(nếu có)

Trong đó, giá ghi trên hóa đơn là giá CIF của lô hàng nhập khẩu, chi
phí để mua hàng về (bao gồm chi phí mở thư tín dụng L/C, chi phí vận
chuyển, bốc dỡ,…) chi phí này thường là 0.7%-1.2% giá CIF của lô hàng
nhập khẩu và được tính vào giá thực tế của lô hàng.
Ví dụ:
Ngày 13/10/2010 Công ty nhập kho 16.000 kg chất ổn định nhựa SKAPR36-NF, Malaysia theo hợp đồng kinh tế số SON08002412 ngày
08/06/2010, trong đó:
+Giá CIF: 32.500 USD x 16,973 = 551.622.500 VNĐ
+Thuế nhập khẩu(0%): 0 đ
+Chi phí mua hàng(1% tính theo giá CIF): 5.516.625

24


Trường Đại học Lao động xã hội

Khoa kế toán

+Giá thực tế NVL nhập kho=551.622.500 + 0 + 5.516.625
=557.139.125 VNĐ
1.2.2. Gía trị thực tế NVL xuất kho.
Tại công ty nhựa Đông á giá thực tế của NVL xuất kho là giá bình quân cả
kỳ dự trữ, căn cứ sổ chi tiết của từng NVL.
Căn cứ vào giá thực tế của NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ, kế toán

xác định giá bình quân của từng loại NVL. Căn cứ vào lượng NVL xuất
trong kỳ và giá bình quân để tính giá thực tế của NVL xuất kho. Theo cách
này công thức tính như sau:
Giá thực tế vật

Số lượng vật liệu

Đơn giá xuất kho bình

liệu xuất kho
=
xuất kho
x
quân NVL
Trong đó đơn giá xuất kho bình quân NVL được tính như sau:
Đơn giá xuất

= Trị giá thực tế tồn đầu kỳ +Trị giá thực tế nhập trong kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ

kho bình quân
Ví dụ: Tình hình tồn, nhập tháng 10/2012 của hạt màu trắng sứ như sau
Chỉ tiêu
Tồn kho đầu kỳ
Nhập vật tư từ công ty Tân Đức
Nhập vật tư từ công ty hóa chất Thái

Số lượng ĐVT

Đơn giá


Thành tiền

900
100
200

48.200
48.000
48.000

43.380.000
4.800.000
9.600.000

kg
kg
kg

Nguyên

Ta tính được :
Đơn giá xuất
kho bình quân

=

43.380.000 + 4.800.000+9.600.000
900 + 100+200


=

48.150 đ/kg

Theo phiếu xuất kho số 10115 xuất hạt màu trắng sứ cho sản xuất với số
lượng là 400 kg . Giá NVL xuất = 400 x 48.150 =19.260.000 VNĐ
1.2.3. Tổ chức kế toán chi tiết tại cty CP tập đoàn nhựa Đông Á.
1.2.3.1. Thủ tục nhập kho NVL :
Sơ đồ thủ tục nhập kho :
Kế hoạch sản xuất
và nhu cầu
Biên bản
Kiểm nghiêm
vật tư

Ban lãnh đạo
25 bản
Phiều nhậpBiên
kho
Giao nhận

Mua NVL
Phiều nhập kho Hóa đơn
GTGT


×