Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của đền Độc Cước, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 39 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã xây dựng
nên một nền văn hóa Việt ngàn đời với những tinh hoa được tích tụ và lắng
đọng qua từng thế hệ. Di tích lịch sử - văn hóa là những trang sử sống có sức
thuyết phục với mọi người con đất Việt vì ở đó có lưu giữ những dấu ấn của
1


lịch sử, mang hơi thở của thời đại lưu truyền lại cho những thế hệ mai sau.
Những di tích lịch sử - văn hóa ấy được coi như một “Bảo tàng sống” về tri
thức, điêu khắc, nghệ thuật trang trí và những giá trị văn hóa phi vật thể. Việc
gìn giữ những di tích này không chỉ đơn thuần là gìn giữ những thành quả vật
chất của người xưa mà hơn hết đó còn là sự kế thừa, phát huy và sáng tạo ra
những giá trị văn hóa mới, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Kiến trúc cổ là một bộ phận quan trọng cấu thành kho tàng Di sản văn hóa
dân tộc, các công trình kiến trúc cổ có khả năng biểu đạt những nét chung nhất
về các mặt khoa học kĩ thuật và văn hóa nghệ thuật của từng thời đại. Khi xây
dựng các công trình kiến trúc, con người luôn có khát vọng biểu hiện cụ thể và
chân thực những tư tưởng của thời đại trong công trình xây dựng thông qua
hình tượng nghệ thuật và những phương pháp đặc thù của tri thức dân gian.
Chính vì vậy, các công trình kiến trúc không chỉ chứa đựng những giá trị về mặt
kiến trúc và nghệ thuật mà nó còn là một bức thông điệp về văn hóa, tư tưởng
của người xưa truyền lại cho các thế hệ sau.
Bên cạnh những giá trị văn hóa vật thể độc đáo thì các di tích còn chứa
đựng trong đó nhiều giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc, tiêu biểu trong số đó là
các lễ hội gắn liền với di tích và cộng đồng cư dân địa phương. Lễ hội truyền
thống là thành tố nằm trong di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Việt Nam.
Quản lý và tổ chức hoạt động lễ hội truyền thống để phát huy những giá trị văn


hóa thuộc về các cơ quan hành chính, được cơ quan lập pháp và Chính phủ quy
định quyền hạn và trách nhiệm giao cho Bộ VH,TT&DL cùng chính quyền, cơ
quan văn hóa, các đơn vị chức năng các cấp triển khai thực hiện trong phạm vi
quyền hạn và trách nhiệm của mình.
Thanh Hóa là tỉnh hiện còn lưu giữ được hệ thống di tích lịch sử văn hóa
phong phú bao gồm nhiều loại hình khác nhau cùng với đó là các giá trị văn hóa
phi vật thể độc đáo. Trong đó phải kể đến di tích đền Độc cước và lễ hội hàng
năm thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương tham gia.

2


Đền nằm trên đỉnh núi mang tên hòn Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ ở thị
xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, ngay cạnh bãi biển Sầm Sơn.
Đây là di tích lịch sử có tầm quan trọng đối với người dân địa phương,
được lưu giữ cẩn thận qua nhiều thế hệ, nơi đây còn lưu giữ được rất nhiều giá
trị văn hóa độc đáo trong đó có lễ hội được diễn ra hàng năm. Tuy nhiên, do sự
tác động của các yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, bão lụt, mối mọt, con
người...đã phần nào làm cho kiến trúc của ngôi đền bị hư hại, xâm lấn. Lễ hội
được tổ chức hàng năm cũng dần có sự biến đổi với sự ảnh hưởng của nhiều
yếu tố mới. Điều này đặt ra những yêu cầu cấp thiết trong việc quản lý, bảo tồn
và phát huy giá trị của di tích. Vì những lý do trên em quyết định chọn đề tài
“Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của đền Độc Cước, thị xã Sầm
Sơn, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài tiểu luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu rõ và đánh giá được tầm quan trọng của các giá trị văn hóa vật
thể và phi vật thể hiện được lưu giữ tại đền Độc Cước. Từ đó đưa ra những
nhận xét và ý kiến đóng góp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di tích
lịch sử văn hóa đền Độc Cước trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đền Độc
Cước, thị xã Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa.
- Phạm vi nghiên cứu: Đền Độc Cước, thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh
Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài tiểu luận này, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
-

Phương pháp điền dã, thực tế quan sát.

-

Phương pháp thống kê.

-

Phương pháp phân tích và so sánh.
3


-

Phương pháp phân tích tài liệu hiện có.
5. Đóng góp của đề tài

-

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần vào việc bảo tồn và phát huy những
giá trị vật thể và phi vật thể của di tích đền Độc Cước, thị xã Sầm Sơn, tỉnh

Thanh Hóa.

-

Những kết quả nghiên cứu được đề cập trong đề tài sẽ là tài liệu cho các công
trình nghiên cứu về sau.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, bài tiểu luận
được kết cấu làm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu về thị xã Sầm Sơn và đền Độc Cước
Chương 2: Những giá trị văn hóa của đền Độc
Cước
Chương 3: Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị
văn hóa đền Độc Cước

Chương 1
GIỚI THIỆU VỀ THỊ XÃ SẦM SƠN VÀ ĐỀN ĐỘC CƯỚC

1.1.

Tổng quan về thị xã Sầm Sơn

4


1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Thị xã Sầm Sơn là thị xã đồng bằng ven biển Thanh Hoá, nằm ở toạ độ
1050 52'' 30" đến 1050 56'' 15" kinh độ Đông; 19 0 47'' 10" đến 19 0 43'' 11" vĩ
độ Bắc.

Cách Thành phố Thanh Hoá 16km về phía Đông Nam theo đường quốc lộ
47 và tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau:
- Phía Bắc giáp huyện Hoằng Hoá.
- Phía Nam giáp huyện Quảng Xương.
- Phía Đông giáp Biển Đông.
- Phía Tây giáp huyện Quảng Xương.
Thị xã Sầm Sơn có địa hình bằng phẳng, là một vùng đất cát chiều dài
theo hướng Bắc Nam; chiều rộng theo hướng Tây Đông, hẹp và dốc về hai
phía, phía Đông ra biển, phía Tây ra sông Đơ..
Phía Nam có dãy núi Trường Lệ đỉnh cao nhất 81,7 mét.
Địa hình vùng cát và ruộng cao độ cao nhất +3,1m, cao độ thấp nhất
+0,2m.
Về khí hậu thì theo tài liệu của đài khí tượng thuỷ văn khu vực Bắc miền
Trung - trên địa bàn Thanh Hoá: Sầm Sơn nằm trong vùng khí hậu đồng bằng
ven biển nên nền nhiệt độ cao, mùa đông không lạnh lắm, Sự rét lạnh trong mùa
đông không liên tục mà thành từng đợt, sự giao động nhiệt độ trong mùa đông
khá lớn. Chế độ nhiệt trong mùa hè ổn định hơn, chênh lệch giữa các tháng
không lớn.
Lượng mưa trung bình 1.500 - 1.900 mm kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10,
chiếm 86 - 90% tổng lượng mưa cả năm, nhưng mưa tập trung từ tháng 6 đến
tháng 9, lượng mưa phân bố không đồng đều. Tháng ít mưa nhất tháng 1 và
tháng 2 (bình quân mỗi tháng 18 - 22 mm). Tháng mưa nhiều nhất là tháng 8 và
tháng 9 (bình quân mỗi tháng 800 - 900 mm).

5


Có lúc mưa tập trung thường xảy ra úng lụt cục bộ, gây thiệt hại cho sản
xuất nông nghiệp, ảnh hởng đến đời sống nhân dân. Lượng bốc hơi trung bình
968 mm

Chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: Gió mùa Đông Bắc vào mùa đông
và gió Đông Nam vào mùa hè, tốc độ gió trung bình năm 1,5 - 1,8 m/s. và khi
gió mùa Đông Bắc là khoảng 25 m/s. Ngoài hai hướng gió chính trên, về mùa
hè thỉnh thoảng còn xuất hiện các đợt gió Tây Nam khô nóng .
Bão: Gió bão ở Sầm Sơn khá mạnh cao nhất 30 - 40 m/s, kéo dài khoảng
10 - 15 giờ, bão thường xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 9. Trung bình khoảng
3, 47 lần/ năm .
Địa chất thuỷ văn: Sầm Sơn địa chất thuộc loại trầm tích biển, chủ yếu là
cát pha, cường độ chịu tải trung bình 1 kg/ cm2 .
- Mực nước ngầm cách mặt đất 1,4 m, Lưu lượng dòng chảy : 4,55 l/s.
Các nguồn tài nguyên:
Tài nguyên Đất: Tổng diện tích đất tự nhiên toàn thị xã: 1.788,86 ha
Số liệu điều tra đất năm 2000 theo phương pháp FAO UNESSCO trên diện
tích 1462,73 ha, Sầm Sơn có các loại đất chính sau:
Đất cát biển:.Diện tích: 993,61 ha. Đây là loại đất chính, chủ yếu phát triển
các công trình phúc lợi, xây dựng, đất ở, trồng cây lâm nghiệp ven biển và các
cây hàng năm khác.
Đất đỏ có tầng mỏng: Diện tích: 145,0 ha. Phân bố tại khu vực núi Trường
Lệ, chủ yếu là trồng cây lâm nghiệp.
Đất có Glây: Diện tích: 324,12 ha. Loại đất này chủ yếu trồng lúa nước.
Diện tích còn lại không điều tra để phân loại : 326,10 ha là diện tích ao, hồ,
mặt nước chuyên dùng.
Tài nguyên Rừng: Hiện tại Thị xã Sầm Sơn có diện tích rừng trồng là
201,57 ha. Phân bố chủ yếu ở núi Trường Lệ và ven biển. Diện tích rừng này
tuy không trực tiếp mang lại hiệu quả kinh tế, nhưng nó đem lại hiệu quả về môi

6


trường sinh thái rất lớn, ngăn gió bão, ngăn mặn xâm thực vào đất liền, đồng

thời tạo cảnh quan thiên nhiên xanh mát phục vụ du lịch, nghỉ mát .
Tài nguyên Biển: Biển Sầm Sơn có chiều dài gần 9 km, trong đó có 5 km
làm bãi tắm, hiện đã khai thác trên 3 km. Bãi cát mịn, thoải và sạch, nước biển
trong, sóng vừa phải rất thích hợp cho du lịch tắm biển. Sầm Sơn có đặc sản
biển phong phú và chất lượng hơn nhiều địa phương khác. Khách có thể thưởng
thức đủ loại mực ống, tôm he, cua gạch, các giống cá ngon như chim, thu, nụ,
đé ... Hải sản ở nơi đây có đặc điểm là thịt chắc, dai, vị ngọt lại rất đậm đà.
Tài nguyên khoáng sản: Núi Trường Lệ là núi đá granit có trữ lượng hàng
triệu m3 làm vật liệu xây dựng chất lượng tốt, trong các vỉa đá núi có mạch
Pecmatit chứa Fenspat là nguyên liệu làm men sành sứ có trữ lượng 17.000 tấn.
Dải cát ven biển có quặng ti tan với trữ lượng 73.000 tấn, đây là loại
nguyên liệu quan trọng sản xuất que hàn. Tuy vậy khoáng sản ở Sầm Sơn luôn
luôn ở dạng tiềm năng, không được khai thác mà để phục vụ cho mục đích quan
trọng hơn đó là du lịch.

1.1.2.

Dân cư
Hiện nay, Sầm Sơn có trên 190 dòng họ cùng nhau chung sống hòa thuận,

xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Người dân Sầm Sơn vốn có truyền
thống hiếu học từ lâu đời. Từ xưa, nơi đây đã có nhiều người thi cử đỗ đạt làm
quan như … Tiếp nối truyền thống đó, con em Sầm Sơn ngày nay đã không
ngừng phát huy truyền thống hiếu học của quê hương, cùng nhau hăng say thi
đua học tập, rèn luyện trong từng trường học, từng cấp học... Bên cạnh đó
phong trào hiếu học của địa phương cũng có sự phát triển mạnh mẽ với sự tham
gia của nhiều hội khuyến học được thành lập ở các dòng họ nhằm khích lệ,
động viên con cháu cố gắng phấn đấu học hành, thi cử đỗ đạt làm rạng danh cho
dòng họ, quê hương, để tiếp nối mạch nguồn hiếu học từ xa xưa cha ông đã để
lại.

7


Ngày nay, mọi người dân Sầm Sơn đều hăng say thi đua học tập, lao động,
sản xuất để cùng nhau chung tay xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn
minh, tiếp nối mạch nguồn vẻ vang của cha ông đã để lại với những truyền
thống tốt đẹp cùng những tinh hoa được tích tụ và lưu truyền qua từng thế hệ
con người nơi đây.
Ngư dân vùng biển Sầm Sơn nằm trong một vùng không gian văn hóa rất
rộng lớn và đa dạng, nó là sự tiếp nối từ lịch sử xã hội cho tới ngày hôm nay,
nó bao trùm lên mọi mặt của đời sống của cư dân vùng biển nơi đây, thời kì
dựng nước và giữa nước của dân tộc đã chứng minh cho ta thấy, từ những con
đường biển mà các nền văn hóa khác đã đi sang nước ta giao lưu chuyền bá
những tinh hoa cho nước mình với những tiến bộ, phong phú trong bản chấtcủa
văn hóa ngư dân vùng biển tiếp nhận và chuyển hóa dần cho các vùng khác trên
cả nước. Ngày nay, Sầm Sơn đang có bước chuyển mình mạnh mẽ tron g việc
đầu tư phát triển du lịch đặc biệt là du lịch biển nhờ tận dụng được những tiềm
năng to lớn mà thiên nhiên ban tặng cho nơi đây. Một bộ phận không nhỏ người
dân Sầm Sơn chuyển sang làm kinh tế dịch vụ với sự phát triển của nhiều ngành
dịch vụ như ăn uống, nhà nghỉ, khách sạn… phục vụ khách du lịch. Nhờ đó mà
đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, bộ mặt kinh tế địa phương có
nhiều khởi sắc.
1.1.3. Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội
1.1.3.1.

Về kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 14,85%, tổng sản phẩm xã hội
của toàn thị xã đạt 1.037 tỷ đồng (giá hiện hành), bình quân thu nhập 16,8 triệu
đồng/người/năm (tương đương 1000 USD).
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực và đúng hướng, năm 2008 là:

+ Dịch vụ: 70%.
+ Nông – Lâm – Ngư nghiệp: 17,5%.
+ Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng: 12,5%.
Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm trên 10%.
8


Sầm Sơn đón nhiều lươt khách du lịch mỗi năm với hệ thống cơ sở hạ tầng
phục vụ cho viêc ăn, ở và nghỉ ngơi tương đối tốt, có nhiều tàu thuyền đánh bắt
cá gần và xa bờ với sản lượng khai thác hải sản hàng năm đạt 13.500 tấn vì thế
phát triển kinh tế biển là một trong những lĩnh vực được lãnh đạo địa phương
hết sức quan tâm.
Phát triển kinh tế du lịch là một thế mạnh của thị xã Sầm Sơn. Sầm Sơn
nổi tiếng với bãi biển đẹp, hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách tới tham
quan, nghỉ mát( ước tính khoảng 1,2 tới 1,3 triệu du khách mỗi năm). Từ đó kéo
theo các loại hình dịch vụ phục vụ khách du lịch như kinh doanh nhà nghỉ,
khách sạn, các dịch vụ ăn uống, đồ lưu niệm, dịch vụ giao thông vận chuyên và
nhiều dịch vụ khác nữa. Từ các hoạt động dịch vụ phuc vụ du lịch đó đã làm
cho kinh tế của người dân địa phương được cải thiện và vững mạnh hơn.
Ngoài du lịch biển, gần đây Sầm Sơn còn mở nhiều loại hình vui chơi giải
trí khác để thu hút du lịch như: Khu du lịch văn hóa - vui chơi giải trí "Huyền
thoại thần Ðộc Cước", "Khu nhà luyện tập và thi đấu thể dục thể thao tổng
hợp", Khu sinh thái Quảng Cư, Khu du lịch văn hóa núi Trường Lệ.
1.1.3.2.

Về văn hóa, xã hội
Sầm Sơn có tỷ lệ tăng dân số trung bình khoảng 1% mỗi năm. Số người tới
độ tưởi lao động mỗi năm khoảng 900 người và số người thiếu việc làm thường
xuyên khoảng 5%. Thị xã Sầm Sơn có số hộ nghèo chiếm tỷ lệ vẫn tương đối
cao lên tới 9.5%. vì thế viêc phổ cập trung học cơ sở vẫn còn là vấn đề đáng

được quan tâm hơn nữa, ở đây phổ cập trung học cơ sở chiếm 84.16% và tỷ lệ
xã, phường đạt chuẩn y tế đạt 80%, 30/49 thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa.
Sầm Sơn có nhiều di tích - danh lam thắng cảnh được phân bố đều ở 5 xã,
phường đã được Bộ Văn hoá - Thông tin và Sở Văn hoá - Thông tin Thanh Hoá
công nhận gồm:.
- Đền Độc Cước: Di tích đã được Bộ VH - TT xếp hạng năm 1962.
- Đền Cô Tiên: Di tích đã được Bộ VH - TT xếp hạng năm 1962
- Chùa Khải Minh: Được Sở VH - TT công nhận năm 1994.
9


- Chùa Lương Trung: Được Sở VH - TT công nhận năm 1999.
- Đền Đề Lĩnh: Được Bộ VH - TT xếp hạng di tích Quốc gia năm 1993.
- Đền Bà Triều: Được Sở VH - TT Thanh Hoá công nhận năm 1995 (Thờ
vọng).
- Đền Thanh Khê: Được Sở VH - TT Thanh Hoá công nhận năm 1994.
- Đền thờ Phủ Đô Hầu: Được Sở VH - TT Thanh Hoá công nhận năm
1993.
Các Lễ hội lớn có quy mô toàn thị xã:
- Lễ hội cầu phúc được tổ chức vào ngày 16 tháng giêng Âm lịch hàng
năm
- Lễ hội bánh chưng, bánh dày được tổ chức vào ngày 12 tháng 5 Âm lịch
hàng năm.
- Lễ hội cầu ngư được tổ chức vào ngày 15 tháng 5 Âm lịch hàng năm.
Ngoài ra tại các đền cũng diễn ra các lễ hội với quy mô nhỏ: 5/1 Âm lịch
tại đền Lộc Trung; 16/1 Âm lịch tại đền Đề Lĩnh; 10/2 Âm lịch tại hai đền Bà
Triều; 16/2 Âm lịch tại đền Tô Hiến Thành; 26/2 Âm lịch tại đền Hoàng Minh
Tự; 3/3 Âm lịch tại đền Thanh Khê
1.2. Giới thiệu về lịch sử hình thành, phát triển của đền Độc Cước
Đền Độc Cước là đền thờ vị thần mang cùng tên, một vị thần trong tín

ngưỡng dân gian Việt Nam. Đền Độc Cước nằm trên đỉnh núi mang tên hòn Cổ
Giải thuộc dãy núi Trường Lệ ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, ngay cạnh bãi
biển Sầm Sơn. Đền mang tên Độc Cước (nghĩa là một chân), gắn liền với sự
tích chàng trai khổng lồ đã tự xé đôi thân mình để vừa đánh giặc quỉ biển ngoài
khơi và đánh giặc trong đất liền cứu dân làng.
Từ thuở xưa, ngoài biển khơi có loài Quỷ đỏ rất thích ăn thịt người; dân
chúng kể rằng: Loài Quỷ này mình tròn trùng trục, mõm dài vêu vao, răng nhọn
hoắt, miệng đỏ lòm; dân chài ra khơi đánh cá thường bị chúng ăn tươi nuốt
10


sống... Không đi biển thì cả nhà đói khát, mà đi thì khó thoát khỏi nanh vuốt
loài Quỷ hung ác, họ đành phải mò ngao, bắt con tôm, con ốc nơi cửa sông, ven
bờ để sống cho qua ngày đoạn tháng.
Nhưng lũ Quỷ nào chịu để yên, chúng khát mồi, mò vào tận đất liền, tàn
sát hàng loạt người dân vô tội. Không kể đàn ông, đàn bà, người già, người
trẻ ... tóm được người nào chúng ăn thịt ngay người đó. Xóm làng dần dần tan
hoang nên vắng ngắt, ruộng vường, nhà của xơ xác, tiêu điều.
Hồi bấy giờ, một chú bé mồ côi vừa chui ra khỏi bụng mẹ đã biết chạy
nhảy và lớn nhanh như thổi (theo truyền thuyết thì đây là con của Mẹ núi); "Hột
lúa lớn bằng người ôm, chấy cà to bằng người gánh" vẫn không đủ để nuôi chú
bé. Nhưng đất trời phù hộ, chẳng bao lâu chú đã trở thành một chàng trai cao
lớn lạ thường. Chàng trai đứng trên ngọn núi cất tiếng hú vang, dân làng lâu nay
phiêu bạt tận đầu sông cuối rừng đều lục đục kéo nhau về. Họ cất lại nhà cửa,
sửa sang vườn tược; đàn ông theo chàng khổng lồ ra khơi đánh cá, đàn bà ở nhà
chăn nuôi, trồng trọt cuộc sống của họ chẳng mấy chốc lại no đủ, bình yên.
Có chàng trai cùng dân làng ra khơi đánh cá lòi Quỷ đó không làm gì
được, hễ con nào lăm le thì lập tức bị băm vằm, xương tan thịt nát dưới lưỡi búa
sắc như nước và sáng loáng của chàng.
Nhưng loài Quỷ biển tinh quái, thừa cơ hội chàng khổng lồ cùng thanh

niên trai tráng trong lành ra khơi đánh cá, chúng lẻn vào bờ cướp phá, nhiều
người già, phụ nữ, trẻ em, bị chúng ăn thịt. Hôm sau chàng khổng ở lại nhà với
những người sống sót, thì ngoài khơi các bạn chài lại bị chúng lật thuyền vây
bắt. Căm giận loài Quỷ biển đến mức tím ruột bầm gan, yêu xóm chài, thương
dân lành vô tội. Chàng quyết chí phải diệt hết loài Quỷ để dân chúng được bình
yên khi đi biển, lúc trên bờ. Chàng cầu xin Mẹ Núi cho sức mạnh để tiêu diệt
loài Quỷ quái rồi dùng búa tự sẻ đôi thân mình. Lưỡi búa chia chàng làm đôi
nhưng lạ kỳ thay hai nửa chân của chàng vẫn khỏe mạnh, quắt thước, dũng khí
lạ thường, một nửa thân chàng chèo theo dân chài ngày ngày ra khơi đánh cá,

11


còn một nửa đứng trên đầu núi canh giữ cho xóm làng lúc nào cũng được bình
yên.
Từ đó vùng biển Sầm thôn sóng lặng, gió yên, dân lành vui cảnh "Chồng
chài, vợ lưới, con câu", không còn phải lo nạn Quỷ đỏ tàn hại nữa. Nửa thân
chàng Khổng Lồ đứng mãi trên đầu núi, bàn chân hằn sâu vào đá, lưu lại dấu
tích muôn đời. Về sau Ngọc Hoàng hay tin hạ giới có chàng trai dũng cảm xẻ
đôi thân mình bảo vệ xóm làng cho dân chúng được hạnh phúc bình an. Vào
một ngày trời quang mây tạnh, Ngọc Hoàng phái Thiên Sứ cưỡi mây xuống núi
đòi chàng trai về trời. Người phong thần cho chàng với tên gọi là "Thần Độc
Cước".
Câu chuyện thần Độc Cước phản ánh sức mạnh vĩ đại của tổ tiên ta, nói
lên ước mơ kỳ diệu của người xưa trong công cuộc đấu tranh chống thiên tai ác
liệt, đồng thời ca ngợi một tấm gương chói lọi xả thân bảo vệ nhân dân, bảo vệ
quê hương đất nước, biển trời. Đền Độc Cước ngày nay, do nhiều thế hệ cha
ông chúng ta xây nên để thờ Thần Độc Cước và để nhân dân Sầm Sơn cùng du
khách bốn phương quanh năm được khói hương, phụng thờ.
Tương truyền, đền Độc Cước được xây dựng vào thời nhà Trần, sang đến

thời nhà Lê được được trùng tu lại nhiều lần. Đường lên đền là 40 bậc bằng đá.
Trong đền hiện còn lưu giữ được nhiều di vật quý báu trong đó có tượng thần
Độc Cước bằng gỗ chỉ có một tay, một chân. Phía sau đền có Môn Lâu dựng
năm 1863 bằng gỗ.
Năm 1962 đền được Bộ Văn hóa, Thông tin Việt Nam xếp hạng di tích cấp
quốc gia.

12


Chương 2
NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA ĐỀN ĐỘC CƯỚC
2.1. Giá trị văn hóa vật thể
2.1.1. Không gian cảnh quan
Khi chọn đất dựng nhà hay chọn đất để đặt phần mộ người ta thường mời
các thầy địa lý về xem đất, chọn hướng...với quan niệm cho rằng mảnh đất được
chọn tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới những người đang sống. Đặc biệt,
với các công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng như: đình, chùa, đền, miếu...thì
đây đều là các công trình kiến trúc chung của cả một cộng đồng có thể là của
một làng, đôi khi là của một xã vì vậy việc chọn đất để dựng đình, dựng
chùa...lại càng được quan tâm. Mảnh đất được chọn phải có vị trí “địa linh”,
nằm trên những thế đất được coi là đẹp theo quan niệm phong thủy: Xây dựng
chùa chiền thì phải chú ý tới việc chọn lựa đất tốt, ngày tốt, giờ tốt. Đất tốt là
nơi bên trái (Thanh Long) phải trống không, hoặc có sông ngòi hoặc có ao hồ
ôm bọc. Bên phải (Bạch hổ) phải cao dày, lớp lớp quay đầu lại hoặc có hình hoa
sen, tràng phướn, long báu hoặc có hình rồng, phượng, quy, xà chầu bái. Đó
được coi là đất dương cơ ái hổ (nền dương có tay hổ). Nước chảy thì nên qua
bên trái. Nếu đảo kỵ, thì mạch nước lại vào ở phía trước. Phía trước mặt có
minh đường che chắn thì càng tốt...Việc chọn ngày, xem giờ để xây dựng cũng
phải được cân nhắc kĩ càng để tránh gặp phải thời điểm xấu mà phạm tới long

mạch, thánh thần, nhờ đó mới có thể hưng hiển được đạo pháp, ngươi trụ trì nảy
sinh trí tuệ, người thí chủ có công đức lớn, phúc ấm tới con cháu. Nếu không về
sau tất sẽ sinh sự đổ nát, không đạt được công đức gì.
13


Thế đất và hướng đất luôn song hành với nhau, tồn tại cùng với các công
trình kiến trúc đặc biệt là các công trình kiến trúc gắn liền với tôn giáo, tín
ngưỡng như: đình, chùa, đền, miếu...đền Độc Cước hội tụ đầy đủ các yếu tố của
một mảnh đất được coi là “linh địa”, phù hợp với những chuẩn mực theo quan
niệm phong thủy truyền thống, những quan niệm về âm dương ngũ hành, đền
Độc Cước được ngự trên hòn Cổ Giải (Cổ con Rùa biển) là phần đầu của dãy
Trường Lệ nhô ra biển, hay còn gọi là hòn Miết cảnh, nơi hội tụ linh khí đất
trời, rừng xanh nước thẳm đá chồng lên đá trùng điệp nguy nga
Ngoài thế đất thì một vấn đề nữa cũng cần được quan tâm đó là việc sắp
xếp các yếu tố môi trường đảm bảo sự hài hòa giữa di tích với thiên nhiên trong
đó có việc trồng các loại hoa, các loại cây vừa để tạo ra một môi trường cảnh
quan nhiên đẹp, nhưng đồng thời đó cũng có thể là các loại cây mang một ý
nghĩa nào đó. Khi con người đặt chân vào chốn cửa đền, được lắng nghe tiếng
chuông chùa lại được đắm mình trong không gian cảnh đền cùng với những cây
cổ thụ rợp bóng mát, những loài hoa, cây cỏ tốt tươi thì con người dường như
được thoát tục, mọi ưu tư, buồn phiền sẽ tan biến.
2.1.2. Kiến trúc
Di tích đền Độc Cước là ngôi Đền cổ có kiến trúc theo kiểu chuôi vồ, quay
mặt theo hướng Tây Nam, theo quan niệm của người xưa, hướng Tây là hướng
vững chãi nhất, hợp với tính âm dương, chắn được gió bão từ biển khơi thổi
vào. Tượng Thần Độc Cước cũng được đặt theo hướng của Đền, cầu mong thần
thánh yên vị để đem sức mạnh thần linh ban phát cho dân lành. Dạng di tích này
là kiểu kiến trúc đẹp của người Việt Nam có từ thế kỷ XVI tồn tại cho đến thời
gian gần đây, nó được biểu hiện về một mặt vũ trụ quan của người Việt có sự

tác động của Nho giáo.
Đền Độc Cước thờ vị Thần gắn với mặt trăng. Trong quan niệm của dân
biển, mặt trăng đóng vai trò rất quan trọng (chủ yếu là mặt trăng khuyết). Từ
14


những hình thức gắn với nghệ thuật dưới dạng này hay dạng khác của linh vật
mà cơ thể thiếu thốn là biểu tương của mặt trăng.
Ở trên đất nước ta, Thần Độc Cước được thờ ở Đền, Chùa suốt từ Quảng
Ninh đến Nghệ Tĩnh nhất là trên hải đảo và các vùng ven biển, ven sông hoặc
trên các trục đường quốc lộ giao thông chính ở đồng bằng Bắc Bộ. Do mang
tính chất như vậy, nhân dân thờ Thần Độc Cước là sự cầu mong cho sự đi xa
của những con thuyền đánh cá.
Từ bãi biển qua 43 bậc đá, chúng ta gặp ngay kiến trúc của một ngôi đền
cổ Độc Cước (Sầm Sơn). Đền Độc Cước Sầm Sơn đã nổi tiếng trong lịch sử từ
rất lâu đời nên tượng thờ đề các vị Thần ở đây đã được thể hiện 2 bộ gồm có đôi
Tướng canh bằng đá dưới dạng Võ tướng nghiêm chỉnh đại đao đứng chầu hầu.
Ở sát cửa điện phía trong là đôi Phỗng quỳ lớn bằng đá được làm từ cuối thế kỷ
XVIII. Đó là những phong tượng ngộ nghĩnh có giá trị nghệ thuật cao. Nhưng
đồng thời nó cũng biểu hiện những mặt của lịch sử vào đầu thế kỉ XVIII, khi xã
hội đầy những nhiễu nhương, hệ tư tưởng nho giáo khủng hoảng đến trầm
trọng. Con người không thể trông cậy vào tư tưởng chính thống được nữa và họ
đặt lòng tin vào nhiều hơn vào cửa Đền, cửa Phủ. Các Tượng như đã phản ánh
lịch sử là sự tôn vinh vị Thần.
Đường lên đền bắt đầu từ cổng tứ trụ tựa như những trục vũ trụ đem sinh
khí từ tầng trên truyền xuống trần gian. Đỉnh của tứ trụ có trạm trổ hình tượng
chim phượng và thần nghê với hàm ý chim phượng đem lời cầu khấn của bách
gia trăm họ cùng khói của lư hương chuyển đến với thần thánh, còn thần nghê
có tư thế nhìn xuống trần gian để soi xét tất cả lòng thành tâm đức của chúng
sinh trước khi vào cửa đền. Tiếp đến là đường đi rộng khoảng 2m, gồm 40 bậc

đá dẫn đến cổng Nghi môn. Sau cổng Nghi môn là khu vực đền nằm trên đỉnh
hòn Cố Giải, tức hòn thứ 5 trong hệ thống phân loại dân gian của dãy núi
Trường Lệ.

15


Ngôi đền được chia làm ba khu vực: phía nam bên tả là phủ thờ mẫu, phía
bắc bên hữu là tháp Nghinh Phong và khu vực trung tâm từ Tam quan trở vào là
nơi thờ thần Độc Cước. Đền được xây dựng theo một thể thống nhất: nhà thấp,
cột gỗ to, lớp ngói cũ, kiến trúc hình chữ đinh (dân gian gọi là kiến trúc hình
chuôi vồ), là kiểu kiến trúc cổ gồm có hậu cung tức ngôi nhà đặt bàn thờ thần
Độc Cước nối thẳng với trung đường và tiền đường ở phía trước.
Đi về phía Nam là phủ mẫu thờ "Tam Tòa Thánh Mẫu". Phủ này trước kia
hoang phế, đổ nát, để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của nhân dân địa
phương từ cuối năm 1992 mới được dựng lại. Đến năm 1996 nhờ lòng thành
của du khách thập phương và bản hội bà thiều thị khoa ở phường Đông Sơn TP Thanh Hóa đã xây dựng lại toàn bộ ngôi phủ và cổng Tam quan như ngày
nay.
Đi về phía Bắc qua sân đền có một tòa Phương Đình hay còn gọi là tháp
Nghinh Phong có diện tích 42,5 m2, được xây dựng vào năm Tự Đức thứ 17
(1863). Tháp được kết cấu theo lối 2 tầng 8 mái mang đậm kiến trúc thời
Nguyễn, trông xa xa như một tòa sen đang từ từ mở cánh bên bờ biển biếc bao
la. 4 đầu đao của tầng dưới được đắp nổi bốn con rồng cách điệu, là con vật gắn
với biển cả, làm chủ nguồn nước, thể hiện cách nhìn và tư duy nông nghiệp của
cư dân Đông Nam Á. Tháp có tên gọi là Nghinh Phong bởi về mùa hè đứng trên
môn lâu vừa hóng gió mát rượi từ khơi xa thổi vào ngắm cảnh trời nước, núi
mây vừa nghe tiếng sóng lao xao vỗ bờ và thấp thoáng những cánh buồm nâu
lướt trên mặt nước. Đây là một kiểu kiến trúc đẹp của người việt có từ thế kỷ
XV tồn tại cho đến thời gian gần đây. Nó được biểu hiện về mặt vũ trụ quan của
người Việt có sự tác động của Nho giáo.

Trong khu vực khuôn viên của đền còn có nhiều cây cối tạo cho khu đền
bốn mùa xanh sắc cỏ cây hoa lá, nhưng đến nay còn lại cây bàng là cổ nhất (trên
100 năm tuổi) khẳng định cho sự trường tồn và sức sống mãnh liệt của người
16


dân Sầm Sơn. Cùng với đó là cây dứa dại cũng tồn tại khá lâu đời tô vẽ cho
ngôi đền vừa thâm nghiêm, vừa tràn đầy sức sống.
2.1.3. Các di vật trong di tích
Hiện nay trong đền Độc Cước còn lưu giữ nhiều cổ vật quý trong đó có 2
pho tượng phỗng có phong cách điêu khắc mang dấu ấn chăm pa, đây là một
dận chứng về mối giao thoa giữa văn hóa Đại Việt và văn hóa Chăm Pa trong
lịch sử.
Ở đề trung có treo một bức hoành khắc bốn chữ “Vạn Khoản Ân Ba” tức
là sóng ân muôn dặm, các nhà ngiên cứu cho rang các đường nét khác chạm ở
đền in đậm phong cách nghệ thuật điêu khắc thế kỷ XVIII đến nay vẫn còn bảo
tồn.
Phía trong đền có tượng thần Độc Cước bằng gỗ chỉ có một tay, một chân.
Chân tượng vững chắc trên hòn đá tảng, tay tượng có cây búa ở tư thế đang
vung về phía sau để chiến đấu với loài quỷ biển. Đền có hai pho tượng ngựa
đúc bằng đồng, cặp tượng phỗng tạc bằng đá khối, nhiều câu đối chữ Nho ca
ngợi công đức của thần Độc Cước. Tượng thần Độc Cước cũng được đặt theo
hướng của đền để cầu mong thần thánh yên vị và đem sức mạnh thần linh ban
phát cho dân lành.
Hiện nay đền Độc Cước còn lưu giữ được một số lượng lớn các sắc phong
của nhiều triều đại phong kiến ban tặng cho thần Độc Cước. Trải qua thời gian
dài tồn tại chịu sự tác động của nhiều yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu,
chiến tranh, con người… nhưng các sắc phong luôn được bảo quản một cách
cẩn thận qua từng thế hệ. Đây là sự ghi nhận những công lao to lớn của các triều
đình phong kiến đối thần Độc Cước trong việc bảo vệ nhân dân. Bên cạnh đó,

hiện nay đền còn lưu giữ được nhiều văn bản hán nôm khác như thần phả,
hoành phi, câu đối… đây là nguồn tư liệu chữ viết quan trọng góp phần tích cực
trong công tác nghiên cứu, bảo tồn đền Độc Cước hiện nay.
17


Bên cạnh những hiện vật bằng giấy thì đền Độc Cước còn lưu giữ nhiều
hiện vật có giá trị bằng nhiều loại chất liệu khác nhau như đá, gỗ, đồng tiêu biểu
như bia đá, trống đồng, chiêng đồng, bát bửu, ngai thờ, kiệu thờ…
2.2. Giá trị văn hóa phi vật thể
2.2.1. Sinh hoạt văn hóa thường nhật
Đã từ lâu, hội tín đồ Sầm Sơn cùng với các cụ cao niên địa phương đã
được thành lập chi hội thường xuyên chăm nom đền Độc Cước thu hút sự tham
gia đông đảo của người dân địa phương. Bên cạnh việc quây quần cùng con
cháu thì các cụ cũng thường xuyên duy trì và tham dự vào các hoạt động của
hội. Hàng ngày các cụ vẫn thường xuyên tới đền để thắp hương duy trì đèn
nhang chốn cửa đền. Hàng tuần, hàng tháng các cụ cũng tổ chức các buổi họp
mặt tại đền Độc Cước để sinh hoạt hội đồng thời là cơ hội để các cụ chau dồi
thêm kinh sách, tìm hiểu về các triết lý nhân sinh…
Hàng ngày, các cụ cắt cử người lên đền cùng với đội ngũ thủ nhang thường
xuyên chom nom, quét dọn làm cho cảnh quan đền ngày càng sách đẹp. Vào
những ngày rằm, mùng một hay những ngày lễ lớn… người dân địa phương
cũng như đông đảo du khách thập phương lại tới đền thắp hương để tỏ lòng
thành kính với vị thần tối linh để cầu mong nhận được sự che chở và bảo vệ của
thần, mang lại hành phúc bình an cho mọi nhà.
2.2.2. Lễ hội
Lễ hội cầu phúc đền Độc Cước là lễ hội truyền thống diễn ra hàng năm vào
ngày 16 tháng giêng (âm lịch) hàng năm. Nghi thức được tiến hành theo đúng
truyền thống của người Việt và trong khuôn khổ pháp luật của nước ta.
Công tác tổ chức và quản lý lễ hội Cầu Phúc đền Độc Cước được thưc hiện

dưới sự chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ từ chính quyền tới nhân dân trong tất cả
các khâu từ quá trình chuẩn bị, tổ chức tới kết thúc lễ hội.
18


Để thực hiện tốt công tác tổ chức và quản lý, các cơ quan liên quan tới việc
tổ chức lễ hội như Ủy ban nhân dân thị xã Sầm Sơn, phòng văn hóa, công an
nhân dân thị xã Sầm Sơn cùng công an các phường, xã của thị xã, cán bộ ban
quản lý di tích đền Độc Cước, cùng nhân dân địa phương đã có sự họp bàn và
phân công công việc rõ ràng, thực hiện theo đúng tiêu chí: Nhà nước và nhân
dân cùng tổ chức, quản lý trên cở sở luật pháp của nhà nước và theo đúng
truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Đây là lễ hội truyền thống để tạ ơn trời đất và Đức thánh Độc Cước đã ban
hạnh phúc, ấm no cho muôn dân; cầu cho mưa thuận giáo hòa, trời yên, biển
lặng để dân chài ra khơi đánh bắt được nhiều tôm cá; cầu cho du lịch phát triển,
cho quốc thái dân an. Nên nhận được sự quan tâm và tham gia đông đảo và
nhiệt tình của các cán bộ địa phương cũng như sự tham gia đông đảo của các
tầng lớp nhân dân.
Ngay từ sáng sớm, lễ hội cầu phúc đền Độc Cước đã được tổ chức và mở
đầu là nghi lễ rước kiệu với sự tham gia của các đoàn kiệu đến từ các phường
của thị xã Sầm Sơn. Đoàn kiệu sẽ diễu hành qua các con đường, tuyến phố
trong thị xã với sự tham gia của đông đảo nhân dân địa phương rồi tập trung về
sân đền Độc Cước.
Trong đoàn rước kiệu có đoàn múa rồng đi bằng kà kheo thể hiện một nét
văn hóa độc đáo của người dân Sầm Sơn.
Sau khi đoàn kiệu rước về đến sân đền, tại đây sẽ diễn ra lễ cầu phúc, lễ tế
tôn ty - với những bài tế truyền thống uy nghiêm, trang trọng với tấm lòng
thành kính với các bậc tiền nhân, đồng thời thể hiện mong ước của người dân
Sầm Sơn trong một năm mới.
Trong lễ hội có các tiết mục biểu diễn tái hiện lại sự tích thần Độc Cước do

các diễn viên đoàn Tuồng Thanh Hóa biểu diễn. Nhiều tiết mục do đoàn nghệ
19


thuật Tuồng Thanh Hóa biểu diễn làm khơi dậy lại những nét văn hóa, đức hy
sinh của người dân Sầm Sơn từ ngàn xưa vọng lại trong lòng người dân bản địa
và du khách thập phương.
Khi phần lễ đã xong, nối tiếp là phần hội với các trò chơi dân gian, đặc biệt
lễ hội đền Độc Cước còn có sự tham gia gia lưu của nhiều huyện lân cận như:
Quảng Xương, Hoằng Hóa…cùng tham gia môn vật cổ truyền
2.3. Nhận xét, đánh giá về giá trị lịch sử, văn hóa của di tích đền
Độc Cước
2.3.1. Giá trị di tích
Đền Độc Cước là ngôi đền cổ được xây dựng từ lâu đời, trải qua thời
gian dài tồn tại chịu sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh nhu thời tiết,
chiến tranh, con người… phần nào đã làm cho ngôi đền bị hư hại. Nhưng
nhờ có sự chăm sóc chu đáo của người dân địa phương mà ngôi đền vẫn
còn tồn tại cho đến ngày nay. Trải qua những lần trùng tu lớn trong lịch sử
đã để lại cho ngôi đền một diện mạo độc đáo phù hợp với chức năng của
một ngôi đền lớn thờ cúng vị thần tối linh Độc Cước. Những hạng mục
công trình được xây dựng tại nơi sơn thủy hữu tình, trời đất giao thoa, mây
trời sóng biếc hòa quyện tạo nên khung cảnh độc đáo riêng có cho ngôi
đền Độc Cước ở Sầm Sơn. Bên cạnh đó, những nét truyền thống trong kiến
trúc vẫn được bảo lưu tương đối nguyên vẹn, hệ thống chạm khắc trang trí
khá phong phú với nhiều loại đề tài khác nhau thể hiện kĩ nghệ tinh tế, bàn
tay tài hoa và óc sáng tạo của những người nghệ nhân xưa.
Hiện nay di tích đền Độc Cước cũng còn lưu giữ được nhiều di vật
độc đáo và quý giá thể hiện được giá trị nổi bật của ngôi đền trong lịch sử
với sự chung tay, góp sức bảo vệ của cả cộng đồng cư dân địa phương.
Ngày nay, đền Độc Cước đã trở thành một địa điểm tâm linh quan trọng


20


của địa phương, là điểm dừng chân của đông đảo khách du lịch mỗi khi
đến với Sầm Sơn.
2.3.2. Các giá trị cơ bản của lễ hội đền Độc Cước
- Giá trị cố kết cộng đồng
Một trong những tiêu chí góp phần tạo nên sự thành công cho lễ hội đó
chính là tính cộng đồng tuyệt đối hay sự tham dự của các thành viên trong cộng
đồng vào lễ hội.
Lễ hội đền Độc Cước được diễn ra với sự tham dự của đông đảo cộng
đồng cư dân trong làng. Những người con của quê hương đang sinh sống và học
tập trên khắp mọi miền của đất nước cũng không quên quay trở về làng vào mỗi
dịp chùa mở hội. Bên cạnh đó lễ hội còn có sự tham gia của đông đảo du khách
thập phương cùng nhân dân của các làng, xã khu vực lân cận… Mỗi khi lễ hội
được diễn ra thì tất cả các gia đình không phân biệt giàu nghèo cũng tự nguyện
tham gia đóng góp tích cực về mặt vật chất và tinh thần để lễ hội được diễn ra
một cách tưng bừng, long trọng và náo nhiệt. Ai cũng cố gắng làm tốt phần việc
của mình để có thể đóng góp một phần sức lực nhỏ bé trong sự thành công
chung của lễ hội. Lễ hội giống như một sợi dây liên kết và thắt chặt hơn mối
quan hệ giữa con người với con người để cho họ có điều kiện được xích lại gần
nhau hơn và xóa bỏ khoảng cách xa lạ thường ngày. Trong không khí của ngày
hội, con người ta như quên đi mọi ưu phiền, lo toan của cuộc sống để cùng nhau
thực hiện các nghi thức tôn giáo gắn liền với đức tin để cầu mong nhận được sự
che chở, bảo vệ của chư Phật, chư Thánh tới toàn thể cộng đồng cư dân. Chính
trong lễ hội, cái bản thể cá nhân trong mỗi con người như bị hòa tan vào trong
tính tập thể, tính cộng đồng cùng với những người xung quanh để cùng nhau tạo
nên sự thành công chung cho lễ hội và cũng mang lại niềm vui cho mỗi cá nhân
khi được tham dự vào hội chùa hàng năm.

- Giá trị cân bằng đời sống tâm linh
Đời sống vật chất và đời sống tinh thần là hai mặt tồn tại song hành trong
cuộc sống của con người trong đó yếu tố tâm linh là một bộ phận không thể
21


thiếu thuộc về đời sống tinh thần hiện hữu ngay trong cuộc sống của mỗi con
người. Đó là khi con người ta hướng tới cái cao cả, cái thiêng liêng, cái mà mỗi
con người đều hướng về với ước vọng và niềm tin tối cao. Trong đó, niềm tin
tôn giáo chiếm một vị trí quan trọng có sự ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống
của mỗi con người.
Lễ hội đền Độc Cước hàng năm là dịp để người dân địa phương tỏ lòng tri
ân và biết ơn sâu sắc của mình tới vị thần tối linh. Nhờ có niềm tin mãnh mẽ
vào đấng linh thiêng, cao cả mà mỗi con người nơi đây có thể giảm bớt đi lòng
tham, sự ích kỉ của bản thân để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, cùng nhau
phấn đấu sống có ích hơn cho quê hương, đất nước.
Lễ hội chính là một nét đẹp tạo nên bản sắc của nền văn hóa dân tộc và
mỗi khi đến với lễ hội con người như được sống trong không gian thu nhỏ của
nền văn hóa dân tộc mình. Đó là không gian vừa mới mẻ nhưng lại cũng vừa
gần gũi, thân quen. Đó là không gian khác hẳn so với không gian của đời sống
thường nhật, nó giúp cho con người sống cởi mở hơn, đem lại những cảm xúc
thăng hoa từ cuộc sống hàng ngày và quên đi hết những phiền muộn của cuộc
sống.
- Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa
Lễ hội đền Độc Cước chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Đây chính
là môi trường thuận lợi để cho mỗi cá nhân cũng như cộng đồng được thể hiện
khả năng sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa đồng thời trao truyền lại cho
các thế hệ mai sau để tiếp tục làm giàu thêm cho bản sắc văn hóa dân tộc.
Mỗi cá nhân khi tới với lễ hội đền Độc Cước đều được hòa mình trong
không khí vui tươi, náo nhiệt và tràn đầy hứng khởi của ngày hội. Chính trong

không khí linh thiêng và đời thường như hòa quyện lại với nhau trong ngày hội
mà mỗi con người lại có thể đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau. Họ đồng thời
là những người tổ chức, sáng tạo và tái tạo các sinh hoạt văn hóa cộng đồng
nhưng họ cũng chính là những người được hưởng thụ trực tiếp những giá trị văn
hóa do mình làm ra. Trong lễ hội, họ có thể tham gia vào các nghi thức tế lễ
22


hoặc tham dự các trò chơi dân gian truyền thống… Nhưng dù có ở vị trí nào thì
mỗi con người đều là một chủ thể của sự sáng tạo để góp phần vào thành công
chung của lễ hội và những giá trị văn hóa kết tinh trong lễ hội tiếp tục được trao
truyền lại cho các thế hệ mai sau.
Chính nhờ những giá trị độc đáo và đặc sắc được đúc kết qua nhiều thế hệ
mà lễ hội chùa Nghĩa Xá đã đáp ứng được nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ các
giá trị văn hóa của cộng đồng, nhờ đó mà mỗi khi chùa vào hội thì những người
con của quê hương lại cùng nhau về đây để tiếp nối mạch nguồn sáng tạo của
cha ông mình đã để lại trong lễ hội đền Độc Cước hàng năm.
- Giá trị bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc dân tộc
Cuộc sống của những người dân lao động đặc biệt là của nhà nông thì
không phải lúc nào cũng được rảnh rỗi mà họ thường phải “một nắng, hai
sương” trên đồng ruộng lo toan cho cuộc sống hàng ngày. Nhưng sau những
tháng ngày lao động vất vả ấy họ lại tạm gác tay cày, tay bừa cùng nhau về ngôi
chùa làng để tưng bừng tổ chức mở hội. Và lúc này, những người nông dân
chân nấm, tay bùn trong cuộc sống hàng ngày bỗng chốc lại được hóa thân trở
thành những nhà văn hóa, những người nghệ sĩ tài hoa.
Trong lễ hội, các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát huy và
sáng tạo trở thành nhân tố văn hóa độc đáo cấu thành nên bản sắc văn hóa dân
tộc. Và chính những yếu tố văn hóa này lại được trao truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác gìn giữ, phát huy và tiếp tục mạch nguồn sáng tạo do cha ông mình
đã để lại.

Lễ hội của đền Độc Cước chính là điểm nhấn nổi bật gắn liền với yếu tố
văn hóa vùng. Tuy nhiên, trong điều kiện xã hội đang có bước chuyển mình
mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa để hòa nhập cùng với xu
hướng toàn cầu hóa đã có những tác động không nhỏ tới mọi mặt của đời sống
xã hội trong đó có những yếu tố của văn hóa truyền thống. Chính vì vậy lễ hội
đền Độc Cước cũng gánh vác một phần trách nhiệm là nơi bảo tồn, làm giàu và
phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc để có thể trao truyền lại cho
23


những thế hệ mai sau những giá trị tốt đẹp và độc đáo mang bản sắc văn hóa
vùng miền, phần nào thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc ta đã
được đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử.
2.4. Vai trò của đền Độc Cước trong đời sống văn hóa cộng đồng
Đền Độc Cước là ngôi đền cổ được người dân không chỉ ở khu vực Sầm
Sơn mà còn ở nhiều nơi khác trong cả nước biết tới và tôn kính. Lễ hội Cầu
Phúc diễn ra tại đền Độc Cước hàng năm là một nét đẹp trong truyền thống văn
hóa của địa phương. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, việc thờ phụng thần Độc
Cước đã trở thành một nét đẹp văn hóa, một phong tục không thể thiếu đối với
cộng đồng cư dân nơi đây cũng như với cư dân khu vực xung quanh. Tại nhiều
đền thờ khác trong cả nước, thường chỉ diễn ra các sinh hoạt văn hóa, tôn giáo
liên quan tới những truyền thuyết của thần Độc Cước thì tại đền Độc Cước
(Sầm Sơn) còn có tổ chức một lễ hội lớn bao gồm cả phần nghi lễ và phần hội
cùng với các nghi thức thờ cúng, các trò chơi, trò diễn, thi tài hết sức phong phú
và đặc sắc.
Lễ hội c đền Độc Cước được tổ chức hàng năm không chỉ dành riêng cho
cư dân địa phương mà còn dành được sự quan tâm của tất cả những người con
Sầm Sơn đang học tập và công tác trên khắp mọi miền của Tổ quốc cũng như
du khách thập phương xa gần. Đây là dịp để nhân dân địa phương tỏ lòng thành
kính và chi ân của mình tới vị thần tối linh, những người có công đối với dân

tộc cũng như đối với cả cộng đồng cư dân địa phương. Đồng thời, lễ hội cũng là
dịp để tăng cường tình đoàn kết, thắt chặt hơn nữa sợi dây liên kết giữa các
thành viên trong cộng đồng lại với nha
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
VĂN HÓA ĐỀN ĐỘC CƯỚC
3.1. Thực trạng công tác bảo tồn đền Độc Cước hiện nay

24


3.1.1. Cơ sở của công tác bảo tồn
Ngay sau khi giành được chính quyền từ tay thực dân Pháp, với tầm nhìn
chiến lược Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 65/SL về bảo tồn di sản văn hóa lịch sử,
trong đó có di tích, lễ hội.
Sau năm 1975, đất nước ta giành được độc lập, chủ quyền nhưng phải bắt
tay ngay vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh, đồng thời phải đối mặt với
các cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và phía Tây Nam. Chế độ quan liêu bao
cấp kéo dài đã làm cho nền kinh tế yếu kém càng trở nên trì trệ. Trong bối cảnh
ấy không ai để ý đến lễ hội. Tuy nhiên một số lễ hội liên quan trực tiếp tới công
tác giáo dục truyền thống yêu nước và danh lam thắng cảnh như Đền Hùng,
Đống Đa, Hương Tích … vẫn được tổ chức.
Bước sang những năm 80 của thế kỷ 20, đất nước đã có sự đổi mới, đời
sống của người dân từng bước được cải thiện, lúc này người ta lại chú ý quan
tâm đến các hoạt động văn hóa. Các địa phương rộ lên phong trào phục dựng lại
Đình, Đền, Miếu…và mở lại các lễ hội đã bị lãng quên. Vào tháng 4 năm 1984,
nhà nước ta đã ban hành pháp lệnh: “ Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn
hóa và danh lam thắng cảnh”. Đây là cơ sở pháp lý đầu tiên ( kể từ sau chiến
tranh ) đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các di tích và lễ hội được khôi
phục.

Khi đất nước thoát khỏi cảnh đói nghèo thì những giá trị văn hóa được đề
cao trong cả nước, các chính sách và thể chế văn hóa có liên quan tới lễ hội dần
được xác lập và hoàn thiện.
Qui chế lễ hội của bộ Văn hóa – thể thao và du lịch ( bộ văn hóa-thông tin
cũ) ban hành ngày 7/5/1994 của bộ trưởng đã chỉ rõ mục đích của tổ chức lễ hội
nhằm:
-

Giáo dục truyền thống dân tộc về lịch sử văn hóa trong sự nghiệp dựng nước và
giữ nước.

25


×