Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

LẶNG lẽ SA PA NGuyễn THành Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.65 KB, 1 trang )

LẶNG LẼ SA PA
Một hoạ sĩ già trước khi nghỉ hưu đã làm một chuyến đi thực tế ở vùng cao Tây Bắc. Trên chuyến xe, ông
ngồi cùng hàng ghế với cô kĩ sư trẻ lên nhận công tác ở Lai Châu. Đến Sa Pa, bác lái xe dừng lại lấy nước
và nhân tiện giới thiệu với họa sĩ “một trong những người cô độc nhất thế gian”. Đó là anh thanh niên
trông coi trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét.Cuộc gặp gỡ giữa bác lái xe, họa
sĩ già, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên diễn ra rất vui vẻ, cảm động. Anh thanh niên hào hứng giới thiệu với
khách về công việc hằng ngày của mình – những công việc âm thầm nhưng vô cùng có ích cho cuộc sống.
Hoạ sĩ già phát hiện ra phẩm chất đẹp đẽ, cao quý của anh nên đã phác hoạ một bức chân dung. Qua lời
kể của anh, các vị khách còn được biết thêm về rất nhiều gương sáng trong lao động, sản xuất, đem hết
nhiệt tình phục vụ sự nghiệp xây dựng và chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

CHIẾC LƯỢC NGÀ
Anh Sáu là cán bộ thoát li gia đình đi kháng chiến chống Pháp, từ lúc đứa con gái đầu lòng chưa đầy một
tuổi. Bẩy năm sau, anh mới có dịp ghé qua nhà. Đứa con gái nhất định không chịu nhận anh là ba vì vết
sẹo ở mặt khiến anh không giống trong tấm hình anh chụp chung với má nó trước đây. Sau mấy ngày
anh ở nhà, con bé đều có tỏ thái độ bướng bỉnh, lạnh lùng và xa cách. Trong bữa cơm, anh Sáu gắp cho
con miếng trứng cá vàng ươm, con bé đã hất tung xuống đất. Không kìm được nóng giận, anh Sáu đánh
nó một cái vào mông. Con bé bỏ ăn, chống xuồng về với bà ngoại bên kia sông.Sáng hôm sau, anh Sáu
lên đường. Bà ngoại đưa cháu về. Anh Sáu bịn rịn chia tay mọi người. Bất chợt, con bé kêu thét lên gọi
ba và ôm chặt lấy cổ, vừa hôn ba vừa khóc, không cho đi. Thì ra, bà ngoại đã giải thích về vết sẹo trên
mặt ba nó là do giặc Pháp bắn bị thương. Hai cha con quyến luyến không rời. Con bé mếu máo bảo bao
giờ ba về, nhớ mua cho nó chiếc lược.Những ngày ở chiến khu, anh Sáu kì công làm cho con chiếc lược
bằng ngà voi. Nhưng không may, anh đã hi sinh trong một trận càn lớn của Mĩ – ngụy năm 1958. Trước
khi anh nhắm mắt, người đồng đội thân thiết hứa sẽ trao chiếc lược ngà tận tay con gái anh.

CỐ HƯƠNG
Truyện kể lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật người kể chuyện (tôi) để dọn nhà đi nơi khác làm
ăn sinh sống. Nhân vật tôi đau xót nhạn ra những thay đổi ghê gớm của làng quê, đặc biệt là sự tàn tạ,
đần độn của Nhuận Thổ, người bạn thân thiết của “tôi” thời thơ ấu. Từ đó, người kể chuyện đã lật xới
lên những vấn đề bức xúc của xã hội Trung Hoa trì trệ lúc bấy giờ. Từ đó, ông chỉ cho mọi người thấy xã
hội phân chia giai cấp là do con người tạo ra. Để không còn thảm cảnh ấy nữa nhất thiết phải xây dựng


một xã hội mới, trong đó con người với con người là bình đẳng.
Khi cùng gia đình tạm biệt làng quê cũ, nhân vật tôi hi vọng mọi người sẽ có một tương lai sáng sủa hơn.



×