Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Bài thi tích hợp liên môn học sinhTUYÊN TRUYỀN KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.38 MB, 50 trang )

BAI THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH
HUỐNG
TÊN TÌNH HUỒNG: TUYÊN TRUYỀN KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG
ĐUỐI NƯỚC
2 .MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết tai nạn đuối nước là một trong những vấn đề nóng
bỏng và nhức nhối nhất hiện nay. Có thể nói, cùng với tai nạn giao thông,
bỏng, ngộ độc thực phẩm... thì tai nạn đuối nước cũng là một trong những tai
nạn gây tử vong lớn nhất cho trẻ em.
Theo kết quả điều tra của Tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt
Nam (UNICEF), trung bình mỗi năm, ở Việt Nam có khoảng trên 7.000 trẻ
em bị chết đuối nước. Tỷ lệ tử vong do đuối nước ở Việt Nam cao nhất nhì
Đông Nam Á cao gấp 10 lần các nước phát triển và chỉ đứng sau những ca
thiệt mạng do tai nạn giao thông. Tai nạn đuối nước gia tăng mạnh vào mùa
hè và mùa mưa lũ hàng năm.
Tai nạn đuối nước và những thiệt hại do tai nạn gây ra đang là nỗi lo của
toàn xã hội. Đó là thiệt hại về sinh mạng, thiệt hại về nhân lực, trí tuệ, gây
tổn thương về tinh thần xã hội, về vật chất, tiền của và cả nỗi đau thể xác,
tinh thần dai dẳng.
Mặc dù trong trời gian qua rất nhiều các kênh thông tin đại chúng đã phản
ánh và tuyên truyền song tình trạng đuối nước vẫn diễn ra khá phổ. Tình
trạng đuối nước ở trẻ em trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá cũng như trên địa bàn
huyện Yên Định, đặc biệt là trên địa bàn xã Định Thành vẫn còn diễn ra hết
sức phức tạp và thương tâm
Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Làm cách nào để phòng chống
nạn đuối nước? Đó là câu hỏi mà cả xã hội đang quan tâm và em cũng muốn
góp một phần nhỏ bé của mình cùng chung tay xây dựng một cuộc sống bình


yên và hạnh phúc. Giúp các bạn trẻ xã Định Thành huyện Yên Định Tỉnh
Thanh Hoá thoat khỏi vòng tay của tử thần trên ao, hồ... đặc biệt là trên con


sông Cầu Chày chảy ngang qua.


3.TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG

Phần 1: Chương trình tuyên truyền
3.1: Thực trạng nạn đuối nước hiện nay:
* Trong nước
* Địa phương
3.2 : Nguyên nhân gây ra nạn đuối nước
*Nguyên nhân chủ quan

*Nguyên nhân khách quan

3.3 : Hậu quả do nạn đuối nước gây ra:

3.4 : Hướng khắc phục tình trạng nạn đuối nước

3.5 : Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống


Phn 2: Chng trỡnh hnh ng
THC HIN NGOI KHO VI CH : K NNG PHềNG TRNH UI NC

Chng trỡnh 1: Giao lu vn ngh
*Dn dng v biu din trớch on kch v k nng phũng trỏnh ui nc
Kch bn : cụ Lu Th Bc
Trong vai:
*Giao lu cỏc bi hỏt v tui hng, c m cho em

*Trỡnh by nhng bi th sỏng tuyờn truyn v phũng chng ui nc
Chng trỡnh 2:
Tổ chức cho các bạn học sinh toàn trờng THCS Định Thnh tìm hiểu về
phũng chng ui nc trong buổi sinh hoạt ngoại khoá:(Trình chiếu bằng
máy chiếu):
1.Tình hình tai nạn ui nc ở Việt nam.
2. Nguyên nhân xảy tai nạn ui nc .
3. Hậu quả do tai nạn ui nc để lại
4. Tìm hiểu về cỏch phũng chng ui nc
Chơng trình 3:
Kết hợp với thầy giáo dạy mỹ thuật ( LÊ VĂN TUấN) tổ chức cho học sinh
toàn trờng tham gia thi vẽ tranh với chủ đề : K NNG PHềNG TRNH UI
NC


4. gIảI PHáP GIảI QUYếT TìNH HUốNG
Vn dng cỏc kin thc liờn mụn:
- Toỏn hc: S liu thng kờ v tỡnh hỡnh tai nạn ui noc
- a lớ : V biu
- Húa hc: Thnh phn chất kích thích của rợu bia, nồng độ cồn quá giới hạn
cho phép khi điều khiển phơng tiện igao thông là một trong những nguyên
nhan gay tai nạn giao thông
- Sinh hc: Tỏc hi của rợu bia, chất kích thích thích khác nh hêrôin, ma
tuý.....
- Giỏo dc cụng dõn: Tuyờn truyn nõng cao ý thc xõy dng mt xó hi
giao thụng an ton, thõn thin. Ngn chn cỏc hnh vi gõy nguy him cho
ngi tham gia giao thụng. Chấp hành luật an toàn giao thông
- Ng vn: Sử dụng văn nghị luận, thuyết minh để tuyên truyền , vận động
mọi ngời thực hiện luật an toàn giao thông
- M thut : V tranh vối chủ đề : An toàn giao thông.

- Âm nhạc : Nghe và hát các bài hát có chủ đề : An toàn giao thông.
- Vật lí : Đo, tính vận tốc , quán tính, trọng lợng của phơng tiện tham gia
giao thông.
- ng dng cụng ngh thụng tin: Quay và trình chiếu các video


5. ThuyÕt minh tiÕn tr×nh gi¶i quyÕt t×nh huèng
Đuối nước là gì?Đuối nước hoặc chết đuối là hiện tượng không khí có chứa
Oxy không thể vào phổi được do có sự xâm nhập đột ngột nhiều của nước
hoặc chất lỏng vào đường thở (mũi, mồm, khí, phế quản, phổi) được gọi là
đuối nước. Hậu quả là não bị thiếu Oxy, nếu không được cấp cứu kịp thời
nạn nhân sẽ chết hoặc để lại di chứng não nặng nề.
Trẻ em, đặc biệt trẻ nhỏ dưới 3 tuổi sức yếu nên rất dễ bị ngạt thở: chỉ trong
vòng hai phút và với một xô nước nhỏ cũng có thể làm trẻ chết đuối.


5.1. Thực trạng của tai nạn đuối nước ở nước ta
Ngoài đường bờ biển dài gần 3300 km, Việt Nam còn có số lượng ao hồ,
sông suối, kênh rạch khá phong phú, tập trung chủ yếu ở Nam Bộ và khu
vực đồng bằng Bắc Bộ. Nước ta có trên 2.300 con sông và kênh rạch, mật độ
vào khoảng 0,6 km/km. Điều này đem đến nhiều lợi thế để phát triển kinh tế,
tuy nhiên cũng tiềm ẩn nguy cơ gây đuối nước cho người dân.
Những năm gần đây, dưới sự tác động của những điều kiện khách quan và
chủ quan, tình trạng tai nạn sông nước đối với trẻ em tại các ao hồ, đầm phá,
sông suối, biển... ngày càng gia tăng về số vụ, lẫn số người chết. Trong đó
đáng chú ý nhất là tỉ lệ tai nạn, thương tích sông nước đối với trẻ em thường
diễn ra trong mùa mưa bão và dịp hè đã cướp đi biết bao sinh mạng.
Theo con số thống kê mới nhất của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội:
Mỗi năm, nước có ta có khoảng 6400 người bị đuối nước, trong đó hơn 50%
là trẻ em và trẻ vị thành niên, tính trung bình mỗi ngày ở nước ta có 9 trẻ em

và vị thành niên chết đuối và cả năm là hơn 3.000 sinh mạng bị "hà bá",
"thủy thần" cướp đi.. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ
ở lứa tuổi 5-14. Số người chết đuối ở Việt Nam rất cao, đứng thứ 3 chỉ sau
tai nạn giao thông và tai nạn lao động. Một con số đáng giật mình và thật
đau xót. Đuối nước ở trẻ em và vị thành niên ở Việt Nam có tỷ lệ cao nhất
so với các nước trong khu vực và cao gấp 10 lần các nước phát triển


Năm 2014, báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy
tình trạng đuối nước hiện đã giảm so với trước năm 2010 nhưng vẫn còn
cao. Trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 3.500 trẻ bị chết đuối, nghĩa là
có khoảng 9 trẻ tử vong do đuối nước mỗi ngày. Năm 2012, cả nước có hơn
3.300 trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên bị tử vong do đuối nước.
Trung tâm nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn thương của trường
Đại học Y tế công cộng cũng cho biết, đuối nước là nguyên nhân tử vong
hàng đầu cho trẻ từ 0 – 18 tuổi với tỷ suất 8,1/100.000 (hơn 3000 trẻ mỗi
năm). Trong đó, trẻ từ 0-4 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 1251 nạn nhân/năm, sau
đó là nhóm 5-9 tuổi: 870 nạn nhân/năm. Bé trai có nguy cơ đuối nước cao
gấp 1,4 lần bé gái.
Bên cạnh những vụ đuối nước do bơi lội tại sông, hồ,… còn có những vụ
đắm thuyền. tàu gây tử vong cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Theo thống kê của Bộ Lao động - thương binh và xã hội, trong 5 năm gần
đây, ba tỉnh, thành có số trẻ chết đuối cao nhất nước là Nghệ An, Thanh
Hoá, Hà Nội. Trong đó, cao nhất là Thanh Hoá (180 em), Nghệ An (152
em). Sau đó là khu vực Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long cũng có từ
75-100 nạn nhân/năm. Như vậy, hầu hết các tỉnh, thành của Việt Nam đều
có người chết đuối, bất kể thành thị hay nông thôn.
Điển hình một số vụ từ tháng 5/2015 đến nay: tại Nghệ An đã xảy ra 08
vụ đuối nước làm 14 trẻ em tử vong, chủ yếu là các em học sinh tiểu học và
trung học cơ sở địa bàn nông thôn. Chỉ riêng trong ngày 16/5/2015, tại Nghệ

An đã có 05 em và Thanh Hóa có 03 em bị đuối nước do tắm biển và tắm
sông. Ngày 20/5/2015 tại thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có 04 học sinh từ lớp 2 đến lớp 4 bị chết đuối do chơi ở suối mà
con nước lên xuống theo thủy triều của sông Thị Vải. Và mới đây nhất là vụ
chết đuối trưa ngày 15/4/2016 làm chết 09 nam sinh lớp 6B tại sông Trà
Khúc, Quãng Ngãi. Hay vụ tai nạn vào ngày 22/3/2016 tại sông Đăk Bla làm
02 học sinh chết đuối ở làng Kon Rờ Bàng 1, xã Vinh Quang, Tp.Kon Tum,


tỉnh Kon Tum…gióng lên hồi chuông trong công tác bảo vệ trẻ em trước
hiểm họa sông nước.


Sự việc đau lòng trên xảy ra vào khoảng 15h30 chiều 8/5, tại bãi biển Hải
Lý (xã Hải Lý, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định).
Những người chứng kiến vụ việc cho biết khi đang tắm thì bất ngờ có
sóng lớn, 2 em kịp lao lên bờ, 3 em còn lại đã bị sóng cuốn trôi ra xa.
Thấy vậy, các em học sinh trên bờ đã nhanh chóng hô hoán người dân tới
cứu giúp. Tuy nhiên, thời điểm các học sinh này tắm biển thủy triều đang lên
nhanh cộng với gió to, sóng lớn nên người dân không thể tiếp cận được khu
vực các em mất tích.
Ngay sau khi nhận được thông tin, các lực lượng chức năng huyện Hải
Hậu đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường để tiến hành tìm kiếm 3 học sinh
nói trên.
Tuy nhiên phải sau 2 ngày tìm kiếm đến sáng ngày 10/5 lực lượng chức
năng cùng người dân mới tìm thấy 3 thi thể.
Qua tìm hiểu và được biết, 3 nam sinh trên là Trần Văn H (xã Hải Hưng),
em Hoàng Khánh T (xã Hải Nam) và Lê Anh T (Hải Trung).


4 nữ sinh lớp 7 tử vong tại Khánh Hòa

Khoảng hơn 10h ngày 4/5, 4 nữ sinh (3 em 13 tuổi và 1 em 14 tuổi)
trường THCS Nguyễn Huệ được nghỉ học nên đã kéo nhau đến khu vực bãi
biển gành Bãi Dài, đoạn thuộc xã Vạn Thọ (Vạn Ninh, Khánh Hòa) tắm.
Trong lúc vui chơi, 4 nữ sinh đã không may gặp phải dòng nước xoáy, cuốn
ra xa và chìm dần.
Ngay sau khi nhận được thông tin, lực lượng chức năng địa phương cùng
người dân đã tổ chức tìm kiếm. Phải 1h sau, lực lượng chức năng mới tìm
thấy thi thể của 4 nữ sinh.
Theo thông tin từ chính quyền địa phương được biết, hiện trường nơi xảy
ra sự cố khiến 4 nữ sinh đuối nước tử vong là vùng biển tiềm ẩn nhiều nguy
hiểm do thường xuyên xuất hiện dòng nước xoáy.
9 nam học sinh chết đuối tại sông Trà Khúc
Vào đầu giờ chiều 15/4/2016, khi đến sông Trà Khúc chơi, 9 học sinh
namlớp 6 trường THCS Nghĩa Hà, Quảng Ngãi) gồm: Trần Tiến Ph, Trịnh
Hữu Nh, Lê Văn Đ, Võ Thành Ch, Lê Phú Q, Phạm Su S, Phạm Văn Th,
Cao Ngọc V, Nguyễn Minh H (đều SN 2004) rủ nhau cùng nắm tay nhảy
xuống tắm rồi bị đuối nước.
Chứng kiến vụ việc nhưng không thể nhảy xuống cứu các bạn, hai học
sinh nữ ngồi trên bờ hoảng sợ đạp xe về nhà báo cho người thân.
Nhận được tin báo, nhiều người dân chạy đến ứng cứu nhưng đã muộn vì
9 học sinh đã chìm và tử vong.
Sau vụ đuối nước xảy ra, nhà trường đã tổ chức buổi chào cờ đặc biệt để
tưởng nhớ tới 9 học sinh nam xấu số ttrên.


9 nam học sinh chết đuối tại sông Trà Khúc

Tắm suối, 2 nữ sinh chết đuối thương tâm
Trước đó, khoảng 12h trưa ngày 10/3, một nhóm học sinh lớp 7B Trường
THCS Lương Thế Vinh (xã Pờ Tó, Gia Lai.) rủ nhau đi chơi rồi xuống khu

vực suối Đak Pi Hiao tắm.Tuy nhiên, chỉ có Trần Thị Ng (SN 2003) và Trần
Thị Nh (SN 2003, cùng trú xã Pờ Tó) xuống tắm, các em còn lại ở trên bờ.
Trong lúc bơi ra gần chỗ đặt máy bơm, gặp nước sâu nên 2 nữ sinh bị hụt
chân, chới với. Thấy 2 bạn vùng vẫy, những học sinh trên bờ vội vã chạy đi
tìm người ứng cứu nhưng khi vớt lên được thì cả 2 đã tử vong.
Trước vụ việc đau lòng trên, thầy Lê Tất Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường
THCS Lương Thế Vinh cho biết, học sinh của trường chỉ học 1 buổi/ngày.
Hôm xảy ra tai nạn, các em học xong và đã về nhà rồi mới xin phép gia đình
đi chơi. Khi nhận được tin báo, nhà trường đã đến thăm hỏi, động viên gia
đình.


3 học sinh lớp 7 chết đuối vì cứu bạn
Một vụ đuối nước thương tâm nữa đã xảy ra chỉ ít ngày vụ 2 nữ sinh ở Gia
Lai tử vong, đó là vào khoảng 14h30 ngày 31/3/2016 tại khu vực suối Cả, ấp
2, xã Cẩm Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. 3 nạn nhân là các em Đỗ
Văn H, Nguyễn Hoàng Phi H, Lê Thị Kim Gi (đều sinh năm 2003, ngụ tại
xã Cẩm Đường và là học sinh lớp 7A2 trường THCS Xuân Đường, huyện
Cẩm Mỹ).
Theo thông tin ban đầu, do các em được nghỉ học nên nên các em đã vào
khu vực suối Cả chơi. Trong lúc vui đùa, em Kim Gi bị trượt chân ngã
xuống vùng nước sâu. Thấy bạn chới với, hai em Văn H và Phi H đã nhảy
xuống cứu. Tuy nhiên, do vùng nước sâu và không biết bơi nên cả ba em
đều tử vong do đuối nước
Sáng sớm 14/5, người dân bàng hoàng khi nghe tin hàng chục em học sinh
lớp 6 ở Buôn Đôn, Đắk Lắk có thể bị chết đuối trên dòng sông Serepok. Rất
may, cuối ngày, theo thông báo của UBND tỉnh, chỉ có 4 em học sinh thiệt
mạng. 4 em, vẫn quá là đau xót. Vài ngày trước đó, em Nguyễn Văn
Namhọc sinh Trường PTTH Đô Lương (Nghệ An) cũng đã thiệt mạng do cố
gắng cứu 5 em nhỏ thoát chết đuối.

Khu vực nhóm học sinh bị lớp 6 bị cuốn chìm ở Sêrêpok ngày hôm qua. Ảnh: An Nhơn.


.


5.2. Thực trạng của tai nạn đuối nước ở địa phương Thanh hoá

5.2.2. Tình trạng đuối nước ở tỉnh Thanh Hoá trong những năm gần
đây.
Tại Thanh Hóa, địa phương được đánh giá là 1 trong 15 tỉnh, thành phố có
số trẻ em đuối nước cao nhất cả nước. Về khách quan, Thanh Hóa được
thiên nhiên ưu đãi cho nhiều sông, suối, ao, hồ, lạch và đường bờ biển dài
102,5 km, song đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho tai nạn đuối nước
trẻ em có nguy cơ tăng cao. Toàn tỉnh ước tính bình quân mỗi năm, “hà bá”
cướp đi sinh mạng của 25 đến 30 em, chủ yếu trong mấy tháng hè. Theo số
liệu thống kê của Phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội tỉnh), tính đến hết tháng 6-2016, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy
ra 18 vụ tử vong ở trẻ em, trong đó có 17 vụ là do tai nạn đuối nước và 1 vụ
tai nạn do thương tích. Khác với mọi năm, các vụ đuối nước xảy ra rải rác,
số trẻ em bị tử vong trong mỗi vụ ít hơn. Riêng năm nay, mới đầu hè số vụ
và số trẻ tử vong trong mỗi vụ tăng cao.
Thông tin từ Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Thanh Hóa cho biết, khoảng
10h sáng ngày 12/7, lực lượng tìm kiếm đã phát hiện thi thể em B.Đ.H.Q
(SN 2001, trú tại tiểu khu 5, Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân – Thanh
Hóa) bị đuối nước trước đó.


Lực lượng tìm kiếm nạn nhân bị đuối nước
Chiều ngày 11/7, trên địa bàn thị trấn Lam Sơn (Thọ Xuân, Thanh Hóa) đã

xảy ra một vụ đuối nước thương tâm. Nạn nhân được xác định là hai học
sinh hiện đang theo học tại các trường trên địa bàn thị trấn Lam Sơn. Lực
lượng cứu hộ đã cứu được 1 em còn 1 em bị nước cuốn trôi. Nạn nhân mất
tích là B.Đ.H.Q. (14 tuổi, trú tại Khu 5, TT Lam Sơn, Thọ Xuân). Sáng 12/7,
lực lượng cứu hộ mới tìm được thi thể nạn nhân.


Lực lượng PCCC và CHCN tỉnh Thanh Hoá đang cứu vớt người bị nạn.

Trước đó, ngày 30/6, trên địa bàn xã Nguyệt Ấn, (Ngọc Lặc, Thanh Hoá),
cháu Quách Thị Thúy (SN 2005) và Quách Thị Ngân (SN 2008, trú tại thôn
Khe Ba, xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc) đã rủ nhau xuống kênh Bắc, chảy
qua cánh đồng của thôn để tắm đã bị nước cuốn

Sáng 8/5, em Trương Nguyệt Ánh (7 tuổi) theo vợ chồng ông Trương Văn
Ngân ở xóm Phú Thiện, xã Các Sơn, (Tĩnh Gia, Thanh Hoá) ra sông gần nhà
để bắt cá. Trong lúc hai ông bà xuống sông bắt cá, cháu Nguyệt chơi ở trên
bờ, không may bị trượt chân rơi xuống sông. Ngay lập tức, ông Ngân đã lao
xuống nước cứu cháu nhưng không may ông cũng rơi vào khu vực nước sâu.
Hai ông cháu sau đó đã cùng bị chìm trong dòng nước dữ.
Chiều ngày 11/5, em Cao Văn Phúc, hiện đang là học sinh lớp 4 trường
Tiểu học xã Định Thành (Yên Định, Thanh Hóa) đi chăn bò giúp bố mẹ. Vì
trời nóng nên Phúc cùng với 4 bạn khác xuống sông Cầu Chày tắm. Trong
lúc đang tắm, Phúc bị trượt chân vào vùng nước sâu. Các bạn tắm cùng thấy
vậy đã chạy về nhà gọi mọi người ra cứu nhưng đã quá muộn
5.2.2. Tình trạng đuối nước ở Huyện Yên Định trong những năm gần
đây.




Sông Cầu Chày
5.2. Nguyên nhân dẫn đế tình trạng đuối nước ở trẻ em
Đuối nước do sự bất cẩn của người lớn
Nhiều trường hợp trẻ bị đuối nước là do sự lơ là, chủ quan của bố mẹ
chưa giám sát trẻ chặt chẽ hay thiếu người trông nom, chăm sóc bé để trẻ tự
do vui chơi gần những nơi có mối hiểm họa tiềm tàng tai nạn này.
Trẻ em dưới 5 tuổi có thể gặp tai nạn này ngay trong xô, chậu, chum, vại,
bể chứa nước, ao hay giếng khơi trong gia đình. Trẻ lớn hơn có thể gặp tai
nạn này ở ao, hồ, sông, suối,... Trong dịp nghỉ hè, trẻ em khu vực nông thôn
thường phụ giúp gia đình như ra đồng, sông suối mò cua, bắt ốc, chăn trâu
bò... cũng dễ có nguy cơ bị đuối nước.



Đuối nước do môi trường sống quanh trẻ không an toàn
Ao quanh nhà không có rào chắn, hố nước sâu sau khi đào lấy đất và các
hố ở các công trình xây dựng không có rào chắn, nắp đậy... Nhiều vùng ao,
hồ, sông, suối nguy hiểm chưa có rào chắn, chưa có biển cảnh báo, biển
cấm, chưa có bảo vệ. Có những nơi như vậy xa khu dân cư, ít người dân qua
lại, khi trẻ bị nguy hiểm thì không có sự trợ giúp kịp thời.
Trẻ em đi học bằng ghe, thuyền bắt buộc phải có phao cứu sinh hoặc có
người lớn đưa đi kèm, không cố đi trên ghe, thuyền đã quá tải. Khi lũ lụt xảy


ra, đồng bào vùng đó cần sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền địa
phương, trẻ em và người già cần có người trông coi, quản lý.


5
Đuối nước do trẻ không biết bơi, chưa được rèn các kỹ năng

Có một điều đáng buồn là phần lớn dân số Việt Nam không biết bơi. Đây
là một nghịch lý. Đáng ra, ở một đất nước có trên 3.000km bờ biển, nhiều ao
hồ, kênh rạch, sông ngòi và hầu như quanh năm ấm áp như Việt Nam thì hầu
hết người trưởng thành và trẻ em trên 10 tuổi phải biết bơi mới đúng chứ?!
Khi không may bị rơi xuống nước, người biết bơi sẽ rất bình tĩnh, thông
thường họ sẽ tìm ra cách để tự cứu sống mình; còn người không biết bơi sẽ
hoảng loạn, nếu không được cứu vớt, họ uống no nước, chìm trong phút
chốc và tử nạn ngay sau đó.
Không biết bơi cũng chính là nguyên nhân dẫn tới việc không biết cứu
nạn hoặc cứu nạn không hiệu quả trên sông nước. Khi tthấy người bị chìm
kêu cứu, người biết bơi và am hiểu sông nước sẽ có những quyết định thích
hợp nhất.
Nếu chỉ là một người bị nạn, người biết bơi sẽ nhảy ùm xuống nước, lao


đến chỗ người bị nạn, đưa họ vào bờ. Nếu bị nạn là một nhóm người, người
biết bơi sẽ tìm phương tiện trợ giúp như cano, thuyền gỗ, cây, dây… và hô
hào nhiều người cùng tham gia cứu người.
Tai nạn đuối nước cũng một phần là do trẻ chưa được dạy kỹ năng đảm
bảo an toàn và xử lý tình huống khi bơi và không có kỹ năng cứu đuối.
Có trường hợp, trẻ không biết bơi và không có kỹ năng cứu đuối lại nhảy
xuống nước cứu bạn, dẫn đến hậu quả không những không cứu được bạn mà
mình cũng bị đuối theo. Ngay cả khi trẻ biết bơi mà không có kỹ năng cứu
đuối thì cũng bị đuối theo. Nếu muốn cứu người bị đuối nước thì bơi giỏi
chưa đủ, mà quan trọng là phải có kỹ năng cứu đuối đảm bảo an toàn cho
bản thân và người được cứu.
Tóm lại, biết bơi là một kỹ năng vô cùng cần thiết trong cuộc sống bình
thường hàng ngày. Ấy thế mà nhiều người Việt Nam lại thiếu kỹ năng này
Nguyên nhân thiếu những kỹ năng sống sót tối thiểu
Bơi là kỹ năng quan trọng nhất để sống sót khi bị nạn trên sông nước.

Nhưng nếu không biết bơi mà có những kỹ năng sống sót khác thì vẫn có
nhiều cơ hội tránh được tai nạn. Đáng tiếc là trẻ em nói riêng, toàn bộ dân số
Việt Nam nói chung thiếu những kỹ năng này.
Trong chiến tranh, dân ta rất cảnh giác và tự đào luyện những kỹ năng
sống sót để vượt qua nguy hiểm. Hàng mấy chục năm hoà bình vừa qua đã
làm cho chúng ta quên, hoặc không biết tới những kỹ năng này.
Trước hết, đó là việc không nhận ra những mối hiểm họa. Ví dụ, đi đò trên
sông nhưng dân ta hầu như không mặc áo phao; không biết bơi vẫn ra sông
tắm; thấy trời chuẩn bị nổi giông gió vẫn lên thuyền; để trẻ nhỏ chơi gần
sông nước…
Thứ hai, phần lớn người Việt Nam chưa được trang bị kỹ năng thoát hiểm,
kỹ năng sống sót. Hàng chục năm qua, trong nhà trường, từ mẫu giáo đến
đại học không dạy kỹ năng này, cả trong chương trình chính khoá lẫn ngoại
khoá. Do vậy, nếu có một điều gì bất thường xẩy ra, phản ứng của những


người trong đám đông thường không phù hợp, không chính xác, dẫn đến hậu
quả nghiêm
6. Hậu quả của tai nạn đuối nước ở trẻ em
Tai nạn đuối nước ở trẻ em ngày càng phổ biến, các cơ quan chức năng địa
phương đã có nhiều nỗ lực trong việc phòng chống. Song, thực trạng
này vẫn liên tiếp xảy ra với con số đáng báo động.Có thể nói, cùng với
tai nạn giao thông, bỏng, ngộ độc thực phẩm... thì tai nạn đuối nước
cũng là một trong những tai nạn gây tử vong lớn nhất cho trẻ em
Tai nạn đuối nước ở trẻ em để lại hậu quả nghiêm trọng cho gia đình và xã
hội. Tai nạn đuối nước đang gia tăng nhất là vào mùa Hè và mùa mưa lũ
đang thực sự là một vấn đề gây nhiều bức xúc trong cộng đồng, ảnh hưởng
đến tâm lý của mỗi người dân và nghiêm trọng hơn là đến sự sống còn và
phát triển của trẻ em.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đuối

nước là một dạng của ngạt, do nước bị hít vào phổi hoặc tắc đường thở do co
thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước. Khi ngạt nước, nạn nhân bị
ngừng thở, tim đập chậm lại theo phản xạ. Tình trạng ngừng thở tiếp tục dẫn
đến thiếu oxy máu, gây tăng nhịp tim, huyết áp. Hậu quả cuối cùng là nhịp
tim chậm dần lại, rối loạn nhịp, ngừng tim và tử vong. Khi bị đuối nước, khả
năng tử vong rất cao hoặc có thể để lại di chứng tổn thương não nặng nề.
Nỗi đau mất mát do tai nạn thương tích, do đuối nước mãi mãi là nỗi ám
ảnh, là nỗi đau khó có thể xoa dịu theo thời gian và không có gì bù đắp được
Những cái chết thương tâm trên biển, sông, hồ, thậm chí là ở các hồ nước
luôn khiến chúng ta đau xót, tức giận, lo lắng. Những cái chết này hoàn toàn
có thể tránh được, nếu chúng ta biết được nguyên nhân và cách phòng tránh.


×