Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

báo cáo thực tập công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.6 KB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam là một doanh nghiệp lớn hoạt
động đa ngành nghề và là doanh nghiệp đi đầu trong ngành xuất khẩu nông sản. Trong
đợt thực tập cuối khóa này, nhờ có cơ hội được thực tập tại công ty mà em có cơ hội tìm
hiểu sâu hơn về tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp trong thực tế.
Dưới đây là báo cáo qua 4 tuần thực tập tổng hợp của em tại Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam . Qua thời gian thực tập tổng hợp tại đây, em đã học hỏi
được nhiều kiến thức bổ ích và nắm bắt được cơ cấu làm việc thực tế của Công ty. Đồng
thời, em đã có cơ hội đi sâu tìm hiểu các bộ phận trong công ty, học hỏi được quá trình
tác nghiệp cũng như cách ứng xử giao tiếp giữa nhân viên và nhà quản lý, giữa các đồng
nghiệp với nhau. Đây thực sự là đợt thực tập bổ ích, là cơ hội giúp em hoàn thiện bản
thân để đáp ứng yêu cầu công việc trong tương lai.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy PGS.TS Trần Hùng và
các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh – trường đại học Thương Mại đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình thực tập và xây dựng báo cáo. Đồng thời em cũng
xin được gửi lời cảm ơn tới Bà Nguyễn Thị Thu Hoài (tổng giám đốc công ty) và các
anh chị trong Công ty đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập tổng hợp này.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình hoàn thiện bản báo cáo nhưng cũng không
thể tránh khỏi những sai sót vì vậy em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các
thầy cô.
Em xin chân thành cám ơn !


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5


I.

Từ viết tắt
BĐS
CN&XN
TMCP
TCMN
XNK

Giải nghĩa
Bất động sản
Chi nhánh & Xí nghiệp
Thương mại cổ phần
Thủ công mỹ nghệ
Xuất nhập khẩu

KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I VIỆT NAM


1. Giới thiệu khái quát về công ty
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam tiền thân là doanh nghiệp
nhà nước được thành lập từ tháng 12 năm 1981, với tên gọi ban đầu là Công ty xuất
nhập khẩu Tổng hợp I, trực thuộc Bộ Ngoại thương.
Công ty được thành lập lại theo luật doanh nghiệp bằng quyết định số
340TM/TCCB ngày 31/3/1993 và chuyển đổi thành Công ty Cổ phần xuất nhập
khẩu Tổng hợp I Việt Nam theo quyết định số 3014/QĐ-BTM ngày 6/12/2005 của
Bộ Công thương. Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần từ

ngày 5/5/2006 ( giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cấp lần 1 ngày 5/5/2006).
Công ty có 10 lần thay đổi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và hiện đang
hoat động theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh lần thay đổi thứ 10 ngày
5/2/2016.
- Tên pháp định : Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam
- Tên quốc tế : The Vietnam National General Export - Import Joint Stock
Company No.1
- Tên viết tắt : GENERALEXIM.,JSC
- Trụ sở chính : Số 46 phường Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
+ Điện thoại : +84-(0)4-38.26.40.09
+ Fax: +84-(0)4-38.25.98.94
+ Email:
+ Websize : www.generalexim.com.vn
Ngoài ra công ty có 3 chi nhánh tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh và
văn phòng đại diện tại Đồng Nai.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty

1.2.1. Chức năng của công ty


- Trực tiếp xuất khẩu hoặc nhận ủy thác xuất khẩu các mặt hàng nông sản, hải sản,
thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng gia công chế biến tư liệu sản xuất và hàng tiêu
dùng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống theo kế hoạch, theo yêu cầu của địa
phương, các ngành, các xí nghiệp thuộc các thành phần kinh tế theo quy định của
Nhà nước.
- Cung ứng vật tư, hàng hóa, nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước phục vụ cho các
địa phương, các ngành, các xí nghiệp thanh toán bằng tiền hoặc hàng hóa theo thỏa
thuận trong hợp đồng kinh tế.
- Sản xuất và gia công chế biến hàng hóa để xuất khẩu và làm các dịch vụ khác liên
quan đến nhập khẩu.

1.2.2. Nhiệm vụ của công ty
- Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch sản xuất kinh doanh dịch
vụ kể cả xuất nhập khẩu tư doanh cũng như ủy thác xuất nhập khẩu và các kế hoạch
có liên quan.
- Tự tạo nguồn vốn, quản lý và khai thác sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn,
nộp đầy đủ ngân sách nhà nước.
- Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập khẩu và giao
dịch đối ngoại.
- Thực hiện đầy đủ các cam kết trong các hợp đồng liên quan.
- Nâng cao chất lượng, gia tăng lượng hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường nước
ngoài, thu hút ngoại tệ và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
- Đào tạo cán bộ lành nghề
- Làm tốt công tác xã hội.

1.3.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM
SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
BAN ĐIỀU HÀNHTại Tp. HCM
Phòng
Phòng XNK
XNK 123



Các phòng
quản lí

Các phòng kinh
doanh

Các CN&XN
trực thuộc

Các đơn vị có
vốn đầu tư
Công ty phát
triển Đệ Nhất

Phòng Tổ chức
hành chính
Phòng Kế toán
tài chính
Phòng Tổng
hợp

Ban Xây dựng
cơ bản
Ban Pháp chế

Tại Tp. Hải
Phòng
Tại Tp. Đà
Nẵng


Ngân hàng
TMCP
Eximbank

Phòng XNK 4

Phòng XNK 5

Phòng XNK 6

Phòng kinh
doanh tài sản

XN may xuất
khẩu Hải
Phòng
Văn phòng đại
diện tại Đồng
Nai
Tổng kho và
XNCB nông
lâm sản – hàng
TCMN xuất
khẩu

Công ty
khoáng sản
Mai Linh Đà
Nẵng


Công ty cổ
phần BĐS
Tổng hợp I

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty
( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
1.4. Ngành nghề kinh doanh của công ty

Ngành nghề kinh doanh chính (chiếm trên 10% tổng doanh thu trong 2 năm gần
đây nhất) của công ty gồm :


- Kinh doanh nông, lâm, thủy hải sản, khoáng sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tạp
phẩm, hàng công nghiệp, hàng gia công chế biến trong nước và nhập khẩu, các sản phẩm
dệt may.
- Sản xuất gia công chế biến, lắp ráp, các mặt hàng dệt may, đồ chơi ( trừ loại đồ chơi có
hại cho giáo dục, nhân cách, sức khỏe của trẻ em hoặc gây ảnh hưởng đến an ninh trật
tự, an toàn xã hội), đồ gỗ, xe máy, điện tử điện lạnh, đồ gia dụng, nông lâm, thủy hải sản.
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà ở và văn phòng, cho thuê văn phòng, căn hộ, kho
bãi, nhà xưởng, phương tiện vận tải, nâng xếp, bốc dỡ hàng hóa.
2. Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp.
2.1. Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp

Bảng 1: Bảng cơ cấu lao động theo trình độ của công ty từ năm 2013-2015
Đơn vị : lao động
Trình độ

Năm 2013


Năm 2014

Số lượng

Tỉ lệ %

Số lượng

Tỉ lệ %

Đại học và trên
đại học

80

19,1%

74

Cao đẳng và
trung cấp
Công nhân kĩ
thuật, dạy nghề
Tổng số

30

7,16%

309

419

Năm 2015
Tỉ lệ %

18,6%

Số
lượng
70

43

10,9%

48

15,8%

73,74%

280

70,5%

185

61,1%

100%


397

100%

303

100%

23,1%

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự)
Từ bảng số liệu ta thấy rằng số lượng lao động của công ty ngày càng giảm .
Nguyên nhân là do trong những năm qua công ty chịu ảnh hưởng không nhỏ của nền
kinh tế thế giới nhiều biến động, nên công ty đã tinh giảm tổ chức. Số lượng công
nhân viên giảm mạnh, sau 3 năm giảm 116 người. Tuy số lượng lao động giảm
nhưng chất lượng lao động của công ty ngày càng gia tăng. Số lao động có trình độ
đại học và trên đại học tăng từ 19,1% ( năm 2013) tăng lên 23,1% (năm 2015), số
công nhân trình độ cao đẳng và trung cấp cũng tăng từ 7,16% (2013) lên 15,8%
(2015), số lượng công nhân kĩ thuật dạy nghề giảm từ 73,74% ( 2013) xuống còn
61,1% (2015). Điều này cho thấy lao động của công ty ngày càng được cải thiện, phù
hợp với sự phát triển của quy mô và sự tăng trưởng của nền kinh tế.


2.2. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp

Bảng 2: Bảng cơ cấu lao động của Công ty từ năm 2013-2015
Đơn vị : lao động
Chỉ tiêu
Tổng lao động (người)

Theo giới tính
Nam ( % )
Nữ ( % )
Theo độ tuổi
Tuổi < 30 (%)
Tuổi 30-45 (%)
Tuổi >45 (%)

Năm 2013
419

Năm 2014
397

Năm 2015
303

32,85 %
67,15 %

32,63%
67,37%

37,5 %
62,5 %

16,5 %
15,8%
16,4%
64,3%

66%
66,7%
19,2 %
18,2%
19,9%
(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự )

Từ bảng 2, ta thấy công ty sở hữu lực lượng lao động khá trẻ. Số người dưới 45 tuổi
chiếm hơn 80% trong tổng số nguồn lực của cả công ty. Đây thực sự là một lợi thế của
công ty khi có trong tay những người trẻ, năng động, thường xuyên cập nhật thông tin và
thích nghi cao với môi trường kinh doanh biến động. Công ty có tỉ lệ nhân viên nữ lớn
gấp đôi so với nhân viên nam.
3. Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp
3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Bảng 3 : Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty năm 2013-2015
Đơn vị: triệu đồng
Năm

Chỉ tiêu

Năm 2013

Tổng tài sản
A. Tài sản ngắn hạn
1. Tiền và các khoản tương đương

972.799
645.525


2014
1194.965
868.402

64.319

22.326

11.897

8.558

9.938

154.047

507.240
38.430

735.892
88.556

592.170
41.062

tiền
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn
3. Các khoản phải thu ngắn hạn
4. Hàng tồn kho


Năm 2015
978.051
808.061


5. Tài sản ngắn hạn khác
B. Tài sản dài hạn
1. Các khoản phải thu dài hạn
2. Tài sản cố định
3. Bất động sản đầu tư
4.Tài sản dở dang dài hạn

26.978
327.274
0
21.847
46.185
67.214

11.690
326.563
0
19.776
44.384
69.399

8.885
169.990
8.500

18.433
57.481
58.550

5.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

191.876

192.697

21.964

6. Tài sản dài hạn khác

152
307
4.972
(Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán)

Bảng 4 : Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2013-2015
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng nguồn vốn
A. Nợ phải trả
1. Nợ ngắn hạn
2. Nợ dài hạn
B. Nguồn vốn chủ sở
hữu
Vốn chủ sở hữu


Năm 2013
972.799
656.501
605.107
51.394

Năm 2014
1194.965
881.609
821.700
59.909

Năm 2015
978.051
794.219
736.702
57.517

316.298

313.356

183.832

316.298

313.356
183.832
(Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán)
Qua 2 bảng trên cho thấy tài sản ngắn hạn > nợ ngắn hạn; tài sản dài hạn > nợ

dài hạn, điều này chứng tỏ công ty đã giữ vững mối quan hệ cân đối giữa tài sản và
nguồn vốn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng 5 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2013-2015
Đơn vị : triệu đồng
T
T
1
2
3
4
5

Nội dung
Doanh thu thuần bán hàng
và cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng hóa
Lợi nhuận gộp từ bán hàng
và cung cấp dịch vụ
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
Lợi nhuận khác

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1786.580


1490.201

1055.450

1719.605

1432.725

1014.912

66.975

57.476

40.538

4.135

3.341

-129.898

3.742

782

-4.479



6

Lợi nhuận trước thuế

7.877

4.123

-134377

7

Lợi nhuận sau thuế

7.379
4.123
-134.377
(Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán)

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta thấy tình hình kinh doanh của
công ty gặp khó khăn trong vài năm trở lại đây: Doanh thu và lợi nhuận của công ty
giảm dần qua các năm. Năm 2013 và 2014 công ty có thu được lợi nhuận, cụ thể năm
2013 thu được 7.379 triệu đồng, năm 2014 lợi nhuận công ty giảm và chỉ thu được 4.123
triệu đồng. Đến năm 2015 là một năm thực sự khó khăn của công ty khi không những
không thu được lợi nhuận mà công ty phải chịu một khoản lỗ lớn lên tới 134377 triệu
đồng. Công ty thua lỗ là do hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2015 của công ty
diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu có những bất ổn do kinh tế thế giới đối mặt với
nhiều rủi ro lớn và các nhân tố kinh tế chính trị khó lường, kinh tế trong nước có phục
hồi nhưng thiếu yếu tố bền vững và cũng đối mặt với những khó khăn, thách thức như
cạnh tranh trong tiêu thụ hàng hoá toàn cầu ngày càng gay gắt, giá cả trên thị trường thế

giới biến động.

II.

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI
QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I VIỆT NAM

1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung của
doanh nghiệp
1.1.

Chức năng hoạch định

Công tác hoạch định ở công ty luôn được chú trọng và thường xuyên được nhà lãnh
đạo kiểm tra và đánh giá chất lượng cũng như tiến độ thực hiện. Công ty định hướng
mục tiêu phát triển thành một công ty thương mại dịch vụ có thương hiệu mạnh trong
nước và quốc tế, chú trọng phát triển một cách bền vững có chiều sâu vào lĩnh vực kinh
doanh xuất nhập khẩu, đầu tư tài chính, đầu tư kinh doanh bất động sản và cho thuê kho
bãi. Sau khi xác định được mục tiêu, ban lãnh đạo tiến hành xây dựng các chiến lược
trung và dài hạn, các kế hoạch chi tiết cụ thể và phổ biến cho các bộ phận chức năng để
có thể hoàn thành tốt công việc. Tuy nhiên do sự biến động của thị trường, thay đổi của


xã hội cho nên việc hoạch định của công ty vẫn gặp phải những khó khăn do những sự
thay đổi đó, và những sự thay đổi đó đều khó có thể tính toán trước được hết.
1.2.

Chức năng tổ chức


Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty đảm bảo được chế độ một thủ trưởng.
Các nguồn lực được phân bổ hợp lí, tạo ra được bộ máy cấu trúc thực hiện các hoạt
động, bố trí, huy động các nguồn lực đáp ứng nhu cầu các kế hoach đề ra. Công ty duy
trì ổn định tổ chức bộ máy thông qua các chính sách luân chuyển, quy hoạch cán bộ
đồng thời với việc rà soát và tuyển dụng mới nhằm phòng ngừa rủi ro biến động nhân sự
ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên vấn đề phân chia
trách nghiệm còn thiếu rõ ràng và việc bố trí quyền hạn, trách nghiệm với năng lực chưa
ăn khớp, xung đột về trách nghiệm, nghĩa vụ. Các nhà quản trị cấp trung bị hạn chế
phạm vi quyền hạn không thể ra quyết định nhanh chóng kịp thời.
Chức năng lãnh đạo

1.3.

Công tác lãnh đạo được công ty thực hiện rất sát sao và hiệu quả, thúc đẩy nhân viên
trong công ty hoàn thành tốt công việc của mình. Lãnh đạo cấp cao và cấp trung đã biết
sử dụng các mô hình nhu cầu như Maslow ứng dụng vào lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo cấp
trên sẽ phân quyền cho các cấp dưới và để họ chịu trách nhiệm trong quyền hạn của
mình. Hội đồng quản trị và ban điều hành thường xuyên đánh giá tình hình hoạt động,
tình hình sản xuất kinh doanh, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết đại hội đồng cổ đông
để từ đó có các chỉ đạo kịp thời, sát sao. Mặc dù vậy chức năng lãnh đạo vẫn tồn tại một
số vấn đề như: Từ hội đồng quản trị xuống các ban lãnh đạo phó tổng giám đốc thông tin
1 chiều, các lãnh đạo cấp cao thường đưa ra những chính sách, hoạch định cá nhân và
yêu cầu nhân viên tuân thủ mà không có sự phản hồi của cấp dưới khi thực thi chính
sách.
1.4.

Chức năng kiểm soát
Hoạt động kiểm soát của công ty diễn ra khá thường xuyên. Hàng tháng, hàng quý có

các ban kiểm soát kiểm tra chéo nhau giữa các phòng ban. Từ đó kịp thời phát hiện

những sai sót mà các phòng ban gặp phải để điều chỉnh kịp thời thực hiện tốt các mục
tiêu đề ra. Ngoài kiểm soát việc thực hiện công việc khối văn phòng, công ty thường
xuyên tiến hành tổ chức kiểm soát tiến độ thu mua hàng hóa; kiểm soát chất lượng sản
phẩm trước khi xuất và nhập khẩu; theo dõi sát sao tiến độ thực hiện sản xuất hàng dệt


may gia công ở xí nghiệp Hải Phòng. Tuy diễn ra thường xuyên nhưng công tác kiểm
soát vẫn còn những hạn chế. Việc thiết lập kiểm tra và quá trình giám sát công việc của
từng phòng ban, bộ phận và cá nhân còn chưa chặt chẽ, công tác kiểm soát các hoạt động
liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty chưa có quy trình rõ ràng.
1.5.

Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị
Công ty tiến hành thu thập cả thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Các

thông tin sau khi thu thập sẽ được xử lý và trình lên giám đốc. Từ đó Tổng giám đốc sẽ
tiến hành ra các quyết định quản trị trực tiếp đến các bộ phận, phòng ban, cá nhân có liên
quan hoặc thông qua các phó giám đốc, trưởng phòng rồi truyền đạt tới nhân viên. Tuy
nhiên, quá trình thu thập thông tin chưa thực sự tốt, chưa thực sự nhất quán giữa các
phòng ban, gây chậm trễ cho quá trình quản trị, ra quyết định, đôi khi mất đi cơ hội kinh
doanh của công ty.
2.
Công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp
2.1.
Tình thế môi trường chiến lược

Công tác phân tích tình thế môi trường chiến lược được thực hiện tương đối tốt.
Công ty tiến hành các hoạt động phân tích môi trường bên trong, bên ngoài để từ đó nắm
được vị thế của công ty, đưa ra các chiến lược hoạt động phù hợp. Công ty tiến hành
phân tích các thông tin về môi trường vĩ mô như luật pháp, chính trị văn hóa xã hội, kinh

tế… trong nước và các nước mà công ty tham gia xuất khẩu. Đồng thời công ty xác định
cho mình những đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp để từ đó có những chiến lược cạnh
tranh phù hợp. Bên cạnh việc phân tích môi trường bên ngoài công ty tiến hành phân tích
môi trường bên trong như nguồn lực, năng lực để xác định các năng lực cốt lõi của công
ty để tạo lợi thế cạnh tranh. Việc phân tích tình thế môi trường đã giúp công ty xác định
được cho mình những cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu để từ đó lựa chọn các
loại hình chiến lược.
2.2.

Hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh và chiến lược phát triển thị trường
Hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động cốt lõi của công ty nên về định hướng lâu

dài công ty sẽ tiếp tục phát triển, tuy nhiên sẽ có những điều chỉnh để phát triển bền
vững, tăng giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu theo hướng lựa chọn mặt hàng tổ
chức tham gia từ khâu gieo trồng, chế biến và gia nhập hệ thống phân phối. Các mặt
hàng được lựa chọn trên cơ sở lợi thế cạnh tranh quốc gia như: gạo, hạt tiêu, hạt điều…


Trước mắt, công ty sẽ chỉ thực hiện các thương vụ có lãi suất hợp lý, đảm bảo an toàn
vốn cũng như sự có mặt trên thương trường của thương hiệu của công ty. Đây cũng là
biện pháp cần thiết để xây dựng thị trường lâu dài cho sự phát triển của công ty, nhất là
đối với các mặt hàng công ty có định hướng phát triển dài hạn. Đối với hoạt động đầu tư
kinh doanh bất động sản và cho thuê kho bãi, công ty phấn đấu tìm kiếm khách hàng để
cho thuê được toàn bộ diện tích còn trống với các phương án kinh doanh linh hoạt, phù
hợp nhu cầu thị trường; kết hợp các biện pháp chuyển đổi mục đích sử dụng một số tầng
để thu hút khách hàng có nhu cầu đầu tư tài sản; cơ cấu lại vốn vay dài hạn; đổi mới
phương thức quản lý… để nâng cao hiệu quả khai thác chung của các dự án.
2.3.
Lợi thế và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam có quy mô khá lớn, có bề

dày lịch sử hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu trong suốt hơn 35 năm
qua. Công ty kinh doanh đa ngành nghề, trong đó xuất nhập khẩu chiếm khoảng 85%
doanh thu và lợi nhuận hàng năm. Công ty luôn phát huy thế mạnh sở trường là xuất
khẩu hàng nông sản. Chất lượng sản phẩm của công ty tốt, nguồn cung hàng hóa ổn
định. Từ sau khi cổ phần hóa công ty thu hút nhiều nhà đầu tư tổ chức có uy tín tham gia
đầu tư vốn. Trên thị trường trong và ngoài nước công ty được đánh giá cao về uy tín giao
dịch và năng lực tài chính lành mạnh, đáp ứng quy mô kinh doanh.
3. Công tác quản trị sản xuất và quản trị bán hàng của doanh nghiệp
3.1. Quản trị sản xuất

Công ty xây dựng nhu cầu mua hàng dựa vào nhu cầu thị trường cũng như các đơn
đặt hàng. Việc mua hàng được thực hiện theo quý. Hoạt động mua của công ty chủ yếu
gồm 2 hoạt động chính là mua các mặt hàng nông sản để xuất khẩu và nhập khẩu thức ăn
chăn nuôi gia súc, nhựa đường, máy móc thiết bị các loại…. Công ty chủ yếu chú trọng
đầu tư vào vùng nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung cấp ổn định. Công ty thu mua các
hàng nông sản tại các vùng chuyên canh như chè tại Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên
Bái; quế tại Hoàng Liên Sơn, Lạng Sơn, Yên Bái; cà phê tại Lâm Đồng; tiêu và điều tại
Bình Dương, Bình Phước, Gia Lai. Đối với các mặt hàng nhập khẩu, công ty nhập khẩu
trực tiếp từ các hãng sản xuất hoặc các thị trường có nguồn cung dồi dào như Nhật Bản,
Ý, Đài Loan, Đức và một số nước khác.
3.2. Quản trị bán hàng

Hoạt động xuất khẩu là hoạt động bán chủ yếu của công ty, bên cạnh đó còn có
hoạt động bán các mặt hàng đã nhập khẩu trong nội địa. Công ty chủ yếu thực hiện hoạt


động xuất khẩu dựa trên các đơn đặt hàng. Thị trường xuất khẩu của công ty: cà phê chủ
yếu xuất khẩu sang Thụy Sỹ, Đức, Mỹ; tiêu sang Mỹ và các nước Châu Âu; quế xuất
khẩu sang Ấn Độ, Nhật Bản, Ai Cập; gạo sang Trung Quốc, Indonesia, Malaysia,
Singapore, các nước Châu Phi…

Sau khi xác nhận đơn đặt hàng, phòng thị trường thực hiện ký kết hợp đồng, dựa
trên hợp đồng ký kết phòng thu mua tiến hành thu mua hàng hóa và hoàn thiện khâu
đóng gói đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên hoạt động tiếp cận, thu thập thông
tin về khách hàng còn hạn chế do chi phí sang trực tiếp các nước để gặp gỡ đối tác cao.
4. Công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp
4.1. Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực

Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của công ty không được tốt,
công ty đã tinh giảm một số lượng nhân lực khá lớn. Công ty đã tiến hành thực hiện
chính sách luân chuyển cán bộ để hỗ trợ nhau đồng thời là cơ hội nâng cao kỹ năng
chuyên môn, nghiệp vụ nói chung, và cũng là biện pháp xây dựng nguồn lực lao động,
nhất là lao động quản lý. Tuy nhiên công tác bố trí và sử dụng nhân lực trong công ty
chưa thực sự đạt được hiệu quả tốt, nhân viên không phát huy hết năng lực sở trường
của mình. Việc bố trí nhân lực của công ty chưa đảm bảo đúng người đúng việc.
4.2. Tuyển dụng nhân lực
Trong quá trình hoạt động nếu xét thấy cần bổ sung lao động, công ty sẽ tuyển dụng
những người có năng lực, trình độ và khả năng hoàn thành công việc mà công ty cần.
Công ty xây dựng quy chế tuyển dụng phù hợp với yêu cầu công việc và văn hóa của
công ty, tất cả các nhân viên được tuyển chọn đều hội đủ tiêu chí về trình độ, khả năng
ngoại ngữ và văn hóa. Tổng giám đốc có quyền tuyển dụng hoặc chấm dứt hợp đồng lao
động theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty phù hợp với Bộ Luật Lao Động. Khi
công ty có nhu cầu tuyển dụng sẽ thông báo cho nhân viên, sau đó phòng hành chính thu
nhận và xử lý các hồ sơ, tiếp theo giám đốc hoặc phó giám đốc tiến hành tổ chức các
cuộc phỏng vấn và ra quyết định tuyển dụng. Công tác tuyển dụng còn dựa vào các mối
quan hệ quen biết, đôi khi năng lực của nhân viên còn hạn chế.
4.3. Đào tạo và phát triển nhân lực
Với ý thức con người là yếu tố quyết định, Generalexim rất chú trọng xây dựng và phát
triển nguồn lực lao động nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty đã phối hợp với trường Thương mại TW mời chuyên gia tổ chức 3 lớp đào tạo nghiệp
vụ chuyên môn ngay tại cơ quan cho lãnh đạo các phòng ban. Tuy nhiên quá trình đào tạo không

được các nhân viên thực hiện đầy đủ và thiếu sự theo dõi sát sao của cấp trên nên kết quả đạt
được không như mong đợi, bên cạnh đó còn gây lãnh phí ngân sách công ty.


4.4. Đánh giá và đãi ngộ

Công ty luôn chú trọng đến đãi ngộ nhân viên. Mặc dù chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ
của suy giảm kinh tế và những biến động của thị trường, tuy nhiên công ty luôn nỗ lực
đảm bảo thực hiện tốt cam kết với người lao động bao gồm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, phụ cấp ăn trưa…, đảm bảo thu nhập ổn định, các chế độ phúc lợi, điều kiện
và môi trường làm việc được chú trọng đầu tư điều này giúp nhân viên gắn bó lâu dài với
công ty. Ngoài tiền lương, công ty cũng có chính sách thỏa đáng nhằm động viên khuyến
khích tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên, thưởng, hỗ trợ lễ, Tết, thưởng theo
hiệu quả công việc, hỗ trợ chi phí công tác, ăn trưa. Tuy nhiên công ty chỉ mới chú trọng
đến tiền thưởng cho nhân viên mà chưa chú trọng đến việc bình bầu xét nhân viên ưu tú,
xuất sắc để thăng chức cho nhân viên đó, tạo cơ hội cho nhân viên có bước tiến trong
nghề nghiệp.
5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro, xây dựng văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp.
5.1.
Quản trị dự án

Là một công ty kinh doanh đa ngành nghề (chủ yếu là xuất nhập khẩu ) nên công ty
thường xuyên phải đề ra các dự án mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu nhằm phục vụ
cho nhu cầu của thị trường. Đối với dự án tại từng thời điểm khác nhau, công ty đều tổ
chức một bộ phận quản lý dự án đó. Mỗi dự án đều được đặt ra những mục tiêu nghiêm
ngặt và được kiểm soát sát sao của Ban giám đốc. Chính sự cụ thể và chi tiết của các dự
án nó đã giảm thiểu các rủi ro về thiếu nguyên vật liệu sản xuất, chậm tiến độ giao hàng
hoặc là quên dự án… và những rủi ro cũng được giám sát rất chặt chẽ phải được báo cáo,
ghi chép lại để hoàn thiện các hồ sơ để giải quyết cho khách hàng và là bài học kinh
nghiệm cho công ty để tương lai không lặp lại.

5.2.
Quản trị rủi ro
Công ty kinh doanh đa ngành nghề do đó phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như rủi
ro thị trường, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro về pháp luật, rủi ro về giá hàng hóa, rủi
ro về cổ phiếu…tuy nhiên công tác quản trị rủi ro được thực hiện không tốt. Mặc dù
công ty đã quan tâm đến vấn đề quản trị rủi ro, đã tiến hành thu thập thông tin để có thể
nhận dạng được các nguy cơ rủi ro và đưa ra được những giải pháp nhưng chủ yếu là các
giải pháp khắc phục rủi ro chứ ít đưa ra được các giải pháp né tránh, ngăn ngừa rủi ro do
đó các biện pháp vẫn chưa thực sự hiệu quả giúp công ty có thể giảm thiểu được tổn thất.
Mặt khác do công ty không tổ chức phòng ban chịu trách nhiệm chuyên biệt trong công
tác quản trị rủi ro nên các hoạt động quản trị rủi ro không được thống nhất.
5.3.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp.


Công ty luôn luôn xây dựng cho mình một triết lý kinh doanh lấy sự hài lòng của
khách hàng làm hàng đầu vì vậy mà tất cả các nhân viên trong công ty luôn có sự tôn
trọng, tận tình và cởi mở với khách hàng, trong công ty lãnh đạo và nhân viên luôn có sự
tôn trọng lẫn nhau và góp ý thẳng thắn, luôn đề bạt những ý kiến hay và cùng nhau bàn
luận để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. Tuy nhiên, hình thức kỷ luật nhân viên chưa
nghiêm khắc nên nhân viên chưa thực sự có ý thức rèn luyện cho mình văn hóa kinh
doanh theo chuẩn mực mà công ty đã đưa ra.

III. ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN.
Trên cơ sở đánh giá và phân tích các vấn đề tồn tại trong các lĩnh vực quản trị chủ yếu
của công ty em xin đề xuất một số đề tài khóa luận sau:
ĐỀ TÀI 1: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng
hợp I Việt Nam.
ĐỀ TÀI 2: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng
hợp I Việt Nam.

ĐỀ TÀI 3: Hoàn thiện công tác quản trị mua hàng tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu
Tổng hợp I Việt Nam.




×