Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.45 KB, 89 trang )

1

GVHD :Th.s Đinh Thị Thủy

Mục lục :
Lời nói đầu

Chương 1: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất trong các doanh
nghiệp

3

I. Khái niệm chi phí sản xuất

3

II. Phân loại chi phí sản xuất

4

III. Kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp

7

IV. Hình thức ghi sổ kế toán trong các doanh nghiệp

26

Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần công
nghiệp thương mại Sông Đà .


27

I. Tổng quan về công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà

27

II. Tổ chức công tác kế toán của công ty cổ phần công nghiệp thương mại
Sông Đà

35

III. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất.

39

Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất va tinh gia thanh tại công ty cổ
phần công nghiệp thương mại Sông Đà .
70
I. Đánh giá chung về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại
công ty

70

II. Nhận xét về kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần bao bì sông đà. 74
III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất.

77

Kết Luận


86

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương – TCCĐKT4a


2

GVHD :Th.s Đinh Thị Thủy

Lời nói đầu
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để có được chỗ đứng trên thị trường cũng
như có thể cạnh tranh được với các sản phẩm nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cần
tập trung hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và cải tiến mẫu mã, bao bì. Với
một bao bì tốt, sản phẩm không những được bảo quản tốt mà còn gây được thiện cảm đối
với khách hàng, điều đó sẽ giúp doanh nghiệp tạo nên sức cạnh tranh với các sản phẩm
cùng loại trong và ngoài nước. Nắm bắt được nhu cầu đó của thị trường, công ty Cổ phần
công nghiệp thương mại Sông Đà đã được thành lập để chuyên sản xuất vỏ bao bì cho các
nhà máy xi măng như Hoàng Thạch, Hoàng Mai, Sông Đà, Phúc Sơn, ChinFon..... Bên
cạnh đó để đẩy mạnh tốc độ phát triển, công ty còn kinh doanh một số ngành nghề khác
như sản xuất giấy Việt Nga, kinh doanh vật tư vận tải, xuất nhập khẩu hạt nhựa các loại...
Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp quyết định sự tồn tại và phát
triển của mình trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Các doanh nghiệp phải tự hạch toán
kinh doanh, lấy thu bù chi đảm bảo có lãi. Do vậy tiết kiệm chi phí và hạ giá thành là điều
quan trọng để tăng lợi nhuận, mở rộng sản xuất kinh doanh. Đứng trên góc độ quản lý, cần
phải biết được nguồn gốc, con đường hình thành cũng như bản chất nội dung cấu thành của
chi phí và giá thành để có những quyết định phù hợp. Một trong những biện pháp giữ vị trí
quan trọng không thể thiếu được phải kể đến biện pháp quản lý bằng công cụ kế toán mà
cụ thể là kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm.

Sau thời gian thực tập tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà, em
nhận thấy công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty tuy
đã tuân theo quy định của chế độ kế toán nhưng vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Vì
thế em đã chọn Báo cáo thực tập với đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tại công
ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà”. Báo cáo tốt nghiệp gồm ba chương sau:
Chương 1: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần công nghiệp
thương mại Sông Đà
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần công nghiệp
thương mại Sông Đà

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương – TCCĐKT4a


3

GVHD :Th.s Đinh Thị Thủy

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Đinh Thị Thủy cùng các nhân viên kế
toán tại phòng kế toán tài chính của công ty đã giúp đỡ em đã hoàn thành kỳ thực tập tốt
nghiệp nà

Chương 1: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp

I. Khái niệm chi phí sản xuất
Quá trình sản xuất của doanh nghiệp là quá trình bỏ ra các chi phí. Chi phí doanh
nghiệp bỏ ra bao gồm các chi phí về lao động vật hoá (các loại đối tượng lao động và tư
liệu lao động), chi phí về lao động sống (tiền lương và các khoản phải trả cho lao động).

Hiểu theo nghĩa thông thường chi phí sản xuất bao gồm các chi phí để tạo ra sản phẩm.
Còn dưới góc độ tiền tệ, chi phí sản xuất là việc tiêu dùng các yếu tố bao gồm đối tượng
lao động, tư liệu lao động, lao động sống và các điều kiện sản xuất khác gắn với quá trình
sản xuất sản phẩm thuộc một kỳ sản xuất nhất định.
Như vậy: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao
động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động
sản xuất ra sản phẩm trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).
Trong doanh nghiệp sản xuất chi phí và chi tiêu không hoàn toàn giống nhau. Có
những trường hợp chi phí không phải là chi tiêu hoặc chi tiêu chưa chắc đã là chi phí. Vì
thế cần phải phân biệt chi phí và chi tiêu
Thật vậy, chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền doanh nghiệp bỏ ra
trong một thời kỳ nhất định bao gồm chi tiêu trong quá trình cung cấp (chi mua sắm vật tư,
hàng hoá, tài sản), chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh (chi cho sản xuất chế tạo sản
phẩm, chi cho quản lý và chi tiêu cho quá trình tiêu thụ, chi vận chuyển bốc dỡ)... Chi tiêu
cho quá trình mua hàng làm tăng tài sản của doanh nghiệp, còn chi tiêu cho quá trình sản
xuất làm cho các khoản tiêu dùng trong quá trình sản xuất tăng lên.
Chi phí trong kỳ của doanh nghiệp là bao gồm toàn bộ phần tài sản đã hao mòn,
hoặc tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ. Ngoài ra có các khoản chi
phí phải trả không phải là chi tiêu trong kỳ nhưng được tính vào chi phí trong kỳ.
Chi phí và chi tiêu là 2 khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Chi tiêu là cơ sở phát sinh chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí. Chi phí,
chi tiêu không những khác nhau về lượng mà còn khác nhau về thời gian. Có những khoản

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương – TCCĐKT4a


4


GVHD :Th.s Đinh Thị Thủy

chi tiêu kỳ này nhưng chưa được tính vào chi phí trong kỳ (mua nguyên vật liệu nhập kho)
và những khoản tính vào chi phí trong kỳ nhưng thưc tế vẫn chưa chi tiêu. Sở dĩ có sự khác
biệt đó là do đặc điểm tính chất và phương thức vận động dịch chuyển giá trị cuả từng loại
tài sản vào quá trình sản xuất và yêu cầu kỹ thuật hạch toán chúng.
Việc phân biệt giữa chi phí và chi tiêu có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu
bản chất, nội dung, phạm vi và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.
Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất bao gồm rất nhiều loại, nhiều khoản
khác nhau. Chúng tham gia vào quá trình sản xuất dưới những hình thức khác nhau. Để
thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán cần thiết phải phân loại chi phí

II. Phân loại chi phí sản xuất
Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất bao gồm rất nhiều loại, nhiều khoản
khác nhau. Chúng tham gia vào quá trình sản xuất dưới những hình thức khác nhau. Để
thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán cần thiết phải phân loại chi phí
Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm
theo những đặc trưng nhất định. Trên thực tế có rất nhiều cách phân loại khác nhau, tuy
nhiên lựa chọn tiêu thức phân loại nào là phải dựa vào yêu cầu của công tác quản lý và
hạch toán.
* Phân loại theo yếu tố chi phí
Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí được chia thành 5 yếu tố:
- Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ, nhiên liệu, động lực... sử dụng vào
sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
- Yếu tố chi phí nhân công: gồm tổng số tiền lương, phụ cấp lương phải trả cho
người lao động và số trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tổng
số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho người lao động tính vào chi phí.
- Yếu tố khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của
tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh.

- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài
dùng vào sản xuất kinh doanh.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương – TCCĐKT4a


5

GVHD :Th.s Đinh Thị Thủy

- Yếu tố chi phí khác bằng tiền: gồm các chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở
các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
* Phân theo các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
Căn cứ các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm, chi phí bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu liên
quan trực tiếp đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm toàn bộ tiền lương, tiền công và các khoản phụ
cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay
thực hiện các dịch vụ cùng với các khoản trích theo tỷ lệ quy định cho các quỹ bảo hiểm y
tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn (phần tính vào chi phí).
- Chi phí sản xuất chung: gồm toàn bộ các chi phí còn lại phát sinh trong phạm vi
phân xưởng, bộ phận sản xuất sau khi đã loại trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi
phí nhân công trực tiếp, bao gồm các khoản sau:
+Chi phí nhân viên phân xưởng
+Chi phí vật liệu
+ Chi phí dụng cụ sản xuất
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài

+ Chi phí khác bằng tiền
Phân loại CPSX theo mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho việc
quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản
phẩm theo khoản mục, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch đầu vào của quá
trình sản xuất, kinh doanh ở doanh nghiệp.
* Phân theo cách thức kết chuyển chi phí
Theo cách thức kết chuyển, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh chia thành chi phí
sản phẩm và chi phí thời kỳ.
- Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra
trong một thời kỳ. Chi phí sản phẩm bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
- Chi phí thời kỳ: là những chi phí phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận
trong một kỳ kế toán. Chi phí thời kỳ không phải là một phần giá trị sản phẩm sản xuất mà

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương – TCCĐKT4a


6

GVHD :Th.s Đinh Thị Thủy

chúng là những chi phí, phí tổn cần được khấu trừ ra từ lợi nhuận của thời kỳ mà chúng
phát sinh. Chi phí thời kỳ bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
* Phân theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn
thành
Theo cách này, chi phí được chia thành biến phí và định phí
- Biến phí: là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối lượng công
việc hoàn thành ví dụ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp...

- Định phí: là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn
thành, ví dụ các chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mặt bằng....
Phân loại chi phí thành chi phí khả biến và chi phí bất biến có tác dụng lớn đối với
quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần
thiết để hạ giá thành sản phẩm tăng hiệu quả kinh doanh.
* Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ và khả năng quy nạp chi phí vào
các đối tượng kế toán chi phí
- Chi phí trực tiếp : Là những chi phí chỉ quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất một loại
sản phẩm, một công việc, lao vụ hoặc một hoạt động, một địa điểm nhất định và hoàn toàn
có thể hạch toán, quy nạp trực tiếp cho sản phẩm, công việc, lao vụ đó
- Chi phí gián tiếp : Là chi phí có liên quan đến nhiều sản phẩm, công việc, lao vụ,
nhiều đối tượng khác nhau nên phải tập hợp, quy nạp cho từng đối tượng bằng phương
pháp phân bổ gián tiếp.
Cách phân loại này có ý nghĩa đối với kỹ thuật hạch toán. Trường hợp có phát sinh chi
phí gián tiếp, bắt buộc phải áp dụng phương pháp phân bổ, lựa chọn tiêu thức phân bổ phù
hợp.
Ngoài các cách phân loại như trên còn có thể phân loại chi phí theo thẩm quyền ra
quyết định. Như vậy, mỗi cách phân loại chi phí sản xuất kinh doanh có ý nghĩa riêng của
nó, đồng thời bổ sung cho nhau nhằm quản lý tốt, hạch toán đầy đủ, chính xác chi phí sản
xuất góp phần quản lý tài sản, vật tư lao động, tiền vốn của doanh nghiệp hiệu quả và đề ra
được những biện pháp phấn đấu hạ giá thành sản phẩm.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương – TCCĐKT4a


7

GVHD :Th.s Đinh Thị Thủy


III. Kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp
1.

Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là giới hạn và phạm vi để tập hợp các chi phí

sản xuất phát sinh trong kỳ.
Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định phạm vi, giới
hạn không gian mà ở đó có các chi phí xảy ra (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn
công nghệ, diện tích kinh doanh...) hay phạm vi, giới hạn của các hoạt động làm phát sinh
chi phí hoặc xác định phạm vi, giới hạn của các đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặt
hàng...).
Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất một cách hợp lý sẽ là cơ sở cho việc
tổ chức hạch toán chi phí sản xuất, từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp
số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết...
Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Trình tự, đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ
- Trình độ quản lý và nhu cầu thông tin của quản lý
- Yêu cầu thông tin cho việc tính giá thành
- Trình độ và khả năng của bộ máy kế toán
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất
(toàn doanh nghiệp), hoặc từng giai đoạn sản xuất, từng phân xưởng hoặc từng nhóm sản
phẩm, từng chi tiết, từng sản phẩm....
2.

Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các

phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới

hạn của đối tượng hạch toán chi phí.
Tuỳ theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể có thể vận dụng các phương pháp
hạch toán chi phí sản xuất sau:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương – TCCĐKT4a


8

GVHD :Th.s Đinh Thị Thủy

- Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp (hay phương pháp giản đơn)
Phương pháp này được áp dụng đối với các chi phí có liên quan trực tiếp đến đối
tượng hạch toán chi phí đã xác định và được căn cứ trực tiếp vào các chứng từ hạch toán
chi phí ban đầu.
Theo phương pháp này, những chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp
chi phí nào sẽ được ghi trực tiếp cho đối tượng đó và được căn cứ trực tiếp vào các chứng
từ hạch toán chi phí ban đầu. Do tính trực tiếp cho từng đối tượng nên phương pháp này
đảm bảo độ chính xác cao. Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công để sản xuất chế tạo
sản phẩm thường sử dụng phương pháp này.
Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản
đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các
nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác…Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
trong các doanh nghiệp này là từng loại sản phẩm hay dịch vụ
- Phương pháp phân bổ gián tiếp
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp các chi phí phát sinh ban đầu liên
quan đến nhiều đối tượng hạch toán chi phí sản xuất nhưng không thể tổ chức ghi chép ban
đầu riêng rẽ cho từng đối tượng được.

Theo phương pháp này trước hết cần tập hợp chi phí chung cho nhiều đối tượng,
sau đó lựa chọn tiêu thức hợp lý để tiến hành phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên
quan. Việc phân bổ được thực hiện theo 2 bước
- Xác định hệ số phân bổ
- Phân bổ chi phí cho từng đối tượng.
Công thức phân bổ
∑C
Ci

=

n

x

Ti

∑ Ti
i=1

Trong đó:
Ci: Chi phí phân bổ cho đối tượng i
∑C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp cần phân bổ
n

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương – TCCĐKT4a



9

GVHD :Th.s Đinh Thị Thủy

∑ Ti: Tổng hệ số phân bổ
i=1

Ti: Hệ số phân bổ của đối tượng i
Phương pháp phân bổ gián tiếp thường áp dụng đối với chi phí sản xuất chung tuy
nhiên các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp khi liên quan đến nhiều đối
tượng nếu cần thiết cũng phải phân bổ.
3 . Kế toán chi phí sản xuất
Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi, phản ánh thường
xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập - xuất - tồn kho vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán.
Phương pháp kê khai thường xuyên áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp sản
xuất và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh mặt hàng có giá trị lớn.
3.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
* Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu
phụ, nhiên liệu, động lực... được xuất dùng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm của
doanh nghiệp.
* Cơ sở hạch toán
Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán căn cứ vào các chứng từ như
phiếu xuất kho, bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng
thông thường, phiếu chi, ủy nhiệm chi...
* Tài khoản sử dụng
Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản
621 “Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được
mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản

phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng...) tùy theo từng đặc điểm của doanh nghiệp
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực
tiếp
Bên Nợ:
Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản
phẩm trong kỳ hạch toán.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương – TCCĐKT4a


10

GVHD :Th.s Đinh Thị Thủy

Bên Có:
- Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất, kinh doanh
trong kỳ vào TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” và chi tiết cho các đối tượng
để tính giá thành sản phẩm.
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK
632.
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho.
Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ.
* Phương pháp hạch toán
Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ
sau
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai
thường xuyên


TK 152

TK 621
(1)

TK 154
(5)

TK 632
TK 111, 331...

(4)

(2)
TK 1331

TK 152
(3)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương – TCCĐKT4a


11

GVHD :Th.s Đinh Thị Thủy

Trong đó
(1): Xuất nguyên vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm

(2): Mua nguyên vật liệu sử dụng ngay (không qua nhập kho) cho hoạt động sản xuất sản
phẩm.
(3): Giá trị nguyên vật liệu không sử dụng hết cuối kỳ nhập lại kho.
(4): Kết chuyển phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường
(5): Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
* Nội dung chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực
tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và
cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ
cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, đắt đỏ, độc hại, phụ cấp làm đêm, thêm giờ...) các
khoản trích theo lương (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn).
* Cơ sở hạch toán
Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán căn cứ vào các chứng từ về lao
động tiền lương, chứng từ về các khoản phải nộp cho cơ quan quản lý quỹ và các chứng từ
thanh toán như phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, bảng thanh toán tiền
lương, bảng phân bổ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn...
* Tài khoản sử dụng
Để theo dõi các khoản chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622
“Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết
theo từng đối tượng hạch toán chi phí.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Bên Nợ:
Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm: Tiền
lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương, tiền công theo quy định phát
sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất,
kinh doanh dở dang”


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương – TCCĐKT4a


12

GVHD :Th.s Đinh Thị Thủy

- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632.
Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.
* Phương pháp hạch toán
Sơ đồ 1.3:Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp kê khai thường
xuyên

TK 334

TK 622

TK 154

(1)
(5)

TK 338
(2)

TK 632

(4)

TK 335
(3)

Trong đó
(1): Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho công nhân sản xuất sản phẩm
(2): Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản
xuất sản phẩm trên số tiền lương, tiền công phải trả theo chế độ quy định
(3): Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất
(4): Kết chuyển phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường
(5): Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương – TCCĐKT4a


13

GVHD :Th.s Đinh Thị Thủy

3.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung
* Nội dung chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát
sinh ở phân xưởng, bộ phận, đội... phục vụ sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ gồm:
Lương nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, đội; khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả của nhân
viên phân xưởng, bộ phận, đội sản xuất; khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng, bộ phận
sản xuất; chi phí đi vay nếu được vốn hóa vào giá trị tài sản đang trong quá trình sản xuất
dở dang; chi phí sửa chữa và những chi phí khác liên quan đến hoạt động của phân xưởng,
bộ phận, tổ, đội sản xuất.

* Cơ sở hạch toán
Để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan đến
các yếu tố chi phí phát sinh phục vụ sản xuất kinh doanh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất
như bảng phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu,
công cụ dụng cụ, phiếu chi, uỷ nhiệm chi, hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng thông
thường...
* Tài khoản sử dụng
Để theo dõi các khoản chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 627
“Chi phí sản xuất chung”. Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo
từng phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung
Bên Nợ:
Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
- Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng
bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường.
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh
doanh dở dang”
Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung có 6 tài khoản cấp 2:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương – TCCĐKT4a


14

GVHD :Th.s Đinh Thị Thủy


- Tài khoản 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh các khoản tiền lương,
các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận sản xuất; tiền ăn
giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận sản xuất; khoản trích bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương
phải trả cho nhân viên phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất...
- Tài khoản 6272 - Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho phân
xưởng như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ, dụng cụ thuộc phân
xưởng quản lý và sử dụng...
- Tài khoản 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ
xuất dùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất...
- Tài khoản 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng
trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm và TSCĐ dùng chung cho hoạt động của phân
xưởng, bộ phận sản xuất...
- Tài khoản 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua
ngoài phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất như chi phí sửa chữa, chi
phí thuê ngoài, chi phí điện, nước, điện thoại...
- Tài khoản 6278 - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài các
chi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất.
* Phương pháp hạch toán
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung được thể hiện qua sơ đồ sau

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương – TCCĐKT4a


15

GVHD :Th.s Đinh Thị Thủy


Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung theo phương pháp kê khai thường
xuyên

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương – TCCĐKT4a


16

TK 334, 338

GVHD :Th.s Đinh Thị Thủy

TK 627
(1)

TK 632
(8)

TK 152, 153
(2)
TK 154
TK 142, 242, 335
(7)
(3)

TK 214
(4)

TK 111, 112,
152, 138...

TK 1331
TK 111, 112, 331...

(6)

(5)

Trong đó

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương – TCCĐKT4a


17

GVHD :Th.s Đinh Thị Thủy

(1): Chi phí nhân viên phân xưởng
(2): Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
(3): Chi phí theo dự toán
(4): Trích khấu hao TSCĐ thuộc phân xưởng, bộ phận sản xuất
(5): Các chi phí sản xuất khác mua ngoài
(6): Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí sản xuất chung
(7): Phân bổ (kết chuyển) chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tính giá
(8): Kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định (không phân bổ) vào giá vốn
3.4. Tổng hợp chi phí sản xuất

* Tài khoản sử dụng
Để tổng hợp các chi phí sản xuất sản phẩm, kế toán sử dụng tài khoản 154 "Chi phí
sản xuất, kinh doanh dở dang". Tài khoản 154 được mở chi tiết cho từng ngành sản xuất,
từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng
loại dịch vụ... của bộ phận sản xuất kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ (kể cả vật
tư, sản phẩm, hàng hoá thuê ngoài gia công chế biến).
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở
dang
Bên Nợ:
Tổng hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất sản phẩm.
- Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ
đã hoàn thành.
Dư Nợ:
Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang chưa hoàn thành.
* Phương pháp hạch toán
Phương pháp tổng hợp chi phí sản xuất được thể hiện qua sơ đồ sau

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương – TCCĐKT4a


18

GVHD :Th.s Đinh Thị Thủy

Sơ đồ 1.5 : Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường
xuyên


TK 621

TK 154

TK 155, 157, 632

(1)
(5)

TK 622
(2)
TK 152, 632...
(4)
TK 627
(3)

Trong đó
(1): Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
(2): Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
(3): Kết chuyển chi phí sản xuất chung

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương – TCCĐKT4a


19

GVHD :Th.s Đinh Thị Thủy


(4): Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm
(5): Tổng giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ hoàn thành (nhập kho, gửi bán, tiêu thụ thẳng)

1.3.3.2. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động vật tư, hàng hóa không theo
dõi, phản ánh thường xuyên liên tục trên các tài khoản hàng tồn kho. Giá trị vật tư, hàng
hoá mua vào nhập kho được phản ánh trên một tài khoản riêng (Tài khoản 611 - Mua
hàng). Công tác kiểm kê vật tư, hàng hoá được tiến hành cuối mỗi kỳ hạch toán để xác
định vật tư, hàng hoá tồn kho thực tế, trên cơ sở đó kế toán phản ánh vào các tài khoản
hàng tồn kho. Như vậy, khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản hàng tồn
kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ hạch toán để kết chuyển số dư đầu kỳ và cuối kỳ hạch toán để kết
chuyển số dư cuối kỳ.
Phương pháp kiểm kê định kỳ thường được áp dụng ở những doanh nghiệp nhiều
chủng loại vật tư, hàng hoá với quy cách mẫu mã khác nhau, giá trị thấp và được xuất
thường xuyên.
3.5. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
* Cơ sở hạch toán
Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán căn cứ vào các chứng từ như
hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng thông thường, phiếu chi, uỷ nhiệm chi, biên bản kiểm
kê vật tư, hàng hoá, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ...
* Tài khoản sử dụng
Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản
621 “Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp”. Các chi phí được phản ánh trên tài khoản 621
không ghi theo từng chứng từ xuất dùng nguyên vật liệu mà được ghi một lần vào cuối kỳ
hạch toán, sau khi tiến hành kiểm kê và xác định được giá trị nguyên vật liệu tồn kho đang
đi đường.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Nguyễn Thị Hương – TCCĐKT4a


20

GVHD :Th.s Đinh Thị Thủy

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực
tiếp
Bên Nợ:
Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản
phẩm trong kỳ hạch toán.
Bên Có:
Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất, kinh doanh
trong kỳ vào TK 631 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”
Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ.
* Phương pháp hạch toán
Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kiểm kê
định kỳ được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kiểm
kê dịnh kỳ

TK 111, 112,
141, 331...

TK 611

(2)

TK 621


(4)

TK 631

(5)

TK 151, 152
(3)

(1)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương – TCCĐKT4a


21

GVHD :Th.s Đinh Thị Thủy

Trong đó
(1): Kết chuyển giá trị nguyên vật liệu chưa dùng đầu kỳ
(2): Giá trị nguyên vật liệu tăng trong kỳ
(3): Giá trị nguyên vật liệu chưa dùng cuối kỳ
(4): Giá trị nguyên vật liệu dùng sản xuất chế tạo sản phẩm hay thực hiện dịch vụ
(5): Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

3.6. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
* Cơ sở hạch toán

Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán căn cứ vào các chứng từ về lao
động tiền lương, chứng từ về các khoản phải nộp cho cơ quan quản lý quỹ và các chứng từ
thanh toán như phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, bảng thanh toán tiền
lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội...
* Tài khoản sử dụng
Để theo dõi các khoản chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622
“Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết
theo từng đối tượng hạch toán chi phí
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Bên Nợ:
Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm: Tiền
lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương, tiền công theo quy định phát
sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632.
Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.
* Phương pháp hạch toán

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương – TCCĐKT4a


22

GVHD :Th.s Đinh Thị Thủy

Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ sau:


Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp kiểm kê
định kỳ

TK 334

TK 622

TK 631

(1)
(5)

TK 338
(2)

TK 632

(4)
TK 335
(3)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương – TCCĐKT4a


23

GVHD :Th.s Đinh Thị Thủy


Trong đó
(1): Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho công nhân sản xuất sản phẩm
(2): Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản
xuất sản phẩm trên số tiền lương, tiền công phải trả theo chế độ quy định
(3): Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất
(4): Kết chuyển phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường
(5): Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp

3.7. Hạch toán chi phí sản xuất chung
* Cơ sở hạch toán
Để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan đến
các yếu tố chi phí phát sinh phục vụ sản xuất kinh doanh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất
như bảng phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, phiếu chi, ủy nhiệm chi, hóa đơn
GTGT, hoá đơn bán hàng thông thường...
* Tài khoản sử dụng
Để theo dõi các khoản chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 627
“Chi phí sản xuất chung”. Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo
từng phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung
Bên Nợ:
Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương – TCCĐKT4a


24


GVHD :Th.s Đinh Thị Thủy

- Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng
bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường.
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”
Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung có 6 tài khoản cấp 2: Tài khoản 6271,
6272, 6273, 6274, 6276, 6278 có nội dung như trình bày ở trên
* Phương pháp hạch toán
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung được thể hiện qua sơ đồ sau

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương – TCCĐKT4a


25

GVHD :Th.s Đinh Thị Thủy

Sơ đồ 1.8: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung theo phương pháp kiểm kê định kỳ

TK 334, 338

TK 627
(1)

TK 632
(8)


TK 611
(2)
TK 631
TK 142, 242, 335
(7)
(3)

TK 214
(4)
TK 111, 112,
138...

TK 1331
TK 111, 112, 331...

(6)

(5)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Hương – TCCĐKT4a


×