Tải bản đầy đủ (.pptx) (40 trang)

quản lý nhà nước về tôn giáo đạo cao đài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.73 MB, 40 trang )


CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN
VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 11
LỚP KH14NS2


Môn học:
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN TỘC TÔN GIÁO
Chủ đề:

“TÌM HIỂU VỀ ĐẠO CAO ĐÀI”


Tòa Thánh tại Tây Ninh


TỔNG QUAN CHUNG
A.PHẦN MỞ ĐẦU
B.PHẦN NỘI DUNG
I. Khái quát chung về tôn giáo ở Việt Nam
II.Đạo Cao Đài
1.Quá trình hình thành và phát triển đạo Cao Đài trên đất
nước Việt Nam
2.Cấu trúc tôn giáo của đạo Cao Đài.
C. PHẦN KẾT LUẬN


A. PHẦN MỞ ĐẦU

Tôn giáo là gì???



- Tôn giáo là một hình thành tố của kiến trúc thượng tầng, là một
hình thái của ý thức xã hội, phản ánh sự tồn tại xã hội. Song sự
phản ánh đó là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc người ta
những sức mạnh bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của
họ, chỉ là sự phản ánh mà trong đó những sức mạnh ở thế gian
đã mang hình thức sức mạnh siêu thế gian. Nó có tác động rất
lớn đối với xã hội, con người.
- Như C.Mác đã nhận xét rằng: “ Tôn giáo là tiếng thở dài của
chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim,
cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh
thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.”


B.PHẦN NỘI DUNG


I. Khái quát chung về tôn giáo ở Việt
Nam
-. Tôn giáo ở Việt Nam rất đa dạng, có sự
xuất hiện của hầu hết các tôn giáo lớn
trên thế giới như: Phật giáo, Công giáo,
Tin Lành, Hồi giáo…, những tôn giáo
nội sinh đặc trưng như Cao Đài, Phật
giáo Hòa Hảo… và nhiều tôn giáo nội
sinh khác.
-. Hiện nay, ở nước ta có 6 tôn giáo lớn
đã được Nhà nước thừa nhận về tổ
chức là: Phật giáo, Công giáo, Tin lành,
Hồi giáo, Cao đài, Hoà Hảo với khoảng

20 triệu tín đồ.


- Phật giáo có số lượng tín đồ đông nhất ở nước ta.
- Tính đến năm 2007, tổng số tín đồ các tôn giáo ở Viêt Nam
là 23 triệu. Trong đó:
• Phật giáo gần 10 triệu
• Công giáo 5,9 triệu
• Tin Lành gần 1 triệu
• Hồi giáo 67 nghìn
• Cao Đài 3,2 triệu
• Hòa Hảo 1,4 triệu


- Tôn giáo là một vấn đề rất tế nhị, nhạy cảm và phức tạp. Do đó,
để giải quyết những vấn đề nảy sinh từ tôn giáo cần phải hết sức
thận trọng, tỉ mỉ và chuẩn xác; vừa đòi hỏi giữ vững nguyên tắc,
đồng thời phải mềm dẻo, linh hoạt, đúng như tinh thần của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng
ta là: không "tuyên chiến" với tôn giáo mà tôn trọng quyền tự do
tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.
- Những người hoạt động tôn giáo, bên cạnh việc hành đạo phải
tôn trọng pháp luật quốc gia.
- Chính vì vậy, ở nước ta, tôn giáo là vấn đề lớn liên quan đến
chính sách luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện.


II. Đạo Cao Đài
1. Quá trình hình thành và phát triển của đạo Cao Đài trên đất nước Việt
Nam


a. Quá trình hình thành đạo Cao Đài ở Việt Nam

-. Đầu thế kỷ XX, chính quyền thực dân Pháp và triều đình phong kiến
nhà Nguyễn tăng cường áp bức bóc lột, vơ vét tài nguyên, đàn áp
nhân dân để phục vụ lợi ích của chúng. Cuộc sống của nhân dân lao
động, đặc biệt là người nông dân Nam Bộ bị bần cùng hoá. Các cuộc
đấu tranh của nhân dân đều bị thất bại.
-. Bất lực trong cuộc sống, khủng hoảng về tư tưởng, đồng thời các tôn giáo
và đạo lý đương thời bị suy thoái đây là tiền đề và điều kiện thuận lợi cho
sự ra đời của đạo Cao Đài.


- Đạo Cao Đài là một tôn giáo bản địa Việt Nam, tên đầy đủ là “Đại
đạo Tam kỳ Phổ độ”, ra đời vào đêm Noel năm 1925 ,cách mạng
nước ta đang bị khủng hoảng về đường lối và lực lượng lãnh
đạo,chính sách cai trị thực dân Pháp đang đẩy nông dân Nam Bộ
vào con đường cùng,tôn giáo khác dần dần bị mất uy tín.
- Đây là hệ quả trực tiếp và điển hình của tư tưởng “Tam giáo đồng
nguyên” (Phật – Lão – Nho), là sự hòa nhập giữa trào lưu “Thần
linh học” với tục cầu hồn, cầu tiên của người Việt trong những năm
1924 – 1926, đã tạo nên phong trào cầu cơ – chấp bút (gọi tắt là cơ
bút), khá sôi nổi ở vùng Nam Bộ.
- Cao Đài do một số người thuộc tầng lớp trên (tư sản, địa chủ, tiểu tư
sản), công chức chủ trương.


- Sự hình thành đạo Cao Đài ở Việt Nam gắn với một số nhân
vật và câu chuyện về cuộc đời của 3 nhân vật chính, đó là:
• Ông Ngô Minh Chiêu



Ông Lê Văn Trung

• Ông Phạm Công Tắc


• Ông Ngô Minh Chiêu (1878- 1932)
- Ham mê truyện thần tiên và cầu cơ, tiếp thu
“Thông linh học”.
- Ông tổ chức cầu cơ và tuyên truyền là mình
đã tiếp xúc được với một đấng thiêng liêng
là Cao Đài tiên ông và được vị tiên này phán
bảo sứ mệnh xây dựng một tôn giáo mới ở
phương Nam.
- Đến khi đạo Cao Đài chính thức ra đời, ông
nhường quyền lãnh đạo cho ông Lê Văn
Trung rồi trở về Cần Thơ tu luyện và hình
thành phái Cao Đài Chiếu Minh đàn (là biến
âm của tên ông).

Ông Ngô Minh Chiêu


• Ông Lê Văn Trung (1876- 1934)
- Năm 1920, ông bị thua lỗ trong kinh
doanh và bị phá sản, ông quay sang
hoạt động tôn giáo.
- Nhờ sự thông minh, tài ngoại giao và
tài tổ chức, ông đã nhanh chóng tiếp

thu sứ mệnh khai đạo của ông Ngô
Minh Chiêu và trở thành Giáo tông
đứng đầu “Cửu trùng đài” – cơ quan
hành pháp của đạo Cao Đài.
Ông Lê Văn Trung


• Ông Phạm Công Tắc (1890- 1959)
- Ông bắt đầu làm công chức ngành thuế từ
năm 1940.Sau do bị chèn ép nên ông bỏ
nhiệm sở chuyển sang hoạt động đạo Cao
Đài với chức Hộ pháp, đứng đầu Hiệp
Thiên đài – cơ quan lập pháp của đạo này.
- Sau khi ông Lê Văn Trung chết, Phạm Công
Tắc trở thành lãnh tụ tối cao nắm cả hai cơ
quan Hành pháp và Lập pháp và cũng từ đó
mâu thuẫn trong nội bộ đạo Cao Đài nổ ra
và chia rẽ thành nhiều hệ phái.

Ông Phạm Công Tắc


b. Quá trình phát triển của đạo Cao Đài ở Việt Nam
- Ngày 12/2/1926, trong một bài cơ Đức Thượng đế đã phán dạy hai nhóm cơ bút
thống nhất hình thành đạo Cao đài. Ông Ngô Minh Chiêu được Thiên phong
phẩm vị Giáo tông đầu tiên của đạo Cao đài.
- Ngày 7/10/1926, 28 người đại diện cho 247 tín đồ đã thống nhất ký tên vào Tờ
khai đạo gửi chính quyền Pháp. Giữa tháng 11/1926, những chức sắc Thiên
phong đầu tiên của đạo Cao đài tổ chức lễ khai đạo tại chùa Gò Kén, Tây Ninh,
chính thức cho ra mắt Đại đạo Tam kỳ Phổ độ, gọi tắt là đạo Cao đài.

- Năm 1926 khi Cao Đài mới ra đời có tới 10.000 tín đồ. Chỉ 4 năm sau, đến năn
1930, tín đồ đạo Cao Đài tăng lên 500.000 người, đạo Cao Đài nhanh chóng phát
triển ra lục Nam Kỳ, Sài Gòn, Gia Định, Bến Tre, Cần Thơ, Cà Ma, Long
Xuyên, Đồng Tháp, Đồng Nai…


- Từ 1931 đến 1934, mâu thuẫn giữa một số chức sắc Hiệp Thiên
đài và Cửu Trùng đài ngày càng nặng nề, tình hình nội bộ Giáo
hội mất đoàn kết ngày càng tăng => nội bộ chức sắc xuất hiện tư
tưởng ly khai khỏi Toà thánh.
- Trong cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, đạo Cao
Đài tổ chức “Cao Đài cứu quốc” là thành viên của mặt trận Việt
Minh.
- Trong thời kì kháng chiến chống pháp ở Nam Bộ (1945-1954)
một số tín đồ ở Nam Bộ đứng ra vận động các tín đồ thành lập hội
cứu quốc là thành viên của mặt trận Liên Việt. Cho đến năm 1954
đạo Cao Đài phân thành 12 nhóm với trên 1 triệu tín đồ.


- Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) chiến tranh ác liệt
kéo dài đã tạo thuận lợi cho đạo Cao Đài phát triển. Đồng thời, sự tàn khốc của
chiến tranh cũng làm cho đạo Cao Đài tiếp tục phân rã.
- Sau phong trào đồng khởi của đồng bào miền Nam, mở đầu thời đấu tranh
chống Mỹ Diệm, các khối Cao Đài nói trên đã hình thành khối Cao Đài liên giao
I (1962), liên giao II(19720) đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng thu hút 18 hệ phái
Cao Đài tham gia. Cho đến năm 1975 đạo Cao Đài có hơn 2 triệu tín đồ,20.000
chức sắc.
- Từ sau năm 1975, các phái Cao Đài không hoạt động theo mô hình tổ chức cũ.
Các Hội thánh Cao đài xây dựng tổ chức hành chính đạo theo hai cấp: cấp Trung
ương là Hội thánh, cấp cơ sở là Họ đạo. Từ năm 1995 đến năm 2000, lần lượt 09

Hội thánh Cao đài có đông chức sắc, tín đồ tổ chức Đại hội.


- Theo thống kê năm 2009 của các tổ chức Cao đài, đến nay đạo Cao đài
có trên 1 vạn chức sắc, gần 3 vạn chức việc, khoảng 2,4 triệu tín đồ, với
958 tổ chức Họ đạo cơ sở được công nhận ở 35/38 tỉnh, thành phố có đạo
Cao đài, thành lập 65 Ban Đại diện, 1.290 cơ sở thờ tự (hàng năm có
khoảng 4 ngàn tín đồ mới nhập môn vào đạo Cao đài).
- Nhìn chung trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, đông đảo chức sắc,
tín đồ đạo Cao đài đã tích cực tham gia đóng góp sức người, sức của vào
sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đồng bào đạo Cao đài đang
cùng toàn dân tham gia vào công cuộc đổi mới, góp phần xây dựng đất
nước.


2. Cấu trúc tôn giáo của đạo Cao Đài
a.Giáo lý của đạo Cao Đài
-. Nội dung giáo lý của đạo Cao Đài là sự vay mượn, chắp vá,
kết hợp, nhào trộn các giáo lý của các tôn giáo đã có từ cổ
chí kim, từ đông sang tây.
-. Tôn chỉ Cao Đài là "Tam giáo quy nguyên, ngũ chi phục
nhất". Tam giáo tức là Tam giáo đạo gồm: Phật giáo – Lão
giáo – Nho giáo.


• Tam giáo quy nguyên: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ xây dựng
một nền giáo lý toàn diện tức là giáo lý Đại Đạo trên nền
tảng tổng hợp giáo lý Tam giáo đạo. Cái cao thâm, tinh
khiết đó là từ bi bác ái của Phật, công bằng nhân nghĩa của

Nho, phù phép thần tiên của Lão.
• Tam giáo quy nguyên được suy luận mở rộng ra gọi là “
Hiệp nhất ngũ chi” tức là thống nhất năm nghành đạo.Nhân
đạo là từ Nho, Thần đạo là từ đạo thờ các chủ thần, Thánh
đạo là Thiên chúa giáo, Tiên đạo là Đạo giáo và đạo Phật .


- Cao Đài công nhận mục đích cứu cánh của tất cả tôn giáo chân chính có
cùng một chân lý là hướng dẫn con người sống có đạo đức, hoàn thiện
hóa bản thân, hoàn thiện hóa xã hội và giải thoát linh hồn.
- Cao Đài chủ trương tôn trọng tín ngưỡng của mọi tôn giáo và nêu lên
nguyên lý chung của mọi nền giáo lý.
- Giáo lý Cao Đài xây dựng dựa trên 2 nguyên lý căn bản là: thiên địa vạn
vật đồng nhất thể (Trời đất vạn vật có cùng một bản thể); và nguyên lý
nhất bản tán vạn thù, vạn thù quy nhất bản (Một gốc phân tán ra vạn hình
thức (sai biệt), vạn hình thức (sai biệt) quay về một gốc).


- Giáo lý của đạo Cao Đài đặc biệt quan tâm và đề cao tính thiêng
liêng huyền diệu của cơ bút, coi đó là linh hồn của đạo. Mỗi khi cần
ban bố trong đạo điều gì về giáo lý, về thánh lễ đều phải qua lễ cầu
cơ.
- Các giáo lý và điều luật của đạo Cao Đài được thể hiện ở các kinh
sách như sau: Đại thừa Chân giáo, Ngọc đế Chân truyền, Pháp
Chánh truyền, Thánh ngôn hợp tuyển.


×