Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Quản lý nhà nước với tổ chức phi chính phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.04 KB, 26 trang )

BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TIỂU LUẬN
MÔN: QLNN ĐỐI VỚI TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ





GIẢNG VIÊN: VŨ THỊ MINH NGỌC
NHÓM SINH VIÊN: NHÓM 4 – KH14NS2
TÊN ĐỀ TÀI: “ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
NƯỚC NGOÀI ĐẾN NHÓM PHỤ NỮ TẠI VIỆT NAM”

Hà Nội, 2016
DANH SÁCH NHÓM 4 VÀ BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC
1


ST
T
1
2

HỌ TÊN

CHỨC VỤ

Nguyễn Thị Thảo
Trần Đức Toán



Nhóm trưởng
Nhóm phó

3

Ngô Thị Xuân

Thành viên

4

Trần Thị Huệ

Thành viên

-

5

Trịnh Anh Tuấn

Thành viên

-

6

Ma Thị Hằng


Thành viên

-

7

Đinh Lan Anh

Thành viên

-

8

Trần Thu Trang

Thành viên

-

9

Đỗ Thị Hương

Thành viên

-

2


CÔNG VIỆC
-

Tổng hợp word
Làm slide
Thuyết trình
- Tác động của các tổ
chức phi chính phủ
nước ngoài tới nhóm
phụ nữ tại Việt Nam
Tác động của các tổ
chức phi chính phủ
nước ngoài tới nhóm
phụ nữ tại Việt Nam
Tác động của các tổ
chức phi chính phủ
nước ngoài tới nhóm
phụ nữ tại Việt Nam
Cơ sở lí luận về tổ
chức phi chính phủ
nước ngài hoạt động
tại Việt Nam
Cơ sở lí luận về tổ
chức phi chính phủ
nước ngoài hoạt động
tại Việt Nam
Thực trạng hoạt động
của các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài
đến nhóm phụ nữ tại

Việt Nam
Thực trạng hoạt động
của các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài
tới nhóm phụ nữ tại
Việt Nam


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG

AB-

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI
HOẠT ĐỘNG Ở VIỆT NAM ( Trang 5 -7)
1.1. Khái niệm, phân loại các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại việt nam
1.2. Nhiệm vụ cơ bản
1.3. Hình thức hoạt động
1.4. Nội dung hoạt động
1.5. Đặc trưng hoạt động
1.6. Vai trò
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
NƯỚC NGOÀI TỚI NHÓM PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM ( Trang 7 – 16)
2.1. NAV
2.2. CARE
2.3. OXFAM
CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI
TỚI NHÓM PHỤ NỮ TẠI VIỆT NAM (Trang 16 – 20)
3.1. Tích cực......

3.2. Hạn chế:.....
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ
CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TỚI NHÓM PHỤ NỮ TẠI VIỆT NAM
(Trang 20 – 24)
CD-

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI NÓI ĐẦU
3


Xu thế toàn cầu hoá kéo theo sự phát triển cực thịnh của các tổ chức phi chính
phủ (NGOs) trong thời gian gần đây là một trong những biến đổi lớn của nền
chính trị quốc tế. Quốc gia dân tộc không còn là những chủ thể duy nhất và chi
phối đời sống quốc tế. NGOs đã có tiếng nói riêng của mình và buộc các chủ thể
khác phải lắng nghe và tôn trọng nó. Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã
hoạt động rất tích cực trên nhiều mặt đời sống xã hội và đã đạt nhiều thành tựu
đáng tự hào đã làm thay đổi cuộc sống của rất nhiều người trở nên tốt đẹp hơn
trong đó có nhóm phụ nữ ở Việt Nam.
Do vậy, nhóm 4 lớp KH14 nhân sự 2 dưới sự hướng dẫn của giảng viên
Vũ Thị Minh Ngọc đã quyết định chọn đề tài: “ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC TỔ
CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI ĐẾN NHÓM PHỤ NỮ TẠI VIỆT
NAM” làm đề tài nghiên cứu. Bài tiểu luận nhằm làm nổi bật hơn nữa vấn đề
cuộc sống của phụ nữ Việt Nam đã thay đổi như thế nào sau khi các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài đã có nhiều hoạt động tích cực tại Việt Nam trong thời
gian vừa qua. Bài tiểu luận của nhóm tuy đã có sự nghiên cứu của các thành
viên nhưng còn nhiều hạn chế và sai sót rất mong nhận được sự nhân xét và
giúp đỡ của giảng viên.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

4


CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC
NGOÀI
1.1.

Khái niệm và phân loại của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại
Việt Nam

1.1.1.

Khái niệm
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài là tổ chức phi lợi nhuận, các quỹ xã
hội, quỹ tư nhân hoặc các hình thức tổ chức xã hội phi lợi nhuận khác
được thành lập theo luật pháp nước ngoài có hoạt động hỗ trợ phát triển,
viện trợ nhân đạo không vì mục đích lợi nhuận hoặc các mục đích khác tại
Việt Nam.
Các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được cấp
một trong 3 loại giấy đăng ký gồm giấy đăng ký lập văn phòng đại diện,

1.1.2.

giấy đăng ký lập văn phòng dự án và giấy đăng ký hoạt động.
Phân loại
Có nhiều cách phân loại tổ chức phi chính phủ: theo phạm vi hoạt động;

theo tính chất hoạt động hoặc theo cơ sở pháp lý.

Hiện nay có ba loại Tổ chức phi chính phủ phổ biến đang hoạt động:
- Tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc gia (gọi tắt theo tiếng Anh là
NNGO). Là tổ chức mà các thành viên điều mang một quốc tịch. Phạm vi hoạt
động chủ yếu phục vụ cộng đồng hoạt động trong phạm vi một nước.
- Tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc tế (gọi tắt theo tiếng Anh là
INGO). Là tổ chức mà các thành viên mang nhiều quốc tịch khác nhau. Phạm vi
hoạt động rộng khắp trên thế giới.
- Tổ chức phi chính phủ mang tính chất chính phủ. Là tổ chức do chính phủ lập
ra hoặc một tổ chức phi chính phủ nhưng hoạt động dựa hoàn toàn vào ngân
sách của chính phủ.
1.2.

Nhiệm vụ cơ bản của tổ chức phi chính phủ nước ngoài

5


Tuỳ theo từng tổ chức khác nhau và các mục đích hoạt động khác nhau thì
nhiệm vụ của các Tổ chức phi chính phủ cũng khác nhau. Nhưng nhìn chung các
Tổ chức phi chính phủ đều quan tâm đến việc thực hiện các nhiệm vụ cơ bản
sau:
- Chăm lo bảo vệ lợi ích của các thành viên, đây là chức năng cơ bản và dễ nhận
biết nhất, vì đây là điều mà tổ chức nào cũng phải quan tâm chăm lo cho các hội
viên của mình trước tiên;
- Thu hút các thành viên tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. Mọi Tổ chức phi
chính phủ thành lập trước hết là chăm lo lợi ích của thành viên nhưng mục đích
bao trùm của các tổ chức này là hoạt động vì xã hội tốt đẹp hơn;
- Tổ chức cung ứng dịch vụ.
1.3. Hình thức hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài
- Các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức phi lợi nhuận, các quỹ xã hội,

quỹ tư nhân hoặc các hình thức tổ chức xã hội phi lợi nhuận khác được thành lập
theo luật pháp nước ngoài và hoạt động hỗ trợ phát triển nhân đạo không vì mục
đích lợi nhuận và các mục đích khác tại Việt Nam.
- Các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài là một dạng tổ chức hết sức đa dạng về
cả mục tiêu quy mô tổ chức hay phương thức hoạt động và tuỳ thuộc vào tính
chất của tổ chức thì nó có phương thức hoạt động khác nhau phù hợp với mục
tiêu và điều kiện của tổ chức.
1.4. Nội dung hoạt động
+ Tham gia vào các lĩnh vực kinh tế, thương mại với mục đích hỗ trợ những
hoạt động phi lợi nhuận, trong đó các khoản lợi nhuận này được sử dụng vào
việc phát triển tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động để phục vụ rộng rãi hơn,
hiệu quả hơn.

6


+ Các Tổ chức phi chính phủ được phép tổ chức thực hiện các chương trình dự
án phù hợp với khả năng nhưng phải kèm theo điều kiện hoạch toán riêng các
khoản chi phí lợi nhuận được tài trợ từ chính phủ.
+ Phản ánh nguyện vọng của cộng đồng xã hội. Tổ chức phi chính phủ không
phải là tổ chức chính trị nên không được phép tham gia vào các hoạt động chính
trị như tranh cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước.
1.5. Đặc trưng hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài
Tuỳ theo tính chất hoạt động, Tổ chức phi chính phủ nước ngoài có những hình
thức tổ chức khác nhau: Hội, Hiệp hội, Quỹ, câu lạc bộ, Viện, Trung tâm...Quy
mô tổ chức thường nhỏ, hoạt động riêng rẽ (thường không tổ chức thành hệ
thống gồm các cấp).
Hoạt động của các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài thông thường tập trung
dưới 2 nội dung cơ bản sau:
+ Một là, viện trợ nhân đạo và hỗ trợ phát triển;

+ Hai là, phản ánh nguyện vọng của cộng đồng xã hội.
1.6. Vai trò của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong đời sống chính
trị, xã hội ở Việt Nam
Các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong đời
sống chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam, hoạt động của các tổ chức này có tác
động, ảnh hưởng tích cực đến đời sống của cộng đồng dân cư như cung cấp hạ
tầng cơ sở thiết yếu; giải quyết các vấn đề xã hội; khắc phục hậu quả thiên tai
Các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã hỗ trợ các địa phương, giới thiệu và
ứng dụng các phương pháp tiếp cận có hiệu quả trong phát triển bền vững và
xoá đói giảm nghèo bằng những dự án thiết thực và mô hình phù hợp với các
lĩnh vực và cộng đồng dân cư, lồng ghép với các chương trình về xây dựng năng
lực (như tín dụng, phát triển nông thôn và cộng đồng, khuyến nông, khuyến
lâm...).
7


Nội dung và phương pháp hoạt động hướng vào cộng đồng, các dự án này
đã trực tiếp giúp đỡ người dân, nhất là những người dân ở nông thôn, vùng sâu,
vùng xa, tăng cường kiến thức, khả năng tự quản lý, biết cách làm ăn trong nền
kinh tế thị trường, nâng cao mức thu nhập của bản thân và cải thiện điều kiện
sống của gia đình. Nâng cao nhận thức, năng lực của địa phương và người dân
trong việc lập kế hoạch và thực hiện một số chương trình, dự án phát triển tại
nông thôn.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI
CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TỚI NHÓM PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM
Hiện nay có hơn 900 Tổ chức phi chính phủ nước ngoài có quan hệ với Việt
Nam. Tuy nhiên khoảng 600 tổ chức có hoạt động thường xuyên tại Việt Nam
trong đó 40% là các tổ chức đến từ khu vực Bắc Mỹ, khoảng 42% từ châu Âu
(chủ yếu là Tây Âu) và khoảng 18% từ châu Á - Thái Bình Dương và các khu

vực khác. Hợp tác giữa các đối tác Việt Nam với các Tổ chức phi chính phủ
nước ngoài được triển khai ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ở hầu
hết các bộ, ban ngành, tổ chức nhân dân. Các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài
hoạt động tại Việt Nam có tôn chỉ, mục đích, quy mô giải ngân, phạm vi,
phương thức và lĩnh vực hoạt động rất đa dạng. Hầu hết các Tổ chức phi chính
phủ nước ngoài được cấp phép, đăng ký hoạt động đều có thái độ thiện chí với
Việt Nam, có quan hệ hợp tác tốt với các cơ quan, tổ chức đối tác và chấp hành
tốt các quy định của pháp luật Việt Nam. Trong thời gian qua, các Tổ chức phi
chính phủ nước ngoài đã có đóng góp cụ thể với Việt Nam trên các mặt: về
chính trị đối ngoại; về mặt hội nhập kinh tế quốc tế, về các vấn đề xã hội - phát
triển;
8


2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
ở Việt Nam
* Được quy định tại các văn bản pháp luật sau:
Nghị định số 12/2012/NĐ-CP nghị định về đăng kí và quản lý hoạt động của
các tổ chức Phi chính phủ nước ngoài tại Việt nam.
Quyết định số 340/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế
hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt nam.
Quyết định số 59/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập
Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài…
2.2. Thực trạng hoạt động của một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài tiêu
biểu đến nhóm phụ nữ tại Việt Nam
2.2.1.

NAV-NORDIC ASSISTANCE TO VIET NAM

NAV là một tổ chức phi chính phủ Bắc Âu. Mục đích của chương trình NAV là

góp phần xoá đói, giảm nghèo nhằm cải thiện điều kiện sống cho nhóm người
nghèo và người thiệt thòi thông qua việc củng cố và tạo quyền để người dân
nông thôn tham gia một cách tích cực vào quá trình phát triển của chính bản
thân mình và của cộng đồng, đồng thời nâng cao các quyền cơ bản của người
dân.
Chương trình NAV đặc biệt tập trung hỗ trợ phụ nữ, trẻ em và các nhóm dân tộc
thiểu số. Các hỗ trợ của NAV luôn được thực hiện dựa trên phương pháp cộng
đồng cùng tham gia, hướng chủ yếu đến tính bền vững của dự án, nhạy cảm giới
và nhận thức về bảo vệ môi trường.
Trong thời gian qua, các dự án hỗ trợ của NAV như dự án nâng cao bình đẳng
giới và phòng chống bạo lực gia đình, dự án hỗ trợ tại cộng đồng cho người bị
nhiễm HIV/AISD và trẻ em bị ảnh hưởng, các dự án về phòng ngừa thảm họa,
ứng phó biến đổi khí hậu,… thật sự mang lại hiệu quả góp phần không nhỏ hỗ
trợ, giúp đỡ cho tỉnh Thừa Thiên Huế trong công tác xóa đói giảm nghèo, nâng
9


cao chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng
chịu ảnh hưởng nặng do thiên tai, lũ lụt.
a, Lịch sử hoạt động ở Việt Nam
NAV được thành lập vào năm 1993, do ba nhà tài trợ bao gồm DanChurchAid
(Đan Mạch), Diakonia (Thụy Điển), và Norwegian Church Aid (Nauy), trong đó
Norwegian Church Aid là tổ chức đứng đầu. DanChurchAid chấm dứt hỗ trợ
vào năm 1998.
NAV bắt đầu dự án phát triển nông thôn tổng hợp ở tỉnh Thừa Thiên - Huế vào
năm 1994 và đến năm 1997 bổ sung thêm dự án phòng chống HIV/AIDS. Một
hợp phần dự án về văn hoá và thể thao cũng được đưa vào chương trình NAV
năm 2002. NAV có một văn phòng ở Hà Nội và một văn phòng dự án ở Huế.
b, Mục tiêu của nhóm tổ chức này khi họ lựa chọn nhóm phụ nữ là:
-


Giúp người phụ nữ nâng cao vị thế của mình trong gia đình cũng như
ngoài xã hội, giúp họ tự tin hơn để tham gia phát triển kinh tế, đặc biệt là

-

những người phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số.
Giúp người phụ nữ tránh khỏi nạn bạo lực gia đình, để họ có cuộc sống
ấm êm, hạnh phúc, có tiếng nói trong gia đình.

Họ lựa chọn nhóm phụ nữ là vì: ai sinh ra cũng có quyền bình đẳng nhưng
trên thực tế ( không phải bao gồm tất cả) người phụ nữ luôn chịu nhiều thiệt thòi
bởi các định kiến xã hội, bạo lực gia đình đối với phụ nữ cũng là vấn đề mang
tính bức xúc – mang tính toàn cầu. nó không còn là vấn đề riêng của mỗi gia
đình mà trở thành mối quan tâm của cộng đông, của toàn xã hội, nó ảnh hưởng
đến sự bình đẳng trong gia đình, bình đẳng giữa vợ chồng.
c, Các hoạt động nổi bật
- Phát triển tổng hợp
Dự án phát triển nông thôn tổng hợp kết nối công tác xây dựng năng lực và tạo
quyền với các hợp phần của phát triển cộng đồng như an toàn lương thực (bao
gồm các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp), giáo dục, nước và vệ sinh.
(thực hiện tại Thừa Thiên- Huế)
10


- HIV/AIDS
Về công tác phòng ngừa, NAV hỗ trợ giáo dục đồng đẳng và giáo dục cộng
đồng đến tận nhóm công nhân xây dựng, tù nhân và các nhóm phụ nữ ở vùng
sâu vùng xa. Các câu lạc bộ Mẹ và Vợ là nơi cung cấp sự chăm sóc cần thiết cho
nhóm người nhiễm và người bị ảnh hưởng cũng như thực hiện các hoạt động

tăng thu nhập. Các tổ chức tương hỗ cũng được thành lập trong nhóm tù nhân,
nhóm tôn giáo... NAV sử dụng lĩnh vực thể thao như một phương pháp để vươn
đến nhóm thanh thiếu niên thông qua khái niệm được gọi là “Bóng đá cho mọi
người”. (thực hiện tại Hải Phòng, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế)
- Văn hoá
NAV đang hỗ trợ thiết lập một trung tâm điêu khắc để giúp các điêu khắc gia địa
phương có thể học hỏi những kỹ thuật mới và nhận thức rõ hơn nghệ thuật của
họ. Trung tâm này được hỗ trợ để trở thành nơi gặp gỡ của các nghệ thuật gia
Việt Nam và quốc tế. (thực hiện ở Đà Nẵng)
2.2.2.

CARE

CARE (viết tắt của Cooperative for American Remittances to Europe = Hợp
tác xã cho việc gửi hàng của Mỹ sang châu Âu) là một tổ chức nhân đạo và hỗ
trợ phát triển quốc tế lớn, với các chương trình ở trên 70 quốc gia khắp thế giới.
a, Mục đích của việc hướng tới nhóm phụ nữ
CARE đặt trọng tâm đặc biệt vào làm việc cùng với các phụ nữ nghèo, bởi vì nếu được cung cấp các nguồn lực thích hợp - thì các phụ nữ có khả năng giúp cả
gia đình và toàn cộng đồng thoát khỏi đói nghèo. Các phụ nữ là trung tâm của
những nỗ lực dựa vào cộng đồng của CARE để cải thiện giáo dục cơ bản, ngăn
chặn sự lây lan của HIV/AIDS, gia tăng quyền sử dụng nước sạch và vệ sinh
môi trường, mở rộng cơ hội kinh tế và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
CARE cũng cung cấp viện trợ khẩn cấp cho nạn nhân của thảm họa chiến tranh
và thiên tai, và giúp người dân xây dựng lại cuộc sống của họ.
11


Tuyên bố về sứ mệnh chính thức.
Phục vụ các cá nhân và các gia đình trong các cộng đồng nghèo khó nhất trên
thế giới. Rút ra sức mạnh từ sự đa dạng toàn cầu, tài nguyên và kinh nghiệm của

chúng ta, để thúc đẩy các giải pháp sáng tạo và ủng hộ trách nhiệm toàn cầu.
Tạo thuận lợi cho sự thay đổi lâu dài bằng cách:


Tăng cường khả năng tự giúp (mình)



Cung cấp cơ hội kinh tế



Cứu trợ khẩn cấp



Gây ảnh hưởng tới các quyết định chính sách ở các cấp



Xử lý phân biệt đối xử dưới mọi hình thức

Được hướng dẫn bởi các khát vọng của các cộng đồng địa phương, CARE theo
đuổi sứ mệnh của mình với cả sở trường lẫn lòng trắc ẩn, vì những người được
phục vụ đều xứng đáng không kém.
b, Lịch sử hoạt động tại việt nam
CARE được thành lập từ năm 1945 và hiện nay đang hoạt động tại 90 quốc gia
trên thế giới. Riêng tại Việt Nam, tổ chức CARE Quốc tế đã hoạt động trong
giai đoạn 1954-1975 chủ yếu là hỗ trợ trong việc cung cấp thực phẩm, y tế và
giáo dục. Sau đó tổ chức CARE đã hoạt động trở lại tại Việt Nam từ năm 1989

đến nay. Tính trong khoảng thời gian trên 25 năm hoạt động trở lại này, tổ chức
CARE đã làm việc với trên 50 đối tác tại hơn 40 tỉnh và thành phố. Hàng triệu
người đã được hưởng lợi từ các dự án phát triển nông thôn, nông nghiệp và sinh
kế, phát triển cộng đồng, chăm sóc sức khỏe và sức khỏe sinh sản, phòng chống
HIVAIDS, phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai, cứu trợ khẩn cấp, nước sạch, vệ
sinh môi trường và bình đẳng giới
c, Hoạt động nổi bật tại việt nam
12


-

Riêng về bình đẳng giới, trong Chiến lược chương trình tới năm 2020 của
CARE Quốc tế tại Việt Nam, các lĩnh vực trọng tâm sẽ là: Tăng cường
tiếng nói của phụ nữ, nâng quyền của phụ nữ trong phát triển kinh tế và
chấm dứt bạo hành trên cơ sở giới.

-

Nhằm tăng cường tiếng nói của phụ nữ, tổ chức CARE quốc tế tại Việt
Nam sẽ xây dựng phương pháp tiếp cận để nâng cao tiếng nói và vị thế
của phụ nữ dân tộc thiểu số, những người dễ bị tổn thương, hỗ trợ phát
triển xã hội dân sự và các tổ chức dựa vào cộng đồng, tăng cường sự tham
gia của họ cùng với các nhà chức trách và các nhà ra quyết định. Nâng
cao hiểu biết của các bên liên quan về tình trạng dễ bị tổn thương và các
vấn đề bất bình đẳng giới nhằm hỗ trợ đối thoại cởi mở và tôn trọng.

-

Việc nâng quyền của phụ nữ trong phát triển kinh tế sẽ được thực hiện

thông qua thúc đẩy việc làm bền vững và công bằng; tạo điều kiện cho
phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận công bằng với quá trình ra quyết định về
kinh tế (quyền sử dụng đất, tiếp cận tín dụng và gia nhập thị trường).

-

Trong lĩnh vực nhằm chấm dứt bạo hành trên cơ giới, tổ chức CARE
Quốc tế tại Việt Nam sẽ tăng cường triển khai và kết hợp với các chương
trình can thiệp chống bạo hành giới hiện có, tập trung tác động tới thái độ
và thực hành của những người gây ra bạo hành giới, cải thiện tiếp cận với
các dịch vụ hỗ trợ liên quan tới bạo hành giới.

2.2.3.

Oxfam tại Việt Nam

a, Lịch sử hoạt động:
Oxfam là một trong những tổ chức phi chính phủ quốc tế hàng đầu hoạt
động trong các lĩnh vực phát triển nông thôn, hỗ trợ nhân đạo và giảm
thiểu rủi ro thiên tai, phát triển xã hội dân sự và cộng đồng thiểu số, nâng
cao vị thế phụ nữ.
13


Oxfam có mặt lần đầu tiên tại tại Việt Nam từ năm 1955 với hoạt động
cứu trợ nhân đạo. Vào cuối thập kỷ 1980, Oxfam bắt đầu triển khai các
hoạt dự án phát triển, xóa đói giảm nghèo, cùng với cộng đồng, chính
phủ, các tổ chức dân sự và các tổ chức phi chính phủ khác nhằm thúc đẩy
sự công bằng, phát triển con người, thịnh vượng kinh tế thông qua việc
đem lại sự thay đổi về các chính sách kinh tế và xã hội.

Hiện nay Oxfam đang thay đổi cơ cấu hoạt động tại hơn 90 quốc gia trên
thế giới, và Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên áp dụng cơ
cấu thay đổi này. Từ tháng 7/2011, các tổ chức Oxfam tại Việt Nam đã
sáp nhập lại với một chiến lược hoạt động chung và dưới sự quản lý của
một Ban Giám đốc. Sự thay đổi về cơ cấu và chiến lược toàn cầu trong
nội bộ của Oxfam nhằm đem lại tác động lớn hơn trong nỗ lực xóa đói
giảm nghèo và đấu tranh cho bình đẳng. Các lĩnh vực hoạt động chính
Oxfam mong muốn mọi người dân Việt Nam được có đủ quyền năng để
tham gia vào các cơ hội phát triển nhằm giúp họ vượt qua được đói nghèo
và bất bình đẳng.
b, Tại sao tổ chức này lựa chọn nhóm phụ nữ?
Theo lý thuyết phụ nữ và nam giới có quyền bình đẳng như nhau. Tuy
nhiên thực tế thì phụ nữ vẫn phải đối mặt với các định kiến về giới cũng như
đảm nhận các vai trò được coi là của phụ nữ. Một số vấn đề giới phổ biến gồm
lựa chọn giới tính khi sinh, buôn bán phụ nữ và bạo lực giới.
c, Mục tiêu hoạt động
Oxfam luôn đặt phụ nữ làm trọng tâm trong tất cả các hoạt động của
mình. Oxfam đang cùng với chính phủ và đối tác đảm bảo rằng tất cả các chính
sách nhà nước đều được gắn yếu tố giới nhằm củng cố khung pháp lý và thực thi
các luật về giới, đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới và
phòng chống bạo lực gia đình.

14


Oxfam đặt mục tiêu nâng cao vị thế của phụ nữ, giúp họ làm chủ được
cuộc sống của mình, tăng khả năng tự chủ về kinh tế và có cơ hội tham gia vào
chính trị, thể hiện được tiếng nói và quyền lợi của mình đối với cộng đồng và xã
hội.
Năm mục tiêu trọng tâm của Oxfam tại Việt Nam gồm:

• Cải thiện sinh kế cho người dân ở các vùng nông thôn, đặc biệt là cộng
đồng dân tộc thiểu số và phụ nữ
• Cải thiện sinh kế cho các công nhân nhập cư, đặc biệt là lao động nữ ở
các đô thị
• Hạn chế tính dễ bị tổn thương và nâng cao khả năng thích ứng của cộng
đồng với thiên tai và biến đổi khí hậu
• Tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao quyền quyết định về cuộc sống riêng
của họ, tăng quyền làm chủ kinh tế và chính trị, và bày tỏ tiếng nói của chính họ
• Tạo điều kiện để cộng đồng và xã hội dân sự tham gia vào việc xây
dựng chính sách công, các chương trình phát triển kinh tế xã hội, tăng sự tiếp
cận và thực thi luật pháp, đảm bảo quản trị nhà nước hiệu quả .
d, Hoạt động nổi bật
Dự án Ngôi nhà Bình yên do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Hội
Liên hiệp phụ nữ Việt Nam quản lý là một thí dụ điển hình. Đây là ngôi nhà
dành cho tất cả phụ nữ bị ảnh hưởng của bạo lực gia đình
Phổ biến Luật Bình đẳng giới và Phòng chống bạo lực gia đình, Oxfam
đang hỗ trợ Hội Phụ nữ Quảng Ninh thực hiện dự án Phổ biến Luật Bình đẳng
giới và Luật Phòng chống bạo lực gia đình tới cộng đồng. Để thực hiện dự án,
trước tiên Hội Phụ nữ Quảng Ninh đã nâng cao năng lực cho đội ngũ 800 cán bộ
của mình từ cấp tỉnh tới cấp xã để vận động cho việc thực hiện các Luật. Dự án
cũng tổ chức các buổi truyền thông lồng ghép sinh hoạt văn hóa để nâng cao
nhận thức cho phụ nữ nghèo và dân tộc thiểu số. Tại các buổi họp cấp tỉnh, xã,
15


thôn người dân cũng được giải thích các điều Luật có ý nghĩa gì đối với họ, làm
thế nào để những người phụ nữ có thể gây áp lực với các ông chồng gây bạo
hành. Hội Phụ nữ cũng đã thiết kế nhiều tờ rơi, sách và cung cấp tư vấn pháp lý.
Ngoài những hoạt động này, dự án dự kiến sẽ nâng cao năng lực, thông qua tập
huấn về lập kế hoạch, báo cáo cho 700 phụ nữ để họ trở thành các tuyên truyền

viên tích cực ở địa phương.
Sinh kế bền vững :Mục đích của các dự án này là cải thiện thu nhập trên
cơ sở sinh kế bền vững cho người dân nghèo ở các vùng nông thôn và đô thị,
đặc biệt là cộng đồng dân tộc thiểu số và phụ nữ.
Củng cố vai trò làm kinh tế của phụ nữ: Tại huyện Thuận Bắc và Bác Ái,
tỉnh Ninh Thuận, Oxfam triển khai dự án tăng cường khả năng tiếp cận thị
trường và khuyến khích phụ nữ Raglai làm chủ kinh tế. Do thói quen sinh hoạt
tự cung tự cấp, người Raglai thường e ngại tham gia vào việc mua, bán ở các
chợ địa phương. Oxfam thấy việc tận dụng các lợi thế ở địa phương, khuyến
khích người dân tham gia vào hoạt động thị trường sẽ góp phần tích cực vào
việc xóa nghèo cho bà con ở đây. Oxfam đã hợp tác với Hội Liên hiệp Phụ nữ,
chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan để tổ chức các đợt tập huấn
cho phụ nữ Ra- giai nhằm giúp họ nâng cao chất lượng sản phẩm khi đem bán ở
thị trường. Như vậy họ có thể tạo thu nhập bền vững cho gia đình và năng động
hơn khi tham gia thị trường với những kỹ năng đã được đào tạo.
Năm 2014, thông qua các khóa tập huấn của dự án, sẽ có hơn 3.000 phụ nữ ở
Ninh Thuận thành thạo và nâng cao các kỹ năng về thị trường. Họ có thể tự chủ
tốt hơn về kinh tế, tham gia vào nền kinh tế thị trường và có vai trò trong cộng
đồng, xã hội. Dự án cũng tập trung vào các hoạt động vận động chính sách tại
cấp tỉnh và Trung ương để nâng cao nhận thức cộng đồng về vị thế kinh tế của
phụ nữ và phổ biến những điển hình thành công này.

16


CHƯƠNG III. : TÁC ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
NƯỚC NGOÀI TỚI NHÓM PHỤ NỮ TẠI VIỆT NAM
3.1. Tích cực
a. Làm thay đổi tư duy làm luật của nước ta
Điển hình là Bộ luật lao động sửa đổi có hiệu lực kể từ tháng 5 năm nay

đã có nhiều phát triển mang tính tích cực liên quan đến bình đẳng giới trong
công việc, chẳng hạn như quy định cấm quấy rối tình dục tại nơi làm việc, quy
định mới về lao động giúp việc gia đình và cả quy định về nguyên tắc trả lương
bình đẳng cho công việc có giá trị ngang nhau. Nó cũng có những quy định cụ
thể đề cập đến những nhu cầu cụ thể của lao động nữ, đặc biệt là liên quan đến
bảo vệ thai sản, chẳng hạn như tăng nghỉ thai sản từ 4 tháng lên 6 tháng. Điều
này được các nhà hoạt động từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đánh giá
cao : “Việc sửa đổi Bộ luật lao động và Luật công đoàn thể hiện những nỗ lực
của đất nước trong việc hoàn thành những nghĩa vụ quốc tế của mình và đáp ứng
với những tiêu chuẩn đòi hỏi phải tạo ra một “môi trường công việc tăng cường
sức mạnh giới”.
Bình đẳng giới và quyền phụ nữ và trẻ em Bình đẳng giới là một ưu tiên
hàng đầu không những của các tổ chức hoạt động về quyền của phụ nữ và bình
đẳng giới mà còn của nhiều tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực sinh kế, y tế,
giáo dục và HIV. Có rất nhiều đóng góp của các tổ chức INGO ở tất cả các cấp
từ việc góp ý cho soạn thảo luật đến phương pháp tiếp cận ở cộng đồng nhằm
đảm bảo công bằng giới và giảm bạo lực gia đình. Tuy nhiên, còn nhiều INGOs
chưa cảm thấy hài lòng với những tiến bộ đạt được của mình khi chỉ có 56,4%
INGOs hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới và quyền phụ nữ hài lòng với
kết quả công việc. Điều này chứng tỏ những thay đổi xã hội về niềm tin, văn hóa
sẽ khó hơn nhiều so với những thay đổi về kinh tế hoặc dịch vụ công. Hiểu điều
này, nên các tổ chức INGO bền bỉ hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Sau
khi làm việc cùng Hội phụ nữ và Bộ lao động thương binh và xã hội ra được hai
17


bộ luật rất tiến bộ về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình, các tổ
chức INGO đang tập trung vào việc triển khai và đưa luật vào cuộc sống.
Ví dụ như Oxfam Anh đang cùng với CSAGA tập trung vào truyền thông
24 nhằm đảm bảo các thông điệp truyền thông không không còn định kiến giới,

góp phần thay đổi xã hội. Nhiều tổ chức như Pyd, CARE và Oxfam tập trung
vào việc hỗ trợ cho Hội phụ nữ xây dựng năng lực cũng như công cụ cho việc
thúc đấy bình đẳng giới trong các chương trình của nhà nước, đặc biệt các
chương trình liên quan đến an sinh xã hội như nghị quyết 30a. Một trong những
hoạt động được nhiều tổ chức INGOs thực hiện đó là nâng cao năng lực cho đối
tác về bình đẳng giới cũng như lồng ghép giới vào các chương trình phát triển cụ
thể. Bên cạnh những quy định rõ ràng về tỉ lệ người hưởng lợi phải là phụ nữ,
các tổ chức INGOs cũng tập trung vào việc thay đổi cán cân quyền lực hoặc giải
quyết các nguyên nhân gốc rễ của bất bình đằng giới và bạo lực gia đình. Chính
vì vậy, ngoài việc nâng cao vị thế của người phụ nữ, các tổ chức INGOs cũng đã
bắt đầu chú trọng đến vai trò của nam giới và lôi kéo nam giới vào việc thúc đẩy
bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình. Những nguyên nhân sâu xa như
giáo dục, quan điểm nho giáo, ý thức hệ và môi trường sống ngày càng được
quan tâm. Có lẽ, INGOs là những tổ chức đi tiên phong thử nghiệm và đưa
những ý tưởng mới vào Việt Nam.
b. Tác động tới việc cải thiện sự tham gia và tiếng nói của phụ nữ trong
các tổ chức đại diện cho lợi ích của người lao động
Trong các quá trình quản trị và ra quyết định và việc khuyến khích các cơ
quan công lập, đặc biệt là các bộ và cơ quan của chính phủ trở thành “người sử
dụng lao động kiểu mẫu” về mặt thực hành bình đẳng giới trong hoạt động của
họ là quan trọng như nhau.
Họ được nói lên tiếng nói và làm việc công bằng trong các tổ chức khác
với các chính sách hộ trợ tốt về các chế độ.
c. Nâng cao vị thế kinh tế của người phụ nữ
18


Các con số thống kê chính thức cho thấy có khoảng 72% phụ nữ tham gia
vào lực lượng lao động ở Việt Nam, nghĩa là có rất nhiều phụ nữ Việt Nam có
việc làm so với hầu hết các nước đang phát triển trên toàn cầu.

Ngoài ra, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cùng dự án đã giới thiệu,
ứng dụng các mô hình phát triển và khi thành công thì nhân rộng một số mô
hình, cách tiếp cận, phương pháp trong phát triển. Các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài bằng kinh nghiệm thực tế của mình đưa mô hình tài chính vi mô (tín
dụng nhỏ) áp dụng vào huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Mô hình này sau đó thành
công đặc biệt với người nghèo, phụ nữ nghèo. Hỗ trợ nâng cao đời sống bà con
nhưng đồng thời tăng quyền cho phụ nữ. Từ mô hình này phát triển, sau này
Việt Nam đã ban hành chính sách về tài chính vi mô. Trong y tế, có mô hình
phòng chống sốt xuất huyết, sau khi triển khai thành công ở Việt Nam đã được
Tổ chức Y tế Thế giới nhân rộng ra khu vực châu Á. Mô hình truyền thông và
giáo dục đồng đẳng về phòng chống HIV/AIDS được đánh giá là khá hiệu quả.
Mô hình phát triển nông thôn tổng hợp, mô hình làng, bản tự quản đã được các
tổ chức phi chính phủ triển khai trong nhiều năm qua. Đây cũng là một trong
những tiêu chí xây dựng nông thôn mới hiện nay.
Bên cạnh những hỗ trợ về y tế, sinh kế và phát triển nông thôn tổng hợp
cũng được các tổ chức đặc biệt quan tâm, các chương trình phát triển vùng của
WVI, Plan… ngoài hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, tạo việc làm còn hỗ trợ nâng cao
năng lực người dân tộc thiểu số giúp họ thoát nghèo bền vững và phần lớn hỗ
trợ người phụ nữ đang cư trú tại các vùng núi, vùng sâu vùng xa, biên giới… Có
thể kể đến Thanh Hóa, một tỉnh có đến 7 huyện nghèo nằm trong chương trình
30a, đồng bào miền núi và dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao đã được tổ chức
World Vision International (WVI/Mỹ) triển khai thực hiện chương trình tài
chính vi mô, phát triển nông thôn tổng hợp.
Kể lại một câu chuyện điển hình về chị Hiên, một người phụ nữ nghèo
dân tộc Thái, ở vùng cao huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đã được tổ chức
WVI đến làng, đề xuất mô hình vay tín dụng với các khoản vay nhỏ, phù hợp
19


năng lực, nhu cầu của những hộ nghèo có ước mơ chính đáng muốn cải thiện

cuộc sống của gia đình như chị. Qua tư vấn, chị Hiên đã thấy được cơ hội thoát
nghèo, bởi ngoài thủ tục vay đơn giản, không cần thế chấp, mỗi tháng, khoản lãi
gia đình chị phải trả chỉ ở mức 1%, tương tương vài chục nghìn đồng. “Tôi
quyết định đăng ký vay vốn lần đầu với mức 500 nghìn đồng. Số tiền này, dù
không nhiều, nhưng đủ mua đôi lợn giống và một chiếc máy bào gỗ để chồng tôi
làm mộc, trang trải cuộc sống”, chị kể lại. Sau năm đầu, không những trả hết nợ
dễ dàng, gia đình chị còn “lãi” được đàn lợn. Cứ như vậy, chỉ sau vài năm mạnh
dạn tiếp tục vay những khoản vốn lớn hơn, cô gái Thái ngày nào đi hái rau rừng
ăn mỗi bữa đã có “của ăn, của để”. Đến nay, sau tám năm làm việc cần cù, từ số
vốn vẻn vẹn 500 nghìn đồng, hai vợ chồng cô gái dân tộc nghèo ngày nào đã có
thu nhập trung bình 72 triệu đồng/năm, căn nhà lá tồi tàn trước đây cũng trở
thành nhà kiên cố, với nhiều đồ dùng hiện đại như TV, tủ lạnh... Theo thống kê
từ WVI, trong thời gian tám năm, tổng số vốn chị Hiên đã vay là 29 triệu đồng,
tổng tài sản tính đến tháng 7-2014 ước tính là 287 triệu đồng. Với những thành
công trên, cuối năm 2014 vừa qua, chị Lê Thị Hiên đã lọt vào danh sách 20 cá
nhân đạt giải thưởng Citi Microentrepreneuship, vì những đóng góp xuất sắc cho
sự phát triển của ngành tài chính vi mô Việt Nam, góp phần tích cực vào công
cuộc xóa đói giảm nghèo. Mô hình sản xuất của chị được đánh giá là đã mạnh
dạn đổi mới tư duy, có cách làm sáng tạo, nhạy bén, chủ động tiết kiệm, đa dạng
hóa hoạt động để phát triển bền vững.
2.

Hạn chế
Quy mô các dự án từ viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tới

nhóm phụ nữ không lớn (từ vài nghìn đến vài trăm nghìn USD), thời gian thực
hiện ngắn nên nhiều khi chưa kịp tác động nhiều đến nhóm phụ nữ ( đặc biệt là
người phụ nữ ở vùng sâu vùng xa ,nhận thức còn chưa cao).
Phụ nữ vẫn ở đằng sau nam giới trong rất nhiều lĩnh vực chẳng hạn như
vấn đề lương bổng và cơ hội tiếp cận với đào tạo và thăng tiến nghề nghiệp.

Ngoài ra, có một lượng lớn phụ nữ làm việc trong nền kinh tế phi chính thức, họ
20


là những người có cuộc sống bấp bênh, dễ bị tổn thương và nằm ngoài phạm vi
áp dụng của Bộ luật lao động.
Nhiều vùng có mực nhận thức còn hạn chế, thủ tục ăn sâu vào cuộc sống
rất khó để thay đổi, việc phụ nữ bị ngược đai, bạo hành còn xẩy ra tại các gia
đình Việt Nam.

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TỚI NHÓM PHỤ NỮ
TẠI VIỆT NAM VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC
TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI
4.1.

Nhận thức về công tác quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

Phải nhận thức chính xác, hiểu đúng, hiểu rõ về Tổ chức phi chính phủ nước
ngoài, không nên đánh đồng coi tất cả là tốt hoặc tất cả là xấu phải có sự nhìn
nhận đúng đắn, khách quan đối với từng tổ chức khi họ đến triển khai hoạt động
tại Việt Nam.
Muốn đạt được nhận thức đúng đắn về các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài,
chúng ta cần phải chú trọng công tác thông tin và tuyên truyền của Nhà nước đối
với cả đội ngũ cán bộ làm việc trong các cơ quan của Nhà nước và cả trong cộng
đồng để dân biết, dân hiểu, có ý hức và thấy được mặt tích cực của Tổ chức phi
chính phủ nước ngoài để tranh thủ, tận dụng sự giúp đỡ, nhưng đồng thời cũng
thấy được mặt trái của phi chính phủ 22 nước ngoài để tránh bị lợi dụng, tránh
vô tình tiếp tay cho những hành vi xấu của các Tổ chức phi chính phủ nước
ngoài .


21


4.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài
Trong bối cảnh chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền, thực hiện cải
cách hành chính, thực hiện những chính sách đối ngoại rộng mở thì việc đổi
mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật trong Quản lí nhà
nước về phi chính phủ nước ngoài nói riêng là một nhu cầu tất yếu và cấp bách.
Tiếp tục cần nghiên cứu thêm để đơn giản hóa hơn nữa và sửa đổi, bổ sung
những quy định cụ thể và phù hợp, đẩy mạnh công tác phổ biến các quy định
pháp luật liên quan tới việc phê duyệt, quản lý dự án, quy chế hoạt động của các
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài và đảm bảo việc thực hiện các văn bản pháp
quy một cách hiệu quả hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho quá trình triển
khai các hoạt động viện trợ nhân đạo và phát triển, đảm bảo viện trợ đến với
người dân kịp thời.
Các cơ quan hữu quan tiếp tục tham mưu, bổ sung sửa đổi hệ thống văn bản
pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt
động; viện trợ với thủ tục đơn giản, nhanh gọn, đảm bảo yêu cầu của quản lí.
Các tổ chức cần thông tin về Việt Nam để học xem có đóng góp được hay
không. Ngược lại, các cán bộ ngành, địa phương của Việt Nam cần có thông tin
về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài để có thể tiếp cận được.
4.3. Tổ chức bộ máy quản lý, Xây dựng bộ máy quản lý và cơ chế quản lý
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam
Cần phải xây dựng hệ thống bộ máy quản lý đầy đủ và có năng lực. Nhà nước
cần phải đánh giá lại bộ máy quản lý hiện có, rà soát lại để xác định những phần
thừa, phần thiếu của hệ thống hiện hành.
Phải xây dựng một bộ máy từ trung ương đến địa phương đảm bảo đồng bộ,
thống nhất, hoạt động hiệu quả. Bộ máy cần phải được phân công, phân cấp

quản lý cho phù hợp.

22


Tăng cường công tác phối hợp trong quản lý hoạt động của các Tổ chức phi
chính phủ nước ngoài. Về mặt tổ chức bộ máy, yêu cầu trước hết là phải quán
triệt tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư đã đề ra trong Chỉ thị 19/CT-TW Chú
trọng xây dựng cơ quan đầu mối ở Trung ương là Ủy ban Công tác phi chính
phủ nước ngoài vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ.
4.4. Đội ngũ cán bộ quản lý
Muốn tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý, muốn nâng cao chất lượng
của hoạt động quản lý công tác phi chính phủ nước ngoài, phải chú ý nâng cao
chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý cũng như cán bộ tác nghiệp trực tiếp. Để
xây dựng một đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ, chúng ta cần phải:
- Xác định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ quản lý và cán bộ trực tiếp làm công
tác phi chính phủ nước ngoài.
- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng
- Nâng cao chất lượng công tác cán bộ
4.5. Nghiên cứu và thống kê
Việc thống kê nghiên cứu sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổng hợp đánh giá
thực trạng đề ra các giải pháp cho phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ và
phù hợp với mỗi địa phương khác nhau.
Cần phải tăng cường công tác khảo sát, thống kê. Đó là cách để nắm vững tình
hình hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cũng như về công tác
quản lý. Hội nghị tổng kết công tác quản lý phi chính phủ toàn quốc nên thực
hiện 5 năm/lần.
Cần chú ý tới việc tăng cường đối thoại và chia sẻ kinh nghiệm hợp tác với
chính cộng đồng phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam và trên thế giới
4.6. Kiểm tra, giám sát


23


Kiểm tra, giám sát là để đảm bảo các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài tôn
trọng luật pháp và quy định của Việt Nam, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích từ
thiện nhân đạo vì mục tiêu phát triển mà họ đã đăng ký, sớm phát hiện những sai
phạm và vi phạm pháp luật của các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài đề từ đó
kịp thời có biện pháp xử lý, đảm bảo việc tuân thủ luật pháp.
Hoạt động kiểm tra, giám sát được đề cập ở 2 khía cạnh lớn là:
+ Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật và các quy định của nhà nước;
+ Kiểm tra, giám sát hiệu quả của hoạt động viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
Mặt khác, kiểm tra, giám sát còn là để đảm bảo cho các hoạt động của các tổ
chức này phù hợp với truyền thống văn hoá, thuần phong mỹ tục của Việt Nam,
tránh được những sai lầm đáng tiếc có nguyên nhân từ sự khác biệt văn hoá

24


KẾT LUẬN
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài tác động mạnh mẽ đến nhóm phụ nữ tại Việt
Nam thông qua các chương trình, dự án, chính sách . Tuy rằng, hoạt động của
các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tới nhóm phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân
tộc thiểu số còn những hạn chế nhưng chúng tôi tin rằng với sự nỗ lực không
ngừng của họ, sự hỗ trợ, trợ giúp của Đảng và Nhà nước Việt Nam thì trong
tương lai những hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tới nhóm
phụ nữ Việt Nam ngày càng phổ biến hơn, hiệu quả hơn; bình đẳng giới, tiếng
nói cũng như vị thế của người phụ nữ ngày càng nâng cao, để những câu chuyện
đáng tiếc về bạo lực gia đình không còn tiếp diễn trên mảnh đất hình chữ S này.


25


×