Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

tiểu luận môn học quản lý nguồn nhân lực xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.21 KB, 29 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH

MÔN QUẢN LÝ VỀ NGUỒN NHÂN LỰC XÃ HỘI
Nhóm 3- lớp Kh14 nhân sự 2

CHỦ ĐỀ: CƠ HỘI CỦA NGUỒN NHÂN LỰC


DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN CỦA NHÓM
Họ và tên
1.Phạm

Nhiệm vụ
Thị

Thường(

nhóm

-Lên dàn ý bài và tổng hợp bài

trưởng)
-Tìm tài liệu về Nhu cầu nguồn
nhân lực trong nước và nước ngoài
2.Bùi Thị Ngần

Tìm tài liệu về thực trạng số lượng
và cơ cấu của nguồn nhân lực

3.Trần Văn Nhì


Tìm tài liệu về thực trangh số
lượng và cơ cấu của NNL

4. Nguyễn Khánh Như

Làm slie và tìm tài liệu về hệ thống
chính sách mở cửa của nhà nước

5.Vũ Thị Oanh

Tìm tài liệu về thực trạng chất
lượng NNL

6.Mai Thị Phương

Tìm tài liệu về thực trạng chất
lượng NNL

7.Nguyễn Thị Phương

Tìm tài liệu về động lực mới, kinh
tế mới, thể chế mới

8.Vũ Thị Ngọc Phượng

Tìm tài liệu về động lực mới, kinh
tế mới, thể chế mới

9.Đặng Kim Phượng


Tìm tài liệu về sự thay đổi của xã
hội, văn hóa và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh
NNL

10.Bùi Thị Thanh Quý

Tìm tài liệu về Thực trạng chất
lượng NNL

11.Thẩm Thị Quỳnh

12.Lê Thị Bích Thảo

Tìm tài liệu về Hệ thống chính
sách mở cửa của nhà nước
Làm phần I

13. Nguyễn Thị Thảo

Tìm tài liệu về nhu cầu nguồn nhân
lực trong và ngoài nước

14.Hoàng Thị Thiêm

Tìm tài liệu về nhu cầu nguồn nhân


lực trong và ngoài nước
15.La Hữu Thọ


Tìm tài liệu về toàn cầu hóa và sự
phát triển của KHCN

16.Phạm Thị Thanh Thuận

Tìm tài liệu về toàn cầu hóa và sự
phát triển của KHCN

17.Vi Thị Thúc

Làm phầnI

18.Kiều Thị Thu Thúy

Tìm tài liệu về sự thay đổi của VHXH và Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh

DÀN Ý NỘI DUNG
I,KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN NHÂN LỰC
1.Khái niệm về nguồn nhân lực
2.Tổng quan về nguồn nhân lực nước ta hiện nay
II.THỰC TRẠNG CỦA NGUỒN NHÂN LỰC NƯỚC TA
1, Về số lượng và cơ cấu của NNL
2.Về chất lượng của NNL
2.1 Trình độ văn hóa
2.2 Trình độ chuyên môn kỹ thuật
III. CƠ HỘI CỦA NGUỒN NHÂN LỰC


1.Hệ thống chính sách mở cửa của Nhà nước
2.Toàn cầu hóa và sự phát triển của KHCN

3. Động lực mới, kinh tế mới, thể chế mới
4.Nhu cầu nguồn nhân lực trong và ngoài nước
5.Sự thay đổi về VH-XH
IV. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO SỰ CẠNH TRANH NGUỒN
NHÂN LỰC NƯỚC TA

I. KHÁI QUÁT NGUỒN NHÂN LỰC NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Khái niệm nguồn nhân lực:
Trên thực tế khái niệm nguồn nhân lực được hiểu rất phức tạp, được nghiên cứu
dưới nhiều giác độ khác nhau.
– Nhân lực : Bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay xã
hội (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp) tức là tất cả các
thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá
trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp.
– Nguồn nhân lực: đây là nguồn lực của mỗi con người, gồm có thể lực và trí
lực. Thể lực phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của con người, mức sống, thu nhập,
chế độ ăn uống, chế độ làm việc, nghỉ ngơi v.v.. Trí lực là nguồn tiềm tàng to lớn
của con người, đó là tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách
v.v..Như vậy nguồn nhân lực được xem xét không chỉ ở số lượng mà còn ở chất
lượng.


2.Tổng quan về nguồn nhân lực:
Theo kết quả điều tra dân số đến tháng 02/2014, Việt Nam có gần 90 triệu người.
Điều này phản ánh nguồn nhân lực của Việt Nam đang phát triển dồi dào. Nguồn
nhân lực Việt Nam được cấu thành chủ yếu là nông dân, công nhân, trí thức, doanh
nhân, dịch vụ và nhân lực của các ngành, nghề. Trong đó, nguồn nhân lực nông
dân có gần 63 triệu người, chiếm hơn 70% dân số; nguồn nhân lực công nhân là
9,5 triệu người (gần 10% dân số); nguồn nhân lực trí thức, tốt nghiệp từ đại học,
cao đẳng trở lên là hơn 2,5 triệu người, chiếm khoảng 2,15% dân số; nguồn nhân

lực từ các doanh nghiệp khoảng 2 triệu người, trong đó, khối doanh nghiệp trung
ương gần 1 triệu người…Như vậy nguồn nhân lực Việt Nam có rất nhiều cơ hội để
phát triển hơn nữa về số lượng và chất lượng
II.THỰC TRẠNG CỦA NGUỒN NHÂN LỰC
1.Đặc điểm về số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực
SỐ LƯỢNG
Việt Nam là 1 nước có dân số đông.Theo Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình
tính đến ngày 1/7/2016 dân số nước ta là 91,7 triệu người, đứng thứ 8 Châu Á và
thứ 3 Đông Nam Á.Lực lượng lao động nước ta hiện nay khoảng 52.207.000
người; hàng năm trung bình có khoảng 1,5- 1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao
động.Cụ thể:
1 Nguồn nhân lực từ nông dân
Nông dân Việt Nam chiếm khoảng hơn 61 triệu 433 nghìn người, bằng
khoảng 73% dân số cả nước
2 Nguồn nhân lực từ công nhân
- Giai cấp công nhân hiện nay có khoảng 10 triệu người ( kể cả khoảng 500
nghìn công nhân đang làm việc ở nước ngoài, tại trên 40 nước và vùng lãnh
thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề ở nước ngoài và 2 triệu hộ lao động kinh
doanh cá thể).
- Số công nhân có trình độ cao đẳng, đại học ở nước ta có khoảng 150 nghìn
người.
3. Nguồn nhân lực từ trí thức, công chức, viên chức
- Trình độ Đại Học trở lên có 4,47 triệu người( chiếm 41,51%).


- Trình độ Cao đẳng có 1,61 triệu người( chiếm 14,99%)
- Trình độ Trung Cấp 2,92 triệu người( chiếm 27,11 %).
- Trình độ sơ cấp có 1,77 triệu người( chiếm 14,99 %)
- Cả nước có khoảng14 nghìn tiến sĩ và tiến sĩ khoa học; 1.131 giáo sư; 5253
phó giáo sư; 16 nghìn người có trình độ thạc sĩ; 30 nghìn cán bộ hoạt động

khoa học và công nghệ; 52.129 giảng viên đại học, cao đẳng, trong đó có
49% của số47.700 có trình độ thạc sĩ trở lên; gần 14 nghìn giáo viên trung
cấp chuyên nghiệp; 11.200 giáo viên dạy nghề và 925 nghìn giáo viên hệ
phổ thông; gần 9000 tiến sĩ được điều tra thì có khoảng 70% giữ chức vụ
quảnvà 30% thực sự làm chuyên môn.
CƠ CẤU NGUỒN NHÂN LỰC
1 .Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành kinh tế: đang mất cân đối, có sự chênh
lệch khá lớn giữa các ngành kinh tế
- Lao động trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất,
chiếm đến 48,4% ( năm 2011), lao động trong khu vực dịch vụ chiếm 30,3%
( năm 2011); lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 21,3%
( năm 2011).
- Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế ở nước ta đang có sự thay đổi
theo hướng giảm tỉ lệ lao động trong khu vực nông- lâm- ngủ nghiệp, tăng
tỷ lệ lao động trong khu vực công nghiệp- xây dựng và dịch vụ
2 Cơ cấu nguồn nhân lực theo thành phần kinh tế.
- Thành phần kinh tế nhà nước là 5250,7 nghìn người năm 2011, chiếm
10,4%.
- Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài rất ít với 1700,1 nghìn
người năm 2011, chiếm 3,4%.
- Kinh tế tư nhân 4099,8 nghìn người(2011) chiếm 8,1%.
- Kinh tế tập thể có 137,9 nghìn người chỉ chiếm 0,3 %
- Kinh tế cá nhân/Hộ SXKD cá thể có số lượng rất đông 39.163,6 nghìn
người, chiếm đến 77,8%
3 Cơ cấu nguồn nhân lực theo thành thị và nông thôn
Lao động ở thành thị và nông thôn có sự chênh lệch nhau khá lớn, cụ thể:


Thành Thị


Nông thôn

Số
17413,6
lượng( nghìn người)
Cơ cấu(%)
31,7
Bảng 3.1.Bảng số liệu cơ lao động theo thành thị và nôgn thôn

36968,7
68,3

- Nguồn lao động ở thành thị trong 6 tháng đầu năm 2016 là 17413,6 nghìn
người,chiếm 31,7%
- Nông thôn là 36968,7 nghìn người chiếm 68,3%
2.Về chất lượng nguồn nhân lực
2.1. Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực
Trình độ văn hoá của nguồn nhân lực Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoáhiện đại hoá ngày càng được nâng cao:
+ Tỷ lệ không biết chữ giảm từ 2,31% - 1,01% từ năm 2000- năm 2005
+ Tỷ lệ đã tốt nghiệp THCS tăng từ 58,88% lên 64,09% từ năm 2000 - năm
2005
+ Năm 2006: có 1,8 triệu cử nhân Đại học- Cao đẳng, 14000 tiến sĩ, 16000 thạc

=> Học hàm của nguồn nhân lực tăng cao
2.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực
Năm 2014 việt nam có gần 5.4 triệu lao động trình độ trong đó có 3165 nghìn lao
động chuyên môn kĩ thuật bậc cao và 1638 nghìn lao động chuyên môn kĩ thuật
bậc trung.

Bảng 1. Phân bố vị trí việc làm theo nghề và trình độ đào tạo (có bằng cấp, chứng

chỉ) 6 tháng đầu năm 2014
n

K

S

T

C

D

T


gành

hông
CMKT

C
ác nhà lãnh 01
đạo
C
huyên môn 6
kĩ thuật bậc
cao
trong
các lĩnh vực

C
huyên môn 13
kĩ thuật bậc
trung
N
hân
viên 334
dịch vụ bán
hàng
L
ao động có 301

thuật
trong nông
nghiệp
T
hợ thủ công 336
có kĩ thuật
T
hợ có kĩ 600
thuật lắp ráp
và vận hành
may móc
L
ao động đơn 0742
giản
T
ổng số
3167




ơ cấp

1
2

rung
cấp, ao đẳng
THCN
6
9
3
2

ẳngđại học ổng số
trở lên
3
3
53
85

3

3

4
1

2


3
4

7

8
66

1
74

6

3

2

7
19

2

1
37

4

1
517


5

1

3
708

8
9

1
300

6
139

6

20
2

736

5

6

3


6
524

3

6

80

3

9

2

8
338

2

3

67

2

2

3


1
636

56

4

05

1

1

1

3
164

14

64

09

52

4

5


5

2
776

09

43

8

5

18

2
1468

3
925

5

5
2645

=> Cơ hội mà nguồn nhân lực Việt Nam có được từ đặc điểm của nguồn nhân lực:
Hiện nay cả nước có 43,9 triệu người trong độ tuổi lao động đang làm việc, chiếm
51,2% dân số. Hằng năm có khoảng 1 triệu người bước vào tuổi lao động, năm
2015 có khoảng 64,3 triệu người trong độ tuổi lao động chiếm 62,8% tổng dân số.

Với quy mô lực lượng lao động như vậy, Việt Nam đã bước vào thời kỳ đỉnh cao
về số lượng dân số, đó là thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”. Đây là “cơ hội vàng” cho
Việt Nam phát triển, tận dụng nguồn nhân lực vô cùng quý giá để phát triển kinh


tế, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, theo kịp
sự phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới.
-Với nguồn nhân lực dồi dào việc thu hút đầu tư nước ngoài vào nước ta sẽ
thuận lợi hơn rất nhiều, nhiều dự án đầu tư cần nguồn nhân lực lớn đã được triển
khai ở nước ta như: may mặc, da giày, chế biến thủy hải sản, cơ khí, điện tử, điện
lạnh… giải quyết công ăn việc làm cho một lực lượng lớn lao động xã hội. Bên
cạnh đó chúng ta cũng thực hiện việc xuất khẩu lao động sang các thị trường
truyền thống như Ma-lai-xi-a, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước Trung
Đông và Bắc Phi; đồng thời cũng mở rộng thị trường ra các nước có nhiều tiềm
năng như các nước châu Âu, châu Úc, Bắc Mỹ… hằng năm thu về hàng triệu đô la
từ xuất khẩu lao động. Việc xuất khẩu lao động còn là cơ hội tốt để xây dựng
thương hiệu nguồn nhân lực của Việt Nam, tăng khả năng cạnh tranh trên thị
trường lao động. Đây là thời cơ tốt nhất cho nguồn nhân lực phát triển.
-Đặc điểm nổi bật của lực lượng lao động Việt Nam hiện nay đa số là lao động
trẻ. Lao động trẻ sẽ có sức bật nhanh, thuận lợi cho việc đào tạo phát triển, nâng
cao trình độ, tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới.
- Nước ta đang ngày càng hội nhập và mở cửa tạo nhiều thuận lợi cho nguồn
lao động trẻ của nước ta phát huy hết tiềm năng và sức mạnh của bản thân khẳng
định được ưu thế và sức cạnh tranh của mình trên khu vực và trường quốc tế.
+ Hội nhập quốc tế: thực hiện công nhận lẫn nhau chương trình đào tạo giữa cơ
sở giáo dục với đào tạo của người Việt Nam và của thế giới, có sự thoả thuận việc
công nhận văn bằng- chứng chỉ đào tạo giữa Việt Nam và các nước.
+ Nhiều chính sách đầu tư về phát triển nguồn nhân lực: Nhiều chính sách hỗ
trợ từ ngân sách nhà nước, đầu tư nước ngoài như nguồn vốn ODA, vốn FDI,...
+ Tiếp cận kho học kỹ thuật từ các nước trong khu vực và thế giới:

+ Xu hướng phát triển ngành, lĩnh vực như: công nghệ thông tin, công nghiệp
năng lượng, xuất khẩu lao động -> trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề cao
+ Nhiều vấn đề mang tính toàn cầu và khu vực như bảo vệ môi trường, biến đổi
khí hậu, an ninh lương thực,..cần được giải quyết


Chất lượng lao động nước ta đang từng bước được nâng lên tỉ lệ lao động qua đào
tạo cũng như có chuyên môn kĩ thuật tăng từ 30-40% 10 năm trở lại đây. Trong
năm 2016 và các năm tiếp theo việt nam sẽ hội nhập sâu hơn với thế giới. sự ra
đời của ACE vào cuối năm 2015 dự kiến tạo ra tăng trưởng việc làm trên 10.5%
vào năm 2025. Trong bối cảnh một thị trường chung người lao động việt nam
không những có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong nước mà còn mở rộng ra các thị
trường trong khu vực. người lao động có cơ hội tương tác và nâng cao trình độ
kinh nghiệm, kĩ năng chuyên ngành ở các nước tiên tiến trong khu vực.
III. CƠ HỘI CỦA NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM
1. Hệ thống các chính sách mở cửa của nhà nước
a.CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
-Về những giải pháp phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020 đã được thể hiện
trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và được thông qua tại Đại
hội XI của Đảng (tháng 1-2011). Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ
2011-2020 đã được Chính phủ thông qua trong Quyết định số 579/QĐ-TTg, ngày
19-4-2011.

Ví dụ:
HÀN QUỐC
Ngày 17-5, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Lao động Việc làm Hàn
Quốc đã ký biên bản khôi phục chính sách tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm
việc tại Hàn Quốc (MOU). Ngày 15/5, Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) dẫn thông
báo từ chính phủ cho hay nước này sẽ tái mở cửa thị trường lao động cho Việt
Nam bắt đầu từ năm 2017. Trước đó từ năm 2012, Seoul đã ngừng cấp phép cho

công dân Việt Nam làm việc vì các vấn đề thị thực và cư trú trái phép.
Cụ thể: “Một biên bản ghi nhớ về việc khôi phục lao động nhập cư Việt Nam đã
được ký kết vào ngày: 17.05.2016 vừa qua, tại cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Lao
động Lee Ki-kweon và người đồng cấp phía Việt Nam, ông Đào Ngọc Dung tại Hà
Nội”, Bộ Lao động Hàn Quốc cho biết.


Đây là kết quả từ nỗ lực kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm đối với xuất khẩu lao động từ Việt
Nam của các doanh nghiệp địa phương. Họ cho rằng người lao động Việt Nam có
khả năng thích ứng nhanh với điều kiện làm việc và lĩnh hội các kỹ năng chuyên
môn rất nhanh nên có giá trị lao động cao.
-Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
+Tạo cơ chế phù hợp để thu hút các nguồn vốn nước ngoài cho phát triển
nhân lực Việt Nam; sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của nước ngoài hỗ trợ
phát triển nhân lực (ODA); thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) của nước ngoài
cho phát triển nhân lực (đầu tư trực tiếp xây dựng các cơ sở giáo dục, đào
tạo, bệnh viện, trung tâm thể thao..).
- chương trình đào tạo bằng ngân sách nhà nước ( gọi tắt chương trình 322)
Và đánh giá sau hơn 10 năm thực hiện, ông Phạm Sỹ Tiến, người đầu tiên
nhận trọng trách điều hành đề án 322, nhận định: “Nhờ có đề án mà đã có
gần 4.600 người được đi học nước ngoài, trên 3.000 lưu học sinh đã được
đào tạo và trở về. Nhiều người trong số này đã giảng dạy và nghiên cứu
khoa học tốt”.
+1.100 suất học bổng tiến sĩ theo đề án 911
b. CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐÂU TƯ
Việc trở thành thành viên chính thức của WTO cũng như việc tham gia ký kết 7
Hiệp định thương mại tự do trong khu vực ASEAN (ATIGA; ASEAN - Trung
quốc; ASEAN - Hàn Quốc; ASEAN- Ấn Độ; ASEAN - ÚC - Niu Dilan; ASEAN Nhật Bản và Việt Nam - Nhật Bản) đã tạo ra nhiều cơ hội cho nguồn nhân lực của
các DN trong nước và DN có vốn ĐTNN mở rộng thị phần ra bên ngoài, tham ra
sâu hơn vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

1
-

Việt Nam gia nhập ASEAN
Bên cạnh dòng hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư, vốn, nguồn lao động di
chuyển tự do giữa các nước ASEAN là nguồn lao động có kỹ năng. Một thị
trường lao động nói chung và một phân khúc thị trường lao động có trình độ
cao, lao động có kỹ năng sẽ nhanh chóng được hình thành trong AEC. Việt
Nam là một thành viên của ASEAN cho nên việc lao động di chuyển giữa
các nước thành viên trong đó có Việt Nam là tất yếu và cũng là cơ hội để
quá trình hội nhập và cạnh tranh trên phân khúc thị trường lao động có kỹ


2

năng. Cạnh tranh trên thị trường lao động sẽ trở nên gay gắt và sự tham gia
của lao động nước ngoài trên thị trường lao động Việt Nam cũng tất yếu.
Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO

-

Toàn cầu hóa và gia nhập WTO tạo ra cơ hội cho sự phát triển khả năng của
người lao động và cơ hội cho nước ta sử dụng tốt hơn tiềm năng nhân lực
của mình phục vụ phát triển kinh tế. Nhờ đó, thu nhập của người lao động
cũng sẽ dần dần tương đương nhau giữa các nước công nghiệp và các nước
đang phát triển. Như vậy, nước ta sẽ được hưởng lợi nhiều hơn. Kết quả là
tăng tổng việc làm, đặc biệt là việc làm cho lao động không chuyên môn kỹ
thuật, việc làm trong các ngành sử dụng nhiều lao động.

-


Sự tham gia của nguồn nhân lực nước ta vào phân công lao động quốc tế
ngày càng lớn. Phân công lao động có qui mô toàn cầu, trong đó có nhiều
chủ thể, với kinh nghiệm, tiềm lực mạnh. Chất lượng và hiệu quả sẽ là
những vũ khí cạnh tranh chủ yếu trong thời đại mới.

-

Nhờ sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ, chu trình sản xuất và sản phẩm
liên tục được rút ngắn và biến đổi không ngừng. Trong bối cảnh này, những
yêu cầu quan trọng nhất của nguồn nhân lực ta không còn là tính cần cù,
trung thành, có trách nhiệm, mà chính là tính sáng tạo, khả năng xử lý vấn
đề, khả năng phân tích, làm việc theo nhóm.... Người lao động hiện đại với
phạm vi kỹ năng rộng, có kiến thức đa dạng sẽ có việc làm tốt hơn và dễ
dàng chuyển từ nghề này sang nghề khác. Việc học tập suốt đời gắn với khái
niệm năng suất lao động cao trong thời kỳ dài và sự di chuyển linh hoạt của
lao động trong thị trường lao động.

-

Bên cạnh đó, sự tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế sẽ làm
gia tăng nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực trong nước cũng như xu thế chuẩn
hoá, quốc tế hoá các tiêu chuẩn lao động và điều kiện làm việc. Điều này
dẫn đến sự hội nhập về quá trình hình thành nguồn nhân lực, hội nhập về
tiền lương, tiền công, hội nhập về điều kiện lao động và các thể chế lao động
của Việt Nam với thế giới và khu vực.


3
-


Việt Nam trở thành thành viên của diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái
Bình Dương (APEC)
APEC đã chú trọng phát huy hiệu quả nguồn nhân lực dồi dào với trình độ
kỹ năng ngày càng cao đi đôi với phát triển khung khổ thể chế phù hợp. Các
chương trình, dự án và các sáng kiến hợp tác của APEC đã góp phần tạo
thêm nhiều việc làm, nhất là cho thanh niên, đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung
ứng quốc tế, tăng cường lợi thế cạnh tranh của các nền kinh tế APEC.
- Các thành viên APEC sẽ thúc đẩy việc làm chất lượng và tăng cường kết
nối con người thông qua phát triển nguồn nhân lực.
4. Các chính sách xuất khẩu lao động

-

-

-

-

Xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp góp phần làm cho hàng vạn người
có việc làm với thu nhập cao; giảm được khoản đầu tư khá lớn cho đào tạo
nghề và giải quyết việc làm trong nước, người lao động được nâng cao tay
nghề, tiếp thu được công nghệ sản xuất mới và phương pháp quản lý tiên
tiến, được rèn luyện tác phong và kỷ luật lao động công nghiệp.
Thị trường xuất khẩu lao động của nước ta từng bước ổn định và mở rộng,
số thị trường nhận lao động Việt Nam ngày càng tăng lên. Việc chỉ đạo khai
thác, củng cố và mở rộng thị trường đã được định hướng: tập trung khai
thác, củng cố các thị trường trọng điểm, từng bước tiếp cận, thí điểm để mở
rộng sang các khu vực.

Các hợp đồng ký kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước
ngoài đều phù hợp với luật pháp nước ta và luật pháp nước sử dụng lao
động, phù hợp với mặt bằng thị trường và bảo đảm bảo được quyền lợi của
Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.
Ngoài ra, thông qua lao động ở nước ngoài, người lao động đã nâng cao
trình độ chuyên môn kỹ thuật,ngoại ngữ, tiếp thu được những công nghệ và
tác phong sản xuất công nghiệp tiên tiến, do đó từng bước đáp ứng các yêu
cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khi họ trở về.

2. Toàn cầu hóa của thế giới, sự phát triển của khoa học công nghệ tạo cơ hội
nguồn nhân lực hiện nay.
2.1. Cơ hội mở ra cho nguồn nhân lực trong quá trình toàn cầu hóa:


Trong qua trình toàn cầu hóa,nền kinh tế tri thức ngày càng phát triển,yếu tố con
người được phát triển hơn bao giờ hết,có thể nói toàn cầu hóa đang tạo ra động lực
điều kiện để phát triển nguồn nhân lực.Đào tạo và nâng cao tay nghề chuyên môn
kĩ thuật.
- Toàn cầu hóa kích thích sự phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi nguồn nhân
lực phải không ngừng nỗ lực hoàn thiện bản thân,trình độ chuyên môn để theo kịp
với tiến bộ của khoa học kĩ thuật.Toàn cầu hóa cũng tạo điều kiện cho nguồn nhân
lực tiếp cận được những nguồn tri thức mới,những tiến bộ mới,những thông tin
mới để nâng cao dân trí.Đây là điều kiện và động lực quan trọng đối với việc nâng
cao nguồn nhân lực.
- Đối với nguồn nhân lực đang làm việc trong những doanh nghiệp có trình độ
quản lí tiên tiến,sử dụng công nghệ hiện đại trong và ngoài nước,thì họ có cơ hội
học tập và tiếp thu về tay nghề,năng lực quản lý và phong cách làm việc.
- Toàn cầu hóa thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất,phân công theo ngành nghề lãnh
thổ...nhờ đó lao động tri thức ngày một tăng,người lao đông ngày một nâng cao
chuyên môn của mình.

-Trong quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra sự gắn kết giữa các quốc gia,Việt Nam thu
hút nhiều nguồn vốn đầu tư của các nước khác,từ đó mở ra nhiều cơ hội việc làm
và thu nhập cho nguồn nhân lực.
-Xã hội khoa học công nghệ phát triển ,trí tuệ và chất xám ngày càng trở nên quan
trọng và có môi trường phát triển.Nguồn nhân lực có nhiều cơ hội để phát triển
thực hiện những ý tưởng sáng tạo của mình.Tìm kiếm cơ hội phát triển của mình
trong và ngoài nước.
-Toàn cầu hóa là quá trình hội nhập có nhiều tác động tích cực đến nguồn nhân
lực.Làm thay đổi nhận thức,phát huy khả năng sáng tạo,cũng như mở rộng các cơ
hội,lựa chọn cho nguồn nhân lực.
-Toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ đến cơ hội việc làm cho nguồn nhân lực,mở rộng
thêm thị trường về thương mại,dịch vụ,công nghiệp...nên nguồn nhân lực có nhiều
lựa chọn việc làm hơn,mở rộng thị trường xuất khẩu lao động.


-Toàn cầu hóa và những đòi hỏi khắt khe của thị trường lao động đã tác động mạnh
mẽ đến trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực đòi hỏi mọi người lao động phải
hoàn thiện trình độ chuyên môn.tri thức của bản thân.

2.2. Sự phát triển khoa học công nghệ là cơ hội phát triển cho nguồn nhân lực
Việt Nam
Đảng và Nhà nước luôn coi trọng sự nghiệp phát triển KH&CN, Đại hội IX của
Đảng tiếp tục khẳng định phát triển KH&CN cùng với phát triển giáo dục và đào
tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực cho CNH, HĐH đất nước.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, với đường lối đa phương hoá, đa dạng hoá
quan hệ quốc tế, nước ta có cơ hội thuận lợi để tiếp thu tri thức khoa học, công
nghệ, các nguồn lực và kinh nghiệm tổ chức quản lý tiên tiến của nước ngoài để
nhanh chóng tăng cường năng lực KH&CN quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội.
Tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại, nước ta có thể

đi thẳng vào những công nghệ hiện đại để rút ngắn quá trình CNH, HĐH và
khoảng cách phát triển kinh tế so với các nước đi trước. Với tiềm năng trí tuệ dồi
dào, nếu có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực đúng đắn, nước ta có thể sớm
đi vào một số lĩnh vực của kinh tế tri thức.
Trong thời kỳ phát triển như hiện nay thì khoa học và công nghệ chiếm vị trí quan
trọng trong guồng máy vận hành của nhiều lĩnh vực: kinh tế, tài chính, thống kê,
khí tượng thủy văn, dịch vụ… Điều này dự báo nguồn nhân lực chuyên sâu về
nhóm ngành này sẽ thu hút nhiều sự đầu tư của các đơn vị giáo dục, đào tạo và
tuyển dụng. Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, đến cuối năm 2010,
Việt Nam có trên 1.000 tổ chức khoa học công nghệ. Số người làm nghiên cứu trên


60.000 người ở các lĩnh vực. So với năm 1996, số tổ chức khoa học công nghệ đã
tăng ba lần, nhân lực trong lĩnh vực này cũng tăng gấp ba.
Khoa học kỹ thuật chính là cơ sở hạ tầng để phát triển các ngành nghề liên quan
nhằm ứng dụng các công nghệ mới, giảm thiểu sức người, thay vào đó là hoạt động
của trang thiết bị máy móc. Đó chính là lý do mà nhóm ngành này được xếp vào
lĩnh vực khoa học cơ bản, giữ vị trí điều tiết nền kinh tế và dịch vụ, phục vụ đắc
lực cho nhu cầu ngày càng cao của con người. Do vậy, cơ hội nghề nghiệp của các
ngành nghề liên quan đến công nghệ thông tin ngày càng được nhiều nhà tuyển
dụng săn đón.
Theo thống kê của trang www.forbes.com, lĩnh vực này chiếm vị trí thượng phong
trong bảng xếp hạng 10 nghề hàng đầu của thế giới năm 2013. Dẫn đầu là nghề
Phát triển phần mềm (Software Developers), chiếm vị trí thứ 4 là Phân tích hệ
thống máy tính (Computer Systems Analysts), chiếm vị trí thứ 6 là Quản trị hệ
thống máy tính và mạng (Network and Computer Systems Administrators). Nhằm
bắt kịp xu hướng chung của quốc tế, Việt Nam đặt ra mục tiêu đạt được khoảng
một triệu nhân lực chuyên sâu về công nghệ thông tin vào năm 2020. Đấy cũng
chính là bức tranh nghề nghiệp hấp dẫn dành cho các bạn trẻ đam mê tìm tòi những
ứng dụng khoa học kỹ thuật vào mọi mặt của đời sống để đạt được những mục tiêu

trong cuộc đua cạnh tranh chất xám giữa các nhóm ngành nghề phong phú hiện
nay.
Đấy chính là lý do mà hầu hết những trường ĐH lớn trên thế giới cũng như tại Việt
Nam đều ưu tiên đầu tư và phát triển đào tạo nhóm ngành khoa học cơ bản, không
ngừng phát minh và ứng dụng những công nghệ mới vào thực tiễn. Tính tại
TPHCM, hàng loạt trường ĐH, CĐ, Học viện lớn đều tuyển sinh nhóm ngành này,
có thể kể ra những đơn vị hàng đầu được nhiều bạn trẻ quan tâm tìm kiếm thông


tin như: ĐH Bách Khoa, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc tế, ĐH Công nghệ
thông tin, ĐH Sài Gòn, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH
Hoa Sen…
3.Động lực mới, thể chế mới, kinh tế mới cũng là cơ hội cho nguồn nhân lực
Việt Nam
*Động lực mới:
- Việt Nam có số người trong độ tuổi lao động chiếm gần 70% dân số, đây là lợi
thế về nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ,nhằm thu hút được các luồng gió mới là các
doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, hay các doanh nghiệp trẻ trong
nước đứng lên mở rộng đầu tư.
- Nguồn nhân lực dồi dào, có năng lực trình độ cao, là điều kiện tốt để các lao động
trẻ tự đứng lên startup (khởi nghiệp kinh doanh), tạo dựng cơ hội mới, khẳng định
năng lực bản thân, góp phần phát triển kinh tế tạo ra giá trị cho xã hội.
- Lao động nước ta chủ yếu là nguồn lao động trẻ => sẽ có sức bật nhanh, thuận
lợi cho việc đào tạo phát triển, từ đó dễ tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ
thuật tiên tiến của thế giới.
- Khi ra nhập các cộng đồng, tổ chức lớn như: ASEAN, WTO, TPP thì cơ hội để
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng tăng lên, nhiều doanh nghiệp đầu tư vào
nước ta là cơ hội rất lớn để giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động trẻ hiện
nay; thêm vào đó, là tăng khả năng xuất khẩu lao động sang một số nước như
Malaixia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Thái Lan, Đài Loan....giải quyết nhu cầu lao

động cho cho nhiều người trẻ, đặc biệt là lao động ở các vùng quê.
VD: Ở Nghệ An, riêng năm 2015 có 12.800 người trên tổng số 100.000 người
trong cả nước đi XKLĐ. Nhiều làng quê trước đây nghèo xơ xác, giờ trở thành
những khu phố sầm uất trong lòng nông thôn.
-Nhà nước đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn nước ngoài cho phát triển nguồn nhân
lực, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của nước ngoài hỗ trợ phát triển nhân lực
(ODA); thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) của nước ngoài cho phát triển nhân lực (đầu
tư trực tiếp xây dựng các cơ sở giáo dục, đào tạo, bệnh viện, trung tâm ...nhằm phát


triển nhân lực toàn diện, nâng cao khả năng cạnh tranh nguồn nhân lực đối với các
nước tỏng khu vực).
- Ngoài ra, những yếu tố như yếu tố vật chất, tinh thần, điều kiện làm việc, sự
thăng tiến hay việc thay đổi vị trí làm việc hợp lý cũng là điều kiện nhằm nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng với yêu cầu đặt ra trong quá trình hội nhập
hiện nay, qua đó còn có thể xắp xếp được những công việc phù hợp với trình độ
lao động của mỗi người, tận dụng tối đa hiệu quả làm việc của nguồn nhân lực.
*Thể chế mới:
- Tại đại hội Đảng lần thứ X có nêu:
- Trong 5 năm tới, phải tập trung chỉ đạo xây dựng và triển khai chương trình
đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá,
xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản
lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt.
Đặc biệt coi trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ tái cấu
trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Lấy nâng cao chất lượng
giáo dục, đào tạo làm trục xoay chính, kết hợp với mở rộng quy mô hợp lý.
Quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành,
khả năng lập nghiệp.
-Hệ thống chính sách, pháp luật lao động của Việt Nam hiện nay đang được hoàn
thiện rất nhiều , góp phần quan trọng trong việc sử dụng nguồn nhân lực có hiệu

quả để phát triển và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
tận dụng tốt hơn cơ hội của thời kỳ dân số vàng cho sự nghiệp phát triển đất nước
+ Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động đã được sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp với chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với Hiến pháp năm 2013; phù hợp với các tiêu
chuẩn của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho người lao động.


Quốc hội còn ban hành Luật Việc làm năm 2013, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm
2014, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015,
… Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền của người lao động;có các chế độ, tạo điều
kiện thuận lợi cho nguồn nhân lực xuất khẩu lao động, Ngoài ra, Quốc hội cũng
đang nghiên cứu xây dựng Luật Tiền lương tối thiểu, Luật Quan hệ lao động. Theo
đó, Chính phủ và các bộ, ngành cũng ban hành các văn bản quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành các luật.
+ Các tiêu chuẩn về tuổi làm việc, giờ làm thêm, tiền lương tối thiểu được quan
tâm và quy định cụ thể. Hoạt động của Ủy ban Quan hệ lao động, Hội đồng Tiền
lương quốc gia bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Việc cải thiện điều
kiện lao động; bảo đảm môi trường làm việc an toàn được nhiều doanh nghiệp
quan tâm thực hiện. Các chính sách an sinh xã hội mà trong đó trọng tâm là các
chính sách bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự
nguyện, bảo hiểm hưu trí bổ sung, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đều được
quy định khá chi tiết theo hướng mở rộng đối tượng tham gia, bảo đảm tính bền
vững của chính sách, từng bước thực hiện nguyên tắc đóng - hưởng, cải cách, đổi
mới, đơn giản hóa thủ tục hành chính.-> Tạo hành lang, khuôn khổ pháp lý bảo bệ
người lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời tăng cường thu hút
các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nhờ hệ thống
pháp luật được chặt chẽ- đơn giản hóa, nguồn nhân lực dồi dào, giá dẻ.
+ Công tác quản lý nhà nước về chế độ, chính sách cho người lao động được tăng

cường nhất là công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, kiểm tra,
thanh tra giám sát việc thực hiện, qua đó nguồn nhân lực được nâng lên. Nhiều
doanh nghiệp coi người lao động là nguồn lực quý giá nên đã xây dựng hệ thống
chính sách riêng áp dụng trong doanh nghiệp: tôn trọng quá trình trao đổi, thương
lượng, thực hiện, quy chế dân chủ tại nơi làm việc tạo môi trường, văn hóa của
doanh nghiệp hướng tới người lao động.
- Chiến lược 2011 - 2020 xác định: Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn
nhân lực chất lượng cao...; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát
triển và ứng dụng khoa học, công nghệ là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết
định để cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh
tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.
*Kinh tế mới:


- Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, xu thế hội nhập và phát triển ngày càng được
mở rộng, Việt Nam cũng đang dần vươn mình ra để hội nhập với xu thế phát triển
chung của thế giới; đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa nền kinh tế, tận dụng
nguồn nhân lực dồi dào để đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế.
- Khi gia nhập các tổ chức lớn như TPP, WTO, ASEAN, AEC.... thì cơ hội để cho
nguồn nhân lực Việt Nam phát triển là rất lớn.
+ Thị trường kinh tế lớn mở ra, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động trẻ,
việc tìm kiếm cơ hội làm việc phù hợp với trình độ chuyên môn cũng dễ dàng hơn.
+ Các thủ tục giấy tờ trong đăng ký giấy phép kinh doanh cũng được rút ngắn đi, là
lợi thế để các doanh nghiệp trong và ngoài nước mở rộng đầu tư, kinh doanh, tạo
luồng gió mới cho phát triển kinh tế với đội ngũ nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân
công rẻ.
+Hiện nay rất nhiều các doanh nghiệp trẻ được thành lập, các doanh nghiệp nước
ngoài đầu tư vào nước ta, cơ hội việc làm cho lao động trí óc và lao động chân tay
là rất nhiều. Nền kinh tế ngày càng hội nhập với kinh tế thế giới, tạo điệu kiện giao
lưu, học hỏi kinh nghiệm từ những nền kinh tế phát triển ->>Từ đó nâng cao hiểu

biết, trình độ làm việc, kinh nghiệm của nguồn nhân lực nước ta.
+ Tại các vùng núi, nông thôn, nhà nước có chính sách xây dựng kinh tế mới, tận
dụng điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực của vùng xây dựng và phát triển các mô
hình kinh tế mới,
Ví dụ như: dự án sản xuất chuỗi su su an toàn theo tiêu chuẩn Viet GAP tại Tam
Đảo triển khai năm 2012 đã đạt được những thành công nhất định: giúp tăng
trưởng kinh tế vùng, tạo công ăn việc làm cho chính những người dân tại địa
phương,giới thiệu, quảng bá phát triển du lịch vùng, tăng nguồn thu cho vùng từ dự
án phát triển mô hình và du lịch, qua đó cũng tạo việc làm cho bộ phận sản xuất,
kinh doanh và sơ chế su su xuất khẩu
4.Nhu cầu nguồn nhân lực trong và ngoài nước rất lớn


a.Nhu cầu nguồn nhân lực trong nước
Hiện nay nước ta có nhu cầu nguồn nhân lực ngày càng cao trong các lĩnh vực:
Nhóm ngành điện tử -công nghệ thông tin
Theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường TP Hồ Chí
Minh, nhu cầu nhân sự nhóm ngành nghề này trong giai đoạn 2013 - 2015, xu
hướng đến 2020 - 2025 là 16.200 người/năm, tập trung vào các vị trí lập trình viên,
kỹ sư mạng, kỹ sư phần cứng, thiết kế lập trình web, lập trình điện thoại di động,
game, an ninh mạng.
Nghề công tác xã hội
Theo Đề án 32, từ năm 2010 - 2020, mỗi năm nước ta cần phải đào tạo và đào tạo
lại 3.500 cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội trình độ sơ
cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học
Nghề luật sư và ngành tư pháp
Đến năm 2020, ngành tư pháp cần bổ sung thêm khoảng 18 nghìn luật sư và
khoảng 2.000 công chứng viên, đào tạo cán bộ pháp luật cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ (mỗi doanh nghiệp cần từ 1 - 2 cán bộ pháp luật).
Các cơ quan tư pháp địa phương đến năm 2020 cần khoảng 17.000 người, trong

đó, nhu cầu của các Sở Tư pháp khoảng 1.500 người; các Phòng Tư pháp cấp
huyện khoảng trên 3.000 người và công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã khoảng hơn
12.000 người.
Ngành Du lịch
Nhu cầu nhân lực: Năm 2015 khoảng 620 nghìn người, năm 2020 là 870 nghìn
người, tỷ lệ nhân lực qua đào tạo ở hai thời điểm trên khoảng 58,0% tổng số nhân
lực của ngành.


Theo dự đoán của Tổng cục Du lịch, tính đến năm 2015, cần tới 500.000 lao động
cho ngành du lịch. Tuy nhiên, số lượng này vẫn chưa đáp ứng được tiềm năng du
lịch của Việt Nam và còn thấp so với nhu cầu thực tế.
Ngành tài nguyên- môi trường : Dưới đây là những con số về nguồn nhân lực
cần được đáp ứng trong giai đoạn 2011 – 2020 ở Việt Nam liên quan đến lĩnh vực
tài nguyên môi.

Thời kỳ 2011 - 2015, đào tạo mới và đào tạo nâng cao từ 6.000 - 8.000 cán bộ trình
độ đại học, đào tạo mới từ 800 - 1.000 cán bộ trình độ thạc sỹ và từ 150 - 200 cán
bộ trình độ tiến sỹ.
Lĩnh vực năng lượng hạt nhân
Tập trung ưu tiên phát triển đội ngũ nhân lực năng lượng hạt nhân đáp ứng nhu cầu
xây dựng và phát triển ngành năng lượng hạt nhân an toàn và hiệu quả.
Đến năm 2015, tăng tổng số nhân lực ngành năng lượng hạt nhân khoảng 1.800
người và năm 2020 lên khoảng 3.700 người với 100% tốt nghiệp đại học và trên
đại học, trong đó có 700 người có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ.
=>Như vậy nước ta hiện nay đang cần nguồn nhân lực rất lớn trong các lĩnh vực :
khoa học công nghệ điện tử công nghệ thông tin, tài chính, lĩnh vực tài nguyên môi
trường ,luật sư tư pháp … những đòi hỏi trên tạo cơ hội rất lớn cho nguồn nhân lực
Việt Nam trong việc tìm kiếm việc làm , nâng cao thu nhập góp phần xây dựng đất
nước. Nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay có cơ hội rất lớn trong môi trường kinh

tế mở ,sự phát triển nhanh của nền kinh tế khoa học kỹ thuật, công nghệ cao.
Nhu cầu nguồn nhân lực Việt Nam ở nước ngoài
Hiện nay các nước trên thế giới như Nhật Bản , Trung Quốc , Đài Loan… có nhu
cầu nguồn nhân lực rất lớn.


Theo thống kê trong năm 2015 có 115.980 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài , tăng 8,55% so với năm 2014 và vượt 28,865% so với kế hoạch năm đặt ra.
Tại Nhật Bản
Trong năm 2015, nhu cầu tuyển dụng chính của thị trường Nhật Bản là thực
tập sinh theo hợp đồng 3 năm tại các ngành nghề xây dựng, cơ khí, chế biến, nông
nghiệp.
Lao động đưa đi tại thị trường Nhật Bản: 27.010 người tăng 36,65% so với
số lao động đưa đi năm 2014, bình quân mỗi tháng đi được 2.250 người. Trong
tháng 12 con số này là 2.494người. Đây là con số cung ứng lao động sang TTS tại
Nhật cao nhất so với các năm qua .
Theo đó, Cục quản lý lao động ngoài nước cho biết, năm 2015 thị trường
Nhật Bản cần khoảng 20.000 lao động Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng để chuẩn
bị cho các công trình thể thao phục vụ Olympic 2020 trong giai đoạn 2015 – 2020.
Và hơn 150.000 hộ lý – điều dưỡng. Đây là những cơ hội việc làm tuyệt vời cho
lao động Việt Nam
Tại khu vực Đông Bắc Á
Số lao động đi làm việc tại khu vực Đông Bắc Á là 100.643 người, chiếm
tỷ trọng 86,77% tổng số đưa đi, tăng 9,82% số lượng lao động đưa đi so với cùng
kỳ năm trước. Trong đó, số lao động đi làm việc tại Đài Loan là 67.121 người,
chiếm 66,70% số lao động đưa đi trong khu vực này và 57,87% so với tổng số lao
động đưa đi trong năm 2015. Bình quân thị trường này mỗi tháng tiếp nhận 5.593
người. Riêng tháng 12 Đài Loan tiếp nhận 2716 người giảm 48.83% so với tháng
11.



Lao động đi làm việc tại Hàn Quốc là 6.019 người, bình quân mỗi tháng
Hàn Quốc tiếp nhận 501 người. Quy mô tiếp nhận lao động VN giảm 16,88% so
với năm 2014.
Lao động đi làm việc tại MaCao là 493 người, giảm 80,40% so với năm
2014.
Tại thị trường khu vực Đông Nam Á
Có 7.389 lao động Việt Nam đi làm việc tại thị trường này, chiếm 6,37%
tống số lao động đưa đi, tăng 34,81% so với số lao động đưa đi trong năm 2014.
Trong đó chỉ có hai thị trường tiếp nhân lao động đó là: Malaysia có quy mô tiếp
nhận lớn nhất là 7.354 người, chiếm 99,52% số lao động đưa đi trong khu vực này.
Bình quân mỗi tháng thị trường này tiếp nhận 612 lao động.
Và thị trường Singapo đã tiếp nhận 31 lao động, đây là thị trường đòi hỏi
người lao động không chỉ có tay nghề cao mà cả có trình độ tốt về ngoại ngữ.
5.Sự thay đổi về Văn hóa- Xã hội đã tạo cơ hội cho nguồn nhân lực Việt Nam
phát triển
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay là một quá trình lâu dài, nhiều khó
khăn thử thách. Trong quá trình này, có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng, tác động
cả tích cực và tiêu cực đến phát triển nguồn nội lực của đất nước. Tuy nhiên, trong
bối cảnh đất nước, khu vực và quốc tế hiện nay, chúng ta thấy sự thay đổi của văn
hóa – xã hội đã tạo nhiều cơ hội cho nguồn nhân lực Việt Nam phát triển trong thời
kỳ hội nhập.
Một là, thay đổi về văn hóa.
Sau gần 30 năm tiến hành công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước, văn hóa Việt
Nam đang bước vào giai đoạn mới trong bối cảnh trong nước cũng như thế giới
đang có nhiều thay đổi.Sự phát triển mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa và của
cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ trên lĩnh vực tư tưởng, đạo đức
và lối sống của một bộ phận nhân dân, nhất là lớp trẻ. Sự bùng nổ về thông tin,
truyền thông đi liền với quá trình mở cửa, đẩy mạnh giao lưu và hợp tác quốc tế về

văn hóa, du nhập các văn hóa phẩm vào nước ta ngày càng gia tăng.


Ngày nay, trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày
càng có nhiều sản phẩm và dịch vụ văn hóa được đưa vào lưu thông trên thị
trường. Cơ cấu ngành của lĩnh vực văn hóa ngày một phức tạp hơn. Văn hóa ngày
nay không còn là một “thứ trang sức” tốn kém, mà đã trở thành một ngành kinh tế
công nghiệp đặc biệt, có khả năng tự trang trải và tạo ra lợi nhuận. Hội nhập, nền
văn hóa đã thúc đẩy sự phát triển của rất nhiều loại hình văn hóa hiện đại từ đó
hình thành, đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực hoạt động trong các lĩnh vực giải
trí như phim ảnh, ca nhạc, thời trang,…các lĩnh vực này chiếm một số lượng không
nhỏ nguồn nhân lực Việt Nam hiện đại.Ngoài ra còn có các lĩnh vực phục vụ cho
nhu cầu nghỉ dưỡng cho con người trong nền kinh tế canh tranh, căng thẳng như
hiện nay như là khu sinh thái nghỉ dưỡng,chăm sóc sức khỏe - sắc đẹp, các loại
hình du lich,…đã và đang phát triển mạnh mẽ.
Từ việc kiên định cải cách tuần tự, tiệm tiến và điều chỉnh linh hoạt, nước ta đã
hình thành các mô hình thể chế văn hóa mới nhằm giải phóng năng lực sáng tạo,
tăng cường khả năng cạnh tranh của công nghiệp văn hóa, từng bước nâng cao chất
lượng văn hóa, thỏa mãn các đòi hỏi ngày càng đa dạng về nhận thức, hưởng thụ
văn hóa của người dân và thúc đẩy văn hóa hội nhập sâu hơn vào quá trình toàn
cầu hóa.
Hai là,Giáo dục và đào tạo.
Trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn xem nhân tố
con người có tầm quan trọng đặc biệt quyết định sự thành công của cách mạng. Tư
tưởng xuyên suốt của Đảng là không ngừng đổi mới giáo dục - đào tạo nhằm bồi
dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.. Văn kiện Đại hội X khẳng định: “Giáo dục và đào tạo
tiếp tục phát triển và được đầu tư nhiều hơn. Cơ sở vật chất được tăng cường. Quy
mô đào tạo mở rộng,... Trình độ dân trí được nâng lên”.
Cùng với củng cố kết quả xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, việc phổ cập

giáo dục trung học cơ sở đã được triển khai tích cực, đến hết năm 2005 có 30 tỉnh
đạt tiêu chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Số học sinh trung cấp chuyên nghiệp tăng
15,1%/năm và dạy nghề dài hạn tăng 12%/năm, sinh viên đại học và cao đẳng tăng
8,4%/năm. Các trường sư phạm từ Trung ương đến địa phương tiếp tục được củng
cố và phát triển. Chất lượng dạy nghề có chuyển biến tích cực. Bước đầu đã hình
thành mạng lưới dạy nghề cho lao động nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số,
người tàn tật, gắn dạy nghề với tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo.


×