Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

bài báo cáo thực tập sư phạm trường tiểu học cây gáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.82 KB, 19 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- tự do- hạnh phúc

THU HOẠCH TÌM HIỂU TẾ GIÁO DỤC
Họ và tên sinh viên thực tập: TRẦN THỊ HẰNG
Khoa: Tiểu học mần non
Trường thực tập: Trường tiểu học Cây Gáo A.
Lớp chủ nhiệm: 3/3
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: TRƯƠNG THỊ ANH
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP SƯ PHẠM ĐỢT 1
A. BẢN THU HOẠCH CÁ NHÂN ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM

PHẦN I. LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời gian thực tập sư phạm ở trường Tiểu học Cây Gáo A nhờ có sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của
BGH nhà trường, cùng với giáo viên trong trường và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của giáo viên chủ nhiệm
Trương Thị Anh, đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho em hoàn thành tốt các nhiệm vụ thực tập của mình. Bước vào đợt
thực tập này, bắt đầu từ ngày 24/10/2016 đến ngày 19/11/2016, bản thân em đã xác định rõ mục đích của đợt thực
tập này là: …
Sau hơn 1 năm học tập tại trường Đại Học Đồng Nai, em đã học được rất nhiều điều từ trong sách vở và
những kiến thức do giáo viên truyền thụ, tuy nhiên để trở thành một giáo viên giỏi, điều quan trọng không là chỉ biết
bám vào sách vở mà phải biết thực hành áp dụng vào thực tiễn những gì mà mình đã được học, hướng phấn đấu
tương lai của em là sẽ cố gắng hết mìnhđể trở thành một giáo viên giỏi, nên em muốn được thực hành tại trường tiểu
học Cây Gáo A, thực tập tại trường sẽ giúp em học hỏi được những phương pháp giảng dạy của các thầy cô trong
trường và hơn nữa em sẽ biết được các hoạt đọng chủ nhiệm lớp, cách quản lí lớp là như thế nào, đợt thực tập này sẽ
giúp em chủ động làm quen với môi trường sinh hoạt mới và môi trường thành công của đợt thực tập. Xin chân
thành cảm ơn cô.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp 3/3 thân thiện, đáng đáng yêu đã giúp em hoàn thành đợt
thực tập này.
Xin chân thành cảm ơn!
Những công việc chính trong đợt thực tập này:
+ Làm quen với lớp 3/3 và cô giáo viên hướng dẫn.


+ Tìm hiều về thực tế giáo dục của nhà trường và địa phương.
+ Dự bốn tiết dạy mẫu.
+ Soạn 4 giáo án
+ Dạy 1 tiết để đánh giá.
+ Kèm học sinh yếu trong lớp.
+ Tham gia hoạt động chào mừng ngày 20/11
+ Hỗ trợ học sinh về 1 số hội thi trong trường.


PHẦN II: VIẾT BÀI THU HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ GIÁO DỤC.

I. Phương pháp tìm hiểu:
- Báo cáo về công tác chi Đoàn trường
+Người trình bày: Cô Lê Thị Lan
+Số tiết: 1
- Báo cáo về công tác Đội và phong trào thiếu nhi
+ Người trình bày: Cô Phạm Thị Khuyên
+ Số tiết: 1
- Báo cáo về công tác chủ nhiệm:
+ Người trình bày:
+ Số tiết: 1
- Báo cáo về kế hoạch và tổ chức mô hình giáo dục nhà trường
+Người trình bày: Cô Nguyễn Thụy Khánh Linh

1.

Nghe báo cáo về: Tình hình giáo dục địa phương và tình hình đặc điểm của trường.

2. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu: thông tư 30 kết hợp với thông tư 22 của BGD, kế hoạch công tác chủ nhiệm
lớp, sổ chủ nhiệm, kế hoạch dạy học, sổ báo giảng.


3. Thực tập chủ nhiệm lớp.
- Ttiếp sức với lớp chủ nhiệm, theo dõi và ghi kết quả thực tập, tìm hiểu lí lịch học sinh.
- Làm công tác tư tưởng, nhắc nhở học sinh đi học đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ, chấp hành
-

tốt nội quy của nhà trường
Lên kế hoạch chủ nhiệm và giảng dạy.

II. Kết quả tìm hiểu:
1. Tình hình giáo dục tại địa phương:
- Trên địa bàn thị trấn có 7 cơ sở giáo dục. Gồm có: 2 trường Mầm Non, 3 trường Tiểu Học, 2 trường THCS do
Phòng Gíao Dục quản lý. Một trường cấp 3 và 1 trung tâm Gíao Dục Thường Xuyên do Sở Gíao dục quản lý.
+ 1 trường cấp 3: THPT Trị An
+2 trường cấp 2: THCS Lê Qúy Đôn, THCS Vĩnh An.
+3 trường tiểu học: TH Cây Gáo A, TH Kim Đồng và TH Cây Gáo B
+2 trường mẫu giáo: Trường Mầm Non Phong Lan, Cây Gáo.
-Trong những năm qua, công tác quản lý giáo dục và phương pháp giảng dạy không ngừng được đổi mới, các trường
trên địa bàn đều là trường học trọng điểm và các trường đạt chuẩn quốc gia (THCS Lê Qúy Đôn, Mầm Non Phong
Lan, THPT Trị An) của thị trấn Vĩnh An ở tất cả bậc tiểu học, liên tục nhiều năm liền các trường đạt danh hiệu tiên


tiến, xuất sắc. Tiêu biểu như các trường mần non Phong Lan, Tiểu Học Cây Gáo A, THCS Lê Qúy Đôn, THCS Vĩnh
An, trong đó dưới sự quản lí của Sở và trường THPT Trị An. Trung tâm Gíao dục thường xuyên. Đặc biệt các trường
đã thực hiện tốt các cuộc vận đọng do Bộ GDĐT phát động, từ đó chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, cơ
sở trường lớp, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học được đầu tư xây dưng, mua sắm, chủ trương xã hội đã
được xã hội đồng tình hưởng ứng, góp phần không nhỏ vào việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, xây dựng mô
hình “trường học thân thiện học sinh tích cực.” Nhờ sự nổ lực không ngừng các trường trong địa bàn.
- Ngoài những vấn đề về vật chất cũng như cơ sở hạ tầng thì các đoàn thể tổ chức ở địa phương còn bồi dưỡng, đào
tạo cán bộ đoàn phổ cập giáo dục, hỗ trợ nguồn kinh phí, tạo điều kiện cho các em học tập tốt, tham gia các cuộc thi

do huyện tổ chức cho giáo viên và học sinh (thi giải toán, anh văn qua mạng internet) trong trường, tham gia công
tác giáo dục ở địa phương.
•Sự quan tâm của địa phương đối với công tác giáo dục.
-Xác định phát triển giáo dục và đào tạo là thế mạnh của địa phương, nên trong định hướng phát triển chung về KTXH-ANQP có những mục tiêu và giải pháp lớn đối với công tác giáo dục, trong đó chú trọng đến công tác xây dựng
Đảng trong trường học, huy động xã hội hóa, xây dựng xã hội học tập, khuyến khích khuyến tài và công tác xây
dựng truyền đạt tiêu chuẩn quốc gia.
2. Tình hình đặc điểm của trường:
- Trường TH Cây Gáo A luôn quan tâm, tổ chức đầy đủ các hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh. Hoạt động
dạy – học theo đúng chương trình, nội dung của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, thời khóa biểu rõ ràng, bố trí các giờ dạy
của từng giáo viên một cách hợp lý, trong các tiết học có sự xen kẽ một cách hợp lý giữa các môn học. Học sinh có
tâm trạng thoải mái, không bị căng thẳng trong các tiết học. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi luôn được nhà trường
quan tâm và tổ chức thường xuyên. Hằng năm trường là một trong những trường có số lượng học sinh giỏi đứng đầu
huyện.
- Các hoạt đoàn thể như: Hoạt động Đoàn, Đội, hoạt động phong trào, văn thể, hoạt động xã hội – từ thiện, trao học
bổng, … đều đã được BGH nhà trường chú trọng, quan tâm nên môi hoạt động của trường đã đạt được những kết
quả to lớn, đem lại những lợi ích thiết thực cho con em thị trấn Vĩnh An nói riêng và cho toàn xã hội nói chung.
- Về kế hoạch phát triển giáo dục và duy trì sỉ số: Nhà trường đã xây dựng kế hoạch tuyển sinh đạt chỉ tiêu đề ra
- Năm 1985-1986 thành lập trường, ban đầu là trường cấp I, II chung.
- Năm 1987, được tách ra từ trường cấp I, cấp II Cây Gáo, lấy tên là trường tiểu học Cây Gáo A (Bao gồm cả trường
Cây Gáo A và trường Kim Đồng).
-Năm 1990 trường được tách ra độc lập và mang tên Trường Tiểu học Cây Gáo A cho đến nay.
- Trường vinh dự được nhận huân chương lao động hạng III do chủ tịch nước trao tặng và trường đã tổ chức lễ huân
chương rất long trọng vào ngày 18/11/2011.
- Và đạt danh hiệu”Lá cờ đầu” của tỉnh năm 2011.
- Trường vinh dự được thủ tướng Chình Phủ trao tặng cờ thi đua của tỉnh năm.
- Phong trào giáo dục của nhà trường.
- Trường Cây Gáo A có bề dày thành tích mạnh về phong trào nhiều năm nên việc giáo dục học……
+ Tình nguyện: có 40 giáo viên phụ trách 40 chỉ đội tham gia.
- Tham gia đầy đủ tập huấn.
- Tổng phụ trách đội được tuyên dương hoàn thành xuất sắc trong công tác đội”Thắm sắc khăn hồng”.

*Đội ngũ giáo viên: Gồm có 70 cán bộ công nhân viên.


+Ban Hiệu Trưởng: 2.
+Gíao viên: 59 (gồm giáo viên chủ nhiệm, giáo viên thủ công âm nhạc, thể dục …)
+Công nhân viên: 9
+Đội ngũ giáo viên đáp ứng được nhu cầu đổi mới, có 57/59 giáo viên có trình độ từ cao đẳng trở lên, 1 thạc sĩ(cô
Phan Thị Thúy)
*Cơ sở vật chất:
-Năm nay trường đã gần hoàn tất trong việc xây dựng lại trường mới và đang dần hoàn thiện. Trường rất khang
trang và sạch đẹp. Các phòng học được trang trí với phong cách phù hợp với trẻ thơ và có một số phòng đã được lắp
các thiết bị hiện thuận lợi cho việc giảng dậy và học hành của các em. Hiện tại trường có 2 cơ sở:
+Cơ sở 1(cơ sở chính): khu phố 5-thị trấn Vĩnh An-huyện Vĩnh Cửu-tỉnh Đồng Nai gồm 44 lớp học, trong đó khối
1,2,3 học 2 buổi 1 ngày, các khối còn lại học ít nhất 5 buổi.
+Cơ sở 2: tại khu phố 7-địa chỉ Bàu Me- thị trấn Vĩnh An-huyện Vĩnh Cửu-tỉnh Đồng Nai gồm 9 lớp học 2 buổi.
- Bao gồm:
+ 37 phòng học/ 44 lớp (có 17 lớp học 2 buổi)
+ 1 phòng học Tin học
+ 1 phòng học Anh văn
+ Khu vực khác : Phòng Hiệu Trưởng, Hiệu Phó, phòng Hội Đồng, phòng nghỉ giáo viên, phòng y tế, phòng văn
thư, kế toán, phòng Đoàn – Đội, …
+ Công trình phụ : Khu vực để xe giáo viên, học sinh. Khu vệ sinh, sân chơi, bãi tập.
- Công tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm, không chỉ có sự đóng góp của PHHS mà còn có sự đóng góp của tất
cả các lực lượng xã hôi tham gia.

*Số lượng học sinh:
-Năm học 2014-2015 số lượng học sinh cuả trường là 1500 học sinh. Trong đó có 731 học sinh là nữ, gồm 40 lớp.
-Năm học 2015-2016 số lượng học sinh của trường tăng lên 43 lớp với 1600 học sinh.
*Kết quả học tập của học sinh:
-Hạnh kiểm: năm 2014-2015 học sinh thực hiện đầy đủ nhiệm vụ đạt 100%.

-Tỉ lệ học sinh hoàn thành lớp học 1489/1500(94, 3 %). Học sinh được khen thưởng các mặt: 1350/1500(88, 7 %).
Học sinh hoàn thành chương trình tiều học 250/250(100%).
-Trường đã tham gia nhiều phong trào tiêu biểu và đạt các kết quả như:
* Một số thành tích mà các em đạt được trong năm 2014 – 2015:
- Hội thi vở sạch chữ đẹp cấp Huyện đạt:
+ Giải nhất đồng đội
+ 1 tập thể lớp đạt 22 giải cá nhân
- Hội thi vở sạch chữ đẹp cấp Tỉnh:


+ Giải ba tập thể, 2 tập thể lớp
+ 3 giải cá nhân
- Thi giải toán qua Internet:
+ 14 HS đạt cấp Huyện
+ 7 HS đạt cấp Tỉnh
+ 2 huy chương bạc cấp Quốc Gia
- Thi Internet  Toán, Tiếng Anh:
+ Cấp Huyện đạt 6 HS
+ Cấp Tỉnh đạt 4 HS
+ Cấp Quốc Gia 1 HS
- Giao lưu Olympic môn Toán:
+ Cấp Huyện đạt 10 giải
+ Cấp Tỉnh đạt 2 giải
- Liên Đội đạt giải nhất hội thi “Múa hát sân trường – dân ca dân vũ”
- Đạt giải nhất hội thi vẽ tranh theo chủ đề: Bảo vệ môi trường cấp Huyện
- Giải Toán Internet cấp Huyện đạt: 14 giải
- Giải Tiếng Anh Internet cấp Huyện đạt: 12 giải
- Giao lưu Olympic Tiếng Việt đạt: 14 giải
- Tham gia hội thi “Vở sạch – Chữ đẹp” cấp Huyện đạt: 20 giải
+ 5 giải nhì

+ 9 giải ba
+ 6 giải khuyến khích
- Tham gia hội thi AEROBIC: Đạt 2 giải nhất
- Hội thi kể chuyện: Đạt giải nhì
- Hội thi cầu lông: Đạt 2 giải nhì, 1 giải 3
- Hội thi “Hoa phượng đỏ”: Đạt giải 3
- Hội thi “Sáng tạo cùng Paint”: Đạt 1 giải nhì và 1 giải ba.

-Bên cạnh những thành tích của học sinh thì các giáo viên cũng đạt được các thành tích như sau:
+Giáo viên giỏi cấp trường: 48 giáo viên.
+Giáo viên giỏi cấp huyện: 21 giáo viên.
+Giáo viên giỏi cấp tỉnh sáng kiến kinh nghiệm đề tài khoa học.


-Ngoài ra còn có các giải sau:
+Em Quỳnh Anh đạt 3 huy chương vàng hội khỏe phù đổng môn đá cầu.
+Học sinh giỏi cấp huyện là 54 em, cấp tỉnh là 19 em.
3.Cơ cấu tổ chức trường học:
*Ban giám hiệu:
-Số lượng: 2
-Gồm:
-Một hiệu trưởng: Cô Nguyễn Thụy Ánh Linh.
+Hiệu trưởng trường tiểu học có người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của
nhà trường. Hiệu trường do Trường phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đôi với trường công lập, công nhận đối với
trường tiểu học, công nhận đối với trường tiểu học tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận bổ nhiệm Hiệu
trưởng của các cấp thẩm quyền.
+Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng trường tiểu học phải đạt chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.
+Nhiệm kì của Hiệu trưởng trường tiểu học là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu trưởng được đánh giá và có thể được bổ
nhiệm lại hoặc công nhận lại. Đối với trường tiểu học công lập, Hiệu trưởng được quản lí một trường tiểu học không
quá hai nhiệm kì. Mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lí một trường tiểu học.

+Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kì công tác. Hiệu trưởng trường tiểu học được cán bộ, giáo viên trong trường và cấp
có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường, phê duyệt kết quả
đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức đánh giá kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương
trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;
-Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí, tham gia giảng dậy bình quân 2 tiết trong một
tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;
- Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường. Tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường,

quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp, tổ chức
kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên
địa bàn trường phụ trách.
-Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị-xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục;
-Thực hiện xã hội hóa giáo dục phối hợp tổ chức giáo dục, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động
giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
b. Hiệu phó:
- Chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công.
- Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng ủy quyền.
- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ quản lí; tham gia giảng dậy bình quân 4 tiết trong một
tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;
*Tổ chuyên môn:
-Tổ chuyên môn gồm 5 tổ mỗi tổ có 1 tổ trưởng và 1 tổ phó đại diện cho các khối lớp đến từ lớp 1 cho đến lớp 5.


•Khối 1: +Tổ trưởng: Hoàng Thị Trinh Thục
+Tổ phó: Hồ Thị Như Ý
•Khối 2: +Tổ trưởng: Vũ Thị Vân Anh
+Tổ phó: Nguyễn Thị Hòa
•Khối 3: +Tổ trưởng: Nguyễn Thanh Thủy
+Tổ phó: Phan Thị Thủy

•Khối 4: +Tổ trưởng: Trần Thị Ngọc Vân
+Tổ phó: Nguyễn Thị Phượng
•Khối 5: +Tổ trưởng: Nguyễn Ánh Dương
+Tổ phó: Trần Thị Tú Anh.
*Chức năng nhiệm vụ:
-Xây dựng kế hoạch của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt
động giáo dục khác.
- Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá chất lượng hiệu quả giảng dạy. Giáo dục và quản lý
sử dụng sách, thiết bị nhà trường.
- Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, chủ động lên kế hoạch và điều
hành các buổi sinh hoạt tổ khối chuyên môn
*Tổ văn phòng:
- Tổ trưởng: cô Nguyễn Thị Phương Thảo
- Gồm có: Một y tế, một văn thư, một kế toán, một thủ quỹ và một bảo vệ.
*Chức năng và nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm phục vụ cho việc thực hiện chương trình, kế
hoạch dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Giúp hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, tài sản trong nhà trường và hạch toán kế toán, thống kê
theo chế độ, quy định.
- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ
theo kế hoạch của nhà trường.
- Tham gia đánh giá, xếp loại viên chức, giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
- Lưu trữ hồ sơ nhà trường.
* Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
- Bí thư: cô Lê Thị Lan
- Phó bí thư: Cô Trần Thị Hồng
+ Đoàn có nhiệm vụ là trực tiếp quản lí, chịu trách nhiệm về đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
+ Tham gia tất cả các lớp huấn luyện công tác đoàn.



+ Thường xuyên tổ chức các kế hoạch vui chơi, giải chí cho các em thiếu nhi.
* Đảng viên: 32
* Hội đồng trường.
Gồm:
+ Ban giám hiệu nhà trường.
+ Đại diện tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam.
+ Đại diện công đoàn.
+ Đại diện đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
+ Tổng phụ trách đội.
+ Đại diện tổ chuyên môn.
+ Đại diện tổ văn phòng.
- Hội đồng trường có chủ tịch, thư kí và các thành viên khác.
- Hoạt động của hội đồng trường:
+ Hội đồng trường họp ít nhất ba lần trong một năm. Trong trường hợp cần thiết, khi Hiệu Trưởng hoặc ít nhất một
phần ba số thành viên Hội đồng trường đề nghị, Chủ tịch Hội đồng trường có quyền triệu tập phiên họp bất thường
để giải quyết những vấn đè phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường. Chủ tịch Hội
đồng trường có thể mời đại diện chính quền và đoàn thể địa phương tham dự cuộc họp của Hội đồng trường khi cần
thiết.
+ Phiên họp Hội đồng trường được công nhận là hợp lệ khi có mặt từ ba phần tư số thành viên của Hội đồng trường
trở lên (trong đó có Chủ tịch Hội đồng trường). Quyết định của Hội đồng trường được thông qua và có hiệu lực khi
được ít nhất ba phần tư số thành viên có mặt nhất trí. Quyết định của Hội đông trường được công bố công khai.
+ Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm thực hiện các quyết định hoặc kết luận của Hội đồng trường về những nội
dung được quy định tại khoản 3 của Điều này. Nếu Hiệu trưởng không nhất trí với quyết định của Hội đòng trường
thì phải kịp thời báo cáo, xin ý kiến cơ quan quản lí giáo dục cấp trên trực tiếp của truờng. Trong thời gian chờ ý
kiến của cơ quan có thrm quyền, Hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo quyết nghị của HDT đối với các vấn đề không
trái với pháp luật hiện hành và Điều lệ này.
- Nhiệm vụ của Hội đồng trường:
+ Quyết định về mục tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn và từng
năm học.
+Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và họat động của nhà trường để trình cấp có thẩm

quyền phê duyệt.
+ Giám sát các hoạt động của nhà trường; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực
hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.
* Tổ chức công đoàn:
- Chủ tịch Công Đoàn: Nguyễn Thị Siêm
- Phó chủ tịch Công Đoàn: Nguyễn Thị Hông Thúy
*Chức năng và nhiệm vụ:


- Nâng cao phẩm chất năng lực, trình độ nghề nghiệp giáo viên.
- Phổ biến thời sự trong cả nước.
- Chăm lo đời sống bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
- Thăm hỏi đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau.
- Giải quyết đợn mượn vốn quỹ “Tương trợ” và đơn vay vốn ngân hàng.
- Kết hợp với chính quyền triển khai các chế độ chính sách kịp thời.
- Kết hợp với chính quyền xét nâng lương cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
- Vận động cán bộ, giáo viên, công nhân viên tham gia các phong trào quần chúng và các cuộc vận động từ thiện
mang tính xã hội.
- Vận động các vận động viên tham gia các hoạt động phong trào thi hướng vào các ngày lễ.
- Đảm bảo tốt ngày công, đeo thẻ công chức, trang phục chỉnh tề khi công tác.
- Chăm sóc bồn hoa cây cảnh
- Vận động 100% giáo viên tham gia hội giảng cấp trường.
- Thực hiện cuộc vận động 2 không, 4 nội dung. Hoàn thành 1 ĐDDH trong học kì.
- Vận động giáo viên tăng cường biện pháp nâng cao chất lượng dạy học và kiểm tra.
- Xây dựng nâng cao lượng đội ngũ cán bộ vững mạnh.
- Sinh hoạt ban chấp hành đúng nơi quy định.
- Ban thanh tra nhân dân nên kết hợp hàng tháng, năm và thực hiện kế hoạch.
- Nhận kinh phí quyết toán tài chính.
* Hội đồng thi đua khen thưởng:
- Gồm Ban giám hiệu:

+ Hiệu trưởng: Cô Nguyễn Thụy Ánh Linh
+ Hiệu phó: Cô Nguyễn Thị Thuý
+ Các thành viên ban trung tâm
+ Chủ tịch công đoàn: Cô Nguyễn Thị Siêm
+ Tổng phụ trách: Cô Nguyễn Thị Khuyên
+ Bí thư chi đoàn: Cô Lê Thị Lan
+ Các tổ trưởng, tổ phó các khối.
- Hội đồng thi đua khen thưởng do Hiệu trưởng thành lập vào đầu mỗi năm học. Hiệu truởng là Chủ tịch hội đồng
thi đua khen thưởng. Các thành viên của hội đồng gồm: Phó Hiệu trưởng, Bí thư Chi Bộ Dảng Cộng Sản Việt Nam,
Chủ TỊCH Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Tổng phụ trách Đội, các giáo viên lớp chủ
nhiệm, tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng.
- Hội đồng thi đua khen thưởng giúp Hiệu trưởng tổ chức phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thưởng đối
với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường.


- Hội đồng thi đua và khen thưởng họp vào cuối học kì và cuối năm học.
- Hiệu trưởng có thể thành lập các hội đồng tư vấn giúp Hiệu trưởng về chuyên môn, quản lí. Nhiệm vụ, quyền
hạn, thành phần và thời gian hoạt động tư vấn do Hiệu trưởng quết định.
* Hệ thống sổ sách của nhà trường:
- Sổ đăng bộ.
- Sổ phổ cập giáo dục tiểu học: ghi nhận độ tuổi, tỉ lệ, số hpjc sinh trong độ tuổi đến trường hàng năm.
- Sổ nghị quyết: ghi biên bản nội dung cuộc họp, tổ khối, tổng phụ trách, đoàn thanh niên.
- Sổ kế hoạch công tác: ghi kế hoạch công tác hàng tuần, hàng tháng, hàng năm.
- Sổ theo dõi đánh giá, kết quả học tập: sổ điểm cập nhật theo hàng tháng, thống kê kết quả theo từng khối lớp.
- Sổ khen thưởng, kỉ luật.
- Sổ quản lí, tài sản, tài chính,
- Sổ ghi biên bản họp hội đồng.
- Sổ lưu trữ các văn bản, công văn( công văn đến, công văn đi).
* Hệ thống sổ sách của tổ chuyên môn:
- Sổ theo dõi chất lượng học sinh

-Sổ theo dõi soạn giảng của giáo viên
- Sổ theo dõi học sinh yếu
- Sổ kế hoạch chuyên môn
4. Chức năng và nhiêm vụ của giáo viên phổ thông
*Giáo viên bộ môn:
- Chấp hành sự phân công của hiệu trưởng, thực hiện đầy đủ quyền hạn, nhiệm vụ của mình theo quy định của điều
lệ trường tiểu học quy định:
+ Chịu trách nhiệm đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh đối với môn học, hoạt động
giáo dục theo quy định.
+ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên cùng lớp, cha mẹ học sinh lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch bồi
dưỡng, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện đối với môn học, hoạt động giáo dục.
+ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh, hoàn
thành hồ sơ đánh giá học sinh; nghiệm thu bàn giao chất lượng giáo dục của học sinh.
+ Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu
trước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền lợi chính đáng
của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
+ Học tập rèn luyện nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy.
*Giáo viên chủ nhiệm:
- Giáo viên phải nắm vững sỉ số lớp.
- Tìm hiểu lí lịch của học sinh.


- Tạo mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh.
- Quan tâm đến tất cả các em học sinh trong lớp.
- Đôn đốc, nhắc nhỡ học sinh tham gia phong trào do trường tổ chức.
- Tạo cho học sinh thói quen nề nếp tốt.
- Rèn chữ cho học sinh, phụ đạo cho học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Tạo mọi điều kiện để các em học tập tốt nhất và phát huy hết khả năng của mình.
Các sổ sách của giáo viên chủ nhiệm:
- Sổ chủ nhiệm:

+ Năng lực
+ Phẩm chất
+ Kiến thức, kỹ năng
- Sổ theo dõi chất lượng giáo dục: đánh giá thường xuyên theo tháng.
- Giáo án kèm theo lịch báo giảng.
- Sổ dự giờ.
- Sổ báo giảng: lên kế hoạch dạy trong tuần.
- Sổ học bồi dưỡng thường xuyên.
- Sổ học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: học phương pháp vận dụng.
- Giáo án: thiết kế câu hỏi cho học sinh thảo luận.
* Tình hình lớp chủ nhiệm.
- Đặc điểm lớp: là lớp năng động, đoàn kết, chăm chỉ.
+ Sỉ số: 38 học sinh
+ Nữ: 19 học sinh
+ Cô giáo chủ nhiệm: Cô Trương Thị Anh
+ Chủ tịch hội đồng tự quản: Huỳnh Bảo Châu
+ Phó chủ tịch hội đồng tự quản: Nguyễn Hồng Phú
+ Phó chủ tịch hồi đồng tự quản: Nguyễn Hoàng Phương Vy
+ Phó chủ tịch hồi đồng tự quản: Nguyễn Ngọc Hoàng Trình
+ Nhóm trưởng nhóm 1: Huỳnh Bảo Châu
+ Nhóm trưởng nhóm 2: Lê Tuyết Hạnh
+ Nhóm trưởng nhóm 3: Phạm Tuấn Tài
+ Nhóm trưởng nhóm 4: Nguyễn Ngọc Hoàng Trình
+ Nhóm trưởng nhóm 5: Nguyễn Văn Minh


+ Nhóm trưởng nhóm 6: Nguyễn Hoàng Phương Vy
+ Nhóm trưởng nhóm 7: Nguyễn Trần Như Ngọc
+ Nhóm trưởng nhóm 8: Nguyễn Lê Vy
+ Nhóm trưởng nhóm 9:

+ Nhóm trưởng nhóm 10: Nguyễn Ngọc Bảo Khánh
- Nhiệm vụ:
+ Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá học sinh, chất lượng giáo dục học sinh trong lớp; hoàn thành hồ sơ
đánh giá học sinh theo quy định; thực hiện nghiệm thu bàn giao chất lượng giáo dục học sinh.
+ Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện hàng tháng.
+ Cuối học kì I, cuối năm hoặc khi được yêu cầu, có trách nhiệm thông báo đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và
kết quả học tập của học sinh cho cha mẹ học sinh. Không thông báo trước lớp và trong cuộc họp cha mẹ học sinh
những điểm chưa tốt của học sinh. Duy trì mối liên hệ với cha mẹ học sinh để phối hợp giáo dục học sinh.
* Công tác chủ nhiệm:
- Đối với GDTH, GVCN là người trực tiếp giảng dạy gần 100% thời lượng học tập của học sinh. Vì vậy, công tác
chủ nhiệm có mối quan hệ hữu cơ, chặt chẽ và có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác giảng dạy. Đó cũng là điều
kiện là điều kieejn thuận lợi giúp giáo viên thực hiện được công tác chủ nhiệm ngay ở từng tiết dạy. Chủ nhiệm tốt,
lớp sẽ đạt được kết quả tốt trong học tập và nề nếp. Công tác chủ nhiệm chính là đòn xéo thúc đẩy việc thực hiện nội
quy, nề nếp, học tập cũng như tham gia tất cả các phong trào của nhà trường. Chủ nhiệm còn là điều kiện quan trọng
để lãnh đạo nhà trường đánh giá, xếp loại năng lực của giáo viên.
- Nhiệm vụ cụ thể:
+ Công tác chủ nhiệm được tiến hành truớc một bước so với hoạt động dạy học và học và luôn kết thúc nội dung học
tập trong năm. Sau khi nhận lớp, giáo viên bắt tay ngay vào việc ổn định tình hình, sĩ số và giáo dục một số chương
trình ngoại khóa như An toàn giao thông, Nha học đường, phòng chống ma túy ..v..v..
+ Hồ sơ đầu tiên mà giáo viên chủ nhiệm phải hoàn thành lag sổ chủ nhiệm với tất cả các nội dung cụ thể qua việc
tìm hiểu ngắn về lí lịch học sinh.
+ Xây dựng đội ngũ cán sự trên lớp cơ sở cũ có chọn lọc để đảm bảo đội ngũ này có thể vừa làm gương, vừa vận
dộng các bạn thực hiện tốt phong trào thi đua học tập.
+ Thiết lập 1 số hoạt động như truy bài đầu giờ và sinh hoạt tập thể. Trong truy bài, giáo viên dần hình thành ý thức
tự quản nhằm tạo điều kiện cho học sinh thực hiện tốt việc kiểm tra, ôn bài theo nhóm có tính tự giác cao. Trong quá
trình học tập của học sinh, giáo viên theo dõi sát những biểu hiện để tích chứng cứ không chỉ ở bài làm mà cả ở
hành vi, thái độ.
+ Liên lạc thường xuyên với PHHS thông qua sổ liên lạc để kịp thời thông tin tình hình học tập của từng học sinh
thật cụ thể, đồng thời cũng nắm bắt được tinh thần tự học của học sinh ở nhà.
+ Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nề nếp viết chữ đẹp, giữ vở sạch trong từng tháng, có nhận xét, xếp

loại cụ thể. Từ đó, học sinh ý thức hơn trong quá trình học tập và rèn chữ.
5. Các loại hồ sơ học sinh:
- Học bạ: sổ đánh giá học lực, hạnh kiểm của học sinh trong năm học.
- Sổ theo dõi chất lượng giáo dục


- Bài kiểm tra định kì cuối năm học
- Phiếu hoặc sổ liên lạc trao đổi ý kiến của cha mẹ học sinh (nếu có)
- Giấy chứng nhận, giấy khen, xác nhận thành tích của học sinh trong năm học (nếu có)
6. Cách đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và ghi học bạ của học sinh:
6.1 Nội dung đánh giá:
1. Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng từng môn
học và hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
2. Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh:
a. Tự phục vụ, tự quản.
b. Giao tiếp, hợp tác.
c. tự học và giải quyết vấn đề.
3. Đánh giá hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh:
a. Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục
b. Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm.
c. Trung thực, kỉ luật, đoàn kết.
d. Yêu gia đình, bạn bè và những người khác; yêu trường, yêu lớp, yêu quê hương, đất nươc.
6.2 Cách đánh giá và xếp loại hạnh kiểm, ghi học bạ của học sinh:
* Phần nhận xét các môn học và hoạt động giáo dục: Bao gồm các môn: Tiếng việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và
Địa lý (lớp 4,5), Ngoại ngữ, Đạo đức, Tư nhiên xã hội (Lớp 3), Thủ công/Kỉ thuật, Thể dục.
- Ghi những điểm nổi bật về sự tiến bộ hoặc năng khiếu của học sinh trong HKI tương ứng với môn học.
- Tham gia đánh giá thường xuyên gồm: Giáo viên, học sinh (tự đánh giá và nhận xét, góp ý bạn qua hoạt động của
nhóm, lớp); khuyến khích sự tham gia đánh giá của cha mẹ học sinh.
- Giáo viên đánh giá:
a. Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà học sinh phải thực

hiện trong bài học, giáo viên tiến hành một số việc như sau:
- Quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh theo tiến trình dạy
học.
- Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của học sinh về những kết quả đã làm
được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ
năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh.
- Quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh; áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ học sinh
vượt qua khó khăn. Do năng lực của học sinh không đồng đều nên có thể chấp nhận sự khác nhau về thời gian, mức
độ hoàn thành nhiệm vụ.
b. Hàng tuần, giáo viên lưu ý đến những học sinh có nhiệm vụ chưa hoàn thành, giúp đỡ kịp thời học sinh để học
sinh biết cách hoàn thành.


c. Hàng tháng, giáo viên ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục về mực độ hoàn thành nội dung học tập
từng môn học, hoạt động giáo dục khắc; dự kiến và áp dụng biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời đối với
những học sinh chưa hoàn thành nội dung học tập môn học, hoạt động giáo dục khác trong tháng.
d. Khi nhận xét, giáo viên cần đặc biệt quan tâm, động viên, khích lệ, tuyên dương, khen ngợi kịp thời đối với từng
thành tích, tiến bộ giúp học sinh vươn lên.
đ. Không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên.
3. Học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn:
a. Học sinh tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác,
báo cáo kết quả với giáo viên.
b. Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập môn học,
hoạt động giáo dục; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ.
4. Cha mẹ học sinh tham gia đánh giá:
- Cha mẹ học sinh được khuyến khích phối hợp với giáo viên và nhà trường động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn
luyện; được giáo viên hướng dẫn cách thức quan sát, động viên các hoạt động của học sinh hoặc cùng học sinh tham
gia các hoạt động
- Trao đổi với giáo viên các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp, thuận tiện nhất như lời nói, viết
thư.

* Phần nhận xét các năng lực.
- Các năng lực của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm
cuộc sống trong và ngoài nhà trường. Giáo viên đánh giá mức độ hình thành và phát triển một số năng lực của học
sinh thông qua các biểu hiện hoặc hành vi như sau:
+ Tự phục vụ, tự quản: thực hiện được một số việc phục vụ cho học sinh hoạt động của bản thân như: vệ sinh thân
thể, ăn mặc; một số việc phục vụ cho học tập như: chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà; các việc theo yêu cầu của
giáo viên, làm việc cá nhân, làm việc theo sự phân công của nhóm, lớp; bố trí thời gian học tập, sinh hoạt ở nhà;
chấp hành nội quy lớp học; cố gắng tự hoàn thành công việc.
+ Giao tiếp, hợp tác: mạnh dạn khi giao tiếp, trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi, ngôn ngữ
phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng, ứng xử thân thiện, chia sẻ với mọi người, biết lắng nghe, biết tranh thủ sự đồng
thuận.
+ tự học và giải quyết vấn đề: khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học của cá nhân trên lớp, làm việc trong nhóm, lớp,
khả năng tự học có sự giúp đỡ hoặc không cần giúp đỡ, tự thực hiện đúng nhiệm vụ học tập, chia sẽ kết quả học tập
với bạn, với cả nhóm, tự đánh giá kết quả học tập và báo cáo kết quả trong nhóm hoặc với giáo viên, tìm kiếm sự trợ
giúp kịp thời của bạn, giáo viên hoặc người khác, vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập,
trong cuộc sống, phát hiện những tình huống mới liên quan tới bài học hoặc trong cuộc sống và tìm cách giải quyết.
- Hằng ngày hằng tuần, giáo viên quan sát các biểu hiện trong các hoạt động của học sinh để nhận xét sự hình thành
và phát triển năng lực. Từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các năng
lực riêng, điều chỉnh hoạt động để tiến bộ. Hằng tháng, giáo viên thông qua quá trình quan sát, ý kiến trao đổi với
cha mẹ học sinh và những người khác (nếu có) để nhận xét học sinh, ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục.
* Phần nhận xét các phẩm chất
- Các phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt đọng trải nghiệm
cuộc sống trong và ngoài nhà trường. Giáo viên đánh giá mức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất của học
sinh thông qua các biểu hiện hoặc hành vi như sau:


a. Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục: đi học đều, đúng giờ, thường xuyên trao đổi nội
dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, thầy giáo, cô giáo và người khác, chăm làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ, tích
cực tham gia các hoạt động, phong trào học tập, lao động và hoạt động nghệ thuật, thể thao ở trường và ở địa
phương, tích cực tham gia và vận động các bạn cùng lớp tham gia giữ vệ sinh, làm đẹp trường lớp, nơi ở và nơi công

cộng.
b. Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm: mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân, nhận
làm việc vừa sức mình, tự chịu trách nhiệm và các việc làm, không đổ lỗi cho người khác khi mình làm chưa đúng,
sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai.
c. Trung thực, kỷ luật, đoàn kết: nói thật, nói đúng sự việc, không nói dối, không nói sai về người khác, tôn trọng lời
hứa, giữ lời hứa, thực hiện nghiêm túc quy định về học tập, không lấy những gì không phải của mình, biết bảo vệ
của công, giúp đỡ, tôn trọng mọi người, quý trọng người lao động, nhường nhịn bạn.
d. Yêu gia đình, bạn bè và những người khác: yêu trường lớp, yêu quê hương, đất nước, quan tâm chăm sóc ông bà,
cha mẹ, anh em, kính trọng người lớn, biết ơn thầy giáo, cô giáo, yêu thương, giúp đỡ bạn, tích cực tham gia hoạt
động tập thể, hoạt động xây dựng trường, lớp, bảo vệ của công, giữ gìn bảo vệ môi trường, tự hào về người thân
trong gia đình , thầy giáo, cô giáo, nhà trường và quê hương, thích tìm hiểu về các địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa
phương
- Hằng ngày, hàng tuần, giáo viên quan sát các biểu hiện trong các hoạt động của học sinh để nhận xét sự hình thành
và phát triển phẩm chất, từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và phẩm
chất riêng, điều chỉnh hoạt động, ứng xử kịp thời để tiến bộ. Hằng tháng, giáo viên thông qua quá trình quan sát, ý
kiến trao đổi với cha mẹ học sinh và những người khác (nếu có) để nhận xét học sinh, ghi vào sổ theo dõi chất lượng
giáo dục.
7. Cách thức đánh giá và cho điểm, cách thức phân loại học lực của học sinh:
7.1 Cách thức đánh giá và cho điểm:
1. Hiệu trưởng chỉ đạo việc đánh giá định kì kết quả học tập, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chương trình
giáo dục phổ thông cấp tiểu học vào cuối học kì I và cuối năm học đối với các môn học: Tiếng việt, Toán, Khoa học,
Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc bằng bài kiểm tra định kì.
2. Đề bài kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kỹ năng, gồm các câu hỏi, bài tập, được thiết kế theo mức độ
nhận thức của học sinh:
- Mức 1: học sinh biết hoặc nhớ, nhắc lại đúng kiến thức đã học, diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã
học bằng ngôn ngữ theo cách riêng của mình và áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình
huống, vấn đề trong học tập
- Mức 2: học sinh kết nối, sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống, vấn đề mới, tương tự
tình huống, vấn đề đã học.
- Mức 3: học sinh vận dụng các kiến thức, kỹ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những

tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi hợp lý trước một tình huống, vấn đề mới trong
học tập hoặc trong cuộc sống.
3. Bài kiểm tra định kì được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế, cho điểm theo
thang điểm 10 (mười), không cho điểm 0 (không) và điểm thập phân.
4. Nhận xét của giáo viên về sự tiến bộ của học sinh hoặc những điểm học sinh cần cố gắng, không dùng những từ
ngữ gây tổn thương học sinh.
5. Số lần KTTX tối thiểu trong một tháng:
- Môn Tiếng việt: 4 lần


- Môn Toán: 2 lần
- Các môn khoa học, Lịch sử và Địa lý, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin học: 1 lần/môn
6. Số lần kiểm tra định kỳ (KTĐK)
- Các môn Tiếng việt, Toán mỗi năm học có 4 lần KTĐK vào giữa học kì I (GKI), cuối học kì I (CKI), giữa học kì II
(GKII) và cuối năm học (CN); mỗi lần KTĐK môn Tiếng việt có 2 bài kiểm tra: Đọc, Viết; điểm KTĐK là trung
bình cộng của 2 bài (làm tròn 0,5 thành 1).
- Các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin học mỗi năm học có 2 lần KTĐK vào CKI và
CN.
7. Học sinh có điểm KTĐK bất thường so với kết quả học tập hằng ngày hoặc không đủ số điểm KTĐK đều được
kiểm tra bổ sung.
7.2 Đánh giá bằng nhận xét
1. Các môn học đánh giá bằng nhận xét gồm:
- Ở các lớp 1, 2, 3: Đạo đức, Tự nhiên xã hội, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thủ công, Thể dục.
- Ở các lớp 4, 5: Đạo đức, Âm nhạc, Mỹ thuật, Kỹ thuật, Thể dục.
2. Kết quả học tập của học sinh không ghi nhận bằng điểm mà bằng các nhận xét theo các mạch nội dung của từng
môn học:
- Các nhận xét được ghi nhận bằng việc thu thập các chứng cứ trong quá trình học tập và hoạt động của học sinh.
- Nội dung, số lượng nhận xét của mỗi học kì và cả năm học của từng môn học được quy định củ thể tại sổ theo dõi
kết quả kiểm tra. Đánh giá học sinh.
7.3 Cách thức phân loại học lực của học sinh:

- Vào cuối học kì 1 và cuối năm học, hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm họp với các giáo viên dạy cùng lớp,
thông qua nhận xét quá trình và kết quả học tập, hoạt động giáo dục khác để tổng hợp, đánh giá mức độ hình thành
và phát triển năng lực, phẩm chất của từng học sinh về:
+ Quá trình học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác, những đặc điểm nổi bật, sự tiến bộ, hạn chế, mức độ
hoàn thành nhiệm vụ học tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, năng khiếu, hứng thú về từng môn học, hoạt động giáo
dục, xếp loại từng học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục một trong hai mức: hoàn thành hoặc chưa
hoàn thành.
+ Mức độ hình thành và phát triển năng lực: những biểu hiện nổi bật của năng lực, sự tiến bộ, mức độ hình thành và
sự phát triển theo từng nhóm năng lực của học sinh; góp ý với học sinh, khuyến nghị với nhà trường, cha mẹ học
sinh; xếp loại từng học sinh một trong hai mức: đạt hoặc chưa đạt.
+ Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất: những biểu hiện nổi bật của phẩm chất, sự tiến bộ, mức độ hình thành
và phát triển theo từng nhóm phẩm chất của học sinh; góp ý với học sinh, khuyến nghị với nhà trường, cha mẹ học
sinh; xếp loại từng học sinh thuộc một trong hai mức: đạt hoặc chưa đạt.
+ Các thành tích khác của học sinh được khen thưởng trong học kì, năm học.
- Giáo viên chủ nhiệm ghi nhận xét, kết quả tổng hợp đánh giá vào học bạ. Học bạ là hồ sơ chứng nhận mức độ hoàn
thành chương trình và xác định những nhiệm vụ, những điều cần khắc phục, giúp đỡ đối với từng học sinh khi bắt
đầu vào học kì II hoặc năm học mới.
8. Các hoạt động giáo dục trong nhà trường


8.1 Hoạt động đoàn: Là một tổ chức chính trị trong nhà trường, dưới sự lãnh đạo của Chi Bộ trường TH Cây Gáo
A, trực thuộc Phòng Giáo Dục và Đào Tạo huyện Vĩnh Cữu.
* Công tác tổ chức:
- Tổng số lớp: 43
- Tổng số HS: 1600/
- Tổng số chi đoàn: 1 (chi đoàn giáo viên)
- Tổng số đoàn viên: 22/22 (đoàn viên giáo viên: 19, nhân viên văn phòng: 3)
- Số đoàn viên hoạt động: 12 Đ/c
- Chi đoàn tổ chức sinh hoạt nghiêm túc theo định kỳ hằng tháng.
* Công tác giáo dục:

- Nhiệm vụ của ban chấp hành chi đoàn: tham mưu tất cả các hoạt động.
- Chi đoàn có một lập trường chính trị vững mạnh.
- Tham gia các buổi giáo dục truyền thống.
- Ngoài ra còn có các hoạt động khác: tuyên truyền về thành công của Đại Hội Đoàn các cấp, tuyên truyền ATGT,
tuyên truyền về chủ quyền biển đảo Việt Nam, ……
- Tham gia tất cả các cuộc vận động, phát động
- Tổ chức phong trào “ Nuôi heo đất” – Thắp sáng ước mơ trong toàn thể học sinh và đoàn viên.
- Trao học bổng thắp sáng ước mơ cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
- Tổ chức thành công Lễ khai giảng năm học 2015 – 2016.
- Tham gia sinh hoạt chủ điểm nhân ngày 15/10, 20/10, 20/11, 26/3, … phối hợp với nhà trường, công đoàn tổ chức
thành công các hoạt động (tổ chức họp mặt nhân ngày truyền thống, ngày Phụ Nữ Việt Nam, ngày Nhà Giáo Việt
Nam, tổ chức tham gia và tặng quà bà mẹ Việt Nam Anh Hùng, tổ chức sinh hoạt chủ điểm tháng, …)
- Đẩy mạnh phòng trào thi đua “Dạy tốt, học tốt, tích cực nghiên cứu khoa học”
- Tổ chức phong trào “Hũ gạo tình thương”.
- Tổ chức lao động và cải tạo vườn trường 1 lần trong tháng.
Tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa tạo môi trường rèn luyện cho HS,….
* Thành tích:
- Nhiều năm liền đạt Chi Đoàn vững mạnh, xuất sắc.
- Tham gia hội thi thuyết trình các mô hình học tập và làm theo tấm gương đạo đưc Hồ Chí Minh:
- Tham gia hội thi kể chuyện gương sáng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
- Tham gia hội thi tìm hiểu sự nghiệp công đoàn:
- Gương điển hình thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác…
- Tham gia hội thi sáng tạo trên nền tảng CNTT cấp tỉnh:


- Tham gia xây dựng trường đạt: Xanh – Sạch – Đẹp cấp huyện.
- Không có đoàn viên nào vi phạm ATGT.
* Thận lợi: được sựu quan tâm của BGH nhà trường. Ban đại diện cha mẹ học sinh. Hội đòng Sư Phạm nhà trường,
với sự tham gia nhiệt tình, năng nổ, hoạt đọng trẻ trung của các Đoàn Viên.
* Khó khăn: Đoàn Viên là giáo viên, công việc chính là giảng dạy nên thời gian sinh hoạt còn hạn chế.

* Kết quả: Tham gia đầy đủ các phong trào của nhà trường, cũng như các phong trào do địa phương phát động, hoàn
thành tất cả các công việc được giao.
8.2 Hoạt động đội
- Là một tổ chức thiếu nhi Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam và chủ tịch nước Hồ Chí Minh sáng lập. Và liên
đội trường TH Cây Gáo A chịu sự quản lý trực tiếp của Hội Đồng Đội huyện Vĩnh Cữu.
- Đây là lĩnh vực được nhà trường rất quan tâm nên phong trào của trường TH Cây Gáo A rất mạnh, phong phú về
nội dung, cách thức tổ chức các hoạt động, đa dạng về hình thức sinh hoạt.
- Liên đội trường TH Cây Gáo A đạt liên đội mạnh cấp tỉnh năm 2015-2016. Căn cứ chương trình công tác Đội và
phong trào thiếu nhi huyện Vĩnh Cửu năm học 2016-1017 Liên đội tiểu học Cây Gáo A xây dựng chương trình công
tác Đội và phong trào thiếu nhi cụ thể như sau:
- Chủ đề năm học: “Thiếu nhi Vĩnh Cửu
Vâng lời Bác dạy
Làm nghìn việc tốt
Mừng Đại hội Đoàn”
- Nhiệm vụ trọng tâm:
+ Đẩy mạnh phong trào “Thiếu nhi Đồng Nai thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”, các phong trào “Nghìn việc tốt”,
“Kế hoạch nhỏ” theo hướng chú trọng tính giáo dục của phong trào. Phát đọng đợt thi đua chào mừng Đại Hội các
cấp, tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI.
+ Tích cực hỗ trợ thiếu nhi trong học tập và đời sống, vui chơi, giải trí, phát triển thể lực, rèn luyện kỹ năng xã hội.
Huy động nguồn lực chăm lo, giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu vùng xa, thiếu nhi con em công
nhân khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà trọ.
* Các chỉ tiêu:
- Đăng ký: Liên đội mạnh cấp tỉnh
- Kiến thức các HĐGD: 1571/98.4%
- Năng lực, phẩm chất: 1596/100%
-Liên đội phối hợp tốt với các ban ngành đoàn thể, phụ trách chi đội trong nhà trường tổ chức tuyên truyền ý nghĩa
các ngày lễ lớn theo chủ điểm hàng tháng. Tổ chức các đợt thi đua và các hoạt động thiếu nhi chào mừng Đại hội
Đoàn các cấp, tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI nhiệm kì 2017-2020.
- 100% Chi Đội và lớp nhi đồng tham gia thực hiện phong trào kế hoạch nhỏ năm học 2016-1017, tổ chức được ít
nhất 1 chương trình “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Đồng Nai” vào các dịp 20/11, 22/12, sơ kết học kì I, 26/3, 15/5…

tổ chức được chương trình “Thiếu nhi vui khỏe-Tiến bước lên Đoàn” và ngày hội “Cây mùa xanh”, trao tặng học
bổng, áo trắng cho học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn gắn với thực hiện công trình thanh niên của huyện và của
tỉnh.


- Liên Đội tiểu học triển khai chương trình “Dự bị đội viên”, tổ chức sinh hoạt sao nhi đồng và phát triển 100% thiếu
nhi trong độ tuổi vào Đội.
* Công tác tổ chức:
- Tổ chức các hoạt đông chào mừng kỷ niệm 71 năm Cách Mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2/9, chào mừng thành
công Đại hội Đoàn các cấp, kỷ niệm 86 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh(26/3/1931-26/3/2017)
- Đổi mới nội dung, hình thức triển khai thực hiện phong trào “Thiếu nhi Đồng Nai thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ
dạy”, thông qua các hoạt động thiết thực, phù hợp với nội dung thực tiễn của từng địa phương, đơn vị. Duy trì tổ
chức tốt phong trào” Kế hoạch nhỏ” trong giai đoạn phù hợp với từng đối tượng thiếu nhi và đại phương, đơn vị.
-Phát huy tính chủ động, sáng tạo và đề cao vai trò tự học tập, tự rèn luyện, tự tu dưỡng, học đi đôi với hành. Tham
gia tốt các cuộc vận động “ Bạn giúp Bạn”, “ giúp bạn tới trường- Hướng tới tương lai”, “ Hũ gạo tình thương”, “
Nuôi heo đất” cod hiệu quả trong thiếu nhi. Sử dụng đúng mục đích và phát huy tốt các quỹ học bổng dành cho thiếu
nhi có hoàn cảnh khó khăn.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian, trò chơi dân gian, lồng ghép với sinh hoạt của Đội. Khuyến khích các em
tham gia học tập. sinh hoạt các câu lạc bộ văn hóa, nghệ thuật dân gian nhằm gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa
của dân tộc trong thiếu nhi.
* Công tác giáo dục:
- Tiếp tục triển khai phong trào “Nói lời hay – làm việc tốt”
- Tổ chức cho HS trong toàn Liên đội kể chuyện Bác Hồ, gương người tốt – việc tốt vào thứ 2 hàng tuần (36 câu
chuyện đã được kể)
- Hướng dẫn thiếu nhi thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thực hiện tốt năm điều Bác Hồ
dạy”.
- Triển khai kế hoạch, nội dung hội thi viết, diễn tập tiểu phẩm về giáo dục tuyên truyền ATGT cấp huyện.
- Tổ chức hoạt động NGLL chào mừng ngày 20/11.
- Phát động hội thi lớp học Xanh – Sạch – Đẹp.
- Tuyên truyền ý nghĩa ngày thành lập QĐNDVN.

- Tổ chức tuyền truyền công tác giáo dục ATGT và tệ nạn xã hội.
- Phối hợp với BHG nhà trường, GVCN lớp nhắc nhở HS ôn tập kiến thức học bài, làm bài trước khi đến lớp, thực
hiện tốt nội quy nhà trường, thi đua xây dựng các giờ học tốt, …
* Thành tích:
- Hội thi trang trí lớp học Xanh – Sạch – Đẹp: có 40/40 lớp tham gia, trong đó có 22 lớp đạt loại tốt, 18 lớp đạt loại
khá.
- Tham gia tốt hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” cấp huyện đạt giải nhất.
- Với tủ sách: “khăn quàng đỏ” các em đã quyên góp được hơn 320 đầu sách, chuyện thiếu nhi.
- Tham gia vận động hướng về biển đảo thân yêu với tổng số tiền là…



×