Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CÓ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 166 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRỊNH QUANG BẮC

VI PHẠM PHÁP LUẬT
TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
CÓ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

HÀ NỘI - 2017


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRỊNH QUANG BẮC

VI PHẠM PHÁP LUẬT
TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
CÓ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Mã số: 62 38 01 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. PHẠM HỒNG THÁI

HÀ NỘI - 2017



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.

Tác giả luận án

Trịnh Quang Bắc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

7

1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài về vi phạm pháp luật trong đầu tư xây
dựng cơ bản có vốn ngân sách của nhà nước
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG ĐẦU

7

11
18

TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CÓ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

21

2.1. Đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước và pháp luật trong đầu tư
xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước
2.2. Khái niệm, đặc điểm vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn
ngân sách nhà nước
2.3. Nội dung vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn ngân
sách nhà nước
2.4. Các điều kiện bảo đảm phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây
dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có
vốn ngân sách nhà nước
2.6. Kinh nghiệm đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây
dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước của một số nước trên thế giới có giá
trị tham khảo cho Việt Nam
Chương 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ VI PHẠM PHÁP
LUẬT TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CÓ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2014

3.1. Khái quát tình hình đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước giai
đoạn 2010-2014
3.2. Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước
giai đoạn từ năm 2010 - 2014
3.3. Nguyên nhân của thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản
có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT
TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CÓ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY

4.1. Quan điểm phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có
vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
4.2. Các giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản
có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

21
34
45
55
59

61
76

76
83
99
109

109
117
148
151

152


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CNH, HĐH

:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CĐT

:

Chủ đầu tư

ĐTXDCB

:

Đầu tư xây dựng cơ bản

GD&ĐT

:

Giáo dục và đào tạo

GTVT


:

Giao thông vận tải

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

KBNN

:

Kho bạc nhà nước

KTNN

:

Kiểm toán nhà nước

KTV

:

Kiểm toán viên

KTVNN


:

Kiểm toán viên nhà nước

KTTT

:

Kinh tế thị trường

MTV

:

Một thành viên

NSĐP

:

Ngân sách địa phương

NSNN

:

Ngân sách nhà nước

NSTW


:

Ngân sách trung ương

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

TP

:

Thành phố

TSCĐ

:

Tài sản cố định

TW

:

Trung ương

UBND


:

Ủy ban nhân dân

XDCB

:

Xây dựng cơ bản

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Cấp thiết về lý luận
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, vấn đề đầu tư công, pháp luật đầu tư
công và vi phạm pháp luật trong đầu tư công được nghiên cứu và tiếp cận ở dưới
nhiều góc độ khác nhau như khoa học kinh tế học, khoa học chính trị, khoa học
hành chính, khoa học pháp lý và khoa học xã hội.
Ở các góc độ tiếp cận khác nhau và do các nhà nghiên cứu ở mỗi nước
trên thế giới khác nhau nên các công trình nghiên cứu về đầu tư xây dựng cơ bản
có nguồn vốn ngân sách nhà nước rất đa dạng và phong phú. Việc nghiên cứu
được trải rộng từ nghiên cứu lý luận đến nghiên cứu thực tiễn và bất cứ công
trình nào cũng hướng đến tìm ra giải pháp để phòng, chống các vi phạm pháp

luật trong lĩnh vực đầu tư công, tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt
động đầu tư xây dựng cơ bản, hướng đến để có các công trình xây dựng cơ bản
hữu ích, phục vụ cộng đồng và tiết kiệm nhất. Tuy nhiên, việc nghiên cứu ở các
nước trên thế giới và Việt Nam chưa thực sự tập trung vào một thực tiễn cần
nghiên cứu có tính cấp bách.
1.2. Cấp thiết về thực tiễn
Đó là ở Việt Namvi phạm pháp luật, tội phạm cũng ngày càng gia tăng, ở tất
cả các lĩnh vực, trong đó vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn
ngân sách nhà nước là hết sức nghiêm trọng. Thực tế cho thấy, tình trạng thất thoát
tài sản nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản đã diễn ra phổ biến, làm tiêu huỷ các
nguồn lực, phá vỡ quy hoạch, kế hoạch phát triển quốc gia, cả quy hoạch, kế hoạch
phát triển vùng, lãnh thổ, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành kinh tế kỹ thuật, tạo
ra áp lực tài chính lớn cho việc thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh xã hội
môi trường đầu tư, làm hư hỏng một bộ phận đội ngũ cán bộ công chức gây bất bình
trong dư luận xã hội.
Trong bối cảnh đó, nhiều công trình nghiên cứu về đầu tư công trên thế
giới và đầu tư công ở Việt Nam được phân tích, bình luận và đăng tải trên các
phương tiện thông tin đại chúng tại các diễn đàn hội thảo, hội nghị và ở các cấp


2
độ nghiên cứu chuyên sâu, chuyên ngành, cấp nhà nước và cấp bộ, cấp cơ sở.
Nhiều đại biểu Quốc hội, trong nhiều kỳ họp đều có chung những trăn trở, suy
nghĩ, trao đổi, kiến nghị với Đảng, Nhà nước nhiều giải pháp khắc phục. Nhiều
công trình nghiên cứu làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho Quốc hội ban hành nghị
quyết về chống thất thoát trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, ban hành và
sửa đổi nhiều đạo luật quan trọng như luât Luật ngân sách nhà nước; Luật thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật
Phòng chống tham nhũng... đều có mục tiêu là nhằm phòng ngừa, xử lý nghiêm
các vi phạm trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước. Cố gắng

của Quốc hội được chuyển hoá thành quyết tâm chính trị của cả hệ thống chính
trị, với sự nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ, của các cơ quan tư pháp song thực
tế là những vi phạm vẫn không được ngăn chặn, ngày càng có nhiều đoàn thanh
tra của Chính phủ, kiểm toán của Nhà nước hoạt động, phát hiện ra nhiều vi
phạm điển hình, phổ biến trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn nhà nước, thậm
chí các hành vi vi phạm ngày càng trở lên tinh vi và phức tạp hơn. Thực trạng ấy
không chỉ cảnh báo tính hiệu quả của quản lý nhà nước, của mô hình và cơ chế
thi hành pháp luật mà còn đặt ra như một tất yếu, phải có tư duy mới, với cách
nhìn nhận và phương pháp mới trong xử lý các hiện tượng pháp luật nói chung,
các vi phạm pháp luật nói riêng, trong đó có vi phạm pháp luật trong đầu tư xây
dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước.
Chính vì vậy, cần phải tiến hành nghiên cứu một cách tổng thể về các
công trình nghiên cứu về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ
bản có vốn ngân sách của Nhà nước để có được cơ sở lý luận vững chắc, xây
dựng nền móng tư duy pháp lý mới, làm rõ cả cơ chế hình thành từ đó đặt cơ sở
khoa học cho việc đề xuất và thực hiện những giải pháp khả thi, vừa xử lý những
vấn đề trước mắt vừa có tính lâu dài, vừa phòng ngừa, ngăn chặn, vừa xử lý hậu
quả, vừa đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước, vừa hướng dẫn…
Từ thực trạng và yêu cầu về tư duy mới trên, việc nghiên cứu luận án “Vi phạm
pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam" là
hết sức cần thiết.


3
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Việc nghiên cứu luận án “Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản
có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam" nhằm mục đích tìm kiếm các giải pháp
phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn nhà nước
mang tính khoa học và ứng dụng trong thực tiễn Việt Nam hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề án
- Thống kê, tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học của nước ngoài và
trong nước về đầu tư xây dựng cơ bản, pháp luật đầu tư xây dựng cơ bản có vốn
ngân sách nhà nước và vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân
sách của Nhà nước. Trên cơ sở đó xác định rõ những vấn đề đã được nghiên cứu
cần kế thừa, phát triển; những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
- Phân tích, làm sáng tỏ những cơ sở lý luận về vi phạm pháp luật trong đầu
tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước như khái niệm, đặc điểm đầu tư xây
dựng cơ bản có vốn nhà nước; khái niệm, đặc điểm vi phạm pháp luật và vi phạm
pháp luật đầu tư xây dựng cơ bản có vốn nhà nước; nội dung vi phạm pháp luật
trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, các điều kiện bảo đảm
phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
- Hệ thống hoá thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có
vốn ngân sách nhà nước theo 3 giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng từ 2010-2014.
- Tìm nguyên nhân chủ quan, khách quan của vi phạm pháp luật trong đầu tư
xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước
- Phân tích, luận giải các quan điểm giải pháp bảo đảm phòng, chống vi
phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt
Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứucủa luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, các
quan điểm, giải pháp phòng chống loại vi phạm pháp luật này.


4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Chỉ nghiên cứu vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng sử
dụng ngân sách nhà nước

- Về thời gian: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực này từ năm 2010-2014
- Về không gian: Nghiên cứu hoạt động vi phạm pháp luật trong đầu tư xây
dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước trên qui mô toàn quốc
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
- Đề tài luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà
nước và pháp luật nói chung, về đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước
nói riêng. Bên cạnh đó, đề tài chú trọng những quan điểm, tri thức khoa học có tính
phổ biến ở trong nước và nước ngoài về vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ
bản có vốn ngân sách nhà nước để tham khảo và phục vụ cho việc tiếp cận và giải
quyết các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án.
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin, tác giả luận án sử dụng những
phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng trong chương 2, 3, 4 để
làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất quan điểm, giải pháp bảo đảm
phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách
nhà nước.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống được sử dụng trong các chương 2,3,4 để làm
rõ nội dung, các điều kiện bảo đảm phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây
dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
- Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp lô gíc được sử dụng
ở chương 2, 3, 4: Luận án nghiên cứu từng vấn đề trong mối quan hệ chặt chẽ giữa lý
luận với thực tiễn, giữa quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước với
thực tiễn thực hiện pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà
nước. Ba chương của luận án được nghiên cứu trong mối quan hệ lôgíc xuyên suốt từ


5

cơ sở lý luận đến thực trạng và quan điểm, giải pháp bảo đảm phòng, chống vi phạm
pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước.
- Phương pháp thống kê và xã hội học pháp luật được sử dụng trong chương 3
khi đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân
sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp so sánh được sử dụng trong chương 1 để làm rõ tình hình
nghiên cứu, chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Phương pháp này cũng được
sử dụng ở chương 3 để so sánh, đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư
xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về vi
phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên
cứu của luận án sẽ có những đóng góp mới về mặt khoa học như sau:
- Trên cơ sở phân tích một cách toàn diện các quan điểm, quan niệm về pháp
luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, luận án đã xây dựng
khái niệm khoa học vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân
sách nhà nước, chỉ ra đặc điểm và hình thức vi phạm đồng thời, phân tích làm rõ các
điều kiện đảm bảo phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng có vốn
ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
- Phân tích, đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ
bản có vốn ngân sách nhà nước, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế đó. Từ đó, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm
phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung và làm giàu thêm những kiến
thức lý luận về vi phạm pháp luật và vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản
có vốn ngân sách nhà nước; xây dựng cơ sở khoa học cho việc phân tích, đánh giá
thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà
nước; xây dựng và hoàn thiện các yếu tố, điều kiện đảm bảo phòng, chống vi phạm
pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước.



6
Luận án là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy luật học và
văn hóa pháp lý chuyên sâu về vi phạm pháp luật và phòng, chống vi phạm pháp luật
trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước. Luận án cũng là tài liệu
tham khảo hữu ích cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và trách nhiệm xã hội
trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các chính sách, pháp luật về đầu tư xây dựng
cơ bản; xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch cụ thể tổ chức thực
hiện có hiệu quả công tác phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ
bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị
trường, hội nhập quốc tế và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố
liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm
4 chương, 14 tiết.


7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT
TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CÓ VỐN NGÂN SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài về đầu tư trong lĩnh vực xây
dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước
Công trình “Định nghĩa về toàn cầu về những so sánh và triển vọng cho các
chương trình đầu tư” của Nayef R.F.Al-Rodhan


tập trung viết về xu hướng

đầu tư và triển vọng đầu tư, trong đó có một chương khắc hoạ về các hiểm hoạ đầu
tư như tham nhũng, lãng phí, thất thoát và trên cơ sở đó, khẳng định các nước cần
phải có giải pháp khắc phục và hành vi vi phạm pháp luật.
Trong công trình do OECD

công bố “Danh mục các từ khoá và định

nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài” các định nghĩa đầu tư và đầu tư nước ngoài
được công bố một cách cụ thể, rõ ràng, làm cơ sở cho việc nghiên cứu về đầu tư nói
chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng.
Công trình “Đầu tư trực tiếp nước ngoài và và phát triển các chính sách
thường niên cho các nước có nền kinh tế phát triển” của Giáo sư Theodore
H.Moan

đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về đầu tư, đầu tư trực

tiếp nước ngoài. Đồng thời có một mục phân tích về đầu tư trong xây dựng cơ bản.
Các nội dung đầu tư, xu hướng đầu tư và lĩnh vực đầu tư bằng các nguồn vốn nhà
nước, vốn ODA và các vốn của các nhà đầu tư trong khối tư nhân cũng được tác giả
phân tích thấu đáo, làm cơ sở cho các nghiên cứu, dự báo và quan điểm, giải pháp,
bình luận cho các nước có nền kinh tế phát triển.
Công trình “Các dự án Đầu tư: Sự thay đổi quan điểm chính trị đối với đầu
tư đô thị” của tác giả David E.Lubroff

đã đưa ra giả thiết thực tế từ những sự

thất bại của những năm 1970 ở Mỹ trong các dự án đầu tư công cộng trong những
thành phố ở Mỹ. Ở đó có một số lượng lớn các dự án trong khoảng thời gian từ năm

1960 đên năm 1970 là thời điểm các xung đột chính trị đã hình thành một thế hệ
mới các siêu dự án đô thị. Bằng các nghiên cứu của mình, ông muốn chứng minh


8
vai trò của chính trị, các quyết sách của các đảng cầm quyền đối với việc thiết lập
các dự án đầu tư. Quan trọng hơn cả là những dự án đầu tư đó phải được tổ chức
thực hiện thực sự có hiệu quả, khắc phục tính phi thực tiễn, phục vụ cho chính con
người ở đô thị. Đây là sự tiếp biến văn hoá đầu tư xây dựng, hướng đến con người
và vì con người. Các nhà chính trị khi đưa ra các quyết sách của mình cần chú ý đến
những yếu tố như quyết sách của chính quyền địa phương, quyết sách của chính
quyền Trung ương. Người dân là người thụ hưởng các dự án đầu tư, nhất là dự án
đầu tư về cơ sở hạ tầng như nhà ở, chung cư trung và cao cấp. Thông qua tác phẩm
của mình, tác giả nhấn mạnh các lý do của thực trạng của những dự án đầu tư không
có hiệu quả. Một trong những lý do tác giả đưa ra là việc đánh giá tính khả thi của
dự án xây dựng cơ bản chưa đảm bảo các yếu tố kỹ thuật và việc thực thi các dự án
chưa tuân thủ các quy định của pháp luật.
Cuốn sách “Thảm hoạ kế hoạch - Chuỗi các dự án phát triển đô thị ở
California"

tác giả Peter Hall tập trung phân tích một thực trạng được gọi tên

là "bệnh lý quy hoạch”, tác giả đã đã phác hoạ lại lịch sử của năm thảm họa kế
hoạch và hai gần như thảm họa, đồng thời phân tích các quyết định của các quan
chức, các chuyên gia, các nhà hoạt động cộng đồng, và các chính trị gia tham gia
vào quá trình lập kế hoạch. Ông dựa trên một cơ thể chiết trung của các lý thuyết
khoa chính trị học, kinh tế, đạo đức, và dự báo trong tương lai dài hạn để đưa ra
những biện pháp, giải pháp hữu hiệu ngăn chặn sai lầm lớn như vậy trong tương lai.
Cuốn sách “Đầu tư công, tăng trưởng và những hạn chế tài chính:
Những thách thức đối với các nước thành viên EU mới”


tập trung vào tầm

quan trọng của đầu tư công để tăng trưởng trong khi thực tế thì thâm hụt ngân sách
lớn và nợ công tăng. Cuốn sách tập trung vào một chủ đề rất kịp thời, đưa ra các
triển vọng tăng trưởng thấp và tài chính, chính sách phải đối mặt với các nước thành
viên Châu Âu hiện tại và tương lai, đó khủng hoảng tài chính nghiêm trọng và tỷ lệ
tăng trưởng sản lượng rất thấp. Do những hạn chế đặt trên chính sách tiền tệ của
đồng tiền chung và mất tự chủ chính sách tiền tệ, vai trò của chính sách tài khóa, và
đặc biệt, công đầu tư trong một khung cảnh khăn về ngân sách và tỷ lệ tăng trưởng
thấp trở nên quan trọng. Các tài liệu trong cuốn sách rất hữu ích cho các học giả,


9
các nhà nghiên cứu và các học viên khi nghiên cứu đầu tư công, nhất là đầu tư xây
dựng cơ bản.
Cuốn sách: “Sức Mạnh của quản lý đầu tư công - Tài sản cho sự tăng
trưởng” của tập thể tác giả biên tập: Anand Rajaram, Kai Kaiser, Tuấn Minh Lê,
Jay-Hyung Kim và Jonas Frank

đã tập trung phân tích nguồn lực đầu tư, nếu

đầu tư có hiệu quả cho xây dựng cơ bản như cơ sở hạ tầng công cộng và các dịch
vụ có thể làm mở ra một quá trình tăng trưởng và phát triển toàn diện. Nhưng
thông thường các dự án công cộng thường được lựa chọn nhà đầu tư theo kiểu bảo
trợ chính trị. Nhiều công trình đầu tư được thiết kế kém, thiếu thốn, trì hoãn, rất
tốn kém, hoặc bị thực hiện, với rất ít lợi ích công. Đồng thời nhiều dự án đầu tư
công mà người dân ít có khả năng dân biết. Đây là một thách thức quan trọng đối
với nhiều nước, cả người giàu và người nghèo. Cuốn sách này đưa ra 8 giải pháp
có tính hiệu quả quan trọng mà các nước cần phải áp dụng để đảm bảo rằng các

khoản đầu tư công cộng hỗ trợ tăng trưởng và phát triển. Sức mạnh của quản lý
đầu tư công cộng cung cấp một rõ ràng, không kỹ thuật về các phương pháp để cải
thiện cho các khâu thường có vi phạm là thẩm định dự án, đồng thời xử lý kỷ luật
những trường hợp can thiệp chính trị trong việc lựa chọn dự án, đối phó với sự
không chắc chắn (một vấn đề đó là có khả năng tăng trưởng trong tầm quan trọng
với các phản ứng của biến đổi khí hậu), tích hợp mua sắm kỹ năng vào thiết kế dự
án, triển khai thực hiện và quản lý các quyết định về quan hệ đối tác công-tư.
Cuốn sách có giá trị cho việc đề xuất một khung đơn giản nhưng toàn diện và kinh
nghiệm toàn cầu, cung cấp các nhà hoạch định chính sách các biện pháp áp dụng
nguyên tắc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản (quản lý đầu tư công) trong việc thiết
kế các tổ chức để tăng cường quản lý đầu tư công.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu của nước ngoài về vi phạm pháp luật và vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn nhà nước
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu của nước ngoài về vi phạm pháp luật
Cuốn sách: "Sự sai lệch chuẩn mực xã hội",

nhóm tác giả là các nhà khoa

học Xô viết nổi tiếng (V.N.Cudriasep, In.V.Cudriasep, V.X.Nerxêannet...) đã nghiên
cứu các vi phạm các chuẩn mực pháp luật, đạo đức và các chuẩn mực xã hội khác,
những thành phần, cơ chế, nguyên nhân và các tiếp cận trong đấu tranh với các vi


10
phạm đó. Điều có ý nghĩa là các tác giả cuốn sách đã mô tả sinh động, chính xác mối
liên hệ bên trong và biểu hiện bên ngoài của các hành vi vi phạm cũng như mối quan
hệ của chính cáchành vi đó. Đây là cơ sở khoa học tin cậy cho các tiếp cận các giải
pháp hiệu quả trong phòng ngừa vi phạm.
Báo cáo về vi phạm pháp luật và bạo lực, của Brent Teasdale - Eric Silver John Monahan là 3 nhà khoa học đến từ Khoa Xã hội học, Đại học Akron, Khoa Xã
hội học, Trường đại học Pennsylvania State, Hoa Kỳ và Trường đại học Virginia Hoa

Kỳ đã chỉ ra các mối quan hệ giữa bạo lực và các chủ thể có liên quan đến vi phạm
pháp luật. Các hành vi vi phạm pháp luật đều xuất phát từ các chủ thể được nghiên cứu
dưới góc độ tâm lý, giới tính và qua đó, chỉ ra rằng đàn ông có nhiều khả năng vi phạm
pháp luật hơn nữ giới.
Công trình “Pháp luật và quả cầu pha lê- dự đoán về hành vi hợp pháp và vi
phạm pháp luật trước các phán quyết tư pháp” năm 1979 của Barbara D.
Underwood, Giáo sư Đại học Luật Yale. Giáo sư Barbara tập trung nghiên cứu về
hai đề tài đang có sự bàn cãi và không thống nhất về hành vi hợp pháp và không
hợp pháp. Thông qua các phân tích của mình, Giáo sư Barbara đã chỉ ra rằng sự vi
phạm pháp luật là hành vi có thể xảy ra thường xuyên hoặc không thường xuyên
phụ thuộc vào ý chí của chủ thể, môi trường xã hội và sự kiểm soát có lợi ích từ
phía nhà nước, nhà trường và xã hội.
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài về vi phạm pháp luật
trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước
Jill trong nghiên cứu mang tên “Tham nhũng và thông đồng trong xây dựng góc nhìn từ ngành công nghiệp” (Corruption and collusion in construction: a view
from the industry) đã chỉ ra rằng: “Đầu tư vào các dự án là điều cần thiết cho sự
tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều hơn những bất cập
trong việc đầu tư vào xây dựng”

. Cụ thể tại các nước đang phát triển, đầu tư

xây dựng đang tồn tại nhiều nhược điểm như dự án không phù hợp, giá cao, chất
lượng kém, lãng phí quá nhiều thời gian và chi phí cho việc bảo trì và một bộ phận
thu nhập thấp không thể tiếp cận với các dự án. Những tiêu cực này đã tác động đến
vấn đề phát triển và xóa đói giảm nghèo và làm nảy sinh một thực trạng đó là nhà
đầu tư tìm kiếm phương pháp giúp nâng cao "giá trị cho đồng tiền" từ ngành công


11
nghiệp xây dựng. Theo thống kê, ngành xây dựng được nhắc đến như là một trong

những ngành xảy ra tham nhũng nhiều nhất trên toàn cầu; trong đó công trình xây
dựng công cộng được nhắc đến như là một lĩnh vực liên tục đứng danh mục các lĩnh
vực có nhiều khả năng xảy ra tham nhũng nhất của tổ chức minh bạch Quốc tế. Ước
tính có khoảng 20%- 30% giá trị của các dự án xây dựng bị mất thông qua việc
tham nhũng đang lan tràn. Trong một cuộc khảo sát của tổ chức CIOB về vi phạm
pháp luật trong đầu tư xây dựng ở Anh năm 2013 “Corruption in the UK Construction
Industry, September 2013, The Charterer Institute of Building (CIOB)”

kết quả

khảo sát đã chỉ ra rằng có đến 49% số người được hỏi tin rằng có tồn tại vi phạm pháp
luật (cụ thể là nạn tham nhũng) trong đầu tư xây dựng. Cuộc khảo sát cũng đưa ra một
số con số thống kê về tình trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản, qua
đó đưa ra một vài nguyên nhân lí giải cho thực trạng này như: do tính chất phức tạp,
chia nhỏ giai đoạn, sự tham gia của nhiều đối tượng trong quá trình cung ứng đã tạo
điều kiện hình thành tham nhũng.
Như vậy, trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả tập trung phân
tích về đầu tư công, đầu tư xây dựng cơ bản, các hành vi vi phạm pháp luật trong
hợp đồng đầu tư xây dựng cơ bản, trách nhiệm của Nhà nước, Chính phủ và cơ
quan tư pháp trong việc bảo vệ nhà đầu tư, đưa ra các phán quyết căn cứ vào các
hành vi vi phạm pháp luật, hệ thống pháp luật quốc tế và sự công bằng, công lý
trong các phán quyết.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước về đầu tư xây dựng cơ bản và
pháp luật đầu tư xây dựng cơ bản
Nợ công Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm châu Âu của PGS. TS. Đinh Công
Tuấn

là chủ đề chính của cuộc Hội thảo khoa học do Viện Nghiên cứu châu Âu


(Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức ngày 25-4-2013 tại Hà Nội,
trong khuôn khổ Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX.01.09/11-15 “Khủng hoảng nợ
công ở một số nước Liên minh châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” do
PGS. TS. Đinh Công Tuấn làm Chủ nhiệm đề tài. Khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đã làm bùng nổ cuộc khủng hoảng nợ công ở các


12
nước thành viên EU, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
của các nước trong EU. Khởi phát từ Hy Lạp, kéo theo hàng loạt các nước thành
viên như Ailen, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia và hiện nay là Síp, các thành viên
khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang lún sâu vào nợ công, thâm hụt
ngân sách nặng nề. Các nền kinh tế đầu tàu của châu Âu như Anh, Pháp, Đức cũng
bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nợ công cao xấp xỉ 100% GDP, thâm hụt ngân sách cao
gấp 3-4 lần mức trần cho phép. Đây là công trình nghiên cứu quan trọng, có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn sâu sắc. Nội dung sách gồm các bài viết của các chuyên gia,
nhà nghiên cứu hàng đầu nghiên cứu sâu về lĩnh vực tài chính - kinh tế. Cuốn sách
cung cấp cho bạn đọc cái nhìn mới, đầy đủ và rõ nét hơn về nợ công ở một số nước
thuộc Liên minh châu Âu và liên hệ với nền kinh tế Việt Nam.
Cuốn sách: Những vấn đề pháp lý về tài chính doanh nghiệp của TS. Nguyễn
Thị Lan Hương

tập trung phân tích sự điều chỉnh của pháp luật về vốn, tài sản;

huy động vốn và tài sản; quản lý và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp và hoạt
động giám sát tài chính doanh nghiệp... qua đó, giới thiệu những kiến thức cơ bản
và tương đối có hệ thống về hoạt động tài chính của doanh nghiệp và pháp luật về
tài chính doanh nghiệp, tập trung và chủ yếu trong hai loại hình công ty phổ biến
nhất ở nước ta hiện nay là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.

Cuốn sách Phân phối bình đẳng các nguồn lực kinh tế: Tiếp cận lý luận và
thực tiễn ở một số quốc gia [69] góp phần nhất định vào việc nhìn nhận vấn đề phân
phối bình đẳng các nguồn lực kinh tế trong nền kinh tế Việt Nam vào những thập kỷ
gần đây và giới thiệu kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới về phân phối
nguồn lực.
Cuốn sách Kinh tế khu vực công do TS. Trần Anh Tuấn - PGS, TS. Nguyễn
Hữu Hải (đồng chủ biên) [70] phân tích, làm rõ ba mục tiêu cơ bản: Tìm hiểu những
hoạt động mà khu vực công tham gia và việc tổ chức những hoạt động đó như thế
nào; tìm hiểu và dự báo về những hậu quả kinh tế - xã hội có thể xảy ra trong hoạt
động của khu vực công; tìm hiểu và đánh giá các phương án chính sách mà Chính
phủ thực hiện và dự kiến thực hiện. Nội dung cuốn sách gồm sáu vấn đề cơ bản:
Khu vực công và hoạt động kinh tế trong khu vực công; Vai trò của Chính phủ đối


13
với khu vực công trong nền kinh tế thị trường; Phân bổ nguồn lực cho phát triển
trong nền kinh tế thị trường; Vai trò của khu vực công trong bảo đảm công bằng xã
hội; Chi tiêu công; Lựa chọn công.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về vi phạm pháp luật và vi phạm pháp luật
trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước
Ở Việt Nam vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật được tiếp cận từ nhiều góc
độ nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Khoa học chính trị học nghiên
cứu vi phạm pháp luật như là một biểu hiện của sự tha hoá quyền lực trong khi tâm
lý học lại đi sâu nghiên cứu cấu trúc tâm lý của hành vi vi phạm. Các khoa học về
quản lý, về thể chế học... đều có các tiếp cận riêng, phù hợp với đối tượng và
phương pháp nghiên cứu của nó.
Trong tất cả những ngành khoa học ấy, khoa học luật học, mà trực tiếp là bộ
môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật và khoa học luật chuyên ngành là những
bộ môn khoa học nghiên cứu những khía cạnh pháp lý chung nhất về vi phạm pháp luật
cũng như vi phạm pháp luật trong từng lĩnh vực xã hội cụ thể. Những kết quả nghiên

cứu của các ngành khoa học ấy như sau:
Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Đại học Luật Hà Nội,
Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Khoa Luật, Đại học Quốc
gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Học viện chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh đã xây dựng khái niệm hành vi vi phạm pháp luật, chỉ rõ
những dấu hiệu và cấu thành chung của nó. Nội dung quan trọng của lý luận chung
về nhà nước và pháp luật về vi phạm pháp luật là đã nghiên cứu những nguyên nhân
dẫn đến vi phạm pháp luật, hậu quả to lớn của nó đối với xã hội, Nhà nước, với
quyền và tự do của công dân, cũng như những vẫn đề phòng ngừa xử lý vi phạm
pháp luật. Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật cũng được nghiên cứu và chỉ rõ
làm cơ sở xác định vi phạm pháp luật.
Các khoa học luật chuyên ngành, trong đó trước hết là khoa học luật hình
sự đã đi sâu nghiên cứu các vi phạm pháp luật theo đối tượng nghiên cứu, làm rõ
chính sách hình sự của Đảng, Nhà nước không chỉ những vấn đề chung mà còn
mô tả cấu thành tội phạm nói chung và cấu thành tội phạm của từng hành vi tội
phạm cụ thể. Hành vi vi phạm pháp luật phổ biến trong xã hội trong quản lý nhà


14
nước là vi phạm hành chính. Đó cũng là đối tượng nghiên cứu của luật hành chính.
Khoa học này đã đưa ra khái niệm vi phạm hành chính, đặc điểm pháp lý chung
của nó đồng thời đưa ra những căn cứ có tính nguyên tắc để phân biệt giữa vi
phạm hành chính và tội phạm.
Các nghiên cứu, cụ thể về các loại vi phạm pháp luật hết sức đa dạng, được
thực hiện bởi nhiều cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học, dưới
các hình thức chương trình, đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước, cấp bộ, các
luận án tiến sĩ, thạc sĩ luật, các bài viết được công bố trên các tạp chí chuyên
ngành, các sách chuyên khảo. Liên quan đến đề tài luận án có thể kể đến một số
công trình sau:
- Đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước

Phạm Ngọc Đản (2006), Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực trạng sai
phạm, thất thoát, lãng phí được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra nhằm
góp phần ngăn ngừa tham nhũng trong đầu tư xây dựng ở nước ta, Đề tài nghiên
cứu khoa học, Văn phòng Chính phủ, Hà Nội

.

Lê Hùng Minh (chủ nhiệm) (2006), Thực trạng và giải pháp chống thất
thoát ngân sách trong hoạt động kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản của kiểm toán
nhà nước Việt Nam. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp bộ, Kiểm toán nhà nước,
Hà Nội

.

Đề tài đã khái quát và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về thất thoát,
lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN. Vai trò của cơ quan
kiểm toán nhà nước trong công cuộc đấu tranh chống thất thoát, lãng phí này.
Công trình nghiên cứu về Luật Kiểm toán Nga của Viện Nghiên cứu thanh
tra

đã nghiên cứu và chỉ ra Điều 22, 23 Luật Kiểm toán Nga quy định: trong

trường hợp kết luận rằng có sự biển thủ kinh phí tài chính của Nhà nước và trong
các trường hợp lạm dụng chức quyền, kiểm toán nhà nước Nga phải chuyển ngay
các hồ sơ kiểm toán cho các cơ quan pháp luật. Đồng thời, nghiên cứu báo cáo
của Uỷ ban Kiểm toán và Thanh tra Hàn Quốc (BAI) đưa vào áp dụng kiểm toán
dựa vào hệ thống. Kiểm toán dựa vào hệ thống được hiểu là tập hợp những
nguyên tắc hướng dẫn tổng quát đối với các hoạt động kiểm toán; các chính
sách, chiến lược; và khái niệm kiểm toán mới. Kiểm toán dựa vào hệ thống được



15
áp dụng cho cả phương pháp cũng như đối tượng kiểm toán. BAI kỳ vọng rằng
với kiểm toán dựa vào hệ thống các kiểm toán viên của họ sẽ dễ dàng chẩn đoán
và đánh giá các dịch vụ nói chung và các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ
bản nói riêng của Chính phủ Hàn Quốc nhằm ngăn ngừa việc các hiện tượng
tham nhũng, chống thất thoát ngân sách nhà nước, đồng thời đưa ra giải pháp
cho những vấn đề được phát hiện.
- Đề tài khoa học công nghệ cấp bộ
Nghiên cứu cơ sở khoa học thực tiễn xử lý khiếu nại hành chính, do Thanh
tra Bộ Nội vụ thực hiện (2003), Chủ nhiệm đề tài TS. Đỗ Xuân Đông

. Đề tài

thông qua việc xem xét, hệ thống các quy định pháp luật về khiếu nại hành chính,
đặc biệt là từ thực tiễn áp dụng các quy định này để đưa ra các giải pháp hoàn thiện
cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính. Đây cũng là các giải pháp mà luận án có thể
tham khảo trong phòng chống các vi phạm pháp luật trong xây dựng cơ bản có vốn
ngân sách nhà nước.
Đề tài khoa học công nghệ cấp bộ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện năm
2005

, trên cơ sở kết quả điều tra của các đoàn công tác của Chính phủ tại các

địa phương có các vi phạm các quy định về ưu đãi đầu tư, trong đó có đầu tư các
công trình xây dựng cơ bản. Những kiến nghị của đề tài về phương hướng, giải
pháp xử lý vi phạm cũng là nguồn tham khảo bổ ích cho luận án.
- Đề tài khoa học cấp cơ sở
Đề tài nghiên cứu khoa học: Vai trò quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư
xây dựng trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, Viện KTXD, Bộ Xây dựng,

Mã RD05

. Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý nhà

nước đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng như khái niệm quản lý nhà nước, đặc điểm
của quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng, vai trò của quản lý nhà
nước. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn về vai trò quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đầu
tư xây dựng về ưu điểm, hạn chế, đề tài đã đưa ra giải pháp tăng cường vai trò của
nhà nước đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và thế
giới. Đây là công trình nghiên cứu được tiếp cận dưới góc độ khoa học kinh tế xây
dựng nên đóng góp quan trọng về thực tiễn vai trò quản lý nhà nước dưới góc độ
kinh tế về đề tài có liên quan.


16
Viện Khoa học Công an (1997), Tham nhũng và đấu tranh chống tham
nhũng, Hà Nội

. Đây là đề tài nghiên cứu một cách toàn diện từ nhận diện tham

nhũng đến thực trạng đấu tranh chống tham nhũng. Các quan điểm và giải pháp đấu
tranh chống tham nhũng được phân tích, lập luận xác đáng.
Cục Cảnh sát kinh tế (1998), Thực trạng tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư
xây dựng và giải pháp phòng ngừa đấu tranh

. Đề tài tập trung phân tích về

thực trạng tham nhũng trong những vấn đề đầu tư xây dựng cơ bản. Trong đó nhận
diện các dấu hiệu vi phạm pháp luật, đặc biệt là vi phạm pháp luật hành chính và
hình sự, từ đó đưa ra các giải pháp để tiến hành đấu tranh.

Trần Quốc Nam (chủ nhiệm đề tài) (2000), Cơ sở lý luận và thực tiễn kiểm
toán tuân thủ trong đầu tư xây dựng, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Kiểm toán nhà
nước khu vực phía Bắc, Hà Nội

. Đề tài đã nghiên cứu lý luận về đầu tư xây

dựng, đồng thời xác định vai trò của kiểm toán tuân thủ trong đầu tư xây dựng, đánh
giá thực trạng của hoạt động này, đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn hoạt
động kiểm toán ở giai đoạn năm 2000.
Phạm Khắc Xương (2002), Thực trạng về tham nhũng, lãng phí trong các
chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
và những giải pháp đặt ra với kiểm toán nhà nước, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
cơ sở

. Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng tham nhũng, lãng phí trong các

chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước,
xác định các vai trò của kiểm toán nhà nước, đưa ra giải pháp phù hợp và có tính
khả thi nhằm khắc phục lãng phí, tham nhũng trong đầu tư xây dựng cơ bản bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Sách chuyên khảo
Lê Thế Tiệm và đồng nghiệp (2006), Công tác đấu tranh phòng chống tham
nhũng trong xây dựng cơ bản, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

.

Cục Cảnh sát kinh tế (1999), Thực trạng tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư xây
dựng và giải pháp phòng ngừa, đấu tranh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

.


- Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ
"Vi phạm pháp luật và đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực kinh tế ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay", Luận án tiến sĩ Luật của


17
NCS Xổm Thong Vi Lay Phôn, bảo vệ 2009

. Luận án đã trình bày những cơ sở

lý luận về vi phạm pháp luật, những đặc trưng và những yếu tố chi phối vi phạm
pháp luật trên lĩnh vực kinh tế, thực trạng và giải pháp đấu tranh phòng ngừa các vi
phạm pháp luật ấy. Bên cạnh những vấn đề lý luận, nội dung luận án trên của NCS
Xổm Thong Vi Lay Phon cung cấp một hướng tiếp cận xử lý vấn đề mà luận án có
thể tham khảo.
Ngoài ra còn có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về áp dụng pháp luật và vi
phạm pháp luật trên một số lĩnh vực, những khôn có luận văn nào trực tiếp nghiên
cứu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư có vốn ngân sách nhà nước.
Từ những nội dung cơ bản của các công trình khoa học trên cho thấy, vi
phạm pháp luật và vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân
sách nhà nước đã được nghiên cứu ở nhiều cấp độ, phạm vi nghiên cứu đa dạng,
phong phú. Các hành vi vi phạm pháp luật được nhận dạng, được đánh giá dưới các
góc độ kinh tế, chính tri và pháp lý, các nguyên nhân chủ quan và khách quan được
các công trình nghiên cứu đánh giá ở các giai đoạn khác nhau. Các giải pháp phòng,
chống vi phạm pháp luật được lập luận gắn với phạm vi, đối tượng nghiên cứu của
từng tác giả, từng đề tài có giá trị áp dụng trong thực tiễn. Tuy nhiên, những nghiên
cứu từ các công trình nêu trên chưa liên quan trực tiếp đến đề tài luận án. Một số đề
tài tuy có cùng đối tượng nghiên cứu song vì mục đích đề tài có nhằm giải quyết
những vấn đề mang tính kinh tế nên nhiều nội dung làm cơ sở lý luận và thực tiễn dưới

góc độ chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật lại chưa được nghiên
cứu một cách toàn diện. Do đó, những đề tài nêu trên là những tri thức cơ bản, đóng vai
trò quan trọng để tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vi phạm
pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước.
Giả thuyết khoa học của luận án là:
Trong khoa học chưa giải quyết thấu đáo về đầu tư xây dựng cơ bản có vốn
ngân sách nhà nước, chưa có những nghiên cứu xác đáng về vi phạm pháp luật
trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn NSNN ở bình diện lý luận; chưa có những
nghiên cứu một cách hệ thống, tổng quát về những hành vi vi phạm pháp luật
trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn NSNN và chưa chỉ ra được những nguyên
nhân của những vi phạm; chưa có những giải pháp chung và giải pháp cụ thể để


18
đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn
ngân sách nhà nước.
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.3.1. Về mặt lý luận
Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu về đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là
đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước trên thế giới nhưng không phân tích dưới
góc độ từng yếu tố của vi phạm pháp luật trong các giai đoạn đầu tư xây dựng và
chưa rút ra những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam.
Đồng thời, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về vi phạm pháp
luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước đang tồn tại những
vấn đề sau:
Một là, những kết quả nghiên cứu chỉ có giá trị nhận thức là chủ yếu, chưa
tạo cơ sở cho việc áp dụng những giá trị ấy cho việc nghiên cứu các vi phạm pháp
luật cụ thể, trong đó có vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn
ngân sách nhà nước.

Hai là, chưa nghiên cứu những vấn đề lý luận về cơ chế hình thành vi phạm,
tức là nghiên cứu sự tác động qua lại của các yếu tố bên trong và bên ngoài của hành vi
vi phạm, mà chính sự tác động này đem lại sự quyết định mục tiêu, động cơ, thái độ và
phương thức thực hiện trong thực tế hành vi vi phạm.
Ba là, phương pháp nghiên cứu đa ngành, liên ngành chưa được vận dụng,
do vậy chưa sử dụng được những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học khác,
nhất là các ngành khoa học trực tiếp liên quan đến con người - chủ thể của hành vi
của họ.
Do vậy, vấn đề đặt ra về lý luận của luận án cần làm rõ nội hàm của các
khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, khái niệm, đặc
điểm vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước;
vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước bao
gồm những yếu tố nào. Phân biệt hành vi hợp pháp và hành vi vi phạm pháp luật;
Cần phân tích, làm rõ yếu tố ảnh hưởng đến vi phạm pháp luật trong đầu tư xây
dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước.


19
Những vấn đề nêu trên cần được nghiên cứu để làm rõ cơ sở lý luận của việc
đề xuất quan điểm, giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng
cơ bản có vốn ngân sách nhà nước.
1.3.2. Về mặt thực tiễn
Ở Việt Nam hiện nay, thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ
bản có vốn ngân sách nhà nước chưa được phân tích, đánh giá về ưu điểm, nhược
điểm cũng như nguyên nhân của thực trạng đó.
Luận án cần tiến hành đánh giá các biểu hiện vi phạm pháp luật trong đầu tư
xây dựng cơ bản, nhận diện các vi phạm qua đó chỉ rõ những kết quả đã đạt được
trong công cuộc phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản cũng
như những hạn chế và kém hiệu quả của hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật
trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước hiện nay ở Việt Nam.

Nhiều công trình nghiên cứu cho rằng việc chống tham nhũng, thất thoát,
lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam là cần thiết và cấp bách. Nhưng
cần phải luận giải để đưa ra một hệ thống các quan điểm khoa học và toàn diện, các
giải pháp cụ thể, khả thi, phù hợp với định hướng xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đảm bảo một cơ chế kiểm soát được các
hành vi vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước
hữu hiệu nhất.
Kết luận chương 1
Ở trong nước và ở nước ngoài đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan
đến đầu tư xây dựng cơ bản, vi phạm pháp luật và vi phạm pháp luật trong đầu tư
xây dựng cơ bản. Các vấn đề về đặc điểm tội phạm, đặc điểm vi phạm pháp luật nói
chung… đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu từ lâu. Ở một số nước
đã hình thành lý thuyết, luận điểm khoa học cho việc xây dựng và vận hành hoạt
động đầu tư xây dựng cơ bản hữu hiệu, công khai, minh bạch.
Ở Việt Nam, từ khi đường lối đổi mới được đề xướng, nhất là đổi mới về
kinh tế, cải cách kinh tế và chủ trương phòng chống tham nhũng có rất nhiều công
trình nghiên cứu về đầu tư xây dựng cơ bản, pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản…


20
trong đó có có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến yêu cầu, giải pháp phòng
chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn
nhà nước. Nhiều công trình trực tiếp nghiên cứu về vi phạm pháp luật dưới góc độ
hình sự, hành chính… Hầu hết các công trình đều cho rằng chống tham nhũng là hết
sức cần thiết nhưng chúng chưa cung cấp đầy đủ và thuyết phục cơ sở lý luận để
thực hiện những công việc đó.
Biểu hiện của vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân
sách nhà nước ở Việt Nam chưa được phân tích một cách cụ thể và toàn diện về
từng yếu tố của vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản cũng như các yếu
tố tác động như pháp luật, ý thức pháp luật, môi trường xã hội, môi trường đầu tư

chưa đánh giá khách quan, toàn diện và chỉ ra những nguyên nhân. Vì vậy, cần luận
giải cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, từ đó xác định các quan điểm mang tính khoa
học và toàn diện, đề xuất các giải pháp cụ thể, phù hợp và khả thi cho việc phòng,
chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước.


×