Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

hóa học dầu mỏ hóa học THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 20 trang )


Dầu mỏ được con người biết đến từ thời cổ xưa, đến thế kỷ
XVIII, dầu mỏ được sử dụng làm nhiên liệu để đốt cháy, thắp sáng.
Sang thế kỷ XIX, dầu mỏ được coi là một trong những nguồn
nhiên liệu chính cho mọi phương tiện giao thông vận tải và cho nền
kinh tế quốc dân.
Ngày nay, dầu mỏ và khí thiên nhiên là những tài nguyên quý
giá của Việt Nam và nhiều quốc gia khác.


1. Tính chất vật lí
Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, không tan
trong nước và nhẹ hơn nước.


2- Trạng thái thiên nhiên và thành phần của dầu mỏ
• Trong tự nhiên dầu mỏ tập trung thành những vùng lớn, ở sâu trong lòng
đất, tạo thành các mỏ dầu.


2- Trạng thái thiên nhiên và thành phần của dầu mỏ

Khí
Dầu
Nước

* Thành phần của dầu mỏ: Dầu mỏ là hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại
hiđrôcacbon và một lượng nhỏ các hợp chất khác.


Quy trình khai thác dầu trên biển


Một giếng khoan dầu thường phải được đào sâu hàng dặm vào trong lòng đất. Mũi
khoan đầu tiên, với đường kính khoảng 50 cm, sẽ đi sâu xuống từ vài nghìn đến vài chục
nghìn mét và gửi xuống một đoạn ống kim loại rỗng với vai trò như một ống dẫn.
Khi những mũi khoan cuối cùng đã chạm xuống đến mỏ dầu, ống dẫn sản xuất sẽ
được gắn vào đó. Tiếp đó kĩ sư sử dụng nước hoặc ga, bơm chúng xuống giếng dầu, từ đó
tăng áp lực trong mỏ dầu lên và dầu có thể được hút lên mặt nước.


CHÈN VIDEO CÁCH KHAI THÁC+
CHẾ BIẾN DẦU MỎ


3 - Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ
Trong chế biến dầu mỏ người ta sử dụng phương pháp
Crắckinh để tăng lượng xăng và các sản phẩm khí khác
có giá trị .
Crắckinh

Dầu nặng
Ví dụ:
C10H22

Xăng + Hỗn hợp khí

Crắckinh
C6H12 + C4H10


II.KHÍ THIÊN NHIÊN
Khí thiên nhiên hỗn hợp chất khí cháy được, bao gồm phần lớn là

các hydrocarbon, là nhiên liệu hóa thạch. Khí thiên nhiên, thường tìm
thấy cùng với các mỏ dầu ở trong vỏ Trái Đất, được khai thác và tinh lọc
thành nhiên liệu cung cấp cho khoảng 25% nguồn cung năng lượng thế
giới.


Khai thác khí thiên nhiên

Khi các kiến tạo địa chất có thể chứa khí tự nhiên được xác định, thông thường chứ
không phải luôn ở bể trầm tích, người ta tiến hành khoan các giếng các kiến tạo đá. Nếu
giếng khoan đi vào lớp đá xốp có chứa trữ lượng đáng kể khí thiên nhiên, áp lực bên
trong lớp đá xốp có thể ép khí thiên nhiên lên bề mặt. Nhìn chung, áp lực khí thường
giảm sút dần sau một thời gian khai thác và người ta phải dùng bơm hút khi lên bề mặt.


Trữ lượng dầu thô và khí thiên nhiên của thế giới
tính đến 1/1/2003
Khu vực

Dầu thô

Khí thiên nhiên

Tỉ tấn

%

Nghìn tỉ m3

%


142,4

100,0

197,7

100,0

Bắc Mĩ

6,2

4,4

8,5

4,3

Trung Nam Mĩ

10,3

7,2

7,9

4,0

Tây Âu


2,3

1,6

5,6

2,8

Đông Âu và Liên Xô cũ

11,3

7,9

66,0

33,4

Châu Phi

13,2

9,3

14,2

7,2

Trung Đông


92,5

65,0

81,2

41,1

Viễn Đông- ASEAN

6,0

4,2

11,0

5,6

Nam TBD (Úc, Niu Dilân...)

0,6

0,4

3,3

1,6

Toàn thế giới



Những quốc gia đứng đầu về trữ lượng dầu mỏ
TT

Tên nước

Trữ lượng (tỉ tấn)

1

Ả rập Xêut

36,2

2

Irắc

15,6

3

Các TVQ Ả rập

13,5

4

Cô Óet


13,3

5

Iran

12,1

6

Venezuala

10,8

7

LB Nga

9,7


III / Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam
+ Vị trí:

Dầu mỏ và khí thiên nhiên của nước ta
tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam.
+ Trữ lượng: Trữ lượng dự báo địa chất khoảng gần
10 tỷ tấn, trữ lượng khai thác đạt khoảng 4 - 5 tỷ tấn
dầu quy đổi.

+ Ưu điểm:
Hàm lượng các hợp chất chứa lưu
huỳnh thấp
+Hạn chế:
Do chứa nhiều Parafin nên dầu mỏ ở
nước ta dễ bị đông đặc.
+ Tình hình khai thác:
Việt Nam bắt đầu khai thác
dầu mỏ ở mỏ Bạch Hổ vào năm 1986. Từ đó đến nay,
việc khai thác dầu và khí thiên nhiên không ngừng
mở rộng.


Tiềm năng dầu khí Việt Nam
Nước ta nằm ở giữa một vùng có thềm lục địa có khả năng tích tụ một khối
lượng dầu khí rất lớn. Trong toàn bộ vùng biển nước ta rộng khoảng 1 triệu km 2,
các nhà khoa học cho rằng khu vực triển vọng có dầu khí chiếm tới 500.000 km 2.
Dầu khí của nước ta tập trung trong các bể lớn sau:
•Bể trầm tích sông Hồng
•Bể trầm tích Cửu Long,
•Bể trầm tích Nam Côn Sơn
•Bể trầm tích Trung Bộ
•Bể Thổ Chu - Mã Lai


Các khu
vực
khai
thác
dầu khí

ở Việt
Nam


Một số giàn khoan dầu ở Việt Nam.

Giàn khoan
mỏ Bạch Hổ.

Giàn khoan mỏ
Đại Hùng.

Giàn khoan
mỏ Rồng.


Một số nhà máy lọc dầu ở Việt Nam.

Nhà máy lọc dầu
Dung Quất

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn
(Sẽ chính thức đi vào
họat động năm 2017)



Luật dầu khí Việt Nam
Toàn bộ tài nguyên dầu khí trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước Việt Nam thống nhất quản lý.
Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư
vốn, công nghệ để tiến hành các hoạt động dầu khí trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia của Việt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn đầu tư, tài sản và các quyền lợi
hợp pháp khác của các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tiến hành các hoạt động
dầu khí ở Việt Nam.
( Luật Dầu khí)


L/O/G/O



×