Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

bai du thi day hoc theo chu de tich hop lien mon ngu van 6 truyen ngu ngon ech ngoi day gieng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.12 KB, 11 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐÔ LƯƠNG
---------***---------

BÀI DỰ THI

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN
Môn Ngữ văn 6 - Tiết 39
Văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” (Truyện ngụ ngôn)
Địa chỉ : TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HIẾN SƠN
Họ và tên giáo viên: ĐẶNG THỊ DUNG

NĂM HỌC: 2016 - 2017


PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên hồ sơ:
Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên THCS – Môn Ngữ văn 6- Tiết
39 – Văn bản: “ Ếch ngồi đáy giếng”.( Truyện ngụ ngôn).
2. Mục tiêu dạy học:
- Có hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngôn.
-Hiểu và cảm nhận chung được nội dung, ý nghĩa của truyện:” Ếch ngồi đáy
giếng”.
-Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
a. Kiến thức:
Sau khi học xong tiết học này học sinh phải thấy được:
* Kiến thức Ngữ Văn:
- Giúp học sinh hiểu được đặc điểm của nhân vật, sự việc, cốt truyện trong
một tác phẩm ngụ ngôn.
- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
- Nghệ thuật đặc sắc của truyện: mượn truyện loài vật để nói chuyện con người,
bí ẩn bài học triết lí; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo.


* Kiến thức liên môn:
* Kiến thức Ngữ Văn:
- Thấy được hậu quả của sự chủ quan, kiêu ngạo, thiếu hiểu biết từ tích hợp với
Lớp 6: Tiết 73+74 Bài 19 :“ Bài học đường đời đầu tiên” ( Dế Mèn phiêu lưu
kí- Tô Hoài ).
* Kiến thức Giáo dục Công dân:
- Thấy được sự biến đổi khí hậu đưa con người đến nhiều hoàn cảnh sống mới
biết thân thiện hoà hợp với thiên nhiên, không nhâng nháo, chủ quan từ tích hợp
Lớp 6: TiÕt 10- Bµi 8-Sèng chan hßa víi mäi ngêi ; Bài 7: “Yêu thiên nhiên,
sống hoà hợp với thiên nhiên”- Phần 1-Truyện đọc ”Một ngày chủ nhật bổ
ích”.Môn Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh lớp 8 bài 5: Ứng xử với môi
trường.
* Kiến thức Sinh học: Bảo vệ ếch có ích giúp bắt sâu bọ trên đồng lúa từ tích
hợp Sinh học7: Bài 38: Ếch đồng - Phần I. Đời sống.
b. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế:
+ Không chủ quan, kiêu ngạo.
+ Học tốt : Bảo vệ Tổ Quốc, xây dựng đất nước.
+ Bảo vệ môi trường: Di tích lịch sử quốc gia ; Ếch đồng
- Rèn kĩ năng đọc, kể, phân tích nhân vật.
- Kỹ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn.
- Kỹ năng khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
c. Thái độ: Qua tiết học:
- Giáo dục ý thức học tập tốt mở rộng tầm hiểu biết của mình.
- Khiêm tốn, sống hoà hợp thân thiện với môi trường và con người.


2
- Nêu cao tinh thần cảnh giác với diễn biến Biển Đông để tích cực tham gia vào

việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.
- Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ
thiên nhiên.
- Rèn ý thức tự học, ham học hỏi trong mọi hoàn cảnh.
- Yêu thích môn Ngữ văn cũng như các môn khoa học khác như: Giáo dục công
dân, Toán học, Hóa học, Vật lý, Sinh học, Âm nhạc, Mỹ thuật.
3. Đối tượng dạy học của bài học:
- Đối tượng học sinh: Lớp 6B, 6 C.
- Số lượng: 78 em.
- Đặc điểm: Học sinh thích học môn Ngữ văn. Nhưng có vài em năng lực tiếp
thu còn hạn chế.
4. Ý nghĩa của bài học: Tích cực hưởng ứng chuyên đề:”Học tập tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh”: Bài học giúp các em rèn được kĩ năng sống thật tốt với
tinh thần tự học, tinh thần vượt khó.Học sinh luôn khắc sâu “Năm điều Bác Hồ
dạy” sống khiêm tốn, hoà nhã với cộng đồng để trở thành “ Con ngoan trò giỏi”.
Bởi: “Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó. Có tài mà không có đức
làm việc gì cũng vô dụng.”( Hồ Chí Minh). Áp dụng vào giải quyết các tình
huống thực tiễn
* Mở rộng tầm hiểu biết: Học tập suốt đời để bảo vệ đất nước, để xây dựng đất
nước ; Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
*Không chủ quan, kiêu ngạo:
+ Chấp hành tốt luật lệ giao thông, không chủ quan nhâng nháo gây tai nạn.
+ Không chủ quan trong học tập tránh kết quả không tốt.
+ Sống khiêm tốn với mọi người.
* Kêu gọi mọi người hạn chế thuốc trừ sâu giúp ếch phát triển để bắt sâu bọ trên
đồng ruộng.
5. Thiết bị dạy học, học liệu:
Giáo án, bài giảng, thiết bị dạy học, tư liệu dạy học (hình ảnh, tài liệu....)
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
* CÁCH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Giáo viên thuyết trình để tạo tâm thế cho học sinh bước vào bài mới.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chung về văn bản.
+ Bước 1: Hướng dẫn học sinh đọc.
+ Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích.
+ Bước 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thể loại văn bản.
+ Bước 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ đề.
+ Bước 5: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bố cục văn bản.
2


3
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chi tiết văn bản.
+ Bước 1: 1: Khi ếch sống ở trong giếng.
- Dựa vào kiến thức sách giáo khoa.
- Tích hợp Sinh học7: Bài 38: Ếch đồng - Phần I.Đời sống ;
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm để thấy môi trường sống hạn hẹp của
ếch
- Nhận xét cách trình bày các sự kiện ở phần đầu đoạn văn bản này.
+ Bước 2: 2. Khi ếch ra khỏi giếng:
Giáo viên tổ chức cho học sinh khai thác kiến thức trong sách giáo khoa kết hợp
với trình chiếu những hình ảnh minh họa trong thưc tế cuộc sống về tác hại và
hậu quả của thói kiêu căng. .
+ Bước 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nhận thức:
- Mở rộng tầm hiểu biết: Tranh ảnh minh họa .
- Không chủ quan kiêu ngạo:
- Tham gia giao thông không chủ quan, nhâng nháo


Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh khái quát nội dung chính của bài học.
Giáo viên tổ chức cho học sinh hệ thống hóa những kiến thức về nội dung và
nghệ thuật của văn bản. Liên hệ mở rộng...
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh luyện tập
Giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập kiến thức đã học kết hợp với trình
chiếu những hình ảnh minh họa về bài học “ Ếch ngồi đáy giếng”.
d. Củng cố bài:
Cho học sinh thảo luận nhóm: Qua bài học, em nắm được những nội dung gì?
Em hãy khái quát nội dung bài học bằng một sơ đồ tư duy.
e. Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh học nội dung bài cũ và chuẩn bị bài mới :
- Học thuộc phần ghi nhớ, nắm vững nội dung đã học, thực hành các biện pháp
- Mỗi tổ vẽ một bức tranh về chủ đề: “Giấc mơ của em ”, không chủ quan, kiêu
ngạo... giờ sau các em nộp, cô giáo chấm điểm.
- Mỗi tuần các em tham gia lao động vệ sinh vào chiều thứ bảy cùng Đoàn
Thanh Niên xã Hiến Sơn để bảo vệ môi trường.
- Chuẩn bị cho tiết 40: Đọc và soạn kĩ “ Thầy bói xem voi”..
3


4
* Phương pháp dạy học: gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, bình giảng, kĩ thuật
động não, thảo luận nhóm, kiểm tra đánh giá (bằng sơ đồ tư duy).
7. Kiểm tra đánh giá các kết quả học tập.
- Kiểm tra việc tiếp thu kiến thức về văn bản, và kiến thức thực tế của học sinh.
- Kiểm tra kĩ năng: Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã
hội bức thiết.
8. Sản phẩm của học sinh:


4


5
Soạn : 12/ 2/ 2017
Tiết 39 :

ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
(Truyện ngụ ngôn)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
* Kiến thức Ngữ Văn:
- Giúp học sinh hiểu được những đặc điểm của truyện ngụ ngôn, nội dung, ý
nghĩa và nghệ thuật đặc sắc của truyện.
- Biết liên hệ truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế phù hợp.
** Kiến thức liên môn:
* Kiến thức Ngữ Văn:
Lớp 6: Tiết 73+74 Bài 19 “ Bài học đường đời đầu tiên” ( Dế Mèn phiêu lưu
kí- Tô Hoài ). Ngữ văn 8: Thuyết minh đồ vật.
* Kiến thức Giáo dục Công dân: Lớp 6: TiÕt 10 - Bµi 8 - Sèng chan hßa víi mäi
ngêi ; Bài 7: “Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên”- Phần 1-Truyện
đọc ”Một ngày chủ nhật bổ ích”.
* Kiến thức Sinh học: Sinh học 7: Bài 38: Ếch đồng - Phần I.Đời sống.
* Kiến thức Toán học: Toán 8: Tiết 58 - Bài 1 – Hình trụ - Diện tích xung
quanh và thể tích của hình trụ ;
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế:
+ Không chủ quan, kiêu ngạo: Để có kết quả học tập tốt; An toàn giao thông
+ Học tốt : Bảo vệ Tổ Quốc, xây dựng đất nước.

+ Bảo vệ môi trường: Ếch đồng
- Rèn kĩ năng đọc, kể, phân tích nhân vật.
- Kỹ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn.
- Kỹ năng khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
c. Thái độ: Qua tiết học:
- Giáo dục ý thức mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu
ngạo.
- Giáo dục ý thức đạo đức thật tốt : Khiêm tốn, sống hoà hợp thân thiện với môi
trường và con người.
- Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ
thiên nhiên.
- Rèn ý thức tự học, ham học hỏi trong mọi hoàn cảnh.
- Yêu thích môn Ngữ văn cũng như các môn khoa học khác như: Giáo dục công
dân, Sinh học, Toán học.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:

5


6
- GV: SGK, SGV, Giáo án, máy chiếu. Tài liệu liên quan các môn có liên quan.
Phiếu học tập.
- HS: SGK , vở ghi, soạn bài .
- Phương pháp: Đọc diễn cảm, đàm thoại, vấn đáp, phân tích, thảo luận nhóm.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
a. Ổn định tổ chức: Sĩ số 6C: 40/40
b. Kiểm tra bài cũ: Vở soạn của học sinh
c. Bài mới:
*HĐ1 - Giới thiệu bài : Sự huênh hoang kiêu ngạo, xem thường người khác
là một thói xấu của con người, mang lại hậu quả khôn lường. Đó cũng là nội

dung mà cô và các em sẽ tìm hiểu qua câu chuyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy
giếng” hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – H S
NỘI DUNG
CẦN ĐẠT
HĐ 2
I. Đọc-Tìm hiểu chung
- HS đọc diễn cảm?
1. Đọc - kể:
- GV nhận xét
- Giọng đọc hài hước,
chậm rãi
- Thế nào là ngụ ngôn?
2. Chú thích:
(Ngụ: Ngụ ý, ngầm, bóng gió kín đáo. Ngôn : Ngôn ngữ) a, Truyện ngụ ngôn:
- Nêu khái niệm truyện ngụ ngôn?
- Là truyện kể bằng văn
GV: Giới thiệu truyện ngụ ngôn nổi tiếng trên thế giới : xuôi hoặc văn
vần,
Truyện ngụ ngôn Êdôp.
mượn chuyện về loài
- Nêu đặc điểm của truyện ngụ ngôn ?
vật, đồ vật hoặc chính
Hs trả lời
con người để nói bóng
GV chốt lại khái niệm
gió kín đáo chuyện con
người nhằm khuyên nhủ,
răn dạy người ta bài học
nào đó trong cuộc sống.

Kĩ thuật dạy học : Khăn trải bàn
- Nêu kiểu văn bản, phương thức biểu đạt chính, thể loại,
bố cục, từ khó 1,2,3 của văn bản : ’’Ếch ngồi đáy
giếng ’’ ?
Học sinh trình bày.
Nhận xét.

b, Thể loại : Truyện ngụ
ngôn.
c, Kiểu văn bản : Tự sự
d, Phương thức biểu đạt
chính : Tự sự xem miêu
tả, biểu cảm.
e, Từ khó :
- Chú ý từ khó
+1.Chúa tể (chú tể): kẻ
có quyền lực cao nhất,
chi phối những kẻ khác.
+2.Dềnhlên:(nước) dâng
cao.
6


7
+3. Nhâng nháo: Không
coi ai ra gì.
- P1: Từ đầu đến " Vị chúa tể": Khi ếch sống ở trong
giếng
- P2: Còn lại: Khi ếch ra khỏi giếng
HĐ 3

- Nhân vật trong truyện được xây dựng là loài vật nào ?
(Con ếch)
-Ếch là loài vật như thế nào ? (Tích hợp Sinh học7: Bài
38: Ếch đồng - Phần I.Đời sống.)

(Ở nơi ẩm ướt hoặc ở cạn. Ăn sâu bọ .)
- Nhân vật có mối quan hệ như thế nào với nhân dân ta?
( Gần gũi trong đời sống nhân dân.)
-Trong câu chuyện này kể về con ếch sống ở chỗ nào?
( Giếng nước hay còn được gọi là giếng khơi).
- Căn cứ vào các kiến thức sau em hãy lên mô tả lại
giếng nước? Tích hợp : Toán 8 Tiết 58- Bài 1 – Hình trụ
- Diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ; Ngữ
văn: Thuyết minh đồ vật.
(Hình trụ. Sâu: 7-8m. Miệng hình tròn. Chứa nước )
- Khi ếch ngồi ở đáy giếng thì quan sát lên trên thấy thế
nào?
- Dùng quyển vở các em cuộn tròn lại nhìn lên bảng sau
đó nhận xét sự quan sát của mình? Nhận xét môi trường
sống của con ếch trong truyện? Từ đó em có nhận xét gì
về cách kể chuyện của tác giả dân gian?

g, Bố cục: 2 phần
II. Đọc- Tìm hiểu nội
dung văn bản:
1.Khi ếch sống ở trong
giếng:

- Ếch sống ở trong giếng
lâu ngày.


- nhìn thấy bầu trời chỉ
bằng cái vung

Thảo luận nhóm:
(Chỉ nhìn được một hai chữ trên bảng không nhìn được Môi trường, thế giới
hết cả bảng. Quan sát của mắt đều bị hạn chế.Cách kể sống của ếch rất nhỏ bé,
chuyện của tác giả dân gian rất sát với thực tế cuộc hạn hẹp.
sống.)
- Xung quanh ếch có những con vật nào sống cùng? So - vài con nhái, cua, ốc bé
với ếch thì chúng ra sao?
nhỏ .
- Hàng ngày ếch có những hành động gì? Có ảnh hưởng - kêu ồm ộp vang động
7


8
gì không?
- Ếch tự thấy mình như thế nào?

cả giếng khiến các con
vật khác rất hoảng sợ .
- nó oai như vị chúa tể.
 Thiếu sự hiểu biết,
hiểu biết nông cạn lại
huyênh hoang, chủ quan,
kiêu ngạo.

- Em nhận xét gì về về tính cách của ếch?


Kiêu ngạo
2. Khi ếch ra khỏi giếng

- Ếch ra khỏi giếng bằng cách nào?
- Mưa to nước tràn
- Nước ở giếng khơi có sự thay đổi gì?
giếng, ếch ra ngoài.
(Do mạch nước ngầm, thời tiết nước giếng có thể lúc
cạn, lúc đầy, lúc nhiều , lúc ít).
-Ếch có thái độ như thế nào ở bên ngoài?
- nghênh ngang đi lại
khắp nơi, cất tiếng kêu
ồm ộp.
- Nhâng nháo nhìn bầu
trời, chả thèm để ý xung
quanh
- Kết cục của ếch như thế nào?
=> Kết cục: Ếch bị con
trâu giẫm bẹp.( ếch bị trả
giá, cái giá quá đắt bằng
chính mạng sống của nó)
Do sự chủ quan, kiêu
ngạo, coi thường những
đối tượng xung quanh
- Qua câu chuyện về chú ếch với kết cục bị thảm ngụ ý 2. Bài học nhận thức
nêu ra bài học gì?
được rút ra:
- Hoàn cảnh sống hạn
hẹp sẽ ảnh hưởng đến
nhận thức về chính mình

và thế giới xung quanh.
- Tại sao ếch lại có kết cục như vậy?

- Em đã đọc tác phẩm nào có nhân vật kiêu ngạo đã gây
ra cái chết cho người khác để rồi phải ân hận suốt đời ?
( Ngữ văn 6 - Bài 19 - Tiết 73+74: “Bài học đường đời
đầu tiên ’’(Trích : “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài ) .

- Không được chủ quan,
kiêu ngạo, coi thường
người khác bởi những kẻ
đó sẽ bị trả giá đắt, có
khi bằng cả mạng sống.
- Phải biết hạn chế của
mình và phải mở rộng
8


9
tầm hiểu biết bằng nhiều
hình thức khác nhau.
- Em hãy đọc: “Năm điều Bác Hồ dạy ?’’ xem điều gì - Chế giễu, phê phán
gắn với bài học này ? (Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.)
những kẻ thiếu hiểu biết
nhưng huênh hoang, coi
thường người khác
HĐ 4:

- Khái quát lại nội dung của truyện ?


III. Tổng kết :
1.Nghệ thuật:
- Xây dựng hình tượng
gần gũi với đời sống.
- Cách nói bằng ngụ
ngôn, cách giáo huấn tự
nhiên, đặc sắc.
- Cách kể bất ngờ, hài
hước kín đáo.
2. Nội dung:
- Phê phán những kẻ
thiếu hiểu biết, hiểu biết
hạn hẹp mà lại huyênh
hoang.
- Khuyên nhủ người ta
phải cố gắng mở rộng
hiểu biết của mình ,
không được chủ quan
kiêu ngạo.

- Đọc ghi nhớ Sách giáo khoa trang 101?
- Nhân dân ta có thành ngữ : “ Ếch ngồi đáy giếng .’’

* Ghi nhớ : ( Sách giáo
khoa.)

- Khái quát lại nghệ thuật của truyện ?

* HĐ5


IV. Luyện tập :
Bài 1:
- Hãy tìm và gạch chân hai câu văn trong văn bản mà em - Tưởng bầu trời nhỏ bé
cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý như một cái vung và nó
nghĩa của truyện ?
oai như vị chúa tể.
- Nhâng nháo nhìn bầu
trời, chả thèm để ý xung
quanh ….
Bài 2:
- Thử nêu những một số hiện tượng trong cuộc sống ứng + Chủ quan khi tham gia
với thành ngữ : “Ếch ngồi đáy giếng ’’?
giao thông bị va chạm
HS kể tình huống trong cuộc sống .
xe.
9


10
- Nhận xét ?

+ Chủ quan, kiêu căng là
học sinh giỏi Toán cấp
- “ Coi trời bằng vung”.
huyện nhưng không đạt
- “ Con cóc làm góc bờ ao.
học sinh giỏi văn cấp
Lăm le lại muốn đớp sao trên trời..”
trường vì điểm văn quá
thấp…

- Hiện nay ếch đồng đang bị tiệt chủng, em có biện pháp Bài 3:
gì ? (Tuyên truyền mọi người nhặt cỏ, bắt ốc bằng tay Tình huống thực tế cần
hạn chế dùng thuốc sâu để ếch nhái có cơ hội sống giúp giải quyết:
bà con bắt sâu bọ trên cánh đồng)
- Giếng nước hiện nay đang rơi vào tình trạng như thế
nào? Mọi người ứng xử ra sao để bảo vệ giếng và nguồn
nước? ( Giếng nước ít sử dụng hay bị lấp đi. Mọi người
nên tích cực vệ sinh nguồn nước và giếng khơi)
Bài 4:
- Nhân dân ta có thành ngữ : “ Ếch ngồi đáy giếng” để Diều sáo
nhắc nhở chúng ta. Em có thấy trò chơi dân gian thể hiện Bóng bay
điều đó .Còn có hình ảnh nào cũng thường biểu tượng
cho những ước mơ ?
*HĐ6 : d. Củng cố : Thảo luận nhóm : Vẽ sơ đồ tư duy ?
- Nhóm trưởng lên trình bày.
- Gv nhận xét cho điểm.
e. Hướng dẫn học bài về nhà :
- Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm chuyện theo đúng trình tự các sự việc.
- Tìm những từ ngữ em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung ý
nghĩa của truyện trên?
- Đọc thêm những truyện ngụ ngôn khác.
- Soạn “Thầy bói xem voi”: Chú ý nhân vật, sự việc, đặc điểm cốt truyện.
7. Kiểm tra đánh giá các kết quả học tập.
- Kiểm tra việc tiếp thu kiến thức về văn bản, và kiến thức thực tế của học sinh.
- Kiểm tra kĩ năng: Đọc – hiểu một văn bản truyện ngụ ngôn, rút ra bài học
trong thức tế cuộc sống.
8. Sản phẩm của học sinh : Áp dụng vào giải quyết các tình huống thực tiễn Thể hiện bằng tranh vẽ, làm thơ
* Mở rộng tầm hiểu biết: Học tập suốt đời để bảo vệ, xây dựng đất nước. Đi một
ngày đàng, học một sàng khôn.
* Không chủ quan, kiêu ngạo: để chấp hành tốt luật lệ giao thông không chủ

quan, nhâng nháo gây tai nạn. Hoặc học tập tránh kết quả không tốt.

10



×