Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ phần dịch vụ thương mại lữ hành quốc tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 44 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 5
5. Kết cấu đề tài .......................................................................................... 5
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ
LỮ HÀNH ....................................................................................................... 6
1.1. Một số khái niệm .............................................................................. 6
1.1.1. Khái niệm lữ hành................................................................... 6
1.1.2. Kinh doanh lữ hành................................................................. 6
1.1.3. Doanh nghiệp lữ hành ............................................................. 7
1.2. Đặc điểm về sản phẩm lữ hành ..................................................... 10
1.3. Các yếu tố phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành .................. 11
1.3.1. Lao động ............................................................................... 11
1.3.2. Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật .............................................. 12
1.3.3. Hệ thống các sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành ................ 13
1.3.4. Thị trƣờng khách hàng .......................................................... 14
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƢƠNG MẠI LỮ HÀNH QUỐC TẾ
VIỆT NAM ................................................................................................... 16
2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần dịch vụ thƣơng mại lữ hành quốc
tế Việt Nam ........................................................................................... 16
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty ................................................. 16
1.2.2. Cơ cấu tổ chức ...................................................................... 17
1.2.3. Các ngành nghề kinh doanh .................................................. 20
2.2. Hệ thống sản phẩm du lịch của Công ty cổ phần dịch vụ thƣơng
mại lữ hành quốc tế Việt Nam ............................................................. 21
2.2.1. Chƣơng trình du lịch đƣa ngƣời nƣớc ngoài vào Việt Nam ... 21


1


2.2.2. Chƣơng trình du lịch cho ngƣời Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài
cƣ trú tại Việt Nam đi du lịch nƣớc ngoài ................................................. 22
2.2.3. Chƣơng trình du lịch cho ngƣời Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài
cƣ trú tại Việt Nam đi du lịch Việt Nam ................................................... 23
2.2.4. Thị trƣờng khách của công ty................................................ 24
2.3. Hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty
Vinatourist.,JSC ................................................................................... 25
2.4. Đánh giá về hoạt động kinh doanh lữ hành của Công ty cổ phần
dịch vụ thƣơng mại lữ hành quốc tế Việt Nam ................................... 26
2.4.1. Điểm mạnh ......................................................................... 26
2.4.2. Điểm yếu .............................................................................. 27
2.4.3. Cơ hội ................................................................................... 28
2.4.4. Thách thức ............................................................................ 29
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH LỮ HÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƢƠNG
MẠI LỮ HÀNH QUỐC TẾ VIỆT NAM .................................................... 31
3.1. Phƣơng hƣớng phát triển của công ty trong thời gian tới ........... 31
3.2. Một số giải pháp cụ thể .................................................................. 33
3.2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trƣờng, xác định đối tƣợng
khách hàng hợp lý .................................................................................... 33
3.2.2. Duy trì và khai thác tốt thị trƣờng hiện tại............................. 35
3.2.3. Mở rộng đến các thị trƣờng khác .......................................... 35
3.2.4. Lựa chọn thị trƣờng mục tiêu ................................................ 36
3.2.5. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy công ty ............................ 37
3.2.6. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên ........................ 38
3.2.7.Tạo mối quan hệ tốt với nhà cung cấp .................................... 39
KẾT LUẬN ................................................................................................... 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 41
PHỤ LỤC ................................................................................................... 42

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu đƣợc trong đời sống kinh tế xã hội
và trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia. Hoạt động kinh doanh lữ hành là đặc thù
của ngành du lịch. Mỗi quốc gia muốn phát triển ngành công nghiệp du lịch
không thể thiếu hệ thống các công ty lữ hành hùng mạnh tham gia hoạt động
kinh doanh trên thị trƣờng.
Hàng năm trên thế giới có hàng trăm triệu ngƣời đi du lịch và xu hƣớng
này ngày càng gia tăng. Theo đánh giá của Tổ Chức Du Lịch Thế Giới (WTO),
trong những năm tới, viễn cảnh của ngành du lịch toàn cầu nhìn chung rất khả
quan. WTO đã dự báo, lƣợng khách du lịch quốc tế trên thế giới sẽ đạt gần 01
tỷ lƣợt ngƣời, thu nhập xã hội từ du lịch đạt khoảng 900 tỷ USD và sẽ tạo thêm
khoảng 150 triệu chỗ làm trực tiếp, chủ yếu là khu vực Châu Á. Du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia.
Trong xu thế quốc tế toàn cầu hóa thì ngành kinh tế du lịch giữ vai trò đặc
biệt quan trọng cho thu nhập nền kinh tế quốc dân. Phát triển du lịch là điều
kiện tốt để thực hiện xuất khẩu tại chỗ, thu nhiều nguồn ngoại tệ về cho đất
nƣớc, giải quyết nạn thất nghiệp có xu hƣớng gia tăng, khai thác các nguồn lao
động dƣ thừa, thúc đẩy cho các ngành kinh tế khác phát triển.
Công ty cổ phần dịch vụ thƣơng mại lữ hành quốc tế Việt Nam
(Vinatourist.,JSC) là một hãng lữ hành tuy chỉ mới hình thành đúng 11 năm
nhƣng đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của ngành du
lịch Hà Nội nói riêng và ngành du lịch nƣớc nhà nói chung.
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần dịch vụ thƣơng mại lữ hành

quốc tế Việt Nam (Vinatourist.,JSC) với mong muốn phát triển hoạt động kinh
doanh lữ hành nội địa và quốc tế tại Công ty nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu du
lịch cho khách, tôi quyết định chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh
doanh lữ hành tại Công ty cổ phần dịch vụ thương mại lữ hành quốc tế Việt
Nam” làm đề tài báo cáo thực tập của mình.
3


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống lý luận về phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành
của doanh nghiệp, tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành
của Công ty để xác định ƣu điểm và hạn chế cũng nhƣ những nguyên nhân của
hạn chế trong hoạt động kinh doanh lữ hành hiện nay, từ đó đề xuất những giải
pháp và kiến nghị nhằm mở rộng phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành của
Công ty cổ phần dịch vụ thƣơng mại lữ hành quốc tế Việt Nam
(Vinatourist.,JSC)
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan một số vấn đề lý luận về kinh doanh lữ hành trong du lịch.
- Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành của Công ty cổ phần
dịch vụ thƣơng mại lữ hành quốc tế Việt Nam giai đọan 2010-2015.
- Phân tích các nhân tố chủ yếu tác động đến hoạt động kinh doanh lữ
hành của Công ty cổ phần dịch vụ thƣơng mại lữ hành quốc tế Việt Nam.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hoạt động kinh doanh
lữ hành của Công ty cổ phần dịch vụ thƣơng mại lữ hành quốc tế Việt Nam
trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là họat động kinh doanh và các nhân tố

ảnh hƣởng đến họat động kinh doanh lữ hànhh của Công ty cổ phần dịch vụ
thƣơng mại lữ hành quốc tế Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Công ty cổ phần dịch vụ thƣơng mại lữ hành quốc tế
Việt Nam.
- Về thời gian: Từ năm 2010 đến nay

4


4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phƣơng pháp chủ yếu gồm: tổng hợp, thu thập, xử lý
tài liệu, so sánh, phân tích,…
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài đƣợc cấu trúc thành ba
chƣơng nhƣ sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về kinh doanh dịch vụ lữ hành
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ
phần dịch vụ thương mại lữ hành quốc tế Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại
Công ty cổ phần dịch vụ thương mại lữ hành quốc tế Việt Nam

5


Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm lữ hành
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về lữ hành. Trong nội dung

nghiên cứu của đề tài này xin trình bày hai quan niệm:
Theo quan niệm chung “Lữ hành là sự đi lại di chuyển của con ngƣời từ
nơi này đến nơi khác”. Theo cách đề cập này thì hoạt động du lịch bao gồm yếu
tố lữ hành, nhƣng không phải tất cả các hoạt động lữ hành đều là du lịch.
Theo quan niệm của Việt Nam “Lữ hành chỉ là một lĩnh vực kinh doanh
trong ngành du lịch, lữ hành bao gồm những hoạt động tổ chức, sắp xếp các
chƣơng trình du lịch cho khách”.
Nhƣ vậy cần phải hiểu: Hoạt động lữ hành là việc thực hiện các nghiên
cứu thị trƣờng, thiết lập các chƣơng trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng
cáo và bán các chƣơng trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc
văn phòng đại diện tổ chức các chƣơng trình và hƣớng dẫn du lịch.
1.1.2. Kinh doanh lữ hành
Trong quá trình phát triển của ngành du lịch, ngành kinh doanh lữ hành ra
đời và trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu đƣợc của ngành du
lịch.
Theo Luật Du lịch: “Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện
một phần hoặc toàn bộ chƣơng trình du lịch cho khách du lịch”. “Kinh doanh
lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện các chƣơng trình du lịch nhằm
mục đích sinh lợi”.
Kinh doanh lữ hành hiểu theo nghĩa rộng là tổ chức các hoạt động nhằm
cung cấp những dịch vụ đƣợc sắp đặt trƣớc nhằm thoả mãn các nhu cầu của
khách du lịch để thu đƣợc lợi nhuận.
Theo Luật Du lịch: Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải thành lập
doanh nghiệp; Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành bao gồm doanh nghiệp kinh
6


doanh lữ hành nội địa và doanh nghiệp lữ hành quốc tế; Doanh nghiệp kinh
doanh lữ hành quốc tế đƣợc kinh doanh lữ hành nội địa. Doanh nghiệp kinh
doanh lữ hành nội địa không đƣợc kinh doanh lữ hành quốc tế.

1.1.3. Doanh nghiệp lữ hành
1.1.3.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp lữ hành
Có thể hiểu “Doanh nghiệp lữ hành là đơn vị có tƣ cách pháp nhân, hạch
toán độc lập đƣợc thành lập nhằm mục đích sinh lời bằng việc giao dịch ký kết
các hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chƣơng trình du lịch đã bán cho
khách du lịch(thông tƣ số 715/TCDL ngày 9/7/1994)”.
Theo cách phân loại của Tổng cục Du lịch, doanh nghiệp lữ hành bao
gồm 2 loại: Doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa.
- Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: Là doanh nghiệp có trách nhiệm xây
dựng bán các chƣơng trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của
khách để trực tiếp thu hút khách đến Việt Nam và đƣa công dân Việt Nam,
ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú ở Việt Nam đi du lịch. Thực hiện các chƣơng trình du
lịch đã bán hoặc ký hợp đồng uỷ thác từng phần, trọn gói cho các doanh nghiệp
- Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa: Là doanh nghiệp có trách
nhiệm xây dựng bán và tổ chức thực hiện các chƣơng trình du lịch nội địa,
nhận uỷ thác để thực hiện dịch vụ, chƣơng trình du lịch cho khách nƣớc ngoài
đã đƣợc các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đƣa vào Việt Nam.
Tuy nhiên, trong thực tế các doanh nghiệp lữ hành không chỉ ghép nối
các dịch vụ của các nhà cung cấp đơn lẻ thành chƣơng trình du lịch chào bán
mà còn trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm du lịch hoặc đại lý lữ hành làm trung
gian bán các sản phẩm du lịch để hƣởng hoa hồng.
Từ đó, doanh nghiệp lữ hành đƣợc định nghĩa đầy đủ nhƣ sau: “Doanh
nghiệp lữ hành là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh chủ yếu
trong lĩnh vực xây dựng, bán và thực hiện các chƣơng trình du lịch trọn gói cho
khách du lịch. Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt
động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các
7


hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của

khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.
1.1.3.2. Chức năng và nhiện vụ của doanh nghiệp lữ hành
- Chức năng của doanh nghiệp lữ hành
Trong lĩnh vực hoạt động của mình doanh nghiệp lữ hành thực hiện
chức năng môi giới các dịch vụ trung gian, tổ chức sản xuất các chƣơng trình
du lịch và khai thác các chƣơng trình du lịch khác. Với chức năng này doanh
nghiệp lữ hành là cầu nối giữa cung và cầu du lịch, giữa khách du lịch và các
nhà cung ứng cơ bản của hoạt động lữ hành đƣợc qui định bởi đặc trƣng của
sản phẩm du lịch và kinh doanh du lịch. Còn với chức năng sản xuất, doanh
nghiệp lữ hành thực hiện xây dựng các chƣơng trình du lịch trọn gói phục vụ
nhu cầu của khách. Ngoài hai chức năng trên, doanh nghiệp lữ hành còn khai
thác các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách nhƣ các dịch vụ lƣu trú, ăn uống,
vận chuyển.
- Nhiệm vụ của doanh nghiệp lữ hành
+ Từ các chức năng trên, doanh nghiệp lữ hành thực hiện các nhiệm vụ
quan trọng là tổ chức các hoạt động trung gian và tổ chức các chƣơng trình du
lịch trọn gói, trực tiếp tổ chức các chƣơng trình du lịch trọn gói cho khách:
+ Tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ các sản phẩm của
nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Hệ thống các điểm bán, các đại lý du lịch tạo
thành mạng lƣới phân phối sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch.
Trên cơ sở đó rút ngắn hoặc xoá bỏ khoảng cách giữa khách du lịch và các cơ
sở kinh doanh du lịch.
+ Tổ chức các chƣơng trình du lịch trọn gói, các chƣơng trình này nhằm
liên kết các sản phẩm du lịch nhƣ vận chuyển, lƣu trú, vui chơi giải trí... thành
một sản phẩm thống nhất hoàn hảo đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch.
Các chƣơng trình du lịch sẽ xoá bỏ những khó khăn, lo ngại của khách du lịch,
đồng thời tạo cho họ sự an tâm tin tƣởng vào sự thành công của chuyến du lịch.

8



+ Tổ chức cung cấp các dịch vụ đơn lẻ cho khách trên hệ thống cơ sở vật
chất kỹ thuật hiện có để đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu của khách từ khâu
đầu tiên tới khâu cuối cùng.
1.1.3.3. Vai trò của doanh nghiệp lữ hành
- Đối với khách du lịch
Hiện nay đi du lịch trở thành một hiện tƣợng phổ biến, một nhu cầu thiết
yếu với mọi ngƣời. Du khách đi du lịch sẽ đƣợc tiếp cận, gần gũi với thiên
nhiên hơn, đƣợc sống trong môi trƣờng tự nhiên trong sạch, đƣợc tận hƣởng
không khí trong lành. Đi du lịch, du khách đƣợc mở mang thêm tầm hiểu biết
về văn hoá, xã hội cũng nhƣ lịch sử của đất nƣớc. Doanh nghiệp lữ hành sẽ
giúp khách hàng thoả mãn nhu cầu đó.
Khi mua các chƣơng trình du lịch trọn gói, khách du lịch đã tiết kiệm
đƣợc cả thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm thông tin, tổ chức sắp xếp bố trí
cho chuyến du lịch của họ.
Khách du lịch sẽ đƣợc thừa hƣởng những tri thức và kinh nghiệm của
chuyên gia tổ chức du lịch tại các công ty lữ hành, các chƣơng trình vừa phong
phú hấp dẫn vừa tạo điều kiện cho khách du lịch thƣởng thức một cách khoa
học nhất.
Một lợi thế khác là mức giá thấp của các chƣơng trình du lịch. Các doanh
nghiệp lữ hành có khả năng giảm giá thấp hơn rất nhiều so với mức giá công bố
của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, điều này đảm bảo cho các chƣơng trình
du lịch luôn có giá hấp dẫn đối với khách.
Một lợi ích không kém phần quan trọng là các doanh nghiệp lữ hành giúp
cho khách du lịch cảm nhận đƣợc phần nào sản phẩm trƣớc khi họ quyết định
mua và thực sự tiêu dùng nó.
- Đối với các nhà cung ứng sản phẩm du lịch
Doanh nghiệp lữ hành cung cấp các nguồn khách lớn, đủ và có kế hoạch.
Mặt khác trên cơ sở hợp đồng đã ký kết giữa hai bên các nhà cung cấp đã
chuyển bớt một phần rủi ro có thể xảy ra với các doanh nghiệp lữ hành.

9


Các nhà cung cấp thu đƣợc nhiều lợi ích từ các hoạt động quảng cáo
khuyếch trƣơng của các doanh nghiệp lữ hành. Đặc biệt đối với các nƣớc đang
phát triển nhƣ Việt Nam, khi khả năng tài chính còn hạn chế thì các mối quan
hệ các doanh nghiệp lữ hành trên thế giới là phƣơng pháp quảng cáo hữu hiệu
thị trƣờng du lịch quốc tế.
- Đối với ngành Du lịch
Doanh nghiệp lữ hành là một tế bào, một đơn vị cấu thành nên ngành Du
lịch. Nó có vai trò thúc đẩy hay hạn chế sự phát triển của ngành Du lịch. Nếu
mỗi doanh nghiệp lữ hành kinh doanh có hiệu quả sẽ tạo điều kiện tốt cho toàn
ngành Du lịch nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
- Đối với doanh nghiệp khác
Mỗi doanh nghiệp kinh doanh đều nằm trong mối quan hệ tổng thể với
các doanh nghiệp khác trên thị trƣờng. Và doanh nghiệp lữ hành cũng không
nằm ngoài quy luật ấy. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thúc đẩy các doanh
nghiệp và các ngành khác phát triển thể hiện ở chỗ doanh nghiệp lữ hành sử
dụng đầu ra của các ngành sản xuất khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình.
- Đối với cƣ dân địa phƣơng
Khi lữ hành phát triển sẽ mở ra nhiều tuyến điểm du lịch, đặc biệt là các
điểm đến các địa phƣơng. Điều này sẽ giúp dân cƣ địa phƣơng mở mang tầm
hiểu biết, giúp họ có cơ hội kinh.
1.2. Đặc điểm về sản phẩm lữ hành
- Sản phẩm lữ hành có tính chất tổng hợp: sản phẩm lữ hành là sự kết hợp
của nhiều dịch vụ nhƣ: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lƣu trú, dịch vụ ăn uống...
của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm mới hoàn chỉnh. Sản phẩm lữ
hành là các chƣơng trình du lịch trọn gói (package tour) hay từng phần, khách
hàng phải trả tiền trọn gói các dịch vụ trong chƣơng trình du lịch trƣớc khi đi

du lịch.

10


- Sản phẩm lữ hành không đồng nhất giữa các lần cung ứng do chất lƣợng
dịch vụ cấu thành phụ thuộc vào tâm lý, trạng thái tình cảm của cả ngƣời phục
vụ lẫn ngƣời cảm nhận. Mà các yếu tố đó thì lại thay đổi và chịu tác động của
nhiều nhân tố trong những thời điểm khác nhau.
- Sản phẩm lữ hành bao gồm các hoạt động điễn ra trong cả một quá trình
từ khi đón khách theo yêu cầu, cho đến khi khách trở lại điểm xuất phát gồm:
+ Những hoạt động đảm bảo nhu cầu của chuyến đi nhu cầu giải trí, tham
quan.
+ Những hoạt động đảm bảo nhu cầu thiết yếu của khách chuyến đi nhƣ đi
lại, ăn ở, an ninh...
- Không giống nhƣ ngành sản xuất vật chất khác, sản phẩm lữ hành không
bảo quản, lƣu kho, lƣu bãi đƣợc và giá của sản phẩm lữ hành có tính linh động
cao.
- Chƣơng trình du lịch trọn gói đƣợc coi là sản phẩm đặc trƣng trong kinh
doanh lữ hành. Một chƣơng trình du lịch trọn gói có thể đƣợc thực hiện nhiều
lần vào những thời điểm khác nhau.
1.3. Các yếu tố phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành
1.3.1. Lao động
Đối với doanh nghiệp lữ hành thì lao động là một yếu tố đầu vào quan
trọng trong bất kỳ quá trình sản xuất kinh doanh nào nó quyết định hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì chính con ngƣời là chủ thể tiến hành mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp lữ hành có 2 loại lao động: lao động quản trị và lao động
thừa hành.
Lao động quản trị bao gồm: Giám đốc doanh nghiệp, phó giám đốc

doanh nghiệp, trƣởng các phòng chức năng, trƣởng các bộ phận tác nghiệp và
các quản trị viên. Trong đó Giám đốc doanh nghiệp là ngƣời chịu trách nhiệm
chung về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành. phó
giám đốc doanh nghiệp là ngƣời do giám đốc doanh nghiệp uỷ quyền phụ trách
11


từng lĩnh vực công tác nhất định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Số lƣợng phó giám đốc doanh nghiệp tuỳ thuộc vào quy mô và mức độ phức
tạp của lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Trƣởng các phòng chức
năng(trƣởng phòng kế toán, trƣởng phòng tổ chức hành chính) là nhà quản trị
cấp trung gian, họ có vai trò tham mƣu và trợ giúp cho giám đốc doanh nghiệp
giải quyết các vấn đề chuyên môn sâu trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Lao động thừa hành bao gồm: nhân viên thị trƣờng, nhân viên điều hành
và hƣớng dẫn viên du lịch và các nhân viên khác nhƣ nhân viên kế toán, bảo
vệ... Trong đó, nhân viên thị trƣờng có nhiệm vụ nghiên cứu thị trƣờng, thiết kế
các chƣơng trình du lịch. Nhân viên điều hành chịu trách nhiệm phối hợp với
các nhân viên bộ phận thị trƣờng để ký kết các hợp đồng bán và phân công
hƣớng dẫn viên theo đoàn. Hƣớng dẫn viên du lịch là những ngƣời đi theo các
tour du lịch hƣớng dẫn khách và giúp khách đáp ứng mọi nhu cầu phát sinh
trong chuyến đi.
Việc xác định số lƣợng và chất lƣợng lao động để bố trí sử dụng hợp lý
góp phần quan trọng vào năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Việc quản lý sử
dụng lao động cũng nhƣ việc phân bổ tổ chức lao động hợp lý sẽ kích thích khả
năng sáng tạo của ngƣời lao động, là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả
kinh doanh. Với doanh nghiệp lữ hành lao động càng trở nên quan trọng hơn vì
doanh nghiệp lữ hành là doanh nghiệp sử dụng lao động sống là chủ yếu.
1.3.2. Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật
Để có thể tồn tại và phát triển đƣợc, không chỉ doanh nghiệp lữ hành mà

tất cả các doanh nghiệp nói chung đều cần có vốn. Trong kinh doanh lữ hành
vốn của doanh nghiệp không chỉ đầu tƣ để trang trải các hao phí thiết kế
chƣơng trình du lịch, trả lƣơng nhân viên mà còn dùng để trang bị mua sắm cơ
sơ vật chất kỹ thuật,... phục vụ hoạt động kinh doanh lữ hành. Có thể khẳng
định, một doanh nghiệp mạnh có điều kiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ du
lịch có chất lƣợng là một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính. Vì vậy trong quá
12


trình kinh doanh các doanh nghiệp lữ hành phải có biện pháp quản lý vốn, quay
vòng vốn một cách linh hoạt sao cho vốn ban đầu đó đƣợc thu hồi nhanh và có
khả năng sinh lời lớn nhất. Việc bảo toàn và phát triển vốn là một đòi hỏi cấp
thiết của mỗi doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nhằm đáp ứng nhu cầu hiện đại
hoá trong kinh doanh lữ hành, sản phẩm dịch vụ du lịch và tạo điều kiện để
doanh nghiệp có thể cạnh tranh, hội nhập với khu vực và thế giới.
Trong đó, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp bao gồm tất
cả các phƣơng tiện vật chất và tƣ liệu lao động để sản xuất ra toàn bộ sản phẩm
dịch vụ cho khách du lịch. Việc đầu tƣ cơ sở vật chất hợp lý một mặt giúp các
doanh nghiệp lữ hành tiết kiệm đƣợc chi phí, mặt khác giúp doanh nghiệp lữ
hành có điều kiện làm bằng chứng vật chất hữu hình hoá sản phẩm của doanh
nghiệp để hạn chế rủi ro đối với khách hàng và góp phần thu hút khách hàng.
Ngoài ra cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại còn là điều kiện để doanh nghiệp nâng
cao chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ điều kiện lao động và năng suất làm việc
cho doanh nghiệp. Cở sở vật chất kỹ thuật là điều kiện tối quan trọng để doanh
nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành.
1.3.3. Hệ thống các sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành
Sản phẩm trong doanh nghiệp lữ hành là các loại hình dịch vụ mà doanh
nghiệp cung ứng cho du khách: Chƣơng trình du lịch, dịch vụ cung cấp và tƣ
vấn thông tin, đại lý du lịch... Các dịch vụ cấu thành nên sản phẩm của doanh
nghiệp lữ hành phần lớn đƣợc cung ứng từ các đối tác. Các hãng lữ hành sử

dụng sản phẩm của hệ thống đó sản xuất ra các loại sản phẩm đặc trƣng của
mình nhằm cung ứng cho du khách trong hoàn cảnh không gian và thời gian
xác định.
Các công ty hoạt động lữ hành có những sản phẩm không giống với các
doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm dịch vụ lữ hành mang tính đặc thù ngành,
không thể tồn kho, không thể thử, mang tính vô hình, khách hàng chỉ có thể
cảm nhận khi đã mua chƣơng trình.

13


Căn cứ vào tính chất và nội dung của sản phẩm lữ hành có thể chia các
sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành ra làm ba nhóm cơ bản: Các dịch vụ trung
gian, các chƣơng trình du lịch trọn gói và các dịch vụ khác.
Tuy nhiên các doanh nghiệp lữ hành cần lƣu ý rằng: Nhu cầu của khách
hàng mang tính tổng hợp rất cao. Vì thế, doanh nghiệp muốn phát triển hoạt
động kinh doanh lữ hành thì phải đáp ứng nhu cầu đó bằng sự đa dạng tổng hợp
của hệ thống sản phẩm. Song doanh nghiệp là ngƣời ký hợp đồng và đại diện
bán cho nhà sản xuất trực tiếp. Nên để trách rủi ro và đảm bảo duy trì lâu dài,
doanh nghiệp lữ hành cần lựa chọn nhà cung cấp, nhận làm đại lý cho các
doanh nghiệp đang đáng tin cậy, có uy tín.
1.3.4. Thị trường khách hàng
Khách hàng là ngƣời tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Nhƣ
vậy khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trƣờng kinh
doanh lữ hành nói chung và phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nói riêng.
Thông qua quá trình tiêu thụ của khách hàng mà doanh nghiệp lữ hành thực
hiện đƣợc mục tiêu đề ra là doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, mối quan hệ tốt
đẹp này chỉ có thể tồn tại và thực hiện nếu nó đảm bảo lợi ích kinh tế và sự
thoả mãn cho cả hai bên.
Khách hàng có thể có nhiều loại: Một cá nhân hay tổ chức, khách hàng

tiềm năng, hiện thực hay truyền thống. Tuỳ thuộc vào đối tƣợng khách hàng
khác nhau mà doanh nghiệp có các hành vi ứng xử cũng nhƣ các phƣơng thức
mua bán thích hợp.
Nghiên cứu tập khách hàng cũng chính là xác định nhu cầu thị trƣờng, từ
đó xây dựng mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh doanh. Ngoài việc quan tâm
đến nhu cầu thị hiếu khách hàng thì điều doanh nghiệp cần là hành vi mua bán
thực tế. Hành vi đó bị chi phối mạnh mẽ bởi sức mua và sự trả giá của khách
hàng.
Khách hàng là yếu tố cuối cùng về hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Vì tất cả mọi sự đầu tƣ của doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm dịch vụ và
14


đƣợc khách hàng chấp thuận. Để khách hàng tiếp nhận thì doanh nghiệp phải
thoả mãn nhu cầu và thu hút khách hàng. Khách hàng là ngƣời quyết định cuối
cùng cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cả về chất lƣợng và
đồng thời cũng là ngƣời tiêu thụ. Thông qua sự cảm nhận của khách hàng sẽ
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, yêu cầu xác
định đúng đắn tập thị trƣờng khách hàng mục tiêu sẽ cho phép doanh nghiệp có
những quyết định đúng đắn để phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành, có các
chính sách xúc tiến, giá cả, sản phẩm, cạnh tranh hợp lý và hiệu quả. Mỗi
doanh nghiệp lữ hành không chỉ chú trọng duy trì thị trƣờng khách hiện tại mà
còn phải không ngừng mở rộng thị trƣờng khách hàng tiềm năng để chiếm lĩnh
thị phần khách hàng và tối ƣu hoá mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành, các doanh nghiệp
lữ hành cần phải nhận biết những ƣu điểm và hạn chế của các yếu tố môi
trƣờng kinh doanh: kinh tế, văn hoá, chính trị, tự nhiên, nhà cung cấp... để lự
chọn và phát triển hợp ý các yếu tố kể trên.

15



Chƣơng 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƢƠNG MẠI LỮ HÀNH
QUỐC TẾ VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần dịch vụ thƣơng mại lữ hành quốc
tế Việt Nam
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty
Tên giao dịch: CÔNG TY CP DỊCH VỤ- THƢƠNG MẠI- LỮ HÀNH
QUỐC TẾ VIỆT NAM (Vinatourist.,JSC)
Trụ sở đăng kí kinh doanh: Số 15, Hẻm 310/96/118 Phố Ái Mộ, Bồ Đề,
Long Biên, Hà Nội
Văn phòng giao dịch: Số 7 Châu Long, Q. Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (+84.4) 62821555/ Fax: (+84.4) 62824555
Phone: 0981 048179 – 0943 796 406
E:| W: www.didulichvietnam.com.vn
Web: didulichvietnam.com.vn/ vietnamtravel.today/vinatourist-jsc.com.vn

Logo của Công ty
Trải qua 11 năm hình thành và phát triển, từ khi còn là một đơn vị nhỏ bé
chƣa đƣợc nhiều ngƣời biết tới, hoạt động chủ yếu lữ hành nội địa, cho đến nay
công ty đã phát triển với quy mô khoảng 50 nhân viên chính thức có chuyên
môn cao, hàng chục hƣớng dẫn viên cộng tác từ nhiều nơi và tham gia kinh
doanh hoạt động lữ hành quốc tế, đạt thành tích là doanh nghiệp lữ hành đƣợc

16


hài lòng năm 2015 do báo Sài Gòn tiếp thị bầu chọn và có những sản phẩm

đƣợc hài lòng nhất trong nhiều năm liền.
Ngoài ra Công ty còn đƣợc tặng thƣởng nhiều giấy khen, bằng khen, của
các cơ quan đơn vị nhƣ UBND thành phố Hà Nội, quận Long Biên và nhiều tổ
chức mà công ty tham gia làm từ thiện từ việc trích một phần lợi nhuận có đƣợc
vào các hoạt động từ thiện và đƣợc các tổ chức đánh giá cao. Từ chỗ chỉ có một
lƣợng nhỏ chƣơng trình tham quan đến nay công ty đã xây dựng hàng trăm
chƣơng trình tham quan cả trong nƣớc và quốc tế đƣợc khách hàng đánh giá
cao..
1.2.2. Cơ cấu tổ chức
1.2.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Giám Đốc

Phó Giám Đốc
Điều hành

Phòng
Doanh

Sales
Executive

Kinh

Marketing

Phòng
Toán

Hƣớng
viên


Chú thích:
: Quan hệ trực tiếp
17

Kế

dẫn

Phòng Nghiệp
Vụ

Đại lý vé máy
bay, vận chuyển

Thiết
Tour

kế


Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến. Với mô hình
này, GĐ là ngƣời trực tiếp chỉ huy xuống các bộ phận phòng ban, các phòng
ban sẽ chỉ đạo xuống cấp dƣới của phòng mình. Mỗi nhân viên chỉ chịu sự
quản lý của 1 cấp trên duy nhất.
* Ƣu điểm: đạt đƣợc tính thống nhất trong quản lý và dễ quy đƣợc trách
nhiệm nếu có sai sót xảy ra.
* Nhƣợc điểm: GĐ sẽ chịu nhiều áp lực khi giải quyết các công việc, phải
am hiểu nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Nếu quy mô của công ty tăng
lên, áp lực của GĐ cũng nhiều hơn.

Về cơ cấu tổ chức của Công ty đã phân chia rạch ròi giữa lữ hành nội địa
với lữ hành quốc tế, trong từng mảng còn đƣợc phân chia theo các tour, tuyến
và từng thị trƣờng khách(nội địa có ngƣời chuyên vé lẻ, có ngƣời chuyên kinh
doanh vé đoàn, trong vé lẻ lại phân ra các thị trƣờng khác nhau tạo nên sự
chuyên nghiệp và chuyên môn cao trong từng tour tuyến nhằm phát huy hết
tiềm năng thế mạnh của từng ngƣời một góp phần nâng cao sức cạnh tranh
trƣớc các công ty khác.
Tuy vậy phòng lữ hành quốc tế chỉ có ít thành viên, với một thị trƣờng
rộng lớn nhƣ hiện nay thì không đủ để đảm đƣơng công việc một cách tối ƣu,
do vậy cần tăng thêm nhân sự cho bộ phận này nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát
triển thị trƣờng.
Riêng bộ phậnn thông tin dƣ luận có tới 7 thành viên là chƣa thật sự hợp
lý. Mặc dù có một số vị trí là kiêm nhiệm song không thật sự cần thiết nhiều
nhƣ vậy mà nên đổi tên là phòng Maketing và quan hệ khách hàng để đảm
đƣơng chức năng tiếp thị cho công ty.
1.2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
- Giám đốc:
Là ngƣời lãnh đạo cao nhất trong việc điều hành mọi việc của Công ty.
Là ngƣời đại diện công ty tham gia ký kết các hợp đồng, đồng thời chịu trách
nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, Giám đốc
18


còn là ngƣời hỗ trợ nhân viên điều hành trong quá trình hƣớng dẫn tác nghiệp.
Hơn nữa, giám đốc cũng là ngƣời gặp gỡ khách hàng sau mỗi chuyến đi để
thực hiện các chƣơng trình hậu mãi cũng nhƣ tiếp nhận ý kiến phản hồi của họ,
tƣ vấn cho họ.
- Phó giám đốc điều hành:
 Điều hành các chƣơng trình, cung cấp các dịch vụ du lịch.
 Lập kế hoạch và triển khai các công việc liên quan đến việc thực hiện

chƣơng trình nhƣ đăng ký chỗ khách sạn, làm Visa, mua vé vận chuyển,… đảm
bảo yêu cầu về thời gian và chất lƣợng.
 Phối hợp với phòng kế toán thực hiện thanh toán với các DN gửi khách
và nhà cung cấp du lịch.
 Thiết lập và duy trì mối quan hệ mật thiết với các cơ quan hữu quan
(ngoại giao, nội vụ, hải quan). Ký hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ, hàng
hóa du lịch( KS, nhà hàng, đƣờng sắt…), lựa chọn các nhà cung cấp đảm bảo
uy tín, chất lƣợng, giá cả hợp lý.
 Theo dõi, kiểm tra qúa trình thực hiện các CTDL.
 Bên cạnh đó, phó giám đốc còn thay mặt Giám đốc điều hành khi GĐ
đi vắng.
- Phòng kế toán
Tổ chức thực hiện các công việc tài chính kế toán của công ty; thực hiện
chế độ báo cáo định ký, phản ánh kịp thời những thay đổi để lãnh đạo kịp thời
xử lý; hỗ trợ các bộ phận khác nhằm hoàn thành tốt mục tiêu của tổ chức.
- Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh là bộ phận rất quan trọng trong công ty, góp phần lớn
trong sự thành công và phát triển của công ty. Phòng có nhiệm vụ tim kiếm các
nguồn khách, nhà cung cấp là đầu vào của sản phẩm nhƣ: xe, khách sạn, nhà
hàng, các địa điểm du lịch,… và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, tính giá cả cho
sản phẩm. Ngoài ra phòng còn tham mƣu cho Giám đốc trong quá trình ký kết
hợp đồng kinh tế, mở rộng mạng lƣới kinh doanh và cùng với các phòng ban
19


chức năng khác lập kế hoạch cho các bộ phận trực thuộc để tổ chức kinh doanh
hiệu quả.
 Lập kế hoạch và triển khai các công việc liên quan đến việc thực hiện
chƣơng trình nhƣ đăng ký chỗ khách sạn, làm Visa, mua vé vận chuyển,… đảm
bảo yêu cầu về thời gian và chất lƣợng.

 Phối hợp với phòng kế toán thực hiện thanh toán với các DN gửi khách
và nhà cung cấp du lịch.
 Thiết lập và duy trì mối quan hệ mật thiết với các cơ quan hữu quan
(ngoại giao, nội vụ, hải quan). Ký hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ, hàng
hóa du lịch( KS, nhà hàng, đƣờng sắt…), lựa chọn các nhà cung cấp đảm bảo
uy tín, chất lƣợng, giá cả hợp lý.
 Theo dõi, kiểm tra qúa trình thực hiện các CTDL.
 Bên cạnh đó, phó giám đốc còn thay mặt Giám đốc điều hành khi GĐ
đi vắng.
1.2.3. Các ngành nghề kinh doanh
Hiện nay, với những thuận lợi trong điều kiện hoạt động, cũng nhƣ địa vị
của Công ty cổ phần dịch vụ thƣơng mại lữ hành quốc tế Việt Nam đang hoạt
động trong các lĩnh vực nhƣ sau:
F41000 - Xây dựng nhà các loại
F4210 - Xây dựng công trình đƣờng sắt và đƣờng bộ
F42200 - Xây dựng công trình công ích
F42900 - Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
F43110 - Phá dỡ
F43120 - Chuẩn bị mặt bằng
F43210 - Lắp đặt hệ thống điện
F4322 - Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nƣớc, lò sƣởi và điều hoà không khí
F43290 - Lắp đặt hệ thống xây dựng khác
F43300 - Hoàn thiện công trình xây dựng
G4649 - Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
20


G4662 - Bán buôn kim loại và quặng kim loại
G4663 - Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
H4931 - Vận tải hành khách đƣờng bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ

vận tải bằng xe buýt);
H5229 - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
I5510 - Dịch vụ lƣu trú ngắn ngày
I5610 - Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lƣu động
M7110 - Hoạt động kiến trúc và tƣ vấn kỹ thuật có liên quan
G4773 - Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh
C3100 - Sản xuất giƣờng, tủ, bàn, ghế
N82300 - Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thƣơng mại
N82990 - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chƣa đƣợc
phân vào đâu
P85100 - Giáo dục mầm non
C16220 - Sản xuất đồ gỗ xây dựng
N79110 - Đại lý du lịch (Ngành chính)
N79120 - Điều hành tua du lịch
N79200 - Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức
2.2. Hệ thống sản phẩm du lịch của Công ty cổ phần dịch vụ thƣơng
mại lữ hành quốc tế Việt Nam
2.2.1. Chương trình du lịch đưa người nước ngoài vào Việt Nam
Đây là một thị trƣờng hết sức tiềm năng và đem lại lợi nhuận rất cao.
Tuy nhiên do còn thiếu sự đầu tƣ nên kết quả đem lại chƣa cao, công ty chỉ có
một văn phòng đại diện tại Lào, mà thực chất là nhờ công ty vận tải hành khách
tại Lào bán hộ tour và trích phần trăm nên hoạt động chƣa thực sự hiệu quả và
mang tính nghiệp dƣ, chƣa có mối quan hệ sâu rộng với các sở ngành trong lĩnh
vực du lịch còn các thị trƣờng khác hầu nhƣ chƣa có,khách nƣớc ngoài họ tự
vào Việt Nam rồi tới mua tour nên lƣợng khách ít ỏi, chủ yếu do ngƣời thân
của họ ở Việt Nam đặt mua tuor trƣớc đó.
21


Thị trƣờng khách Việt Kiều rất tiềm năng cần đƣợc khái thác mạnh mẽ

hơn nhằm đem lại doanh thu cao hơn.
Ngoài công tác quảng bá xúc tiến du lịch tại các hội chợ triển lãm trong
nƣớc, công ty cần tham gia các hội chợ ở nƣớc ngoài nhất là ở Singapore,
Malaixia. Từ đó khai thác những thị trƣờng này thông qua các đối tác bản sứ.
Hiện việc bán tour trực tuyến cần đƣợc quan tâm hơn và có nhiều thứ
ngôn ngữ nhƣ tiếng Anh, tiếng Campuchia, tiếâng Trung Quốc, Nhật Bản…
Việc thanh toán tour qua tài khoản cũng đóng góp đáng kể cho việc bán
sản phẩm, đây là cách thức tiên tiến trong tƣơng lai
2.2.2. Chương trình du lịch cho người Việt Nam, người nước ngoài cư
trú tại Việt Nam đi du lịch nước ngoài
Đây là một thị trƣờng rất tiềm năng và đem lại doanh thu chỉ đứng sau
thị trƣờng nội địa, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và xu hƣớng liên kết
ASEAN, sẽ có nhiều nƣớc miễn thị thực cho công dân Việt Nam, thu nhập
ngƣời dân ngày một tăng, nhiều tập đoàn quốc tế đang hoạt động ở Việt Nam
cho nhân viên đi Teambuilding ở nƣớc ngoài nên nhiều ngƣời sẽ chọn đi du
lịch nƣớc ngoài chủ yếu là các nƣớc liền kề nhƣ Campuchia, ThaiLan,
Singapore, Malaixia, Trung Quốc…
Các thị trƣờng Châu Âu còn nhiều hạn chế do chi phí cao, thời gian
chƣơng trình, việc xin Visa gặp khó khăn nên vẫn chƣa hấp dẫn nên khách du
lịch vẫn đi các nƣớc Châu Á nhiều hơn do chi phí thấp và có nền văn hóa tƣơng
đồng với Việt Nam.
Hiện nay Công ty cổ phần dịch vụ thƣơng mại lữ hành quốc tế Việt Nam
có khoảng 20 chƣơng trình du lịch đi các nƣớc trên thế giới với giá cả tƣơng
đối cạnh tranh (giá tour Campuchia 4 ngày 3 đêm chỉ có 199 USD, Singapo 4
ngày 3 đêm chỉ có 528 USD..) Khởi hành định kì hàng tuần và hàng tháng, đáp
ứng đƣợc cho một lƣợng khách vừa phải, lịch trình tour khá ấn tƣợng và có sự
khác biệt với các hãng lữ hành khác, chất lƣợng dịch vụ tốt, phục vụ chu đáo,

22



đội ngũ hƣớng dẫn viên nhiệt tình, giỏi chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ là
những ƣu thế của công ty so với các hãng cung đẳng cấp.
Hiện công ty đang khai thác mạnh thị trƣờng Campuchia vì đây là thị
trƣờng gần kề với Việt Nam, có nhiều di sản nổi tiếng (Angkowat, Angkothom,
chùa vàng…) và nhất là chi phí thấp nên đƣợc nhiều khách hàng lựa chọn,
Campuchia miễn thị thực nhập cảnh và xuất cảnh cho công dân Việt Nam lại có
nhiều Việt Kiều đang làm ăn sinh sốâng cũng là những yếu tố thúc đẩy lƣợng
khách đi du lịch tại đây. Hơn nữa công ty còn có đội ngũ hƣớng dẫn viên nói
tiếng Campuchia thành thạo và có mối quan hệ tốt đẹp với hệ thống khách sạn,
nhà hàng còn là những ƣu thế.
Ngoài ra những thị trƣờng đầy triển vọng nhƣ Singapore, Malaixia,
Bruney, Trung Quốc và Hàn Quốc cũng cần đƣợc quan tâm phát triển. Hiện tại
với thị trƣờng Thái Lan đang găp khó khăn và suy giảm nghiêm trọng do
những bất ổn chính trị,song khi bình thƣờng trở lại thì đây là thị trƣờng rất
tiềâm năng cần nhanh chóng khôi phục để nâng cao doanh thu.
Đối với thị trƣờng ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú tại Việt Nam đi du lịch nƣớc
ngoài, công ty chƣa khai thác đƣợc nhiều do công tác xúc tiến và Maketing
chƣa hiệu quả, đồng thời gặp khó khăn trong khâu tổ chức nên chƣa đem lại
doanh thu nhƣ mong muốn.
Hiện thị trƣờng khách Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ,đây là thị
trƣờng đem lại doanh thu cao, dễ dàng tổ chức và chi phí tổ chức sẽ thấp do
vậy cần đặc biệt coi trọng để phát triển hiệu quả hơn xứng đáng với một hãng
lữ hành quốc tế.
2.2.3. Chương trình du lịch cho người Việt Nam, người nước ngoài cư
trú tại Việt Nam đi du lịch Việt Nam
Đây là thị trƣờng chính đem lại doanh thu chủ yếu cho công ty hàng
năm. Nhiều yếu tố thuận lợi nhƣ thị trƣờng khách đông (hàng năm có khoảng
trên 20 triệu lƣợt khách đi du lịch nội địa) và ổn định, là thị trƣờng truyền
thống, Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh ở khắp miền đất nƣớc nên

23


chƣơng trình đa dạng, giao thông thận lợi, pháp lí đơn giản, có nhiều đối tác
thân thuộc nên hầu hết các hãng lữ hành quốc tế đều quan tâm đến thị trƣờng
này.
Hiện công ty có trên 30 chƣơng trình định kì cho thị trƣờng nội địa tham
quan tới tất cả các điểm du lịch nổi tiếng ở cả 3 miền đất nƣớc, ngoài ra công ty
còn nhận thiết kế riêng chƣơng trình du lịch cho khách hàng đặt ra về giá cả,
thời gian, chƣơng trình tham quan, nhận tổ chức những chƣơng trình có sẵn do
khách hàng cung cấp. Công ty đã tạo đƣợc bản sắc riêng biệt để níu chân ngƣời
tiêu dùng, những sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc và những giá trị truyền
thống của dân tộc Việt Nam.
Các thị trƣờïng trọng điểm chủ yếu tại khu vực phía Nam nhƣ Phan
Thiết, Nha Trang, Đà Lạt. Miền Trung nhƣ, Hội An, Đà Nẵng, Huế, Phong
Nha:Các thị trƣờng phía Bắc nhƣ: Hà Nội - Hạ Long - Sapa.
Du lịch biển đảo dã ngoại nhƣ Côn Đảo - Phú quốc - Cù Lao Câu..
Do tính chất cạnh tranh ngày một khốc liệt đòi hỏi sự chuyên nghiệp
trong khâu tổ chức, nâng cao chất lƣợng phục vụ đồng thời rà soát cắt giảm
những chi phí không cần thiết đƣa ra sản phẩm có giá cả cạnh tranh.
2.2.4. Thị trường khách của công ty
Công ty đã chọn cho mình một thị trƣờng khách phù hợp với những thế
mạnh sẵn có. Trong những năm qua, thị trƣờng chủ lực của công ty nằm ở các
quốc gia khu vực Đông Nam Á và Châu Á vì đây đều là các thị trƣờng gần kề
với nƣớc ta, có chi phí du lịch vừa phải lại có số ngày trung bình khoảng 4-7
ngày nên phù hợp với nhiều đối tƣợng khách, thuận lợi về mặt đi lại và điều
kiện xin visa dễ dàng vì hầu hết các nƣớc này đã miễn thị thực cho công dân
Việt Nam. Riêng thị trƣờng Trung Quốc có lƣợng khách lớn nhất (42%) do chi
phí du lịch thấp (199usd/ tour 4 ngày đêm) khởi hành bằng ô tô nên có rất
nhiều khách tham gia. Thêm vào đó đất nƣớc này gần gũi về mặt văn hóa với

Việt Nam nên cũng thuận lợi trong giao lƣu, tìm hiểu văn hóa thông qua hoạt
động du lịch.
24


+ Theo vị trí địa lí
Khách chủ yếu tại khu vực Hà Nội. Đây là thị trƣờng công ty đặt trụ sở,
là thị trƣờng du lịch lớn nhất cả nƣớc, có mức thu nhập cao, tâm lý ngƣời dân
thích đi du lịch vì vậy ở hiện tại và tƣơng lai vẫn là thị trƣờng hết sức tiềm
năng. Việc ngày càng có nhiều hãng lữ hành cùng hoạt động đòi hỏi phải có sự
hiểu biết hơn nữa về khách hàng mới đảm bảo cho sự hoạt động của công ty
đƣợc thuận lợi.
+ Theo đối tƣợng khách
Đa dạng về đối tƣợng: Gồm nhiều ngành nghề khác nhau nhƣ Công nhân
viên các công ty, Học sinh -Sinh viên, các cơ quan đơn vị và khách lẻ, khách
đoàn. Và đủ mọi lứa tuổi nhƣng tập trung là khách hàng trẻ tuổi đến trung niên.
+ Theo mức thu nhập
Sản phẩm đa dạng, rất nhiều mức giá khác nhau phù hợp với túi tiền của
nhiều đối tƣợng khách hàng.
2.3. Hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty
Vinatourist.,JSC
Hoạt động kinh doanh của công ty với xu hƣớng có hiệu quả, kinh doanh
phát triển và ổn định.Từ 2013, 2014 và 2015 doanh thu của công ty TNHH lữ
hành Vinatourist.,JSC đã liên tục tăng. Cụ thể doanh thu tăng từ 4.302.219.000
VND ở năm 2013 lên 5.156.3656.000 VND năm 2014 và 6.216.645.000VND
năm 2015. Tốc độ tăng trƣởng năm 2014 so với năm 2013 là 10,73%, năm
2015 so với năm 2014 là 44,03%. Từ năm 2015, công ty mở rộng hoạt động
kinh doanh cả lĩnh vực lữ hành quốc tế và đầu tƣ mạnh vào hoạt động
marketing nên doanh thu tăng thêm đến 44,03%.
Lợi nhuận của công ty cũng tăng đều theo từng năm. Cụ thể năm 2015

tăng 79,82% so với năm 2014 và năm 2014 tăng 83,33% so với năm 2013. Từ
đó cho thấy đƣợc tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận của công ty là rất lớn, tăng mạnh
hơn cả doanh thu Nguyên nhân chính ở đây là do sự quản lý tốt chi phí hàng

25


×