Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

ặc tính dịch tể mô tả và không gian của đợt dịch tai xanh tại đồng nai từ 20092012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

BÙI VĂN MẠNH

ĐẶC TÍNH DỊCH TỄ MÔ TẢ VÀ KHÔNG GIAN CỦA
ĐỢT DỊCH TAI XANH TẠI ĐỒNG NAI TỪ 2009 - 2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

ĐẮK LẮK, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

BÙI VĂN MẠNH

ĐẶC TÍNH DỊCH TỄ MÔ TẢ VÀ KHÔNG GIAN CỦA
ĐỢT DỊCH TAI XANH TẠI ĐỒNG NAI TỪ 2009 - 2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: THÚ Y
Mã số: 60640101

Người hướng dẫn khoa học:

ĐẮK LẮK, NĂM 2015

TS. Lê Thanh Hiền



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Tác giả

Bùi Văn Mạnh

i


LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm tạ
Ban Giám hiệu Trường Đại học Tây nguyên.
Ban chủ nhiệm khoa và toàn thể quý thầy cô Khoa Thú y Trường Đại học
Tây Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong thời gian học tập tại
trường.
Quý thầy cô và cán bộ đào tạo sau đại học Trường Đại học Tây Nguyên
đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận
văn này.
Chân thành ghi ơn
TS. Lê Thanh Hiền và TS. Cao Văn Hồng đã tận tình giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn
Ban Lãnh đạo Chi cục Thú y Đồng Nai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
trong công việc để tôi học tập và hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn

Phòng Dịch tễ, Trạm Thú y, Phòng Nông nghiệp (Kinh tế) các huyện, thị
xã Long Khánh và Thành phố Biên Hòa đã giúp đỡ chúng tôi thu thập số liệu.
Gửi lời cảm ơn đến
Gia đình, bạn bè lớp cao học Thú y K7 - 2012 đã cùng chia sẻ những khó
khăn, buồn vui trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và trong cuộc sống.

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................ iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ................................................................vii
DANH MỤC BẢNG............................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ..............................................................................................ix
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
Đặt vấn đề ..........................................................................................................1
Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3
1.1 Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai...............................3
1.1.1

Điều kiện tự nhiên ...........................................................................3

1.1.2

Tình hình Kinh tế - Xã hội ..............................................................4


1.2 Tình hình chăn nuôi tỉnh Đồng Nai .............................................................5
1.3 Tổng quan về bệnh tai xanh (PRRS) ...........................................................6
1.3.1

Khái quát về bệnh heo tai xanh .......................................................6

1.3.2

Căn bệnh học...................................................................................6

1.3.3

Đặc điểm truyền lây ........................................................................8

1.3.4

Dấu hiệu lâm sàng ...........................................................................9

1.3.5

Bệnh tích........................................................................................10

1.3.6

Chẩn đoán......................................................................................11

1.3.7

Vắc-xin trong phòng PRRS...........................................................16


iii


1.4 Diễn biến dịch heo tai xanh ở Việt Nam ...................................................18
1.5 Diễn biến dịch heo tai xanh ở Đồng Nai ...................................................21
1.6 Tình hình nghiên cứu về dịch tễ học mô tả và không gian........................21
1.7 Giới thiệu về phần mềm Quantum GIS .....................................................23
1.7.1

Giới thiệu về phần mềm R ............................................................24

1.7.2

Giới thiệu về phần mềm SaTScan.................................................25

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...26
2.1 Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu................................................26
2.1.1

Đối tượng nghiên cứu....................................................................26

2.1.2

Thời gian nghiên cứu.....................................................................26

2.1.3

Địa điểm nghiên cứu .....................................................................26


2.1.4

Nguyên liệu ...................................................................................26

2.2 Nội dung nghiên cứu .................................................................................26
2.3 Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................27
2.3.1

Thống kê, thu thập thông tin về tình hình chăn nuôi, dịch heo tai

xanh tại Đồng Nai từ năm 2009 đến năm 2012 ...................................................27
2.3.2

Nghiên cứu các đặc tính dịch tễ học mô tả của dịch tại các huyện

có dịch heo tai xanh từ năm 2009 đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.....27
2.3.3
dịch

Thiết lập bản đồ nguy cơ, nghiên cứu các đặc tính không gian của
.......................................................................................................29

2.4 Phương pháp xử lý số liệu .........................................................................31
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................32
3.1 Tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .......................................32
3.2 Tình hình dịch heo tai xanh tại tỉnh Đồng Nai từ năm 2009 – 2012.........35
3.3 Các đặc tính dịch tễ học mô tả của dịch tai xanh tại các huyện có dịch heo
tai xanh từ năm 2009 đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.....................39
3.3.1 Phân bố về thời gian của các ổ dịch heo tai xanh ..............................39
3.3.2 Tính tỷ lệ bệnh, tỷ lệ chết, tỷ lệ hộ có dịch trong đàn có dịch ...........40

iv


3.3.3 Khoảng thời gian dịch .......................................................................52
3.3.4 Các đặc tính không gian của dịch......................................................54
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................64
4.1 Kết luận......................................................................................................64
4.2 Đề nghị.......................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................66
PHỤ LỤC.............................................................................................................69

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

FA

Fluorescent antibody

Phương pháp kháng thể
huỳnh quang

GIS

Geographic

Information

Hệ thống thông tin địa lý


System
GDP

Gross Domestic product

Tổng sản phẩm quốc nội

IHC

Immunohistochemistry

Phương pháp hóa mô miễn
dịch

PRRS Porcine

Reproduct

Hội chứng rối loạn sinh sản,

Respiratory Syndrome

hô hấp trên heo

RNA

Ribonucleic Acid

Axít Ribonucleic


GPS

Global Positioning System

Hệ thống định vị toàn cầu

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Protein cấu trúc của Vi-rút PRRS..........................................................8
Bảng 3.1: Đàn heo tỉnh Đồng Nai năm 2009 - 2012 theo huyện.........................32
Bảng 3.2: Tình hình dịch heo tai xanh tại tỉnh Đồng Nai từ 2009 đến 2012.......37
Bảng 3.3: Tỉ lệ mắc bệnh heo tai xanh trong đàn có bệnh...................................41
Bảng 3.4: Tỉ lệ mắc bệnh theo lứa tuổi heo trong đàn có bệnh ...........................44
Bảng 3.5: Tỉ lệ chết do bệnh heo tai xanh trong đàn có bệnh.............................47
Bảng 3.6: Tỷ lệ hộ có dịch theo qui mô đàn năm 2012 (n=493) .........................50
Bảng 3.7: Khoảng thời gian có dịch tai xanh tai Đồng Nai .................................52

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố về thời gian của các ổ dịch heo tai xanh tại Đồng Nai......39
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ mắc bệnh tai xanh trong đàn có bệnh năm 2010 theo huyện.42
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ mắc bệnh tai xanh trong đàn có bệnh năm 2012 theo huyện.43
Biểu đồ 3.4: So sánh tỷ lệ mắc bệnh tai xanh theo lứa tuổi heo tại tỉnh Đồng Nai

năm 2010 và 2012 ................................................................................................45
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ chết do bệnh heo tai xanh trong đàn có bệnh năm 2010........48
Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ chết do bệnh heo tai xanh trong đàn có bệnh năm 2012........49
Biểu đồ 3.7: Tỉ lệ hộ có dịch theo qui mô nuôi năm 2012 tại Đồng Nai ............51

viii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai..........................................................4
Hình 1.2, 1.3: Hình dạng và cấu trúc của vi-rút PRRS..........................................7
Hình 1.4: Hình biểu hiện số cao, viêm đường hô hấp trên heo bị mắc bệnh
PRRS. ...................................................................................................................10
Hình 1.5: Bệnh tích viêm phổi và thai chết lưu trên heo bị PRRS. .....................11
Hình 3.1 (A, B, C, D): Mật độ phân bố đàn heo tỉnh Đồng Nai từ năm 2009 –
2012 ......................................................................................................................34
Hình 3.2 (A, B, C): Tình hình dịch heo tai xanh tại Đồng Nai từ 2009 – 2012 ..38
Hình 3.3. Bản đồ nguy cơ dịch tai xanh năm 2010 (dạng vùng) ........................55
Hình 3.4. Bản đồ nguy cơ dịch tai xanh năm 2012 (dạng vùng) ........................56
Hình 3.5: Bản đồ nguy cơ liên tục của vùng dịch tai xanh năm 2010 .................57
Hình 3.6: Bản đồ nguy cơ liên tục của vùng dịch tai xanh năm 2012 .................58
Hình 3.7: Bản đồ xác định trung tâm vùng dịch tai xanh năm 2010 ...................61
Hình 3.8: Bản đồ xác định trung tâm vùng dịch tai xanh năm 2012 ...................63

ix


MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến ngày
càng phức tạp, gây ra những tác hại không nhỏ tới nền kinh tế. Một trong những
dịch bệnh đặc biệt quan trọng là dịch heo tai xanh (Porcin Reproductive
Respiratory Syndrom - PRRS). Đây là bệnh tuy mới xuất hiện ở nước ta năm
2007 sau các bệnh khác như LMLM, Dịch tả heo,... nhưng dịch bệnh này gây ra
thiệt hại trực tiếp cho người chăn nuôi, làm mất cân đối về cung và cầu thực
phẩm trên thị trường, ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Không những thế, dịch
còn gây ảnh hưởng xấu môi trường sống và đe doạ sự ổn định của kinh tế - xã
hội.
Khi dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, có rất ít các cơ quan địa phương có
được một cái nhìn tổng quan một cách khoa học về các ổ dịch, chẳng hạn như
mức độ dịch, vị trí trung tâm ổ dịch, khả năng lây lan, để từ đó đưa ra biện pháp
ngăn chặn kịp thời. Ngoài việc chưa có được một hệ thống tổ chức điều tra, thu
thập thông tin hoàn chỉnh, các cơ quan quản lý thú y còn thiếu cả phương tiện
lưu trữ, xử lý thông tin dịch bệnh. Hiện tại, thông tin điều tra từ các ổ dịch được
lưu trữ dưới dạng giấy xếp hay lưu trữ dạng bảng tính thô trên máy tính, làm cho
việc tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin khó khăn, chậm chạp, không đáp
ứng được yêu cầu của công tác quản lý, giám sát tình hình dịch và ra quyết định
phòng chống. Nói cách khác, có thông tin, mất thời gian, sức người, sức của để
thu thập thông tin, nhưng hiệu quả khai thác thông tin thấp. Bên cạnh đó, các
thông tin mang tính chất không gian ví dụ như vị trí ổ dịch, bản đồ chăn nuôi,...
chưa được quan tâm và hiểu biết về cách sử dụng cũng như giá trị phân tích.
Đồng Nai là một trong nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã xảy ra dịch heo
tai xanh bắt đầu kể từ năm 2009 cho đến nay. Dịch đã gây những thiệt hại nặng
nề cho người chăn nuôi và khả năng vẫn còn đe dọa nghiêm trọng và lâu dài
1


trong thời gian tới. Trong tình hình như vậy, việc sử dụng những số liệu từ ổ
dịch để hiểu hơn về các đặc tính dịch tễ và phân bố không gian của dịch là điều

cần thiết.
Trong đó có công cụ hỗ trợ GIS (Geographic Information System - Hệ
thống thông tin địa lý) thường được sử dụng để tiến hành các phân tích dịch tễ
học không gian về tình hình dịch bệnh, chăn nuôi, di chuyển động vật, giám sát,
phát hiện và đánh giá nguy cơ/ yếu tố nguy cơ, kể cả việc mô hình hóa sự di
chuyển của gia súc, gia cầm. GIS hỗ trợ đắc lực cho việc giảng dạy, nghiên cứu
và các ứng dụng thực tế trong công tác phòng chống dịch bệnh. Do đó, các loại
hình dịch bệnh và các yếu tố liên quan được hiểu một cách rõ ràng hơn, từ đó sẽ
giúp nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng chống.
Xuất phát từ tình hình trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Đặc tính dịch tễ mô tả và không gian của các đợt dịch Tai xanh trên heo tại
Đồng Nai từ năm 2009 đến năm 2012”.
Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu các đặc điểm dịch tễ học về các đợt dịch tai xanh trên heo tại
Đồng Nai.
- Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng bản đồ dịch tễ bệnh heo tai xanh, mô
tả cấp độ và phân bố của các ổ dịch theo không gian, thời gian.
- Đưa ra các phương pháp phân tích không gian vào việc tìm hiểu phân bố
của dịch.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, có diện tích 5.903.940 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả
nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam bộ. Tỉnh có 11 đơn

vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa - là trung tâm chính trị kinh
tế văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện.
Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng
Nai tiếp giáp với các vùng sau: Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Phía Đông Bắc
giáp tỉnh Lâm Đồng, Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, Phía Tây Bắc giáp
tỉnh Bình Dương và Bình Phước, Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu
ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡcó hai mùa tương phản
nhau (mùa khô và mùa mưa). Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho
phát triển cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị xuất
khẩu cao. Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ tương đối
lớn khoảng 2.301,6mm phân bố theo vùng và theo vụ. Vì thế Đồng Nai đã sớm
hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn và dài ngày, những
vùng cây ăn quả nổi tiếng, ... cùng với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, tạo điều
kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. Độ ẩm trung bình sơ bộ năm 2009 là
82%.

3


Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai
(Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường Đồng Nai)
1.1.2 Tình hình Kinh tế - Xã hội
* Tình hình kinh tế:
Tổng sản phẩm quốc nội GDP của tỉnh tăng bình quân 13,2%/năm. Trong
đó ngành công nghiệp, xây dựng tăng 14,5%/năm; dịch vụ tăng 15%/năm; nông
lâm nghiệp thủy sản tăng 4,5%/năm. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 9 tháng
đầu năm 2013 tăng 11,13, đứng đầu cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tích cực: công nghiệp - xây dựng chiếm 57%; dịch vụ chiếm 36,16%;
nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 6,84%.

4


Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bình quân 19,1%/năm.
Trong 5 năm 2006 - 2010 huy động tổng vốn đầu tư phát triển xã hội đạt 121.500
tỷ đồng. Tốc độ thu ngân sách bình quân 12,5%/năm, tổng thu ngân sách bình
quân chiếm tỷ lệ khoảng 23% GDP hàng năm.
* Dân số:
Dân số toàn tỉnh tính đến năm 2013 là 2.768.700 người. Trong đó:
+ Phân theo khu vực thành thị - nông thôn là: Thành thị là: 855.703
người; Nông thôn là 1.703.970 người.
+ Phân theo giới tính: Nam: 1.270.120 người, chiếm 49,62%; Nữ:
1.289.554 người, chiếm 50,38%.
+ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2013 là 1,1%.
1.2 Tình hình chăn nuôi tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai là một trong những tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển, đứng
nhất nhì cả nước. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nhiều doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và gần thị trường tiêu
thụ lớn là thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2012, do lạm phát gia tăng; giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn
nuôi tăng cao; biến động tỷ giá ngoại tệ cùng việc gia tăng chi phí đầu vào như
điện, nước, xăng dầu, thuốc thú y. Trong khi giá sản phẩm heo, gia cầm giảm
mạnh đã gây nhiều khó khăn cho ngành chăn nuôi cả nước nói chung và Đồng
Nai nói riêng.
Qua công tác thống kê, cơ cấu đàn và tổng đàn chăn nuôi gia tăng theo các
năm và có xu thế chuyển dịch sang chăn nuôi quy mô trang trại. Tính đến cuối
năm 2013, đàn heo khoảng 1,2 triệu con, trong đó chăn nuôi trang trại chiếm
62,8% với 1.592 trang trại. Đàn gà hiện nay khoảng 10 triệu con, trong đó chăn
nuôi trang trại chiếm 86,4% với 377 trang trại. (Chi cục Thú y Đồng Nai, 2014).
5



- Về chăn nuôi tập trung: Hiện nay, Đồng Nai là tỉnh đầu tiên trong cả
nước quy hoạch được các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi, giết mổ tập
trung ở các xã của các huyện, thị; đồng thời cũng là tỉnh dẫn đầu với chăn nuôi
tập trung, chiếm tỷ lệ hơn 50%.
- Về chăn nuôi nhỏ lẻ: Hầu hết các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ hiện
nay đều không chủ động tiêm phòng các loại vắc-xin theo quy định cho đàn heo
mà chủ yếu dựa vào việc hỗ trợ tiêm phòng của nhà nước, tuy nhiên hiện nay
nhà nước chỉ tiến hành tiêm phòng 2 đợt/năm trong khi chu kỳ nuôi một lứa heo
chỉ từ 3,5-4 tháng. Do đó tỷ lệ tiêm phòng không cao, đồng nghĩa với việc dịch
bệnh luôn xảy ra và khó kiểm soát.
1.3 Tổng quan về bệnh tai xanh (PRRS)
1.3.1 Khái quát về bệnh heo tai xanh
Bệnh heo tai xanh còn có tên gọi là Hội chứng rối loạn sinh sản, hô hấp
trên heo là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với heo, do vi-rút gây ra. Bệnh
lây lan nhanh, diễn biến phức tạp và làm chết nhiều heo, chủ yếu do nhiễm trùng
thứ phát và gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi.
1.3.2 Căn bệnh học
1.3.2.1 Phân loại
Bệnh Tai xanh do một loài vi-rút thuộc giống Arterivirus, họ
Arteriviridae, bộ Nidovirales, có cấu trúc vỏ bọc dạng chuỗi đơn RNA. Hiện
nay, dựa trên việc phân tích cấu trúc gien và kháng nguyên, các nhà khoa học đã
xác định được 2 chủng (týp): týp I gồm những vi-rút thuộc dòng Châu Âu và
týp II gồm những vi-rút thuộc dòng Bắc Mỹ. Vi-rút týp II gây bệnh trầm
trọng hơn ở các nước Châu Á.
Tuy nhiên, từ năm 2006 từ trận dịch tai xanh gây thiệt hại lớn tại Trung
Quốc. Qua các kết quả nghiên cứu, người ta đã phát hiện có sự biến chủng lớn
của vi-rút gây bệnh tai xanh thuộc dòng Bắc Mỹ. Chủng vi-rút này được chia
6



thành 02 dạng gồm chủng cổ điển (gây chết ít heo, độc lực thấp) và chủng có độc
lực cao gây tỷ lệ heo chết cao trên mọi lứa tuổi. Chủng độc lực cao gây sốt cao,
sảy thai trên heo nái, chết cao trên heo con trước và sau khi cai sữa, các biểu hiện
hô hấp trên heo thịt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008).
1.3.2.2 Hình dạng và cấu trúc
Vi-rút PRRS là một vi-rút có hình cầu, có vỏ bọc ngoài với đường kính
của virion vào khoảng 45 – 55nm, nucleocapsid có đường kính từ 30 – 35 nm, là
ARN vi-rút với bộ gen là một phân tử ARN sợi đơn dương, có những đặc điểm
chung của nhóm Arterivi-rút. Sợi ARN này có kích thước khoảng 15 kilobase,
chứa hầu hết các gen mã hóa protein cấu trúc. Có 9 khung đọc mở ORF1a và
ORF1b mã hóa cho 12 protein phi cấu trúc NSP1-NSP12, các ORFs còn lại mã
hoá cho 9 protein cấu trúc. Trong các tế bào bị nhiễm bệnh, NSP1 và NSP2 có
đáp ứng miễn dịch cao hơn so với các protein phi cấu trúc khác.

Hình

1.2,

1.3:

Hình

dạng



cấu


trúc

của

vi-rút

PRRS

( />Tuy nhiên, có 6 phân tử protein chính có khả năng trung hoà kháng thể
bao gồm 4 phân tử glycoprotein, 1 phân tử protein màng (M) và 1 protein vỏ
nhân vi-rút (N). Nhưng hoạt động trung hoà xảy ra mạnh với các protein có khối
7


lượng phân tử 45, 31 và 25 KD.
Bảng 1.1: Protein cấu trúc của Vi-rút PRRS
Protein

KL phân tử

Gen mã hoá

Vai trò

GP 3

45 KD

ORF 3


Quan trọng trong miễn dịch

GP 4

31 KD

ORF 4

GP 2

29 KD

ORF 2

GP 5

25 KD

ORF 5

Bám dính tế bào đa dạng
nhất

M

19 KD

ORF 6

Có tính bảo tồn cao nhất


N

19 KD

ORF 7

Tính kháng nguyên cao

1.3.3 Đặc điểm truyền lây
Phương thức truyền lây trực tiếp của vi-rút PRRS bao gồm truyền dọc từ
heo nái sang heo con, truyền lây qua giao phối, tiếp xúc với heo bệnh, tiêm chích
– vết thương. Truyền dọc có thể xảy ra trong nửa sau của giai đoạn mang thai vì
vi-rút có thể đi qua nhau thai. Vi-rút PRRS có thể được qua tiếp xúc miệng, mũi
với heo bệnh, và liều gây nhiễm 50% heo qua qua đường miệng là 1x105,3
TCID50 và qua đường mũi là 1x104.0 TCID50 (Chinese Association of Animal
Science and Veterinary Medicine, 2013). Trong điều kiện thực địa, heo nhạy cảm

cao với nhiễm trùng thông qua tiếp xúc liên quan với vết xước trên da hơn là
những con đường truyền lây khác. Heo có thể bị nhiễm thông qua dùng chung
kim tiêm, các dụng cụ bấm số tai, cắt đuôi và bấm răng, hoặc qua vết thương do
cắn nhau, trầy da. Ở các loại heo mẫn cảm, vi-rút có thời gian tồn tại và bải thải
ra ngoài môi trường tương đối dài. Ở heo mang trùng và không có triệu chứng
lâm sàng vi-rút có thể được phát hiện ở nước tiều 14 ngày, ở phân khoảng 28-35
8


ngày, ở huyết thanh khoảng 21-23 ngày, ở dịch hầu họng khoảng 56-157 ngày, ở
tinh dịch sau 92 ngày và đặc biệt ở huyết thanh của heo đã nhiễm bệnh sau 210
ngày vẫn có thể tìm thấy vi-rút. Ở heo bệnh hoặc heo mang trùng, vi-rút tập

trung chủ yếu ở phổi, hạnh amidan, hạch lympho, lách, tuyến ức và ở cả huyết
thanh.
Bên cạnh đó, vi-rút PRRS có thể được truyền lây gián tiếp qua các dụng
cụ như giầy, quần áo bị nhiễm vi-rút, công nhân trong trại heo bệnh và côn trùng
như ruồi và muỗi. Ngoài ra, vi-rút có thể truyền lây qua không khí. Hình thức
phát tán qua không khí (phân, chất thải mang vi-rút), theo gió (có thể đi xa tới
3km), nguồn nước bị ô nhiễm. (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008).
1.3.4 Dấu hiệu lâm sàng
- Heo nái giai đoạn cạn sữa: Khi bị nhiễm vi-rút, heo thường biếng hoặc
bỏ ăn từ 7-14 ngày, sốt trên 40oC, thường sảy thai vào giai đoạn cuối, đẻ non,
động đực giả, đình dục hoặc chậm động dục trở lại sau khi đẻ, ho và viêm phổi.
- Heo nái giai đoạn đẻ và nuôi con: Bỏ ăn hoặc ăn ít, lười uống nước,
lờ đờ hoặc hôn mê, mất sữa và viêm vú, đẻ sớm khoảng 2-3 ngày, thai gỗ, heo
con chết ngay sau khi sinh, heo con yếu, tăng tỷ lệ thai chết hoặc yếu, tăng số
thai gỗ, chết lưu trong giai đoạn 3 tuần cuối trước khi sinh, ở một vài đàn con số
này có thể tới 30% tổng số heo con sinh ra. Tỷ lệ chết ở đàn con có thể tới 70%
ở tuần thứ 3-4 sau khi xuất hiện triệu chứng. Rối loạn sinh sản có thể kéo dài 4-8
tháng trước khi trở lại bình thường.
- Heo đực giống: Bỏ ăn hoặc ăn ít, sốt trên 40oC, đờ đẫn hoặc hôn mê,
giảm hưng phấn, mất tính dục, lượng tinh dịch ít, chất lượng tinh kém và cho
heo con sinh ra nhỏ.
- Heo con theo mẹ: Nhiều con chết ngay sau khi sinh, những con sống
sót sau có thể trạng gầy yếu, nhanh chóng rơi vào trạng thái tụt đường huyết
do không bú được, mắt có dử màu nâu, trên da có vết phồng rộp, tiêu chảy
9


nhiều, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, chân choãi ra, đi run rẩy.
- Heo con cai sữa và heo choai: Bỏ ăn hoặc ăn ít, sốt trên 40oC, ho nhẹ,
lông xơ xác,.. tuy nhiên, ở một số đàn có thể không có triệu chứng. Ngoài ra, trong

trường hợp ghép với bệnh khác có thể thấy viêm phổi cấp tính, hình thành nhiều ổ
áp-xe, thể trạng gầy yếu, da xanh, tiêu chảy, ho nhẹ, hắt hơi, chảy nước mắt, thở
nhanh.

Hình 1.4: Hình biểu hiện số cao, viêm đường hô hấp trên heo bị mắc bệnh
PRRS (Nguyễn Trúc Hà, 2011).
1.3.5 Bệnh tích
Bệnh tích đặc trưng nhất là ở phổi: phổi viêm hoại tử và thâm nhiễm đặc
trưng bởi những đám chắc, đặc (nhục hoá) trên các thùy phổi, cuống phổi chứa
đầy dịch viêm sầu bọt, trên mặt cắt ngang của thùy bệnh lồi ra, khô, thùy bị bệnh
có màu xám đỏ. Nhiều trường hợp viêm phế quản phổi hoá mủ ở mặt dưới thùy
đỉnh.
Ngoài ra, bệnh tích cũng có thể thấy như: thận xuất huyết đinh ghim,
hạch amidan sưng, sung huyết, não sung huyết, hạch màng treo ruột xuất huyết,
loét van hồi manh tràng.

10


Hình 1.5: Bệnh tích viêm phổi và thai chết lưu trên heo bị PRRS
(Nguyễn Trúc Hà, 2011).
1.3.6 Chẩn đoán
1.3.6.1 Chẩn đoán lâm sàng
Bệnh PRRS thường gây các rối loạn sinh sản trên heo nái và các biểu
hiện hô hấp trên heo mọi lứa tuổi. Heo nái thường sảy thai vào tháng thứ 3 của
thai kỳ, sinh non, tăng chết thai như khô thai hoặc thai chết khi mới sinh cũng
như giảm khả năng sinh sản.
Khi trong đàn heo có dấu hiện rối loạn hô hấp trên các hạng heo, sinh sản
bất ổn và năng suất đàn giảm hơn bình thường thì có thể nghi ngờ bệnh do vi-rút
PRRS (Benfiel, 1999). Mặt khác, theo Taylor (1995) và Hoàng Văn Năm (2001)

(trích dẫn Bạch Đức Lữu, 2014) có cơ sở nghi ngờ bệnh khi:
Tỷ lệ chết lúc sinh > 20%
Tỷ lệ sảy thai > 8%.
Tỷ lệ heo con chết trước khi cai sữa > 26%.
Tỷ lệ heo con chết trong tuần đầu tiên vượt quá 25%.
Những biểu hiện của bệnh thường giống một số bệnh khác do đó cần
11


chẩn đoàn phân biệt với các bệnh như: bệnh do Parvovirus, bệnh giả dại, bệnh
do Circovirus type 2, Bệnh dịch tả heo, bệnh do enterovirus và bệnh do
leptospira. Bệnh PRRS thường kết hợp với một số nguyên nhân khác nên việc
chẩn đoán bệnh dựa trên các biểu hiện lâm sàng rất khó.
Khi nhiễm PRRS, vi-rút gây tổn thương chủ yếu ở phổi và hạch bạch
huyết nhưng không gây ra các bệnh tích điển hình. Chính vì vậy, để xác định
bệnh phải tiến hành chẩn đoán trong phòng thí nghiệm.
1.3.6.2 Chẩn đoán phi lâm sàng (trong phòng thí nghiệm)
Việc xác định bệnh trong phòng thí nghiệm đối với bệnh PRRS được sử
dụng nhiều phương pháp khác nhau:
* Các phương pháp phát hiện kháng nguyên vi-rút
(1) Phương pháp kháng thể huỳnh quang (Fluorescent antibody – FA)
Phương pháp kháng thể huỳnh quang có thể phát hiện kháng nguyên virút trên mẫu bệnh phẩm cấp đông. Mẫu phổi hoặc lách của heo nhiễm bệnh
được gắn lên phiến kính và được ủ với kháng huyết thanh đã gắn huỳnh quang.
Kỹ thuật này cho kết quả nhanh, giá rẻ, có độ đặc hiệu cao nhưng độ nhạy chưa
cao. Đặc biệt, chất lượng mô bệnh có thể ảnh hưởng đến kết quả (mô bệnh phải
giữ lạnh nhanh không để mô tự hủy).
(2) Phương pháp hóa mô miễn dịch (Immunohistochemistry – IHC)
Kháng nguyên vi-rút được phát hiện bằng phương pháp hóa mô miễn
dịch trên mô được cố định bằng formol. Có 2 loại IHC đã được phát triển như
kỹ thuật miễn dịch gắn men (Immunoperoxidase) và phương pháp nhuộm bạc

miễn dich vàng (Immunogold siler staining). Phương pháp IHC nhạy hơn nhưng
mất nhiều thời gian và mắc tiền hơn FA. Để xác định bệnh có thể kếp hợp bệnh
tích vi thể với kết quả kỹ thuật FA hoặc IHC.
Các loại mẫu dùng cho phương pháp này bao gồm hạch amidal, phổi,
12


hạch lympho, lách, tim và thận.
* Phương pháp phân lập vi-rút
vi-rút gây bệnh PRRS chỉ nhân lên ở 2 loại tế bào: đại thực bào phế nang
heo và tế bào thận khỉ châu Phi. Các chủng vi-rút khác nhau thì cũng khác nhau
về khả năng nhân lên ở các môi trường tế bào. Hiện nay, các phòng thí nghiệm
sử dụng dòng tế bào MARC-145 thuộc tế bào MA-104 để phân lập vi-rút PRRS.
Mới đây (2009), trường đại học Montre’al (Pháp) đã khảo sát một dòng tế bào
mới, có tên là SJPL (dòng tế bào biểu mô phổi heo) có khả năng giúp cho vi-rút
PRRS phát triển tốt nhưng kém hiệu quả hơn khi phân lập những chủng vi-rút
dòng Bắc Mỹ. Sử dụng dòng tế bào MARC-145 phân lập vi-rút PRRS từ các
mẫu bệnh không chỉ ưu thế về sự nhạy cảm của tế bào đối với vi-rút mà giá
thành thấp cũng như không bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố liên quan từ heo.
Mẫu dùng để phân lập vi-rút PRRS tốt nhất là huyết thanh, phổi, hạch
lympho và hạch amidal của heo sau khi nhiễm 4-28 ngày. Mẫu được bảo quản ở
nhiệt độ lạnh (4oC) ngay sau khi lấy và chuyển đến phòng thí nghiệm chẩn đoán
trong vòng 48 giờ (Yoon và ctv, 2003) Việc chọn mẫu phụ thuộc vào tuổi và
tình trạng nhiễm của heo. Huyết thanh, phổi, dịch rửa phổi được lấy từ heo
nhiễm bệnh cấp tính. Tuy vậy, ở những heo mang trùng nên chọn mẫu hạch
amidal và dịch rửa phổi hơn là mẫu huyết thanh và phổi. Đối với những heo sảy
thai giai đoạn cuối hoặc đẻ sớm; heo con sinh ra yếu là loại mẫu tốt được chọn
để phân lập vi-rút.
Ưu thế của phương pháp này là tăng số lượng vi-rút dùng trong sản xuất
vắc-xin, nghiên cứu vi-rút như khả năng gây bệnh tích tế bào, tính liều

TCID50,vv. Tuy nhiên, phương pháp này ít được dùng trong chẩn đoán nhanh
do nuôi cấy khó, thời gian lâu.
* Phương pháp phát hiện axit nucleic của vi-rút
Phương pháp RT-PCR (Reverse transcription polymerase chain reaction)
13


của vi-rút PRRS trong các mẫu mô, huyết thanh, tinh dịch, mảnh nạo hầu họng
và dịch rửa phổi. Phương pháp này có nhiều ưu điểm nổi bật so với một số
phương pháp khác như độ nhạy cao và độ đặc hiệu cao, thời gian cho kết quả
nhanh trong vòng 24-48 giờ, phát hiện được cả vi-rút trên heo nhiễm bệnh cấp
và mãn tính. Ngoài ra, phương pháp này còn phát hiện được vi-rút trong các loại
mẫu rất khó dùng trong phân lập vi-rút trên môi trường tế bào như mẫu tinh
dịch, mẫu phân. Kỹ thuật PCR còn được dùng để giải trình tự gen của vi-rút. các
phương pháp PCR phát hiện vi-rút PRRS thường khuếch đại khung đọc mở
ORF6, ORF7 hoặc ORF 1b. Thời gian có thể phát hiện axits nucleic của vi-rút
PRRS trong hạch lympho là 86 ngày, trong tinh dịch là 92 ngày. Trong mảnh
nạo hầu họng là 105 ngày và 251 ngày sau khi heo nhiễm ở huyết thanh và hạch
amindal (Zimmerman và ctv, 2006).
Tùy theo mục đích, phương pháp phát hiện gen của vi-rút PRRS phát
triển các kỹ thuật như Real-time PCR và nested PCR để định lượng vi-rút cũng
như tăng độ đặc hiệu của phản ứng.
* Phương pháp giải trình tự gen
Giải trình tự gen thường tiến hành trên các khung đọc mở của vi-rút
PRRS với sản phẩm PCR trực tiếp từ mẫu chẩn đoán. Giải trình tự để xác định
chủng vi-rút mới, có thể phân biệt vi-rút vắc-xin và vi-rút thực địa, cũng như
chủng vi-rút nhiễm trên heo thuộc dòng Bắc Mỹ hay dòng Châu Âu hoặc xác
định tính biến chủng của vi-rút so với chủng vi-rút vắc-xin sử dụng làm cơ sở
phòng chống bệnh có hiệu quả hơn.
* Kỹ thuật cắt phân đoạn đa hình

Trong kỹ thuật cắt phân đoạn đa hình người ta sử dụng các loại enzyme
cắt có tính chất đặc hiệu và chỉ cắt ở vị trí nhất định. Do vậy, tùy loại enzyme
cắt và tùy theo trình tự của chuỗi AND, sẽ có các sản phẩm cắt khác nhau. Sử
dụng kỹ thuật này để xác định chủng vi-rút mới trong đàn heo và phân biệt các
14


×