Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Thực trạng vấn đề việc làm của cử nhân, thạc sĩ sau khi tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.87 KB, 15 trang )

1


Mục lục
Lời nói đầu.............................................................................................................3
I/ Thực trạng vấn đề việc làm của cử nhân, thạc sĩ sau khi tốt nghiệp..................4
1, Cơ sở lý luận về “việc làm”.........................................................................4
2, Thực trạng tình hình việc làm của sinh viên ra trường................................6


Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên khi ra
trường...................................................................................................10



Biện pháp để giải quyết vấn đề thất nghiệp của sinh viên...................11

III/ Kết luận.........................................................................................................13
Tài liệu tham khảo...............................................................................................14

2


Lời nói đầu
Trong hệ thống giáo dục Đại học có tác động mạnh mẽ đối với sự phát
triển xã hội loài người, đặc biệt ở giai đoạn hiện nay, khi khoa học công nghệ
tiến bộ vượt bậc, kinh tế tri thức đang hình thành và phát triển. Sứ mạng đào tạo
nhân lực của trường đại học, việc khai thác và sử dụng các sản phẩm của giáo
dục ở VN hiện nay là đề tài đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội.
Bởi vì, đào tạo và sử dụng con người không chỉ là vấn đề của riêng ngành giáo
dục, mà là của toàn xã hội, cảu từng doanh nghiệp và của từng người sinh viên.


Trước đây có nhiều cuộc nghiên cứu và đã giúp chúng ta nhận rõ hơn về
thực trạng việc làm trong xã hội, cách riêng của sinh viên như vào năm 1999,
điều tra sinh viên tốt nghiệp trong 51 trường Đại học và Cao đẳng ( trong đó có
2 Đại học Quốc gia và 3 Đại học vùng). Số sinh viên tốt nghiệp là 20.540 sinh
viên. Kết quả điều tra cho thấy tỉ lệ chung sinh viên có việc làm là 72,47% và
chưa có việc làm là 27,53%.
Và năm 2008, theo thống kê riêng của chương trình việc làm của báo
Người Lao Động, bình quân cứ 100 lao động Đại học đến đăng kí tìm việc làm
thì có khoảng 80% trong số này không tìm được việc làm trong 3 tháng đầu ra
khi ra trường, 50% thất nghiệp trong thời gian 6 tháng đầu và 30% sau 1 năm.
Theo kết quả điều tra mới đây của trường Đại học Kinh tế Tp HCM, chỉ có 40 %
sinh viên của trường tìm được việc làm trong 6 tháng sau khi tốt nghiệp và sau 1
năm tăng lên khoảng 70%.
Trên phạm vi cả nước theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ GD- ĐT năm
2015, cả nước chỉ có khoảng 25 trường có tỷ lệ trên 60% sinh viên ra trường
được làm đúng ngành nghề đào tạo. Bài tiểu luận này nghiên cứu thực trạng vấn
đề việc làm của cử nhân, thạc sĩ sau khi tốt nghiệp và các vấn đề liên quan.

3


I/ Thực trạng vấn đề việc làm của cử nhân, thạc sĩ sau
khi tốt nghiệp.
1, Cơ sở lý luận về “việc làm”

Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra rất nhiều
định nghĩa nhằm sáng tỏ khái niệm việc làm. Và ở các quốc gia khác nhau, do
ảnh hưởng của nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp… người
ta quan niệm về việc làm cũng khác nhau. Chính vì thế, không có một định
nghĩa chung và khái quát nhất về việc làm.

Để hiểu rõ khái niệm và bản chất của việc làm, ta phải liên hệ đến phạm
trù lao động vì giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Lao động là một yếu tố tất yếu không thể thiếu được của con người, nó là
hoạt động cần thiết và gắn chặt với lợi ích của con người. Bản thân cá nhân mỗi
con người trong nền sản xuất xã hội đều chiếm những vị trí nhất định. Mỗi vị trí
mà người lao động chiếm giữ trong hệ thống sản xuất xã hội với tư cách là một
sự kết hợp của các yếu tố khác trong quá trình sản xuất được gọi là chỗ làm hay
việc làm.
Như vậy, việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất
xã hội, phụ thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất. Người lao động
được coi là có việc làm khi chiếm giữ một vị trí nhất định trong hệ thống sản
xuất của xã hội. Nhờ có việc làm mà người lao động mới thực hiện được quá
trình lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội, cho bản thân.
Như vậy, một hoạt động được coi là việc làm khi có những đặc điểm sau:
Đó là những công việc mà người lao động nhận được tiền công, đó là những
4


công việc mà người lao động thu lợi nhuận cho bản thân và gia đình, hoạt động
đó phải được pháp luật thừa nhận.
Trên thực tế, việc làm được thừa nhận dưới 3 hình thức:
- Làm công việc để nhận được tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho
công việc đó
- Làm công việc để thu lợi cho bản thân, mà bản thân lại có quyền sử
dụng hoặc quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tư liệu sản xuất để tiến hành
công việc đó
- Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao
dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó. Hình thức này bao gồm
sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một
thành viên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý.

Ở Việt Nam, khái niệm việc làm đã được quy định tại Điều 13 của Bộ luật
lao động: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật
cấm đều được thừa nhận là việc làm”.
Khái niệm trên nói chung khá bao quát, nhưng chúng ta cũng thấy rõ hai
hạn chế cơ bản. Thứ nhất, hoạt động nội trợ không được coi là việc làm, trong
khi đó hoạt động nội trợ tạo ra các lợi ích phi vật chất và gián tiếp tạo ra lợi ích
vật chất không hề nhỏ. Thứ hai, khó có thể so sánh tỷ lệ người có việc làm giữa
các quốc gia với nhau vì quan niệm về việc làm giữa các quốc gia có thể khác
nhau, phụ thuộc vào luật pháp, phong tục tập quán. Có những nghề ở quốc gia
này thì được cho phép và được coi là việc làm, nhưng ở quốc gia khác, ví dụ
đánh bạc ở Việt Nam bị cấm, nhưng ở Thái Lan và Mỹ lại được coi là một nghề.
Thậm chí nghề này rất phát triển, vì nó thu hút khá đông tầng lớp thượng lưu.

5


Tùy theo các mục đích nghiên cứu khác nhau mà người ta phân chia việc
làm ra thành nhiều loại.
Theo mức độ sử dụng thời gian làm việc, có việc làm chính và việc làm
phụ. Việc làm chính là công việc mà người thực hiện giành nhiều thời gian nhất
hoặc có thu nhập cao hơn so với công việc khác. Việc làm phụ là công việc mà
người thực hiện giành nhiều thời gian nhất sau công việc chính.
Ngoài ra, người ta còn chia việc làm thành việc làm toàn thời gian, bán
thời gian, việc làm thêm.
- Việc làm toàn thời gian: Chỉ một công việc làm 8 tiếng mỗi ngày, hoặc
theo giờ hành chính 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày trong tuần.
- Việc làm bán thời gian: Mô tả công việc làm không đủ thời gian giờ
hành chính quy định của Nhà nước 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần. Thời
gian làm việc có thể dao động từ 0.5 đến 5 tiếng mỗi ngày và không liên tục.
- Việc làm thêm: Mô tả một công việc không chính thức, không thường

xuyên bên cạnh một công việc chính thức và ổn định.
Trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, Tổ chức lao động quốc
tế (ILO) còn khuyến cáo và đề cập tới việc làm nhân văn hay việc làm bền vững.

2, Thực trạng tình hình việc làm của sinh viên ra trường.

Khi kinh tế toàn cầu rơi dần vào suy thoái, kinh tế trong nước gặp nhiều
khó khăn mặc dù đã được nhà nước tích cựu có các biện pháp nhằm duy trì ổn
định kinh tế, lạm phát đang được chính phủ đẩy lùi. Đặc biệt năm vừa qua sự
lạm phát của nước ta được đẩy lùi đáng kể. Nhưng các doanh nghiệp trong nước
6


vẫn vấp phải những khó khăn, khó tìm được hướng giải cứu và kéo theo đó là
tình trạng thất nghiệp, nó diễn ra khá phổ biến, mất việc làm của nhân viên,
công nhân, thật nghiệp của sinh viên.
Theo báo cáo kết quả điều tra lao động vệc làm năm 2012 của Tổng cục
Thống kê và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mới đây cho thấy: Lao động trẻ,
tuổi 15-24, chiếm tới 46,8% trong tổng số thất nghiệp. Về con số cụ thể, thống
kê cho thấy cả nước hiện có 984.000 người thất nghiệp và 1,36 triệu người thiếu
việc làm. Trong đó, người thiếu việc làm ở nông thôn là 1,1 triệu người, cao hơn
rất nhiều so với thành thị (246.000 người). Số người thất nghiệp ở khu vực thành
thị là 494.000, khu vực nông thôn là 459.000 người. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp
ở thành thị là 3,53% cao hơn ở khu vực nông thôn với 1,55%.
Bên cạnh những sinh viên có đủ những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đòi
hỏi hoặc những người có người thân, xin việc hộ thì số còn lại phải chật vật
chạy đi chạy lại với các trung tâm giới thiệu việc làm. Cũng phải nói thêm rằng
chính dựa vào sự khan hiếm việc làm này mà nhiều trung tâm giới thiệu việc
làm “ ma ” mọc lên vài ba bữa để thu tiền lệ phí, tiền môi giới việc làm rồi biến
mất. Hoặc một số sinh viên ra trường chấp nhận làm trái nghề hoặc bất cứ nghề

gì miễn là có thu nhập. Đó là về phía sinh viên, còn về phía nhà tuyển dụng thì
họ vẫn ‘ than’ là thiếu lao động mà theo họ là thiếu những người có kinh nghiệm
và khả năng làm việc độc lập cũng như một số yêu cầu khác. Từ khi nhà nước có
chính sách mở cửa kinh tế nhà nước chuyển sang kinh tế thị trường, các doanh
nghiệp phải tự lo cho mình, tự tính toán “ lời ăn, lỗ chịu” không có sự bao cấp
của nhà nước thì vấn đề việc làm thực sự trở nên bức bách. Cũng từ đây cơ cấu
bộ máy trong các cơ quan gọn nhẹ hơn nhiều do số lao động tuyển vào được cân
nhắc kỹ lưỡng theo khối lượng và mức độ đòi hỏi của công việc. Hiện nay, sau
khi tốt nghiệp thì đa số sinh viên phải tự đi tìm việc cho mình ngoại trừ một số
trường thuộc ngành quân đội hay công an thì ngành chủ quản sẽ phân công công
tác. Ngày nay, chúng ta có thể thấy một hiện tượng là sinh viên tốt nghiệp ra
7


trường chỉ muốn trụ lại thành phố để làm việc kể cả những sinh viên xuất thân
và lớn lên từ những miền quê. Họ chấp nhận ở lại thành phố để làm việc dù là
việc không đúng với ngành được đào tạo hoặc có thu nhập. Như vậy một số nơi
như hải đảo, vùng sâu, vùng xa thì vẫn thiếu trầm trọng nguồn nhân lực trong
khi thành phố vẫn phải đương đầu với sức ép của tình trạng thất nghiệp. Đến đây
ta có thể thấy được tính hai mặt của nền kinh tế thị trường. Một mặt nó tạo điều
kiện cho mọi thành phần kinh tế có khả năng phát triển mạnh hơn, nó cũng tạo
ra sự cạnh tranh và chính sự cạnh tranh cũng là động lực thúc đẩy kinh tế phát
triển, đi lên. Hơn nữa kinh tế thị trường sẽ làm cho mọi người phải cố gắng nỗ
lực để trang bị cho mình vốn kiến thức đầy đủ thì mới có thể tìm được việc làm.
Nhưng mặt khác nền kinh tế thị trường cũng có những tác động không lớn đến
vấn đề xã hội là việc gây ra sự thiếu thừa “ giả ”về lực lượng lao động, mất cân
đối về nguồn lao động và cũng làm nẩy sinh một số vấn đề tiêu cực trong việc
làm.
Hiện nay hầu hết sinh viên khi ra trường, nhất là các sinh viên học tại các
thành phố lớn, đều bắt đầu đôn đáo kiếm một công việc tạm thời nào đó để làm

lấy tiền trụ lại thành phố xin việc ổn định sau, mà không phải xin tiền bố mẹ.
Các công việc mà họ làm đa phần là không cần đến bằng cấp như: Bưng bê tại
các quán café, quán ăn hay làm nhân viên trực nghe điện thoại, đi gia sư…Chỉ là
những công việc đơn giản như thế, lương không đủ ăn nhưng để xin được một
chỗ làm ổn định cũng không phải dễ dàng gì.
Rất nhiều trung tâm tuyển dụng việc làm lợi dụng các sinh viên mới ra
trường để lừa bịp bằng các chiêu nộp hồ sơ cộng với tiền phí xin việc để rồi
công việc thì chẳng thấy đâu, nhiều sinh viên mới ra trường do thiếu hiểu biết
nên vừa bị lừa mất tiền, lại mất cả công sức lẫn thời gian làm việc không công
cho một công ty nào đó.
Tình trạng ấy không chỉ xảy ra với các sinh viên có bằng loại khá, trung
bình khá mà thậm chí cả những sinh viên ra trường với tấm bằng loại giỏi vẫn
loay hoay không biết phải đi đâu, về đâu trong tình trạng ở các công ty, các cơ
8


quan lúc nào cũng chồng đống những xấp hồ sơ xin việc. Nên có không ít bạn
sinh viên sau khi học xong Cao đẳng hay Đại học do không xin được việc đã
chọn giải pháp là học tiếp, học liên thông hay học văn bằng hai để lại được bố
mẹ nuôi như tâm sự của một số bạn sinh viên: “Mình chán cảnh phải ngồi chầu
chực xin việc ở các trung tâm mà cuối cùng lại về không nên mình đã bảo bố mẹ
rồi, mình sẽ học lên Cao học. Hy vọng với tấm bằng thạc sĩ thì ra trường sẽ suôn
sẻhơn”.
Cũng có nhiều sinh viên ra trường nhưng còn dành thời gian và tiền bạc
đi học thêm các chuyên ngành khác như tiếng Anh, lập trình, nghiệp vụ thư ký,
nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ báo chí… để có thể “đỡ đần” trước mắt lúc ra
trường.
Cũng có nhiều sinh viên ra trường đã tìm được việc làm sau một vài
tháng đầu vật lộn nhưng hầu hết trong số họ không mấy ai được làm công việc
theo đúng chuyên nghành mình đã học mà hầu hết là xin việc trái nghành, nghề.

Như theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tỷ lệ có việc làm đúng chuyên ngành của
sinh viên khối tự nhiên là khoảng 60%, còn các trường thuộc khối xã hội thấp
hơn nhiều. Một nghiên cứu gần đây cho thấy cứ 100 sinh viên khối xã hội mới
tốt nghiệp ra trường chỉ có khoảng 10 người tìm được công việc đúng chuyên
môn. Số còn lại làm những công việc khác để lo cho cuộc sống và chờ cơ hội.
Để xin được những công việc khác này, sinh viên phải học thêm nhiều kiến thức
có thể khác rất xa chuyên môn đã học. Thất nghiệp là vấn đề phổ biến đối với
hầu hết các quốc gia, kể cả những nước phát triển. Làm rõ tỷ lệ thất nghiệp sẽ
đánh giá chính xác mức sống và tình hình ổn định kinh tế, chính trị, xã hội... tại
quốc gia đó.
Theo thống kê, số người thất nghiệp theo trình độ chuyên môn đại học và
sau đại học tăng khoảng 16.000 so với cùng kỳ năm 2014.
Ngày 20/7, Viện Khoa học Lao động và Xã hội công bố bản tin cập nhật
thị trường lao động quý I/2015. Bản tin ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu
việc làm đều gia tăng.
9


Theo đó, trong 3 tháng đầu năm, cả nước có hơn 1,1 triệu người thất
nghiệp, tăng 114.000 người so với cùng kỳ năm 2014. Số lao động trình độ đại
học, sau đại học thất nghiệp tăng từ hơn 162.000 lên gần 178.000 người; lao
động tốt nghiệp cao đẳng thất nghiệp tăng từ 79.000 người lên hơn 100.000; lao
động không có bằng cấp từ gần 630.000 lên 726.000.
Tính theo trình độ chuyên môn, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất nằm ở nhóm có
trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề, tương ứng là 7,2% và gần
6,9%. Nhóm không có bằng cấp, chứng chỉ có tỷ lệ thấp nhất ở mức 1,97%.
Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của cả nước là 2,43%, tăng
0,22% so với cùng kỳ năm 2014.
Điều tra trên cả nước cho thấy, tỷ lệ người thiếu việc làm cũng tăng nhẹ.
Số người làm việc dưới 35 giờ mỗi tuần và có mong muốn làm thêm giờ là 1,13

triệu người, tăng so với cuối năm 2014, trong đó số lao động thiếu việc làm ở
nông thôn cao gần gấp đôi so với khu vực thành thị.
Theo ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội,
số lao động thất nghiệp ở nhóm có trình độ đại học, sau đại học và cao đẳng
nghề chủ yếu là mới tốt nghiệp, gia nhập thị trường lao động một cách khó khăn.
Tỷ lệ này chưa phải là chỉ số phản ánh hết được tình trạng lao động của đất
nước.

Quý 2/2016, cả nước có 1,088 triệu người lao động trong độ tuổi lao động
bị thất nghiệp, trong đó những người có trình độ từ đại học trở lên đứng đầu
danh sách…
Theo Bản tin thị trường lao động quý 2/2016 của Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội vừa công bố, trong quý 2/2016, cả nước có 1,088 triệu người lao

10


động trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp. Con số này đã tăng 16.400 người so
với quý 1/2016.
Có 418.200 người có chuyên môn kỹ thuật bị thất nghiệp, chiếm tới 40%.
Trong đó có 191.300 người có trình độ từ đại học trở lên, 94.800 người có trình
độ cao đẳng chuyên nghiệp và 59.100 người có trình độ trung cấp chuyên
nghiệp.
Theo Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, ông Doãn Mậu
Diệp, thì thực trạng của thị trường lao động hiện nay là nhu cầu tuyển dụng lao
động trực tiếp sản xuất cao, nhưng nhu cầu về lao động có trình độ cao đẳng, đại
học lại ít.
Ông Diệp cho rằng cần phải có sự kết hợp của các bộ ngành, phải thay đổi
nhận thức của thanh niên trước ngưỡng cửa vào giáo dục chuyên nghiệp, đại
học, cao đẳng. Nhất là phải có dự báo để đổi mới kế hoạch hoá giáo dục đào tạo

tương ứng với nhu cầu của thị trường lao động.



Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên khi
ra trường:

Bị động khi tìm việc.Đây là một những trong lỗi thường mắc phải của
sinh viên mới ra trường. Thường thì họ sẽ dựa vào hoặc ỷ lại vào bố mẹ, tận
dụng các mối quan hệ của bố mẹ hoặc chờ đợi một công ty, cơ quan nào đó đến
tìm mình. Nhiều sinh viên thi vào một trường Đại học hay cao đẳng nào đó
không phải vì ham mê, yêu thích hay có năng khiếu mà chỉ vì thi đại lấy một
trường để đi học. Cũng có nhiều sinh viên có năng khiếu về chuyên nghành
mình theo học nhưng trong suốt mấy năm học đại học đã không chịu khó học
11


hành, rèn luyện kĩ năng, học hỏi kinh nghiệm nên khi ra trường không tránh
khỏi việc lúng túng khi tiếp cận với công việc. Trong khi xã hội ngày càng đòi
hỏi người thực sự có khả năng làm việc hiệu quả. Sinh viên định hướng không
rõ ràng.
Nguyên nhân thứ hai là do sinh viên định hướng nghề nghiệp không rõ
ràng. Đại đa số có tư tưởng xin việc vì quyền lợi bản thân chứ chưa nghĩ nhiều
về công việc, chưa thật sự tâm huyết và sống chết vì nó…” Trong môi trường
làm việc mà xu thế cạnh tranh đang ngày càng phát triển, nếu không có định
hướng nghề nghiệp rõ ràng, làm sao có thể bảo đảm yếu tố gắn bó ở người lao
động. Ngoài vấn đề về bằng cấp và trình độ thì một trong những nguyên nhân
của việc sinh viên không xin được việc làm là do sinh viên yếu kỹ năng, thiếu tự
tin và ứng xử vụng về đều dễ làm bạn trẻ mất điểm trước nhà tuyển dụng. .
Nguyên nhân cuối cùng là sinh viên không biết cách nói về mình. Một

lợi thế của sinh viên là họ ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến và lĩnh hội nhanh
công việc được giao. Sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm cũng là những
yếu tố mà doanh nghiệp hiện nay đang rất cần trong quá trình cạnh tranh và hội
nhập. Ngoài ra, yếu tố sức khỏe, chấp nhận đi xa cũng như dễ hòa nhập đã trở
thành điểm mạnh nổi trội ở những người trẻ tuổi. Vì vậy, sinh viên nên tận dụng
và phát huy tối đa những thế mạnh của mình để nâng cao vị thế cạnh tranh trong
tìm việc.



Biện pháp để giải quyết vấn đề thất nghiệp của sinh viên:

-

Hoàn thiện thể chế thị trường lao động theo định hướng xã hội chủ nghĩa

-

Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước và quốc tế
cho đầu tư và phát triển.
12


-

Tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước trong giải quyết việc làm và phát
triển thị trường lao động

-


Nâng cao chất lượng nguồn lao động cả về trình độ học vấn và trình độ
chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng tay nghề; thực hiện liên thông giữa các cấp
trình độ; giáo dục- đào tạo theo định hướng gắn với cầu lao động.

-

Đa dạng hóa các “ kênh” giao dịch trên thị trường lao động; tổ chức
thường xuyên, định kì các sàn giao dịch việc làm để có thể kết nối hoạt
động giao dịch trên phạm vi toàn quốc.

-

Nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức kỉ luật, tác phong công nghiệp và
nâng cao thể lực đảm bảo cung cấp đội ngũ lao động có chất lượng cả về
thể lực và trí lực, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất công nghiệp.

13


III/ Kết luận.

“ Việc làm” vẫn luôn luôn là một trong những vấn đề nóng bỏng của xã hội
nói chung và sinh viên khi ra trường nói riêng. Trong thực tế xã hội “ cầu lớn
hơn cung”, “ thừa thầy thiếu thợ “ thì không biết bao nhiêu sinh viên vác hồ
sơ đi xin việc lại công cốc về không.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau
khi ra trường. Vì vậy để giải quyết vấn đề này cần sự quan tâm của Đảng và
nhà nước, các doanh nghiệp để các bạn sinh viên có thể tìm được việc làm
một cách dễ dàng, đúng chuyên ngành và phù hợp với năng lực của mình.


14


Tài liệu tham khảo.

1. Lao động việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam 15 năm đổi mới, Nxb

Thế Giới, Hà Nội - Trần Khánh Đức (2001)
2. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp trường “ sự đáp ứng của sinh viên

ngành quản lý Giáo dục trường Đh KHXH & NV đối với yêu cầu của thị
trường lao đông hiện nay” - Nguyễn Ánh Hồng ( 2007)
3. />4. Vietnamnet.com.vn
5. Cổng thông tin điện tử - Viện nghiên cứu lập pháp (

/>
15



×