PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ………..
TRƯỜNG MẦM NON ……………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO TRẺ
5-6 TUỔI HỌC TỐT MÔN KỂ CHUYỆN”
Lĩnh vực:Giáo dục mẫu giáo
Tên tác giả: ………………
Chức vụ: Giáo viên
1
MỤC LỤC
Contents
MỤC LỤC...................................................................................................................................2
Contents......................................................................................................................................2
I. PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài:................................................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu:..........................................................................................................4
3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:......................................................................................4
II. NỘI DUNG............................................................................................................................5
1. Cơ sở lý luận:......................................................................................................................5
2. Giả thiết khoa học:..............................................................................................................6
3. Cơ sở thực tiễn:...................................................................................................................7
4. Nội dung nghiên cứu:..........................................................................................................7
III. CÁC GIẢI PHÁP HỮU ÍCH................................................................................................9
1. CÁC GIẢI PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO TRẺ HỌC TỐT QUA MÔN KỂ CHUYỆN
MÀ TÔI ĐÃ THỰC NGHIỆM TẠI LỚP 5TUỔI A2..........................................................10
* Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập cho trẻ................................................................10
Biện pháp 2: Tổ chức tiết học nhẹ nhàng gây hứng thú cho trẻ........................................11
Biện pháp 3: Dạy học tích hợp với các môn học khác......................................................13
Biện pháp 4: Biện pháp làm quen văn học thông qua kể chuyện giờ hoạt động góc.......14
* Biện pháp 5: Kết hợp với phụ huynh.............................................................................16
Biện pháp 6: Làm đồ dùng, đồ chơi..................................................................................17
* Biện pháp7: Sửa phát âm cho trẻ ngọng và học sinh cá biệt..........................................18
2. KẾT QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN................................................................................20
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM................................................................................................21
V. PHẦN KẾT LUẬN NHỮNG KHUYẾN NGHỊ.................................................................22
1. Kết luận:............................................................................................................................22
2. Khuyến nghị......................................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................23
2
I. PHẦN MỞ ĐẦU
Đề tài: “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi học tốt bộ môn kể
chuyện”.
1. Lý do chọn đề tài:
Là loại hình nghệ thuật văn học, giữ vai trò to lớn trong việc hình thành
và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Dẫn dắt trẻ vào thế giới văn học là
nhiệm vụ quan trọng của giáo viên trong trường mầm non.
Đó là sự mở đầu cho trẻ những bước đi chập chững đầu tiên vào thế giới
những giá trị phong phú chứa đựng trong tác phẩm văn học, sự tiếp xúc đầu tiên
trong tác phẩm văn học nhất là những câu chuyện kể sẽ kích thích ở trẻ sự phát
triển ngôn ngữ, trí tuệ, văn học góp phần hình thành tình cảm đạo đức cho trẻ ở
lứa tuổi mẫu giáo. Việc hình thành và phát triển hoạt động văn học là một hình
thức quan trọng để phát triển tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo của trẻ.
Trẻ thơ lứa tuổi bắt đầu của sự nhận thức và những tình cảm mãnh liệt,
giữa các em và các nhân vật trong truyện có sự đồng điệu về tâm hồn về tính
cách, các em thích nghe kể chuyện và thích kể lại chuyện, các em đến với
chuyện với nhân vật trong truyện với tất cả những tình cảm rung động, ngọt
ngào nhất, say mê nhất, đồng cảm nhất. Chính vì thế những câu chuyện có vai
trò rất lớn góp phần hình thành và phát triển nhân cách, những câu chuyện là
một phần cuộc sống, gợi lên cho trẻ những tình cảm lành mạnh, giúp trẻ nhận
biết được thế giới xung quanh thật là kì diệu. Những mối quan hệ giữa con
người với con người trẻ nhận ra cái thiện và cái ác góp phần phát triển ngôn
ngữ mạch lạc. Chính vì hiểu được tầm quan trọng đó nên tôi băn khoăn không
biết làm thế nào để cho trẻ hứng thú với hoạt động kể chuyện góp phần thu hút
trẻ để tiết dạy đạt kết quả cao.
Là một giáo viên mặc dù đã cao tuổi nhưng lòng nhiệt tình yêu nghề tôi
thiết nghĩ, mình phải tìm ra những biện pháp hữu ích. Chính vì vậy tôi đã chọn
đề tài “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ bộ môn kể chuyện”
3
2. Mục đích nghiên cứu:
Giúp trẻ tiếp xúc cảm nhận được sự vật hiện tượng những cái hay cái đẹp
xung quanh, trẻ khám phá được nhiều điều mới lạ mà trẻ chưa được làm quen.
Từ đó giúp trẻ hơn về mọi mặt như: Đức- Trí- Thể- Mĩ khi trẻ được nghe cô kể
chuyện và khi trẻ được kể lại chuyện thì ngôn ngữ của trẻ phát triển mạch lạc rõ
ràng khả năng trình bày logic có trình tự chính xác và có hình ảnh nội dung.
3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
- Trong 1 năm học từ tháng 9 năm 2012- tháng 5 năm 2013
- Địa điểm: Lớp 5 tuổi A2 trường mầm non Kim Thư.
- Đối tượng 5 – 6 tuổi.
*. Kế hoạch nghiên cứu:
Vào đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch gây hứng thú cho trẻ học tốt môn kể
chuyện cụ thể như sau:
- Tháng 9 tôi cho trẻ làm quen với môi trường của lớp, tôi tập chung vào rèn nếp
cho trẻ và tìm hiểu đặc điểm tâm lý của trẻ.
- Tháng 10 khi nề nếp đã ổn định tôi luyện tai nghe cho trẻ nhằm phát triển thính
giác, âm vị cho trẻ nghe những bài hát, ca dao tôi kể chuyện cho trẻ nghe nhiểu
tạo điều kiện sự chú ý và tập chung. Chú ý khả năng thính giác thông qua các
bài tập, trò chơi “Tai ai thính, ai đoán giỏi và sửa sai cho trẻ về lỗi phát âm.
- Tháng 11 và 12 tôi tập chung vào tăng vốn từ nói diễn cảm rõ ràng, luyện cơ
quan phát âm, phát triển vốn từ cho trẻ thông qua các trò chơi “Đố ai kể được
nhiều và hay nhất, trẻ kể chuyện diễn cảm”.
- Tháng 1 và tháng 2 tôi đào sâu vấn đề luyện trí nhớ thông qua các bài thơ về
những câu chuyện kể lôi cuốn và hấp dẫn. Luyện cho trẻ sử dụng câu đơn giản,
đủ nghĩa.
- Tháng 3,4,5 một khi trẻ đã có vốn từ phong phú trẻ sẽ tự tin kể chuyện sáng
tạo, đóng kịch một cách lưu loát và hứng thú.
Ví dụ: Kể chuyện cây khế, tích chu… ở thời điểm này tôi cho trẻ kể sáng tạo và
đóng kịch nhiều hơn thông qua các trò chơi thi ai kể chuyện hay nhất.
Trò chơi; Thi xem ai kể chuyện sáng tạo nhất.
4
Trò chơi: Thi xem ai có ý tưởng đặt tên chuyện hay nhất.
Trò chơi: Ai là người diễn viên xuất sắc nhất.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
Văn học là một môn học rất quan trọng đối với trẻ mầm non là phương
tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát diễn đạt ngắn
gọn, biết sử dụng đúng từ đúng lúc, đúng chỗ.
Thông qua nội dung các tác phẩm giáo dục trẻ qua những câu chuyện người hiền
lành tốt bụng, biết ơn và biết kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị em, bạn bè và biết
nhường nhịn em nhỏ.
Xuất phát từ những vai trò cụ thể đó nên hoạt động dạy trẻ làm quen văn
học qua tiết kể chuyện không thể thiếu được trong chương trình chăm sóc giáo
dục trẻ.
Tác phẩm văn học qua nghệ thuật kể chuyện của cô giáo, hoạt động này nhằm
dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nội dung nghệ thuật, phong phú
trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động hứng thú đối với văn học có ấn
tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay, cái đẹp của tác phẩm và thể hiện
sự cảm nhận qua đó các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật như cách
kể chuyện, trò chơi đóng kịch, cao hơn là kể chuyện chuyện sáng tạo và đặt tên
cho câu chuyện theo sự tưởng tưởng của trẻ, góp phần hình thành và phát triển
nhân cách toàn diện ở trẻ.
Trong mỗi tác phẩm văn học, thế giới mới của cuộc sống, thực tại bao
gồm thiên nhiên và những gì gần gũi trong môi trường sống của trẻ như làng
quê, cánh đồng, dòng sông…Qua các câu chuyện trẻ bắt đầu nhận ra trong xã
hội những mối quan hệ, nhữnh tình cảm gia đình, tình bạn bè, tình cô và trẻ…
Trẻ cũng dần dần nhận ra có mộ xã hội dàng buộc giữa con người với nhau
trong lịch sử đấu tranh, cách mạng trong tình làng nghĩa xóm, qua các câu
chuyện có thể đề cập đến những lực lượng như thần nông, ông bụt, cô tiên, phù
thủy, quỷ sứ và cả các phép màu thần thoại còn tồn tại trong tâm thức dân tộc.
Đây cũng là đối tượng miêu tả của văn học qua môn kể chuyện làm nên sự
5
phong phú hấp dẫn của đời sống tinh thần, với chuyện kể ta hãy giúp trẻ nhận ra,
nhớ được sắc thái cơ bản trong giọng kể, lời thuật, phân biệt ngữ điệu lời nói của
các nhân vật có trong câu chuyện, giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ đời thường dần dần
tiến tới trẻ hiểu được nghĩa thực và nghĩa bóng.
Thực tế cho ta thấy rằng những biểu hiện những tình cảm suy nghĩ của
con người khi tiếp xúc với tác phẩm văn học, dẫn đến những biểu hiện khóc,
cười của người kể. Từ đó cho ta thấy rằng nghệ thuật của tác phẩm văn học đã
có một sức mạnh kì diệu như nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng và phát triển tâm hồn
cho trẻ.
2. Giả thiết khoa học:
Sức mạnh của tác phẩm văn học qua bộ môn kể chuyện vô cùng to lớn
trong quá trình cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm bằng tài năng sư phạm cùng với
nghệ thuật đọc và kể chuyện. Cô giáo mầm non sẽ hướng trẻ vào những vẻ đẹp
nội dung và nghệ thuật, tác phẩm gây ấn tượng đầu tiên cho trẻ về hình tượng
nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn ngữ dân tộc.
Cần phải dạy trẻ biết lắng mình với tác phẩm văn học, hòa mình vào cõi
mộng mơ trau dồi thói quen đón nhận được các hòa âm tinh tế thoáng qua bất
chợt đến từ các nguồn sống khác, dạy trẻ tập trung rung động cái rung động của
mình chứ không phải của người khác.
Đối với trẻ mẫu giáo ở giai đoạn này cảm nhận thẩm mĩ đã có một bước
phát triển, sự tiếp nhận tác phẩm một cách đầy đủ và hoàn thiện hơn. Biểu hiện
là sự hiểu biết qua các câu chuyện cổ tích hay thần thoại và sự làm giàu tình cảm
qua quá trình tích lũy hình tượng nghệ thuật.
Đối với trẻ mẫu giáo lớn qua các tác phẩm trở lên gần gũi dễ hiểu hơn, sự
cảm thông với nhân vật, sự lo lắng cho số phận của nhân vật của trẻ đẫ mang
đặc điểm cá tính hơn, sự hồi hộp lo lắng này của trẻ đã nếm trải trong sự kiện
đời thường, cần dạy trẻ nghệ thuật tự đặt mình vào chỗ đứng và tình thế của
người khác như hiểu được sự cực nhọc của người mẹ, nỗi ưu tư của cha, hiểu
được sự cô đơn nghèo khó của bạn bè, nỗi bất hạnh của con người, rồi tận tình
làm mẹ vơi đi gánh nặng đó. Từ những vẻ đẹp nhỏ nhặn đời thường trong cư sử
6
mang tính người ấy sẽ nảy sinh ra những hành động cao thượng nhân ái vì con
người.
3. Cơ sở thực tiễn:
a. Đặc điểm của nhà trường:
Trường mầm non Kim Thư có một điểm trường số trẻ đến trường là 310
trẻ, ăn bán trú 100%, tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên: 37 đ/c trình độ chuyên
môn đạt chuẩn và trên chuẩn.
Trường đã nhiều năm đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện, chất lượng chăm
sóc giảng dạy tốt được phụ huynh tin tưởng. Vì vậy trẻ đến trường ngày một
đông.
b. Đặc điểm của lớp:
Năm học 2012- 2013 tôi và đ/c Phạm Thị Thanh Hiền được nhà trường
phân công chủ nhiệm lớp 5 tuổi A2 với tổng số cháu là 30 trẻ: Trong đó : + 12
trẻ nữ
+ 18 trẻ nam
Đối với giáo viên: Mặc dù là giáo viên cao tuổi nhưng tôi luôn có tinh
thần trách nhiệm nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, bản thân tôi luôn xác định được
tầm quan trọng của việc hình thành nhân cách và việc phát triển ngôn ngữ cho
trẻ làm quen với tác phẩm văn học qua bộ môn kể chuyện về nghệ thuật sư
phạm. Tôi muốn tìm ra và áp dụng một số biện pháp hữu ích nhất để gây hứng
thú cho trẻ, để tiết dạy đạt kết quả cao.
Đối với phụ huynh: Sự quan tâm đối với các cháu không đồng đều, 100%
phụ huynh làm nông nghiệp.
4. Nội dung nghiên cứu:
a. Thực trạng ban đầu:
Qua những năm thực hiện chuyên đề cho trẻ làm quen với tác phẩm văn
học, giáo viên đã thực sự có nhiều đầu tư vào việc nâng cao phương pháp hình
thức cho trẻ làm quen tác phẩm văn học, đã chú trọng nhiều đến việc đọc và kể
diễn cảm, dạy trẻ kể lại chuyện, kể sáng tạo dưới nhiều hình thức đa dạng và
7
phong phú. Song dạy trẻ đóng kịch còn nhiều hạn chế, chưa có sáng tạo trong
việc chuyển thể từ kể sang kịch bản sân khấu, không tạo ra được tính kịch sự
kiện, sự biến lời thoại còn dài khó hiểu, giáo viên còn nặng nề trong việc dẫn
chuyện làm cho kịch bản trở nên dời dạc kém hấp dẫn bên cạch đó còn một số
giáo viên cảm nhận các tác phẩm chuyện còn hạn chế, giọng kể và cách phối
hợp, ánh mắt cử chỉ điệu bộ minh họa chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn để lôi cuốn
trẻ. Phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh hoạt, chuyển tiếp còn khô cứng
chưa sáng tạo, kết quả trên trẻ chưa cao, đồ dùng minh họa chưa đẹp chưa phù
hợp, giáo viên sử dụng đồ dùng chưa khoa học. Dẫn đến giờ học trầm không
hứng thú, trẻ không tập trung. Vì vậy hiệu quả trên tiết học kết quả chưa cao,
hầu hết các vở kịch còn thiếu các yếu tố phụ trợ như âm thanh, đạo cụ, trang
phục làm cho hoạt động đóng kịch không thu hút và không gây hứng thú cho trẻ.
b. Thuận lợi: Lớp học rộng và thoáng mát.
Được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường và đồng chí phụ trách chuyên
môn nhiệt tình năng động đã xây dựng phương pháp hình thức đổi mới hoạt
động giáo dục mầm non tạo mọi điều kiện giúp tôi về nguyên vật liệu dạy học
và đồ chơi cho các cháu.
c. Khó khăn: Do sự nhận thức không đồng đều của phụ huynh sự quan tâm của
phụ huynh tới các cháu còn hạn chế, 10/30 trẻ lần đầu tiên mới đến trường nên
trẻ rất bỡ ngỡ và nhút nhát, không tự tin khi giao tiếp không tham gia các hoạt
động trong lớp, còn khóc đòi về, một số trẻ nói ngọng, một số trẻ yếu và thấp
còi, những trẻ này đều không muốn tham gia các hoạt động ở lớp. Nhưng điều
quan trọng hơn là vốn từ của trẻ còn hạn chế, một số trẻ chưa cảm thụ được tác
phẩm văn học, kỹ năng kể chuyện kém vì vậy trẻ không hứng thú.
* Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
* Về phía cô:
Đầu năm BGH đã dự tôi 4 hoạt động kể chuyện kết quả cụ thể như sau:
Số tiết
4
Tỉ lệ %
Tốt
1
25%
Khá
2
50%
Trung bình
1
25%
8
Yếu
0
0%
* Về phía trẻ: Tôi thấy khả năng của 30 cháu trong lớp tôi như sau:
Mức độ đánh giá
STT
1
2
3
4
Tốt
Khá
TB
Yếu
(Tỉ lệ%)
(Tỉ lệ%)
(Tỉ lệ%)
(Tỉ lệ%)
7 trẻ
3 trẻ
13 trẻ
7 trẻ
23,3%
10%
43,4%
23,3%
Trẻ có khả năng diễn đạt
6 trẻ
6 trẻ
10 trẻ
8 trẻ
ngôn ngữ mạch lạc
20%
20%
33,3%
26,7%
Trẻ kể chuyện diễn cảm và
2 trẻ
4 trẻ
18 trẻ
6 trẻ
sáng tạo
6,7%
13,3%
60%
20%
Trẻ có năng khiếu đóng kịch
2 trẻ
2 trẻ
20 trẻ
6 trẻ
tốt
6,7%
6,7%
66,6%
20%
Phân loại khả năng của trẻ
Trẻ hứng thú học môn kể
chuyện
III. CÁC GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
* Đặc điểm tâm lý trẻ:
Đối với trẻ 5 – 6 tuổi tư duy của trẻ phát triển rất mạnh, vốn từ còn hạn
chế, một số cháu nói ngọng tiếng địa phương. Lớp tôi tổng số có 30 trẻ, trong đó
10 trẻ lần đầu tiên đến trường nên các cháu không tự tin khi giao tiếp, nhút nhán
có cháu lỳ không gần gũi cô, không thích tham gia các hoạt động của lớp. Hiểu
được điều đó tôi phải thường xuyên gần gũi trẻ, nhẹ nhàng âu yếm trò chuyện
với trẻ để trẻ bộc lộ tình cảm của mình với cô, với các bạn. Từ đó tôi mới hiểu
và biết tâm lý tính cách của từng trẻ và sửa dần những lỗi như phát âm ngọng
hay nhút nhát, không tự tin, không hứng thú nghe chuyện và kể lại chuyện cũng
như tham gia vào các hoạt động khác.
9
1. CÁC
GIẢI PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO TRẺ HỌC TỐT QUA MÔN KỂ
CHUYỆN MÀ TÔI ĐÃ THỰC NGHIỆM TẠI LỚP 5TUỔI A2
* Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập cho trẻ
Như chúng ta đã biết, tạo môi trường học tập cho trẻ, môi trường rất quan
trọng đối với trẻ vì trẻ được ngắm, được nhìn và được học vì vậy tôi trang trí lớp
một cách rất khoa học theo chủ điểm.
Ví dụ: Với chủ đề “ Thế giới thực vật” Khi cho trẻ làm quen với câu chuyện “
Quả bầu tiên” tôi đã cùng trẻ cắt dán những hình ảnh các nhân vật có trong nội
dung câu chuyện.
Để khi tham gia hoạt động góc hay hoạt động chiều trẻ sẽ tự mình thể hiện nội
dung câu chuyện theo tranh và kể chuyện sáng tạo. Ngoài ra,phòng học rộng,
thoáng mát, sạch sẽ, tôi luôn bố trí sắp xếp các học cụ đồ dùng, để tạo môi
trường học tập tốt và thoải mái cho trẻ. Khi thực hiện các hoạt động làm quen
văn học thể loại kể chuyện mà trọng tâm là dạy trẻ kể chuyện sáng tạo thì tôi
luôn tận dụng không gian lớp học để trưng bày các dụng cụ kể chuyện như
khung sân khấu tôi sắp đặt tranh ảnh các con rối sao cho trẻ dễ lấy và dễ sử dụng
khích thích trẻ hoạt động một cách tích cực hơn.
10
Biện pháp 2: Tổ chức tiết học nhẹ nhàng gây hứng thú cho trẻ.
Bản thân tôi trước khi tổ chức hoạt động, tôi cũng phải tự luyện giọng
nhiều lần, cách sử dụng tranh, rối, mô hình một cách khoa học. Tôi luôn tạo tình
huống bất ngờ và mới để vào bài một cách sinh động để gây sự chú ý của trẻ.
Ví dụ: Chủ điểm gia đình câu chuyện hai anh em tôi sửa dụng mô hình sa bàn để
gây hứng thú cho trẻ.
Ví dụ: Khi trọng tâm kể chuyện sáng tạo tôi cho trẻ lựa chọn cách sử dụng trang
phục đồ dùng phù hợp với nội dung câu chuyện, trẻ kể theo nhiều hình thức
khác nhau.
Ví dụ: Kể chuyện dê con nhanh trí để gây hứng thú cho trẻ tôi chuẩn bị một sân
khấu rối, các con rối được làm bằng vải vụn được cải biên mầu sắc rực rỡ.
Ví dụ: Chuyện sơn tinh thủy tinh (tiết đóng kịch) để làm trang phục cho trẻ, tôi
cho trẻ mặc trang phục, quần áo để trẻ được hóa thân hóa hồn vào các nhân vật.
11
Trẻ biết chia nhóm kể chuyện tạo cho trẻ cảm giác tự tin mạnh dạn, linh hoạt
qua việc trẻ biểu diễn đóng kịch. Tạo điều kiện cho trẻ thoả thuận và tự chọn vai
kể của mình theo ý thích về sự sáng tạo của trẻ, tôi luôn dùng lời khuyến khích
động viên trẻ để trẻ thực hiện tốt vai diễn của mình. Khi trẻ thực hiện tôi luôn
quan sát sửa sai cho trẻ nhất là những trẻ ngọng.
Mặt khác với hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo chủ đề “ Nước và các hiện
tượng tự nhiên”
Ví dụ: Dạy trẻ kể chuyện “ Sơn tinh, thuỷ tinh”
Để ổn định gây hứng thú cho trẻ chơi trò chơi trò chơi “ Trời mưa”. Cô kể diễn
cảm một đoạn kích thích trẻ nhớ lại và kể tiếp: Thuở xưa vua Hùng vương thứ
18 có một người con gái xinh đẹp tên là Mị Lương vua muốn con gái mình lấy
một chàng rể hiền lành và tài giỏi, do đó vua truyền lệnh kén rể cho con gái,
nghe thấy thế các chàng trai nô nức kéo về kinh đô thi tài. Biết bao chàng trai
tuấn tú võ nghệ tài ba lần lượt xin ra trổ tài, nhưng mãi nhà vua chưa ưng chọn,
nhà vua đã thất vọng. Thế rồi bỗng chốc có hai chàng trai xin thi tài một người
tên là Sơn Tinh một người tên là Thuỷ Tinh. Con nào giỏi cho cô biết cô vừa kể
một đoạn trong câu chuyện gì? Bạn nào giỏi lên kể tiếp cho cô và các bạn cùng
12
nghe, rất nhiều trẻ hứng thú giơ tay. Tôi đã mời một trẻ lên kể tiếp nhưng do trẻ
còn lúng túng, cách diễn đạt ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ, nét mặt nên tôi tiếp tục sử
dụng câu hỏi gợi mở với trẻ bằng các hệ thống câu hỏi. Dựa vào các tình tiết của
câu chuyện. Hai chàng trai có tên là gì? Thuỷ Tinh đã ra oai như thế nào? Sơn
Tinh khoan thai làm gì? Khi thấy hai người đều tài giỏi vua đã ra điều kiện gì?
Ai là người đã mang lễ vật đến trước? Thuỷ Tinh đã tức giận ra sao? Sơn Tinh
như thế nào? Cuôí cùng ai là người thắng cuộc? Vì sao cứ tháng 7 và tháng 8 thì
nước lại dâng lên. Sau đó tôi cho một trẻ lên kể lại, sau khi trẻ kể xong tôi cho
trẻ khác nhận xét bạn kể như thế nào? Có hay không? Con thích đoạn nào nhất?
Con kể lại đoạn đó cho cô và các bạn cùng nghe. Con cố gắng kể khác và hay
hơn bạn nhé. Cô thấy các bạn kể hay rồi nhưng giọng điệu của các bạn còn chưa
giống với các nhân vật trong chuyện. Ví dụ Thuỷ Tinh giọng phải bực tức giận
giữ. Các bạn kể hay rồi nhưng cô thấy nhiều bạn kể hay hơn nữa. Cô mời một
trẻ lên kể, trẻ này chỉ kể được đến đoạn đó là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh đến đây trẻ
không kể được tiếp, tôi đã sử dụng biện pháp dùng câu hỏi gợi mở. các bạn vừa
kể chuyện gì trong câu chuyện có những nhân vật nào? Nhà vua tổ chức mở hội
gì? Ai là người được vua chọn thi tài? Họ thi tài như thế nào?. Tôi đã chú ý kích
thích kết hợp các biện pháp để kích thích trẻ tham gia vào hoạt động kể chuyện,
sau đó tôi dùng một bức tranh có nội dung câu chuyện. Các con nhìn xem cô có
bức tranh gì?. Từ những bức tranh trên đây bạn nào có thể kể chuyện theo nội
dung bức tranh cho cô và các cùng nghe. Tôi mời một trẻ lên kể, trẻ kể một cách
diễn cảm và sáng tạo bằng ngôn ngữ và trí nhớ của chính mình, sau đó tôi cho
trẻ tự đặt tên cho câu chuyện theo ý của trẻ. Bạn nào có ý tưởng đặt tên cho câu
chuyện hay hơn. Trẻ hứng thú tham gia đặt tên cho câu chuyện
Qua giờ dạy trẻ kể chuyện tôi thấy trẻ hào hứng tích cực tham gia kể
chuyện một cách diễn cảm và sáng tạo, những trẻ nhút nhát, trẻ học yếu thì
mạnh dạn tự tin hơn và trẻ rất phấn khởi vì mình cũng đã kể được một đoạn
trong câu chuyện.
Biện pháp 3: Dạy học tích hợp với các môn học khác
Với môn học có thể lồng ghép kết học với một số môn học khác.
13
Ví dụ: Môn âm nhạc hoạt động bổ trợ đề tài câu chuyện nhổ củi cải tôi cho trẻ
vận động theo bài “củ cải trắng”
Ví dụ: Hoạt động môi trường xung quanh chủ đề động vật nuôi trong gia đình
tôi kể chuyện “ Gà trống kiêu căng”.
Ví dụ: Hoạt động làm quen với toán đề tài “Cao hơn – thấp hơn” tôi kể câu
chuyện cây khế tôi cho trẻ so sánh áp dụng về đặc điểm ngoại hình chiều cao
của hai anh em.
Biện pháp 4: Biện pháp làm quen văn học thông qua kể chuyện giờ hoạt động
góc.
Trong một giờ hoạt động chung có nhiều trẻ chậm không thể thuộc được
câu chuyện vì ở lứa tuổi này trẻ rất dễ nhớ mà lại mau quên ta cần cho trẻ làm
quen ở mọi lúc, mọi nơi như hoạt động góc trẻ được tham gia chơi một cách hồn
nhiên và mạnh dạn, tự tin.
Ví dụ: Ở góc phân vai, trò chơi cô giáo một cháu làm cô giáo kể lại chuyện cho
các bạn nghe giúp trẻ nhớ lại trình tự nội dung câu truyện mà cô đã kể trên tiết
học.
Ví dụ: Trẻ chơi ở góc học tập: Ở góc này tôi đã chuẩn bị rất nhiều nguyên vật
liệu như giấy vẽ, bút màu, vải vụn , bìa cứng, len… giấy tôi cho trẻ vẽ các nhân
vật mà bé yêu thích từ những bức tranh bé đã vẽ tôi cho trẻ cắt dán làm abum
chuyện để thay đoi sự nhám chán tôi cho trẻ cắt những nhân vật bằng bìa cứng
làm rối dẹt. Mặc dù những sản phẩm của trẻ làm ra chưa được đẹp nhưng qua đó
trẻ đã nhớ lại trình tự các nhân vật trong câu chuyện. Vì vậy khi được chơi ở góc
này trẻ thực sự hứng thú vì tôi cho được sử dụng rối mà chính trẻ làm ra.
14
( Cô hướng dẫn trẻ làm dối dẹt)
( Trẻ đang chơi với sản phẩm trẻ làm
ra )
Ví dụ: Chơi ở góc phát triển ngôn ngữ, ở góc này trẻ được xem tranh tạo cho trẻ
cảm giác như trẻ đọc được câu chuyện qua hình ảnh trẻ có thể tự suy luận về nội
dung của câu chuyện, trẻ có thể tự đọc chuyện theo sự tưởng tượng của mình
qua đó vốn từ của trẻ được tăng lên nhiều hơn khả năng phát âm rõ ràng mạch
15
lạc hơn khi trẻ chơi tôi luôn quan sát để kịp thời sửa sai phát âm cho trẻ nhất là
những trẻ nói ngọng. Ngoài ra trẻ còn được tự chọn các trang phục phù hợp với
câu chuyện để đóng kịch tại góc này.
* Biện pháp 5: Kết hợp với phụ huynh.
Với phương châm gia đình kết hợp với nhà trường là điều vô cùng quan
trọng không thể thiếu được vì vậy hàng tháng, hàng tuần tôi thường thây đổi nội
dung bản tin về chương trình dạy theo chủ điểm để phụ huynh biết phối hợp rèn
thêm cho trẻ về kỹ năng sống. Ngoài nội dung tuyên truyền trong bản tin tôi còn
gặp gỡ trực tiếp phụ huynh nói về tầm quan trọng của tác phẩm văn học đối với
trẻ nhất là trẻ 5 – 6 tuổi. Tôi tuyên truyền với phụ huynh để học tốt môn văn học
về nhà gia đình nên mua thêm một số tranh chuyện cho trẻ xem ở nhà và phụ
huyng nên dành một chút thời gian trong ngày kể chuyện cho trẻ nghe bằng
giọng kể diễn cảm và chính xác và động viên trẻ kể lại một số câu chuyện mà cô
đã kể ở lớp. Khi trẻ kể nên chú ý sửa sai phát âm cho trẻ và khen động viên trẻ
kịp thời. Hiểu được ý nghĩa và tâm quan trọng của bộ môn kể chuyện nên phụ
huynh đã ủng hộ và sưu tầm rất nhiều nguyên vật liệu để tôi làm đồ dùng cho
cháu.
Ví dụ: Phụ huynh cháu Hoa làm nghề may tôi nhờ phụ huynh may diềm sân
khấu và áo rối, phụ huynh còn mang cả vải vụn đến lớp cho tôi để làm áo rối.
Ví dụ: Phụ huynh cháu Tiến làm nghề cắt tóc, tôi làm tóc giả để làm đầu rối.
Ví dụ: Phụ huynh cháu Ly làm nghề vót vòng mang que tre để tôi làm chân rối.
Ví dụ: Phụ huynh Cháu Hưng làm nghề thợ mộc dùng những thanh gỗ để đóng
sân khấu.
Ví dụ: Phụ huynh cháu Hà Vy ủng hộ cây cảnh để dựng cảnh sân khấu.
Ví dụ: Mẹ cháu Hiếu làm nghề mua bán đồng nát ủng hộ chai lọ, lông gà.
16
Vì tâm huyết với nghề nên bản thân tôi đã có lần cùng cô Đông Hiệu phó nhà
trường đi vào các nhà chùa để xin hột hạt cũ làm bánh xe của chân rối .
Biện pháp 6: Làm đồ dùng, đồ chơi.
Muốn tiết học đạt kết quả cao và gây được hứng thú cho trẻ. Khâu chuẩn
bị đồ dùng cho trẻ vô cùng quan trọng, để được có nhiều đồ dùng đồ chơi phong
phú thì đòi hỏi cô giáo phải có óc sáng tạo dày công nghiên cưu nhiệt tình với
công việc và có con mắt thẩm mỹ mới sáng tạo ra những đồ dùng đẹp và hấp
dẫn, đối với trẻ dạy bằng tranh ảnh mà cô còn phải sử dụng mô hình sân khấu
rối.
Tôi đã tận dụng các nguyên liệu khác nhau như sách báo, sốp, lịch cũ,
chai lọ và các nguyên liệu phụ huynh ủng hộ tôi đã làm ra nhiều đồ dùng chơi
cho các cháu kể chuyện. Vì vậy qua các đợt thi đồ dùng, đồ chơi, đồ dùng đồ
chơi của lớp tôi luôn đạt giải nhất.
Ví dụ: Như câu chuyện “Chú dê đen”, tôi cắt nhân vật bằng xốp cứng, chân
trước của dê trắng, dê đen tôi cắt rời và khâu chỉ, buộc dây ở chân khi sử dụng
tôi giật dây cái chân đưa đi đưa lại trông rất sinh động và có hồn.
Ví dụ: Câu chuyện “Tích chu” nhân vật bà và Tích Chu tôi làm bằng rối vải, đầu
gắn tóc giả, còn con chim trong câu chuyện tôi vò báo cũ gắn keo làm mình con
17
chim, cánh chim mỏng cắt rời khâu chỉ và buộc dây ở hai cánh. Trên minh con
chim tôi gắn các loại lông gà, lông vịt đã được nhuộm màu. Khi kể đến đoạn
chim bay tôi cũng giật dây làm cho cánh vẫy mềm mại như con chim đang bay
khiến cho trẻ bất ngờ, ngạc nhiên và cứ tưởng đó là con chim thật nên trẻ rất
hứng thú.
Ví dụ: Câu chuyện “Ai đáng khen nhiều hơn”. Tôi cắt xốp màu thành những nan
nhỏ, mình tôi đan kiểu nong mốt sau đó nhồi bông ở bên trong, đầu làm bằng
những quả bóng nhỏ gắn tóc giả, chân tay tôi sử dụng chân tay búp bê bị hỏng.
Sau đó tôi gắn lên xốp cục có hột hạt làm bánh xe đẩy.Khi sử dụng có thể di
chuyển từ chỗ này ra chỗ khác trông rất sinh động.
Ví dụ: Câu chuyện “Sự tích bánh trưng, bánh dày”. Bánh dày tôi làm từ hộp xốp
trắng, còn bánh trưng tôi tận dụng làm bằng vỏ bánh phu thê. Dựa vào từng chủ
điểm tôi có kế hoạch làm đồ dùng một cách cụ thể phù hợp cho từng tiết dạy.
* Biện pháp7: Sửa phát âm cho trẻ ngọng và học sinh cá biệt.
Ở lớp tôi có cháu Hoa đầu năm cháu đến lớp rất chầm và cứ ngồi một chỗ
không gần cô và không chơi cùng các bạn, không tham gia vào hoạt động gì của
lớp. Tôi có gặp phụ huynh và trao đổi thì phụ huynh cho biết rằng cháu mắc
18
bệnh tự kỷ. Tự nhiên tôi cảm thấy thương cháu nhiều hơn vì trước đây tôi đã có
lúc mắc bệnh trầm cảm nên tôi hiểu được tâm lý và can bệnh của cháu Hoa. Tôi
thực sự là người mẹ thứ 2, tôi luôn dành riêng một chút thời gian trong ngày để
gần gũi cháu, để cháu dần dần bộc lộ tình cảm, nụ cười và hoà nhập với các bạn
và lấy lại những gì đã mất do căn bệnh của cháu gây nên. Tôi thường gọi các
cháu khác đến chơi cùng bạn Hoa, có lúc tôi cùng chơi với cháu trong góc nấu
ăn. Tôi đóng vai làm mẹ và cháu Hoa làm con. Mới đầu cháu bẽn lẽn, nhưng qua
nhiều lần động viên và khen kịp thời vơi sự kết hợp với phụ huynh cho cháu
uống thuốc ở nhà bây giờ cháu đã nhanh nhẹn, tích cực tham gia vào các hoạt
động của lớp nhất là môn kể chuyện. Để động viên cháu hôm Hội làng tháng 2
âm lịch vừa qua tôi cho cháu đi biểu diễn văn nghệ múa và đóng kịch cháu rất
phấn khởi để biểu diễn.
Còn cháu Minh Hiếu không học qua lớp 3,4 tuổi lần đầu tiên đến trường
nên cháu rất nhút nhát không tự tin khi giao tiếp. Không những thế cháu còn nói
ngọng nên mỗi khi tôi mời cháu lên kể chuyện là cả lớp lại cười ồ lên khiến cháu
xấu hổ không kể tiếp, cháu khóc và đòi về. Tôi đã nói với cả lớp nếu các con
thấy bạn phát âm không đúng thì các con cùng cô giúp bạn sửa sai thì mới ngoan
chứ và tôi đã kịp thời sửa sai cho cháu ở mọi lúc, mọi nơi ví dụ làm quen chữ
cái tôi cho cháu phát âm nhiều hơn.
Với giờ hoạt động góc tôi thường cho cháu chơi nhiều ở góc phát triển
ngôn ngữ để cháu được xem tranh, được phát âm các từ trong tranh cùng các
bạn. Không những thế tôi kết hợp với gia đình để sửa sai ngọng cho cháu ở mọi
lúc, mọi nơi. Đến nay cháu đã phát âm rất rõ ràng và mạch lạc. Vì vậy cháu đã
rất tích cực tham gia kể chuyện cùng các bạn.
19
( Ảnh cháu Hiếu và cháu Hoa )
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng và thực hiện cho 30 cháu
lớp 5 tuổi A2 trường mầm non Kim Thư.
2. KẾT QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN
* Về phía cô:
Số tiết
4
Tỉ lệ %
Tốt
3
75%
Khá
1
25%
Trung bình
0
0%
Yếu
0
0%
* Về phía trẻ:
Mức độ đánh giá
Tăng
TT
Tăng
Phân loại khả
Tốt
gỉam
Khá
gỉam
năng của trẻ
(Tỉ lệ
(so đầu
(Tỉ lệ
(so đầu
%)
năm
%)
năm
học)
học)
20
Trung
bình
(Tỉ lệ
%)
Tăng
gỉam
(so đầu
năm
học)
Tăng
Yêú
(Tỉ lệ%)
gỉam
(so đầu
năm
học)
Trẻ hứng thú
1
Tăng
10 trẻ
Tăng
5 trẻ
Giảm
0 trẻ
Giảm
66,7% 43,4%
30%
20%
3,3%
40,1%
0%
23,3%
năng diễn đạt
15 trẻ
Tăng
12 trẻ
Tăng
3 trẻ
Giảm
0 trẻ
Giảm
ngôn ngữ
60%
40%
33,3% 13,3%
6,6%
26,7%
0%
26,7%
15 trẻ
Tăng
8 trẻ
Tăng
7 trẻ
Giảm
0 trẻ
Giảm
56,7%
50%
40%
26,7%
3,3%
56,7%
0%
20%
12 trẻ
Tăng
10 trẻ
Tăng
8 trẻ
Giảm
0 trẻ
Giảm
63,3%
50%
26,7%
20%
10%
56,6%
0%
20%
học môn kể
chuyện
15 trẻ
Trẻ có khả
2
mạch lạc
Trẻ kể chuyện
3
diễn cảm và
sáng tạo
Trẻ có năng
4
khiếu đóng
kịch tốt
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Qua nghiên cứu và áp dụng thực tế trong giảng dạy, bản thân tôi đã rút ra
một số kinh nghiệm như sau:
- Đầu tiên phải tìm hiểu kĩ đặc điểm tâm lý trẻ để có kế hoạch cụ thể áp dụng
kiến thức truyền thụ cho trẻ phù hợp
- Giáo viên tạo chịu khó làm đồ dùng đồ chơi sinh động và sáng phù hợp với
từng tiết dạy. Cho trẻ tham gia làm đồ dùng cùng cô.
- Cô nên sử dụng đồ dùng một cách khoa học và nghệ thuật, tạo tình huống bất
ngờ gây sự chú ý và hứng thú cho trẻ, đưa công nghệ thông tin vào công tác
giảng dạy, tích hợp nhiều môn học khác để dạy trẻ.
- Giáo viên nên kết hợp với phụ huynh tuyên truyền để phụ huynh hiểu rõ tầm
quan trọng của bộ môn kể chuyện.
- Giáo viên cần quan tâm đến những trẻ yếu, kém, trẻ ngọng, trẻ cá biệt.
- Giáo viên cần nâng cao trình độ ngôn ngữ của bản thân mình
21
Và một điều quan trọng hơn là cô phải luôn luôn luyện giọng kể, phải thể hiện
được ngữ điệu của từng nhân vật một cách truyền cảm, gây sự hấp dẫn cho
người nghe.
V. PHẦN KẾT LUẬN NHỮNG KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua việc nghiên cứu thực nghiệm một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ
học tốt bộ môn kể chuyện. Tôi nhận thấy ở trẻ 5-6 tuổi hoàn toàn có khả năng kể
chuyện diễn cảm và sáng tạo, tuy nhiên để tiết dạy thu hút trẻ và đạt kết quả cao
đòi hỏi người giáo viên thực sự nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, từ việc áp dụng các
biện pháp trên tôi thấy việc tiếp thu của trẻ nhanh hơn, trẻ tích cực tham gia
nhiều hơn. Qua đó trẻ phát triển hoàn thiện hơn về mọi mặt như: Đức- Trí- ThểMĩ qua thực hiện nghiên cứu và áp dụng tôi đã dùng các thủ thuật sư phạm, các
biện pháp mới làm bất ngờ gây cho trẻ sự chú ý và hứng thú hơn. Với bản thân
tôi, tôi được trau dồi những kiến thức nhiều hơn và từ đó chuyên môn của tôi
cũng vững vàng hơn.
2. Khuyến nghị.
* Đối với nhà trường: Nên trồng thêm cây xanh tạo bóng mát cho các cháu khi
tham gia hoạt động ngoài trời và mua sắm một số đồ dùng phục vụ cho hoạt
động làm quen với văn học.
* Đối với phòng giáo dục: Cần mở ra các chuyên đề làm quen với văn học
nhiều hơn để chúng tôi được đi kiến tập.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi đã áp dụng thành công trong để tài
gây hứng thú cho trẻ học tốt môn kể chuyện tại lớp 5 tuổi A2 trường mầm non
Kim Thư. Tuy kết quả chưa cao nhưng tôi mong muốn được đóng góp một phần
nhỏ bé vào công cuộc đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
nhất là trẻ 5-6 tuổi. Vì điều kiện tuổi cao năng lực có hạn nên đề tài không tránh
khỏi những điều thiếu sót vậy tôi rất mong được sự góp ý bổ sung của các cấp
lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi được
hoàn thiện hơn.
22
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nhận xét đánh giá xếp
Kim thư, ngày 17 tháng 3 năm
2013
của Hội đồng khoa học cơ sở
chính
Tôi xin cam đoan bản SKKN này là do
tay tôi viết không
(Chủ tịch hội đồng Ký,đóng dấu)
sao chép của ai.
Tác giả
Lương Thị Kim Yến
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình CSGD trẻ 5-6 tuổi
2. Tạp chí giáo dục mầm non năm 2012
3. Tìm hiểu qua sách báo, thông tin đại chúng
23