Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

MỘT số BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ vượt QUA KHỦNG HOẢNG TUỔI lên BA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.02 KB, 27 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG TUỔI LÊN BA

MỤC LỤC
Contents

PhÇn I: Më ®Çu
1. Mục đích của sáng kiến
Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến kiến thức về giai đoạn khủng
hoảng tuổi lên ba của trẻ 3- 4 tuổi và các phương pháp giáo dục học, qua tập san,
tài liệu chăm sóc giáo dục trẻ, chuyên đề hè để xây dựng cơ sở lý luận cho đề
tài. Quan sát, trao đổi, tổ chức các hoạt động giáo dục thông qua hoạt động
chung, có mục đích học tập và các hoạt động khác cho trẻ trong ngày. Tầm ảnh
hưởng quan trọng của giai đoạn khủng hoảng tuổi lên ba với sự phát triển toàn
diện của trẻ. Chỉ ra một số thực trạng của các vấn đề tâm lý đối với trẻ 3-4 tuổi
trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên ba của trường. Đề xuất một số biện pháp
nâng cao chất lượng và hiệu quả của các biện pháp cùng bé vượt qua khủng
hoảng tuổi lên ba.
Hiện tượng khủng hoảng của trẻ ở lứa tuổi lên ba có ảnh hưởng mẽ đến sự
hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Việc tìm ra những biểu
hiện, làm rõ những nguyên nhân, từ đó đề xuất những biện pháp giáo dục đúng
đắn sẽ giúp trẻ nhanh chóng vượt qua cơn khủng hoảng, phát triển tốt về mặt
tâm lý, tạo cơ sở tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ trong
những giai đoạn tiếp theo.


2. úng gúp ca sỏng kin nõng cao cht lng dy v hc.
Tui lờn ba ỏnh du s trng thnh trong ba nm u tiờn ca mt i
ngi. Thi k ht sc quan trng, quan trng n mc m mt s nh Tõm lý
hc coi ú thc s l chng ng vng trờn con ng phỏt trin thnh ngi
k t lỳc s sinh n lỳc trng thnh. Vic giỏo dc tr bỡnh thng ó khú,
nhng khi lờn ba tui, tr xut hin nhng c im tõm lý mi, xut hin


khng hong nờn vic giỏo dc tr giai on ny cng tr nờn khú khn hn.
ti ny gúp phn giỳp tr t tin vt qua giai on khng hong tui lờn
ba an ton nht. t ú cỏc nh giỏo dc, cỏc bc ph huynh cú cỏi nhỡn tớch
cc, khụng quỏ lo lng v ỏp lc vi vic giỏo dc cho tr trong giai on ny.
Nh giỏo dc v cỏc bc ph huynh phi cú s hiu bit v tõm lớ ca tr, cn
kiờn trỡ, bỡnh tnh v sỏng sut trong vic giỏo dc cú th mang li c hi phỏt
trin ton din, tớch cc cho tr ng thi m ra hng giỏo dc mi ú l: Hiu
bit, lng nghe, thõn thin v cựng lm bn giỳp tr vt qua khng hong tui
lờn ba.
Phần II: Nội dung.
Chơng I: Cơ sở khoa học.
C s lý lun
Tr em, oỏ hoa thun khit v ngõy th nht ca nhõn loi, l th h
tng lai tt p ca t nc. Chớnh vỡ th, vic chm súc v giỏo dc tr
phỏt trin ton din l mt vn quan trng trong chin lc phỏt huy
nhõn t ca ng v nh nc ta, l mc tiờu o to ca ngnh giỏo dc
mm non. Ch trng ca ng v nh nc ta luụn coi trng giỏo dc v
coi giỏo dc l quc sỏch hng u, l chỡa khoỏ vng m cỏnh ca thnh
cụng ca cụng cuc xõy dng t nc.
Giỏo dc mm non l bc hc u tiờn trong h thng giỏo dc
quc dõn. Qua mt chng ng hot ng, giỏo dc mm non núi chung
khụng ngng i mi cỏc ni dung, phng phỏp, bin phỏp v hỡnh


thành giáo dục giúp trẻ có nhận thức đầy đủ và phát triển một cách hiệu
quả nhất tạo được niềm tin yêu ủng hộ từ các bậc phụ huynh.
Trẻ em lứa tuổi mầm non là một thực thể đang phát triển. Ở lứa tuổi
hài nhi trẻ hoạt động chủ yếu với đồ vật, nhận thức của trẻ mang tính chất
cảm tính. Bước sang lứa tuổi ấu nhi, họat động với đồ vật của trẻ thành
thạo và trở nên phong phú hơn. Ở giai đoạn này hoạt động vui chơi đã

xuất hiện và bắt đầu phát triển mạnh mẽ vào cuối tuổi ấu nhi, môi trường
của trẻ được mở rộng hơn, ngôn ngữ phát triển mạnh mẽ, nhận thức
chuyển từ cảm tính sang nhận thức lý tính, từ tư duy trực quan hành động
sang tư duy trực quan hình tượng, từ họat động vô thức chuyển sang có ý
thức. Từ đó theo những cấu tạo tâm lí mới - nhân cách được hình thành.
Đây được coi là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển giai đoạn
đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách, tạo nên sự nhảy vọt về chất
trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ mầm non. Quá trình phát triển
tâm lý của trẻ mầm non thường phải trải qua các thời kì, các giai đoạn
khủng hoảng, trong đó có khủng hoảng lứa tuổi lên ba. Khi trẻ lên ba, tự ý
thức của trẻ phát triển mạnh. Khi ấy trẻ tìm mọi cách để khẳng định mình,
khẳng định cái “tôi” của mình trong môi trường gia đình và nhà trường.
Trẻ trở nên lầm lì, bướng bỉnh, ngang ngạnh. đỏng đảnh, khó chịu thậm
chí chống đối làm ngược lại, vô lễ với người lớn. Đây là những nét cấu
tạo tâm lí mới trước tuổi lên ba chưa bao giờ xuất hiện ở trẻ. Tuổi lên ba
đánh dấu sự trưởng thành trong ba năm đầu tiên của đời người. Thời kì
hết sức quan trọng, quan trọng đến mức mà một số nhà tâm lý học coi đó
thực sự là “Chặng đường vàng” trên con đường phát triển thành người kể
từ lúc sơ sinh đến lúc trưởng thành.
Có một nhà tâm lí học cho rằng: “Bình tĩnh khi dạy trẻ lên ba”.
Điều đó cho thấy tầm quan trọng trong việc giáo dục đặc trưng ở độ tuổi
này vì đây được coi là viên gạch đầu tiên xây lên nền móng vững chắc
cho nhân cách tương lai của một con người. Trong giai đoạn này trẻ rất


cần chúng ta, nếu chúng ta không hiểu trẻ thì nguời lớn sẽ chủ quan áp đặt
mong muốn chủ quan của mình cho trẻ, như thế rất dễ đẩy trẻ lún sâu vào
cái gọi là “Khủng hoảng tuổi lên ba” càng lún sâu càng khó giúp trẻ vượt
qua. Vì vậy người lớn, nhà giáo dục cần có sự hiểu biết về tâm lí trẻ, cần
kiên trì, bình tĩnh sáng suốt để có thể mang lại cơ hội phát triển tích cực

cho trẻ vì một ý nghĩa rằng: “Đứa trẻ dễ thương sẽ làm điều dễ thương
nhất và hoàn toàn tự nhiên vì trẻ thơ là chìa khoá mở cửa tới thiên
đường”
2. Cơ sở thực tiễn
Theo tâm lý học cho rằng: Ở tuổi lên ba trẻ có nguyện vọng độc lập và có
sự khủng hoảng lứa tuổi rất khắc nghiệt. Trẻ lên ba là giai đoạn chuyển
giao của nhiều phẩm chất tâm lý mới phức tạp bởi vì ngoài sự ảnh huởng
tâm lý đi học lần đầu còn là giai đoạn phát triển mới đặc trưng của lứa
tuổi. Khi trẻ tách được mình ra khỏi người khác và có ý thức với những
khả năng của chính mình thì đồng thời cũng xuất hiện một thái độ mới đối
với người lớn. Trẻ bắt đầu so sánh mình với người lớn, muốn giống như
người lớn và làm những việc như người lớn, muốn độc lập và tự chủ. Trẻ
lên ba thường hay nói: Con tự xúc cơm ăn hay con tự rửa tay. Đây là một
dấu hiệu của sự trưởng thành rất đáng mừng. Nhưng cùng với nó trẻ lên
ba lại xuất hiện tính bướng bỉnh, ích kỉ thậm chí còn ngang ngạnh khi
không đáp ứng của nhu cầu cá nhân. Bé cũng tự nhiên, tự tiện hơn trong
hành vi muốn làm, muốn tự mình làm tất cả mọi điều mà không cần sự
giúp đỡ của bố mẹ và cô giáo. Đồng thời đứa trẻ muốn có thẩm quyền đối
với mọi vật xung quanh, cái gì cũng muốn dành về mình, do đó tính ích kỉ
càng có dịp phát triển, các nhà tâm lí gọi đó là thời kì “ khủng hoảng tuổi
lên ba”.
Trẻ không chỉ tỏ ra bướng bỉnh với người lớn mà còn làm những
việc người lớn ngăn cấm hoặc bảo một đường làm một nẻo. Chẳng hạn


bảo chào khách thì quay mặt đi, hoặc bảo không được rụi mắt thì lại rụi
mạnh hơn làm mắt đỏ mọng lên. Trẻ thường tỏ ra bướng bỉnh với người
lớn nào tỏ ra quá chăm sóc và làm thay chúng. Nếu tôn trọng tính độc lập
của trẻ và biết cách hướng dẫn để trẻ tự làm lấy một số việc như: Xúc
cơm, tự mặc lấy quần áo thì trẻ vẫn biết vâng lời mà tính độc lập vẫn

được phát triển.Một trong những mục tiêu của chương trình giáo dục mầm
non mới là tạo điều kiện thuận lợi để trẻ tích cực hoạt động với mục tiêu
lấy trẻ làm trung tâm. Cô giáo và người lớn phải hiểu trẻ đang cần gì, nghĩ
gì và làm gì. Từ đó dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ. Chúng ta sẽ
hiểu một điều hãy lắng nghe để hiểu, nhìn lại để yêu thương trẻ để trẻ thơ
luôn là ngọn nến thắp sáng niềm hạnh phúc của ba mẹ và cô giáo.
Chính vì thế, nếu giáo viên thân thiện, yêu thương trẻ và lắng nghe
cảm xúc, suy nghĩ của trẻ kết hợp với phụ huynh luôn quan tâm, chăm
sóc, hiểu trẻ thì trẻ sẽ luôn được an toàn và phát triển tích cực, nhanh
chóng vượt qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý này. Vì “ Một nhân cách tốt
sẽ nảy nở trong một môi trường thân thiện”. Để làm được công việc tưởng
chừng như đơn giản này đòi hỏi người giáo viên mầm non không chỉ nhiệt
tình, quan tâm, yêu thương trẻ mà còn là những nhà nghệ thuật sư phạm
tâm huyết để khám phá được những nét tâm lí lứa tuổi của trẻ để thực sự
trở thành chỗ dựa tinh thần cho trẻ vượt qua cú sốc “khủng hoảng tuổi lên
ba”. Từ đó giáo viên là người trực tiếp “thắt nút mối quan hệ” giữa trẻ và
người lớn.
Ở trường tôi, đa số giáo viên có sự hiểu biết về tâm lí lứa tuổi lên
ba còn chưa sâu, việc giúp trẻ vượt qua cuộc khủng hoảng tuổi lên ba còn
chưa triệt để. Chính vì điều này, là một số giáo viên trực tiếp dạy lớp 3-4
tuổi tôi cũng như một số đồng nghiệp còn gặp phải nhiều khó khăn,
vướng mắc trong việc giáo dục trẻ, vô tình có cái nhìn phiến diện, lệch lạc
đôi khi không công bằng với trẻ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá
trình phát triển nhân cách của trẻ sau này.


Bản thân tôi thấy: Đa số giáo viên sử dụng các biện pháp và hình
thức giáo dục giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tuổi lên ba còn chưa mang
lại hiệu quả cao. Giáo viên, các bậc phụ huynh còn áp đặt và rập khuôn
khi giáo dục trẻ mà không có cái nhìn đúng đắn, toàn diện về tâm lí khủng

hoảng lứa tuổi mà trẻ đang trải qua. Điều đó khiến trẻ sợ hãi và dấu vết
khủng hoảng tuổi lên ba luôn nặng nề với trẻ khiến tính cách và tâm lí của
trẻ không được phát triển như mong đợi của mục tiêu giáo dục.
Với những lý do trên, bằng sự hiểu biết của mình, nhận thức rõ tầm
quan trọng của giai đoạn “khủng hoảng của tuổi lên ba”. Tôi nghĩ rằng
cần tìm ra biện pháp giáo dục tích cực nhất để giúp trẻ 3 -4 tuổi tự tin
vượt qua khủng hoảng và hoàn thiện những nét nhân cách tốt đẹp ban đầu
của mình. Mặc dù là một giáo viên trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều. Song tôi
cũng xin mạnh dạn chọn và áp dụng đề tài: “ Một số biện pháp giúp trẻ
vượt qua khủng hoảng tuổi lên ba”

ChƯ¬ng II:Thùc tr¹ng VỀ VẤN ĐỀ KHỦNG HOẢNG TUỔI LÊN
BA Ở TRƯỜNG MẦM NON HIỆN NAY.
Là một giáo viên phụ trách nhóm 3 – 4 tuổi. Đầu năm khi được phân
công chủ nhiệm lớp, tôi đã tiến hành tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
thì tôi nhận thấy tâm lí của trẻ diễn ra phức tạp, trẻ luôn muốn chứng tỏ
mình đã lớn,

thường làm những việc ngược lại so với những lời người

lớn nói. Ở trẻ lên ba xuất hiện tính bướng bỉnh, ích kỉ thậm chí còn ngang
ngạnh khi không đáp ứng của nhu cầu cá nhân. Bé cũng tự nhiên, tự tiện
hơn trong hành vi muốn làm, muốn tự mình làm tất cả mọi điều mà không
cần sự giúp đỡ của bố mẹ và cô giáo. Đồng thời đứa trẻ muốn có thẩm
quyền đối với mọi vật xung quanh, cái gì cũng muốn dành về mình, do đó
tính ích kỉ càng có dịp phát triển, các nhà tâm lí gọi đó là thời kì “khủng
hoảng tuổi lên ba”.


Với những thực trạng nêu trên tôi nhận thấy cơ bản vấn đề khủng hoảng

tuổi lên ba đang là một dấu hỏi đối với toàn ngành giáo dục. Điều này
xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi
Trường lớp khang trang, sạch sẽ, lớp rộng, thoáng mát, đảm bảo cho trẻ
tham gia vào các hoạt động. Lớp học có cảnh quan môi trường xanh, sạch,
đẹp. Nhà trường đã tạo điều kiện mua sắm đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị
phục vụ cho các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ.
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhận thức của nhân dân cũng
ngày càng cao cho nên việc đưa trẻ trong độ tuổi 3-4 tuổi đến trường ra
lớp đạt 95% tạo nền móng vững chắc cho trẻ để bước vào môi trường học
tập cao hơn và hình thành ở trẻ thói quen học tập tốt, cũng như trẻ có sự
tự tin trong giao tiếp với mọi người.
Đa số phụ huynh quan tâm chu đáo đến trẻ và có sự phối hợp với cô
giáo trong việc chăm sóc giáo dục trẻ trong độ tuổi lên ba.
Các cháu khoẻ mạnh, đồng đều về độ tuổi, có những phẩm chất tâm
lý tích cực.
Bản thân tôi là một giáo viên trẻ có vốn hiểu biết về tâm lí lứa tuổi
và luôn học hỏi và tích luỹ các kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ. Tôi
luôn xây dựng một tác phong sư phạm vững vàng, yêu nghề, mến trẻ bằng
thái độ niềm nở thân thiện tạo sự tin yêu, gần gũi của trẻ và niềm tin gửi
gắm của các bậc phu huynh. Luôn nhiệt tình và gắn bó với nghề có tinh
thần vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Khó khăn:
2.1 Về phía giáo viên


Khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non, một số giáo viên chủ yếu
chú trọng đến việc xây dựng các tiết dạy, các hoạt động giáo dục mà chưa
đi sâu khám phá các nét tâm lý của trẻ và xây dựng các biện pháp tháo gỡ
những khủng hoảng của lứa tuổi tối ưu nhất.

Giáo viên chưa chú ý khả năng của trẻ, mà chỉ quan tâm giáo dục
trẻ đại trà. Tất cả trẻ đều có tâm lý như nhau không đưa ra được biện pháp
với từng trẻ.
Giáo viên còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức trong việc tìm hiểu đặc
điểm tâm lí lứa tuổi và cuộc khủng hỏang tuổi lên ba.
Giáo viên chưa thực sự đầu tư suy nghĩ tìm các biện pháp và các hoạt
động đổi mới cho trẻ ba tuổi tham gia và trải nghiệm để vượt qua cuộc
khủng hoảng.
Mặt khác, kiến thức am hiểu của giáo viên về độ tuổi lên ba và đặc
điểm của cuộc khủng hoảng lên ba còn chưa đầy đủ và tích cực. Chính vì
thế đôi khi giáo viên có cách giáo dục còn chưa hợp lý, máy móc, áp đặt
và không phù hợp với trẻ ở nhóm lớp.
2.2. Về phía học sinh
Trẻ còn nhỏ và dấu hiệu khủng hoảng tuổi lên ba của trẻ diễn ra rất phức
tạp. Một số trẻ có biểu hiện hay dỗi hờn, bướng bỉnh hư hỗn và ăn vạ
không nghe lời cô giáo và bố mẹ:
Số trẻ trong lớp đông, một số trẻ không đi học qua nhà trẻ nên chưa có
nền nếp trong sinh hoạt hàng ngày và trong học tập, các trẻ còn thụ động
trong các hoạt động.
Kỹ năng sống, kinh nghiệm của trẻ còn hạn chế nên trẻ khó khăn
trong việc thực hiện các nhu cầu và năng lực của trẻ.


Đặc điểm tâm sinh lý của một số trẻ diễn ra phức tạp và khó nắm
bắt.
Qua khảo sát 41 trẻ trong lớp cho thấy:
Nội dung
Kết quả
Số trẻ
%

Số trẻ bướng bỉnh, hỗn láo.
12/41
29,3
Số trẻ quấy khóc và hay hờn dỗi.
15/41
36,6
Số trẻ lầm lì ít nói
8/41
19.5
Số trẻ đập phá đồ đạc và ít giao tiếp.
12/41
29,3


2.3. Về phụ huynh:
Một số phụ huynh còn chưa thực sự quan tâm đến trẻ, chưa coi
trọng đến giai đoạn khủng hoảng của tuổi lên ba, thường cho rằng trẻ hư,
hỗn láo, chưa có giải pháp hữu hiệu để giúp trẻ vượt qua giai đoạn này.
Do không hiểu rõ vấn đề nên phụ huynh thường cấm đoán, doạ nạt hay
đánh mắng trẻ hoặc cưng chiều thái quá với trẻ.
Một số phụ huynh còn bận rộn nhiều trong công việc, thiếu thời gian
quan tâm đến trẻ. Một số phụ huynh chưa thực sự phối hợp với nhà
trường và cô giáo trong giáo dục trẻ.
Phụ huynh và giáo viên còn nóng vội thiếu sự kiên trì và nhẫn nại
trong việc giáo dục trẻ 3 tuổi.

CHƯƠNG III : NHỮNG GIẢI PHÁP MANG TÍNH KHẢ THI.
Để thực hiện tốt chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là
giúp trẻ vượt qua cú sốc khủng hoảng truổi lên ba của trẻ tôi đã thực hiện
một số biện pháp sau:

1. Giải pháp 1: Phối hợp với phụ huynh
Ngay từ đầu năm học tôi đã tổ chức họp phụ huynh học sinh của
lớp, mời Ban giám hiệu nhà trường tới dự. Thông báo tình hình
học tập, sức khoẻ của trẻ và một số biểu hiện tâm lý của trẻ lứa
tuổi lên ba, phân tích nguyên nhân, từ đó đưa ra những giải pháp


khắc phục cùng thống nhất với phụ huynh học sinh về phương
pháp, biện pháp giáo dục trẻ.
Kêu gọi sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của phụ huynh với giáo viên
trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là quan tâm đến tâm
sinh lý của trẻ đến trường đặc biệt là cuộc khủng hoảng tuổi lên ba
của trẻ đang trải qua.
Phối hợp với phụ huynh tuyên truyền và kêu gọi sự giúp đỡ, ủng hộ của
các tổ chức, tập thể các bậc phụ huynh quan tâm đầu tư về vật chất và tinh
thần tốt nhất phục vụ cho nhu cầu học tập và vui chơi của trẻ.
Sau buổi họp 100% phụ huynh nhất trí với các biện pháp chăm sóc giáo
dục trẻ lên ba và tạo mọi điều kiện phối hợp với nhà trường và giáo viên
chủ nhiệm lớp.
Trong buổi họp phụ huynh, tôi đưa thêm nội dung tuyên truyền và cùng
phụ huynh đưa ra một số biện pháp giáo dục, phối hợp với phụ huynh để
tìm ra biện pháp tốt nhất giáo dục trẻ trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên
ba. Các nhà tâm lí học khuyên rằng, khi thấy trẻ có những biểu hiện của
khủng hoảng tuổi lên ba cha mẹ, người lớn không nên quá lo lắng, vì đây
là giai đoạn trẻ muốn tự thể hiện mình là người lớn. Một phương pháp tôi
sẽ sử dụng phổ biến đó là tuyên truyền sâu rộng tới các bậc phụ huynh
trong lớp về tầm quan trọng của giai đoạn khủng hoảng lên ba. Để họ
quan tâm hơn tới những diễn biến tâm lý mà trẻ đang gặp phải và có sự
phối hợp giáo dục trẻ tốt nhất với cô giáo chủ nhiệm. Đây chính là giải
pháp đựơc coi mang tính khả thi giúp trẻ được quan tâm giáo dục ở cả gia

đình và nhà trường từ đó giúp trẻ thực sự cảm thấy an toàn và được tất cả
mọi người thương yêu và chia sẻ. Do vậy, giai đoạn khủng hoảng lứa tuổi
sẽ rút ngắn hơn và tránh những thương tổn nặng nề.


Để giúp trẻ vượt qua giai đoạn khủng hoảng tuổi lên ba một
cách nhẹ nhàng, ngoài việc tổ chức họp phụ huynh, tôi xin ý kiến
ban giám hiệu, được sự cho phép của ban giám hiệu nhà trường,
tôi mở cuộc hội thảo ở lớp với nội dung: “Cùng bé vượt qua cú sốc
khủng hoảng tuổi lên ba” cho tất cả phụ huynh trong lớp. Trong
buổi hội thảo, tôi tuyên truyền với các bậc phụ huynh ngoài viêc
phối hợp các biện pháp giáo dục tại trường còn sử dụng một số
biện pháp sau tại gia đình như sau:
- Trẻ lên ba thường có những hành động muốn chứng tỏ mình là người
lớn, muốn tự mình làm một số công việc mà không cần nhờ đến sự giúp
đỡ của người lớn. Nếu ý muốn của trẻ là thoả đáng thì cha mẹ nên để cho
trẻ được thực hiện ý muốn của mình hoặc có thể cùng chơi với trẻ ( Hình
1). Nếu trẻ có những đòi hỏi quá đáng thì cha mẹ và cô giáo cần tỏ thái độ
nghiêm khắc và tuyệt đối không chiều theo ý trẻ.
- Hãy tôn trọng cái tôi của trẻ bằng cách hỏi trẻ và cho trẻ được lựa chọn
trong chừng mực có thể. Với các bé nhút nhát, đó có thể là cá tính của trẻ.
Khi trẻ tự tin hơn với môi trường xung quanh trẻ sẽ thể hiện những khả
năng của mình. Nhưng nếu mọi người làm bé sợ, bé không thấy tin tưởng,
an toàn bé sẽ không bao giờ thể hiện. Thế nên lúc này, bố mẹ cần phải để
tâm nhiều hơn đến cảm xúc của bé bạn nhé. Ngay từ khi trẻ đi mẫu giáo,
cô giáo nên hướng dẫn bé ngay cách làm quen với bạn bè, cách chào hỏi
thầy cô và cách nói chuyện với người lớn.
- Cuối tuần, bố mẹ nên cho bé đi chơi công viên, vườn bách thú, để bé có
dịp tự làm quen với các bạn. Khi bé lớn hơn một chút, mẹ có thể cho bé
tham gia các lớp học năng khiếu. Khi làm việc nhà, bạn hãy cùng cho bé

tham gia như vậy bé sẽ dạy cho bé tính tự giác và sự tự tin trong cuộc
sống. Điều này sẽ giảm đi rất nhiều những khúc mắc tâm lý của bộ ở tuổi
lên ba.


- Ở tuổi lên ba, trẻ thường để tâm hơn đến những sự vật, hiện tượng xung
quanh, tất cả cử chỉ, hành động của người lớn cũng rơi vào “tầm ngắm”
của trẻ. Thông qua đó, trẻ sẽ học cả những hành vi tích cực lẫn tiêu cực từ
người lớn. Chính vì vậy, cô giáo và những người lớn xung quanh bé cần
là tấm gương để trẻ noi theo.
- Nhiều bố mẹ cảm thấy sốc khi con đột nhiên rất thích chửi bậy hay
mắng nhiếc những người xung quanh. Lúc này, bố mẹ đừng nên nóng
giận, đánh mắng trẻ, mà hãy hướng dẫn cho trẻ cách sử dụng từ ngữ cũng
như xử sự với trẻ: “Lần sau, con không được nói với ông như vậy nữa
nhé”, “Con nói như vậy là bố buồn lắm đó”, “Lần sau, Bi của mẹ sẽ
không đánh bạn nữa đúng không nào?”.
- Để tránh những tai nạn đáng tiếc khi con nghịch ngợm, cha mẹ có thể
dạy trẻ cách tự bảo vệ bản thân, tránh những tai nạn bằng cách căn dặn trẻ
như: “Nếu con chơi xong, để đồ chơi bừa bãi, có thể con sẽ dẫm phải
những đồ chơi và bị ngã” hoặc “Khi con nhìn thấy nồi canh bốc hơi nghi
ngút, hay phích nước nóng, con không được chơi ở gần đó”. Hoặc khi chở
bé đi trên đường, mẹ dặn bé cẩn thận: “Khi nào mẹ dừng hắn xe, con mới
được xuống xe”. Những bài học đầu tiên về cách tự bảo vệ bản thân này
dần dần sẽ giúp trẻ xây dựng những phản xạ phát hiện và tránh xa những
nguy hiểm xung quanh mình và vượt qua cơn khủng hoảng tuổi lên ba
một cách an toàn nhất
- Nếu trẻ ăn vạ thì nên lờ đi chỗ khác hoặc đánh lạc hướng trẻ bằng cách
thu hút trẻ tham gia các hoạt động khác .
- Khi cần xử phạt thì không đựơc đánh mắng, dọa nạt trẻ vì làm thế thì
càng làm cho cả cha mẹ và trẻ cảm thấy bị ức chế và có thể lần sau lại có

những hành vi chống đối như thế. Có thể “ xử phạt” bằng cách là không
cho trẻ đi chơi và kể chuyện cho các con nghe nếu các con không nghe
lời.


- Cho trẻ vui chơi bằng các trò chơi đóng vai, vì lúc này trẻ muốn được
khẳng định mình, muốn trở thành người lớn.
- Xem trẻ như người lớn, hãy cho trẻ đựơc giúp mẹ một số việc như: Lấy
rổ rá cho mẹ, giúp mẹ nhặt rau, lấy nước cho mẹ … trẻ rất thích thú khi
thực hiện.
- Đừng tiếc lời khen ngợi khi trẻ ngoan hoặc biết làm cái này cái kia giúp
bố mẹ, lần sau trẻ tiếp tục cố gắng .
- Nên cho trẻ mở rộng các hoạt động giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi.
Nên cho trẻ đến trường cho trẻ có thêm bạn bè, học thêm các kĩ năng mới
và khả năng ngôn ngữ của trẻ tốt hơn.
2. Giải pháp 2: Tổ chức tốt hoạt động vui chơi đặc biệt là trò chơi
đóng vai theo chủ đề cho trẻ.
Đối với trẻ mẫu giáo: Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo.
Chính hoạt động vui chơi là nơi trẻ thể hiện được tốt nhất tính độc lập của
mình và là nơi thoả mãn được nhu cầu tự khẳng định của bản thân trẻ. Vì
thế hãy cho trẻ vui chơi thật nhiều nhất là cho trẻ chơi các trò chơi đóng
vai theo chủ đề. Theo chuyên gia giáo dục, điều quan trọng nhất mà cô
giáo có thể làm để giúp bé có thể vượt qua trong giai đoạn này là tạo điều
kiện cho trẻ được vui chơi thật nhiều, nhất là các trò chơi đóng vai vì: trò
chơi đóng vai theo chủ đề xuất hiện để mô phỏng lại đời sống xã hội của
người lớn. Trong khi chơi trẻ đựơc thoả mãn ước muốn của mình là được
sống và làm việc như người lớn điều đó sẽ giải quyết được vấn đề là sự
mâu thuẫn giữa nhu cầu và năng lực là nguyên nhân chính gây ra khủng
hoảng tuổi lên ba của trẻ.
Vui chơi là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong cuộc sống

của trẻ nhỏ. Thậm chí nó còn quan trọng hơn cả ăn và ngủ và đôi khi vui
chơi chính là cố gắng làm một việc gì đó đúng theo lẽ phải. Vui chơi


chính là việc làm chiếm giữ cả một thời thơ ấu. Nếu bạn muốn nhìn thấy
một đứa trẻ trưởng thành như thế nào, hãy nhìn vào việc chúng vui chơi,
bạn sẽ hiểu tại sao vui chơi lại là một điều quan trọng. Chẳng hạn như, bé
thích làm người lớn nên cô giáo có thể cho con giả vờ nấu cơm bằng bộ
đồ chơi. Giáo viên cho trẻ nhập vai vào nhiều tình huống khác nhau và
qua đó bé có cơ hội thể hiện bản thân. Bé có thể cùng chơi đóng vai này
với nhóm bạn của mình. ( Hình 2)
Ví dụ, nếu trẻ có biểu hiện ích kỷ, giành đồ chơi của bạn, trẻ thích tự làm
theo ý mình. Nếu giáo viên tổ chức tốt trò chơi đóng vai, tạo tình huống
để trẻ được đóng vai như: làm chị, làm anh, làm ca sĩ, hoặc làm bác sĩ thì
trẻ có thể sẽ phần nào thoả mãn được mong muốn của mình.
Tổ chức tốt hoạt động trong ngày đặc biệt là hoạt động góc vì khi hoạt
động góc, trẻ được tham gia vào các trò chơi, nhất là trò chơi đóng vai
theo chủ đề. Thông qua trò chơi này, trẻ được mô phỏng lại những công
việc của người lớn, được thỏa sức tưởng tượng, thỏa sức chơi với ý thích
của mình.
* Ví dụ: Trong chủ đề gia đình giáo viên tổ chức cho trẻ chơi trong
hoạt động góc ở các góc chơi: Góc phân vai: Trò chơi bán hàng: bán các
đồ dùng trong gia đình, quần áo, các mặt hàng cần thiết với gia đình; Trò
chơi nấu ăn: tổ chức bữa ăn gia đình trẻ trổ tài làm bố, mẹ nấu ăn cho các
con, tổ chức sinh nhật cho các thành viên trong gia đình, tổ chức đám
cưới…; Trò chơi bác sĩ: phòng khám bác sĩ khám bệnh cho các thành viên
trong gia đình khi bị ốm; Trò chơi gia đình: trẻ đóng vai là bố mẹ chăm
sóc cho em bé như cho em ăn, ngủ, đưa đi học…Ngoài ra, có thể thoả
mãn nhu cầu vui chơi của trẻ trong các góc chơi khác như góc xây dựng:
Bé tập làm thợ xây xây các ngôi nhà cho gia đình, lắp ráp đồ chơi; Góc

thư viện: Trẻ xem tranh truyện, sách báo… về gia đình; Góc tạo hình: “Bé
tập làm hoạ sĩ tí hon. Trẻ tô tranh, vẽ tranh, nặn theo các chủ đề…..


Cô giáo thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi
ngoài trời, trò chơi dân gian,… để trẻ thoả sức thể hiện năng lực và nhu
cầu của bản thân. ( Hình 3)
Trong khi tổ chức chơi giáo viên sẽ xây dựng mối quan hệ chơi cho
trẻ và làm thoả mãn những nhu cầu và khả năng của trẻ giúp trẻ giải toả
những khủng hoảng mắc phải.
3. Giải pháp 3: Tích cực dạy trẻ các kĩ năng sống và tôn trọng trẻ.
Từ nguyên nhân của cuộc khủng hoảng chúng ta tìm thấy một điều là
khủng hoảng từ nhu cầu và năng lực của trẻ tỉ lệ nghịch với kinh nghiệm
sống của trẻ chính vì thế trẻ bất lực khi thể hiện mình. Chính vì thế cô
giáo cần không ngừng kiên trì và linh hoạt cung cấp các kĩ năng sống cho
trẻ để trẻ vựơt lên chính mình thể hiện mình tự tin nhất. Nếu giáo viên
không kiên nhẫn dạy trẻ mà chê trách trẻ hoặc không đồng ý thì sẽ làm
cho trẻ đau khổ và sự xa cách thờ ơ cũng làm cho trẻ buồn nản. Nếu tôn
trọng tính độc lập của trẻ như tự xúc cơm ăn, tự mặc quần áo hoặc làm
một số việc đơn giản giúp đỡ bố mẹ, bạn bè và cô giáo trẻ vẫn biết vâng
lời mà tính độc lập vẫn được phát triển tốt.
Giáo viên cần luôn quan tâm, bao quát trẻ khi trẻ ở trường, dạy bé biết tự
bảo vệ bản thân: Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp trẻ phải đi cấp
cứu vì mắc nghẹn hay hóc các vật nhỏ, ăn nhầm xà phòng … Để tránh
những tai nạn đáng tiếc này, khi cho trẻ chơi đồ chơi, giáo viên có thể dạy
bé cách tự bảo vệ bản thân, tránh những tai nạn có thể xảy ra bằng cách
dạy trẻ biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp, dùng lời động
viên, khuyến khích cũng như những lời nhắc nhở trẻ nhẹ nhàng như: “Nếu
con chơi xong, để đồ chơi bừa bãi, có thể con sẽ dẫm phải những đồ chơi
và bị ngã”. Hoặc khi cho trẻ hoạt động quan sát các phương tiện giao

thông, giáo viên cần lồng giáo dục an toàn cho trẻ như: “Khi nào xe dừng
hắn, con mới được xuống xe”. Những bài học đầu tiên về cách tự bảo vệ


bản thân này dần dần sẽ giúp bé xây dựng những phản xạ phát hiện và
tránh xa những nguy hiểm xung quanh mình.
4. Giải pháp 4: Mở rộng mối quan hệ giao tiếp và mối quan hệ của trẻ
với môi trường sống xung quanh.
Ở độ tuổi này, khả năng ngôn ngữ chưa phát triển hoàn thiện, một
số trẻ chưa biết cách diễn đạt những mong muốn của mình. Và chính điều
này gây ức chế, làm các bé cáu bẳn và nổi khùng. Với trẻ lúc này quá
chiều chuộng về vật chất sẽ khiến trẻ sinh hư và đôi khi có tác dụng
ngược lại. Đôi khi điều bé cần là sự chia sẻ, yêu thương và đồng điệu về
nhu cầu cảm xúc… Chính vì thế giáo viên cần mở rộng qua hệ giao tiếp
với trẻ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và diễn đạt, luôn gợi ý để trẻ diễn đạt
mình muốn nói thật dễ dàng, ba tuổi cũng là giai đoạn nhu cầu vui chơi
cùng bạn bè cùng lứa và mở rộng phạm vi giao tiếp ở trẻ rất lớn. Vì thế
giáo viên cần tuyên truyền, vận động phụ huynh nên đưa con đến trường
mầm non trong độ tuổi này. ( Hình 4) Trẻ được đến trường kết giao với
bạn bè, cô giáo từ đó trẻ thấy an toàn và thoải mái hơn. Hơn nữa chúng ta
tích cực cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài giờ như: Tham quan, đi
chơi để trẻ thấy mình luôn đựơc quan tâm và có những trải nghiệm thú vị.
Nếu biết cách giáo dục đúng, trẻ sẽ sớm thoát khỏi cuộc khủng hoảng này.
5. Giải pháp 5: Giúp trẻ vượt qua nỗi sợ đến trường
Ở trường tôi, 100% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp, tuy nhiên còn một
số trẻ không học qua nhóm trẻ mà 3 tuổi mới đi học. Chính vì vậy, giáo
viên cần có những biện pháp hữu hiệu, luôn quan tâm tới những trẻ mới
đến trường để giúp trẻ thích đi học, vượt qua nỗi sợ đến trường. Khi trẻ
tới trường, giáo viên cần quan tâm đến trẻ, luôn động viên khuyến khích
trẻ khi trẻ làm những việc tốt, tạo cơ hội giúp trẻ được trải nghiệm, khám

phá thế giới xung quanh. Cần rèn cho trẻ những kỹ năng tự phục vụ như
tự xúc cơm ăn, tự cởi giày dép và một số công việc giúp giáo viên như


cho trẻ tự cất hộp màu khi học xong...Tất cả những hoạt động đó nếu giáo
viên tạo cơ hội cho trẻ, khuyến khích trẻ thực hiện sẽ dần tạo cho trẻ sự tự
tin, sự thỏa mãn được làm một số công việc trẻ yêu thích.
TS Đinh Thị Kim Thoa - chuyên gia tâm lý trường Mầm non Hoàng Gia
cho rằng: những biến đổi về tâm lý của trẻ khi bắt đầu vào trường mẫu
giáo về khoa học người ta gọi là khủng hoảng tuổi lên 3. Hơn nữa, sự thay
đổi môi trường, không được thỏa mãn một số điều ở trường nên khi về
nhà cháu sẽ “bùng phát” và đòi được đáp ứng nhưng chính trẻ lại rất mơ
hồ về mong muốn của mình. Chính vì thế người lớn đưa cho gì cũng lắc
đầu và cách duy nhất mà nhiều trẻ làm đó là khóc ăn vạ. Trong khi bạn bè
đó thích nghi với trường lớp thì không ít trẻ mầm non trong độ tuổi lên ba
vẫn có dấu hiệu “ám ảnh trường học” do các em không được chuẩn bị tâm
thế đến trường một cách phù hợp.
Nguyên nhân là do độ tuổi bé đã có những nhận biết về cuộc sống xung
quanh, thích mô phỏng cuộc sống của người lớn nhưng gặp mâu thuẫn
giữa nhu cầu độc lập với khả năng bản thân còn hạn chế. Bởi thế, khi trẻ ở
độ tuổi này trẻ rất cần sự quan tâm và hỗ trợ khéo léo lẫn tôn trọng của cả
gia đình và nhà trường. Bố mẹ và giáo viên cần nắm được tâm lý của trẻ
để giúp trẻ phát triển toàn diện, khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần, đón
nhận sự thay đổi của cuộc sống xung quanh. Lúc này những việc gì trong
khả năng của trẻ hãy tạo điều kiện cho trẻ làm, người lớn chỉ hỗ trợ sao
cho khéo léo. Nếu can thiệp thô bạo, trẻ sẽ phản ứng lại rất mạnh.
6. Giải pháp 6: Thường xuyên nêu gương khen ngợi trẻ kịp thời.
Thường xuyên khen ngợi trẻ kịp thời là phần thưởng tinh thần quan
trọng hơn cho quà bánh với trẻ. Khi trẻ làm tốt mọi việc thì người lớn
không nên tiết kiệm lời khen ngợi với trẻ vì lúc này trẻ được sự quan tâm

và hãnh diện về bản thân mình với người khác. Trẻ sẽ có những động lực
tích cực để làm những việc có ích. Cô giáo nên khen ngợi, nêu gương trẻ


và hướng trẻ cùng học tập những điều tốt đẹp từ bạn bè và mọi người
xung quanh trong môi trường thân thiện. Giáo viên cần động viên, khen
thưởng trẻ kịp thời để khích lệ tinh thần trẻ, để giúp trẻ cảm thấy mình
được mọi người quan tâm hơn. Động viên khen thưởng trẻ là một hình
thức giáo dục mang lại hiệu quả cao.
7. Giải pháp 7: Tự bồi dưỡng.
* Đọc chuyên san, sách, báo.
Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng kiến thức bằng cách đọc, tham khảo
các loại sách, báo, tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc
giáo dục trẻ, chuyên đề hè, tập san, tạp chí, sách báo…Tất cả những
điều đó đã giúp tôi tích luỹ được nhiều vốn kinh nghiệm quý báu
trong việc tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng, khó khăn và bài học
kinh nghiệm về tâm lý trẻ em và khủng hoảng lên ba của trẻ.
* Tham dự các lớp tập huấn, các buổi hội thảo.
Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do Sở, Phòng Giáo dục, nhà
trường tổ chức. Thông qua các buổi tập huấn, giáo viên có cơ hội
được lĩnh hội những kiến thức mới về giáo dục mầm non, làm tăng
thêm vốn kiến thức, hiểu biết của mình về giáo dục mầm non.
( Hình 5)
Tham gia nhiệt tình các cuộc hội thảo, toạ đàm trường tổ
chức trong khối giáo viên lớp 3 tuổi với nội dung: “Cùng bé vựơt
qua cuộc khủng hoảng tuổi lên ba” từ đó tôi và các bạn đồng
nghiệp sẽ cùng nhau chia sẻ, trình bày các vấn đề đang gặp phải
trong việc giáo dục trẻ mầm non đặc biệt là trẻ lên ba gắn liền với
cuộc khủng hoảng trẻ gặp phải và từ đó sẽ đi đến thống nhất các
biện pháp khả thi trong việc giúp trẻ vượt qua cuộc khủng hoảng

lên ba.


* Tự rèn luyện nhân cách và nâng cao phẩm chất đạo
đức người giáo viên mầm non.
Chất lượng giáo dục phụ thuộc rất lớn vào không khí chung
của nhà trường, vào môi trường giáo dục quanh trẻ, vào phương
pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm. Ảnh hưởng nhân cách của
người giáo viên mầm non mà sách chủ đề, các lời thuyết giáo đạo
đức, khen thưởng và trách phạt không thể thay thế được. Giáo
viên cần hiểu trẻ, cần có sự hiểu biết về tâm lý trẻ, cần kiên trì,
bình tĩnh và sáng suốt để có thể mang lại cơ hội phát triển tích cực
cho trẻ. Giáo viên cần sử dụng lời nói thuyết phục, lúc nào cũng
nên tỏ thái độ tôn trọng, đối xử với trẻ như một người lớn. Chính vì
thế, để thực sự hiểu trẻ và yêu thương trẻ thì hơn ai hết, người
giáo viên phải luôn có ý thức bồi đắp thêm tình yêu nghề, hứng thú
nhiệt tình trong công việc, yêu thương và tôn trọng trẻ đó sẽ là
động lực giúp giáo viên gắn bó với trẻ với tất cả tình thương, trách
nhiệm, lòng vị tha, công bằng và giúp đỡ trẻ khi gặp phải những
vấn đề tâm lí cũng như những khó khăn trong cuộc sống

CHƯƠNG IV: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP
Qua việc áp dụng một số biện pháp trên, tôi nhận thấy các trẻ lớp tôi có sự
thay đổi tích cực về tâm lí khiến phụ huynh yên tâm, cô giáo tạo dựng
đựơc nền nếp trong lớp học, trẻ ngoan ngoãn, mạnh khoẻ, tự tin và đi học
đều.
Qua khảo sát cuối năm cho thấy kết quả như sau: Tổng số 41 trẻ được
khảo sát
Nội dung



Trước khi áp dụng
biện pháp
Sau khi áp dụng
biện pháp
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ bướng bỉnh, hỗn láo.
12
29,3
2
4,9
Số trẻ quấy khóc và hay hờn dỗi.
15
36,6
2
4,9
Số trẻ lầm lì ít nói


8
19.5

0
0
Số trẻ đập phá đồ đạc và ít giao tiếp.
12
29,3

2
4,9

Kết quả trên cho thấy: Việc áp dụng các biện pháp giúp trẻ vượt
qua khủng hoảng tuổi lên ba đã cho thấy kết quả rõ rệt trên trẻ. Số trẻ
bướng bỉnh, quấy khóc đã giảm nhiều về số lượng. Đa số trẻ có nền nếp
trong sinh hoạt hàng ngày và trong học tập, trẻ chủ động hơn khi tham gia
vào các hoạt động. Kĩ năng sống, kinh nghiệm sống của trẻ được bồi đắp
dần, cơ bản trẻ đã thỏa mãn phần nào với việc thực hiện các nhu cầu và
năng lực của trẻ. Trẻ vượt qua cú sốc khủng hoảng của tuổi lên ba một
cách nhẹ nhàng hơn
Phụ huynh học sinh quan tâm hơn đến trẻ, nhận thức rõ hơn
về tầm quan trọng của giai đoạn khủng hoảng tuổi lên ba, có sự phối kết


hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm để giúp trẻ tự tin hơn khi vượt qua
giai đoạn này.
Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp dạy lớp 3-4 tuổi và giáo viên trong
trường cơ bản đã hiểu rõ hơn về giai đoạn khủng hoảng tuổi lên ba, xây
dựng và áp dụng các biện pháp tháo gỡ những khủng hoảng của lứa tuổi
tối ưu nhất. Tôi nhận thấy rằng: Khủng hảng tuổi lên ba là một yếu tố tâm
lí xảy ra mang tính tất yếu của trẻ ba tuổi nhưng nếu chúng ta coi thường
và để trẻ tự “vượt qua” một mình thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh
lí và quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này. Chính
và thế khi áp dụng các biện pháp nêu trên hợp lí trên trẻ đã cho thấy kết
quả rõ nét trên trẻ. chính điều đó mang lại lòng tin yêu với các bậc phụ
huynh và toàn xã hội khi nhìn nhận về tầm quan trọng của giáo dục mầm
non với trẻ thơ.

PHẦN III: KẾT LUẬN

1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến.
Để giúp trẻ 3- 4 tuổi vượt qua khủng hoảng tuổi lên ba tôi rút ra kinh
nghiệm sau:
- Giáo viên là người định hướng giúp trẻ, còn bản thân trẻ phải là người
chủ động trong các định hướng đó. Giáo viên luôn tôn trọng các quyết
định của trẻ.
- Phối hợp tốt với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Tổ chức tốt hoạt động vui chơi đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề
cho trẻ.


- Tích cực dạy trẻ các kĩ năng sống và tôn trọng trẻ
- Mở rông mối quan hệ giao tiếp và mối quan hệ của trẻ với môi trường
sống xung quanh.
- Thường xuyên nêu gương khen ngợi trẻ kịp thời
- Giúp trẻ vượt qua nỗi sợ đến trường
- Tự bồi dưỡng, tích lũy kiến thức cho bản thân về quá trình giúp trẻ vượt
qua khủng hoảng tuổi lên ba, qua đó tụ tích lũy về kỹ năng thực hiện
nhiệm vụ của mình.
Trong cuốn sách “Về nhân cách trẻ 3 tuổi”, V.Keler đó từng nhấn
mạnh đợt khủng hoảng vĩ đại của một đứa trẻ với những biểu hiện có thể
có như: Bé trở nên tiêu cực hơn trong quan hệ xã hội với những người
xung quanh nên đôi lúc bé không chịu phục tùng một số yêu cầu của
người lớn. Bé cũng có thể ngoan cố hơn, có những phản ứng đối với
những quyết định của chính mình, thể hiện ở chỗ trẻ kiên quyết nghiêng
về phía sự thoả mãn đòi hỏi của bản thân, sự quyết định của mình. Bạn
cũng cảm thấy trẻ trở nên ngang ngạnh và không vâng lời người lớn. Bé
cũng có thể đột nhiên tự tiện hơn trong hành vi, bé muốn tự mình làm
điều gì đó không cần sự giúp đỡ của người lớn và hướng đến sự độc lập
về mặt vận động của bé. Đôi lúc bạn bị sốc thực sự khi bé trở nên nổi loạn

trong những tình huống cụ thể.
Hiện tượng khủng hoảng tuổi lên ba ở trẻ là một hiện tượng tâm lí rất bình
thường và tất yếu. Giáo viên cần hiểu rõ để giúp trẻ vượt qua giai đoạn
này. Khi thấy trẻ có những hành vi thái quá thì chớ quy chụp cho bé là hư
láo, càng không nên quát mắng, nhất là đánh trẻ. Bởi điều đó càng làm
cho trẻ trở nên căng thẳng, có thể bột phát trở nên hung dữ điều này ảnh
hưởng nghiêm trọng đến việc hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ.
Chiều chuộng trẻ quá cũng không phải là cách, nó chỉ giúp hỗ trợ thêm


những hành vi tiêu cực ở bé khi nó nhận tháy ăn vạ khóc lóc, ăn vạ hay
đập phá là cơ hội người lớn đáp ứng mọi đòi hỏi. Nếu không hiểu trẻ,
người lớn sẽ chủ quan áp đặt mong muốn của mình cho trẻ như thế rất dễ
đẩy trẻ lún sâu hơn vào cái gọi là “Cuộc khủng hoảng tuổi lên ba. Vì vậy
cô giáo, các bậc phụ huynh cần có sự hiểu biết về tâm lí của trẻ, yêu
thương, quan tâm trẻ
Cần kiên trì, bình tĩnh và sáng suốt để có thể mang lại cơ hội phát
triển tích cực cho trẻ. Vì cuộc khủng hoảng tâm lí tuổi lên ba có ảnh
hưởng quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ sau này. Chính
vì thế, nhà trường và gia đình trẻ luôn phối hợp chặt chẽ với nhau trong
việc đảm bảo cho trẻ phát triển toàn diện, khoẻ mạnh cả về thể chất và
tinh thần, đón nhận sư thay đổi kì diệu của cuộc sống xung quanh.
2.

Hiệu quả thiết thực

Qua một năm học tôi kiên trì thực hiện một số biện pháp nhằm giúp trẻ vượt qua
khủng hoảng ở tuổi lên ba, đến nay các trẻ đó thực sự tốt hơn về mọi mặt. Trẻ
không còn bướng bỉnh khó bảo nữa, trẻ biết lắng nghe những lời nói của người
lớn và không làm trái ý người lớn. Trẻ tự tin, mạnh dạn trong mọi hoạt động.

Trẻ có hành vi đạo đức tốt và có những thói quen hành vi phù hợp với lứa tuổi.
Trẻ bắt đầu mở rộng các mối quan hệ của mình với bạn bè trong lớp và với môi
trường sống xung quanh
Trẻ thích đi học, tích cực tham gia vào các hoạt động ở trường ,lớp.
3. Kiến nghị:
Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục tạo điều kiện cho giáo viên trong trường được
đi kiến tập, tham quan, tập huấn ở các cơ sở giáo dục mầm non khác trong ngoài
Huyện để giáo viên có cơ hội học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm về cách nắm bắt
tâm lí trẻ và cách chăm sóc giáo dục trẻ ở độ tuổi lên ba.


×