1
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.1. 1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) ra đời nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất, mở
rộng lưu thông hàng hoá và dịch vụ, khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc
dân, động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách Nhà nước,
Luật thuế GTGT được Quốc hội khoá IX thông qua tại kỳ họp thứ 11(từ ngày 02
tháng 4 năm 1997 đến ngày 10 tháng 5 năm 1997), có hiệu lực thi hành từ ngày
01 tháng 1 năm 1999. Sau gần 15 năm thực hiện, Luật thuế GTGT đã đi vào cuộc
sống, phát huy tác dụng tích cực trên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội như:
khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh; khuyến khích xuất khẩu và đầu tư;
thúc đẩy hạch toán kinh doanh của các Doanh nghiệp; tạo nguồn thu lớn và ổn
định cho NSNN; tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế; góp
phần tăng cường quản lý hoạt động SXKD của Doanh nghiệp nói chung và quản
lý thuế nói riêng.
1.1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt quá trình thực hiện, Luật thuế GTGT đã được UBTVQH,
Chính phủ, Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm khắc phục những
tồn tại, đảm bảo Luật thuế GTGT phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, tuy nhiên
vẫn còn những vướng mắc cần điều chỉnh. Chính vì vậy, tại kỳ họp thứ 3 Quốc
hội khoá XI (từ ngày 03 tháng 5 năm 2003 đến ngày 18 tháng 6 năm 2003) đã
thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT và có hiệu lực
thi hành từ ngày 01 tháng 1 năm 2004. Gần đây nhất, ngày 19 tháng 6 năm 2013,
Quốc Hội đã thông qua Luật số 31/2013 QH13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật thuế GTGT. Luật thuế GTGT sửa đổi, bổ sung lần này có một số nội
dung sửa đổi, bổ sung đáng chú ý. Luật này có hiệu lực thi hành từ 01/01/2014.
Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, Luật thuế GTGT cũng đã bộc
lộ nhiều hạn chế và bất cập như hệ thống thuế chưa đồng bộ và thường xuyên
được chỉnh sửa đã tạo nhiều kẽ hở cho các đối tượng chịu thuế có cơ hội luồn
lách, trốn lậu thuế, nảy sinh nghi ngờ cho đối tượng chịu thuế về chính sách của
2
Nhà nước, là nguyên nhân gây thất thoát một phần lớn NSNN. Những kẻ hở, bất
cấp của thuế GTGT cần phải có những biện pháp khắc phục để thuế GTGT phát
huy hết vai trò của nó trong việc tạo lập nguồn thu cho NSNN và thúc đẩy sản
xuất kinh doanh phát triển cũng như trên các mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Trong các loại hình Doanh nghiệp theo luật Doanh nghiệp 2005 thì vấn đề
quản lý thu thuế GTGT đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang luôn là vấn đề nan giải nhất, còn nhiều vấn đề bất cập cần phải
khắc phục. Bên cạnh đó, luật thuế GTGT được Quốc hội khóa XII thông qua
ngày 21/11/2007, chính thức áp dụng từ 01/01/2009, đánh dấu một bước hoàn
thiện trong hệ thống thuế của Việt Nam, góp phần đảm bảo ổn định nguồn lực
cho NSNN. Từ khi thực hiện Luật thuế GTGT, số thu thuế GTGT tại tỉnh Tiền
Giang nói chung và Chi cục Thuế Châu Thành nói riêng luôn tăng trưởng qua các
năm, số thu năm sau cao hơn năm trước; về thực hiện dự toán thu thuế GTGT:
Năm 2013 đạt 102,99% so dự toán, năm 2014 đạt 106,47%, năm 2015 đạt
108,73%, Luật quản lý thuế đã bộc lộ một số hạn chế, chưa phù hợp với thực
tiễn, và nảy sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện; bên cạnh đó, ngành thuế
cả nước đang trong quá trình đẩy mạnh cải cách hệ thống thuế nhằm góp phần
phát triển kinh tế - xã hội nên một số vấn đề cần được hoàn thiện. Trước bối cảnh
đó, những nguyên nhân tác động đến nguồn thu thuế GTGT tại Chi cục Thuế
huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang cần được nghiên cứu, nhằm gia tăng số thu
thuế GTGT cho NSNN. Xuất phát từ thực trạng nêu trên đã thôi thúc tác giả chọn
đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với các Doanh
nghiệp của Chi cục Thuế huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang” làm luận văn
Thạc sỹ kinh tế của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT tại Chi cục Thuế huyện
Châu Thành tỉnh Tiền Giang trong những năm qua. Từ đó, đề xuất các giải pháp
nhằm giúp hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với các Doanh nghiệp trên
địa bàn nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện mục đích nghiên cứu của đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu của luận
3
văn đặt ra các mục tiêu cụ thể sau:
- Xác định sự tác động của các yếu tố đến công tác quản lý thuế GTGT hiện
nay đối với các Doanh nghiệp tại Chi cục Thuế Châu Thành tỉnh Tiền Giang.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với các
Doanh nghiệp của Chi cục Thuế huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang giai đoạn
2013-2015.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế
GTGT đối với các Doanh nghiệp của Chi cục Thuế huyện Châu Thành tỉnh Tiền
Giang giai đoạn 2016- 2020.
1.3. Khung lý thuyết nghiên cứu
- Cơ sở lý thuyết về thuế GTGT
+ Khái niệm, bản chất, vai trò và chức năng của thuế.
+ Hệ thống thuế và chính sách thuế
+ Thuế giá trị gia tăng
- Cơ sở lý thuyết về quản lý thuế GTGT đối với Doanh nghiệp
+ Doanh nghiệp
+ Vai trò của Doanh nghiệp
+ Quản lý thuế GTGT
- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
+ Các chỉ tiêu nghiên cứu phân tích công tác quản lý thuế
+ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế
+ Công tác quản lý thuế GTGT ở Việt Nam trong những năm qua
- Những tồn tại trong công tác quản lý thuế GTGT
+ Kinh nghiệm một số nước
+ Bài học kinh nghiệm đối với Chi cục Thuế Châu Thành..
- Sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống công tác quản lý thuế GTGT đối với các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn nghiên cứu.
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với
Doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang
+ Khách thể nghiên cứu: Các cán bộ công chức ngành thuế (CBT) và các
4
Doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT ở Chi cục Thuế huyện Châu Thành
tỉnh Tiền Giang.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài được thực hiện tại Chi cục Thuế huyện Châu Thành
tỉnh Tiền Giang.
- Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế giá trị
gia tăng trong giai đoạn 2013-2015 và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý
thuế GTGT đối với các Doanh nghiệp đến năm 2020.
+ Thu thập dữ liệu thứ cấp: Thông tin được tiến hành thu thập từ năm
2013 đến năm 2015.
+ Thu thập dữ liệu sơ cấp: Lập bảng câu hỏi điều tra phỏng vấn từ tháng 7
năm 2016 đến tháng 10 năm 2016.
1.5. Câu hỏi nghiên cứu
- Những yếu tố nào tác động đến công tác quản lý thuế GTGT hiện nay đối
với Chi cục thuế Châu Thành?
- Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT của Chi cục Thuế Châu Thành
hiện nay như thế nào?
- Để hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh thì Chi Cục Thuế huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang cần có
những giải pháp nào?
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu
Đề tài có ý nghĩa thực tiễn để hoàn thiện hệ thống quản lý thuế GTGT đối
với các Doanh nghiệp của Chi cục Thuế huyện Châu Thành nhằm:
- Góp phần cho các nhà hoạch định chính sách, cơ quan thuế nắm bắt được
các yếu tố tác động đến việc quản lý và tạo nguồn thu thuế GTGT đối với các
Doanh nghiệp.
- Góp phần cho cơ quan thuế xác định những vấn đề còn chưa phù hợp
trong quản lý thuế và nguyên nhân thất thu thuế GTGT để có biện pháp quản lý
thuế tốt hơn nhằm gia tăng số thu thuế nói chung và thuế GTGT trên địa bàn
huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang nói riêng.
- Góp phần hoàn thiện hệ thống quản lý thuế GTGT, hạn chế được sự lãng
phí thời gian, nguồn lực của ngành thuế.
5
1.7. Cấu trúc luận văn
Kết cấu đề tài gồm có 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan lý thuyết về thuế GTGT và các nghiên cứu có liên
quan
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Giải pháp - kiến nghị và kết luận
Tóm tắt chương 1
Nội dung chính của chương này nêu lên tính cấp thiết phải nghiên cứu của
đề tài, đồng thời cũng nêu rõ lên ba mục tiêu nghiên cứu mà đề tài phải đạt được.
Bên cạnh đó, phạm vi nghiên cứu về không gian và thời gian cũng được giới hạn và
ý nghĩa nghiên cứu của đề tài là hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với các
Doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang giai đoạn
2016- 2020 nhằm chống thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước và đảm bảo
công bằng xã hội.
6
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ THUẾ GTGT VÀ CÁC
NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên quan đến
đề tài
Thuế GTGT là một loại thuế quan trọng liên quan đến hầu hết các hoạt động
phát sinh của các doanh nghiệp cả doanh nghiệp sản xuất lẫn doanh nghiệp thương
mại. Thuế GTGT cũng phức tạp vì các doanh nghiệp có thể chọn phương pháp tính
thuế GTGT khác nhau phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp, trong nước
đã có một số nghiên cứu về hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với các
Doanh nghiệp.
- Pháp luật thuế GTGT ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực
tiễn (PGS-TS Trần Đình Hảo, TS. Nguyễn Thị Thương Huyền, 2010, Trường Đại
học Tài chính-Kế toán), “Bàn về thuế GTGT đối với hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu”(Th.s Nguyễn Việt Cường, Học viện Tài Chính). Các đề tài đã nêu được tính
cấp thiết, mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Đồng thời cũng hệ thống hóa được
những vấn đề lý luận quản lý Thuế GTGT (khái niệm, đặc điểm và vai trò,... trình
bày được những nội dung cơ bản về công tác quản lý thuế GTGT trong doanh
nghiệp theo quy định. Các luận văn này cũng đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận
chung về thuế GTGT và quản lý thuế GTGT trong các đơn vị sản xuất kinh doanh,
nêu lên được thực trạng về Thuế GTGT và qua đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện
Thuế GTGT, hoàn thiện về quản lý thuế GTGT.
- Đề tài nghiên cứu khoa học “Hoàn thiện phương pháp kế toán thuế GTGT
và thuế TNDN trong các DNTM” của tiến sĩ Nguyễn Tuấn Duy – Trường ĐH TM
năm 2007. Đề tài đã làm rõ được tính cấp thiết, xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề
tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và
thực tiễn của đề tài, đồng thời đã hệ thống tóm lược một số vấn đề lý luận về kế toán
thuế GTGT và thuế TNDN, tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu ở Việt Nam,
mô hình nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài và từ đó đưa ra được các giải pháp
để hoàn thiện phương pháp kế toán thuế GTGT và thuế TNDN trong các DNTM.
7
- Luận án tiến sỹ: “ Kế toán thuế GTGT tại các công ty sản xuất vật liệu xây
dựng nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội” - Trần Thị Mơ – 2011.
Trong luận án của mình, tác giả đã đưa ra được những quy định về thuế
GTGT và quản lý thuế GTGT theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp hiện
hành. Đồng thời, tác giả cũng khảo sát thực trạng công tác thuế GTGT tại các Công
ty sản xuất vật liệu xây dựng nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội, từ đó tìm ra những ưu
điểm và những tồn tại trong việc thực thi những quyết định của luật thuế GTGT và
quản lý thuế GTGT, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý
thuế GTGT trong các Công ty nói trên.
- Theo Tạp chí kinh tế phát triển trong bài viết “ Một số biện pháp chủ yếu
góp phần hoàn thiện luật thuế GTGT đến năm 2020” ra ngày 30/5/2006 có đề cập
đến bối cảnh quốc tế và định hướng kinh tế – xã hội tác động đến xu hướng hoàn
thiện thuế GTGT ở nước ta từ đó đưa ra một số biện pháp chủ yếu nhằm tiếp tục
hoàn thiện Luật thuế GTGT.
- Bài viết “ Để quản lý tốt thuế giá trị gia tăng” ra ngày 09/07/2011 đăng trên
website đã đưa ra một số bất cập trong việc áp dụng sắc thuế
GTGT như là có quá nhiều mức thuế suất, sự bất bình đẳng trong xác định thuế giữa
hai nhóm đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp
đồng thời đưa ra biện pháp là nên để ngân hàng bảo lãnh khi doanh nghiệp hoàn
thuế.
- Nghiên cứu của Thái Thanh Tùng (2011) với đề tài “Hoàn thiện công tác
khai thác nguồn thu thuế GTGT tại Việt Nam”: Qua các kiểm định, các nhân tố
ảnh hưởng theo thứ tự tầm quan trọng là: Tuyên truyền pháp luật thuế GTGT và
ý thức chấp hành của người nộp thuế; mức giảm trừ thuế GTGT; cơ sở vật chất,
trang thiết bị; tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp và tăng thu nhập người nộp thuế; thủ
tục kê khai nộp thuế.
- Curtis S. Dubay là một nhà phân tích cao cấp ở Viện Nghiên cứu Chính
sách kinh tế tại The Heritage Foundation của Hoa Kỳ.
ng đã viết một bài báo về
thuế GTGT là " Thuế giá trị gia tăng: không có sửa chữa dễ dàng cho các thâm hụt".
Bài báo này được đăng trên website ngày 21 tháng 1 năm
2010.
ng cho rằng :"Thuế GTGT sẽ không để đóng thâm hụt ngân sách bùng nổ
dự báo trong nhiều năm trong tương lai như các doanh nghiệp sẽ tham gia vào tất cả
8
các loại gian lận để tránh phải trả thuế giá trị gia tăng. Khoản chênh lệch còn lại năm
này qua năm khác sẽ dẫn đến các cuộc gọi liên tục cho các khoản thuế còn cao hơn,
đó sẽ dẫn đến gian lận nhiều hơn và thâm hụt ngân sách lớn hơn. Quốc hội nên kết
thúc chu kỳ này bằng cách chỉ đơn giản là hạn chế chi tiêu đến mức lịch sử và phá
dỡ các loại thuế cao hơn, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng".
Các nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở kết quả xác định mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố qua các kiểm định mà chưa đánh giá thực trạng về các nhân tố ảnh
hưởng; bên cạnh đó, phạm vi nghiên cứu hẹp, vì vậy kết quả nghiên cứu sẽ khác
nếu có nghiên cứu lặp lại ở một bối cảnh khác.
Nghiên cứu của tác giả là cuộc nghiên cứu lặp lại các nghiên cứu trên nhưng
được thực hiện ở bối cảnh khác (khác cả về không gian và thời gian), có kế thừa,
điều chỉnh, bổ sung. Điểm mới của nghiên cứu này là, trên cơ sở kết quả xác
định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động qua các kiểm định, tác giả đã
tiến hành đánh giá về thực trạng của các nhân tố chủ yếu đó, để đề xuất các giải
pháp hướng đến những vấn đề trọng tâm nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống
quản lý thuế GTGT đối với các Doanh nghiệp của Chi cục Thuế trên địa bàn
nghiên cứu.
2.2. Cơ sở lý luận thuế GTGT
2.2.1. Khái niệm, bản chất, vai trò và chức năng của thuế
2.2.1.1. Một số khái niệm về thuế
Theo Nguyễn Xuân Dũng năm 2010, trên góc độ kinh tế học: “Thuế là
một biện pháp đặc biệt, theo đó, nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển
một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng
kinh tế - xã hội của nhà nước”.
Trên góc độ phân phối thu nhập: “Thuế là hình thức phân phối và phân phối
lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các quỹ tiền tệ tập
trung của nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của nhà nước”.
Trên góc độ người nộp thuế: “Thuế là khoản đóng góp bắt buộc mà mọi tổ
chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước theo luật định để đáp ứng
nhu câu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân hoặc
9
các tổ chức kinh doanh, tùy theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp… buộc phải nộp cho
nhà nước theo mức quy định”.
Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Luật quản lý thuế:
Khi nghiên cứu về Thuế, trong bộ Tư bản, C. Mác cho rằng: “Thuế, đó là khoản
đóng góp nghĩa vụ cần thiết để nuôi dưỡng Nhà nước pháp quyền, Thuế là nguồn
sống đối với Nhà nước hành pháp. Chính phủ mạnh và Thuế cao là hai khái niệm
đồng nhất”. Điều này theo C. Mác có nghĩa rằng “Đặc trưng của Nhà nước là sự
thiết lập một quyền lực công cộng. Để duy trì quyền lực công cộng đó, cần phải có
những sự đóng góp của công dân, đó là thuế má”.
Mặc dù, các khái niệm về thuế của các nhà kinh tế tuy có khác nhau
nhưng đều thống nhất ở quan điểm thuế gắn liền với Nhà nước và đó là khoản đóng
góp bắt buộc và không hoàn trả trực tiếp.
Từ đó, ở góc độ chung mang tính phổ biến có thể hiểu: Thuế là một
khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và cá
nhân nhằm trang trải mọi chi phí vì lợi ích chung. Nộp thuế là một nghĩa vụ xã hội;
công dân không có quyền trốn và không được quyền đòi hỏi đối giá trực tiếp. Do
vậy, hai đặc trưng của Thuế thường được nhắc đến: Đó là tính cưỡng chế và tính
không hoàn trả trực tiếp và đối giá.
2.2.1.2. Bản chất của thuế
Bản chất của nhà nước quy định bản chất của thuế. Bản chất của thuế
được thể hiện bởi các thuộc tính bên trong vốn có của thuế. Những thuộc tính đó có
tính ổn định tương đối qua từng giai đoạn phát triển. Khi nghiên cứu về thuế, người
ta nhận thấy thuế có những đặc điểm riêng để phân biệt với các công cụ tài chính
khác của nhà nước. Những đặc điểm đó là:
Thứ nhất: Thuế là một khoản chuyển giao thu nhập của các tầng lớp trong xã
hội cho Nhà nước mang tính bắt buộc phi hình sự. Tính bắt buộc phi hình sự là
thuộc tính cơ bản vốn có của thuế, nó phân biệt thuế với các hình thức huy động tài
chính khác của NSNN.
Thứ hai: Thuế là một khoản đóng góp không mang tính chất hoàn trả trực tiếp.
Nghĩa là khoản đóng góp của công dân bằng hình thức thuế không đòi hỏi phải hoàn
đúng số lượng và khoản thu mà nhà nước thu từ công dân đó, như là một khoản vay
mượn. Nó sẽ được hoàn trả lại cho NNT thông qua cơ chế đầu tư của NSNN.
10
Thứ ba: Các khoản chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế chỉ được giới
hạn trong phạm vi biên giới quốc gia với quyền lực pháp lý của Nhà nước đối với
con người và tài sản.
2.2.1.3. Vai trò và chức năng của thuế
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trƣờng
- Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước được tập hợp từ nhiều nguồn thu khác nhau, nhưng thông
thường số thu về thuế chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số thu NSNN.
- Thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội
Để tạo sự công bằng trong xã hội, nhà nước cần phải can thiệp vào quá trình
phân phối thu nhập của xã hôi. Thuế là công cụ quan trọng mà nhà nước sử dụng để
tác động trực tiếp vào quá trình này.
- Thuế là công cụ để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản
xuất kinh doanh
Qua công tác quản lý thu thuế, nhà nước có thể kết hợp kiểm tra, kiểm
soát toàn diện các hoạt động của các cơ sở kinh tế, đảm bảo thực hiện tốt quản lý
nhà nước về mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội (KT-XH).
- Thuế góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển
Nhà nước có thể dùng thuế để tác động, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) ở một số ngành nghề, vùng kinh tế đặc
thù để khuyến khích sản xuất, kinh doanh phát triển nhằm tạo ra một cơ cấu hợp
lý.
Chức năng của thuế
- Chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính hay chức năng phân
phối thu nhập
Ngay từ khi ra đời đến nay thuế luôn luôn có công dụng là phương tiện huy
động nguồn lực tài chính cho nhà nước. Người ta gọi công dụng này là chức năng
huy động tập trung nguồn lực tài chính của thuế. Thông qua chức năng huy động
tập trung nguồn lực tài chính của thuế mà các quỹ bằng tiền tập trung của Nhà
nước được hình thành để đảm bảo cơ sở vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của
nhà nước. Chính chức năng này đã tạo ra những tiền đề để nhà nước tiến hành
tham gia phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân.
11
Do đó chức năng này còn được gọi là chức năng phân phối của thuế.
Chức năng phân phối và phân phối lại của thuế được Nhà nước vận dụng
dẫn
đến kết quả là diễn ra quá trình “nhà nước hóa” một bộ phận GDP dưới hình thức
tiền tệ; tạo điều kiện khách quan vô cùng cần thiết cho sự can thiệp của Nhà nước
vào các hoạt động kinh tế. Do đó, chính chức năng phân phối và phân phối lại,
trong một chừng mực rất đáng kể, đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát huy tác
dụng chức năng điều tiết kinh tế của thuế.
- Chức năng điều tiết
+Điều tiết kinh tế: Nhà nước cũng sử dụng nhiều công cụ để quản lý điều tiết
vĩ mô nền kinh tế như các công cụ tài chính, tiền tệ, tín dụng. Trong đó, thuế là một
công cụ thuộc lĩnh vực tài chính và là một công cục sắc bén nhất được nhà nước sử
dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
+ Điều chỉnh chu kỳ kinh tế: Để điều tiết chu kỳ kinh tế có hiệu quả, thông
thường các nhà nước dựa vào việc áp dụng các loại thuế có mức ổn định tự động
cao, điển hình là thuế đánh trên thu nhập theo biểu thuế lũy tiến. Tuy nhiên, cũng có
nhà nước dùng biện pháp điều chỉnh chính sách theo từng thời kỳ bằng cách hạ hay
tăng thuế suất đánh vào những hoạt động chủ yếu để tác động đến toàn bộ nền kinh
tế.
+ Thuế góp phần hình thành cơ cấu ngành hợp lý: Bằng việc ban hành hệ
thống chính sách thuế, nhà nước sẽ quy định đánh thuế hoặc không đánh thuế, đánh
thuế với mức thuế suất cao hoặc thấp vào các ngành nghề, các mặt hành cụ thể.
Thông qua đó nhà nước có thể thúc đẩy sự phát triển của những ngành kinh tế quan
trọng hoặc san bằng tốc độ phát triển tăng trưởng giữa chúng, đảm bảo sự cân đối
hài hòa giữa các ngành trong nền kinh tế.
+ Điều chỉnh tích lũy vốn: Việc thay đổi chính sách thuế của nhà nước có thể
ảnh hưởng đến quy mô và tốc độ tích lũy vốn và do đó tác động đến quá trình đầu tư
phát triển kinh tế.
+ Sử dụng thuế để bảo hộ sản xuất trong nước: Bất kỳ nhà nước nào cũng
quan tâm và có trách nhiệm hơn với các nhà đầu tư là công dân của mình, để giúp
họ có thể yên tâm đầu tư, kinh doanh có hiệu quả ngay trên đất nước của họ. Vì vậy
xu thế bảo hộ cho các nhà đầu tư trong nước, cũng như khuynh hướng bảo hộ những
12
ngành nghề sản xuất truyền thống của dân tộc là một tất yếu buộc mọi nhà nước
phải quan tâm bằng nhiều biện pháp và về lâu dài tránh được việc phụ thuộc vào
nước ngoài về hàng hóa.
+ Thuế điều tiết tiêu dùng: Việc áp dụng các mức thuế gián thu phân tầng
như thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt,... sẽ làm giảm cầu với
những hàng hóa, dịch vụ mà nhà nước cho là cần phải hạn chế hoặc nên ưu đãi.
+ Thuế thực hiện điều tiết xã hội: Nền kinh tế hàng hóa phát triển kéo theo
đó là sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng tăng. Trong bối cảnh đó, thuế,
đặc biệt là các loại thuế thu nhập giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện công
bằng và làm giảm khoảng cách phân hóa giàu nghèo.
Tuy nhiên, cần nhận thức rằng công cụ thuế là một trong những công cụ
rất nhạy cảm đối với nền kinh tế. Vì vậy, trong cả hai tình huống của nền kinh tế
không phải bao giờ sử dụng công cụ thuế cũng đều thành công. Do đó, để đưa nền
kinh tế ổn định tương đối, cùng với thuế phải sử dụng kết hợp đồng bộ với các công
cụ khác một cách nhịp nhàng.
2.2.2. Hệ thống thuế và chính sách thuế
2.2.2.1. Nhận thức về hệ thống thuế
Hệ thống thuế là một khái niệm đang có nhiều quan niệm khác nhau. Với
những giác độ tiếp cận khác nhau, người ta hình dung hệ thống thuế cũng rất khác
nhau. Quan niệm hệ thống thuế được thay đổi và phát triển theo tiến trình phát triển
kinh tế xã hội.
Theo một số nhà kinh tế học muốn xây dựng hệ thống thuế hợp lý cần phải
đảm bảo theo bốn nguyên tắc cơ bản đó là: Thuế phải huy động phù hợp với khả
năng và sức lực của dân cư; Mức thuế và thời hạn thanh toán phải được xác định
chính xác; Thời gian thu thuế cần được quy định thuận lợi đối với người nộp thuế;
Các chi phí để tổ chức thu nộp thuế cần phải thấp nhất.
Hệ thống thuế được đánh giá là tốt, khi hệ thống thuế đó đảm bảo được
các tính chất như: sự minh bạch, hiệu quả, công bằng đồng thời cũng rất linh hoạt
khi vận dụng chúng trong điều tiết nền kinh tế.
2.2.2.2. Hệ thống chính sách thuế
Khái niệm chính sách thuế
“Hệ thống chính sách thuế là tổng hợp các quan điểm của nhà nước về các loại
13
thuế trong một giai đoạn nhất định để sử dụng chức năng của thuế nhằm thực hiện
mục tiêu chiến lược chung của đất nước.
Hệ thống chính sách thuế của Việt Nam, bao gồm các sắc thuế: Thuế GTGT,
thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được, thuế thu nhập Doanh
nghiệp, thuế thu nhập các nhân, thuế tài nguyên, thuế môn bài, thuế phi nông
nghiệp...được ban hành dưới các hình thức Luật. Mỗi sắc thuế có vai trò điều tiết
riêng trong nền kinh tế, song chúng có mối quan hệ rất mật thiết và tác động lẫn
nhau trong quá trình phát huy tác dụng điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế.
Tuy nhiên, hệ thống chính sách thuế dù được xây dựng một cách ưu việt,
hoàn chỉnh đến đâu cũng không thể phát huy tác dụng nếu không được vận hành
trong thực tiễn. Quá trình áp dụng luật thuế vào nền KT-XH đòi hỏi sự chấp
hành của NNT, mà qua đó số thuế được huy động từ các thể nhân và pháp nhân vào
NSNN theo đúng luật định. Quá trình này thường không gắn liền với sự “tự nguyện”
mà cần có một hệ thống quản lý thuế để tổ chức, giám sát .
Những yếu tố tác động đến chính sách thuế
Trên thế giới, hầu như tất cả các quốc gia đều quy định nghĩa vụ nộp thuế của
công dân trong Hiến pháp của mình. Vì vậy, thuế là nghĩa vụ bắt buộc của mọi công
dân trong xã hội.
Cũng như những chính sách kinh tế khác, chính sách thuế nói riêng được ban
hành và chịu sự tác động của nhiều các yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau,
trong đó 3 yếu tố quan trọng nhất, chi phối lớn nhất là: Chính trị, Kinh tế và Xã hội.
2.2.3. Thuế giá trị gia tăng
2.2.3.1 Khái niệm
Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ
phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Giá trị gia tăng = Tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra – Giá trị hàng hoá, dịch
vụ mua vào tương ứng.
Thực chất thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào hành vi tiêu dùng
hàng hoá, dịch vụ. Tuy nhiên về bản chất, thuế GTGT khác với các loại thuế gián
thu khác, điều này thể hiện qua các đặc điểm dưới đây của thuế GTGT.
2.2.3.2. Đặc điểm của thuế GTGT
Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào đối tượng tiêu dùng hàng
14
hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT, nó là một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hoá và
dịch vụ, là khoản thu được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp, hay nói cách
khác giá cả hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng mua bao gồm cả thuế GTGT.
Thuế GTGT đánh vào GTGT của hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở các giai đoạn
từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ đó. Tổng số thuế GTGT thu
được ở tất cả giai đoạn sẽ bằng số thuế GTGT tính trên giá bán cho người tiêu dùng
cuối cùng. Thuế GTGT là một loại thuế có tính trung lập cao, tính trung lập biểu
hiện ở hai khía cạnh:
Thứ nhất, thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh (KD) của
NNT, mà do NNT chỉ là người thay cho người tiêu dùng nộp hộ khoản thuế này vào
NSNN mà thôi. Do vậy thuế GTGT không phải là một yếu tố của chi phí sản xuất
mà chỉ đơn thuần là một khoản thu được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp
hàng hoá dịch vụ mà thôi.
Thứ hai, thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia
quá trình SXKD, bởi tổng số thuế ở tất cả các giai đoạn luôn bằng số thuế tính trên
giá bán ở giai đoạn cuối cùng bất kể số giai đoạn nhiều hay ít.
Về phạm vi đánh thuế: Thuế GTGT chỉ đánh vào hoạt động tiêu dùng diễn ra
trong phạm vi lãnh thổ, không đánh vào hành vi tiêu dùng ngoài lãnh thổ.
2.2.3.3 Vai trò của thuế giá trị gia tăng
Thuế GTGT là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản
lý vĩ mô đối với nền kinh tế.
Thuế GTGT có tác dụng điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng hàng
hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.
Thuế GTGT tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho NSNN.
Thuế GTGT không trùng lắp, do thuế GTGT chỉ tính vào giá trị tăng thêm của
hàng hoá, dịch vụ qua các khâu: Đầu tiên là từ sản xuất, sau đó đến lưu thông và
cuối cùng là tiêu dùng
Khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ thông qua áp dụng thuế suất 0%,
DN xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ không những không phải chịu thuế GTGT ở khâu
xuất khẩu mà còn được hoàn toàn bộ số thuế đầu vào đã thu ở khâu trước nên có tác
dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh về giá hàng
hoá, dịch vụ xuất khẩu trên thị trường quốc tế.
15
Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán kế toán; sử dụng hoá đơn, chứng từ và
phương thức thanh toán qua ngân hàng
Tóm lại: Thuế GTGT là một sắc thuế tiên tiến; việc áp dụng thuế GTGT đã
khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu trước đây là “thuế chồng lên thuế”;
thuế GTGT có nhiều ưu điểm, tác dụng tích cực thúc đẩy tốc độ giao dịch, khuyến
khích SXKD, xuất khẩu, tăng cường đầu tư, tăng thu cho ngân sách nhà nước.
2.2.3.4 Nội dung cơ bản của Luật thuế GTGT
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ
phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Ở Việt Nam Luật thuế GTGT được thông qua tại kỳ họp Quốc hội khoá 9
ngày 10 tháng 5 năm 1997 và được chính thức áp dụng từ 01/01/1999 thay thế cho
Luật thuế doanh thu nhằm khắc phục nhược điểm của thuế doanh thu.
Luật Thuế Giá Trị Gia Tăng số 13/2008/QH12, ngày 03/06/2008 sửa đổi bổ
sung một số điều của luật thuế GTGT( có hiệu lực 01/01/2009).
Luật Thuế Giá Trị Gia Tăng số 31/2013/QH13, ngày 19/6/2013 sửa đổi bổ
sung một số điều của luật thuế GTGT( có hiệu lực từ ngày 01/01/2014).
Luật thuế GTGT ra đời là kết quả của sự quan tâm đặc biệt và nỗ lực của Đảng
và Nhà nước ta đối với công cuộc cải cách hệ thống thuế. Cho đến nay thuế GTGT
đã thật sự đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng và là sắc thuế chiếm tỷ trọng cao nhất
trong các sắc thuế. Ngoài ra thuế GTGT còn góp phần hoàn thiện hệ thống chính
sách thuế ở nước ta, đưa hệ thống thuế nước ta từng bước phù hợp với thông lệ quốc
tế, thúc đẩy mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế. Tuy nhiên qua thời gian áp dụng, mặc
dù Luật thuế GTGT cũng như các văn bản dưới Luật liên tục được sửa đổi bổ sung
cho phù hợp với thực tiễn, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc bất cập đòi hỏi
phải tiếp tục điều chỉnh sửa đổi trong quá trình áp dụng.
Đối tƣợng chịu thuế GTGT
Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam
là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng không chịu thuế theo quy
định.
Ngƣời nộp thuế
Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức,
16
cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập
khẩu).
Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.
- Giá tính thuế
. Giá tính thuế được quy định như sau:
- Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán
chưa có thuế giá trị gia tăng. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là
giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng;
- Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập
khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được
xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu;
- Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho
là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại
thời điểm phát sinh các hoạt động này;
- Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế giá
trị gia tăng;
Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền
thuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả
trước cho thời hạn thuê chưa có thuế giá trị gia tăng;
Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoài loại
trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá thuê phải
trả cho nước ngoài;
- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá
bán trả một lần chưa có thuế giá trị gia tăng của hàng hoá đó, không bao gồm khoản
lãi trả góp, lãi trả chậm;
- Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế giá trị gia tăng;
- Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình
hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng. Trường hợp xây
dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là
giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị;
- Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có
17
thuế giá trị gia tăng, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp
ngân sách nhà nước;
- Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ hưởng hoa
hồng là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế giá trị gia tăng;
- Đối với hàng hoá, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh
toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì giá tính thuế được xác định theo công thức
sau:
Giá chưa có thuế giá trị
gia tăng
Giá thanh toán
=
[1 + thuế suất của hàng hoá, dịch vụ (%)]
Giá tính thuế đối với hàng hoá, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này bao
gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp
thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao
dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.
Thuế suất
. Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc
tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định khi xuất khẩu,
trừ các trường hợp chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra
nước ngoài; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ cấp tín dụng, chuyển
nhượng vốn, dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông; sản phẩm
xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến theo quy định.
. Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ sau đây:
- Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;
- Phân bón; quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất
kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;
- Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác;
- Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp;
nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm
18
nông nghiệp;
- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm
quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;
- Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh
cá;
- Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm
quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;
- Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn;
- Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản
phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ
chế; giấy in báo;
- Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm
máy cày, máy bừa, máy cấy, máy gieo hạt, máy tuốt lúa, máy gặt, máy gặt đập liên
hợp, máy thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, máy hoặc bình bơm thuốc trừ sâu;
- Thiết bị, dụng cụ y tế; bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa
bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc
phòng bệnh;
- Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ,
bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng
dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học;
- Hoạt động văn hoá, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản
xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim;
- Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại khoản 15 Điều 5 của
Luật này;
- Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.
* Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không quy định tại
khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Phƣơng pháp tính thuế
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm phương pháp khấu trừ thuế giá trị
gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
-
Phƣơng pháp khấu trừ thuế
Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
19
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế
giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ;
Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá,
dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng;
Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng
ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia
tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật
này.
Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ
chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn,
chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
-
Phƣơng pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được quy định như sau:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia
tăng bằng giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị
gia tăng;
Giá trị gia tăng được xác định bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán
ra trừ giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng.
Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng áp dụng đối với các trường hợp
sau đây:
Cơ sở kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở
thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện
đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ;
Hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý.
Khấu từ thuế, hòan thuế
- Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế
được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:
Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ;
Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu
20
trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Trường hợp thuế giá trị gia tăng
đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng thì được khấu
trừ toàn bộ;
Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân
sử dụng nguồn vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn
bộ;
Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ
khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện
số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu
trừ bổ sung; thời gian để kê khai, bổ sung tối đa là sáu tháng, kể từ thời điểm phát
sinh sai sót.
Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào đƣợc quy định nhƣ sau:
-
Có hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế
giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu;
-
Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào,
trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng;
-
Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định tại điểm
a và điểm b khoản này phải có hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc
bán, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ, hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ,
chứng từ thanh toán qua ngân hàng, tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất
khẩu.
-
Việc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán
bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu,
trả nợ thay Nhà nước được coi là thanh toán qua ngân hàng.
Các trƣờng hợp hoàn thuế
-
Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế
được hoàn thuế giá trị gia tăng nếu trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế
giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
-
Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có
21
số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư
mà chưa được khấu trừ hết và có số thuế còn lại từ hai trăm triệu đồng trở
lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.
-
Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có số
thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở
lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng.
-
Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế
được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi Doanh
nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt
động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu
vào chưa được khấu trừ hết.
-
Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia
tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên.
-
Do đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho SXKD và
tiêu dùng. Thông thường mỗi nước sẽ có những quy định riêng về một số
chủng loại hàng hoá dịch vụ không chịu thuế GTGT. Điều này phụ thuộc
chính sách KT-XH của mỗi quốc gia.
Ở Việt nam phạm vi đối tượng chịu thuế GTGT rất rộng, bao gồm tất cả các
hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho SXKD và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng
không chịu thuế theo quy định của luật thuế GTGT.
2.3. Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp
2.3.1. Các loại hình Doanh nghiệp hiện nay
Hiện nay theo luật doanh nghiệp có 5 loại hình doanh nghiệp chính:
1. Doanh nghiệp tư nhân (Đ141-145)
2. Công ty hợp danh (Đ130-140)
3. Công ty TNHH một thành viên (Đ63-76)
4. Công ty TNHH hai thành viên trở lên (Đ38-62)
5. Công ty cổ phần (Đ77-129)
Năm loại hình DN này khác nhau ở 5 đặc điểm 1.Chủ sở hữu; 2. Tư cách pháp
lý; 3. Giới hạn trách nhiệm 4. Cách thức huy động vốn và 5. Chuyển quyền sở hữu.
22
2.3.2. Quản lý thuế GTGT
2.3.2.1. Khái niệm quản lý thuế
Quản lý thuế là hoạt động tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quan thuế
nhằm đảm bảo người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN theo những
quy định của pháp luật.
Tại Việt Nam, công tác quản lý thuế đã được quy định bởi Luật Quản lý thuế
số 78/2006/QH11 Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 10 của nước CHXHCN Việt Nam
thông qua ngày 29/11/2006. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý
thuế số 21/2012/QH13 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày
20/11/2012 theo đó việc quản lý thuế, các khoản thu khác thuộc NSNN do cơ quan
quản lý thuế quản lý thu theo quy định của Pháp luật.
2.3.2.2. Sự cần thiết phải tăng cƣờng quản lý thuế GTGT đối với các
Doanh nghiệp
Qua các bước cải cách thuế, hệ thống chính sách về thuế GTGT đã tương
đối đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, tuy nhiên để hệ thống chính sách này thực sự được
chấp hành nghiêm túc góp phần quan trọng cho việc đảm bảo nguồn thu cho NSNN
thì công tác quản lý thuế có vai trò rất quan trọng.
Với chính sách thông thoáng, kể từ khi Luật DN có hiệu lực đã thực sự giải
phóng mọi tiềm năng SXKD, trong đó các Doanh nghiệp đã và đang phát triển
nhanh cả về số lượng và quy mô. Tuy nhiên đa số các Doanh nghiệp là thuộc loại
nhỏ và vừa, trình độ quản lý, ý thức chấp hành Pháp luật còn ở mức thấp.
Bên cạnh các DN chấp hành tốt Pháp luật thuế vẫn còn tồn tại nhiều DN sử
dụng các thủ đoạn, tiểu xảo để trốn thuế. Thậm chí lợi dụng sự thông thoáng trong
thủ tục đăng ký thành lập DN, nhiều Doanh nghiệp được thành lập không phải nhằm
mục đích SXKD mà là để mua bán hoá đơn gây thất thu lớn cho NSNN. Thực trạng
này đòi hỏi ngành Thuế phải tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với các
Doanh nghiệp để pháp luật thuế được chấp hành một cách nghiêm túc, bảo đảm một
môi trường cạnh tranh bình đẳng cho mọi DN, mọi thành phần kinh tế và quan trọng
nhất là bảo đảm nguồn thu cho NSNN.
2.3.2.3. Mục tiêu và yêu cầu quản lý thuế GTGT đối với các Doanh nghiệp
Quản lý thuế là thực hiện một chức năng quan trọng của Nhà nước trong lĩnh
vực tài chính. Quản lý thuế nhằm đạt được những mục tiêu sau:
23
- Đảm bảo tập trung, huy động đúng, đủ, kịp thời thuế và các khoản thu cho
NSNN nhưng bên cạnh đó là tạo điều kiện để các cơ sở SXKD thuận lợi trong kinh
doanh từ đó tạo nguồn thu bền vững và không ngừng phát triển.
- Đảm bảo cho chính sách thuế thực sự được chấp hành nghiêm túc, phát
huy vai trò của thuế trong nền kinh tế, tạo môi trường SXKD lành mạnh, công bằng
thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế.
- Tăng cường ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật thuế của NNT.
- Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ: dân chủ trong việc thảo luận, xây
dựng ban hành các văn bản pháp luật thuế cũng như việc thực hiện các nội dung,
quy trình quản lý thuế.
- Đảm bảo nguyên tắc công khai, tiết kiệm và có hiệu quả.
2.3.2.4. Nội dung quản lý thuế GTGT các Doanh nghiệp
Công tác quản lý thuế đã được quy định tại Luật QLT (được Quốc hội nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 10, khoá XI). Tại điều 3
chương I có quy định nội dung QLT gồm: Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn
định thuế; Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt;
Quản lý thông tin về người nộp thuế; Kiểm tra thuế, thanh tra thuế; Cưỡng chế thi
hành quyết định hành chính thuế; Xử lý vi phạm pháp luật về thuế; Giải quyết khiếu
nại, tố cáo về thuế.
Cơ chế QLT hiện hành theo quy định của Luật QLT là cơ chế NNT tự khai, tự
tính, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của NNT trước hành vi kê
khai nộp thuế của mình. Cơ quan thuế chuyển sang thực hiện các chức năng:
TT&HT NNT, thanh tra kiểm tra thuế, thu nợ và cưỡng chế nợ thuế.
Các nội dung trên được Tổng cục Thuế thể chế hoá theo các quy trình quản lý
thuế: Quản lý kê khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế; miễn thuế, giảm thuế; hoàn
thuế; kiểm tra thuế; quản lý thu nợ thuế; đăng ký thuế; thanh tra thuế.
Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế GTGT
- Đăng ký nộp thuế
Các cơ sở kinh doanh bao gồm: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh
doanh phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế trong thời hạn mười ngày làm việc kể
từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký king doanh hoặc cấp giấy phép thành lập
và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư; bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với
24
các tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh (ĐKKD) hoặc hộ gia đình, cá
nhân thuộc diện kinh ĐKKD nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận ĐKKD.
Cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế cho NNT trong thời hạn mười
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thuế hợp lệ. trường hợp bị mất
hoặc hư hỏng giấy chứng nhận đăng ký thuế, cơ quan thuế cấp lại trong thời hạn
năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của NNT.
Khi có sự thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký đã nộp, NNT phải thông báo
với cơ quan quản lý thuế trực tiếp (ghi trên giấy chứng nhận đăng ký thuế) trong
thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày có sự thang đổi thông tin.
- Kê khai thuế GTGT
Khai thuế GTGT là loại khai thuế theo tháng (trừ một số trường hợp khác).
NNT nộp hồ sơ khai thuế GTGT cho cơ quan QLT trực tiếp quản lý NNT. Thời hạn
gửi tờ khai của tháng cho cơ quan thuế chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.
+ Trường hợp NNT có đơn vị trực thuộc ở địa phương cấp tỉnh cùng nơi NNT
có trụ sở chính: nếu đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ
sơ khai thuế GTGT cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp quản lý đơn vị trực thuộc;
nếu đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc thì NNT thực hiện khai thuế GTGT
chung cho cả đơn vị trực thuộc
Nếu đơn vị trực thuộc có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán
hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê
khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.
Căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn quản lý, giao Cục trưởng Cục Thuế địa
phương quyết định về nơi kê khai thuế đối với trường hợp NNT có hoạt động KD
dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, massage, karaoke.
+ Trường hợp NNT có đơn vị trực thuộc KD ở địa phương cấp tỉnh khác nơi
NNT có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế GTGT cho cơ quan
thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp
bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở
chính của NNT.
+ Trường hợp NNT kê khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ có cơ sở SX
trực thuộc (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) không trực tiếp bán hàng, không
phát sinh doanh thu đóng trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
25
khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì:
Nếu cơ sở SX trực thuộc có hạch toán kế toán thì phải đăng ký nộp thuế theo
phương pháp khấu trừ tại địa phương nơi SX, khi điều chuyển bán thành phẩm hoặc
thành phẩm, kể cả xuất cho trụ sở chính phải sử dụng hoá đơn GTGT làm căn cứ kê
khai, nộp thuế tại địa phương nơi SX.
Nếu cơ sở SX trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán thì NNT thực hiện
khai thuế tại trụ sở chính và nộp thuế cho các địa phương nơi có cơ sở SX trực
thuộc. NNT phải lập và gửi Bảng phân bổ thuế GTGT cho địa phương nơi đóng trụ
sở chính và cho các địa phương nơi có cơ sở SX trực thuộc không thực hiện hạch
toán kế toán theo mẫu quy định cùng với hồ sơ khai thuế tới cơ quan thuế quản lý
trực tiếp, đồng thời gửi một bản Bảng phân bổ thuế GTGT nêu trên tới các cơ quan
thuế quản lý trực tiếp cơ sở SX trực thuộc.
+ Trường hợp NNT có hoạt động KD xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai mà
không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác nơi NNT có trụ sở
chính (gọi là kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh) thì NNT
phải nộp hồ sơ khai thuế cho Chi cục Thuế quản lý tại địa phương có hoạt động xây
dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai đó.
+ Trường hợp NNT có công trình xây dựng, lắp đặt ngoại tỉnh liên quan tới
nhiều địa phương như: xây dựng đường giao thông, đường dây tải điện, đường ống
dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí v.v., không xác định được doanh thu của công trình ở
từng địa phương cấp huyện thì NNT khai thuế GTGT của doanh thu xây dựng, lắp
đặt ngoại tỉnh chung với hồ sơ khai thuế GTGT tại trụ sở chính.
Các trường hợp khai thuế khác: Khai quyết toán thuế năm đối với thuế GTGT
tính theo phương pháp trực tiếp trên GTGT; khai thuế GTGT tạm tính theo từng lần
phát sinh đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vảng lai ngoại tỉnh; khai
thuế GTGT theo từng lần phát sinh đối với thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
trên doanh thu của người kinh doanh không thường xuyên.
- Nộp thuế GTGT
Nơi nộp thuế: NNT kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi SXKD.
Trường hợp NNT kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có cơ sở SX
phụ thuộc đóng ở địa phương cấp tỉnh khác nơi NNT có trụ sở chính thì nộp thuế
GTGT ở địa phương nơi có cơ sở SX và địa phương nơi có trụ sở chính.